Cultural Sounds: The Spirit of Vietnam CA TRÙ SINGING
HÁT CA TRÙ Published by Vietnamese Institute for Musicology In Collaboration with International Information and Networking Centre for Intangible Cultural Heritage in the Asia-Pacific Region under the Auspices of UNESCO (ICHCAP) Supported by Cultural Heritage Administration of Korea Design by Design Nanum C 2015 VIM C 2015 ICHCAP Ca trù còn có nhiều tên gọi khác nhau như hát ả đào, hát cửa đình, hát nhà tơ, hát nhà trò, hát cô đầu Căn cứ bộ sử Đại Việt sử kí toàn thư, thì Ca trù ra đời từ thời nhà Lý (1010-1025) thế kỷ thứ XI với tên gọi hát Ả đào. Tới thời Lê (1428-1527) nghệ thuật hát Ả đào phát triển rực rỡ. Nhiều cuộc thi hát Ả đào được tổ chức ở các đinh làng. Vào thời này, quan viên tới cầm chầu nghe hát, thường ném thẻ thướng tiền cho các đào nương hát hay múa khéo. Thẻ đó gọi là trù. Dần dà lối nghe ca thướng thẻ gọi là Ca Trù. Tên gọi này được tìm thấy trong bài thơ Nghĩ hộ tám giáp làm giải thưởng cho cô đào hát của Lê Đức Mao viết khoảng năm 1500. Kể từ thuở ban đầu hình thành, Ca trù đã trải qua một quá trình lúc thịnh, lúc suy. Vào tháng 10 năm 2009, Hát Ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Ca trù là một thể loại ca múa nhạc cổ truyền phổ biến của người Kinh ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Thành phần cốt lõi của một ban nhạc Ca trù bao gồm một kép gảy đàn đáy - một nhạc khí duy nhất chỉ sử dụng để đệm cho hát Ca trù, một đào nương vừa hát vừa gõ phách và một quan viên cầm chầu. Môi trường trình diễn Ca trù khá phong phú. Thuở ban đầu, Ca trù được sinh ra để phục vụ cho mục đích hát thờ. Từ môi trường thờ với các hình thức hát thờ ở cửa đình, hát cúng tổ tiên, hát Ca trù đã dần chuyển sang môi trường thính phòng (còn gọi là Ca trù hát chơi mang tính chất giải trí) với các hình thức hát ở dinh thự, tư gia, ca quán. Ngoài hai môi trường hát chính này, Ca trù còn được đưa vào trong môi trường nghi thức với hình thức hát ở cung vua và công thự của các quan. Ngày nay, Ca trù còn được đưa lên trình diễn trên sân khấu ca nhạc truyền thống. Ở mỗi một môi trường trình diễn khác nhau, Ca trù có những biến đổi trong một số khía cạnh như hệ bài bản, tính chất âm nhạc, phong thái trình diễn,v.v... Đĩa CD Hát Ca trù xin trân trọng giới thiệu một số thể cách được trình diễn trong môi trường hát thờ và môi trường thính phòng (hát chơi). Đây là những tư liệu được thu thanh vào những năm 1970 (tiết mục số 5, 6, 7), 1982 (tiết mục số 1, 4) và 1997 (tiết mục số 2, 3), do 3 nghệ nhân nổi tiếng nhất trong giới Ca trù thực hiện. - 3 -
