MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phươ

Similar documents
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BẢN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu t

제 5 교시 2019 학년도대학수학능력시험문제지 1 성명 수험번호 1. 에공통으로들어갈글자는? [1 점 ] 6. 빈칸에들어갈말로옳은것은? óc Yu-na : Thưa cô, cho ạ. Cô Thu : Thứ 2 tuần sau. mắ ai 1 bao giờ hỏi e

레이아웃 1

<B1B9BEEE5FB9AEC1A6C1F65FC3D6C1BE2E687770>

Microsoft Word - L?C Ð?A T?NG B? TÁT PHÁP ÐÀN.doc

Hướng dẫn cho Cử tri NỘI DUNG HƯỚNG DẪN NÀY Hướng dẫn cho Cử tri...2 Về cuộc Tổng Tuyển cử này...3. Tổng thống và Phó Tổng thống...4. Thượng Nghị viện

Microsoft Word - AI50years3.doc

2016 년외국인고용조사표 ( 베트남어 ) (BẢNG ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI NĂM 2016) 이조사는통계법제 17 조및제 18 조에따른국가승인통계로한국에 3 개월이상거주하는외국인의취업, 실업등과같은고용현황

tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu để khảo sát các đối tượng tiếp nhận Hàn lưu tại các nước bản địa đang bộc lộ rõ nhiều điểm hạn chế. Bên cạnh đó, các ngh

Hạnh phúc quý giá của bạn Đồng hành cùng công ty TNHH chế tác (sản xuất)trang thiết bị chữa cháy Hàn Quốc. 50 năm thành lập công ty TNHH chế tác (sản

(Microsoft Word - \251\242U?C SANG THANH KINH TRUNG THU 2014)

레이아웃 1

레이아웃 1

CÁC THÀNH PHỐ THÀNH VIÊN CỦA DART Addison Carrollton Cockrell Hill Dallas Farmers Branch Garland Glenn Heights Highland Park Irving Plano Richardson R

Chương trình dành cho ai? - Học sinh - Sinh viên - Người đi làm Chúng ta học thế nào? 2

Bài học kinh nghiệm

Microsoft Word - Sogang_1A_Vietnamese_ doc

untitled

Trợ giúp cho Cử tri NỘI DUNG HƯỚNG DẪN NÀY Trợ giúp cho Cử tri...2 Điều gì Mới cho Cử tri...2. Về cuộc Tổng Tuyển cử này...3 Các Tòa án và Thẩm phán c

Microsoft Word - Sogang 1B Bai doc

집필진이강우 ( 청운대학교 ) 김주영 ( 국립호찌민대학교 ) 이정은 ( 한국외국어대학교 ) 조윤희 ( 청운대학교 ) 검토진강하나 ( 사이버한국외국어대학교 ) 선금희 ( 프리랜서 ) 윤승연 ( 한국외국어대학교 ) 이지선 ( 영남대학교 ) 이현정 ( 서울대학교 ) 최샛별

HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN

PowerPoint 프레젠테이션

việc tìm hiểu những nét đặc trưng nhất của ẩm thực cung đình Hàn Quốc và bước đầu tiếp cận nét đặc sắc trong văn hoá Hàn Quốc. Chúng tôi thực hiện bài

PowerPoint 프레젠테이션

PowerPoint 프레젠테이션

숯왕바베큐참숯왕바베큐왕바베큐왕바베큐숯왕바베큐숯왕바베큐숯왕바베큐참숯왕바베큐왕바베큐숯왕바베큐숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐숯왕바베큐숯왕바베큐참숯

<4D F736F F D20BAA3C6AEB3B2BEEE2D31B0CBC5E45FB0B3B9DFBFF85F2DC3D6C1BE32>

슬라이드 1

<4D F736F F D20C7D1B1B9C0CEC0BBC0A7C7D1BAA3C6AEB3B2BEEEB1E6C0E2C0CC32>

베트남 산업안전 관리

Học tiếng Hàn qua món ăn Địa chỉ liên lạc Trung tâm Hỗ trợ Gia đình Đa văn hóa trên toàn quốc Sil-yong-jeong-bo Thông tin thực tế Các thông tin đoàn t

베트남 산업안전 관리

chúng ta 우리들 dài 긴 đáp 답하다 chúng tôi 우리들 dám 감히 đau 아프다 chuối 바나나 danh từ 명사 đặc biệt 특히 chuột 쥐 dành 예비하다 đăng ký 등록하다 chụp hình 사진찍다 dao 칼 đắng 쓰다 c

ISSN Tạp chí thông tin cùng thực hiện với gia đình đa văn hóa 다문화가족과함께만드는정보매거진 KOREAN VIETNAMESE Vol WINTER Cover Story 마니바자르암가마씨가족

쩔짤횉횪쨔횣쨩챌-쨘짙횈짰쨀짼횊占승맡㈑올?PDF

2016 년 7 월호 pp.112~122 한국노동연구원 베트남노동법상근로자파견 International Labor Trends 국제노동동향 4 - 베트남 박재명 ( 베트남하노이법과대학교노동 사회보장법박사과정 ) 머리말 베트남은 2005년 8.4%(GDP 기준 ) 의높은

Executive Actions on Immigration: Criteria and Next Steps President Obama has announced a series of executive actions on immigration. Read more at www

HÁT CA TRÙ Published by Vietnamese Institute for Musicology In Collaboration with International Information and Networking Centre for Intangible Cultu

Khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn thì dùng 저 (tôi) a) 나예요 = Là tôi (đây) = It's me. b) 그는나보다키가크다. = Anh ấy cao hơn tôi. = He is taller than me. 6.

년 8 월 10 일 ( 월간 ) 제 65 호 Góc tin tức 시정소식 Xây dựng Bảo tàng Văn tự Thế giới Quốc gia tại Songdo, Incheon 국립세계문자박물관, 인천송도에설립 Incheon - cái nôi

수능특강 제 2 외국어 & 한문영역 베트남어 Ⅰ 집필진이강우 ( 청운대 ) 강하나 ( 건대부고 ) 윤승연 ( 한국외대 ) 이정은 ( 한국외대 ) 검토진구본석 ( 동국대 ) 박정현 ( 충남외고 ) 선금희 ( 한국외대 ) 이지선 ( 영남대 ) 이현정 ( 서울대 ) 조윤희

1

02 다문화포커스 Tiêu điểm đa văn hóa 2014 년 5 월 10 일월간제 49 호 "Là tiền bối trong cuộc sống tại Hàn Quốc, tôi giúp những người đi sau" 한국생활은내가선배, 뒤에서후배를돕는다 Độ

베트남.PS

베트남_내지

181219_HIU_Brochure_KOR_VTN_CS4_O

Chương Trình Molina Dual Options Cal MediConnect (Chương Trình Medicare-Medicaid) Danh Sách Thuốc Được Đài Thọ (Danh Mu c Thuốc) 2014 Đây là danh sách

Open My Eyes/Abre Mis Ojos/Cho Con Duoc Nhin

<4D F736F F D20BAA3C6AEB3B2C7D0BDC0B1E6C0E2C0CC5FC6EDC1FDC0FAC0DAC3D6C1BEBABB5F2E646F63>

Microsoft Word - 중급2최종보고서-베트남어

< C7D0B3E2B5B52039BFF9B8F0C6F220C7D8BCB3C1F628BAA3C6AEB3B2BEEE292E687770>

Microsoft Word - Tieng Han quoc.doc

- 목차 - 1. 베트남전자산업개관 전자제품분류및시장점유율 베트남전자산업주요업체 전자산업성장요인및장애요인 베트남과글로벌가치사슬 베트남전자산업법적환경...10 [ 첨부 1] 전자제품및부품제조업체리스트...12

영문회사명 주요항목 대표 비고 Vietnam Oil and Gas Group 원유및천연가스의추출 Nguyễn Quốc Khánh 설립년도 >50% 국가소유자본 Samsung Electronics Vietnam Co., Ltd 전자제품, 컴퓨터및광학제품제조 Y


2017 학년도대학수학능력시험 제 2 외국어 / 한문영역베트남어 I 정답및해설

International Labor Trends 개정내용 퇴직연금의변화 [ 그림 1] 사회보험료납부기간에따른퇴직연금수령률변화 3) 매년 +3% 증가 75% 여성근로자의경우 75% 45% 매월퇴직연금수령률 매년 +2% 증가


<BAA3C6AEB3B2C5F5C0DAB4BABDBA5F F C7CFB3EBC0CC292E687770>

<B0ADBFF8B5B55FB0DCBFEFC3B65FB9CEBCD3B9AEC8AD5FBFF8B7F9BFCD5FC8B0BFEB28C0E5C1A4B7E620C3D6C1BE292E687770>

상업 용어 - Thương mại

ePapyrus PDF Document

VP xanh lá full tiếng hàn

Cover Story Magazine 2015 Vol. 29 전통과 신뢰의 70년, 변화와 혁신의 미래로 DRB는 1945년 창립 이래 끊임없는 연구와 혁신의 노력으로 새로운 기술과 제품을 개발함으로써 개인에게는 안전하고 편안한 삶을, 기업에게는 안정적이고 효율적인 사

<BAA3C6AEB3B2C5F5C0DAB4BABDBA5F F C7CFB3EBC0CC292E687770>

受験生応援プレゼント メンバー全員の直筆サイン色紙 or サイン入りチェキを各1名様 マジカル パンチライン 通称マジパン 2016 年 2 月 19 日に結成した5人組のアイドル グループ ガールズファンタジー をコンセプトに魔法使い見習いのガーリーでキュートな 彼女たちから受験生を応援する魔法の

저 11 회 고대 고분 국제학술대회 고분을통해본 호남지역의 EH 외교류와 연대관 Dating and Cultural exchanges as seen th ough the tomb in Honam region 국립나주문확쩨연구소 Naju National Research

2. There is a lower layer of the heavenlies the air, where Satan as the ruler of the authority of the air is frustrating the people on earth from cont

Microsoft Word _CJ CGV_베트남_가치검토.doc

hwp

<BAA3C6AEB3B2C5F5C0DAB4BABDBA5F F E687770>

I 154

< C7D0B3E2B5B520B4EBBCF6B4C920C7D8BCB3C1F620C1A632BFDCB1B9BEEE26C7D1B9AEBFB5BFAA5FB1E2C3CA20BAA3C6AEB3B2BEEE2E687770>

배부용_★★베트남에서의 수출입통관 (2013년 6월 18일) - 개괄사항 전부(Updated 04JUN'13)[1].pptx (Read-Only)

