việc tìm hiểu những nét đặc trưng nhất của ẩm thực cung đình Hàn Quốc và bước đầu tiếp cận nét đặc sắc trong văn hoá Hàn Quốc. Chúng tôi thực hiện bài
|
|
- 영유 강
- 6 years ago
- Views:
Transcription
1 ẨM THỰC CUNG ĐÌNH HÀN QUỐC Giáo viên hướng dẫn: Th.s Đào Vũ Vũ Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thuý An 1H09 Nguyễn Hà Linh 1H09 Nguyễn Thảo Ly 1H09 Bùi Phương Oanh 1H09 Vũ Mai Phương 1H09 Phần I : Mở đầu I, Lý do chọn đề tài : Mối bang giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Ngày càng có nhiều công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam và số lượng tu nghiệp sinh học tập, lao động tại Hàn Quốc cũng ngày một tăng nhanh. Vì thế nhu cầu học tiếng Hàn, tìm hiểu về đất nước, con người và nền văn hóa Hàn Quốc là nhu cầu chính đáng của nhiều người Việt Nam hiện nay. Chúng ta biết đến đất nước Hàn Quốc với một nền văn hóa truyền thống lâu đời, phong phú về di sản, đậm đà về bản sắc và mang đúng chất Hàn Quốc. Một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc luôn được người Hàn Quốc tự hào mỗi khi quảng bá hình ảnh của mình là nét đẹp trong văn hóa ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực cung đình. Ẩm thực cung đình là tinh hoa của ẩm thực Hàn Quốc nên chắc chắn có nhiều điểm công phu và tinh tế hơn so với ẩm thực đời thường. Những gì nổi bật, mới lạ luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của con người. Đây cũng chính là lý do chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. II, Phạm vi nghiên cứu : Trong bài nghiên cứu này chúng tôi để cập đến những nét chung nhất về ẩm thực cung đình Hàn Quốc bao gồm: tên gọi, nguồn gốc của tên gọi, các bữa ăn trong ngày, vị trí và cách ngồi ăn, cách sắp xếp bàn ăn, nơi chuẩn bị và bộ phận phụ trách ẩm thực cung đình, tiệc hoàng gia trong những dịp đặc biệt và các món ăn trong cung đình. III. Mục đích nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu : Chúng tôi mong rằng đề tài nghiên cứu này sẽ giúp ích phần nào cho những ai quan tâm đến văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt là các bạn sinh viên khoa tiếng Hàn trong 1
2 việc tìm hiểu những nét đặc trưng nhất của ẩm thực cung đình Hàn Quốc và bước đầu tiếp cận nét đặc sắc trong văn hoá Hàn Quốc. Chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này dưới hình thức: thu thập, thống kê, phân tích thông tin và kết luận có sử dụng tài liệu sách, báo, tạp chí và internet Là sinh viên năm thứ nhất nên sự hiểu biết còn hạn chế, chúng tôi mong rằng bài nghiên cứu này sẽ nhận được nhiều sự đóng góp của các thầy cô và các bạn. Nội dung chúng tôi đề cập tới trong bài bao gồm : I. Khái quát ẩm thực cung đình Hàn Quốc II. Tìm hiểu về ẩm thực cung đình Hàn Quốc A. Các bữa ăn trong ngày B. Vị trí, cách ngồi ăn C. Cách sắp xếp bàn ăn D. Nơi chuẩn bị và bộ phận phụ trách chế biến ẩm thực cung đình E. Tiệc hoàng gia trong những dịp đặc biệt III. Các món chủ yếu trong ẩm thực cung đình Hàn Quốc A.주식류 - Món chính B.찬품류- Món phụ D. 후식류 - Các món tráng miệng C. 저장발효음식- Các món ăn lên men E. 차와 화채- Trà và Chè Phần II : Nội Dung I. Khái quát ẩm thực cung đình Hàn Quốc : * Ẩm thực cung đình Hàn Quốc trong tiếng Hàn được gọi là kungjung umsik trong suốt thời kì cận đại, ẩm thực trong hoàng cung đã phản ánh sự giàu có sang trọng của người trị vì bán đảo Triều Tiên. Sự giàu có của hoàng tộc được chứng minh qua ví dụ từ tận thời vương triều Silla, nơi mà một cái hồ nhân tạo (hồ Anapji ở Gyeongju), được tạo nên với nhiều nhà lều và đại sảnh ở giữa với mục đích chính là tổ chức tiệc tùng giao lưu hay tăng mối hòa hảo với các thế lực địa phương và là con kênh bắc qua hồ 2
3 nhân tạo, Poseokjeong, được xây dựng nên với mục đích duy nhất là để các cốc rượu trôi nổi trong khi làm thơ. Hồ Anapji Poseokjong * Món ăn cung đình là sự kết tinh nghệ thuật nấu nướng của người Hàn Quốc, bao gồm những nét đặc trưng từ những nơi hẻo lánh xa xôi nhất của đất nước. Sử dụng những nguyên liệu tốt nhất của mỗi vùng, những món ăn đã phản ánh tính đa dạng của Hàn Quốc. Vị Hoàng đế có 5 bữa ăn trong 1 ngày, trong đó 2 bữa chính gọi là Surasang. Surasang được phục vụ với 12 món ăn khác nhau cùng với cơm, kimchi và vài loại cháo. Đã có một sự cân bằng về âm và dương trong những món ăn kèm được bày theo một sự sắp xếp riêng biệt tùy theo hình dáng và màu sắc của các nguyên liệu. Các món ăn được đựng trong những chiếc bát bằng bạc, màu của nó sẽ biến đổi nếu đồ ăn bên trong có chứa bất cứ chất độc nào. Dưới đây là 2 món ăn phổ biến của ẩm thực cung đình truyền thống: - Gujeolpan (món gồm 9 phần) gồm 9 loại thức ăn từ thịt, rau, được thay đổi theo mùa. Món ăn đựng trong 9 ngăn nhỏ của một cái khay, ăn chung với bánh tráng mỏng được đặt ở trung tâm. Món ăn đẹp mắt này thường dùng để khai vị các bữa ăn chính. Gujeolpan - Sam saek món bánh gạo nếp là một thức quà truyền thống phổ biến của người Hàn Quốc. Được làm từ những quả chà là của xứ Trung Hoa, hạt thông, mật ong và 3
4 bột gạo nếp; món tráng miệng dẻo dính này được yêu thích bởi vẻ ngoài cầu kì và còn thường được dùng trong các ngày lễ. Samsaek Các món ăn cung đình Hàn Quốc luôn được chuẩn bị một cách công phu, với sự chú trọng lớn tới từng chi tiết nhỏ. Những đầu bếp khéo léo đã làm nên những món ăn đó từ những sản phẩm nông nghiệp và hải sản có chất lượng tốt nhất được mang đến từ khắp mọi miền đất nước. * Thức ăn trong cung đình không khác nhiều so với thức ăn ở ngoài cung bởi vì chúng. Điểm khác biệt chính là các món ăn hoàng cung thì ít muối và gia vị hơn. Các bữa ăn được nấu cho hoàng tộc cũng không thay đổi theo mùa giống như một bữa ăn của người dân thường. Mỗi tháng, những vị quan đứng đầu của 8 tỉnh lần lượt được diện kiến trong cung để giới thiệu những nguyên liệu đặc biệt của địa phương mình. Điều này đã mang lại cho người làm bếp sự phân loại kĩ lưỡng các nguyên liệu để sử dụng cho bữa ăn hoàng tộc. * Đằng sau một bữa ăn được chuẩn bị cho một vị vua có những ý nghĩa đặc biệt. Người dân thu hoạch vụ mùa, đánh bắt cá hay săn bắn thú và chỉ dâng lên vị vua của họ những thứ tốt nhất mà họ thu hoạch được. Thực phẩm được dâng lên đã phản ánh những nỗ lực lớn của người dân cũng như những điều kiện sống của họ ở thời điểm đó. Bởi vậy, khi những thực phẩm đó được chế biến và dâng lên vị vua, ông ta có thể thấu hiểu được cuộc sống của người dân và những điều kiện thay đổi theo mùa mà không cần phải đi vi hành khắp cả đất nước. II. Tìm hiểu về ẩm thực cung đình Hàn Quốc. A. Các bữa ăn trong ngày Ở thời Joseon thường có 5 bữa ăn được phục vụ trong cung trong 1 ngày, và những tài liệu ghi chép chỉ ra rằng hình mẫu này đã tồn tại từ cổ xưa. Bữa chính là bữa với đầy đủ các món, trong khi đó bữa ăn chiều và ăn đêm gồm những món ăn nhẹ hơn. 4
5 Bữa ăn đầu tiên, mieumsang, được phục vụ vào lúc mặt trời mọc những ngày vua và hoàng hậu không dùng thảo dược. Bữa ăn gồm có cháo (juk) được làm từ các nguyên liệu như bào ngư (jeonbokjuk), gạo trắng (huinjuk), các loại nấm (beoseotjuk), hạt thông (jatjuk) và vừng (kkaejuk). Các món ăn kèm thường có kimchi, nabak kimchi, sò, tương đậu nành và nhiều thứ khác. Người ta nghĩ rằng cháo mang lại cho vua và hoàng hậu sinh khí cho cả ngày. Surasang là tên bữa chính trong ngày: Bữa trưa được phục vụ lúc 10h sáng và các bữa tối vào khoảng từ 6 đến 7h. Bộ 3 bàn ăn (Surasang) thường được bày với 2 loại cơm, 2 loại súp, 2 loại món hầm, một món thịt hấp, một nồi rau lẩu, 3 loại kimchi, 3 loại jang và 12 món ăn kèm, hay còn gọi là 12 cheop. Bữa ăn diễn ra ở trong suragan, một phòng chỉ chuyên để dùng bữa, chỗ ngồi của vua hướng phía đông và hoàng hậu hướng phía tây. Cách ngồi này cũng thể hiện sự hài hoà giữa âm và dương. Thuyết âm dương ngũ hành của phương Đông cho rằng hướng Đông là đại diện cho tính dương và hướng Tây là đại diện cho tính âm. Mỗi bữa ăn đều có cách bày bàn riêng và được giám sát bởi người nữ hầu là sura sanggung. Những người này sẽ mở nắp đậy của món ăn rồi dâng đến vua và hoàng hậu sau khi đã đảm bảo món ăn không có độc. Sơ đồ bày bàn ăn Surasang 5
6 Natgeotsang là tên bữa ăn nhẹ được phục vụ vào khoảng 2h chiều. Sáng sớm, một tô cháo được dâng lên và nó được gọi là chojoban (bữa sáng sớm). Ngoài bữa chính thì vào bữa ăn đêm, mì, thức ăn bổ dưỡng và các loại cháo cũng được dâng lên. Các tài liệu ghi chép về bữa ăn hàng ngày trong cung thì hiếm thấy hơn các tài liệu liên quan đến bữa tiệc trong cung đình. Tài liệu duy nhất còn sót lại mà chúng ta có thể dùng để tìm hiểu về bữa ăn hàng ngày trong cung là 영조실록. B. Vị trí, cách ngồi ăn Các thành viên trong gia đình hoàng tộc không ăn chung ở 1 bàn. Nếu có 2 người cùng ăn trưa, họ ngồi ở những chiếc bàn riêng và chúng được đặt cạnh nhau. 3 chiếc bàn được chuẩn bị cho mỗi người với tên gọi là : wonban, sowanban và chaeksangban. C. Cách sắp xếp bàn ăn. Surasang được phục vụ với 3 chiếc bàn và 1 nồi lẩu. Chiếc bàn tròn lớn nhất ở giữa cao nhất là chiếc bàn chính để đặt các món chính: súp, hầm, các món ăn kèm và các món ăn lên men. Chiếc bàn nhỏ ở góc trái cao hơn để đặt cơm đậu đỏ, canh bò ninh, món tráng miệng, trà, bát và đĩa không. Nắp đậy các bát đĩa đựng món ăn cũng được đặt ở bàn này. Chiếc bàn hình chữ nhật ở góc phải thấp hơn có trứng, dầu vừng, nhiều loại rau sống và vài loại sốt. Nồi lẩu ở góc trái thấp hơn được làm nóng bằng than và thường là món jeongol (lẩu) như sinseollo. Surasang Ở một bữa ăn dành cho vua, 12 món ăn kèm khác nhau được dọn ra. Tuy nhiên, số đĩa món ăn đặt trên bàn thực tế lại nhiều hơn thế. Các đĩa thêm vào bao gồm 2 loại cơm (cơm trắng không và cơm nấu độn với đậu đỏ), 2 loại súp, 3 loại kimchi (kimchi cải thảo, kimchi củ cải và kimchi nước), 2 loại hầm (đậu xay hầm và cá muối hầm), 3 loại jang (tương đậu nành, tương khô, tương ớt) và một món hấp. Về nguyên tắc, các 6
7 nguyên liệu và phương thức nấu ăn không được chồng chéo lên nhau giữa các món ăn được chuẩn bị cho surasang. 12 món ăn kèm đựng trong những chiếc đĩa nhỏ, gồm có 9 món khác nhau (rau đã chế biến, rau tươi, cá hay thịt nướng, rau giấm, thịt cá khô, cá muối, rau chiên áp chảo và những lát thịt bò luộc) và 3 món ăn kèm đặc biệt (trứng chần, sashimi, cá thịt bỏ lò còn ấm). Surasang của ngày nay được truyền miệng lại từ những người hầu hạ trong cung và những hậu duệ cuối triều đại Joseon, bởi vậy nó có thể không đại diện cho toàn bộ thời kì Joseon. D. Nơi chuẩn bị và bộ phận phụ trách chế biến ẩm thực cung đình. Có rất nhiều cung nữ ở trong cung. Ở Hàn Quốc, một cung nữ được gọi là gungnyeo, là từ viết tắt của gungjung yeogwan (người nữ quan trong cung). Thứ bậc của các cung nữ rất đa dạng, từ một sanggung ở hạng thứ 5 đến một em gái naein 4-5 tuổi. Các cung nữ thì được phân chia thành sanggung và naein (còn gọi là nain). Khi một nain bình thường phục vụ trên 15 năm, cô ấy sẽ được ban cho chiếc kẹp tóc trang sức dành cho sanggung. Người ta thường gắn liền sanggung với sự cẩn thận và lão luyện. Điều này có thể được lý giải bởi nhiều năm kinh nghiệm trong cung của họ. Một cung nữ ở hạng sanggung được đối đãi đủ tốt để sống trong ngôi nhà riêng của cô ấy với kẻ hầu người hạ. Tên gọi cho các cung nữ rất đa dạng tùy thuộc vào tuổi, thứ hạng và vị trí. Các công việc và trách nhiệm được giao cho các cung nữ cũng có thứ bậc. Các cung nữ làm công việc thêu thùa may vá và những cung nữ làm công việc nấu ăn xếp hạng sau Jimil naein. Cũng như các cung nữ khác, một sanggung nấu nướng thường ở độ tuổi trên 40 khi mà cô ấy được tiến cử lên hạng sanggung. Khi đó, cô ấy đã là một đầu bếp tay nghề cao với kinh nghiệm hơn 30 năm nấu ăn. Ở những dịp bình thường, họ sẽ chuẩn bị thức ăn cho vua và hoàng hậu mỗi sang mỗi tối. Ở cuối triều đại Joseon, naein được gửi tới khu bếp mặc chiếc áo choàng màu ngọc bích và váy màu xanh dương giống như các cung nữ khác. Khi làm việc, họ sẽ xắn tay áo lên, mặc một chiếc áo choàng nữa, chiếc này màu tím và không có đường viền, đeo chiếc tạp dề màu trắng. Ở những cung điện riêng của vua và hoàng hậu, Sura được phục vụ. Nơi mà sura được dọn ra gọi là suragan hay sojubang, nằm ở cách xa cung của họ. Bàn ăn và thức ăn được chuẩn bị và rửa dọn ở toeseongan, một phòng để sắp xếp món ăn. Ở 7
8 sanggwabang (bếp làm đồ tráng miệng), rất nhiều loại món tráng miệng như trái cây tươi, trái cây được chế biến, bánh, trà và cháo được chuẩn bị. Trang phục của naein và sanggung Cung đình ở cuối triều đại Joseon, trong những dịp bình thường, sura sẽ do các sanggung được bổ nhiệm tới khu bếp chuẩn bị. Tuy nhiên, với những bữa tiệc đặc biệt, các đầu bếp nam gọi là daeryeong suksu chuẩn bị thức ăn ở sukseolso, bếp được xây dựng trong một gian bếp tạm. Do thức ăn cho bữa tiệc phải giết mổ cả một con bò và nấu nó trong một chiếc nồi lớn, mà việc này thì quá sức đối với phụ nữ. Daeryeong suksu, một đầu bếp đặc biệt cho những bữa tiệc, theo nghĩa đen là những bàn tay tài hoa đang chờ được hoàng cung trọng dụng. Để trở thành một suksu, một người đã phải theo dõi và học từ một suksu lão luyện trong vòng 10 năm. Có thể dễ dàng đoán được họ trở nên tài giỏi và thành thạo đến mức nào. E. Tiệc hoàng gia trong những dịp đặc biệt Khi có những sự kiện trọng đại, phải huy động một nguồn nhân lực rất lớn để chuẩn bị cho những bữa tiệc hoàng gia. Những bữa tiệc như vậy thường được tổ chức vào những dịp như: sinh nhật lần thứ 16, 40, 50, 41 và 51 của vua, hoàng hậu hoặc hoàng thái hậu; khi phong một tước vị mới; khi chỉ định chính thức hoàng thái tử; hôn lễ hay tiếp đón sứ giả nước ngoài Tiệc được chia làm các loại: jinyeon (yến tiệc đại sự), jinchan (yến tiệc trong nội cung, nhỏ hơn jinyeon), jinjak (tiệc rượu dâng vua) và sujak (tiệc rượu ăn mừng). Khi nhận được sự phê chuẩn của triều đình, một bộ phận được gọi là jinyeondogam sẽ được thành lập. Đây là một bộ phận lâm thời có trách nhiệm chuẩn bị cho bữa tiệc hoàng gia. Bộ phận này sẽ thảo luận cách thức tiến hành, mua những nguyên liệu cần 8
9 thiết và chuẩn bị nhiều hoạt động như nhảy múa, ca hát Sự chuẩn bị này mất tới nhiều tháng. Daeryeongsuksu, một đầu bếp nam chuyên về các món tiệc sẽ được mời tới để chuẩn bị cho các món ăn. Ở chính giữa của chiếc bàn được đặt trước nhà vua, thức ăn được xếp thành nhiều chồng cao và ở đỉnh của mỗi chồng được trang trí cầu kì với nhiều loại hoa làm bằng giấy, được gọi là sanghwa. Trong bữa ăn cung đình, thực đơn được gọi là changan hoặc chanpumdanja. Chanpumdanja là một cuộn giấy có ghi tên các món có trong bữa, được dùng cả ở trong những bữa tiệc và bữa ăn thường ngày trong cung đình. Chanpumdanja III. Các món chủ yếu trong ẩm thực cung đình Hàn Quốc A. Món chính -주식류 (1) Sura (Cơm): Cơm trắng, cơm đậu đỏ: Trong cung, loại cơm mà vua và hoàng hậu ăn được gọi là Sura. Thông thường có hai loại cơm là cơm trắng và cơm đậu đỏ được dâng lên trong bữa ăn. Loại gạo dùng để nấu Sura là loại gạo nhất phẩm được tuyển chọn từ các vùng của quốc gia và chỉ dành để nấu cơm dâng lên cho vua và hoàng hậu. Cơm trắng chỉ được nấu từ gạo trắng đơn thuần. Còn cơm đậu đỏ không phải là lấy gạo trộn với đậu đỏ rồi nấu lên mà người ta luộc đậu đỏ lên rồi đổ nước vào nấu cùng cơm. Vì cơm đậu đỏ có màu như ráng chiều nên còn được gọi là Hongban. Cơm Cơm đậu đỏ ngũ cốc Ogok Sura (Cơm ngũ cốc): 9