1. Hát lót cửa đình Biểu diễn: Đào nương Đinh Thị Bản Kép đàn Đinh Khắc Ban Thời gian sưu tầm và thu thanh: 1982 Đây là điệu hát dùng trong lối hát thờ ở cửa đình. Hát lót cửa đình có thể sử dụng nhiều thể thơ và lời thơ khác nhau. Âm nhạc trong thể hát này bao gồm lối đọc cách điệu, ngâm thơ và hát. Sinh con trai cho đi học chữ Nữa một mai chiếm bảng đăng khoa Cho bõ công bác mẹ sinh ra Nhớ đến chữ cù lao, tri đức Trước nữa là làm nên công danh khoa mục Sau nữa là nối giống thi thư Chiếm vi quan, đạt vi sư Có biết đạo thánh nhân thời mấy khá. Khoa mục triều đình mở rộng thay Khuyên con cố chí học cho hay Cơm ngày ba bữa nhờ cha kiếm Áo mặc bốn mùa có mẹ may Cờ bạc xa quay thời lánh mặt Bút nghiên đèn sách chớ rời tay Một mai chiếm bảng khôi nguyên Hà! Báo hiếu mẹ cha, trả nghĩa thầy Vào khoa thi đỗ đầu thiên hạ Ra thi tài, điểm trúng nhân danh Bảng treo trên gác rành rành. 2. Bắc phản Biểu diễn: Đào nương Phạm Thị Mùi và nhóm nhạc Thời gian sưu tầm và thu thanh: 1997 Bắc phản là điệu hát thường mở đầu cho một chầu hát trong không gian Hát chơi hoặc ca quán. Lời ca của Bắc phản là những bài thơ làm theo thể thơ lục bát, cứ 6 câu thơ (3 cặp lục bát) là một bài. Bốn câu thơ đầu hát ở giọng Nam, tiết tấu khoan thai; hai câu thơ cuối hát dựng lên một cung ở giọng Bắc, tiết tấu nhanh rồi chuyển về giọng Nam trở lại tiết tấu khoan thai, kết bài. Mặc dù có chuyển giọng, chuyển tiết tấu, nhưng nhìn chung giai điệu của Bắc phản bình ổn và nhẹ nhàng. Mừng thầm chốn ấy chữ này Ba sinh âu hẳn duyên trời chi đây? Vì đâu một cánh bèo mây Làm cho bể ái khi đầy khi vơi Cầu trời rộng hồ ta thả Họa may cá nước chim giời nên chăng 3. Gửi thư Biểu diễn: Đào nương Phạm Thị Mùi và nhóm nhạc Thời gian sưu tầm và thu thanh: 1997 Đây là một trong những điệu hát trữ tình nhất của nghệ thuật Ca trù với nội dung nhắn gửi tình nghĩa thiết tha. Lời ca thường là câu thơ 7-8 chữ, đôi khi xen lẫn những câu thơ lục bát với nội dung ai oán, thiết tha. Giai điệu bài ca trong trẻo, êm đềm. Nỗi yên ái thư tình đã vậy Chữ Châu khê tưởng gương lạnh xiết bao Sông Ngân Hà đòi lớp tương giao Cầu Ô bắc gập ghềnh tiêu thấp Vào vườn cảnh thấy huê liền hái Hỏi kìa ai hái cả huê xanh Thấy huê thơm đã trót vin cành Dầu sơ suất muôn xin người chuẩn thứ Lắng cung niềm cảnh sầu ngao ngán Bỗng bây giờ gặp bạn cố tri Nghĩ mình xem nên tỏ vẻ vang gì Làm cho khách cố tri mà chờ đợi Bút huê thảo tình thư một bức Tâm sự này vằng vặc bóng giăng soi Chữ nhân duyên đem lại bởi giời Duyên kỳ ngộ thề non mà mấy nước Khi dạ nọ đinh ninh từ trước Giục long này tiêu quản khách quan sang Một châu quyên mấy dải Ngân Hà Ấy dâu để phượng loan làm bạn Khách tri âm mấy người viễn nhạn Chữ chung tình xin ai chớ quên ai Gửi thư về nhắn cá chớ đơn sai Lòng mây nước chớ nghe ai mà chểnh mảng Tới tuyết giăng thu là vẻ rạng Bắc cầu Ô lần lữa qua sông Ngân Cho bõ công then khóa buồng xuân Rủ hẹn súy mấy lần chờ đợi 4. Đò đưa (Bài Lỡ bước sang ngang ) Thơ: Nguyễn Bính Biểu diễn: Đào nương Đinh Thị Bản Kép đàn Đinh Khắc Ban Thời gian sưu tầm và thu thanh: 1982 Đò đưa là một trong ít những làn điệu dân ca được du