2018 년 6 월호 pp.75~81 한국노동연구원 포괄적 점진적환태평양경제동반자협정 (CP TPP) 체결에따른 International Labor Trends 베트남노동관계전망국제노동동향 2 - 베트남 박재명 ( 베트남하노이법과대학교노동법 사회보장법박사과정 ) 머리말

Bchvvhv[vhvvhvvhchvvhvvhvvhvvhvvgvvgvv}vvvgvvhvvhvvvhvvhvvhvvvbbhvvhvvvgvvgvvhvvhvvhv}hv,.. Bchvvhv[vhvvhvvhvvhvvbbhvvhvvhvvvhvvhvvgvvgvv}vvgvvhvvvhvv

Chào mừng Quý khách trên chuyến bay của Vietnam Airlines! Với hình ảnh bông sen vàng thân quen, LotuStar là thành quả của quá trình không ngừng nâng c

H3050(aap)

< C7D0B3E2B5B52036BFF9B8F0C6F220C7D8BCB3C1F628BAA3C6AEB3B2BEEE49292E687770>

4. 알맞은어휘찾기 사전 베트남어 - 베트남어 보통네개의바퀴가있으며, 일반적으로도시에서승객을실어나르는 ( 교통 ) 수단으로사용되는대형차. 정답해설 : 그러므로빈칸 (a) 에들어갈말로알맞은것은 5 이다. 정답 5 5. 알맞은어휘찾기 이신발이누나에게나요? 텔레비전소리가약간

Chào mừng Quý khách trên chuyến bay của ietnam Airlines! ới hình ảnh bông sen vàng thân quen, LotuStar là thành quả của quá trình không ngừng nâng cao

패션 전문가 293명 대상 앙케트+전문기자단 선정 Fashionbiz CEO Managing Director Creative Director Independent Designer

2019 년 5 월호 pp.71~77 한국노동연구원 베트남차량공유서비스의현재와제 ( 諸 ) 문제 International Labor Trends 국제노동동향 4 - 베트남 박재명 ( 베트남하노이법과대학교노동법 사회보장법박사과정 ) 머리말 공유경제의확대라는전세계적인흐름속

경제 이슈분석 베트남 동남아시아 베트남의료서비스시장의성장가능성과시사점 백용훈서강대학교동아연구소 HK 연구교수 주요내용베트남에서는보건의료등복지및사회정책에대한관심이증가하고있음. 베트남의료시장및서비스체계는현재양적및질적으로개선해야할과제들이많은상황임. 베트남정부

법규정의세부개정동향 근로계약체결 < 표 1> 근로계약의형식에관한규정의개정 노동법제 16 조 ( 근로계약의형식 ) 노동법제 14 조 ( 근로계약의형식및체결권한자 ) 1. 동조제 2 항의경우를제외하고근로계약은서면으로체결되어야하며, 2 부를작성하여근로자가 1 부, 사용자가

prayercards-country-vm-ko

Tôi xin liên hệ với ông/bà Kirjoitamme về vị trí... teille được liittye quảng cáo vào ngày... 온라인에소개된광고를보고연락하는경우 Tôi xin phép liên hệ về Viittaan quản

hwp

Vietnamese Appetizers Khai vị Việt Nam 베트남식에피다이저 VND.-, Hoi An Tasting Platter (for 2 pers.) 287 (± us$12) Vietnamese pancakes, Fresh Spring Rol

2016 학년도대학수학능력시험 6 월모의평가 제 2 외국어 / 한문영역기초베트남어정답및해설

PART Rất vui được gặp cô. 만나서반갑습니다. 소개, 인사

Hàn Quốc Ngày Hangeul 10/ 9 ( 한글날 ) Bảng chữ cái tiếng Hàn gồm 40 kí tự - 21 nguyên âm ( 모음 ) - 19 phụ âm ( 자음 ) NGUYÊN ÂM BÀI 1 NGUYÊN ÂM ( 모음 ) 아 어


???춍??숏

4단어단어장_베트남어-내지p200 (휘진 조판 완료)_2차.indd

21세기학술대회\(송방송\)

2019 년 3 월 at( 한국농수산식품유통공사 ) 하노이지사 KATI 수출뉴스 베트남다이어트족을공략하라 키워드 : 다이어트식품, 보조제 2019 년 3 월 21 일 늘어나는과체중 비만인구... 몸집커지고있는베트남다이어트시장 베트남인 = 날씬하다? 이젠옛말... 베트남

346 ]= 9.,? [] 11.,? - mod. - mod. [] mod. 13.,, mod ,.. 15.? [ ] ( )

베트남소비자정책활성화지원프로젝트 대국민홍보세미나및전문가현지자문실시결과 (VCA-KCA Consulting Project for Revitalizing Vietnamese Consumer Policy) 한국소비자원

Transcription:

Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn Nguyễn Thùy Dương Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Khu vực học; Mã số: 60 31 50 Người hướng dẫn: GS. Mai Ngọc Chừ Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Thống kê và phân loại một cách có hệ thống các tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Tìm hiểu về chất liệu và ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn qua các nhóm: Nhóm chất liệu là tự nhiên; Nhóm chất liệu là thực vật; Nhóm chất liệu là động vật; Nhóm chất liệu là vật thể nhân tạo; Nhóm chất liệu là bộ phận cơ thể người. Phân tích dấu ấn văn hóa dân tộc thể hiện qua chất liệu của các tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn, có so sánh, đối chiếu với tục ngữ, thành ngữ tiếng Việt. Từ đó cho thấy những nét tương đồng và dị biệt trong phong cách tư duy, lối sinh hoạt, trong đặc trưng văn hóa giữa hai nước Hàn Quốc và Việt Nam. Keywords: Châu Á học; Thành ngữ; Tục ngữ; Tiếng Hàn Content

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU.. 1 1. Lí do chọn đề tài... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu.. 7 6. Đóng góp của luận văn 8 7. Cấu trúc của luận văn... 8 PHẦN NỘI DUNG.. 9 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9 1.1. Tín hiệu thẩm mỹ... 9 1.1.1. Tín hiệu.. 9 1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ. 10 1.1.3. Tín hiệu thẩm mỹ.. 15 1.2. Thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn... 17 1.2.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Hàn. 17 1.2.1.1. Khái niệm tục ngữ 17 1.2.1.2. Khái niệm thành ngữ. 18 1.2.2. Nguồn gốc và tầm quan trọng của thành ngữ, tục ngữ... 19 1.2.2.1. Nguồn gốc của thành ngữ, tục ngữ. 19 1.2.2.2. Tầm quan trọng của thành ngữ, tục ngữ. 20 1.2.3. Phân loại thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn.. 21 1.2.3.1. Phân loại tục ngữ 21 1.2.3.1.1. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa giáo huấn.. 21 1.2.3.1.2. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa ẩn dụ. 21 1.2.3.1.3. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa cấm kỵ. 22 4

1.2.3.2. Phân loại thành ngữ... 23 1.2.3.2.1. Thành ngữ truyền thống (thành ngữ thuần Hàn).. 23 1.2.3.2.2. Thành ngữ vay mượn phương Tây... 24 Tiểu kết. 24 Chương 2: CHẤT LIỆU VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC TÍN HIỆU 26 THẨM MỸ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN. 2.1. Nhóm chất liệu tự nhiên 26 2.1.1 Hình ảnh nước. 27 2.1.2. Hình ảnh lửa... 30 2.1.3. Hình ảnh đá 31 2.1.4. Hình ảnh núi.. 32 2.1.5. Hình ảnh gió.. 32 2.2. Nhóm chất liệu thực vật. 34 2.2.1. Hình ảnh đậu.. 36 2.2.2 Hình ảnh cây (cành, lá, rễ). 39 2.2.3. Hình ảnh hoa. 41 2.2.4. Hình ảnh bầu, bí. 43 2.2.5. Hình ảnh gạo (thóc, lúa, mạ) 44 2.3. Nhóm chất liệu động vật 45 2.3.1. Hình ảnh bò. 47 2.3.2. Hình ảnh ngựa. 48 2.3.3 Hình ảnh hổ, báo.. 50 2.3.4. Hình ảnh gà. 51 2.3.5. Hình ảnh chuột 53 2.4. Nhóm chất liệu vật thể nhân tạo... 54 2.4.1. Hình ảnh quần, áo, váy. 56 2.4.2. Hình ảnh dao. 57 5

2.4.3. Hình ảnh cửa, cổng... 58 2.4.4. Hình ảnh bát, đĩa... 59 2.4.5. Hình ảnh cái kim... 60 2.5. Nhóm chất liệu bộ phận cơ thể người 61 2.5.1. Bộ phận mắt... 62 2.5.2. Bộ phận chân. 65 2.5.3. Bộ phận tay 67 2.5.4. Bộ phận miệng... 69 2.5.5. Bộ phận lòng, bụng, dạ.. 70 Tiểu kết 71 Chương 3: DẤU ẤN VĂN HÓA DÂN TỘC THỂ HIỆN QUA 74 CHẤT LIỆU CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN (CÓ LIÊN HỆ, SO SÁNH VỚI THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG VIỆT)... 3.1. Nhóm chất liệu tự nhiên 75 3.2. Nhóm chất liệu thực vật 80 3.3. Nhóm chất liệu động vật 84 3.4. Nhóm chất liệu vật thể nhân tạo 92 3.5. Nhóm chất liệu bộ phận cơ thể người 96 Tiểu kết. 101 PHẦN KẾT LUẬN.. 105 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 6