10 Gạo nếp, gạo dẻo, Chajo, đậu xanh và đậu đỏ trộn lẫn với nhau để nấu cơm ngũ cốc. Theo quan niệm cũ thì ngày rằm tháng giêng là ngày ăn chay nên sẽ ăn cơm ngũ cốc cùng với rau. Goldongban (Cơm trộn): Bibimbap còn được gọi tên là bibim. Món cơm trộn trong cung được chế biến từ nhiều loại rau củ và thịt đã được rang, trộn đều với cơm trong một cái bát lớn, ở trên mặt đặt một quả trứng tráng, vài lát cá và rong biển chiên. Theo một nguồn tài liệu khác thì trong cung, vào ngày cuối cùng của tháng Chạp, người ta phải ăn Bibimbap trong bữa ăn cuối cùng của năm và món ăn đầu tiên được ăn trong năm mới là Tteokguk. Điều này có ý nghĩa là không để những thức ăn thừa còn sót lại của năm cũ sang năm mới. Người ta sẽ sử dụng những thức ăn còn thừa đó để làm Bibimbap. Cơm trộn (2) Juk, Mieum, Eungi (Các loại cháo) : Juk, Mieum, Eungi được nấu hoàn toàn từ ngũ cốc và là loại thức ăn dạng cháo. Trong cung Juk hay Eungi thường được dâng lên vào bữa sớm hoặc bữa sáng. Có rất nhiều loại Juk, Mieum, Eungi khác nhau, dựa vào loại ngũ cốc và những nguyên liệu đặc biệt nấu thành mà có tên khác nhau. Omija Eungi : Nước quả Omija bỏ thêm mật ong rồi đun sôi, sau đó thêm bột đậu xanh vào. Omija Sok Mieum: Gạo nếp, táo ta, nhân sâm, hwangyul cho vào nước, đun kĩ rồi đổ vào bát. Có thể cho thêm các loại dược thảo khác, là món ăn vừa giúp cho hoàng thể nhanh hồi phục vừa giúp cho cơ thể khoẻ mạnh hơn. 10
11 Jat Juk (Cháo hạt thông): Nghiền nát gạo đã được ngâm trước đó rồi cho vào nồi đun kĩ với hạt quả thông. Cháo hạt thông Cháo vừng đen Haengin Juk (Cháo hạnh nhân): Hạnh nhân bỏ vỏ, nghiền nát rồi nấu chung với gạo đã giã nhỏ. Heukimja Juk (Cháo vừng đen): Vừng đen giã giập rồi nấu cùng với gạo đã giã nhỏ. Cháo vừng không chỉ được nấu từ mỗi vừng đen mà người ta còn sử dụng cả vừng trắng. Từ ngày xưa, vừng đen đã được biết đến với tác dụng giúp cho tóc đen và giữ độ ẩm cho tóc nên trong dân gian cũng được sử dụng rộng rãi. Tarak Juk: Là loại cháo nấu từ gạo ngâm nghiền nhỏ và sữa. Jangguk Juk: Cháo trắng được đun sôi, sau đó thêm thịt bò, nấm thái sợi, gia vị thích hợp đã viên thành những viên nhỏ, trộn đều và đun sôi. Tarak Jangguk Juk Juk (3) Guksu (Các loại mì) Trong cung, Guksu thường có trên bàn tiệc hoặc trong bữa ăn thường ngày, vào bữa trưa khi có khách đến, Guksu cũng được chuẩn bị một cách đơn giản để dâng lên. Loại mì làm từ bột kiều mạch được sử dụng nhiều hơn loại mì làm từ bột mì. Jangguk Naengmyeon : (Mỳ lạnh với nước dùng từ tương) 11
12 Nước dùng đun sôi với thịt bò, sau đó thả mì vào trần, được thì đổ ra bát, xếp lên trên thịt luộc cắt lát, gỏi, thịt viên, nấm, rau củ và trứng thái chỉ. Kimchiguk Naengmyeon: (Mỳ lạnh với nước kimchi muối) Sườn bò ninh nhừ rồi cho củ cải vào đun vừa tới, chần mì rồi cho vào bát, trên đặt thịt nguội, lê và kimchi. Guksu Bibim ( Mì trộn): Đây là món ăn thường ăn vào mùa xuân, người ta trộn mì với thịt bò sống, thịt nguội cắt lát, rau cần và nước sốt, sau đó xếp thịt viên, trứng thái rối và lê lên trên. Jangguk Naengmyeon Mì trộn Myeon Sinseollo : (Nồi lẩu mỳ) Thịt bắp bò, cải thảo, tôm, cuống rau cần, măng, trứng chiên thái chỉ xếp vào nồi đun lẩu theo hình vòng cung rồi đổ nước luộc thịt vào đun sôi. Luộc mì và để riêng ra một cái bát to, khi các nguyên liệu trong Sinseollo đã chín thì gắp vào bát và ăn cùng với mì. Có vị mát trong. Myeon Sinseollo On Myeon On Myeon : (Mỳ ấm nóng) Nước ninh sườn bò nêm gia vị phù hợp, mì luộc chín rồi cho vào bát, trên đặt thịt nướng hoặc thịt viên, trứng thái chỉ và một số nguyên liệu khác. Nan Myeon : (Mỳ trứng) Nan Myeon được làm từ bột mì trộn với trứng và nước nên mềm và có màu vàng nhạt. Vì là mì nước nên có thể trực tiếp cho vào nước dùng đun lên hoặc luộc rồi để riêng ra bát như On Myeon, khi ăn thì thêm nước dùng vào. 12
13 Tomi Myeon Nan Myeon Tomi Myeon: (Mỳ cá diêu hồng) Chuẩn bị cá hấp hoặc các loại cá khác cùng với nước ninh xương bò và trang trí bằng các nguyên liệu cắt lát hoặc thái chỉ giống như Sinseollo. Xếp xương bò ở dưới nồi hầm, sau đó xếp cá nguyên con lên trên, viền xung quanh xếp các nguyên liệu đã được thái chỉ theo hình vòng cung, trên mặt trang trí bằng hạt thông, quả óc chó và bạch quả, sau đó cho nước dùng vào đun lên. Đun sôi một lúc rồi cho thêm rau cải cúc và miến vào trần qua. Khi đun, thỉnh thoảng dùng dao rạch mình cá rồi rắc thêm muối và hạt tiêu. (4) Mandu, Tteokguk: (Há cảo và canh bánh tteok) Mandu có thể dùng bằng cách cho vào nước dùng rồi đun sôi hoặc hầm nhừ. Vỏ Mandu chủ yếu được làm từ bột mì, cũng có khi được làm từ bột kiều mạch. Jangguk Mandu: (Há cảo với nước dùng từ tương) Kim chi cải bắp, thịt lợn, đậu phụ và một số nguyên liệu khác vừa đủ cho vào một bánh bao nặn thành hình tròn. 병시(餠匙) nặn thành hình bán nguyệt, nhẵn. Saengchi Mandu: (Há cảo thịt gà lôi) Thịt gà lôi băm nhỏ cùng mùi tây, cải bắp, 표고 (nấm pyogo), v.v vừa đủ cho vào một bánh bao, vỏ bánh bao trộn một chút bột kiều mạch và tinh bột, nặn giống hình bánh 송편, rồi thả vào nước dùng thịt heo đun sôi. Dongah Mandu Bí gọt vỏ cắt dạng tròn, ướp một chút muối. Nhân bánh bao gồm thịt gà luộc thái nhỏ, ướp gia vị, gập thành hình bán nguyệt, cho tinh bột vào trong rồi ninh. Pyeonsu: (Há cảo vỏ mỏng gập 4 góc) Đây là món ăn vào mùa hè. Nhân bánh bao được làm từ thịt bò, dưa chuột, giá đậu xanh, nấm pyogo v.v, thái lát bột mì đã nhào thành hình vuông, cho nhân vào giữa rồi túm bốn góc và nặn lại, luộc trong nước canh rồi vớt ra. 13
14 Kyuah Sang Nhân bánh bao gồm thịt bò, dưa chuột thái lát, nấm Pyogo nấu chín kĩ. Nhào bột mì rồi tán mỏng, làm vỏ bánh hình tròn, cho nhân vào nặn giống hình hải sâm, phủ lá cây trường xuân lên trên rồi hấp. Junchi Mandu: Cá trích hấp, thịt bò băm vừa đủ, ướp gia vị, nặn bánh bao thành hình viên, cho tinh bột vào trong rồi đem hấp hoặc luộc trong nước canh thịt rồi vớt ra để ráo nước. Tteok guk : (Canh bánh tteok) Junchi Mandu: Tteok guk : (Canh bánh tteok) Thịt bò, Tteok trắng được thái thành hình đồng xu dẹt, bỏ vào luộc, trứng thái sợi và thịt xếp chồng lên nhau. B. Món phụ - 찬품류 (1) Guk/Thang : (canh / canh hầm) Món canh trong cung đình, 양지머리 (yangjimeori - thịt ngực bò), 사태(satae - thịt đầu gối bò), nội tạng để vào nồi đúc, đun lâu. 맑은국- Canh nước trong 무국 (muguk - canh củ cải) 황볶기 탕 (쇠고기 국) (canh thịt bò) 곽탕(藿湯,미역국) (canh rong biển) 송이탕(songitang - canh nấm 14
15 songi) 애탕(aetang) 봉오리탕(완자탕) (bongoritang canh nụ hoa hầm) 어알탕 (eoaltang - canh trứng cá hầm) 초교탕(chogyotang - canh gà ri hầm) 청파탕(chongpatang - canh hành xanh) 북어탕(bugeotang - canh cá buk eo) 호박꽃탕 (canh hoa bí ngô) 참외탕(chamoetang - canh bầu/bí xanh) 곰국- Canh nước thịt bò 설농탕 (雪濃湯) (seonnongtang - canh 곰탕(gomtang - canh nước 15
16 nước hầm bò) 가리비탕(garibitang - canh sò biển) thịt bò hầm) 육개장(yuggaejang - canh bò xé phay cay) 잡탕(jabtang - canh tổng hợp) 연배추탕(yeonbechutang - canh 두골탕(dugoltang - canh xương thủ cải thảo ninh nhũn) hầm) 토장국( tojangguk - canh tương bần) 냉국 (canh lạnh) 깨국탕(임자수탕) (imjasuthang canh nước vừng xay) 미역냉국( canh rong biển lạnh) 오이냉국 (canh dưa chuột lạnh) (2) 조치- Jochi : Om 16
17 Trong hoàng cung thời Joseon 찌개 (Om) rất được ưa chuộng, người ta thích thưởng thức om tương ớt. Om(맑은 찌개 - om nước trong) có vị muối nhờ cho một chút muối hoặc tôm muối vào, đậu phụ, bí ngô, củ cải đỏ, v.v bỏ vào có vị nhạt. Nguyên liệu được đựng trong tô bằng đất nung, không đặt trực tiếp trên lửa, mà cho vào một nồi cơm hoặc một nồi khác hầm cách thủy, rồi đun lại trên ngọn lửa lò than một lúc, rồi bày lên bàn ăn. 게감정 (gegamjeong - om cua nhồi gia vị) 병어감정(byeongeogamjeong - om cá Byong Eo) 굴두부 조치(guldubu jochi - om đậu & hào) 애호박젓국 조치(aehobagjeotguk jochi - om bí non muối) MyongNan muối) 오이감정(oigamjeong - om dưa chuột) 절미된장 조치(jeolmidoenjang jochi - om tương & gạo tấm) 명란젓 조치(myeongranjeot jochi - om cá 무조치(mujochi - om củ cải) 생선 조치 (om cá) 17
18 (3) 전골과 신선로 -Jeongol và Sinseollo (lẩu và nồi lẩu thập cẩm) : 전골 là món ăn gồm thịt và rau được nêm gia vị vừa đủ rồi đựng vào nồi bằng đồng, đáy sâu đặc biệt đặt trên lò than để có thể nấu hay xào, ăn một cách thoải mái. Còn sinseollo là nồi nấu lẩu thập cẩm có ống rỗng ở giữa. 전골틀(jeongoltheul) 신선로(shinseonlo) 도미면(domimyeon - mỳ cá diêu hồng) 낙지전골(nagjijeongol - lẩu bạch tuộc) 두부전골( dubujeongol - lẩu đậu) (4) 찜, 선- Jjim (hấp), Seon (thái chỉ) Món hấp được chế biến bằng cách ướp kĩ rau, thịt cùng các loại gia vị trong nước và làm chín bằng hơi nước. Hấp như vậy vừa làm cho thịt bò, đuôi bò, 사태 (satae thịt đầu gối bò), sườn lợn, v.v được thấm gia vị đậm đà hơn trên ngọn lửa nhỏ liu diu trong thời gian lâu, vừa làm cho rau, cá, cua, trai, hến, v.v được hầm chín từ từ bằng 18
19 hơi nước. 선(膳) là một loại ẩm thực món hầm, được làm từ rau, cá, đậu phụ, v.v Món này được chế biến từ các nguyên liệu thực vật chủ yếu là bí đỏ, dưa chuột, cà, cải bắp, đậu phụ, v.v, và nguyên liệu từ động vật là thịt bò và thịt gà, cùng các loại rau mùi khác được ninh nhừ. 19
20 생복찜(saengbokjjim - cá Bok Eo 대하찜(daehajjim - tôm to hấp) tươi tẩm hấp) 부레찜(burejjim - bong bóng cá tẩm hấp) 도미찜(domijjim - cá diêu hồng tẩm hấp) 송이찜(songijjim - nấm Song I 떡찜(ttokjjim - bánh tteok hấp) hấp) 죽순찜(juksunjjim - măng hấp) 우설찜(useoljjim - lưỡi bò tẩm hấp) 배추꼬리찜(bechukkorijjim - cuống cải thảo hấp) 가리찜(garijjim - sò biển hấp) 사태찜 (sathaejjim - thịt đầu gối bò hấp) (5) Sengje - rau tươi trộn gia vị 20
21 Sengje trong cung đình được làm tương tự như món salad mà người dân thường ăn với các nguyên liệu chủ yếu như dưa chuột, củ cải, hoa chuông (6) Namul (rau mầm trộn gia vị) : Sengje Namul Món rau mầm tươi cũng là một món ăn rất độc đáo trong cung. Nguyên liệu chủ yếu là thực vật (củ cải đỏ, dương xỉ, dương xỉ diều hâu, hổ phách, chồi non của cây, hoa chuông, măng non ) nên khi ăn món ăn này người ăn luôn có cảm giác sảng khoái bởi vị tươi mát của nó. (7) Jorigae, jo (Ninh, kho) : Trong cung, loại thức ăn được ninh nhừ, hầm nhừ được gọi là Jorigae. Loại thức ăn này có ý nghĩa như một món ăn phụ được làm chủ yếu từ cá như cá vàng, cá croaker, sữa đậu đông và các loại rau. Nó có mặt trong bàn ăn cung đình với tác dụng tăng cường khí chất, khí thể cho người ăn. Các món Jorigae thường được bảo quản trong một thời gian dài rồi ăn cùng với Jangrorim (một món ăn được làm từ thịt bò) giúp tăng cường sức lực, khí thể. Jo là một món ăn với ý nghĩa ban đầu tương tự như loại món ăn được quay lên, nhưng theo nghệ thuật nấu ăn trong cung đình Hàn Quốc nó được làm giống như loại thức ăn được hầm nhừ rồi sau đó người ta cho thêm bột để nó đông lại thành một loại món ăn có dạng như soup. Món Jo được chế biến chủ yếu từ trai biển, ốc bào ngư, hải sâm. - Uyuk Jorigae - Pyeonyuk Jorigae - Jang dokdoki - Jeonbok Jo (8) Jeonyuhwa (bột rán) : 21
22 Các món chiên, rán trong cung được gọi chung bằng cái tên là Jeonyuhwa. Nó bao gồm các món được làm chủ yếu từ cá thu, cá croaker như: Guljeon - hào rán với bột, Daehajeon - tôm to chiên, Seujeon - tôm chiên. Khi làm món ăn này người ta còn tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng gà rồi cho vào chiên để làm món Hwasekjeon và Hwangsekjeon - Daehapjeon - Seujeon - Putgojujeon - Yeongeunjeon - Nokdubindae ttok - Pajeon (9) Gui, Jeok (Nướng, xiên nướng) : Gui có thể được làm từ nhiều nguyên liệu, và nó cũng được làm hằng ngày như các món Kim Gui, Sengseon Gui, Deodeok Gui, Bulgogi. Ta có thể chia Gui thành nhiều loại tùy theo loại gia vị mà nó được tẩm như: Gui muối, Gui tương ớt và Gui tẩm gia vị tổng hợp. Jeok là một loại món ăn được làm từ các nguyên liệu chủ yếu như: thịt, rau, nấm. Cá nguyên liệu này được tẩm gia vị rồi xiên tất cả vào que xiên lớn sau đó đem nướng lên. Một số loại Jeok trong cung như: Doreup Jeok, Ttoksan Jeok, Pasan Jeok, Yuksan 22
23 Jeok, Bandeureumi Jeok cũng có phương pháp chế biến tương tự như phương pháp chế biến thường ngày của người dân. Ngoài ra người ta còn dùng các nguyên liệu như cá trắng nhỏ, tim, cật động vật để chế biến món Jeok trong cung. - Gari Gui - Neobi ani - Po Gui - Taksan Jeok - Sengji Gui - Daehap Gui - Dodok Gui - Eosan Jeok - Songisan Jeok - Hwayang Jeok - Japnureunm Jeok - Seopsan Jeok - Kimji Jeok (10) Hoe (Gỏi): Hue là món gỏi cá hay thịt. Loại món ăn này không được nấu chín bằng nhiệt mà người ta ăn sống với mù tạc, dung dịch bột ớt trộn giấm hay dung dịch giấm xì dầu. - Yuk hue : gỏi thịt bò - Gaksek hue : gỏi tổng hợp - Gap hue : gỏi lòng bò - Minari hue : gỏi rau cần - Sengseon hue : gỏi cá sống - Eoje : (11) Jang Gwa 23
24 Ban đầu, người ta gọi món ăn gồm những lát củ cải ướp tương (củ cải được cho vào xì dầu, tương ớt, tương rồi bảo quản trong một thời gian dài) là món Jang Gwa. Nhưng ở trong cung món Jang Gwa được ướp với những nguyên liệu riêng. Nguyên liệu chế biến món Jang Gwa chủ yếu là củ cải, dưa chuột, lõi bắp cải, mùi tây. (12) Pyeonyuk (Thịt luộc thái miếng) : Nếu làm món Pyeonyuk từ thịt ở đầu bò, thịt ở ngực bò hay thịt ba chỉ hoặc thịt vai của lợn là thích hợp nhất. Pyeonyuk làm từ thịt bò nếu chấm với nước xì dầu trộn giấm thì mùi vị rất phù hợp. Và để có món Pyeonyuk làm từ thịt lợn thật ngon người ta thường gói lẫn cả bắp cải muối và tôm tẩm muối. (13) Jokpyeon (giò đông) : Người ta làm món Jokpyeon bằng cách đun sôi hỗn hợp gồm các phần thịt dai, gân, da bò trong một thời gian khá lâu để cho chất gelatin tan chảy ra. Sau đó người ta múc ra những cái đĩa có hình vuông. Khi nó đông lại thì người ta thái thành những lát mỏng rồi chấm với gia vị. - Yongbong Jokpyeon - Jok Jang Gwa (14) Tuy Gak, Boo Gak, Ja Gak (Món lướt ván) : Món Boo Gak sử dụng nhiều khoai tây, ớt, lá vừng, lá kim. Người ta phết gia vị lên lá kim, tảo biển rồi cuộn lại cho lên vỉ để nướng hoặc đem chiên với dầu để tạo thành một món ăn thêm. (15) Po (Thịt xẻ miếng lớn) : - Yak Po - Jang Po 24
25 - Pyeon Po - SengJi Po - Eo Po - Jeon Bok Sam - Po Sam (16) Sam (Món cuộn): C. 저장발효음식- Các món ăn lên men (1) Kim chi Jeotgukji (Kim chi bắp cải có nước và nhiều cá muối) Jeotgukji là món Kim chi cao cấp, vào vụ muối Kim Chi cho mùa đông, bắp cải muối cùng củ cải, ngò tây, mù tạt, bạch tuộc nhỏ, bột ớt, cá đù vàng, hàu, sò vv và các loại gia vị khác được cho vào nước canh ức bò (cũng có thể hòa cùng nước cá muối) rồi được ngâm cho chua. Bởi trong Jeotgukji có cá đù vàng nhỏ và nhiều loại hải sản khác nên món Kim chi này có mùi vị khá nhẹ và thanh đạm. Seokbakji 25
26 Củ cải, cải bắp được thái thành từng lát mỗi chiều rộng khoảng 5cm được muối chung cùng nhau sau đó được trộn cùng với nhiều loại gia vị khác được gọi là Seokbakji, một loại kim chi khác thường có trong ẩm thực cung đình. Trong cung đình, những món kim chi được dọn lên cho vua dùng tất cả đều phải được thái nhỏ vừa phải và cân đối, bắp cải cũng chỉ chọn những loại có nhiều lá tươi ngon để muối riêng và dọn lên cho nhà vua. Jangkimchi Jangkimchi là một loại canh kim chi được làm từ củ cải, cải bắp muối cùng nhiều loại rau củ khác. Cải bắp và củ cải được thái lát chiều rộng khoảng 4cm sau đó được cho vào tương muối chung cùng nhau. Hành, tỏi, gừng xắt nhỏ, nấm pyogo, lê, hạt dẻ vv cũng được thái lát mỏng. Tất cả những nguyên liệu trên được trộn lên cùng nhau rồi được đổ nước vào và đun chín. Songsongi Kim chi songsongi được người bình dân gọi là kkakdugi (kim chi củ cải xắt khối lập phương), nhưng vì các cung nữ trong cung thường không được phép phát âm mạnh, há miệng quá rộng mà phải ăn nói nhỏ nhẹ, nên họ gọi nó là songsongi. Củ cải trắng ngâm muối được xắt nhỏ thành những khối lập phương được trộn và đun lên cùng với 26