nhập vào thể loại Ca trù và đã được Ca trù hóa, trở thành một trong những thể cách dùng trong lối hát Ca trù hát chơi. Theo cố nghệ nhân Ca trù Đinh Thị Bản kể lại: Đây là điệu hát thời thượng mà các đào nương thường hát khi các quan viên đi chơi thuyền trên Hồ Tây của Hà Nội thuở xưa. Thôi thì thôi thế là đành Sang ngang lỡ bước riêng mình chị sao Tuổi son nhạt thắm phai đào Đầy thuyền hận có biết bao nhiêu người Em đừng khóc nữa em ơi Dẫu sao thì sự đã rồi nghe em Một đi bảy nổi ba chìm Trăm cay ngàn đắng con tim héo dần Dù em thương chị mười phần 5. Ngâm vọng Biểu diễn: NSND Quách Thị Hồ 1 Kép đàn Phó Đình Kì Thời gian sưu tầm và thu thanh: 1970 1. NSND Quách Thị Hồ hát là NHÂN (People artist Quách Thị Hồ sang NHÂN) - 4 - - 5 -
Ngâm vọng là một bài hát cổ của Ca trù. Tương truyền bài này có từ đời Lê. Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc nội dung bài ca. Có sách cho rằng đây là câu chuyện kể về vua Lê Thánh Tông khi ông đi du ngoạn ở trên hồ. Trong lúc thưởng ngoạn, vua gặp nàng mỹ nữ và rước về làm cung phi. Nàng ngồi trong kiệu nhưng trên đường đi nàng bỗng dưng biến mất. Lúc hỏi ra, vua Lê mới biết đó là Tiên nữ. Nhớ nàng, vua cho lập một đền thờ. Sách khác lại viết: lời ca của bài Ngâm vọng chính là nói lên những tâm tư, ước vọng của các mỹ nhân trong cung. Những ước mơ ấy là những câu văn vụn vặt, rời rạc được ghép lại nên bài ca không có một nội dung thống nhất. Âm nhạc của bài Ngâm vọng mang tính chất ngân nga, mở đầu giọng thấp sau giọng hát lên cao dần. Xa trông vừng nguyệt cung Hằng Một mình thơ thẩn thung thăng ra vào Nguyệt mờ tuyết điểm hơi may Chập chờn xa những dan tay chúc mừng Chày Thiên lăng cung Vân Đình Tưởng tránh Miêng Lăng Chờ đêm thinh vắng tụng tang mái ngoài Sóng sánh dồn mặt nước long lanh Chập chờn lá thắm lênh đênh giữa dòng. Tài tình gặp long vân hội cả Lượng ba thu nhang hỏa bén duyên Tầm một tiếng trăng vừa nhô mọc Tay lựa theo dâng khúc Trương Lương Một con thuyền dù dọc dù ngang Khi chơi Bích Thủy khi sang sông Tần Cây ngô đồng sương mai lác đác Nhạn bay về hành lạc thếp thâu. 6. Ngâm thơ (Bài Cảm thu tiễn thu) Thơ: Tản Đà Biểu diễn: NSND Quách Thị Hồ Kép đàn Đinh Khắc Ban Thời gian sưu tầm và thu thanh: 1970 Ngâm thơ là một trong những thể cách được các quan viên ưa chuộng. Đây là một thể cách khó, lời ca thường rất dài, đòi hỏi tài năng của người đào nương làm sao khi đọc luôn phải duy trì được cảm xúc, mang lại hào hứng cho cả người đọc lẫn người nghe từ đầu đến cuối bài. Từ vào thu đến nay Gió thu hiu hắt Sương thu lạnh Giăng (Trăng) thu bạch Khói thu xây thành Lá thu rơi rụng đầu ghềnh Sông thu đưa lá bao ngành biệt ly Nhạn về én lại bay đi, Đêm thì vượn hót ngày thì ve ngâm. Lá sen tàn tạ trong đầm, Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa. Sắc đâu nhuộm ố quan hà 2 Cỏ vàng cây đỏ, bóng tà tà dương Nào