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Thành ngữ, tục ngữ là biểu hiện đặc trưng trong ngôn ngữ của mỗi một đất nước, do đó người học ngoại ngữ muốn đạt đến năng lực ngôn ngữ gần như người bản ngữ thì việc hiểu và sử dụng thành ngữ là một bộ phận không thể bỏ qua. Thành ngữ, tục ngữ ra đời từ rất sớm. Nó là sản phẩm của tư duy, là công cụ diễn đạt những tri thức, kinh nghiệm quý báu, những triết lý nhân sinh vừa sâu sắc, thâm thúy, vừa không kém phần nghệ thuật, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó, hiểu về thành ngữ và tục ngữ chính là con đường ngắn nhất để những người học ngoại ngữ hiểu về văn hóa xã hội của một đất nước và dễ dàng tìm cách hòa nhập với xã hội đó. 1.2. Trong mấy năm gần đây, số lượng người Việt Nam học tiếng Hàn ngày càng tăng, do đó mối quan tâm về Hàn Quốc cũng ngày càng tăng mạnh. Mặt khác, Hàn Quốc cũng là một đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, đồng thời Hàn Quốc là một quốc gia trọng tâm với những gia đình đa văn hóa đang tiến tới năm 2014 sẽ lựa chọn tiếng Việt là ngoại ngữ hai trong kỳ thi vào đại học. Những điều đó cho thấy quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày càng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực và điều đó dẫn đến mối quan tâm, tìm hiểu về ngôn ngữ và văn hóa giữa hai dân tộc cũng không ngừng tăng lên. Mà khi học một ngoại ngữ nào đó, việc tìm hiểu về mảng thành ngữ, tục ngữ trong ngôn ngữ đó là điều hết sức cần thiết. 1.3. Từ lâu, thành ngữ, tục ngữ đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau và góc độ nào cũng đem đến những điều thú vị. Thế nhưng theo chúng tôi, việc tìm hiểu các loại hình ảnh, các chất liệu làm nên thành ngữ, tục ngữ; tìm hiểu về ý nghĩa biểu trưng, về tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ, đặc biệt là trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn đòi hỏi phải có những công trình nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn từ phía những người học và nghiên cứu chuyên sâu về Hàn Quốc và Hàn Quốc học. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu về tín hiệu thẩm mỹ Thuật ngữ tín hiệu thẩm mỹ (hay ký hiệu thẩm mỹ) ra đời gắn với khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mỹ học và nghệ thuật những năm giữa thế kỷ XX, được đưa vào sử dụng ở nước ta từ những năm 70 của thế kỷ trước qua các bản dịch công trình của Iu. A. Philipiep [12], M.B. Khrapchenkô [4], các công trình, bài viết của Hoàng Tuệ [16], Hoàng Trinh [15], Đỗ Hữu Châu [1], Nguyễn Lai [6], Trần Đình Sử [13]... Ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu về các hình thức thẩm mỹ cụ thể của văn học như: những "mẫu đề" (môtíp), những biểu tượng, biểu trưng, những ẩn dụ, hoán dụ... 2.2. Lịch sử nghiên cứu tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt Tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ cũng đã được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam bàn đến từ lâu. Ví dụ như trong phần tiểu luận quyển Tục ngữ Việt Nam của nhóm tác giả Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri; Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp của Nguyễn Thái Hòa, trong Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Thị Đào; Khảo luận về tục ngữ người Việt của Triểu Nguyên; Biểu trưng trong tục ngữ người Việt của Nguyễn Văn Nở và ở khá nhiểu bài viết của Nguyễn Đức Dân cùng các nhà nghiên cứu khác. 2.3. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn Bản thân thuật ngữ thành ngữ đã được triển khai hết sức đa dạng bởi nhiều nhà nghiên cứu. Đầu tiên là các nhà nghiên cứu như: Kim Jong Thaek (1971), Kim Sưng Hô (1981), Park Jin Su (1986), Heo Seok (1989) đã đưa ra thuật ngữ là quán ngữ. Thứ hai là Kim Min Su (1964) và Lee Thaek Hoe (1984) với thuật ngữ quán dụng ngữ ; Kim Kyu Seon (1978) với thuật ngữ quán dụng cú. Thứ ba là Kim Mun Chang (1974), Sim Jae Gi (1986), An Kyong Hoa (1986) với thuật ngữ thành ngữ. Thứ tư là Hwang Hee Yong 3

(1978) đưa ra cách gọi là những lời nói quen thuộc ; Yang Thae Sik (1984) và Yun So Hee (1986) với thuật ngữ lời nói thường xuyên sử dụng. Nghiên cứu về thành ngữ trước những năm 70 đơn thuần xuất phát từ nhận thức về những cách biểu đạt của thành ngữ và dừng lại ở những nghiên cứu mang tính phổ quát nhưng đó có thể coi như là khởi nguồn của việc tiếp cận thành ngữ mang tính học thuật. Bước vào những năm 70, nghiên cứu về thành ngữ tập trung vào phê phán nghiên cứu của Hockket và xu hướng chủ yếu thiên về phân loại thành ngữ. Kim Jong Thaek đã dịch những câu tương ứng trong thành ngữ tiếng Anh sang thành ngữ tiếng Hàn. Những học giả tiêu biểu cho thời kỳ này là Kim Jong Thaek, Kim Mun Chang, Kim Kyu Seon, Hwang Hee Yong.v.v... Tiếp đó đến những năm 1980, lý thuyết về thành ngữ dần được hoàn thiện. Một bộ phận các học giả giới thiệu lý thuyết nước ngoài vào trong nước và chủ trương nghiên cứu sâu thêm lý thuyết về thành ngữ. Vào thời kỳ này, những nghiên cứu tổng hợp về ý nghĩa của thành ngữ được tiến hành hết sức sôi nổi. Kim Min Su (1981) đã giới thiệu về nghiên cứu của Fraser (1970) trong nước. Bước vào những năm 1990, xu hướng chủ yếu là những nghiên cứu lý thuyết tổng hợp tất cả các kết quả nghiên cứu trước đây và mang tính hệ thống, tính đa diện. Những học giả tiêu biểu của thời kỳ này là Kang Uy Kyu, Kim Hyê Suk, Choe Kyong Bông, Kim Kwang Hae, Hwang Su Mi, Park Dông Kưn, Mun Kưm Hyon.v.v... Từ giữa những năm 1990 bắt đầu tiến hành những nghiên cứu về việc tái xác định lý thuyết thành ngữ. Mun Kưm Hyon (1996) trong nghiên cứu về cách biểu đạt quán dụng của tiếng quốc ngữ đã chỉ ra nếu xét về mặt từ vựng thì cần phải quan sát sự hình thành mang tính chất hệ thống của các từ vựng cấu thành; xét về mặt ý nghĩa cần phải xét đến đặc tính ngữ nghĩa cơ bản và đặc tính ngữ nghĩa thứ hai và mối tương quan giữa chúng. Về mặt ngữ dụng, ông đã xem xét phương thức biểu đạt được thực hiện trong giao tiếp và phương thức ý nghĩa, ông đã chỉ ra được phương thức thay đổi theo tình huống và sự khác nhau của người nói. Ông cũng đã khảo sát trên phương diện cú pháp và từ điển học để mở rộng phạm vi nghiên cứu. Trong thời kỳ này, từ điển quán ngữ của Park Yong Jun và Choe Kyong Bông đã được biên soạn, điều này cho thấy các thành quả nghiên cứu về thành ngữ của các nhà học giả đó. 3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Qua việc khảo sát, phân tích, tổng hợp các số liệu, mục tiêu của đề tài nhằm thống kê một cách có hệ thống, chính xác về các chất liệu của các tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn (bao gồm 05 nhóm chất liệu). Qua đó phân tích ý nghĩa của một số tín hiệu thẩm mỹ, có sự so sánh, đối chiếu với thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt để thấy được sự giống và khác nhau trong lối tư duy cũng như đặc trưng văn hóa giữa hai quốc gia. Tiến thêm một bước nữa, tôi mong rằng kết quả của bài nghiên cứu này có thể được vận dụng trong giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa sau này. Đặc biệt tôi tin là thành ngữ, tục ngữ có thể đóng vai trò quan trọng và phát huy tính tích cực trong lĩnh vực ngôn ngữ học ứng dụng. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất liệu của các tín hiệu thẩm mỹ trong 4.577 câu thành ngữ và 9.603 câu tục ngữ Hàn Quốc được đăng tải trên trang chủ của Viện ngôn ngữ Quốc gia Hàn Quốc ( www.korean.go.kr). - Các chất liệu cấu thành nên thành ngữ, tục ngữ có phạm vi rất đa dạng và phong phú. Chúng tôi sắp xếp chúng vào 5 nhóm chất liệu chính: 1. Nhóm chất liệu là tự nhiên 2. Nhóm chất liệu là thực vật 4

3. Nhóm chất liệu là động vật 4. Nhóm chất liệu là vật thể nhân tạo 5. Nhóm chất liệu là bộ phận cơ thể người Phạm vi nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi xoay quanh 5 nhóm chất liệu này. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại - Phương pháp hệ thống - Phương pháp phân tích ngữ nghĩa, ngữ cảnh - Phương pháp so sánh, đối chiếu 6.ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi dự kiến sẽ có những đóng góp sau: - Thống kê và phân loại một cách có hệ thống các tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. - Phát hiện những ý nghĩa biểu trưng mới trong cách sử dụng tín hiệu thẩm mỹ của người Hàn Quốc, có nét gì khác so với quan niệm văn hóa của người Việt Nam. Từ đó cho thấy những nét tương đồng và dị biệt trong phong cách tư duy, lối sinh hoạt, trong đặc trưng văn hóa giữa hai nước Hàn Quốc và Việt Nam. - Luận văn hoàn thành sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm đến tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc cũng như các sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn Quốc. 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài Chương 2: Chất liệu và ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn Chương 3: Dấu ấn văn hóa dân tộc thể hiện qua chất liệu của các tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tín hiệu thẩm mỹ 1.1.1. Tín hiệu Trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Đỗ Hữu Châu đã nêu ra định nghĩa về tín hiệu của Piar Guiraud : Một tín hiệu là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác. 1 Và Đỗ Hữu Châu cũng đã chỉ ra những điều kiện cần cho một sự vật (hay thuộc tính vật chất, hiện tượng) trở thành tín hiệu: 1. Nó phải được cảm nhận bằng các giác quan (phải có một hình thức cảm tính cái biểu hiện). 2. Đại diện cho cái gì đó khác với chính nó ( phải có một ý nghĩa cái được biểu hiện). 3. Nó phải được thừa nhận, lĩnh hội bởi một chủ thể. 4. Nó phải nằm trong một hệ thống nhất định. 1 Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Đỗ Hữu Châu, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1987 5