27 lõi bắp cải, hành, ngò tây, hàu hay sò và nhiều gia vị khác. Củ cải đun hơi sôi rồi được dọn lên thì được gọi là sukkakdugi (2) Jeotgal (Mắm cá muối) Trong các loại Jeotgal thì tôm muối và cá trồng muối là những nguyên liệu thành phần chủ yếu để làm các món Kim chi còn trứng cá pollack muối, mực ống muối, ruột cá pollack muối, hàu ướp muối ớt, trai muối thì được dùng làm các món ăn phụ. Jeotgal được dùng trong cung đình không phải là Jeotgal được muối trong cung mà là do các vùng trong cả nước lựa chọn những loại ngon nhất, tốt nhất làm vật phẩm dâng tiến lên nhà vua. Các loại Jeotgal được dùng chủ yếu trong cung đình là cá đù vàng muối và tôm muối. D. 후식류- Các món tráng miệng (1) Tteok Jjineun Tteok (Tteok hấp) Bánh Tteok hấp thành từng lớp gồm có một số loại như: 백설기 - Baek Seolki (Tteok bột gạo trắng), 콩설기(Tteok được phủ nhiều lớp đậu mỏng), Kam Seolki Kam Seolki (Tteok hồng vàng), 밤설기- Bam Seolki(Tteok hạt dẻ), 쑥설기- Ssuk 27
28 Seolki (Tteok ngải), 잡과병- Jap Kwabyeong (một loại Tteok được làm từ quả hồng khô, táo tàu, hạt dẻ, hạt thông, quả óc chó, nhãn, nho khô ) v.v Bánh Tteok nhiều lớp này được làm bằng cách phủ lần lượt lên mỗi lớp bánh bột gạo hoặc bột gạo nếp, đậu đỏ, đậu xanh, vừng rồi đem hấp cách thủy. Tteok đậu đỏ hấp tiêu biểu nhất cho loại bánh Tteok này. Người ta còn trộn thêm vào bột gạo mật ong và bột một số loại thảo mộc khác. Còn bột khô phủ ngoài bánh có thể được thay thế bởi hạt dẻ, táo tầu, hạt thông xay nhỏ tạo nên nhiều màu sắc trang trí đẹp mắt. Tteok hấp được thưởng thức theo mùa như sau: mùa xuân với 쑥설기- Ssuk Seolki (Tteok ngải), 느티떡 (một loại Tteok có lá cây zelkova); mùa hạ với 수리치떡- Surichi Tteok (Tteok làm từ một loại cây sống ở đầm lầy), 상치떡- Sangchi Tteok (Tteok rau diếp); mùa thu thì có 물호박떡- Mulhobak Tteok (Tteok bí đỏ già), 무떡 Mu Tteok (Tteok củ cải) và mùa đông thì có các loại 호박고지떡 Hobakkoji Tteok (Tteok có những lát bí đỏ non) hay cho táo tầu, hạt dẻ, hồng khô vào làm 잡과병 -> chữa các bệnh vặt nhẹ. 백설기 - Baek Seolki 물호박떡 - Mulhobak Tteok 쑥설기- Ssuk Seolki Chineun Tteok (Tteok giã) Bột gạo hay bột gạo nếp sau khi hấp chín được cho vào cối giã nhuyễn rồi mới được dùng để làm một số loại Tteok như là : In Jeolmi, Heuin Tteok, Jeon pyeon, Trong khi giã gạo gạo làm Tteok người ta còn bỏ thêm cây ngải hay vỏ trong của cây thông và từ đó sẽ có thêm các loại Tteok: 쑥절편 Ssuk Jeolpyeon (nếu bỏ thêm ngải), 송기절편 Songki Jeolpyeon (nếu bỏ thêm vỏ trong của cây thông vào gạo) 28
29 In Jeolmi Bitneun Tteok (Tteok nặn, có hình khối) - Danja: bột gạo nếp được trộn với nước và đem hấp, sau đó nhào lên và nặn hình tròn hoặc cho vào nước sôi luộc. Người ta cũng có thể nặn Tteok hình hoa anh đào sau khi giã nhuyễn bột và nặn với kích thước cân đối rồi rắc bột khô lên - Kyeongtan: đây là loại Tteok được làm từ bột gạo nếp hoặc bột kê nhào nhuyễn rồi nặn thành hình tròn và luộc chín sau đó rắc bột đậu tương, vừng lên trên - Songpyeon: lại được làm từ bột gạo tẻ nhào, sau đó cho thêm vào đậu tương, vừng, hạt dẻ rồi nặn như hình con trai, con sò. Khi hấp còn rắc thêm nhiều lớp lá thông vào trong nồi hấp. Người ta cũng có thể cho ngải hay vỏ trong cây thông vào trong bột gạo trong lúc giã để làm 쑥송편- Ssuk songpyon và 송기송편- Songki Songpyeon. Danja Kyeongtan Songpyeon Jijineun Tteok (Tteok rán) Bột gạo nếp nhào nhuyễn rồi nặn thành nhiều hình thù sau đó được rán lên làm thành các loại Tteok như: 화전- Hwanjeon (Tteok ngọt được trang trí bởi các cánh hoa), 주악- Juak, 부꾸미- Bukkumi 29
30 Yaksik Bột gạo nếp được ngâm nở sau đó đem hấp rồi được trộn lên cùng với dầu vừng, tương, mật ong, đường, bột quế và được rắc hạt dẻ, táo tàu hạt thông lên trên. Yaksik Cheungpyeon Bonguri Tteok Cheungpyeon Đổ rượu vào bột gạo rồi nhào nặn cho nhuyễn, ủ cho lên men rồi cho vào khung Cheungpyeon và rắc hạt thông, táo tầu xắt nhỏ trang trí lên trên vào đem đi hấp. Trước đây còn được gọi là Sultteok (Tteok rượu) hay 기주떡- Kiju Tteok Bonguri Tteok (Tteok hình đỉnh núi) Còn được gọi là 두텁떡, 합병(盒餠), 후병(厚餠). Được làm từ đậu đỏ hấp, nêm thêm đường, bột quế và được rắc bột khô lên trên. Khi cất giữ, rắc thêm bột đậu đỏ và một thìa bột gạo nếp cùng với hạt dẻ, táo tầu, hạt thông rắc lên trên, rồi bên trên lại rắc tiếp bột đậu đỏ tạo thành nhiều lớp để bảo quản. (2) Kwaja (Bánh kẹo): Kangjeong (Một dạng bánh quy ngọt với dầu vừng và đậu) Đây là loại bánh quy được làm từ: bánh bột gạo nếp xắt hình hạt gạo, rắc lên nền Kangjeong khô rồi rưới nước đường hay mật ong lên. Hạt thông, bột quế cùng nhiều loại bột khô khác cũng được rắc lên trên. Yumingkwa 30
31 Là loại kwaja được làm từ bột khô trộn với dầu vừng, mật ong nước gừng rồi nhào nhuyễn lên và cho vào rán, khi bỏ ra cho thêm mật ong. Dựa vào kích thước to hay nhỏ và hình dạng ta có các loại như: Daeyak Kwa, Mo Yakwa, Jung Yakwa, So Yakwa Yumingkwa Suksilkwa Kangjeong Suksilkwa Hoa quả đã được nấu chín đem đun với hạt hẻ, táo tầu, mật ong cho đến khi cạn nước rồi được nhào một lần nữa với mật ong. Kwapyeon Là kwaja có vị giống nho, được làm từ sơri, củ cải, quả mơ trộn với mật ong, tinh bột và đun cho đến khi cạn nước, sẽ được dạng cứng và mịn, phẳng như thạch rồi cắt nhỏ thành hình vuông hay hình chữ nhật. Kwapyeon Dasik Yuja Jeongkwa Dasik (Một loại kẹo có hoa văn, họa tiết dùng khi uống trà) Bột ngũ cốc, thảo dược, phấn hoa được trộn cùng mật ong rồi được đổ vào khuôn làm thành nhiều hình đẹp mắt. Jeongkwa Một dạng mứt được làm từ quả thanh yên, quả mộc qua, gừng, cây hoa chuông, ngó sen, nhân sâm được cho vào hỗn hợp dung dịch gồm mật ong, nước đường rồi đun cho đến khi cạn nước. Yeotkangjeong 31
32 Là một loại kwaja được làm từ đậu tương rang, vừng, tía tô, lạc, hạt thông trộn cùng mạch nha rồi được xắt thành nhiều phần nhỏ E. 차와 화채- Trà và Chè (1)차- Trà Thời Joseon tôn sùng Nho Giáo mặc dù người dân thường nhìn chung chưa có thói quen, tập tục thưởng thức trà.thế nhưng trong cung đình, đặc biệt vào những dịp trọng đại mang tính quốc gia, trà thường được dâng lên và những lễ nghi khi uống trà cũng từ đó mà có. Trà được pha bởi nhân sâm, gừng, omicha, kugicha, thanh yên, táo tầu, mộc qua và hoa quả. (2) 화채- Chè Chè được làm từ nhiều loại hoa quả phổ biến theo từng mùa như: dâu, quýt, sơri, đào, dưa hấu, lê tách nước hoa quả riêng rồi chế biến. Ngoài ra còn có loại được làm từ các hạt ngũ cốc rang khô tán thành bột rồi cùng với phấn thông được cho vào nước mật ong. Chè Ochima thì còn có hoa Jindalle thả nổi ở trên. 32
33 Phần III. Kết luận Trên đây là những tìm hiểu khái quát nhất của nhóm chúng tôi về ẩm thực cung đình Hàn Quốc, từ những món ăn chính, đến các món phụ thường có, các món kim chi, lên men, tteok cùng cả các món tráng miệng. Ngôn ngữ và văn hóa có mối liên hệ mật thiết với nhau bởi vậy bên cạnh việc nghiên cứu học tập ngoại ngữ thì việc khám phá tìm hiểu văn hóa của đất nước đó cũng không kém phần quan trọng. Trong đó thì ẩm thực luôn là một phương diện thú vị và mang nhiều nét đặc trưng cho văn hóa của một quốc gia. Ví dụ như, chỉ riêng việc tổng hợp lại tên các món ăn ta cũng có thể thấy được nhiều điều thú vị: từ cách đặt tên (chủ yếu là tên nguyên liệu + cách chế biến) đến khái niệm : các khái niệm như 찜 (chỉ các món gồm thịt, rau và nhiều loại gia vị được hầm cùng nhay hoặc được đun cho tới khi xâm xấp nước), 탕 (là một loại canh có nhiều phần cái gồm rau, thịt và nhiều loại gia vị mà nước canh lại ít), 국( là các loại canh gồm thịt, cá, rau, gia vị được đun sôi với nước) qua đó, khi bắt gặp tên các món ăn chỉ cần nhìn vào các khái niệm này ta cũng có thể đoán được món đó thuộc loại nào và có đặc điểm ra sao Chúng tôi thấy là như vậy, các món ăn cung đình đảm bảo được các yếu tố: đẹp mắt, ngon, bổ, an toàn; được làm từ các nguyên liệu tốt nhất, cách nấu cầu kỳ và đa dạng nên là nền tảng cho nền ẩm thực đầy đặc sắc của món ăn Hàn Quốc hiện đại... Với những gì đã tìm hiểu và tổng hợp lại được chúng tôi mong sẽ giúp ích phần nào cho những người những sinh viên, những người học tiếng Hàn Quốc và yêu mến văn hóa Hàn như chúng tôi về ẩm thực Hàn Quốc nói chung và ẩm thực cung đình Hàn Quốc nói riêng. Phần IV : Tài liệu tham khảo 한국 음식대관 제 6 과 : 궁중의 식생활 사철의 식생활. 33
34 BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG HÀN Giáo viên hướng dẫn: Th.s Phạm Thị Ngọc Sinh viên thực hiện: Đinh Thúy Hằng 2H.09 Tạ Thu Hà I. Phần mở đầu: 1. Mục đích nghiên cứu: 2H.09 Trong xu thế phát triển và hội nhập như hiện hiện nay, các quốc gia đang không ngừng giao lưu, trao đổi và hợp tác với nhau trên rất nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục vv... Do nhu cầu học và tìm hiều về ngôn ngữ và văn hóa của các quốc gia đang ngày tăng lên nên không chỉ tiếng Anh, Nga, Pháp vv...mà nhiều mà các thứ tiếng khác cũng được chú trọng và đưa vào giảng dạy nhiều hơn ở các trường đại học. Trong đó không thể không kể đến tiếng Hàn Quốc, một ngôn ngữ của quốc gia nằm ở khu vực Châu Á và không quá xa so với Việt Nam về mặt địa lý. Song, ngôn ngữ của bất kì quốc gia nào cũng luôn có những nét tương đồng và khác biệt với một ngôn ngữ của quốc gia khác. Đó chính là khó khăn của những người nước ngoài nói chung và người Việt Nam nói riêng khi tiếp cận với tiếng Hàn Quốc. Như chúng ta đã biết, học một ngôn ngữ đòi hỏi chúng ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm vv Thế nhưng sẽ càng khó khăn hơn đối với người học khi ngôn ngữ tiếng nước ngoài lại không cùng hệ chữ cái với ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Hiện chúng em đang là sinh viên năm nhất khoa tiếng Hàn Quốc trường đại học Hà Nội,thì khó khăn ban đầu của chúng em khi tiếp cận với ngôn ngữ này cũng chính là hệ chữ cái tiếng Hàn khác hoàn toàn so với tiếng Việt. Bởi vậy, việc trước tiên khi muốn học tốt tiếng Hàn là phải tìm hiểu và hiểu rõ được bảng chữ cái của nó đồng thời nắm bắt những đặc điểm quan trọng để giúp chúng ta dễ dàng hơn trong tiếp cận với tiếng Hàn. Bởi những lí do trên cùng với mong muốn tìm hiểu về đặc điểm của bảng chữ cái tiếng Hàn mà chúng em quyết định chọn để tài Bước đầu tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của bảng chữ cái tiếng Hàn làm đề tài nghiên cứu trong báo cáo khoa học này với mong muốn không chỉ bản thân có thêm hiểu biết sâu hơn về bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc mà với kết quả của báo cáo khoa học này sẽ 34
35 là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn sinh viên đang học tiếng Hàn nói chung và những ai quan tâm đến tiếng Hàn nói riêng. Hy vọng từ kết quả của báo cáo khoa học này sẽ giúp mọi người có những hiểu biết sâu rộng hơn về bảng chữ cái tiếng Hàn để học tiếng Hàn được tốt hơn. 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: Do phạm vi nghiên cứu có giới hạn nên trong bài nghiên cứu này, chúng em chỉ tập trung vào tìm hiểu sơ lược về lịch sử cùng sự phát triển và đặc điểm của bảng chữ cái Hangeul. Là sinh viên năm thứ nhất, chúng em cũng chưa có đủ kinh nghiệm và năng lực để tự mình làm một nghiên cứu chuyên sâu hơn nên phương pháp sử dụng của chúng em ở đây là dựa trên những tổng hợp, phân tích các tài liệu về lịch sử, đặc điểm ngôn ngữ mà chúng em thu thập được để tìm, nêu, liệt kê và đưa ra được những đặc trưng cơ bản của bảng chữ cái tiếng Hàn. Mong muốn đơn giản của chúng em là chỉ muốn tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc cùng bảng chữ cái Hangeul. 3. Lịch sử nghiên cứu: Về Hàn Quốc học nói chung và tiếng Hàn nói riêng đã được tập trung nghiên cứu sâu rộng. Trong những năm gần đây, ngành Hàn Quốc học bắt đầu phát triển ở Việt Nam với nhiều đề tài nghiên cứu của các nhà chuyên môn, của các giảng viên trực tiếp giảng dạy bộ môn tiếng Hàn cũng như những sinh viên đang trực tiếp học tập tiếng Hàn ở Việt Nam. Trước khi chúng em bắt đầu tìm hiểu thì đã có rất nhiều những bài nghiên cứu về đề tài này ra đời và cũng có những kết quả nhất định như các đề tài sau: - Vua Sejong và sự sáng tạo chữ Hangeul của TS.Lê Đình Chỉnh Khoa Phương Đông học, trường Đại học KHXH và NV Hà Nội. - Về sự sáng tạo chữ viết Hangeul Huấn dân chính âm và vai trò của nó trong phát triển văn hóa giáo dục Korea của GS.TS Lê Quang Thiêm Khoa Phương Đông học, trường Đại học KHXH và NV Hà Nội. Thực tế không chỉ có hai công trình nghiên cứu của hai nhà nghiên cứu trên về đề tài này mà có nhiều công trình nghiên cứu liên quan khác nữa của các nhà ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu Việt Nam và Hàn Quốc. Nhưng do năng lực còn nhiều hạn chế nên chúng em chưa thể tìm để đọc hết được các tài liệu nghiên cứu đó nên xin phép không nêu ra trong báo cáo khoa học này. Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng em chỉ mong 35
36 muốn tổng hợp, phân tích để nêu và đưa ra các đặc điểm chính của bảng chữ cái tiếng Hàn. II. Phần nội dung: 1. Lịch sử ra đời của chữ Hangeul: 1.1 Vua Sejong_người sáng tạo ra chữ Hangeul: Vua Sejong ( ) là vị vua thứ 4 của triều đại Choson ( ). Đây là vị vua được đánh giá là vĩ đại nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Ông là học giả ngôn ngữ rất siêu phàm và đặc biệt ông được biết đến là một người có rất nhiều kiến thức về âm vị học. Dưới triều đại Choson đã có nhiều lĩnh vực khoa học ra đời, nhanh chóng phát triển và để lại những thành tựu có giá trị lớn như : Năm 1442, Hàn Quốc đã sáng chế ra máy đo lượng mưa, đi trước phát minh của phương Tây khoảng 2 thế kỷ. Vào thời gian này, nghề in của Hàn Quốc cũng phát triển mạnh mẽ. Năm 1403, Nhà nước cho thành lập xưởng đúc chữ và con chữ bằng đồng đã ra đời gọi là chữ kyemy, đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc của nghề in trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, trong tất cả những thành tựu được sáng tạo, thành tựu lớn nhất của vua Sejong là việc sáng tạo ra chữ Hangeul Bảng chữ cái tiếng Hàn Lịch sử ra đời của chữ Hangeul. Sự ra đời của hệ thống Idu (chữ Idu giống chữ Nôm của người Việt và chữ Kana của người Nhật Bản) trong thời kì hưng thịnh của vương quốc Silla (vào đầu thế kỉ 8) đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ về văn hóa trong lịch sử Hàn Quốc. Hệ thống chữ Idu cho phép viết các từ tiếng Hàn sang tiếng Trung Quốc. Các phương pháp ra đời sau đó đã cho phép đọc tiếng Trung Quốc và viết các câu tiếng Hàn đơn giản. Hệ thống chữ Idu cũng được các học giả Nhật Bản thời đó sử dụng vào hệ thống viết tiếng Nhật có tên gọi là Manyokana. Trước khi chưa có chữ viết thì người Hàn Quốc đã sử dụng Hanja để làm ngôn ngữ của dân tộc mình, nhưng chỉ dừng lại ở giới quý tộc vì nó rất khó học và khó viết. Thế nên đa phần người dân Hàn Quốc thời đó đều mù chữ và dẫn đến việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức. Chính vì lí do đó,vua Sejong đã cùng các học giả trong Tập Hiền Điện đã nghiên cứu để sáng tạo ra chữ tiếng Hàn. Trong hoàng gia lúc đó, một bộ phận quan lại vốn là những quý tộc đã không những không hưởng ứng ý tưởng của Vua Sejong 36