người cố lý tha hương Cảm thu ai có tư lường 3 hỡi ai? 2. Quan hà: cửa ải và sông (the river mouth) Bảy thước thân nam tử Bốn bể chí tang bồng Đường mây chưa bổng cánh bồng Tiêu ma tuế nguyệt 4 ngại ngùng tu mi 5 Sinh trưởng nơi khuê các 6 Khuya sớm phận nữ nhi. Song the ngày tháng thoi đi, Vương tơ ngắm nhện nhỡ thì thương hoa? Tha phương khách thổ 7 Hải giác thiên nha 8 Ruột tằm héo, tóc sương pha Gốc phần 9 trạnh tưởng quê nhà đòi cơn? Cù lao báo đức Sinh dưỡng đền ơn Kinh sương nghĩ nỗi niềm đơn Giàu sang bất nghĩa mà hơn nghèo hèn? Tóc xanh mây cuốn Má đỏ hoa ghen, Làng chơi duyên đã hết duyên Khúc sông trăng dãi con thuyền chơi vơi? 3. Tư lường: tính toán riêng (Tư lường: calculation for oneself) 4. Tuế nguyệt: năm tháng (Tuế nguyệt: the date) 5. Tu mi: mày râu (the men) 6. Khuê các: lầu gác, nơi ở của những người quý phái (the palace of wealthy people) 7. Khách thổ: đất khách quê người (strange land) 8. Hải giác thiên nha: góc bể chân trời (to the end of the world) 9. Gốc phần: chỉ quê hương (fatherland) Dọc ngang trời rộng, Vùng vẫy bể khơi, Đội trời đạp đất ở đời, Sa cơ thất thế quê người chiếc thân? Kê vàng tỉnh mộng 10 Tóc bạc thương thân Vèo trông lá rụng đầy sân Công danh phù thế có ngần ấy thôi? Thôi nghĩ cho Thu tự trời Cảm tự người Người đời ai cảm ta không biết Ta cảm thay ai viết mầy nhời Thôi thời: Cùng thu tạm biệt Thu hãy tạm lui Chỉ để khách đa tình đa cảm Một mình thay cảm những ai ai 10. Tích cũ Trung Hoa: có người học trò họ Lư đến ngủ trọ ở một cái quán đúng lúc chủ quán đang nấu nồi kê. Anh ta than nghèo. Có người đạo sĩ nghe biết liền cho anh ta một cái gối bảo gối đầu lên mà ngủ. Anh ngủ và mơ thấy mình giàu sang phú quý, vợ đẹp con khôn. Tỉnh dậy biết mình vừa nằm mơ lúc đó người chủ quán nấu nồi kê vẫn chưa chín. (A student, called Lư, lived in a motel for one night. At that time, the motel owner was cooking millet. He complained about his poverty. A Taoist hermit heard his story, presented him with a pillow, and asked him to use it during his sleep. He slept and dreamed that he became wealthy, got married with a beautiful wife, and had intelligent children. When he woke up, he knew that he had just dreamed and millet had not been cooked yet.) - 6 - - 7 -
7. Tỳ bà hành Biểu diễn: NSND Quách Thị Hồ Kép đàn Đinh Khắc Ban Thời gian sưu tầm và thu thanh: 1970 Tỳ bà hành là một trong những tuyệt tác của nghệ thuật Ca trù. Lời ca bài Tỳ bà hành được tác giả Phan Huy Vịnh dịch từ bản thơ gốc của Bạch Cư Dị - một nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng sống ở đời Đường. Âm nhạc của Tỳ bà hành xuất hiện đủ 5 cung (Nam, Bắc, Huỳnh, Pha, Nao), lúc khoan, lúc nhặt được lồng ghép một cách tinh tế tạo nên những xúc cảm lay động người nghe. Thông thường để hát trọn vẹn một bài Tỳ bà hành thường mất ít nhất 30 phút nên hiếm khi các đào nương hát