1.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ Theo Ferdinand de Saussure Tín hiệu ngôn ngữ kết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với một hình ảnh và âm thanh. 2 Nó là một thực thể tâm lý có hai mặt: cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Trong đó khái niệm được gọi là cái được biểu hiện, còn hình ảnh âm thanh được gọi là cái biểu hiện. Hai mặt đó gắn bó mật thiết trong một ý niệm, không thể có mặt này mà không có mặt kia. Trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp đã chỉ ra rằng: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, nó khác với những hệ thống vật chất khác không phải là tín hiệu, chẳng hạn, kết cấu của một cái cây, một vật thể nước, đá, kết cấu của một cơ thể sống v.v Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau: 1) Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối với hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những thuộc tính được người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó. 2) Tính hai mặt của tín hiệu. 3) Tính võ đoán của tín hiệu. 4) Giá trị khu biệt của tín hiệu. 1.1.3. Tín hiệu thẩm mỹ THTM là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ thuật. Đó là "những phương tiện nghệ thuật được tập trung theo một hệ thống tác động thẩm mỹ, được chúng ta tiếp nhận như là những tín hiệu đặc biệt, có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần của chúng ta..." 3, là "cái được tác giả lựa chọn từ thế giới hiện thực mà xây dựng nên, sáng tạo ra" 4... Có thể hiểu, THTM là toàn bộ những yếu tố hiện thực, những chi tiết của sự vật, hiện tượng trong đời sống (các hình ảnh tự nhiên, động - thực vật, vật thể nhân tạo, bộ phận cơ thể người) được đưa vào thành ngữ, tục ngữ nhằm mục đích tạo cho người tiếp nhận một sự liên tưởng gần gũi đến các triết lý nhân sinh quan, giá trị quan trong cuộc sống. Tín hiệu thẩm mỹ bao giờ cũng phải có hình thức vật chất của nó, đó là hình thức ngôn ngữ. Tín hiệu thẩm mỹ phân biệt với các tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên ở chỗ ý nghĩa của nó không bao giờ chỉ dừng ở phạm vi tái tạo hiện thực mà phải là một khái quát nghệ thuật về tư tưởng. Trong tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có thể là võ đoán. Nhưng trong tín hiệu thẩm mỹ, nó luôn có lý do. Chính lý do đó khiến cho các hình tượng, sự vật được đề cập đến trong tục ngữ luôn thoát khỏi những giới hạn ngữ nghĩa thuần ngôn ngữ, trở thành những yếu tố có sức khái quát lớn về mặt nội dung tư tưởng. 1.2. Thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn 1.2.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Hàn 1.2.1.1. Khái niệm tục ngữ Trong tiếng Hàn, khái niệm tục ngữ được định nghĩa như sau: Tục ngữ có thể được coi là di sản văn hóa tuyệt vời, trong đó cô đọng, hàm súc những lời giáo huấn, những tri thức, kinh nghiệm trong cuộc sống, là nghệ thuật ngôn từ của toàn thể dân tộc được truyền khẩu từ đời này sang đời khác. 5 Trong tiếng Việt, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tục ngữ: 2 Học thuyết của Ferdinand de Saussure, Đái Xuân Ninh, Nxb KHXH, 1984. 3 Iu. A. Philipiep (1971), Những tín hiệu của thông tin thẩm mỹ, Nxb Khoa học, M. (Bản dịch và đánh máy Thư viện Đại học sư phạm Hà Nội). 4 Đỗ Hữu Châu (1990), Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học, Ngôn ngữ, số 2 5 Im Dong Kwon, Từ điển tục ngữ, NXB Dân tộc, 2002. 6

- Tục ngữ là sản phẩm của tư duy, là công cụ diễn đạt những tri thức, kinh nghiệm quý báu, những triết lý nhân sinh vừa sâu sắc, thâm thúy vừa không kém phần nghệ thuật, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 6 - - Tục ngữ là câu thành ngữ nói đã quen trong thế tục, nhiều câu nghĩa lý thâm thúy, ý tứ cao xa, câu nào từ đời xưa truyền lại gọi là ngạn ngữ, cũng có khi gọi là tục ngạn; tục ngữ hay tục ngạn thì nghĩa cũng gần giống nhau. 7 Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lí, một công lí, có khi là một sự phê phán. 8 1.2.1.2. Khái niệm thành ngữ Khái niệm thành ngữ trong tiếng Hàn không thể định nghĩa một cách dễ dàng. Xét nghĩa hẹp thì thành ngữ là cụm từ hoặc từ có cấu tạo hoặc mang ý nghĩa đặc biệt khác với phương thức diễn đạt thông thường của một ngôn ngữ. Xét theo nghĩa rộng thì thành ngữ là tất cả hệ thống đặc trưng mang tính chất tương đối giữa một ngôn ngữ nào đó với một ngôn ngữ khác. Nếu xét theo nghĩa rộng thì có thể thấy bản thân ngôn ngữ đã là thành ngữ. Phạm vi của thành ngữ đa dạng và rộng lớn như thế nhưng ngược lại, bản thân thuật ngữ diễn tả nó còn rất mơ hồ, do đó khái niệm và phạm trù thành ngữ khác nhau theo từng học giả. Những từ tương đương với từ thành ngữ của phương Tây được dịch ra với nhiều hình thái đa dạng và không thống nhất như: thành ngữ, quán ngữ, quán dụng cú, ngữ quán dụng, cách biểu đạt quán dụng, những lời nói quen thuộc hay lời nói thường xuyên sử dụng.v.v... 1.2.2. Nguồn gốc và tầm quan trọng của thành ngữ, tục ngữ 1.2.2.1. Nguồn gốc của thành ngữ, tục ngữ Nhờ vào khảo sát những trường hợp phổ biến, có quy luật về ngữ nghĩa, cấu tạo của thành ngữ, tục ngữ của các ngôn ngữ khác nhau, người ta cũng phát hiện ra được những nguồn chủ yếu, phổ biến, tạo nên hệ thống thành ngữ, tục ngữ của một ngôn ngữ. Có thể tổng kết một số con đường hình thành hệ thống thành ngữ, tục ngữ như sau: Sử dụng thành ngữ, tục ngữ tiếng nước ngoài dưới các hình thức khác nhau. Trong tiếng Hàn, thành ngữ được vay mượn nước ngoài chủ yếu là các thành ngữ gốc Hán. Những thành ngữ này khi mượn vào tiếng Hàn, có thể được giữ nguyên hình thái ngữ nghĩa. Ví dụ như thành ngữ 세용지마 Tái ông chi mã ; 독일무이 Độc nhất vô nhị. Hoặc dịch từng chữ (một phần hoặc tất cả các yếu tố), dịch nghĩa chung của thành ngữ có thay đổi trật tự các yếu tố cấu tạo. 1.2.2.2. Tầm quan trọng của thành ngữ, tục ngữ Trong đời sống hằng ngày từ xưa đến nay, tục ngữ, thành ngữ luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng, là một nét văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Tục ngữ, thành ngữ chứa đựng đầy đủ nhân sinh quan và vũ trụ quan, được đúc rút từ thực tiễn lao động và kinh nghiệm của con người, có tác dụng định hướng cho việc hình thành nhân cách, hành động và suy nghĩ của con người. Thông qua thành ngữ, tục ngữ, chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc về văn hóa của một dân tộc, các phong tục, tập quán, lối tư duy, phong cách sống của con người thuộc quốc gia đó. Người Hàn đã đặt cho thành ngữ, tục ngữ một biệt danh là thể loại văn học ngắn nhất được tổ tiên truyền lại từ thời xa xưa. Bởi nó chứa đựng trong đó những lời giáo huấn sâu sắc mà dẫu có trải qua hàng 6 Nguyễn Văn Nở, Biểu trưng trong tục ngữ người Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. 7 Dẫn theo Chu Xuân Diên Lương Văn Đang Phương Tri 1975. Tục ngữ Việt Nam. Hà Nội. 8 Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1998. 7

ngàn năm lịch sử, những lời giáo huấn, răn dạy đó vẫn phát huy giá trị tích cực của nó. Do đó, khi chúng ta hiểu một cách trọn vẹn một câu thành ngữ, tục ngữ nào đó thì điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã hiểu được phương thức sống và lối tư duy, hành động của người xưa. Đồng thời, các phong tục và tính cách đặc trưng của con người từng quốc gia, từng vùng miền cũng được phản ánh một cách hàm súc thông qua thành ngữ, tục ngữ. Vì vậy, để hiểu rõ văn hóa đặc trưng của từng quốc gia thì việc tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với những nhà nghiên cứu về ngôn ngữ và đất nước học. 1.2.3. Phân loại thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn 1.2.3.1. Phân loại tục ngữ 1.2.3.1.1. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa giáo huấn Những câu tục ngữ như: 콩심은데콩나고팥심은데팥난다 (Trồng đậu đỏ có đậu đỏ, trồng đậu đen có đậu đen) hàm ý gieo nhân nào thì gặt quả đấy. Hoặc câu tục ngữ 낮말은새가듣고밤말은쥐가듣는다 ( Lời nói ban ngày có chim nghe, lời nói ban đêm có chuột nghe) hàm ý dù ở đâu, khi nào cũng phải cẩn thận lời nói (Tai vách mạch rừng) là những ví dụ tiêu biểu cho những câu tục ngữ mang tính chất giáo huấn, răn dạy. 1.2.3.1.2. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa ẩn dụ Những tục ngữ loại này chủ yếu mang tính chất ẩn dụ, châm biếm, ám chỉ bóng gió hơn là chứa đựng ý nghĩa giáo huấn. Ví dụ như: 수박겉핥기 / 중의빗 / 꿀먹은벙어리 / 개팔자 (Liếm vỏ dưa hấu / Lược của nhà sư / Người câm ăn mật ong / Thân phận con chó). Những cụm từ mang tính chất ví von, ẩn dụ như: 두다리뻗고잔다 (Nằm duỗi hai chân mà ngủ) không có cấu tạo dạng tục ngữ nên chỉ được xem như cách biểu đạt quán dụng mang tính chất ví von đơn thuần. 1.2.3.1.3. Tục ngữ chứa đựng ý nghĩa cấm kỵ Tục ngữ có nội dung cấm kỵ mang nặng tính chất tín ngưỡng dân gian, là những lời tiên tri về những điều tốt xấu, vận may vận rủi và chủ yếu là những tục ngữ liên quan đến những điều khuyên nhủ, cấm kỵ, phân biệt tốt xấu, giải mộng. Những câu tục ngữ này được hình thành nên dựa trên nền tảng những tri thức, kinh nghiệm của tổ tiên đã sống và đúc kết tại thời điểm đó cho nên chắc chắn sẽ có những điều không thật sự phù hợp với tri thức khoa học hiện đại, thậm chí có những điều mê tín mang tính chất phản khoa học. 1.2.3.2. Phân loại thành ngữ 1.2.3.2.1. Thành ngữ truyền thống (thành ngữ thuần Hàn) Đó là những câu thành ngữ đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử Hàn Quốc. Ví dụ như 뒤를보다낯을붉히다싸우다한잔하다애쓰다간장을녹이다몸부리다해산애가달다애가타다이를갈다귀가먹다 ( Nhìn lại đằng sau / Mặt đỏ bừng bừng / Làm một chén / Quyết tâm / Làm tan chảy xì dầu / Mệt rã người / Thiếu kiên nhẫn / Lo lắng / Nghiến răng / Ăn mất tai (tai điếc)). Và cũng có những thành ngữ phản ánh tính chất đặc trưng của thời đại như: 시치미떼다바지저고리산통깨지다국수먹다깡통차다시집가다장가가다파리날리다비행기태우다 ( Lấy cắp, dứt mất Si-chi-mi 9 hàm ý giả vờ như không biết / Áo Jeo-go-ri 10 lẫn với quần chỉ những người không có chính kiến hoặc không có năng lực, một ý khác nữa là ám chỉ những người nhà quê. 9 시치미 (Si-chi-mi) là miếng sừng hình vuông được buộc vào đuôi của con chim ưng, trên đó ghi rõ địa chỉ, tên để phân biệt chủ nhân của con chim ưng đó. Thời xa xưa, tổ tiên người Hàn Quốc thường nuôi chim ưng để trợ giúp trong công việc săn bắn. 10 저고리 (Jeo-go-ri) là chiếc áo lửng mặc bên ngoài bộ Hanbok truyền thống của người Hàn Quốc. 8