37 trong việc chế tạo ra chữ hangeul mà còn có nhiều ý kiến chống đối ông. Thời điểm đó, giai cấp thống trị và quý tộc cho rằng họ cần phải bảo vệ sự độc quyền của họ trong học vấn bằng cách tiếp tục sử dụng hệ thống chữ Hán. Tuy nhiên, vượt qua những trở ngại trên, vua Sejong vẫn cương quyết đẩy mạnh sự phát triển của bảng chữ cái Hangeul. Và sự ra đời của bảng chữ cái này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử dân tộc Hàn. Trong thời kì Nhật Bản cai trị ( ) việc sử dụng chữ Hangeul đã bị gián đoạn. Sau năm 1945,chữ Hangeul đã được sử dụng trở lại. 2. Đặc trưng và ý nghĩa của bảng chữ cái Hangeul: 2.1. Đặc trưng và cấu tạo của chữ cái Hangeul.: Khi mới sáng lập, không phải tên gọi ban đầu của bảng chữ cái là Hangeul ( 한글 ) mà là Hunmin Jeongeum (훈민정음) nghĩa là Huấn dân chính âm, tức dạy cho người dân phát âm đúng (âm xác thực dùng để dạy học). Tên gọi hiện nay là Hangeul ( 한글 ) là tên gọi được vua Jusi Gyeong đưa ra vào năm Về cấu trúc, Hangeul là một hệ thống các kí hiệu dựa trên biểu tượng của trời, đất và con người và các cơ quan phát âm như lưỡi, môi, răng, cổ, họng Những phụ âm cơ bản vận dụng thuyết âm dương ngũ hành được tạo ra theo hình dáng của miệng, những nguyên âm cơ bản thì thể hiện hình dáng và vận dụng thuyết thiên địa nhân. Với các kí hiệu ᆞ, ㅡ, ㅣ tượng trưng cho trời, đất và con người. Chữ cái tiếng Hàn được tạo ra từ sự kết hợp của 3 chữ này thế nhưng điều gây ngạc nhiên chính là sự phản ánh trong từng dáng vẻ của chữ, nét hài hòa của nguyên âm với đặc trưng quan trọng của tiếng Hàn. Trong tiếng Hàn Quốc có nguyên âm ( nguyên âm dương tính) tạo ra cảm giác sáng sủa và nhẹ nhõm và nguyên âm ( nguyên âm âm tính) thì mang đến cảm giác ảm đạm và nặng nề thế nhưng vua Sejeong đã đặt tất cả các cảm giác này vào trong chữ cái. Có nghĩa là ㅏ có dáng vẻ của mặt trời mọc lên từ phía Đông nên là nguyên âm sáng còn ㅓ có dáng vẻ của mặt trời lặn về phía Tây là nguyên âm tối. Mặt khác ㅗ mang hình ảnh của mặt trời mọc lên từ đất nên là nguyên âm sáng còn ㅜ mang dáng vẻ của mặt trời lặn xuống đất nên là nguyên âm tối. Ở đây âm y được thêm vào và tạo thành các nguyên âm ㅑ, ㅕ, ㅠ. Có thể nói rằng đây đúng là một hệ thống chữ cái nguyên âm rất hợp với đặc trưng của tiếng Hàn. 37
38 Bảng chữ cái công bố đầu tiên bao gồm 28 con chữ bao gồm 7 kí hiệu ghi nguyên âm, 17 kí hiệu ghi phụ âm và 4 kí hiệu phụ nhưng trong quá trình hình thành và phát triển chỉ còn có 24 con chữ và cho đến nay là 21 nguyên âm ( 10 nguyên âm đơn : ㅣ, ㅔ, ㅐ, ㅏ, ㅓ, ㅗ, ㅜ, ㅡ, (ㅚ, ㅟ); 11 nguyên âm đôi : ㅑ, ㅕ, ㅛ, ㅠ, ㅘ, ㅝ, ㅢ, ㅖ, ㅒ, ㅙ, ㅞ ) và 19 phụ âm. (ㄱ,ㄲ, ㄴ, ㄷ, ㄸ, ㄹ, ㅁ, ㅂ, ㅃ, ㅅ, ㅆ, ㅇ, ㅈ, ㅉ, ㅊ, ㅋ, ㅌ, ㅍ, ㅎ) Cũng giống như tiếng Việt, tiếng Hàn về cơ bản chữ cái được kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm mà thành. Nguyên âm có dạng nằm dọc thì phụ âm được xếp ở vị trí bên trái còn nguyên âm có dạng nằm ngang thì phụ âm được xếp ở vị trí bên trên. Nguyên âm có dạng kết hợp cả nằm ngang và dọc được gọi là nguyên âm đôi và đối với trường hợp của nguyên âm đôi thì phụ âm được viết ở phía bên trên. Tiếng Hàn có những trường hợp chữ cái chỉ được tạo ra từ một nguyên âm và lúc này thì ㅇ được viết ở vị trí của phụ âm. Cuối cùng là chữ có dạng phụ âm + nguyên âm + phụ âm và phụ âm cuối được gọi là patchim. Nó được viết ở phần dưới cùng của chữ và trong trường hợp chữ có hai patchim thì hai chữ cái này được viết ngang bằng nhau. Các cách kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm trong tiếng Hàn được cho bởi bảng sau: Phụ âm + nguyên âm + phụ Nguyên âm Phụ âm + nguyên âm âm ㅇ ㅇ ㅅ ㅊ ㅏ ㅗ (patchim ghép) ㅏ ㅗ ㅊ ㄱ ㅐ ㄷ ㅏ ㄹ ㄱ 2.2. Ý nghĩa của sự ra đời bảng chữ cái Hangeul: Sự ra đời của bảng chữ cái Hangeul có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong lịch sử về văn hóa và khoa học của Hàn Quốc. Sự xuất hiện của chữ Hangeul đã đưa đất nước và người dân Hàn Quốc thoát khỏi nạn mù chữ, thiếu hiểu biết. Đây là dấu ấn lịch sử đánh dấu thời điểm người dân Hàn Quốc đã có thể ghi lại tiếng nói của mình, ngôn ngữ của mình bằng chính chữ viết do dân tộc mình 38
39 sáng tạo ra. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi Hangeul là niềm tự hào, hãnh diện to lớn của người dân Hàn Quốc. Và nó cũng là bộ chữ duy nhất trên thế giới có ngày kỷ niệm của riêng nó, ngày 9/ Các yếu tố du nhập từ các nước Phương Tây trong Hangeul và phạm vi sử dụng của Hangeul: 3.1. Yếu tố du nhập phương Tây trong Hangeul : Ách thống trị của Nhật Bản ở Triều Tiên kết thúc cùng với thất bại của Nhật Bản trong Đại chiến Thế giới II năm 1945, quân đội Mỹ kiểm soát miền Nam Triều Tiên trong khi quân đội Liên Xô kiểm soát miền Bắc Triều Tiên. Do có sự thâm nhập của người Mỹ vào Hàn Quốc và nhờ vào tính khoa học của chữ Hangeul dễ đưa âm tiếng nước ngoài vào trong bảng chữ cái nên trong tiếng Hàn cũng bắt đầu xuất hiện nhiều từ phiên âm hóa. Được gọi là từ ngoại lai. Các từ này thường được dùng để thay thể hoàn toàn hoặc sử dụng song song, cùng nghĩa với tiếng Hàn. Từ những từ chỉ sự vật cụ thể như 넥타이 (neck tie), 피아노 (piano), 비자 (visa)... đến những từ chỉ khái niệm trừu tượng 헤어스타일 (hair style), 다이어트 (diet)...và đến những từ thuộc lĩnh vực kĩ thuật cao như 컴퓨터 (computer), 카메라 ( camera), 인터넷 (internet)... Tuy nhiên, vẫn có những từ ngoại lai được sử dụng song song cùng nghĩa với tiếng Hàn như : 인터뷰 (interview) = 면접 (phỏng vấn), 파티 (party) = 잔치(buổi liên hoan), Phạm vi sử dụng Hangeul trên thế giới: Cũng như nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Hàn ngày nay là một trong 20 ngôn ngữ có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê cho thấy có khoảng gần 80 triệu người nói tiếng Hàn bao gồm 25 triệu người ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, 48 triệu người ở Hàn Quốc, 1,9 triệu người ở Trung Quốc và nhiều người thuộc nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Nga, Mỹ, Canada Tháng 8/2009, Hiệp hội Huấn dân chính âm, thành phố Bau-bau, đảo Buton của Indonesia vừa quyết định sử dụng Haguel làm chữ viết chính thức để mô tả tiếng bản ngữ A Chi A Chi. Hiện nay thành phố Bau-bau đã phổ biến sách giáo khoa dạy tiếng A Chi A Chi viết bằng Hanguel cho khoảng 50 học sinh tiểu học vùng Solaolio. Đây cũng là đảo đầu tiên trên thế giới sử dụng chữ Hanguel làm chữ viết chính thức của mình. 39
40 III. Phần kết luận: Để học tốt được tiếng Hàn Quốc thì việc hiểu và nắm rõ được nguồn gốc, quá trình sáng lập bảng chữ cái cũng như cấu tạo, cách ghép và đặc trưng của nó sẽ là một bước đi đầu tiên quan trọng giúp ta học tốt được tiếng Hàn. Hơn thế nữa, việc tìm hiểu, nghiên cứu về bảng chữ cái tiếng Hàn còn giúp chúng ta có thêm một mảng kiến thức mới đó chính là biết được lịch sử của đất nước Hàn Quốc đặc biệt là lịch sử hình thành ngôn ngữ để ta thêm yêu đất nước, con người cũng như ngôn ngữ của đất nước Hàn Quốc. Bởi vậy,sau quá trình nghiên cứu, chúng em xen rút ra một số kết luận tổng kết như sau: Thứ nhất: Về lịch sử và ý nghĩa: Lịch sử hình thành nên chữ Hangeul gắn liền với công lao to lớn, vĩ đại của vua Sejong vị vua được đánh giá là vĩ đại nhất trong lịch sử Hàn Quốc, những cố gắng, nỗ lực và niềm tin của ông đã đưa đất nước và người dân Hàn Quốc thoát khỏi nạn mù chữ, thiếu hiểu biết, để người dân Hàn Quốc đã có thể ghi lại tiếng nói của mình, ngôn ngữ của mình bằng chính chữ viết do dân tộc mình sáng tạo ra. Thứ hai: Về cấu trúc : Hangeul là một hệ thống các kí hiệu dựa trên biểu tượng của trời, đất và con người và các cơ quan phát âm như lưỡi, môi, răng, cổ, họng nguyên âm và phụ âm kết hợp linh hoạt theo nguyên tắc nhất định để tạo thành chữ thường có dạng phụ âm + nguyên âm (+ phụ âm). Thứ ba: Nhờ tình khoa học, đa dạng và linh hoạt của bảng chữ cái mà xuất hiện những từ được phiên âm hóa từ ngoại lai. Thứ tư: Được coi là ngôn ngữ khoa học nhất thế giới,hiện nay phạm vi sử dụng tiếng Hàn Quốc đã vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, được giảng dạy và sử dụng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Trải qua quá trình lâu dài, với nhiều biến động du nhập thêm nhiều từ ngoại lai, song không vì thế mà tiếng Hàn đánh mất đi bản sắc vốn có, mà còn tô đậm thêm cho bản sắc dân tộc và là niềm tự hào của người dân nước Đại Hàn Dân Quốc. VI. Tài liệu tham khảo: 1. Các nước trên thế giới : Hàn Quốc_Rob Bowden NXB Kim Đồng và NXB Thế Giới 2. Vua Sejong và sự sáng tạo chữ Hangeul_TS.Lê Đình Chỉnh, khoa 40
41 3. Phương Đông học, trường Đại học KHXH và NV Hà Nội
42 CÁC HÌNH THỨC PHỦ ĐỊNH TRONG TIẾNG HÀN QUỐC Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Phương Dung. Sinh viêni thực hiện: Lý Kiều Linh 3H09 Lê Tú Anh 3H09 I. Lời mở đầu Mục đích nghiên cứu: Trong quá trình hội nhập và mở cửa, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, và phát triển giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang ngày càng có những bước phát triển tốt đẹp. Vì vậy việc tìm hiểu lẫn nhau về văn hoá, phong tục, tập quán, ngôn ngữ là rất cần thiết. Hiện nay tại Hàn Quốc có rất nhiều trường đại học giảng dạy chuyên ngành tiếng Việt Nam, và ở Việt Nam cũng không ít trường đại học đang đào tạo chuyên sâu về tiếng Hàn Quốc. Là sinh viên đang theo học chuyên ngành tiếng Hàn Quốc thì việc nghiên cứu khoa học về đề tài liên quan đến lĩnh vực này là một công việc cần thiết. Bất kì ngôn ngữ nào trên thế giới cũng đều có những hình thức phủ định. Tuy nhiên những biểu hiện và cách sử dụng của các hình thức phủ định ấy lại khác nhau. Ví dụ trong tiếng Việt Nam, biểu hiện của hình thức phủ định là không/đừng, hay trong tiếng Anh là no/ not thêm sau động từ. Tuy nhiên hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc lại có những đặc điểm riêng của nó. Trong tiếng Hàn Quốc hình thức phủ định được phân chia rõ ràng trong cách sử dụng, tuỳ vào từng loại câu (trần thuật, nghi vấn, đề nghị, mệnh lệnh, ), đối với từng loại từ (động từ, tính từ )lại có những cách biến đổi khác nhau. Rõ ràng so với tiếng Việt Nam thì hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc có nhiều điểm phức tạp, đáng lưu ý hơn. Vì vậy việc nắm rõ cách sử dụng các hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc là điều kiện cần thiết cho người sử dụng để tránh gây hiểu lầm cho đối phương, thoả mãn được nhu cầu giao tiếp Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Nghiên cứu về ngôn ngữ là một đề tài rộng mở. Bài nghiên cứu này chỉ đề cập đến một trong những đặc điểm cần chú ý trong ngữ pháp tiếng Hàn Quốc là: Các hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc. Bằng phương pháp tổng hợp đưa ra những kiến thức cơ bản nhất về các hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc, bài viết đã nêu rõ ý nghĩa, cách sử dụng, và những chú ý giúp người đọc hiểu rõ hơn, nắm bắt chắc hơn về các hình thức phủ định cơ bản trong tiếng Hàn Quốc và tránh được các lỗi thường gặp. 42
43 II. Các hình thức phủ định trong tiếng Hàn. 1.1.Khái niệm. Phủ định là cách người sử dụng ngôn ngữ dùng khi muốn đưa ra một ý kiến khác biệt, không nhất quán, trùng lặp với ý kiến mà người đó được biết thông qua giao tiếp bằng lời nói, chữ viết, hình ảnh. Các hình thức phủ định đó có thể được chia ra thành những dạng sau: 1.2.Phân loại các hình thức phủ định. (1) 동사 + 지 않다 안 + 동사 * Hình thức: 동사 + 지 않다 & 안 + 동사. * Ý nghĩa: Phủ định hành động hoặc trạng thái của sự vật, sự việc. Có thể dịch là: không/ không phải * Cách sử dụng: + Hình thức phủ đinh này được sử dụng trong câu trần thuật và câu nghi vấn. Ví dụ: (1) 교실이 넓지 않아요. --> Lớp học không rộng (câu trần thuật). (2) 오늘 학교에 안 가요? --> Hôm nay bạn không đến trường à? (câu nghi vấn). + Cả 동사 + 지 않다 và 안 + 동사 đều có thể đi với các động từ và tính từ. Tuy nhiên có một số từ chỉ có thể kết hợp với 동사 + 지 않다 mà không thể kết hợp được với 안 + 동사 : Ví dụ: (3)아름답다 (4)공부하다 안 아름답아요. (sai) 아름답지 않나요. (đúng) 안 공해요.(sai) 공부하지 않아요.( đúng) + 안 được dùng trong khẩu ngữ và người sử dụng thường là những người trẻ tuổi. Còn 지 않다 được dùng nhiều trong văn viết hoặc trong các buổi họp, hội nghị, báo cáo... và người sử dụng là người lớn. 43
44 + 안 không thể chen vào giữa tân ngữ và động từ vì vậy hình thức phủ định này sẽ được sử dụng như sau: Danh từ + 하다 (5).이사하다 Danh từ + 안 하다 인사를 안 하다 Tân ngữ + động từ Tân ngữ + 안 + động từ Ví dụ: (6) 밥을 먹다 밥을 안 먹다. + Khi sử dụng hình thức 동사+ 지 않다 ta chỉ cần lấy động và tính từ nguyên thể bỏ 다 rồi cộng với 지 않다. Có một số trường hợp xuất hiện tiểu từ 가 / 는 đứng sau 지 với mục đích nhấn mạnh ý và không làm thay đổi nghĩa của câu. Ví dụ: (7). 운동장이 크다 운동장이 크지는 않다. + Dạng phủ định ~지 않다 còn được sử dụng với ý nghĩa thông qua hình thức phủ định nhưng câu lại mang ý nghĩa xác định lại nội dung của Vị ngữ trong câu. Ví dụ: (8) 이 옷은 예쁘지 않아요? --> Cái áo này không đẹp nhỉ? (Người nói cho là vậy, hỏi lại ý kiến người nghe để tìm sự đồng tình của người nghe). (9). 언제 민수씨는 학교에 오지 않았어요? --> Hôm qua bạn Minsu không đến trường phải không? (10) 성호씨, 매운 음식을 좋아하지 않십니까? --> Songho không thích đồ ăn cay nhỉ? + Phía sau 동사+지 않다 / 안 + 동사 có thể kết hợp với thời thể ( hiện tại, quá khứ, tương lai...) Ví dụ: (11) 오늘 저넉에 화씨가 밥을 안 먹었어요. ---> Tối hôm nay Hoa đã không ăn cơm. (12) 그는 오지 않겠어요. ---> Người ấy chắc sẽ không đến đâu. (2)동작동사 + 지 못하다 못+ 동작동사 * Hình thức: 동작동사 못 + 지 못하다 + 동작동사 44
45 * Ý nghĩa: Biểu thị ý nghĩa khi chủ thể của hành động không có khả năng, điều kiện làm được việc gì đó do hoàn cảnh hoặc yếu tố khách quan nào đó đưa đến, hoàn toàn không phải do ý muốn chủ quan của chủ thể hành động. * Cách sử dụng: + Hình thức phủ đinh này được sử dụng trong câu trần thuật và nghi vấn. Ví dụ: (13). 왜 학교에 못 가요? --> Vì sao bạn lại không thể đi đến trường vậy? (câu nghi vấn). (14). 어제 밤에 잠을 못 잤어요.. --> Đêm hôm qua tôi đã không thể ngủ được (câu trần thuật). + Cả 동작동사 + 지 못하다 và 못+ 동작동사 đều được sử dụng với động từ thể hiện ý không thể làm được việc gì. Tuy nhiên 2 hình thức này cũng có những lưu ý khác nhau về cách sử dụng: + Giống như 안 ở trên 못 ở đây cũng không thể chen vào giữa tân ngữ và động từ. Vì vậy hình thức phủ định này sẽ được sử dụng như sau: Danh từ + 하다 Ví dụ: Danh từ + 못 하다. (15). 운전을 하다 운전을 못하다. (16). 공부를 하다 공부를 못하다. Tân ngữ + 동작동사 Ví dụ: Tân ngữ + 못 + 동작동사. (17). 밥을 먹다 밥을 못 먹다. (18). 친구를 만나다 친구를 못 만나다. + Khi sử dụng 동작동사 + 지 못하다 ta lấy động từ nguyên thể bỏ 다 rồi cộng với 지 못하다. Khi sử dụng có trường hợp thấy sau 지 có thêm tiểu từ 가 / 는 nhằm nhấn mạnh ý của chủ ngữ và không làm thay đổi ý nghĩa của câu. + Hình thức phủ định này có thể kết hợp được với các thời thể ( hiện tại, quá khứ, tương lai). Ví dụ: (19). 너무 바빠서 친구를 만나지 못해요. --> Vì tôi quá bận nên không thể gặp bạn bè (hiện tại). (20). 옆에 있는 집이 너무 시끄러워서 잠을 못 잤어요. --> Vì nhà bên cạnh quá ồn nên tôi đã không thể ngủ được (quá khứ). (21). 그 친구가 사고를 내는 바람에 며칠 학교에 못 가 겠어요. --> Vì bạn ấy bị tai nạn nên mấy ngày sẽ không thể đến trường được. 45