từ đầu đến cuối bài. Bài Tỳ bà hành giới thiệu sau đây được hát bắt đầu từ nửa cuối của bài thơ. Học đàn từ thuở mười ba Giáo phường đệ nhất sổ đà ghi tên Gã Thiện Tài sợ phen dùng khúc Ả Thu Nương ghen lúc điểm tô Ngũ Lăng bọn trẻ ganh đua Biết bao the thắm chuốc mua tiếng đàn Vành lược bạc gãy tan nhịp gõ Bức quần hồng hoe ố rượu rơi Năm năm lần lữa vui cười Mải giăng hoa chẳng đoái hoài xuân thu Buồn em trẩy, lại lo dì thác Lầm hôm mai đổi khác hình dong Cửa ngoài xe ngựa vắng không Thân già mới kết bạn cùng khách thương Khách trọng lợi khinh đường ly cách Mải buôn chè sớm tếch nguồn khơi Thuyền không đậu bến mặc ai Quanh thuyền trăng dõi nước trôi lạnh lùng Đêm khuya sực nhớ vòng tuổi trẻ Lệ trong mơ hoen vẻ phấn son Nghe đàn ta đã chạnh buồn Lại rầu them nỗi nỉ non mấy lời Cùng một lứa bên trời lận đận Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau Từ xa kinh khuyết bấy lâu Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai Chốn cùng tịch lấy ai vui thích Tai chẳng nghe đàn địch cả năm Sông Bồn gần chốn cát lầm Lau vàng, trúc cỗi âm thầm quanh hiên Tiếng chi đó nghe liền sớm tối Quốc kêu sầu vượn nói nỉ non Hoa xuân nở, nguyệt thu tròn Một mình tay chuốc chén son ngập ngừng Há chẳng có ca rừng địch nội Giọng líu lo buồn nỗi khó nghe Tỳ bà tiếng dạo canh khuya Dường như tiên nhạc gần kề bên tai Hãy ngồi lại đàn chơi khúc nữa Sẽ vì nàng soạn sửa bài ca Tần ngần dường cảm ý ta Rén ngồi lựa phím đàn đà kíp dây Nghe não nuột khác tay đàn trước Khắp tiệc hoa tuôn nước lệ rơi Lệ ai chan chứa hơn người Giang châu Tư Mã đượm mùi áo xanh Ca trù singing has other names such as hát ả đào, hát cửa đình, hát nhà tơ, hát nhà trò, or hát cô đầu. According to Đại Việt sử ký toàn thư (The Complete Book on the History of Đại Việt), Ca trù appeared in the Lý dynasty (1010-1025) under the name Ả đào singing. Many Ả đào singing contests were held in the village communal houses. In that time, village notables often played the praised drum while enjoying the performers singing and threw reward cards to the singers who performed well. That card was call trù. Gradually, the way of rewarding the singers with cards became known as Ca trù. This name is found in the poem namely Nghĩ hộ tám giáp làm giải thưởng cho cô đào hát ( On Behalf of People from Eight Hamlets to Write the Rewarding Rule for Awarded Singers ) of Lê Đức Mao in 1500. Ca trù is a popular genre of traditional singing and dancing of the Kinh people in the northern and the central Vietnam. The key members of a Ca trù band include one đàn đáy (threestringed lute instrumentalist) (the đàn đáy is the only musical instrument for accompanying Ca trù), one singer who both CA TRÙ SINGING sings and plays the phách clappers, and one praise drummer (known as quan viên cầm chầu) player. Ca trù can be performed in a wide variety of