1.2.3.2.2. Thành ngữ vay mƣợn phƣơng Tây Là các thành ngữ được dịch từ các thành ngữ phương Tây: 판도라의상자뜨거운감자황금알낳는거위 ( Chiếc hộp Pandora chiếc hộp của tội ác và tai ương, hàm ý gặp phải chuyện rắc rối / Khoai tây nóng nuốt cũng không được mà nhổ ra cũng không được, hàm ý gặp phải tình huống khó khăn, làm cũng không được mà không làm cũng không được / Ngỗng đẻ trứng vàng ). Tiểu kết Những vấn đề lý thuyết mà đề tài sử dụng đều nhằm hướng đến mục đích giải quyết tốt nhất các vấn đề mà đề tài đặt ra: - Các lý thuyết về tín hiệu thẩm mỹ sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc về đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu. Dựa trên những đặc điểm của tín hiệu thẩm mỹ, chúng tôi có cách tiếp cận và tìm hiểu về tín hiệu thẩm mỹ một cách có định hướng. Nhờ đó, các kết quả nghiên cứu thu được sẽ có tính thuyết phục hơn. - Mặc dù khái niệm thành ngữ là một phạm trù hết sức rộng trong tiếng Hàn và có khá nhiều định nghĩa xoay quanh khái niệm này. Tuy nhiên dựa trên những kết quả nghiên cứu chuyên sâu của các nhà nghiên cứu Hàn Quốc về thành ngữ, tục ngữ, chúng tôi đã đưa ra định nghĩa chung, cơ bản nhất về thành ngữ, phân biệt với tục ngữ và đưa ra những đặc trưng, phân loại thành ngữ, tục ngữ. - Dựa trên nền tảng những vấn đề lý thuyết đó, chúng tôi đi vào giải thích, tìm hiểu một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. CHƢƠNG 2: CHẤT LIỆU VÀ Ý NGHĨA CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MỸ TRONG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TIẾNG HÀN 2.1. Nhóm chất liệu là tự nhiên Khi tiến hành khảo sát, thống kê trên tổng số 9603 câu tục ngữ tiếng Hàn, chúng tôi thấy có 1264 câu tục ngữ có hình ảnh tự nhiên (chiếm 13,2%). Con số này trong thành ngữ tiếng Hàn là 291 câu trên tổng số 4577 câu thành ngữ (chiếm 6,4%). Tổng số hình ảnh liên quan đến chất liệu tự nhiên trong cả thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn là 36 hình ảnh. (Xem bảng 1.1 và 2.1) 11. Trong số các chất liệu tự nhiên, hình ảnh nước, lửa, đá, núi và gió có tần số xuất hiện nhiều nhất trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Còn trong tục ngữ tiếng Việt, các yếu tố nước, mưa, gió, sông, trời có tần số xuất hiện nhiều nhất. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua bảng thống kê dưới đây. Tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn Tục ngữ tiếng Việt 12 STT Tên loại Số Tỉ lệ % (so với tục STT Tên loại Số Tỉ lệ % (so với tục lƣợng ngữ có hình ảnh lƣợng ngữ có hình ảnh tự câu tự nhiên) câu nhiên) 1 Nước 313 20,1% 1 Nước 91 17% 2 Lửa 180 11,6% 2 Mưa 84 15,7% 3 Đá 151 9,7% 3 Gió 56 10,4% 4 Núi 136 8,7% 4 Sông 41 7,6% 5 Gió 117 7,5% 5 Trời 39 7,2% 11 Xem bảng thống kê tần số xuất hiện của các từ chỉ chất liệu tự nhiên trong tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn ở phần Phụ lục. 12 Biểu trưng trong tục ngữ người Việt, Nguyễn Văn Nở, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, tr.312. 9

2.1.1. Hình ảnh nƣớc Trong tục ngữ và thành ngữ tiếng Hàn, hình ảnh nước xuất hiện trong khoảng 313 câu, chiếm tỷ lệ 20,1% trong tổng số 1555 câu thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh tự nhiên. Khi đi vào thành ngữ, tục ngữ, hình ảnh nước được dùng biểu trưng nhiều mặt về con người và đời sống xã hội. Nước trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn là tín hiệu thẩm mỹ mang ý nghĩa biểu trưng cho chính con người, lòng người. 물방아무로서면언다 (Cối xay nước mà cứ đứng không, không làm việc thì cũng sẽ bị đóng băng). Hình ảnh nước trong tổ hợp từ cối xay nước biểu trưng cho con người, hàm ý con người mà không chịu vận động, không chịu làm việc thì sẽ có hại cho sức khỏe. 물은건너보아야알고사람은지내보아야안다 (Nước có lội qua mới biết nông sâu, người có sống cùng mới hiểu lòng nhau). Nước được ví như tấm lòng, bụng dạ con người. Nước có chỗ nông, chỗ sâu. Con người cũng có người tốt, người xấu và muốn đánh giá đúng một người thì phải có thời gian gần gũi, sống với nhau thì mới hiểu được lòng nhau. Nước trong tục ngữ tiếng Hàn thiên về biểu đạt lí trí, nhận thức về cuộc đời; phản ánh kinh nghiệm được đúc kết từ những quan hệ ứng xử, nếp nghĩ chung của một cộng đồng. Nước còn biểu trưng cho môi trường sống của con người. 물밖에안고기 (Cá sinh ngoài nước) đối với các loài cá, nước chính là môi trường sống của chúng, ra khỏi môi trường này thì cá không thể nào sống được. Con người chúng ta cũng vậy, sống ở đâu thì quen đó, nếu ra khỏi môi trường quen thuộc, đến với một môi trường xa lạ thì sẽ rất khó khăn để có thể thích nghi, giống như cọp ra khỏi rừng vậy. Nước cần thiết và quan trọng đối với con người, nhưng không phải lúc nào nước cũng luôn mang lại cảm giác mát mẻ, dịu dàng, không phải lúc nào nước cũng có vẻ ngoài êm ả. Trong một loạt những thiên tai do tự nhiên mang lại, lịch sử loài người luôn phải chứng kiến những trận đại hồng thủy mà sức lực con người không thể chống chọi với hiểm họa tự nhiên. Có lẽ vì lí do đó mà từ lâu, nước cùng với lửa còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những gian nguy, trở ngại trong cuộc đời. 물불을가리지않는다 (Không từ lửa nước) ý nói không sợ gian nguy. 2.1.2. Hình ảnh lửa Hình ảnh lửa xuất hiện trong khoảng 180 câu thành ngữ, tục ngữ, chiếm 11,6% trong tổng số câu thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh tự nhiên. Giống như yếu tố nước, lửa mang ý nghĩa biểu trưng cho những tình huống khó khăn, nguy cấp. 불난강변에서덴소날뛰듯하다 (Giống như bò bị bỏng lửa ở bờ sông) ngụ ý chỉ những người lúng túng không biết phải xử lý như thế nào trong lúc nguy cấp. Hay như câu: 불난데부채질한다 (Quạt thêm vào đống lửa đang cháy), câu này mang ý nghĩa tương tự câu đổ thêm dầu vào lửa trong tục ngữ Việt Nam. Lửa biểu trưng cho thiên tai, hỏa hoạn. 불난끝은있어도물난끝은없다 (Hỏa hoạn thì có lúc kết thúc nhưng lũ lụt thì không) Cháy thì có thể cứu được ít nhiều của cải, nhưng lụt thì ngập cả, lũ lụt nguy hại hơn hỏa hoạn. Nhất thủy nhì hỏa. Hình ảnh lửa trong thành ngữ tiếng Hàn còn chủ yếu được dùng để diễn tả sự tức giận trong trạng thái cảm xúc của con người như trong câu 눈에불이나다 - lửa cháy trong mắt. 2.1.3. Hình ảnh đá Hình ảnh đá xuất hiện trong khoảng 151 câu thành ngữ, tục ngữ, chiếm 9,7% trong tổng số câu thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh tự nhiên trong tiếng Hàn. Đặc tính của đá là được cấu tạo hết sức chắc chắn, có độ bền cao. Do đó, hình ảnh đá thường được dùng với nghĩa biểu trưng cho những việc chắc chắn. 10