46 + Hình thức phủ định 동작동사 + 지 못하다/ 못 + 동작동사 khác hình thức phủ định 동사 + 지 않다/ 안 + 동사 và điều đó được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 1: Phân biệt sự khác nhau giữa 동작동사 + 지 못하다/ 못 + 동작동사 và 동사 + 지 않다/ 안 + 동사. Hình thức PĐ PB theo Ý nghĩa 동사 + 지 않다/ 동작동사 + 지 못하다/ 안 + 동사 못 + 동작동 Nói về 1 sự việc mà Nói về 1 sự việc mà chủ thể của chủ thể của hành động đã hành động (dù muốn) cũng không không làm ( dù có điều thể làm được ( vì không có điều kiện kiện và khả năng) Cách dùng và khả năng) Dùng được với cả động từ và tính từ Thường được dùng với động từ. (3)동작동사 + (으)ㄹ 수 없다. * Hình thức: 동작동사 + (으)ㄹ 수 없다 * Ý nghĩa: Nói về khả năng không thể làm được việc gì đó. * Cách sử dụng: + Hình thức phủ định này được sử dụng trong câu trần thuật và nghi vấn. Ví dụ: (22). 그 사람과 연락할 수 없어요. --> Tôi không thể liên lạc được với người ấy (câu trần thuật). (23). 사장님을 직접 만날 수 없어요? --> Tôi không thể trực tiếp gặp giám đốc được sao? (câu nghi vấn). + Chỉ có thể kết hợp được với động từ: 받침(o) + 을 수 없다. 받침(x) + ㄹ 수 없다. + Ví dụ: (24). 받다 받을 수 없다. (25). 가다 갈 수 없다. 46
47 + Có thể kết hợp với thời thể (hiện tại, quá khứ, tương lai). Ví dụ: (26). 그때 교실에 있어서 전화를 받을 수 없었어요. (quá khứ) --> Vì lúc đó mình đang ở trong lớp nên đã không thể nhận điện thoại. (27). 그 문제가 너무 어려워서 풀 수 없어요 --> Vì bài tập này quá khó nên tôi không giải được. (28). 연심히 공부하지 않으면 높은 점수를 받을 수 없을 거예요. --> Nếu như không chăm chỉ học thì bạn sẽ không thể nhận được điểm cao. + So sánh với hình thức phủ định. 동작동사 + 지 못하다 / 못+ 동작동사 thì 2 hình thức này tương đương với nhau về mặt ý nghĩa. (4) 동작동사 + 지 말다 * Hình thức: 동작동사 + 지 말다 * Ý nghĩa: Là hình thức phủ định được sử dụng với ý nghĩa bảo ai không được làm gì hoặc khuyên bảo ai hãy đừng làm gì đó. * Cách sử dụng: + Hình thức phủ định này chỉ sử dụng được với động từ. Ví dụ: (29). 이 건물에서 담패를 피우지 마세요. --> Không được hút thuốc trong toà nhà này. + Hình thức phủ định này được dùng trong câu mệnh lệnh và câu cầu khiến: 동작동사 + 지 마세요/ 동작동사+ 지 Ở câu mệnh lệnh: 마십시요. không được làm gì/ đừng làm gì. Ví dụ: (30). 다른 사람에게 이야기하지 마세요/ 마십시요. --> Không được kể cho người khác đâu/ Đừng kể cho người khác. Ở câu cầu khiến: Ví dụ: 동작동사 + 지 맙시다. hãy đừng làm gì. (31). 모자를 쓰지 맙시다. --> Chúng ta hãy đừng đội mũ. + Chú ý 지 말다 là một động từ bất quy tắc, vì vậy khi ㄹ kết hợp với ㅅ thì ㄹ sẽ bị biến mất và lúc này cấu trúc sẽ thành 지 마세요/ 지 마십시요. + Từ hình thức phủ định này ta có cấu trúc câu sau: 47
48 동작동사 + 지 말고. mang ý nghĩa khuyên bảo ai đó đừng làm việc này mà hãy... (vế thứ 2 thường là câu mệnh lệnh). Ví dụ: (32). 자지 말고, 일어나세요. --> Đừng ngủ nữa mà hãy dậy đi. 명사 + 지 말다 ---> mang ý nghĩa từ chối cái này, muốn cái khác. Ví dụ: (33). 주스 말고, 맥주를 주세요. --> Đừng lấy nước hoa quả, hãy lấy bia cho tôi. (5) 동사 + (으) ㄹ 줄 모르다 * Hình thức: 동사 + (으)ㄹ 줄 모르다 * Ý nghĩa: Là hình thức phủ định của (으)ㄹ 줄 알다 với ý nghĩa thể hiện khi chủ ngữ không biết phương thức, cách thức để làm một việc gì đó hoặc không ngờ sự việc nào đó lại có tính chất như thế. * Cách sử dụng: + Dùng hình thức phủ định này trong câu tường thuật và nghi vấn. Ví dụ: (34). 차를 운전할 줄 몰라요. -->Tôi không biết (cách thức ) lái ô tô (câu trần thuật). (35). 한국 음식을 만들 줄 몰라요? --> Bạn không biết (cách thức) làm món ăn Hàn Quốc à? (câu nghi vấn). + Khi dùng với động từ (동작동사), câu sẽ mang ý nghĩa không biết cách thức hay phương thức để làm một việc gì đó. + 을 줄 모르다. 받침(o) + ㄹ 줄 모르다. + 줄 모르다. 받침(x) ㄹ Ví dụ: (36). 테니스를 칠 줄 몰라요. (37).일본 음식을 만들 줄 몰라요. -->Tôi không biết chơi tennis. --> Tôi không biết làm món ăn Nhật Bản. 48
49 + 상태동사 + (으)ㄹ 줄 몰랐다 (thường kết hợp với thời quá khứ và thường đi với 이렇다, 그렇다, 저렇다) ---> mang ý nghĩa không biết rằng, không ngờ rằng 이렇게/그렇게/저렇게 sự việc nói đến lại có tính chất nào đó. +상태동사+ 줄 몰랐다. Ví dụ: (38). 돈이 그렇게 많이 들 줄 몰랐어요. --> Tôi không biết là tôi lại cầm nhiều tiền thế này. (39). 등산이 이맇게 힘들 줄 몰랐어요. --> Tôi không biết là leo núi lại mệt thế này. + Hình thức phủ định 동사 + (으)ㄹ 줄 모르 và hình thức phủ định (으)ㄹ 수 없다 khác nhau và điều đó được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2: So sánh sự khác nhau giữa hình thức phủ định 동사 + (으)ㄹ 줄 모르 và hình thức phủ định (으)ㄹ 수 없다. (으)ㄹ 수 없다 Không thể làm được việc gì đó bởi không có điều kiện và Ý nghĩa khả năng thực hiện Cách Chỉ có thể kết hợp được với sử dụng Động từ 동사 + (으) ㄹ 줄 모르다. Không biết cách thức và phương pháp làm việc gì đó Có thể kết hợp được với động từ và tính từ (6)명사 +이/가+ 아니다 B * Hình thức: 명사 + 이/가 + 아니다 * Ý nghĩa: là hình thức phủ định của 이다 ( là). Có nghĩa: không phải là/ không là/ không * Cách sử dụng: + Được dùng trong câu tường thuật và câu nghi vấn. Ví dụ: (40). 저기가 은행이 아닙니까? --> Đằng kia không phải là ngân hàng à? ( câu nghi vấn ) (41).이것은 공첵이 아닙나다. --> Cái này không phải là quyển vở (câu trần thuật). + Dùng với danh từ nhằm mục đích phủ định danh từ đó. 받침(o) + 이 아니다 49
50 받침(x) + 가 아니다 Ví dụ: (42). 사진이 아닙니다. (43). 우유가 아닙니다. --> Không phải là bức ảnh. --> Không phải là sữa. (7) 동작동사 + (으)면 안 되다 / 동작동사 + 아/어서도 안 되다. * Hình thức: 동작동사 + (으)면 안 되다 동작동사 + 아/어서도 안 되다 * Ý nghĩa: Là hình thức phủ định của 동사+ 아/어/여도 되다 với ý nghĩa giới hạn, không cho phép ai làm gì đó. Có thể dịch là làm gì thì không được. * Cách sử dụng: + Hình thức này được sử dụng cả trong câu tường thuật, nghi vấn và câu mệnh lệnh, đề nghị. + Sử dụng với động từ : 받침(o) 받침(x) + (으) 면 안 되다 + 면 안 되다 + Cấu trúc này tương đương với cấu trúc : 동작동사 + 아/어도 안 되다. Ví dụ: (44). 길에서 쓰레기를 버리면 안 됩니다 = 길에서 쓰레기를 버려서도 안 됩니다. --> Ở trong lớp vứt rác thì không được. (45).교실에서 휴대폰을 사용하면 안 됩니다. = 교실에서 휴대폰을 사용해서도 안 됩니다. --> Ở trong lớp sử dụng điện thoại di động thì không được. III. Kết luận. Tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ có những biểu hiện ngữ pháp phong phú và đa dạng. Điều này đã tạo ra những thuận lợi cho người sử dụng có thể linh hoạt hơn trong việc vận dụng nó để biểu đạt ý muốn kiến của mình. Tuy nhiên cũng chính những biểu hiện phong phú ấy khiến cho người học dễ bị nhầm lẫn khi sử dụng. Không như tiếng Việt Nam hình thức phủ định của tiếng Hàn Quốc như đã đề cập ở trên được chia thành nhiều dạng ứng với từng hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Chính điều này đã khiến cho người học - đặc biệt là người mới làm quen với tiếng Hàn Quốc gặp phải một số khó khăn trong việc hiểu rõ bản chất của cấu trúc và ý nghĩa dẫn đến việc nhầm lẫn khi sử dụng. Chính vì vậy bài nghiên cứu trên đây đã tổng hợp một cách 50
51 cơ bản nhất những hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc. Thông qua bài nghiên cứu này người học và sử dụng tiếng Hàn Quốc có thể có một cái nhìn tổng quan và khái quát hơn về các loại hình phủ định. Thêm vào đó bài nghiên cứu cũng đã tổng hợp và chú ý những lỗi thường thấy ở người học, giúp người học có thể hiểu rõ hơn về cách sử dụng cũng như tránh khỏi những nhầm lẫn vẫn thường hay mắc phải. Các hình thức phủ định trong tiếng Hàn Quốc tuy đa dạng và phong phú về mặt ý nghĩa cũng như cách thể hiện nên dễ gây ra nhầm lẫn khi sử dụng, xong nếu nắm rõ được những đặc điểm cơ bản của chúng, ta sẽ thấy chúng thật dễ dàng. Hy vọng bài nghiên cứu này sẽ giúp ích cho những người đang tìm hiểu về tiếng Hàn Quốc - đặc biệt là những người mới học. Vì bài nghiên cứu này được thực hiện bởi sinh viên năm thứ nhất nên khó tránh khỏi những thiếu xót, mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu được trở nên hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin được chân thành cảm ơn!. IV. Tài liệu tham khảo. + Ngữ pháp cơ bản tiếng Hàn ( Tác giả: Lê Huy Khoa NXB trẻ - XB năm 2008). + Các điểm trọng yếu trong ngữ pháp tiếng Hàn ( Tác giả ban biên soạn Hoàn Vũ - NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh- XB năm 2006 ). + Approach to the Korean Language ( Tác giả Alexander Arguelles và JongRok Kim NXB Hollym Books XB năm 2000 ). + Trang web: bonewso.net/ koreangrammar. + Trang web naver.com. Chúng em xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo Nguyễn Phương Dung đã giúp đỡ, hướng dẫn chúng em có thể hoàn thành bài nghiên cứu này! 51
52 CÁC QUY TẮC PHÁT ÂM TRONG TIẾNG HÀN QUỐC Giáo viên hướng dẫn : Th.s Phạm Thị Ngọc Sinh viên thực hiện : Hoàng Lệ Giang 2H09 Nguyễn Thùy Trang 2H09 I. Phần mở đầu 1 Mục đích ngiên cứu Hiện nay, đất nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu hội nhập với các nước trong và ngoài khu vực ngày càng lớn nên việc tiếp cận với ngôn ngữ của các quốc gia trên thế giới là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi mà Hàn Quốc là một nước đã và đang dành sự đầu tư lớn vào thị trường Việt Nam thì sự xuất hiện của các công ty Hàn Quốc ở Việt Nam cũng trở nên nhiều hơn. Mặt khác, phim ảnh và âm nhạc Hàn Quốc cũng đang tạo nên một làn sóng lớn trong lĩnh vực giải trí và nhận được sự mến mộ nhiệt tình của một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ. Chính vì lẽ đó mà tiếng Hàn Quốc đã được nhiều người Việt Nam lựa chọn làm ngôn ngữ thứ hai của mình. Tuy nhiên, một thực trạng còn tồn tại đối với phần đa những người học tiếng Hàn Quốc là vấn đề phát âm. Việc phát âm chuẩn sẽ giúp người nói có thể truyền đạt được điều mình muốn nói đến người nghe một cách chính xác. Từ đó, sẽ tạo nên hiệu quả cao trong giao tiếp. Tuy nhiên, để phát âm chuẩn được một ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ của mình quả thực không dễ dàng một chút nào. Nó đòi hỏi người đọc phải nắm chắc các quy tắc cơ bản cần thiết cho quá trình luyện phát âm. Xuất phát từ thực trạng trên nên chúng em làm báo cáo nghiên cứu khoa học này với mục đích đưa ra các nguyên tắc cơ bản trong phát âm để giúp cho những người mới học tiếng Hàn có thể hoàn thiện kỹ năng phát âm của bản thân 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: Vì là sinh viên năm thứ nhất, lượng kiến thức tích luỹ được chưa nhiều nên báo cáo nghiên cứu này của chúng em chủ yếu là sự tổng hợp kiến thức từ các tài liệu mà chúng em thu thập được trong quá trình tìm hiểu về vấn đề phát âm tiếng Hàn Quốc. Trong báo cáo này, chúng tôi chủ yêú tập trung làm rõ những vấn đề sau đây: + Cách phát âm nguyên âm và phụ âm trong tiếng Hàn Quốc. 52
53 + Cách phát âm 받침 trong tiếng Hàn Quốc. + Các quy tắc phát âm trong trường hợp nối âm. 3. Lịch sử nghiên cứu: - Lê Huy Khoa Các nguyên tắc phát âm và luyện phát âm cơ bản. 4. Bố cục của báo cáo Chương 1: Cách phát âm nguyên âm và phụ âm trong tiếng Hàn 1 Một số nét sơ lược về Hangul 2 Nguyên âm: 2.1 Nguyên âm đơn 2.2 Nguyên âm kép 3.Phụ âm: *Phân loại *Lưu ý Chương 2: Cách phát âm 받침 trong tiếng Hàn 1 Quy tắc phát âm 받침 đơn: 2 Quy tắc phát âm 받침 đôi: 2.1 Trường hợp 받침 đôi phát âm theo phụ âm trước. 2.2 Trường hợp 받침 đôi phát âm theo phụ âm sau. 2.3 Trường hợp 받침 đôi phát âm theo phụ âm trước hoặc phụ âm sau. Chương 3: Các quy tắc phát âm khi gặp trường hợp nối âm. 1 Trường hợp âm cuối là phụ âm kết hợp với âm đầu là nguyên âm. - Âm cuối là 받침 đơn - Âm cuối là 받침 đôi 2Trường hợp các phụ âm kết hợp với nhau tạo thành cách phát âm mới. 2.1 Đồng hoá phụ âm. 2.2 Ngạc hoá. 2.3 Căng hoá. 53
54 II. Phần nội dung Chương 1: Cách phát âm nguyên âm và phụ âm trong tiếng Hàn 1 Một số nét sơ lược về Hangul Hangul là bảng chữ cái của người Hàn Quốc do vua Sejong sáng tạo ra vào năm 1443 với mục đích tạo nên sự thuận tiện trong việc học, đọc, viết cho toàn dân. Khi xây dựng bảng chứ cái này, vua Sejong đã dựa trên sự hài hòa của học thuyết âm dương - Một nét gạch ngang tượng trưng cho mặt đất ( tức là yếu tố âm) - Một nét châm trong tượng trung cho mặt trời ( tức yếu tố dương) - Một nét thẳng tượng trưng cho con người ( trung tố điều hòa cho cả âm và dương) Trước đây, khi mới được sử dụng, bảng chữ cái Hangul có 28 chữ cái nhưng trng quá trình sử dụng chỉ còn 24 chữ cái.qua nhiều quá trình biến đổi của lịch sự thì hiện nay Hangul bao gồm 21 nguyên âm và 19 phụ âm cơ bản. 2 Nguyên âm: Nguyên âm là những âm mà khi phát ra luồng khí từ thanh quản lên môi không bị cản trở. Tiếng Hàn có 21 nguyên âm trong đó có 10 nguyên âm đơn và 11 nguyên âm kép. Nguyên âm đơn:ㅣ,ㅔ,ㅐ,ㅏ,ㅓ,ㅗ,ㅜ,ㅣ,ㅚ,ㅟ. Nguyên âm kép: ㅑ,ㅕ,ㅛ,ㅠ,ㅘ,ㅝ,ㅢ,ㅖ,ㅒ,ㅙ,ㅞ. 2.1 Nguyên âm đơn: Dựa vào hình dáng của môi và vị trí của lưỡi ta thì người ta phân loại cách phát âm nguyên âm đơn như sau Vị trí cấu âm Phương Âm dòng trước Không Âm dòng giữa Âm dòng sau Tròn môi Trong môi Tròn môi 이/i/ 위/wi/ 으/eu/ 우/u/ Âm chung 에/e/ 외/oe/ 어/eo/ 오/o/ Âm thấp 애/ae/ thức cấu âm tròn môi Âm cao 이/a/ 54
55 Ví dụ: - Nguyên âm ㅗ phát âm có hình dáng môi tròn, hẹp lưỡi ở vị trí trung gian - Nguyên âm ㅓ phát âm có khuôn miệng mở rộng, cằm kép xuống phía dưới và lưỡi đặt ở phía trước. 2.2 Nguyên âm kép: Nguyên âm kép là nguyêm âm được tạo bởi 2 nguyên âm đơn.chúng được chia làm 3 loại như sau: - Nguyên âm kép có giới âm [j] gồm:ㅑ/ya/, ㅕ/yo/, ㅛ/yo/, ㅠ/yu/,ㅖ/ye/,ㅒ/yae/. - Nguyêm âm kép có giới âm [-w-] gồm: ㅘ/wa/, ㅝ/weo/, ㅟ/wi/, ㅙ/wae/, ㅞ/we/, ㅚ/woe/. - Nguyên âm kép có âm cuối là [-j] là ㅢ/-ji/. Vì nguyên âm kép là sự kết hợp của 2 nguyên âm đơn nên cách phát âm của nguyên âm kép cũng là sự tổng hợp từ cách phát âm của 2 nguyên âm đơn. VD: Nguyên âm kép ㅕ = ㅣ+ㅓ Khi phát âm nguyên âm kép thì phát âm bắt đầu từ vị trí của nguyên âm ㅣ, nhưng sau đó lại được phát âm bằng nguyên âm. Trong đó, ㅓ được phát âm đồng nhất với nguyên âm đơn ㅓ, còn ㅣ được phát âm lại có chút khác biệt so với nguyên âm đơn ㅣ. ㅓ được phát âm rõ ràng và kéo dài, ngược lại ㅣ thì được phát âm ngắn và không rõ ràng nên tạo cảm giác liền mạch. Tuy nhiên cần phải lưu ý với nguyên âm ㅢ vì khi nguyên âm ㅢ được đặt ở các vị trí khác nhau thì sẽ cho ra các cách phát âm khác nhau: Khi là âm tiết đầu tiên trong một từ thì được phát âm là /의/ VD: 의사 /의사/ Khi không là âm tiết đầu tiên của 1 từ thì có thể được phát âm là /ㅣ/ VD: 회의 /회이/ Khi ㅢ của âm tiết bắt đầu bằng phụ âm thì được phát âm thành /ㅣ/ VD: 무늬 /무니/ Trợ từ 의 có thể phát âm là /에/ VD: 나의 옷 /나에 옷/ 55
56 3 Phụ âm: Phụ âm là những âm mà khi phát ra, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở và bị tắc lại. Tiếng Hàn quốc về gồm 19 phụ âm cơ bản là ㄱ,ㄲ,ㄴ,ㄷ,ㄸ, ㄹ,ㅁ,ㅂ,ㅃ,ㅅ,ㅆ, ㅇ, ㅈ,ㅊ,ㅉ,ㅋ,ㅌ, ㅍ,ㅎ. *Về cơ bản phụ âm trong tiếng Hàn cũng như nguyên âm được phân loại dựa trên 2 tiêu chí đó là phương thức cấu âm và vị trị cấu âm. Vị trí cấu âm Phương Môi Đầu lưỡi Mặt lưỡi thức cấu âm Lơi ㅂ/p/ Căng ㅃ/p'/ ㄷ/t/ ㅅ/s/ ㄸ/t / ㅆ/s / Bật hơi ㅍ/p/ ㅌ/t/ Mũi ㅁ/m/ ㄴ/n/ Lưu khí âm Gốc Hầu lưỡi ㅈ/tδ/ ㄱ/k/ ㅉ/tδ'/ ㄲ/k / ㅊ/tδ/ ㅋ/k/ ㅎ/h/ ㅇ/η/ ㄹ/l,r/ *Ngoài ra, dựa vào độ mạnh yếu của âm phát ra mà phụ âm còn có các chia ra các loại như sau: Âm môi Âm đầu Âm mặt Âm góc lưỡi lưỡi lưỡi Âm tắc ㅂ ㄷ,ㅅ ㅈ ㄱ Âm bật hơi ㅍ ㅌ ㅊ ㅋ Âm căng ㅃ ㄸ,ㅆ ㅉ ㄲ *Lưu ý: Trường hợp phát âm phụ âm ㄹ có những chú ý sau đây - Khi ㄹ nằm giữa 2 nguyên âm thì đầu lưỡi chạm vào hàm trên khi phát âm, giống như r trong tiếng Anh. 56