places. Ca trù was born to serve as worship singing. From serving as worship at the village communal houses and ancestor worship, Ca trù has changed into singing for entertainment at private houses, restaurants, or cabarets. In addition to these main performance environments, Ca trù was performed at the royal palace and the palaces of mandarins. At present, Ca trù is sung as traditional music. In each performance environment, Ca trù has some changes in terms of the repertoire, musical nature, or performance styles. The CD Ca trù singing (Hát Ca trù) introduces some songs that which were performed for worship and for entertainment. They were recorded in 1970 (tracks 5, 6, and 7), in 1982 (tracks 1 and 4), and in 1997 (tracks 2 and 3) and performed by the three most famous Ca trù folk artists. - 8 - - 9 -
1. Hát lót cửa đình (singing at the village communal house) Performers: Singer Đinh Thị Bản and the musical ensemble Time of audio-recording: 1982 This song was performed as worship singing at the village s communal house. Hát lót cửa đình could be composed in many styles of poetry and have different lyrics. Music includes a stylized way of reading, recitation, and singing. 2. Bắc phản Performers: Singer Phạm Thị Mùi and the musical ensembe Time of audio-recording: 1997 Bắc phản is often played to start a singing session in the environment of Hát chơi (singing for entertainment) and ca quán (singing in the cabaret). The lyrics of the Bắc phản are poems in six-eight-word distich meter. Every six verses of six-eightword distich meter forms a poem. The first four verses are sung in a Nam tone at a delibrate rhythm; the two last verses are sung in a Bắc tone at a quick tempo that later changes back into a Nam tone with the delibrate tempo. Although Bắc phản song modulates and changes rhythm, its melody is basically stable and pianissimo. 3. Gửi thư (Sending a letter) Performers: Singer Phạm Thị Mùi and the musical ensemble Time of audio-recording: 1997 This is one of the most lyrical songs with the lyrics sending moving messages. Its lyrics are often poetic sentences with seven or eight words. They are sometimes the six-eight-word verses with the plaintive content. Its tune is clear and calm. 4. Đò đưa (on boat) Name of the song: Lỡ Bước Sang Ngang (Getting married with a wrong man) (the poem of Nguyễn Bính) Performers: Singer Đinh Thị Bản Instrumentalist: Đinh Khắc Ban Time of audio-recording: 1982 Đò đưa is one of a few folk songs that was influenced by Ca trù and then became a Ca trù song for entertainment. A late Ca trù folk artist, Đinh Thị Bản, said: This is a favourite song, sung when mandarins were on a boat on Hồ Tây Lake in Hanoi in the past. 5. Ngâm vọng Performers: People s artist Quách Thị Hồ Instrumentalist: Phó Đình Kỳ Time of audio-recording: 1970 Ngâm vọng is an