돌다리도두들겨보고건너라 (Dù là cây cầu xây bằng đá thì cũng phải gõ thử rồi hãy đi qua) dù là việc mình biết rất rõ, có chắc chắn đến mấy thì cũng phải chú ý thật tỉ mỉ. Trong thành ngữ tiếng Hàn, người Hàn Quốc dùng hình ảnh 돌을던지다 (Ném đá) để diễn tả ý phê bình, chỉ trích những sai lầm, khuyết điểm của người khác. 2.1.4. Hình ảnh núi Hình ảnh núi xuất hiện trong khoảng 136 câu tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn, chiếm 8,7% trong tổng số câu tục ngữ, thành ngữ có hình ảnh tự nhiên. Hình ảnh những ngọn núi trùng trùng điệp điệp, hiểm trở luôn biểu trưng cho những khó khăn, trở ngại, những thế lực ngăn cản công việc mà con người phải đương đầu. 가면갈수록첩첩산중이다 (càng đi, núi càng trùng điệp) có ý chỉ công việc ngày càng khó khăn. Hình ảnh núi cũng được dùng để biểu trưng cho con người. Ví dụ như trong câu: 산이높으면그늘도길다 (Núi cao thì bóng rộng) ý nói con người có đạo đức, tài năng lớn thì càng đóng góp được nhiều cho xã hội. Ở đây, hình ảnh những người có tài cao, đức rộng được ví như hình ảnh những ngọn núi cao sừng sững. 2.1.5. Hình ảnh gió Hình ảnh gió xuất hiện trong khoảng 117 câu, chiếm 7,5% trong tổng số câu tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn có hình ảnh tự nhiên. Hình ảnh gió được sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ ngoài ý nghĩa đúc kết kinh nghiệm về mặt thời tiết, hình ảnh này còn góp phần thể hiện những triết lí nhân sinh sâu sắc. Gió là nguồn năng lượng vô tận và có sức mạnh vô biên. Vì thế mà hình ảnh gió được dùng biểu trưng cho những thử thách, khó khăn mà con người phải đương đầu trong cuộc sống. Khi phải đứng trước những tình huống khó khăn, nguy cấp, người Hàn dùng hình ảnh 바람받이에선촛불 (Như ngọn đèn trước gió) có thể bị gió thổi tắt bất cứ lúc nào. Ngoài ý nghĩa biểu trưng cho những khó khăn, thử thách, gió còn mang ý nghĩa biểu trưng cho sự lo lắng, bận tâm. Ví dụ như câu: 가지많은나무바람잘날없다 (Cây có nhiều cành không ngày nào lặng gió) gia đình có nhiều con cái thì không ngày nào bố mẹ bớt lo lắng, bận tâm. Đặc tính của gió bên cạnh sự dữ dội, ồn ào, cũng có những lúc gió thật nhẹ nhàng, dịu êm. 가을바람에새털날듯 (Giống như lông chim bay trong gió mùa thu) mô tả những hành động, cử chỉ thật nhẹ nhàng. Là một hiện tượng thiên nhiên, tồn tại một cách khách quan nên gió còn được dùng với ý nghĩa biểu trưng cho thời thế, cơ hội. 바람따라돛을단다 (Căng buồm theo gió) chọn đúng lúc, đúng thời điểm để tiến hành công việc thì sẽ gặt hái được thành công. Còn nếu trường hợp ngược lại 바람부는날가루팔러가듯 (Giống như đi bán bột ngày gió thổi) hàm ý làm việc không tính toán, cân nhắc, không lựa chọn đúng thời điểm nên gặp thất bại. Trong thành ngữ tiếng Hàn, gió được dùng với nghĩa biểu trưng cho những điều xấu, cái ác. 바람을넣다 (đặt gió) hàm ý nảy sinh ý đồ thực hiện một hành động xúi giục, kích động người khác. Hoặc dùng với ý nghĩa thay đổi tâm trạng: 바람을쐬다 (đổi gió, hóng gió) thay đổi môi trường, đi đến một nơi khác để thay đổi tâm trạng. Thành ngữ tiếng Hàn cũng mượn hình ảnh gió để nói đến những người có ảnh hưởng lớn đến nhiều người khác trong xã hội. 바람을일으키다 (gây ra gió/ tạo ra gió). 2.2. Nhóm chất liệu là thực vật Khi tiến hành khảo sát, thống kê trên tổng số 9603 câu tục ngữ tiếng Hàn, chúng tôi thấy có 667 câu tục ngữ có hình ảnh thực vật (chiếm 6,9%). Con số này trong thành ngữ tiếng Hàn là 85 câu trên tổng số 4577 câu thành ngữ (chiếm 1,9%). Tổng số hình ảnh liên quan đến chất liệu thực vật trong cả thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn là 46 hình ảnh. Trong nhóm hình ảnh thực vật, có những loại xuất hiện với tần số cao và 11

được dùng với những nét nghĩa biểu trưng rất phong phú khi xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ. Tiêu biểu là hình ảnh cây đậu, cây (bao gồm lá, cành, rễ ), hoa, bầu, bí và gạo có tần số xuất hiện nhiều nhất trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Còn trong tục ngữ tiếng Việt, các yếu tố lúa, cây, hoa, tre, trúc, măng, rau có tần số xuất hiện nhiều nhất. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua bảng thống kê dưới đây. Tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn Tục ngữ tiếng Việt 13 STT Tên loại Số Tỉ lệ % (so với tục STT Tên Số lƣợng Tỉ lệ % (so với tục lƣợng ngữ có hình ảnh loại câu ngữ có hình ảnh tự câu tự nhiên) nhiên) 1 Đậu 165 21,9% 1 Lúa, 136 21,4% 2 Cây 88 11,7% gạo 3 Hoa 71 9,4% 2 Cây 83 13% 4 Bầu, bí 64 8,5% 3 Hoa 31 4,88% 5 Lúa, gạo 36 4,8% 4 Tre, 26 4,09% trúc, măng 5 Rau 24 3,77% 2.2.1. Hình ảnh đậu Đứng đầu bảng thống kê về tần số xuất hiện của các từ chỉ thực vật trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn là hình ảnh các loài cây họ đậu. Chúng xuất hiện trong khoảng 165 câu thành ngữ, tục ngữ, chiếm tỉ lệ đến 21,9% trong tổng số câu có hình ảnh thực vật. Người Hàn Quốc dùng hình ảnh đậu để ví von, miêu tả diện mạo, tính cách của con người. Khi muốn ám chỉ người nhiều sẹo, người Hàn Quốc dùng hình ảnh 콩마당에넘어졌다 / 콩멍석에되었다 (Ngã vào trong sân đậu / trở thành cái chiếu đậu). Với những kẻ nói dối như cơm bữa, người Hàn Quốc dùng hình ảnh 콩가지고두부만든다해도곧이안듣는다 (Mang đậu đến và nói là để làm đậu phụ cũng chẳng ai nghe cả) nói dối quá nhiều lần nên dù có nói thật cũng chẳng ai tin. Tuy nhiên, hình ảnh đậu cũng được dùng trong những câu tục ngữ để diễn tả cảm xúc vui mừng, thích thú của con người như trong câu: 콩볶아재미낸다 (Rang đậu và thấy mùi hương của sự thú vị bay ra) diễn tả cảm xúc hấp dẫn, thú vị khi làm một công việc nào đó. Hay như câu: 콩본당나귀같이흥흥한다 (Hát ngân nga như lừa nhìn thấy đậu) diễn tả cảm xúc vui mừng khôn xiết khi trước mắt mình xuất hiện thứ mà mình yêu thích. Trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn, hình ảnh đậu còn được dùng để phản ánh những triết lí nhân sinh sâu sắc. Ví dụ như trong câu: 콩심은데콩나고팥심은데팥난다 (Trồng đậu đỏ có đậu đỏ, trồng đậu đen có đậu đen) hàm ý trồng cây nào thu hoạch quả đó, không lẽ trồng đậu đỏ lại có thể thu hoạch đậu đen. Đây chính là quy luật nhân quả ở đời gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Hay như câu: 콩볶아먹다가가마솥터뜨린다 (Rang đậu ăn làm thủng mất cái nồi rang) tham cái nhỏ làm thiệt cái lớn, tham bát bỏ mâm. 2.2.2. Hình ảnh cây (cành, lá, rễ) Hình ảnh cây (cành, lá, rễ) đứng ở vị trí thứ hai, xuất hiện trong khoảng 88 câu thành ngữ, tục ngữ, với tỉ lệ 11,7%. Cây được người Hàn Quốc ví như một gia đình thu nhỏ: 가지많은나무에바람잘날 13 Biểu trưng trong tục ngữ người Việt, Nguyễn Văn Nở, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, tr.313. 12