57 - Khi ㄹ nằm ở vị trí phụ âm cuối thì khi phát âm, lưỡi phải cong lên chạm nhẹ vào hàm trên. - Khi 2 phụ âm ㄹ đi liền nhau thì lưỡi cong lên phát âm mạnh thành l như trong tiếng Việt. Chương 2: Cách phát âm đối với các từ có 받침 1 Đối với 받침 đơn: Trong bảng chữ cái tiếng Hàn, có 7 phụ âm khi đứng ở vị trí của 받침 được phát âm. Đó là: ㄱ, ㄴ, ㄷ, ㅁ, ㄹ, ㅂ, ㅇ. Âm đại diện Ví dụ ㄱ ㄱ,ㅋ,ㄲ 국 /kuk/, 밖 /pak/, 부 엌/pu-ok/ ㄴ ㄴ 손 /sôn/, 전 /chon/, 산/san/ 닫 /tat/,같 /kat/, ㄷ 씻/ssit/, 있/it/ ㄷ,ㅌ,ㅅ,ㅆ,ㅈ,ㅊ,ㅎ 벚 /pot/, 꽃/kkôt/, 좋/chôt/ ㅁ ㅁ 감 /kam/, 곰 /kôm/, 밤 /pam/ ㄹ ㄹ 쌀 /ssal/, 발 /pal/, 술 /sul/ ㅂ ㅂ,ㅍ 앞 /ap/, 밥 /pap/, 갑 /kap/ ㅇ ㅇ 장/chang/, 병 /pyong/, 맹 /meng/ 2 Đối với 받침 đôi: 받침 đôi là những 받침 do 2 phụ âm kết hợp và tùy theo từng loại 받침 lại có cách phát âm riêng. *Trường hợp những 받 침 đôi được phát âm theo phụ âm đứng trước bao gồm các 받침: ㄳ, ㄴㅈ, ㄽ, ㄾ, ㅄ, ㄶ, ㅀ - ㄳ được phát âm thành ㄱ VD: 삯 /삭/ - ㄵ được phát âm thành ㄴ VD: 앉 /안/ - ㄽ được phát âm thành ㄹ VD: 곬 /골/ 57
58 - ㄾ được phát âm thành ㄹ VD: 핥 /할/ - ㅄ được phát âm thành ㅂ VD: 값 /갑/ - ㄶ được phát âm thành ㄴ VD: 많 /만/ - ㅀ được phát âm thành ㄹ VD: 옳 /올/ * Trường hợp những 받 침 đôi được phát âm theo phụ âm đứng sau bao gồm các 받침: ㄻ, ㄿ - ㄻ được phát âm thành ㅁ VD: 옮 /옴/ - ㄿ được phát âm thành ㅍ VD: 읊 /읖/ * Trường hợp những 받침 đôi được phát âm theo cả phụ âm đầu hoặc phụ âm gồm 2 받침: ㄺ, ㄼ Đối với 받침 kép ㄺ -Nếu đứng cuối hoặc trước phụ âm /ㄹ/ thì được lược bỏ và chỉ phát âm /ㄱ/. -Nếu có /ㄱ/ đứng sau 받침 kép/ㄺ/ thì /ㄹ/ được phát âm và /ㄱ/ của âm tiết sẽ được biến thành âm căng /ㄲ/ -Nếu phía sau có nguyên âm thì phụ âm /ㄱ/ được phát âm nối sang. VD: 닭 닥 읽고 익꼬 맑어요 말거요 Đối với 받침 kép ㄼ -Khi đứng cuối âm tiết hoặc trước phụ âm thì /ㅂ/ được lược bỏ và chỉ phát âm /ㄹ/ -Nếu phía sau có nguyên âm thì /ㅂ/ được phát âm nối sang. -Trường hợp đặc biệt 밟다 thì /ㄼ/ đứng cuối âm tiết hay trước phụ âm thì phát âm là /ㅂ/. VD: 넓 널 짧은 짤븐 밟다 밥따 Chương 3:QUY TẮC PHÁT ÂM KHI GẶP TRƯỜNG HỢP NỐI ÂM 1 Trường hợp âm cuối là phụ âm và âm đầu là nguyên âm. 1.1 Khi 받 침 đơn kết hợp với nguyên âm Quy tắc: Ta nối 받 침 vào nguyên âm phía sau. VD: 대 학 원 /대 하 권/ 58
59 군인 /구 닌/ 1.2. Khi 받침 đôi kết hợp với nguyên âm Quy tắc: Tất cả các trường hợp xuất hiện 받침 đôi mà đằng sau là nguyên âm thì đều phát âm theo phụ âm phía trước còn phụ âm sau thì được nối lên với nguyên âm phía sau và đọc như bình thường. VD: 앉 으 세 요 /안 즈 세 요 옮 아 요 /올 마 요 / Riêng đối với trường hợp 받침 đôi mà có phụ âm sau là ㅎ thì ㅎ không phát âm hoặc phát âm rất nhẹ nên khi đó ta nối phụ âm đấu của 받침 với nguyên âm đằng sau. VD: 싫 어 하 다 /시 러 하 2 Trường hợp các phụ âm kết hợp với nhau tạo thành cách phát âm mới. 2.1 Đồng hóa phụ âm STT 1 Các trường hợp đồng hóa Ví dụ ㄱ + ㄴ/ㅁ /ㅇ/ 작년 /장년/ ( trong đó ㄱ đại diện cho các phụ âm: 국민 /궁 민/ ㄲ, ㅋ, ㄺ, ㄳ) 2 ㄷ + ㄴ/ㅁ /ㄴ/ 맏물 /만물/ (trong đó ㄷ đại diện cho các phụ âm: 끝나다 /끈나다/ ㄷ, ㅅ, ㅆ,ㅈ, ㅊ, ㅌ,ㅎ,) ㅂ + ㄴ/ㅁ /ㅁ/ 3 ( trong đó ㅂ đại diện cho các phụ âm: ㅍ, ㄼ, ㅄ, ㄿ) 밥맛 /밤맏/ 잡념 /잠념/ 방락 /반락/ 4 ㄹ + ㅁ/ㅇ /ㄴ/ 5 ㄱ + ㄹ /ㅇ/ + /ㄴ/ 국립 /궁닙/ 6 ㅂ + ㄹ /ㅁ/ + /ㄴ/ 압류 /암뉴/ 7 ㄴ + ㄹ /ㄹ/ 안락 /알락/ ; 잘나다 점락 /전락/ 59
60 /잘라다/ ㄱ / ㅂ + ㄹ /ㄴ/ 8 막론 막논 망논 백리 백니 뱅니 2.2 Ngạc hóa ST Các trường hợp căng hóa T Ví dụ 1 ㄷ + 이 /지/ 2 ㄷ + ㅎ /치/ 갇히다 /가치다/ 3 ㅌ + 이 /치/ 같이 /가치/ 곧이곧대로 /고지곧대로/ 2.3 Căng hóa: STT Các trường hợp căng hóa Ví dụ 학교 /학꾜/ 각도 /각또/ 1 ㄱ + ㄱ, ㄷ, ㅂ, ㅅ, ㅈ ㄲ, ㄸ, ㅃ, ㅆ, ㅉ 작법 /작뻡/ 작시 /작씨/ 막장 /막짱/ 벋가다 /벋까다/ 2 ㄷ + ㄱ, ㄷ,ㅂ,ㅅ,ㅈ ㄲ, ㄸ, ㅃ, ㅆ, ㅉ 걷다 /걷따/ 맏사위 /맏싸위/ 걷잡다 /걷짭다/ 갑각 /갑깍/ 겁데기 /겁떼기/ 3 ㅂ + ㄱ, ㄷ,ㅂ,ㅅ,ㅈ ㄲ, ㄸ, ㅃ, ㅆ, ㅉ 갑부 /갑뿌/ 갑상선 /갑쌍선/ 껍질 /껍찔/ 60
61 벗기다 /벗끼다/ 4 ㅅ+ ㄱ, ㄷ,ㅂ,ㅅ,ㅈ ㄲ, ㄸ, ㅃ, ㅆ, ㅉ 벗다 /벗따/ 첫번째 /첫뻔째/ 잣소이 /잣쏘이/ 잣죽 /잣쭉 낮거리 /낮꺼리/ 5 ㅈ + ㄱ, ㄷ,ㅂ,ㅅ,ㅈ ㄲ, ㄸ, ㅃ, ㅆ, ㅉ 잦다 /잦따/ 맞바람 /맞빠람/ 맞선 /맞썬/ 낮잠 /낮짬/ Phần kết luận Trên đây là những tổng hợp cơ bản nhất có liên quan đến quy tắc phát âm trong tiếng Hàn Quốc của chúng tôi.. Chúng tôi đã cố gắng hệ thống những kiến thức thu thập được qua các tài liệu thành các phần cụ thể, thuận tiện cho việc tìm hiểu và việc học của các bạn sinh viên khoa tiếng Hàn cũng như những người mới học tiếng Hàn Quốc. Những vấn đề chúng tôi đã nghiên cứu căn tóm lại có những vấn đề như: - Các quy tắc phát âm nguyên âm và phụ âm trong tiếng Hàn quốc - Các quy tắc phát âm dành cho những trường hợp có - Các quy tắc phát âm dành cho những trường hợp nối âm và sự biến đổi phát âm theo các trường hợp cụ thể ( căng hóa, ngạc hóa, đồng hóa) Việc tìm hiểu các quy tắc phát âm trong tiếng Hàn Quốc để có thể phát âm chính xác là một điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giao tiếp. Bởi lẽ, việc phát âm chuẩn không chỉ giúp người nói có truyền đạt ý của mình đến người nghe mà còn giúp cho khả năng của chúng ta thêm tự tin hơn. Như chúng tôi đã nói ở trên, việc phát âm chuẩn được tiếng Hàn Quốc là một điều rất khó khăn đối với người học vì để nhớ được tất cả các quy tắc phát âm và vận dụng 61
62 được nó là không hề dễ dàng. Muốn phát âm chuẩn tiếng Hàn Quốc, thì bản thân mỗi người phải cố gắng trau dồi và luyện tập trong một quá trình lâu dài. Trước hết phải học thuộc các quy tắc phát âm cơ bản nhất và thường xuyên tập đọc. Khi đọc thì phải lưu ý đến các trường hợp đặc biệt có liên quan đến các quy tắc phát âm, xác định xem trường hợp đó rơi vào quy tắc nào và đọc đi đọc lại nhiều lần cho chính xác. Việc thường xuyên nghe băng từ cấp đọ thấp đến cao (ban đầu là các từ sau đó đến các hội thoại, ) cũng mang lại hiệu quả lớn đối với việc phát âm. Đặc biệt là nên tận dụng các cơ hội được nói trong các giờ học trên lớp hoặc nói chuyện với người Hàn Quốc để hoàn thiện hơn nữa về kỹ năng phát âm của bản thân. Bài nghiên cứu khoa học này cùa chúng tôi còn chưa được thật sự hoàn chỉnh và trọn vẹn nhưng nó sẽ giúp ích phần nào đó cho cho các bạn sinh viên đang theo học tiếng Hàn có được khả năng phát âm tốt hơn. Chúng em cũng mong muốn nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để báo cáo nghiên cứu khoa học của chúng em được hoàn chỉnh hơn. Các tài liệu tham khảo - Quy tắc ghép âm trong tiếng Hàn Quốc (Lê Huy Khoa)-NXB Trẻ. - Ngữ pháp cơ bản tiếng Hàn (Thúy Liễu-Bích Thủy)- NXB Thanh niên. - Ngữ pháp tiếng Hàn dành cho người Việt (Lê Tuấn Sơn-Huỳnh Thị Thu Thảo)NXB Văn hóa thông tin. - Nghiên cứu so sánh đối chiếu âm Hán Hàn với âm Hán Việt ( Luận văn thạc sĩ -Trần Thị Bích Phương) - 한국 한자어와 베트남 한자어 비교 연구 (Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc) 62
63 CÁCH PHÁT ÂM CỦA MỘT SỐ 받침 TRONG TIẾNG HÀN QUỐC Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Thu Ngân Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Vân 2H09 Nguyễn Thị Lan Anh 2H09 I.Đặt vấn đề. 1. Nêu ra mục đích của bài nghiên cứu. Tiếng Hàn Quốc (Hangeul) có một hệ thống bảng chữ cái cùng với các cách phân bố chữ cái riêng biệt. Giống với tiếng Việt, một đơn vị tiếng trong tiếng Hàn Quốc được cấu tạo bởi phụ âm đầu, các nguyên âm và phụ âm cuối. Phụ âm cuối trong tiếng Hàn được gọi là 받침.Các 받침 này được phát âm tương đối dựa trên một số quy tắc nhất định. Mục đích của bài nghiên cứu này là nêu ra một số các quy tắc phát âm các 받침 đôi và đơn trong tiếng Hàn Quốc. 2. Phương pháp nghiên cứu: Nêu ra cách phát âm. Lấy ví dụ để chứng minh. Nêu ra một số lỗi sai thường gặp trong khi phát âm. II.Giải quyết vấn đề. 1.Cách phát âm 받침 đơn Trong bảng chữ cái tiếng Hàn có tất cả 19 phụ âm: ㄱ, ㄲ, ㄴ, ㄷ, ㄸ, ㄹ, ㅁ, ㅂ, ㅃ, ㅅ, ㅆ, ㅇ, ㅈ, ㅉ, ㅊ, ㅋ, ㅌ, ㅍ, ㅎ. Nhưng khi các phụ âm trên đóng vai trò là 받침 thì chỉ được phát âm như các phụ âm: ㄱ, ㄴ, ㄷ, ㄹ, ㅁ, ㅂ, ㅇ. Bảng chi tiết 받침 Phát Ví dụ âm ㄱ,ㄲ,ㅋ ㄱ 먹다[먹다] 닦다[닥따] 63
64 키읔[키윽] ㅅ, ㅆ, ㅈ, ㅊ, ㄷ ㄷ,ㅌ 웃다[욷:따] 꽃[꼳] 있다[읻따] 솥[솓] 묻다[묻다] 젖[젇] ㅂ, ㅍ ㅂ 덥다[덥다] 앞[압] 덮다[덥따] ㄹ ㄹ 물[물] 알다[알다] 만들다[만들다] ㅁ ㅁ 몸[몸] 힘들다[힘들다] 참다[참다] ㄴ ㄴ 눈 [눈] 문[문] 운전하다[운전하다] ㅇ ㅇ 강[강] 빵[빵] 민망하다[민망하다] Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi một 받침 kết hợp với một phụ âm khác ở từ liền sau thì lại bị biến âm. Sau đây là một số trường hợp: Khi theo sau 받침 ㄷ,ㅌ các là nguyên âm ㅣ thì các 받침 ㄷ,ㅌ được đọc thành ㅈ,ㅊ Ví dụ: 곧이 [ 고지] 밭이[바치] 미닫이 [미다지] 64
65 벼훑 [벼훌치] 땀받이 [땀바지] Khi theo sau ㄷ là 히 thì ㄷ sẽ được đọc là [치] Ví dụ: 굳히다[구치다] 닫히다[다치다] 묻히다[무치다] Khi các 받침 ㄱ ( ㄲ,ㅋ), ㄷ (ㅅ,ㅆ,ㅈ,ㅊ,ㅌ,ㅎ), ㅂ (ㅍ) đứng trước các phụ âm ㄴ,ㅁ thì sẽ được đọc lần lượt thành [ㅇ,ㄴ,ㅁ] Ví dụ: 먹는[멍는] 국물[궁물] 짓는[진: 는] 있는[인는] 젖멍울[전멍울] 붙는[분는] 잡는[잠는] 밥물[밤물] 앞마당[암마당] 깎는[깡는] 키읔만[키응만] 쫓는[쫀는] 놓는[논는] Khi 받침 ㅁ,ㅇ đứng trước phụ âm ㄹ thì ㄹ được phát âm thành [ㄴ]. Ví dụ: 침력[침녁] 담력[담녁] 강릉[강능] 항로[항:노] Khi 받침 ㄱ,ㅂ đứng trước phụ âm ㄹ thì ㄹ được phát âm thành [ㄴ]. Ví dụ: 막론[막논 망논] 백리[백니 뱅니] 협력[협녁 혐녁] 십리[십니 심니] Khi 받침 ㄴ kết hợp với phụ âm ㄹ thì phụ âm ㄴ sẽ được phát âm thành [ㄹ] Ví dụ: 난로[날로] 신라[실라] 천리[철리] 2. Một số cách phát âm 받침 đôi 받침 đôi được tạo nên từ hai phụ âm đơn kết hợp với nhau, không có quy tắc nhất định về cấu tạo cũng như cách phát âm. Ví dụ: ㄳ, ㄼ, ㄽ, ㄾ, ㄺ, ㄵ... Khi đứng ngay sau các 받침 đôi là phụ âm ㅇ thì 받침 đó được phát âm theo phụ âm trước của nó, phụ âm sau nối lên và thế chỗ cho ㅇ Khi phụ âm đứng sau (trong 받침) là ㅅ gặp ㅇ thì ㅅ được phát âm như ㅆ Ví dụ: 앉아[안자] 닭을[달글] 젊어[절머] 핥아[할타] 읊어[을퍼] 넋이[넉씨] 없이[업:씨] 곬이[골씨] Trường hợp đặc biệt: Ví dụ: 넋없다[너겁따] 값어치[가버치] 닭 앞에[다가페] 65
66 Trường hợp phụ âm đứng sau của 받침 đôi là ㅌ khi gặp nguyên âm ㅣ thì ㅌ được phát âm như ㅊ Ví dụ: 벼흝이[벼흘치] Trường hợp 받침 ㄺ, ㄼ, ㄵ khi đứng ngay sau nó là phụ âm ㅎ thì [ㄱ, ㅂ, ㅈ] sẽ lần lượt được phát âm là [ㅋ, ㅍ, ㅊ], phụ âm đứng trước phát âm như bình thường. Ví dụ: 밝히다[발키다] 앉히다[안치다] 넓히다[널피다] Các 받침 ㄳ, ㄵ, ㄼ, ㄽ, ㄾ, ㅄ được phát âm lần lượt như [ㄱ, ㄴ, ㄹ, ㅂ] Ví dụ: 넋과[넉꽈] 앉다[안따 여덟[여덜] 외곬[외골] 핥다[할따] 값[갑] 없다[업:따] Trường hợp 받침 ㄼ được phát âm như ㅂ Ví dụ:밟다[밥:따] 밟소[밥:쏘] 밟지[밥:찌] 밟고[밥:꼬] 넓-둥글다[넙뚱글다] 넓-죽하다[넙쭈카다] 받침 ㄺ, ㄻ,ㄿ được phát âm lần lượt như [ㄱ, ㅁ, ㅂ] Ví dụ:닭[닥] 삶[삼:] 흙과[흑꽈] 맑다[막따] 늙다[늑따] 젊다[점:따] 읊고[읍꼬] 읊다[읍따] Trường hợp 받침 ㄺ được phát âm là ㄹ khi phụ âm đứng ngay sau nó là ㄱ, khi đó ㄱ sẽ được phát âm thành ㄲ. Ví dụ: 맑게[말께] 묽고[물꼬] 얽거나[얼꺼나] 받침 đôi có phụ âm đứng sau là ㄱ, ㄷ, ㅂ khi gặp ㄴ, ㅁ thì sẽ được phát âm là ㅇ, ㄴ, ㅁ Ví dụ:긁는[긍는] 몫몫이[몽목씨] 흙만[흥만] 읊는[음는] 밟는[밤:는] 깂매다[감매다] 66
67 Khi phụ âm ngay sau nó là ㅇ thì ㅎ biến mất, ㄴ, ㄹ được nối lên thế chỗ cho ㅇ Ví dụ:않은[아는] 닳아[다라] 싫어[시러] 많아[마:나] 3. Một số lỗi sai thường gặp trong khi phát âm 받침. Lỗi sai do chưa xác định đúng cách đọc 받침. Ví dụ: 따뜻하다 [따뜯하다] (X) [따뜨타다] (O) Lỗi sai do chưa xác định được quy tắc đồng hoá phụ âm. Ví dụ: 박문관[박문관] (X) 박문관[방문관] (O) Có những lỗi sai này chủ yếu là do một số nguyên nhân sau: Có quá nhiều các quy tắc phát âm nên sinh viên khó có thể nhớ được toàn bộ.thêm vào đó trong mỗi trường hợp đều có những từ bất quy tắc nên mỗi khi gặp những từ lạ mà có 받침 đôi thì không biết phải phát âm như thế nào. Trong những trường hợp đó thì chủ yếu sinh viên phát âm theo cảm tính của mình. Do không phải sinh viên nào cũng có cơ hội được tiếp xúc với người Hàn Quốc thường xuyên nên không chỉ riêng việc phát âm 받침 mà còn về phát âm nói chung cũng có trường hợp phát âm sai. Muốn khắc phục những lỗi sai trong việc phát âm, điều quan trọng là phải luyện tập thường xuyên. Có thể luyện nghe và nói theo băng hay xem những chương trình dạy nói tiếng Hàn Quốc trên truyền hình cũng như trên mạng Internet Ngoài ra, chúng ta cũng nên tận dụng những giờ học với người Hàn Quốc hay những cơ hội được nói chuyện với họ để nâng cao khả năng phát âm của bản thân III. Kết thúc vấn đề. 1. Nêu được ý nghĩa của đề tài: Trong quá trình học tiếng Hàn Quốc, chúng ta sẽ gặp không ít những từ vựng chứa 받침 đơn hoặc 받침 đôi, chính vì vậy, biết cách phát âm sao cho chính xác là yêu cầu rất quan trọng, quyết định hiệu quả của việc học hay diễn tả được một cách rõ ràng ý cần biểu đạt. 140
68 2. Những mặt hạn chế của đề tài: Do hạn chế về mặt kiến thức của sinh viên năm thứ nhất nên bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu sót. Trong bài nghiên cứu mới chỉ nêu ra được một số quy tắc phát âm, chưa nêu được ra hết các trường hợp bất quy tắc. IV. Tài liệu tham khảo. 1. Internet (kbs.co.kr) 2. Sách dạy phát âm tiếng Hàn Quốc có liên quan. 68
69 CẤU TRÚC CÂU ĐƠN THÌ HIỆN TẠI THƯỜNG TRONG TIẾNG HÀN Giáo viên hướng dẫn:.th.s Nghiêm Thị Thu Hương Học sinh thực hiện: Hoàng Thị Thùy Linh 2H_09 Cao Thị Thu Hương 2H_09 Hoàng Thị Vân Anh 2H_09 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Mục đích nghiên cứu Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng mở rộng, hợp tác giao lưu với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc. Cùng với sự thiết lập quan hệ mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa giữa hai nước Việt Hàn, tiếng Hàn Quốc ngày càng trở nên được yêu thích và phổ biến ở Việt Nam. So với tiếng Việt, tiếng Hàn Quốc có khá nhiều sự khác biệt. Điều này vừa tạo ra sự mới mẻ, vừa tạo ra sự khó khăn trong việc học và giảng dạy thứ ngôn ngữ này tại Việt Nam. Đặc biệt trong việc tiếp cận với ngữ pháp,người học thường gặp nhiều trở ngại.bài nghiên cứu này của chúng tôi xin được đề cập đến một vấn đề nhỏ trong ngữ pháp của tiếng Hàn đó là Cấu trúc câu đơn thì hiện tại thường trong tiếng Hàn. "Câu đơn" luôn là điểm khởi đầu cho việc học bất kì ngôn ngữ nào. Bởi vậy viêc nắm vững cấu trúc cùa câu đơn là vô cùng quan trọng.nó là nguồn cội của tất cả các cấu trúc ngữ pháp phức tạp sau này. "Thì hiện tại thường" cũng là vấn đề ngữ pháp được đề cập đến đầu tiên khi học bất kì một ngoại ngữ nào. Do đó mục đích của chúng tôi khi làm bài nghiên cứu này là nhằm giúp đỡ những ai khi mới bắt đầu học tiếng Hàn sẽ dễ dàng nắm vững được cấu trúc câu đơn thì hiện tại thường. Khi nắm chắc cấu trúc này thì việc học các cấu trúc khác sẽ dễ dàng hơn. 2. Phương thức tiến hành và phạm vi nghiên cứu Là sinh viên năm thứ nhất, chúng tôi cũng chưa có đủ kinh nghiệm và năng lực để tự mình làm một nghiên cứu chuyên sâu hơn nên phương pháp sử dụng của chúng tôi ở đây là: Dựa trên những nghiên cứu, tài liệu đã có từ trước chúng tôi thu thập lại, đọc và tổng hợp một cách khoa học và có hệ thống phù hợp với đối tượng sinh viên và chủ yếu là 69
70 sinh viên năm thứ nhất đang theo học tiếng Hàn. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu cấu trúc câu đơn thì hiện tại thường trong tiếng Hàn nên chúng tôi sẽ đi sâu vào các vấn đề: +) Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét các thành phần câu và trật tự của nó. +) Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét các dạng đuôi kết thúc. +) Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét mục đích sử dụng. Dưới đây là những gì chúng tôi tìm hiểu được. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Các khái niệm ngữ pháp cơ bản Để giúp các bạn có thể hiểu được rõ khái niệm cơ bản về câu đơn thì hiện tại, chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp được một số khái niệm cơ bạn như sau: - Khái niệm câu đơn: Trong tiếng Việt câu đơn được hiểu là một câu có nòng cốt chính là một cụm chủ ngữ, vị ngữ, hoặc một từ, một cụm từ chức năng thông báo, biểu cảm ( - Khái niệm về thì: Trong tiếng Việt, khái niệm về thì được hiểu là một khái niệm thuộc phạm trù ngữ pháp, dùng để xác định rõ thời gian được nói đến trong câu. Tuy vậy tiếng Việt lại không sử dụng ngữ pháp để biểu đạt thời gian mà chủ yếu dùng phương tiện từ vựng ( Đấy là điểm khác biệt so với một số ngôn ngữ như tiếng Anh và tiếng Hàn. Tiếng Anh bao gồm 12 thì cơ bản, bao gồm 4 thì hiện tại (hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành, hiện tại hoàn thành tiếp diễn), 4 thì quá khứ (quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn), 4 thì tương lai ( tương lai đơn, tương lai tiếp diễn, tương lai hoàn thành, tương lai hoàn thành tiếp diễn). Các thì trong tiếng Anh được xác định rõ qua các dấu hiệu ngữ pháp rõ ràng trong câu sử dụng ( Cũng như tiếng Anh, thì trong tiếng Hàn cũng được biểu thị trong câu bằng các dấu hiệu ngữ pháp. So với thì trong tiếng Anh, tiếng Hàn chỉ được chia thành 5 thì cơ bản bao gồm thì hiện tại thường, thì hiện tại tiếp diễn, thì tương lai và thì quá khứ ( Giáo trình hướng dẫn học và thi năng lực tiếng Hàn Quốc Ths. Nghiêm Thị Thu Hương) 70