old song of Ca trù. According to legend, it appeared in the Lê dynasty. There are many explanations about the origin of its lyrics. According to some books, it tells the story of a lake excursion by King Lê Thánh Tông. On his excursion, he met a beautiful woman and wanted to marry her. She suddenly disappeared when she was in a palanquin on the way to the royal palace. After that, the king knew that she was a fairy. Missing her, the king had a temple built. According to other books, the lyrics of Ngâm vọng were the confidence and the wish of beautiful women in the imperial palace. Those wishes were expressed through incoherent sentences; thus, the lyrics do not have a unified content. This song opens with a low singing voice and then a high singing voice gradually comes in. 6. Ngâm thơ (reciting a poem) Name of the song: Cảm thu tiễn thu (saying goodbye with the autumn) (the poem of Tản Đà) Performers: People s artist Quách Thị Hồ Instrumentalist: Đinh Khắc Ban Time of audio-recording: 1970 reciting the poem and to bring excitement to the singer and audiences from the beginning to the end of this song. 7. Tỳ bà hành Performers: People s artist Quách Thị Hồ Instrumentalist: Đinh Khắc Ban Time of audio-recording: 1970 Tỳ bà hành is one of the masterpieces of Ca trù art. Its lyrics are translated by Phan Huy Vịnh from a poem of Bạch Cư Dị, a famous Chinese poet in the Tang dynasty. The Tỳ bà hành song includes five cung (musical modes), consisting of Nam, Bắc, Huỳnh, Pha, and Nao. It was subtly slow and fast now and then, creating emotion, moving people s hearts. The Tỳ bà hành song is long and it takes at least thirty minutes to sing the whole song, so the singer rarely sings from the beginning to the end. The Tỳ bà hành song in this CD was sung from the second half of the poem. Ngâm thơ was loved by mandarins. It is a difficult song; its lyrics are long; and it requires the singer to keep emotion in - 10 - - 11 -
까쭈가창 1. 핫롯끄아딘 (Hát lót cửa đình; 마을공동체에서노래하기 ) 연행자 : 딘틴반 (Đinh Thị Bản) 가창과음악합주녹음연도 : 1982 도 3. 그이트 (Gửi thư; 편지보내기 ) 연행자 : 팜티무이 (Phạm Thị Mùi) 가창과음악합주 녹음연도 : 1997 년 이노래는마을공동체에서숭배의식을위한노래로연행됐다. 핫롯끄아딘 (Hát lót cửa đình) 은다양한형식의시와노랫말로작사및작곡할수있다. 음악은읽기, 암송하기, 노래하기등방식을포함한다. 그이트 (Gửi thư) 는감동어린편지를보내는가사를담고있는서정시짙은노래다. 가사는대개 7~8개단어로이뤄진시구로되어있다. 가사는때때로애처로운내용을담고있는 6~8개단어의절로이뤄져있다. 음률은맑고잔잔하다. 까쭈 (Ca trù) 가창은핫아다오 (hát ả đào), 핫끄아딘 (hát cửa đình), 핫나또 (hát nhà tơ), 핫나쪼 (hát nhà trò), 핫꼬더우 (hát cô đầu) 등다른이름으로도불린다. 다이비엣역사서 (Đại Việt sử ký toàn thư) 에따르면아다오노래 (Ả đào singing) 이라는이름으로리왕조 (Lý dynasty (1010-1025)) 시기에카쭈가나온다. 다수의아다오노래경연대회가마을회관에서개최되었다. 당시마을에서는노래와함께북을치고, 노래를잘하는가창자들에게카드를던져칭찬했다. 이때던지는카드를쭈 (trù) 라고부른다. 점차적으로이런식으로카드로가창자를북돋는방식이까쭈 (Ca trù) 로알려졌다. 까쭈라는이름은레둑마오의시 Nghĩ hộ tám giáp làm giải thưởng cho cô đào hát (8 개마을사람들을대표하여우수한가창자를치하하는방법 ) 에서발견된다. 까쭈는베트남북부및중부지역에거주하는낀족 (Kinh) 의전통춤및노래의한종류다. 