없다 (Cây có nhiều cành không có ngày nào là không bị gió thổi) hàm ý những gia đình có đông con không ngày nào mà bố mẹ hết lo lắng. Hình ảnh cây gắn liền với hình ảnh con người: 나무도쓸말한것이먼저베인다 (Cây dùng được nên bị chặt trước) ý nói những người tài giỏi nhiều khi bị rơi vào cảnh lao đao, nó có ý nghĩa tương tự với câu Chữ tài đi với chữ tai một vần trong tiếng Việt của chúng ta. Hình ảnh dẻo dai, vững vàng, sừng sững của cây được dùng biểu trưng cho những sức mạnh, chỗ dựa vững chắc. Ví dụ như trong câu: 나무에도못대고돌에도못댄다 (Không dựa vào cây mà cũng chẳng dựa vào đá) hàm ý tự lực cánh sinh, không thể dựa dẫm, nhờ cậy vào ai. Hình ảnh cây trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn được dùng nhiều với ý nghĩa biểu trưng cho những đạo lí, triết lí, những quy luật ở đời. 나무는큰나무의덕을못보아도사람은큰사람의덕을본다 (Cho dù cây không trông thấy được công ơn của những cây to nhưng con người thì thấy được cái đức của những người vĩ đại) nhắn nhủ đã là con người thì phải biết ghi nhớ công ơn của những người đã giúp đỡ mình để mình có thể đạt được thành công. 2.2.3. Hình ảnh hoa Hình ảnh hoa giữ vị trí thứ ba, có mặt trong khoảng 71 câu thành ngữ, tục ngữ, với tỉ lệ 9,4%. Hoa vốn đẹp đẽ, kiêu sa nên nó biểu trưng cho những điều ngọt ngào, hạnh phúc. Trong câu: 꽃밭에불지른다 (Châm lửa trên cánh đồng hoa) - ở đây hoa tượng trưng cho hạnh phúc, hàm ý đang sống hạnh phúc thì gặp phải tai ương bất ngờ. Cũng giống như trong tục ngữ tiếng Việt, hình ảnh bướm với hoa trong tục ngữ tiếng Hàn biểu trưng cho tình yêu nam nữ. Diễn tả niềm vui bất tận khi gặp được người mình yêu thương, tiếng Hàn dùng hình ảnh: 꽃본나비 (Như bướm thấy hoa). Hay 꽃없는나비 (Bướm không có hoa) chẳng khác nào như phượng hoàng không có cánh. 2.2.4. Hình ảnh bầu, bí Hình ảnh bầu, bí giữ vị trí thứ tư trong bảng thống kê tần số xuất hiện của các từ chỉ thực vật trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Hình ảnh bầu, bí xuất hiện trong khoảng 64 câu, chiếm tỉ lệ 8,5%. Khi nói đến những người không phòng bị gì, nhảy vào vòng nguy hiểm, tự đẩy mình đến con đường bị tiêu diệt, tục ngữ tiếng Hàn mượn hình ảnh: 호박을쓰고돼지굴로들어간다 (Đội quả bầu đi vào hang lợn) bầu vốn là món ăn yêu thích của lợn, vậy mà có người bất cẩn đến mức đội quả bầu đi vào hang lợn thì tất yếu chỉ chuốc vạ vào thân. Ám chỉ những người nổi giận một cách vô ích đối với những việc không đâu, tục ngữ tiếng Hàn có câu: 호박나물에힘쓴다 (Dùng sức để nhổ dây bầu) dây bầu vốn mảnh mai, dễ đứt vậy mà phải dùng nhiều sức để nhổ thì đúng là tốn công vô ích. 2.2.5. Hình ảnh gạo (thóc, lúa, mạ) Đứng ở vị trí thứ 5 trong bảng thống kê là hình ảnh gạo (thóc, lúa, mạ). Chúng xuất hiện trong khoảng 36 câu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn, chiếm tỉ lệ 4,8% trong tổng số câu có hình ảnh thực vật. hình ảnh gạo biểu trưng cho của cải vật chất, cho cuộc sống no đủ. 쌀독에앉은쥐 (Chuột sa hũ gạo) hay như câu 쌀고리에닭이라 (Gà trong đống thóc) - nói đến những người may mắn được sống trong cảnh giàu sang, no đủ. 쌀독에서인심난다 (Lòng thương người từ trong hũ gạo) mình có dư dật thì mới có điều kiện giúp đỡ người khác Có thực mới vực được đạo. Hình ảnh cây lúa với đầy đủ thân, cành, lá, rễ cũng được ví von như một con người: 벼는익을수록고개를숙인다 (Lúa càng chín càng cúi đầu) người càng tài giỏi thì lại càng khiêm tốn. Thông qua hình ảnh cây lúa, người Hàn cũng ẩn chứa nhiều triết lí nhân sinh sâu sắc. Ví dụ như trong câu: 보리주고오이안주랴 (Cho lúa mạch chẳng nhẽ không cho dưa chuột) hàm ý nhắn nhủ con người ta đã giúp người thì phải giúp đến cùng; đã thương thì phải thương cho trót. 13

2.3. Nhóm chất liệu là động vật Khi tiến hành khảo sát, thống kê trên tổng số 9603 câu tục ngữ tiếng Hàn, chúng tôi thấy có 2111 câu tục ngữ có hình ảnh động vật (chiếm 21,98%). Con số này trong thành ngữ tiếng Hàn là 181 câu trên tổng số 4577 câu thành ngữ (chiếm 3,95%). Tổng số hình ảnh liên quan đến chất liệu động vật trong cả thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn là 77 loài. Trong nhóm hình ảnh động vật, có những loại xuất hiện với tần số cao và được dùng với những nét nghĩa biểu trưng rất phong phú khi xuất hiện trong thành ngữ, tục ngữ. Tiêu biểu là hình ảnh bò, ngựa, hổ, báo, gà và chuột có tần số xuất hiện nhiều nhất trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Còn trong tục ngữ tiếng Việt, các yếu tố cá, trâu, gà, chó, bò có tần số xuất hiện nhiều nhất. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua bảng thống kê dưới đây. Tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn Tục ngữ tiếng Việt 14 STT Tên loại Số Tỉ lệ % (so với tục STT Tên Số Tỉ lệ % (so với tục lƣợng ngữ có hình ảnh loại lƣợng ngữ có hình ảnh câu tự nhiên) câu động vật) 1 Bò 303 13,2% 1 Cá 99 12,4% 2 Ngựa 200 8,7% 2 Trâu 89 11,2% 3 Hổ,báo 183 7,98% 3 Gà 72 9% 4 Gà 143 6,2% 4 Chó 61 7,6% 5 Chuột 141 6,15% 5 Bò 44 5,5% 2.3.1. Hình ảnh bò Trong số các loài động vật thì hình ảnh con bò xuất hiện nhiều nhất trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn. Bò xuất hiện trong khoảng 303 câu, chiếm tỉ lệ 13,2% trong tổng số câu thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh động vật trong tiếng Hàn. Do đặc tính của bò là chậm chạp, lề mề, không được nhanh nhẹn như các con vật khác nên hình ảnh con bò được dùng như là tín hiệu thẩm mĩ biểu trưng cho những người đầu óc không được thông minh, nhanh nhạy, ngu ngơ, tính tình lề mề. Ví dụ như trong câu: 소가크다고왕노릇할까 (Bò vì to mà làm tướng được sao?) ý nói muốn chỉ huy người khác ngoài sức khỏe ra còn phải có đầu óc. Trong sản xuất nông nghiệp, bò thường được dùng để làm sức kéo, vì thế những đoạn đường nào gập ghềnh, mấp mô, khó đi thì người ta sẽ phải dùng sức bò, sức ngựa để kéo. Xuất phát từ đặc điểm này, những nơi mà bò đi đến thường được dùng để chỉ những chỗ khó khăn, nguy hiểm, vất vả. Điều này được phản ánh rõ qua câu tục ngữ: 소갈데말갈데가리지않는다 (Không chùn bước dù cho đó là nơi bò đến hay ngựa đến) để đạt được mục đích thì nhất quyết phải đi, phải thực hiện cho dù đó là nơi khó khăn hay việc đó có vất vả đến mức nào. Thành ngữ tiếng Hàn sử dụng hình ảnh 소가뜨물켜듯이 (Giống như bò uống nước gạo) để ví von với hành động uống nước ừng ực khi một người đang rất khát. Hay như câu 소가푸주에들어가듯 (Sợ như bò vào cửa hàng thịt) để diễn tả nỗi sợ hãi, ghét phải đến một nơi nào đó mà mình không thích. Một hình ảnh hết sức quen thuộc mà người Hàn thường xuyên sử dụng hàng ngày để chỉ những người ăn quá nhiều, đó là 소같이먹다 (Ăn như bò). 2.3.2. Hình ảnh ngựa 14 Biểu trưng trong tục ngữ người Việt, Nguyễn Văn Nở, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, tr.316. 14

Xếp ở vị trí thứ hai với tần số xuất hiện khá nhiều (200 câu trên tổng số 2292 câu thành ngữ, tục ngữ có chứa hình ảnh động vật, chiếm khoảng 8,7%) là những thành ngữ, tục ngữ có chứa hình ảnh ngựa. Với con ngựa thì đặc trưng sống theo bầy, chạy nhanh, hay đá... là cơ sở liên tưởng biểu trưng cho tính cách, thói quen của con người hoặc được dùng làm chất liệu biểu trưng để phê phán một lối sống, một tính cách, một quan hệ ứng xử không đúng mực. 말꼬리의파리가천리간다 (Ruồi bám đuôi ngựa bay xa ngàn dặm) ám chỉ những người dựa vào sức người khác để mưu lợi cho bản thân. Để diễn tả lòng tham con người vô đáy, tục ngữ tiếng Hàn mượn hình ảnh: 말타면견마잡히고싶다 (Khi cưỡi ngựa còn muốn có cả người giữ ngựa). 2.3.3. Hình ảnh hổ, báo Ngoài những hình ảnh như chim, trâu,bò, gà,vịt là những hình ảnh quen thuộc xuất hiện trong cả tục ngữ tiếng Hàn và tiếng Việt, thì hình ảnh con hổ cũng không thể không kể đến trong tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn vì nó chiếm số lượng cũng khá lớn (7,98%). Hình ảnh con hổ tượng trưng cho uy quyền, là một loài vật đầy sức mạnh. 호랑이없는곳에서여우가왕노릇한다 (Nơi không có hổ thì cáo làm vua) hoặc 범없는골에서토끼가스승이라 (Nơi không có báo thì thỏ làm thầy) hàm ý nơi không có kẻ mạnh thì kẻ yếu có thế lực - thằng chột làm vua xứ mù. Ngoài quyền uy, sức mạnh, hổ với đặc tính là loài thú ăn thịt hung dữ còn là hình ảnh biểu trưng cho cái ác: 호랑이에게개꾸어주기 (Cho hổ mượn chó) giao trứng cho ác. 2.3.4. Hình ảnh gà Loài gia cầm này xuất hiện trong khoảng 143 câu, chiếm 6,2% trong tổng số câu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn có hình ảnh động vật. Gà là loại gia cầm nuôi trong nhà với hình dạng nhỏ thó nên khi đi vào tục ngữ, thành ngữ, hình ảnh gà biểu trưng cho những việc nhỏ nhặt, những thứ có giá trị sử dụng không cao, những người, những vật không được coi trọng. 닭을잡는데도끼를쓴다 (Dùng rìu bắt gà) sử dụng công cụ không phù hợp với thực tế công việc. Một trong những nét nổi bật của gà trống là tiếng gáy và nó thường được dùng như là tín hiệu thẩm mĩ chỉ thời gian, báo hiệu ngày mới sắp đến. 닭이우니새해의복이오고개가젖으니지난해의재앙이살아진다 (Gà gáy báo hiệu phúc năm mới tới, chó sủa báo hiệu họa năm cũ mất đi) câu này thường được người Hàn dùng thay cho câu chúc mừng năm mới hạnh phúc. Trong thành ngữ tiếng Hàn chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều hình ảnh con gà với những nét nghĩa biểu trưng hết sức đa dạng. Để ví những người viết chữ xấu hoặc không có tài vẽ tranh, nét chữ và hình vẽ còn nguệch ngoạc, thành ngữ tiếng Hàn có câu: 닭발그리듯 (Như thể vẽ chân gà). Tiếng Việt chúng ta có câu tương ứng là Chữ như gà bới. 2.3.5. Hình ảnh chuột Hình ảnh chuột xuất hiện trong khoảng 141 câu, chiếm tỉ lệ 6,15% trong tổng số các câu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn có hình ảnh động vật. Khi nhắc đến con chuột, thường người ta không dành cho nó nhiều thiện cảm bởi đó là một con vật bẩn thỉu, hôi hám, gây nỗi kinh sợ cho mọi người. Vì thế hình ảnh chuột thường biểu trưng cho những con người khốn khó, thấp cổ bé họng, yếu thế trong xã hội. 쥐구멍에도볕들날이있다 (Có ngày ánh sáng chiếu vào lỗ chuột) con người dù khốn khổ nhưng cũng sẽ có ngày gặp vận may, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời. Chuột có kích thước nhỏ bé nên con vật này cũng được dùng làm hình ảnh biểu trưng cho những việc nhỏ nhặt, những vật có khối lượng rất ít, không đáng kể. 쥐밑살같다 (Như là thịt mông chuột); 쥐구멍으로소몰려간다 (Lùa bò vào hang chuột) Con bò thì to mà hang chuột thì nhỏ, vậy thì làm sao 15