71 Thì hiện tại thường được hiểu để diễn tả những việc làm, những hành động, trạng thái đang diễn ra. Câu đơn thì hiện tại thường là câu dùng để diễn tả những việc làm, hành động, trạng thái của sự vật, sự việc đang diễn ra. 2. Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét các thành phần câu và trật tự của câu. a) Câu đơn 2 thành phần: là dạng câu đơn hai thành phần: Chủ ngữ - Vị ngữ Giống với tiếng Việt, câu đơn hai thành phần của tiếng Hàn cũng theo trật tự: chủ ngữ + vị ngữ VD: Câu tiếng Việt: Câu tiếng Hàn: CN Trời lạnh. CN VN 날씨가 춥습니다. VN b) Câu đơn 3 thành phần: Chủ ngữ + Bổ ngữ + Vị ngữ Trong tiếng Việt, trật tự từ là: Chủ ngữ + Vị ngữ + Bổ ngữ VD: Tôi ăn Chủ ngữ Vị ngữ cơm Bổ ngữ Trật tự từ trong câu tiếng Hàn thì ngược lại so với câu tiếng Việt: Chủ ngữ + Bổ ngữ + Vị ngữ VD: 저는 Tôi 밥을 먹습니다. cơm ăn - Chủ ngữ, bổ ngữ +) Trật tự từ trong câu đơn tiếng Hàn tương đối lỏng lẻo nên khó xác định được đâu là chủ ngữ đâu là bổ ngữ của câu nên trong tiếng Hàn có sự xuất hiện của các tiểu từ bổ ngữ 을/를 và tiểu từ chủ ngữ 이/가. Trong tiếng Việt của chúng ta thì trật từ từ quy định vai trò của các danh từ trong câu. VD: Câu 'Cô ấy yêu anh ấy' không bao giờ bị hiểu sai thành "Anh ấy yêu cô ấy" bởi trật tự trước sau của từ trong câu đã quy định rõ nghĩa của câu. Tuy nhiên, trong tiếng Hàn thì không như vậy. Vì cả "anh ấy" và "cô ấy" đều đứng trước động từ "yêu" và trật tự từ trong câu đơn tiếng Hàn tương đối lỏng lẻo nên khó xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là bổ ngữ của câu. Chính bởi vậy, trong tiếng Hàn có tiểu từ bổ ngữ 을/를 và tiểu từ chủ ngữ 이/가. Chức năng chính của các tiểu từ này là đứng sau danh từ để phân biệt và chỉ ra thành phần ngữ pháp của danh từ đó ở trong câu. 71
72 (+) Tiểu từ chủ ngữ 이/가 : Nếu danh từ làm chủ ngữ có pat-chim thì dùng tiểu từ chủ ngữ 이 Nếu danh từ làm chủ ngữ không có pat-chim thì dùng tiểu từ chủ ngữ 가 (+) Tiểu từ bổ ngữ 을/를: Nếu danh từ làm bổ ngữ có pat-chim thì dùng tiểu từ bổ ngữ 을 Nếu danh từ làm bổ ngữ không có pat-chim thì dùng tiểu từ bổ ngữ 를 VD: 아버지가 신문을 읽으십니다. Bố tôi đang đọc báo. Em trai tôi đang xem ti vi. 남동생이 텔레비전을 봅니다. +) Vị trí của chủ ngữ và tân ngữ có thể đổi chỗ cho nhau tuỳ theo ý đồ của người nói. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể đổi chỗ được. VD: Trường hợp đổi được: 저는 학교에 가요.<=> 학교에 저는 가요. ( Tôi đi học. ) Trường hợp không đổi được: 아닙니다. 저는 학생이 아닙니다. <#>? 학생이 저는 (Tôi không phải là học sinh.) Lưu ý: Dù là câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ, hay câu có ba thành phần chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ thì động từ trong câu tiếng Hàn đều được đặt ở cuối câu. -Vị ngữ : Tuỳ thuộc vào đặc điềm của động từ được sử dụng làm vị ngữ,số lượng các thành phần cần phải có trong một câu có thể thay đổi. + Xét vị ngữ trong câu đơn 2 thành phần: là nội động từ hoặc động từ "이다" thường chỉ cần một chủ ngữ. (+) Nội động từ: những động từ đã có đầy đủ ý nghĩa, thường chỉ tính chất hay trạng thái,nó không cần danh từ bổ nghĩa cho nó. Ví dụ :đi,đứng, chạy,nằm, khóc,cười, xấu, đẹp, mới, cũ, tốt... VD: 철수가 자요. Cheolsu đang ngủ. 꽃이 예쁩니다. Hoa đẹp. 날씨가 춥습니다. Trời lạnh. (+) Động từ "이다": chức năng liên kết chủ ngữ của câu với danh từ vị ngữ.nó cũng biểu thị chủ ngữ của câu thuộc về hay được gộp vào danh từ vị ngữ. VD: 이것은 책입니다. Đây là quyển sách. 72
73 오늘은 일요일이에요. Hôm nay là chủ nhật. 나는 김영수입니다. Tôi là Kim Yongsu. + Xét vị ngữ trong câu đơn 3 thành phần: là ngoại động từ, động từ 있다, 없다, thường cần phải có cả chủ ngữ và bổ ngữ. (+) Ngoại động từ: những động từ đòi hỏi phải có danh từ bổ nghĩa cho nó,để chỉ đối tượng mà hành động đó tác động lên,thường cần phải có cả chủ ngữ và bổ ngữ. Ví dụ: ăn( cơm), học( tiếng Hàn), mua (áo)... VD: 절수가 밥을 먹어요. 나오코는 음악을 듣습니다. Cheolsu đang ăn cơm. Naoko đang nghe nhạc. (+) Đối với các câu kết thúc bằng động từ 있다, 없다. Động từ 있다 biểu thị sự tồn tại,vị trí hay sự sở hữu. VD: 학생이 교실에 있어요. 도시에 차가 많이 있습니다. Học sinh ở trong lớp học. Ở thành phố có nhiều xe cộ. Dạng phủ định của 있다 là 없다. VD: 가방에 책이 없습니다. Sách không ở trong cặp. 하노이에 바다가 없어요. Ở Hà Nội không có biển. 3. Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét các dạng đuôi kết thúc Trong tiếng Hàn, người ta phải chọn đuôi động từ dựa trên các yếu tố xã hội như địa vị xã hội, tuổi tác, quan hệ gia đình của người nghe và mức độ thân sơ trong mối quan hệ giữa người nói và người nghe. a/ Đuôi kết thúc dạng kính ngữ thể hiện sự tôn trọng (으) 시다 Là đuôi câu kính ngữ ở mức cao nhất, thể hiện sự tôn trọng tuyệt đối với chủ thể hoặc với người nghe. +) Đuôi kính ngữ (으) 시다 dùng khi người nói thể hiện sự đề cao chủ ngữ là chủ thể của câu. VD: 선생님께서 외출 중이십니다. Cô giáo đang ở ngoài. 그분이 우리 선생님이십니다. Vị kia là giáo viên của chúng tôi. 제 오빠는 얘기를 재미있게 하시지요? Anh trai tớ nói chuyện thú vị nhỉ? +) Đuôi kính ngữ (으) 시다 dùng khi người nói thể hiện sự rất tôn trọng với người 73
74 nghe với đối tượng người nghe là bề trên, người lớn tuổi, có địa vị cao hơn trong xã hội. VD:할아버지, 책을 읽으십니까? Ông ơi, ông đang đọc sách ạ? 여러분, 앉으십시오! Quý vị, xin mời ngồi! 선생님, 다시한번 설명하십시오! Cô ơi, xin cô hãy giảng lại một lần nữa! +) Đuôi kết thúc được hình thành thành bằng cách gắn thêm -(으)시- vào gốc động từ trước khi kết hợp với một đuôi từ nào như : -아(어/여)요, -ㅂ니다, -ㅂ니까? để thể hiện sự tôn trọng với người nghe hoặc không muốn hạ thấp người nghe ( ngay cả khi người nói là bề trên, có chức vụ cao hơn) VD:부모님께서 선물을 드리세요. Hãy tặng quà cho bố mẹ. 제 동생이 학교에 가세요. Em trai tôi đi đến trường. 듣고 따라 하십시오! Hãy nghe và làm theo! Cách chia động từ: động từ nguyên thể sau khi bỏ 다 đi Nếu động từ có bat-chim thì cộng với (으)시 VD:한국말 책이 있으십니까? Anh có quyển sách tiếng Hàn nào không? Giám đốc Pak có nhiều tiền. 박 사장님께서는 돈이 많으십니다. 앉으세오. Mời ngồi. *Đối với động từ 있다: Ở nghĩa tồn tại 있다 có hình thức tôn kính là '계십니다'. VD:부모님이 집에 계십니다. Bố mẹ đang ở nhà. Ở nghĩa sở hữu, hình thức tôn kính tương đương là '있으시다'. VD: 어머니,돈이 얼마나 있으세요? Mẹ ơi, mẹ có bao nhiêu tiền? Nếu động từ không có bat-chim thì cộng với 시 VD: 오빠, 아버지께서 회사에 가셨습니다. 공부하십시요! Anh ơi, bố đi đến công ty rồi. Hãy học đi! b/ Đuôi kết thúc dạng phép lịch sự cao (공식) :습니다, ㅂ니다, 습니까, ㅂ니까? Là đuôi câu thể hiện sự lịch sự, trang trọng được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng đối với người nghe. Loại đuôi câu này thường được dùng trong những trường hợp người nói và người nghe mới lần đầu gặp mặt hoặc không quen thân nhau lắm. 74
75 VD: 어머니가 책을 읽습니다. Mẹ tôi đang đọc sách. 저는 아침 6 시에 일어납니다. Tôi thức dậy lúc 6 giờ sáng. 무엇을 합니까? Cậu đang làm gì thế? 무엇을 먹습니까? Cậu đang ăn gì thế? Cách chia động từ: động từ nguyên thể sau khi bỏ 다 đi: Nếu có pat-chim thì thêm ~습니다/~습니까? VD: 영화가 재미있습니다. Bộ phim thú vị. Bộ phim có thú vị không? 영화가 재미있습니까? Nếu không có pat-chim thì thêm ~ㅂ니다/ㅂ니까? VD:주말에 바쁩니다. Cuối tuần bận rộn. 주말에 바쁩니까? Cuối tuần có bận không? c/ Đuôi kết thúc dạng phép lịch sự vừa phải (비공식):아/어/여 요, 아/어/여 요? Là đuôi câu thường được sử dụng ở cấp độ phát ngôn thông thường ít mang tính nghi thức, tạo cảm giác nhẹ nhành và chủ quan hơn. Loại đuôi câu này thường được sử dụng trong các mối quan hệ thân mật, hay người nói có cảm giác đặc biệt gần gũi với người nghe. * Với những câu dùng ~ㅂ니다/~습니다 thì chuyển thành ~ 아 요, ~ 어요, 해요. VD: 밥을 먹어요. Tôi đang ăn cơm. 그는 회사에 다녀요. Anh ấy đi làm. 저는 한국어를 공부해요. Tôi học tiếng Hàn. * Với những câu dùng ~ㅂ니까?/ ~습니까? thì chuyển thành ~ 아 요?, ~ 어요?, 해요? VD: 어디에 가요? Cậu đi đâu thế? 아버지는 신문을 읽어요? Bố đang đọc báo à? 교실이 깨끗해요? Lớp học có sạch không? Cách chia động từ: động từ nguyên thể sau khi bỏ 다 đi: - Thân động từ không có pat-chim và: Kết thúc bằng 하 ~>해요 VD:제 친구가 잘 해요. Bạn tôi hát hay. 75
76 Kết thúc bằng nguyên âm 아 hoặc 오 thì ghép với ~ 아요 VD:어머니가 시장에 가요. Mẹ đi chợ. Anh xem phim. 오빠 영화를 봐요. Kết thúc bằng nguyên âm 이 ~> ~ 여요 VD:그 남자가 커피를 마셔요. Anh kia đang uống cà phê. Kết thúc bằng nguyên âm 으 ~> ~ 어요 VD:이 옷을 에뻐요. Cái áo này đẹp. - Thân động từ có pat-chim và: Kết thúc bằng nguyên âm 아 hoặc 오 thì ghép với ~ 아 VD:날씨가 좋아요. Thời tiết tốt. 저는 부모님에게서 편지를 받아요. Tôi nhận được thư từ bố mẹ Kết thúc bằng các nguyên âm khác thì ghép với ~ 어요 VD:친구와 같이 밥을 먹어요. Tôi ăn cơm cùng với bạn. d/ Đuôi kết thúc dạng phép thân mật,gần gũi,xuồng sã(비공식): 아/어/여, 아/어/여? Đuôi kết thúc dưới hình thức bỏ 요 được sử dụng dưới dạng thân mật, hoà đồng ở các mối quan hệ thân thiết hoặc giữa bạn bè với nhau; đối với những đối tượng không cần phải bày tỏ sự kính cẩn như trẻ em, người ít tuổi hơn hoặc cấp dưới. VD:의자에 앉아. 등산 을 좋아해? Cậu ngồi xuống ghế đi. Cậu thích leo núi không? Cách chia động từ: động từ nguyên thể sau khi bỏ 다 đi: - Thân động từ không có pat-chim và: Kết thúc bằng 하 ~>해 VD: 오늘은 영어를 공부해? Hôm nay học tiếng Anh à? Tớ thích bóng đá. 축구를 좋아해. Kết thúc bằng nguyên âm 아 hoặc 오 thì ghép với ~ 아 VD: 형은 지금 자. Anh trai bây giờ đang ngủ. 내일 사진기를 가져오? Ngày mai có cầm máy ảnh theo không? Kết thúc bằng nguyên âm 이 ~> ~ 여 76
77 VD:오늘은 구름이 껴? Hôm nay trời nhiều mây à? 번개가 쳐? Có chớp hả? Kết thúc bằng nguyên âm 으 ~> ~ 어 VD:휴대폰을 켜? Cậu tắt máy di động à? 그 여자가 에뻐? Cô gái kia đẹp không? - Thân động từ có pat-chim và: Kết thúc bằng nguyên âm 아 hoặc 오 thì ghép với ~ 아 VD:베트남에서 겨울 날씨가 주워? Ở Việt Nam thời tiết mùa đông có lạnh không? 이번 시험은 쉬워. Bài thi lần này dễ. Kết thúc bằng các nguyên âm khác thì ghép với ~ 어 VD: 오늘 저녁에 뭐 먹어? Buổi tối hôm nay ăn gì thế? 공원에 가서 놀어. Đi đến công viên rồi chơi. 4. Câu đơn tiếng Hàn dưới góc độ xem xét mục đích sử dụng. Câu đơn thì hiện tại thường trong tiếng Hàn thường được sử dụng trong các mục đích chủ yếu như sau: a/ Diễn đạt chân lí hoặc thói quen: VD:건강이 재일입니다. Sức khoẻ là trên hết. 수업이 7시15분 에 시작합니다. Tiết học bắt đầu lúc 한국 사름들이 매운 음식을 좋아합 Người Hàn Quốc thích ăn đồ ăn cay. b/diễn đạt sự diễn tiến của hành động ở hiện tại: VD: 지금 한국어를 공부해요. Bây giờ tôi đang học tiếng Hàn quốc. 아버지는 신문을 읽으십니다. Bố tôi đang đọc báo. 지금은 그 남자가 전화를 합니다. Bây giờ anh ta đang nói chuyện điện thoại. *Chú ý: Trong tiếng Hàn, thì hiện tại tiếp diễn dùng 고 있다 sau động từ và được dùng nhấn 77
78 mạnh một cách đặc biệt hành động đang xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế, do thì hiện tại đơn cũng có thể diễn tả sự diễn tiến của hành động ở hiện tại nên người ta thương dùng thì hiện tại đơn nhiều hơn. c/ Trường hợp tính từ và động từ 이다: diễn đạt trạng thái hiện tại của sự vật. VD: 날씨가 덥습니다 / 더워요/ 더워. 저는 대학생입니다 / 이에요 / 이오. 책은 가방 속에 있습니다/ 있어요 / 있어. Trời nóng. Tôi là sinh viên. Sách ở trong cặp. d/ Diễn đạt hành động sắp diễn ra trong tương lai hoặc trạng thái hiện tại dưới quan điểm hiện tại. VD: 내일은 날씨가 좋습니다 / 좋아요 / 좋아. Ngày mai thời tiết tốt. 다음 주 화요일은 16 일입니다/ 이에요 / 이오. Thứ ba tuần sau là ngày 16. 나는 다음 주에 여행을 떠납니다 / 떠나요 / 떠나. Tuần sau tôi lên đường đi du lịch. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Trật tự từ trong câu tiếng Hàn được chia thành hai trường hợp: trường hợp câu chỉ có hai thành phần nòng cốt chủ ngữ và vị ngữ, trường hợp câu có ba thành phần chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ. Trong cả hai trường hợp thì động từ đều đứng ở cuối câu. 2. Tùy vào hoàn cảnh sử dụng mà động từ đứng ở cuối câu của câu đơên thì hiện tại thường sẽ có dạng kết thúc phù hợp: kính ngữ cao, dạng lịch sự, dạng thân mật (có hoặc không có) 3. Mục đích sử dụng của câu đơn thì hiện tại thường gồm có: diễn tả chân lí, thói quen, diễn tả sự diễn tiến của hành động, trạng thái hiện tại của hành động, đôi khi là diễn tả một hành động sắp diễn ra trong tương lai dưới quan điểm của hiện tại. PHẦN IV:TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn Lí Kính Hiển (NXB Văn hóa thông tin) 2. Các điểm trọng yếu trong ngữ pháp tiếng Hàn Hoàn Vũ (NXB Tổng hợp TP Hồ 78
79 Chí Minh) 3. Giáo trình hướng dẫn học và thi năng lực tiếng Hàn Quốc (KLPT) Nghiêm Thị Thu Hương (NXB Giáo dục) 4. hanquocngaynay.com, hocmai.vn, ngonngu.net, bachkhoatoanthu.gov.vn 79
80 HANBOK TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Bích Sinh viên thực hiện: Tạ Lệ Huyền 1H09 Nguyễn Thanh Hà 1H09 I. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Hơn một thập niên về trước, nhiều người trên thế giới hầu như biết rất ít về Hàn Quốc. Nhưng trong những năm gần đây văn hóa Hàn Quốc đang có sức lan tỏa lớn, ảnh hưởng đến các nền văn hóa khác nhau của Châu Á, nhất là các khu vực Đông Á và Đông Nam Á (sự ảnh hưởng này thông qua các bộ phim, xu hướng thời trang ). Là những sinh viên khoa Hàn Quốc, Đại học Hà Nội và với lòng yêu mến đất nước, văn hóa Hàn Quốc, chúng tôi chọn Hanbok-trang phục truyền thống của Hàn Quốc như bước đầu tiên khám phá về nền văn hóa muôn màu muôn sắc của đất nước tươi đẹp này. Hàn Quốc có rất nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng. Bên cạnh các nét văn hóa: Hanguel-bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc, Kimchi và Bulgogi- các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nhạc tế lễ Jongmyo và nhạc cụ truyền thống, nhân sâm, núi Seoroksan, Sesi-tập quán truyền thống và các nghi lễ trưởng thành, thì Hanbok là một trong những nét văn hóa tiêu biểu của nền văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Là sinh viên năm nhất của khoa Hàn Quốc, ấn tượng đầu tiên đối với chúng tôi đó là Hanbok-trang phục truyền thống từ bao đời nay của người Hàn Quốc. Qua các phương tiện thông tin và quá trình tìm hiểu của bản thân, chúng tôi thấy rằng đi dọc bất cứ đường phố nào của Hàn Quốc, người ta cũng có thể thấy trang phục của người Hàn Quốc ngày nay rất đa dạng, từ quần jeans, các mốt thời trang hot đến những bộ complê may đo và các mốt thiết kế sang trọng.tuy nhiên, trong tất cả những bộ trang phục được chiêm ngưỡng thì nổi bật nhất là Hanbok, một bộ trang phục dân tộc được người Hàn Quốc mọi lứa tuổi mặc, đặc biệt là trong những ngày lễ hội truyền thống hay những buổi trình diễn nhạc Hàn Quốc. Vì thế chúng tôi đã lựa chọn Hanbok làm đề tài nghiên cứu khoa học lần này. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 80