까쭈악단은 3 현류트인단다이 (đàn đáy) 연주자 1 명 ( 단다이는까쭈에서반주를담당하는유일한악기다 ), 노래와연주를함께하는가창 자 1 명, 꽌비안껌쩌우 (quan viên cầm chầu) 로알려진고수 1 명으로구성된다. 까쭈는다양한장소에서연행된다. 까쭈는원래숭배를위한노래였다. 마을공동체에서숭배를위한노래로불리다가일반가정, 레스토랑, 카바레등에서여흥을위해부르는노래로변화했다. 까쭈는이러한주요연행장소이외에왕궁이나고위관료의저택에서도불렸다. 오늘날에는전통음악으로무대에서연행된다. 연행환경에따라서까쭈는곡, 음악성, 연행형태등이바뀐다. 이 CD 에서는숭배및여흥을위해연행된곡가운데일부를소개한다. 수록된곡들은 1970 년 ( 트랙 5, 6, 7), 1982 년 ( 트랙 1, 4), 1997 년 ( 트랙 2, 3) 에가장유명한까쭈연행자 3 명이연행한것을녹음한것이다. 2. 박판 (Bắc phản) 연행자 : 팜티무이 (Phạm Thị Mùi) 가창과음악합주녹음연도 : 1997 년 박판 (Bắc phản) 은종종핫쪼이 (Hát chơi; 여흥을위한노래부르 기 ) 와까꽌 (ca quán; 카바레에서노래부르기 ) 을연행할때노래 부르기를시작하기위해연주된다. 가사는 6-8 운율시로이뤄 져있다. 6-8 운율로된 6 행마다하나의시를이룬다. 먼저나오 는네운율은남 (Nam) 톤으로연주하고, 나머지두운율은빠른 박자에서박 (Bắc) 톤으로연주하다가다시남톤으로느려진다. 박판노래가변주가있고리듬에변화가있지만멜로디는안정 돼있고매우여리다. 4. 도드아 (Đò đưa; 배위에서 ) 곡명 : 러브억상응앙 (Lỡ Bước Sang Ngang; 엉뚱한남성과결혼하기 )- 응우옌빈 (Nguyễn Bính) 의시연행자 : 딘티반 (Đinh Thị Bản) 악기연주 : 딘칵반 (Đinh Khắc Ban) 녹음연도 : 1982 년 도드아 (Đò đưa) 는까쭈의영향을받았다가나중에여흥을위 한까쭈노래로변한, 흔치않은민속노래의하나다. 고인이된 까쭈연행자딘티반 (Đinh Thị Bản) 은 예전에하노이호떠이호 수 (Hồ Tây) 에서고위관료들이배를탈때가창자가부른이곡 은내가가장좋아하는노래다 라고말했다. - 12 - - 13 -
5. 응엄봉 (Ngâm vọng) 연행자 : 국민예인꽉티호 (Quách Thị Hồ) 악기연주 : 포딘키 (Phó Đình Kỳ) 녹음연도 : 1970 년 응엄봉 (Ngâm vọng) 은까쭈의옛노래다. 전해오는말에따르면 응엄봉은레 (Lê) 왕조때나타났다. 응엄봉가사의유래에관 한해설은상당히많다. 레타인똔 (Lê Thánh Tông) 왕이호수로놀 러나간이야기를가사로만들었다고말하는책도있다. 여기서 왕은아름다운여인을만나고그녀와결혼하고자한다. 하지만 그여인은왕궁으로돌아오는가마에서갑자기사라진다. 그이 후왕은그여인이요정이라는사실을깨닫는다. 왕은사라진여 인을그리워하며절을지었다. 다른책에서는응엄봉의가사가왕궁에있는아름다운여인들 의비밀과소망을이야기한다고한다. 이들소망은앞뒤가맞지 않기때문에가사내용은일관성이없다. 이노래는낮은음으로시작해서점점높은음으로전개된다. 7. 띠바하인 (Tỳ bà hành) 연행자 : 국민예인꽉티호 (Quách Thị Hồ) 악기연주 : 딘칵반 (Đinh Khắc Ban) 녹음연도 : 1970 년 띠바하인 (Tỳ bà hành) 은까쭈예술의걸작중하나다. 가사는 중국당나라의유명한시인인박끄지 (Bạch Cư Dị; 중국명바이쥐 이, 白居易 ; 한국명백거이 ) 의시를판부이빈 (Phan Huy Vịnh) 이 번역한것이다. 띠바하인노래는남 (Nam), 박 (Bắc), 휸 (Huỳnh), 파 (Pha), 나오 (Nao) 등 5 개꿍 (cung; 음계 ) 을포함한다. 이노래 는수시로은근하게느려졌다빨라졌다하면서심정을자극시 킨다. 띠바하인노래는전체가안돼도 30 분이걸려서가창자 가끝까지부르는경우가드물정도다. 이 CD 에수록된띠바하 인노래는전체시의뒷부분절반을부른것이다. Contributors Co-Production Directors / Chịu trách nhiệm xuất bản Nguyễn Bình Định, Kwon Huh Editors / Biên tập Phạm Minh Hương, Nguyễn Thủy Tiên, Đặng Hoành Loan Introduction / Lời giới thiệu Nguyễn Thủy Tiên Sound editors / Chỉnh sửa âm thanh Trần Minh Đức, Trần Hải Đăng English translation / Dịch tiếng Anh Hoàng Diệu Thương Korean translation / Dịch tiếng hàn Quốc Jeongeun Park Layout / Trình bày Đinh Khánh Linh 6. 응엄터 (Ngâm thơ; 시암송 ) 곡명 : 깜투띠엔투 (Cảm thu tiễn thu; 가을작별인사 )- 딴다 (Tản Đà) 의시연행자 : 국민예인꽉티호 (Quách Thị Hồ) 악기연주 : 딘칵반 (Đinh Khắc Ban) 녹음연도 : 1970 년 응엄터 (Ngâm thơ) 는고위관료들이좋아한노래였다. 응엄터는 가사가길고가창자가처음부터끝까지시를낭송하면서관객 을흥분시킬수있는감정을유지해야하는어려운노래다. The Vietnamese Institute for Musicology would like to express our sincere thanks to the International Information and Networking Centre for Intangible Cultural Heritage in the Asia-Pacific Region under the auspices of UNESCO (ICHCAP) for its assistance in creating this CD. - 14 - - 15 -