có thể lùa bò vào được? Câu tục ngữ này mượn một hình ảnh phi lí như thế nói đến những người cứ cố tình thực hiện những việc không thể thành hiện thực được. Thành ngữ tiếng Hàn mượn hình ảnh con chuột để diễn tả những sắc thái biểu cảm của con người. Ví dụ như trong câu: 쥐구멍을찾는다 (Tìm cái lỗ chuột) ý nói xấu hổ, muốn tìm nơi để trốn, muốn chui xuống đất. Nói đến những hành động lén lút, muốn che giấu để không ai biết hành vi của mình, thành ngữ tiếng Hàn có câu: 쥐도새도모르게 (Làm cho chuột và chim đều không hay biết). 2.4. Nhóm chất liệu là vật thể nhân tạo Khi tiến hành khảo sát, thống kê trên tổng số 9603 câu tục ngữ tiếng Hàn, chúng tôi thấy có 1188 câu tục ngữ có hình ảnh các loại đồ dùng, các loại vật thể nhân tạo có trong cuộc sống thường ngày (chiếm 12,4%). Con số này trong thành ngữ tiếng Hàn là 224 câu trên tổng số 4577 câu thành ngữ (chiếm 4,9%). Tổng số hình ảnh liên quan đến chất liệu vật thể nhân tạo trong cả thành ngữ và tục ngữ tiếng Hàn là 100 loại. Trong nhóm hình ảnh vật thể nhân tạo, có những loại xuất hiện với tần số cao như hình ảnh: quần, áo, váy, dao, cửa, cổng, bát, đĩa và cái kim. Còn trong tục ngữ tiếng Việt, các yếu tố áo, quần, khố, yếm, chén, bát, thuyền, đò, bè, nồi, niêu, vung, vàng, ngọc có tần số xuất hiện nhiều nhất. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua bảng thống kê dưới đây. Tục ngữ, thành ngữ tiếng Hàn Tục ngữ tiếng Việt 15 STT Tên loại Số Tỉ lệ % (so với tục STT Tên loại Số lƣợng Tỉ lệ % (so với tục lƣợng ngữ có hình ảnh câu ngữ có hình ảnh câu vật thể nhân tạo) vật thể nhân tạo) 1 Áo, quần 104 7,4% 1 Áo, 56 10% 2 Dao 80 5,7% quần 3 Cửa 69 4,9% 2 Bát 41 7,3% 4 Bát 60 4,2% 3 Thuyền 35 6,2% 5 Kim 59 4,17% 4 Nồi 25 4,4% 5 Vàng 22 3,9% 2.4.1. Hình ảnh quần, áo, váy Hình ảnh quần, áo, váy xuất hiện trong khoảng 104 câu, chiếm tỉ lệ 7,4% trong tổng số câu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn có hình ảnh vật thể nhân tạo. Tục ngữ tiếng Hàn còn mượn hình ảnh chiếc áo để phản ánh những quan niệm sống sâu sắc. Người Hàn quan niệm rằng: 옷은새옷이좋고사람은옛사람이좋다 (Áo mới bao giờ cũng tốt hơn còn người thì phải người cũ mới tốt) ý nói đồ dùng thì bao giờ dùng đồ mới cũng tốt hơn là dùng đồ cũ nhưng trong quan hệ xã hội giữa người với người thì người cũ bao giờ cũng tốt hơn vì chúng ta đã phải trải qua một khoảng thời gian dài để hiểu rõ về tính cách của nhau để từ đó tạo dựng những mối quan hệ tin cậy, thân thiết. Hình ảnh váy trong câu thành ngữ: 치마폭이넓다 (Gấu váy rộng) được dùng với hàm ý mỉa mai những người hay can thiệp, tham gia, hay xen vào chuyện của người khác một cách vô ích. Còn tục ngữ tiếng Hàn thì dùng hình ảnh: 치마밑에키운자식 (Những đứa con được nuôi dưới gấu váy) để nói đến những đứa con của các bà quả phụ góa chồng, lớn lên không có sự dưỡng dục của cha mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người mẹ. 2.4.2. Hình ảnh dao 15 Biểu trưng trong tục ngữ người Việt, Nguyễn Văn Nở, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010, tr.319. 16

Hình ảnh dao xuất hiện trong 80 câu, chiếm tỉ lệ 5,7% trên tổng số các câu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn có hình ảnh vật thể nhân tạo. Dao với hình dáng sắc, nhọn luôn được dùng với nghĩa biểu trưng cho những tình huống khó khăn, nguy hiểm. Ví dụ như trong câu: 칼날위에섰다 (Đứng trên lưỡi dao hàm ý đang ở trong tình huống ngàn cân treo sợi tóc. Dao cũng được dùng với nghĩa biểu trưng cho năng lực, phẩm chất của con người. 칼도날이서야쓴다 (Dao có lưỡi sắc mới dùng được) muốn làm được việc, phải là người có thực lực. Một trong những chức năng sử dụng của dao là được dùng như một loại vũ khí để tự vệ, để chiến đấu. Do đó, xuất phát từ chức năng sử dụng này mà hành động 칼을갈다 (Mài dao) luôn được dùng với ý nghĩa chuẩn bị cho một trận đánh nhau hoặc trả thù nào đó. 2.4.3. Hình ảnh cửa, cổng Trong một ngôi nhà, cửa, cổng là những phần không thể thiếu, có chức năng che chắn, bảo vệ an toàn cho ngôi nhà đó. Có lẽ vì thế mà hình ảnh này cũng xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh vật thể nhân tạo với số lượng câu khoảng 69 câu, chiếm tỉ lệ 4,9% trên tổng số. Tục ngữ tiếng Hàn sử dụng hình ảnh cửa, cổng để biểu thị những quan niệm sống và những triết lí nhân sinh sâu sắc đã được đúc kết và truyền lại từ đời này sang đời khác. Khi đề cập đến quan niệm chọn vợ, người Hàn dùng hình ảnh mang tính chất so sánh, đối chiếu: 문바를집은써도입빠른집은못쓴다 (Dùng nhà có cửa lớn nhưng không thể dùng vợ mau miệng). Về mối quan hệ nhân-quả, tục ngữ tiếng Hàn có câu: 문을연사람이바로문을닫은사람 (Người mở cửa cũng chính là người đóng cửa) hàm ý có nguyên nhân thì mới dẫn đến kết quả, nhân thế nào thì quả thế ấy. Trong đời sống hàng ngày, hình ảnh cửa là một bộ phận được dùng với ý nghĩa biểu trưng cho cái tổng thể, cho một cơ quan, một doanh nghiệp, hay một công ty. 2.4.4. Hình ảnh bát, đĩa Hình ảnh bát, đĩa xuất hiện trong khoảng 60 câu, chiếm tỉ lệ 4,2% trong tổng số các câu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn có hình ảnh vật thể nhân tạo. Hình ảnh bát, đĩa được dùng để minh họa cho các quy luật, triết lí nhân sinh trong cuộc đời. Ví dụ như hình ảnh bát, đĩa trong câu: 그릇도차면넘친다 (Đĩa chén đổ đầy quá sẽ tràn ra ngoài) minh họa cho quy luật mọi sự việc trong cuộc đời đều có giới hạn, không nên vượt quá giới hạn đó. 깨진그릇이맞추기 (Gắn lại chén đĩa vỡ) chỉ nỗ lực hàn gắn hay bù đắp những lỗi lầm đã qua. 촌놈은밥그릇큰것만찾는다 (Kẻ quê chỉ chọn bát cơm to) hàm ý người tri thức hạn hẹp chỉ tham về số lượng, không biết đến chất lượng của đồ vật. 2.4.5. Hình ảnh cái kim Hình ảnh cái kim xuất hiện trong khoảng 59 câu, chiếm tỉ lệ 4,17% trong tổng số các câu thành ngữ, tục ngữ có hình ảnh vật thể nhân tạo. Từ lâu, mũi kim, sợ chỉ đã luôn là vật dụng quen thuộc dùng trong may vá của người phụ nữ trong gia đình. Do đó, kim, chỉ thường đi liền thành một cặp và được dùng nhiều trong thành ngữ, tục ngữ để chỉ mối quan hệ mật thiết giữa hai người, hai sự vật. Ví dụ như hình ảnh kim, chỉ trong câu: 바늘가는데실간다 (Kim đi đâu, chỉ đi đó) nói đến mối quan hệ gắn bó như môi với răng, như hình với bóng. Cây kim vốn dĩ đã nhỏ nhưng lỗ kim còn nhỏ hơn, do đó hình ảnh cây kim hay lỗ kim thường được dùng với nghĩa biểu trưng cho những vật hoặc nhưng việc quá nhỏ. Cây kim có mũi nhọn hoắt, chọc vào da thịt dễ gây cảm giác đau nhức. Xuất phát từ đặc điểm này, tục ngữ tiếng Hàn có câu: 바늘방석에앉은것같다 (Giống như ngồi trên cái đệm có kim) để diễn tả lòng dạ lo lắng, bồn chồn như thể kim đâm. 17