81 Dưới con mắt nghiên cứu cứu và phê bình thì trang phục truyền thống của Hàn Quốc được nhìn nhận và đánh giá từ nhiều góc độ phong phú. Với dung lượng có hạn của bài viết, chúng tôi sẽ nêu ra những nét đặc trưng cơ bản nhất của loại trang phục truyền thống này. Đối tượng nghiên cứu của bài nghiên cứu khoa học là Hanbok-trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Bài nghiên cứu này của chúng toi sẽ làm rõ về sự ra đời, sự phát triển và những nét đặc trưng của Hanbok. Từ đó thấy được giá trị văn hóa của Hàn Quốc thông qua bộ Hanbok. Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã sử dụng phương pháp tổng hợp, khái quát và xử lí tài liệu, tiếp cận tư liệu từ sách báo, truyền hình, internet, sưu tầm hình ảnh có liên quan đến bài viết Qua bài nghiên cứu khoa học, chúng tôi mong muốn giúp mọi người có cái nhìn hệ thống hơn và hiểu rõ hơn về trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Đặc biệt đây sẽ là nguồn tư liệu cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa trang phục Hàn Quốc. 3. Bố cục đề tài Trong bố cục đề tài này chúng tôi sẽ nêu rõ về 3 phần nằm trong nội dung chính. Phần 1, chúng tôi sẽ khái quát chung về Hàn Quốc và trang phục truyền thống của Hàn Quốc. Trong phần này chúng tôi sẽ nêu lên đặc điểm địa lí, khí hậu và sự ảnh hưởng của những yếu tốt này đến trang phục đồng thời khái quát chung về trang phục truyền thống của người Hàn Quốc. Phần 2 là những thông tin về lịch sử ra đời của Hanbok và sự phát triển của trang phục này qua các thời đại. Cách phân loại, cách mặc Hanbok cũng như nét đặc trưng và ý nghĩa của nó chúng tôi sẽ nêu rõ trong phần 3. II. Phần nội dung 1. Khái quát chung về Hàn Quốc và trang phục truyền thống của người Hàn Quốc 1.1. Địa lí Bán đảo Hàn Quốc nằm ở phía đông của đại lục châu Á với chiều ngang kéo dài từ 124 độ tới 131 độ kinh Đông, chiều dài từ 33 độ đến 43 độ vĩ bắc. Lãnh thổ gồm có bán đảo Hàn với hơn 3200 đảo lớn nhỏ ven bờ biển. Tổng diện tích là km2 (bằng 675 diện tích Việt Nam). Bán đảo Hàn có phía bắc giáp với Trung Quốc và Nga, đối diện với Nhật Bản qua một eo biển hẹp. Phía Bắc và phía đông của bán đảo Hàn có địa thế cao, phía Tây và phía Nam thấp. Phần lớn các con sông đều chảy ra biển Tây và biển Nam. Ở ven bờ biển Tây và biển Nam có các đồng bằng phì nhiêu màu mỡ. 70% diện tích lãnh thổ là rừng núi, phía Tây dốc thoai thoải nhưng ngược lại ở phía Đông thì dốc dựng đứng. Hàn Quốc nằm ở vùng khí hậu ôn đới và có 4 mùa rõ rệt. Mùa đông thì lạnh và khô; màu hè nóng ẩm; mùa xuân ấm áp và mùa thu thì khí hậu mát mẻ nhưng có phần hơi 81
82 ngắn. Nhiệt độ bình quân trong năm từ 10 đến 16 độ. Nóng nhất là vào tháng 8, nhiệt độ từ 23~270C, lạnh nhất vào khoảng tháng 1 từ -6~70C. Vào mùa đông, có khi nhiệt độ xuống thấp tới -10~150C, mùa hè có khi nhiệt độ lên tới trên 300C. 1 Chính điều kiện tự nhiên và khí hậu của Hàn Quốc là một trong những nhân tố tác làm cho trang phục Hàn Quốc trở lên đa dạng về chất liệu. Ở Hàn Quốc, có những vùng khác nhau nổi tiếng về loại vải riêng của mình. Hansan, ở phía Nam tỉnh Ch'ungch'ong, đã dệt nên loại vải gai trắng nổi tiếng đến mức đã được tiến cống sang nhà Đường trong suốt thời Korkyo ( ). Vải làm bằng sợi gai dầu ở tỉnh Andong cũng từng rất được ưa chuộng bởi tầng lớp thượng lưu. Chất liệu vải và kỹ thuật sản xuất phản ảnh rất rõ nét văn hóa và xã hội Hàn Quốc. Do Hàn Quốc có nhiều loại hình thời tiết nên trang phục của người dân xứ Hàn được làm từ cả dây gai dầu, sợi gai, cotton, muslin, lụa và sa-tanh. Thời tiết lạnh hơn cần có chất vải dày hơn, những người ở miền Bắc thì áo thường có cả lông nữa. Trong khi đó, trang phục mùa hè dùng những chất liệu mỏng hơn để gió có thể lùa vào làm mát cơ thể. Vào mùa thu, rất nhiều phụ nữ sẽ mặc quần áo làm từ lụa tơ, bởi khi đi lại, nó tạo nên tiếng động xào xạc tựa như họ đang bước trên lá khô vậy Trang phục truyền thống của người Hàn Quốc Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, mặc, ở) đây là sản phẩm văn hoá sớm nhất của xã hội loài người. Theo thời gian, trang phục cũng thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử và là một trong những nét đặc trưng mang đậm cá tính, phẩm chất, tinh hoa của dân tộc đó, để khi nhìn cách ăn mặc của họ chúng ta có thể dễ dàng biết được họ thuộc quốc gia nào. Trang phục không chỉ đơn thuần là đồ để mặc mà nó còn thể hiện cá tính của người mặc: dịu dàng, nhẹ nhàng hay thích sự phá cách, mạnh mẽ. Trang phục khi đứng bên cạnh truyền thống được nâng lên một tầm cao mới. Trang phục truyền thống ở đây có thể hiểu một cách khái quát là trang phục để mặc nhưng chứa đựng bên trong đó là tinh thần dân tộc, linh hồn đất nước, cùng bao nét đẹp tâm hồn của người dân đất nước đó. Bộ trang phục truyền thống mang đậm giá trị thiêng liêng, cao quý đã được đúc kết qua bao biến động thăng trầm của lịch sử. Vì thế có thể gọi trang phục truyền thống là quốc phục-biểu tượng trang phục của một quốc gia. Hàn Quốc là một đất nước phát triển. Ở thành thị, hầu hết người Hàn Quốc đều ăn mặc theo thời trang hiện đại của phương Tây. Những người lớn tuổi, đặc biệt là ở khu 1 Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học, Lich sử Hàn Quốc, Nxb Đại học quốc gia Seoul, trang 11 và
83 vực nông thôn, vẫn còn ăn mặc quần áo truyền thống. Trang phục truyền thống của người Hàn Quốc được gọi là Hanbok. Hanbok được làm để phù hợp với lối sống sinh hoạt của người Hàn Quốc nhưng có thể coi đó là một biểu trưng cho văn hoá Hàn Quốc. Hanbok được tạo nên bởi các đường sọc thẳng được tạo hình rất đẹp đẽ, không những thế còn che lấp được những khuyết điểm của thể hình. Hanbok dành cho nam giới bao gồm baji (cái quần), áo khoác hoặc vest tay ngắn và turumagi (áo khoác ngắn). Hanbok của nữ bao gồm ch ima (váy) và Jeogori (áo khoác ngắn). Sự cấu thành nên một bộ Hanbok cũng có nhiều yếu tố, đó là yếu tố lịch sử, yếu tố tự nhiên, yếu tố tôn giáo và yếu tố con người. Một bộ Hanbok điển hình được may bằng vải trắng và thật rộng để được thoải mái và mát mẻ. Bộ hanbok có thể mặc trong nhà rất thuận tiện. Với những người quen mặc Hanbok hàng ngày, loại vải được chọn để may thường là vải bông hay vải lanh. Lụa là loại vải vóc của hoàng gia, chỉ được sử dụng trong những ngày có lễ hội đặc biệt. Quần áo mặc vào ngày lễ được trang trí thêm những đường viền đầy màu sắc ở tay áo của trẻ con và phụ nữ. Chẳng có gì khác thường khi ta thấy những cụ bà và cụ ông ở nông thôn mặc trang phục truyền thống, cứ như họ vừa mới bước ra từ một bức ảnh chụp từ rất nhiều năm trước đây. Một người đàn ông lớn tuổi điển hình thường có những cái cúc áo được làm bằng hổ phách treo lủng lẳng trên áo, chân đi ủng cao su nhọn đầu mũi cong lên và đội một cái mũ cao gọi là satkat đan từ lông bờm hoặc lông đuôi ngựa. Bên dưới chiếc nón dường như trong suốt đó những người lớn tuổi thường để những bím tóc dài, quấn lại trên 83
84 đỉnh đầu của họ. Đó là trang phục ngày xưa còn ngày nay người Hàn mặc những bộ Hanbok đơn giản hơn ở những phụ kiện nhưng lại cầu kì ở những đường thêu. Phụ nữ không còn đội Cheomo (Một loại nón gần giống với nón quai thao của người con gái Việt, nhưng chủ yếu được dùng che mặt) cũng như đeo dây tòn ten nữa, còn đàn ông cũng không đội mũ Katsat nữa. Hanbok của nữ ngày nay càng độc đáo ở những đường thêu ở vạt áo, tay áo và cổ áo. Người ta thêu lên đó đủ các hoa văn cũng như hình các con vật quý. Càng ngày sự thay đổi về kiểu dáng, màu sắc, chất liệu vải càng phù hợp với người mặc. Nhưng do sự phát triển của công nghiệp hoá, người Hàn không còn nhiều thời gian để mặc những bộ Hanbok cầu kì và nó cũng không phù hợp với môi trưòng làm việc hiện đại nữa. Ngày nay, Hanbok tuy được may bằng những chất liệu vải đẹp, độc đáo và khá đắt nhưng hầu chỉ được người Hàn mặc khi có lễ hội hoặc vào những ngày đặc biệt. Hanbok được truyền tụng từ đời này sang đời khác và được gìn giữ qua năm tháng. Nó thể hiện niềm tự hào của dân tộc, đất nước Hàn Quốc. 2. Lịch sử ra đời và phát triển của Hanbok 2.1 Lịch sử ra đời của Hanbok Theo truyền thuyết, năm 2333 trước công nguyên, một á thần tên là Tan-gun lập nên một vương quốc gọi là Choson trên bán đảo Hàn Quốc. Người Hàn Quốc coi đó là năm 84
85 lập quốc của mình. Trong hơn 4000 năm kể từ đó, dân tộc Hàn là một mẫu mực về sự kiên trì trong việc gìn giữ các giá trị văn hoá truyền thống nhưng vẫn thích ứng nhanh chóng và tài tình với những biến đổi không ngừng của hoàn cảnh sống. Hanbok qua thời gian cũng có nhiều cải tiến liên tục cho phù hợp với khí hậu và điều kiện sinh hoạt trong từng thời kì lịch sử. Mặc dù có một vài chi tiết của áo Hanbok ngày nay được xuất hiện từ thời xa xưa song kiểu áo hai bộ phận (áo và váy hoặc quần) như ngày nay mới chỉ bắt đầu có từ thời Tam quốc (năm 57 trước công nguyên năm 668 sau công nguyên) khi các vương quốc koguryo, paekche và shilla thống trị bán đảo Triều Tiên. Điều này đã được thể hiện rõ ràng trên các bức tường đá tại các khu lăng mộ ở Susani; Ssangyeong-chong thời Kugogyo từ thế kỷ IV đến thế kỷ VI. Qua nhiều khảo nghiệm, các nhà văn hoá đã rút ra những nét chung trong trang phục trên nhiều bức hoạ đó. Phụ nữ mặc váy có nhiều màu sắc sặc sỡ, áo dài qua hông, vạt bên phải áo gấp sang phía bên trái, cổ và đường viền tay áo có hoa văn sắc sảo. Đặc biệt cũng ở thời kỳ này có giai đoạn phụ nữ còn mặc thêm một chiếc quần dài bên trong váy và một áo khoác bên ngoài. Nam giới thì mặc áo dài quá hông, tay dài và quần dài, trang phục cũng được trang trí với nhiều hoa văn. Ngoài ra cả nam giới và nữ giới đều đi giày theo kiểu giày ống bây giờ. Kiểu mẫu như thế có thể do ảnh hưởng của khí hậu và địa hình khắc nghiệt phương Bắc cùng cuộc sống du mục với trung tâm là lưng ngựa tạo nên. Hơn nữa, theo các nhân tố địa lý và văn hoá, trang phục này còn chịu nhiều ảnh hưởng của kiểu áo Trung Quốc. Tại vương quốc Paekche và Shilla cùng thời đều có kiểu trang phục tương tự nhau. Phục chế theo các bức tường đất được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ cho thấy thời kì này phụ nữ mặc Jeogori có tay hẹp, váy nhiều nếp gấp, có nơ buộc thắt lại ở ngực. Sau đó, áo choàng lụa kiểu Trung Quốc du nhập vào Triều Tiên từ nước láng giềng này, dần dần được giới quý tộc và thượng lưu chấp nhận từ năm 648 thời Shilla - vương quốc đã thống nhất bán đảo từ tam quốc thành một quốc gia thống nhất năm 668 (với kinh đô là kyongju). Áo choàng này được mặc bên ngoài bộ y phục truyền thống dân tộc. Phụ nữ quý tộc bắt đầu mặc quần váy dài kín người, áo choàng tay dài, được thắt lại bằng ruy băng ở eo. Còn đàn ông mặc quần ống rộng, hẹp ở mắt cá chân và một áo choàng bó ở cổ tay và thắt ở eo. Như vậy, cấu thành một bộ Hanbok nữ thời kỳ này gồm có: váy dài kín người bên trong (Ch ima), áo khoác ngắn (Jeogori) có một dải ruy băng thắt nơ ở ngực phía bên trái và áo choàng ( P o ) mặc 85
86 bên ngoài trông rất thanh lịch. Còn đàn ông mặc Magoja (áo trên) và Joggi (áo và quần dài rộng rãi, đồng bộ, mặc bên trong) với áo khoác ngắn Jeogori. 2.2 Sự phát triển của Hanbok. Hanbok mà chúng ta biết tới ngày nay là kết quả của sự biến đổi, cải tiến ở nhiều thời kì. Năm 935, Shilla suy tàn và được thay thế bằng vương triều mới Koryo (thủ đô là Keasong), cũng bắt đầu từ đây, cái tên Hàn Quốc (Korea) ra đời. Đạo Phật, đạo mà thời Shilla coi là tôn giáo dân tộc tiếp tục phát triển cùng với nghề in và nhiều môn nghệ thuật khác. Trong suốt triều đại Koryo, chi ma được cải biến cho ngắn đi, cao hơn cả eo, lại ôm khít ngực. Chogori cũng ngắn hơn và tay thì hơi cong một chút. Cùng thời gian này, phụ nữ bắt đầu tết tóc vấn thành búi trên đầu, đàn ông thì cạo trọc đầu chỉ để lại một chỏm tóc. Năm 1392, triều đại Choson bắt đầu. Triều đại này do Yi-song-gye (tên huý của vua Taejo) _ một vị tướng cũ của triều Koryo dựng nên. Yi-song-gye đã dời đô từ Keasong nơi ảnh hưởng của Phật giáo còn mạnh về Seoul năm Kể từ đây Khổng giáo đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống và được coi là quốc đạo. Chính những nghi lễ, phong tục tập quán theo đạo Khổng đã quy định kiểu áo mà tầng lớp quý tộc, thành viên hoàng tộc, giới thượng lưu, dân thường phải mặc trong các dịp lễ hội, cưới hỏi, ma chay. Trong thời đại này, sự kiên định, trung thực của nam giới, sự trinh tiết của phụ nữ đã trở thành chuẩn mực đạo đức trong xã hội và được phản ánh trong trang phục Hàn Quốc. Hanbok của nam giới về cơ bản không thay đổi. Nhưng y phục nữ giới lại có sự thay đổi lớn. Vào thế kỷ XV, phụ nữ bắt đầu mặc váy dài, xếp li và Chogori dài để hoàn toàn che khuất những đường nét cơ thể. Dù vậy, theo thời gian, do yêu cầu của cuộc sống, Chogori ngày càng trở nên ngắn hơn cho đến khi nó chỉ còn che vừa hết ngực, kiểu dáng này cho đến ngày nay vẫn còn được duy trì. Do nhịp sống sinh hoạt bận rộn của thời hiện đại Hanbok trở nên gây bất tiện cho người mặc. Vì thế, Hanbok đang ngày càng được cải tiến cho đơn giản, phù hợp để trở thành trang phục trong cuộc sống hàng ngày của người Hàn Quốc. Không giống như trước đây, phụ nữ Hàn Quốc thường bỏ ra rất nhiều thời gian để làm những ruy băng buộc tóc đầy các hình trang trí, làm norigae (Norigae là những tua tòn ten buộc dưới nơ áo của áo vét, có một đồ trang trí giống như hình khắc của viên ngọc hay một con dao nhỏ bằng bạc có một cái vòng ở trên và một quả tua dài bằng lụa) giày vải thêu mũi cong Về cơ bản, các phụ tùng chủ yếu vẫn là mũ đội đầu, khăn quấn, trâm cài đầu, chủng loại giầy dép có những đôi hài được thêu hoa trên nền lụa, giầy làm bằng da, khi trời mưa thì có guốc gỗ, và cả giầy dép làm bằng rơm vài đồ trang 86
87 sức. Giống như áo dài của Việt Nam, Hanbok cũng không có túi nên người ta phải mang theo túi hoặc ví lụa, khăn tay. Hiện nay, tất cả những thứ phụ tùng của Hanbok cải tiến rộng, thoải mái và dễ giữ gìn. Vì thế người Hàn Quốc ngày nay, đặc biệt là nam giới mặc trang phục truyền thống này khi họ đi làm về. 3. Nét đặc trưng của Hanbok 3.1 Phân loại Hanbok Khác với áo dài, chiếc áo truyền thống Hàn Quốc phức tạp hơn nhiều. Hanbok được may đo bằng các loại vải và màu sắc khác nhau tuỳ theo địa vị xã hội, theo hoàn cảnh và theo tuổi của người mặc. Những tiêu chí này cũng khác nhau tuỳ theo thời đại nữa. Vì thế khi phân loại Hanbok có thể chia theo thời đại để nói sẽ đủ hơn. Trong thời đại tôn sùng đạo Khổng (Thời Choson ). Đây là thời kì mà sự phân biệt đẳng cấp hết sức khắt khe. Người nam đã mang chức tước, phẩm hàm, được mặc Hanbok dài, có dải đeo, đội mũ vành lông đuôi ngựa, áo màu theo phẩm tước, đi giày ủng. Người nữ tầng lớp lao động chỉ được phép mặc Hanbok hẹp, vải mộc với những quy định hết sức kì quặc chỉ nhằm mục đích để mọi người dễ nhận biết qua y phục một hạng người đã bị tước bỏ mọi quyền tối thiểu của con người. Yangban, một tầng lớp thượng lưu theo kiểu cha truyền con nối, dựa trên học vị và quyền hành hơn là của cải thì mặc áo Hanbok màu sáng may bằng vải lụa in hoa hoặc lụa trơn trong thời tiết lạnh và loại vải xếp nếp hoặc những loại vải cao cấp là những chất liệu nhẹ trong thời tiết ấm áp. Trong khi đó thường dân lại bị pháp luật giới hạn (và cũng do tình hình tài chính không cho phép) phải mang áo bằng vải gai trắng và chỉ được mặc màu trắng, chỉ trong trường hợp đặc biệt mới có thể mặc màu hồng nhạt, xanh nhạt, xám hay đen sẫm. Phụ nữ Yangban mặc váy quấn rộng 12 P ok (đơn vị độ dài của Hàn Quốc) và gấp vạt về phía bên trái trong khi thường dân bị cấm mặc Ch ima có độ rộng hơn 10 P ok hoặc 11 P ok, còn vạt bắt buộc phải gấp về bên phải. Để một bộ Hanbok thêm hoàn chỉnh, người ta còn tìm tới những phụ kiện đi kèm. Phụ nữ hay đội Cheomo, dân lao động Hàn Quốc thì đội dorongi (một loại nón cứng) và bangkat (nón lá) để che mưa nắng khi làm việc ngoài đồng. Những phụ nữ quý tộc thời Choson thường bỏ ra rất nhiều thời gian thêu những ruy băng buộc tóc đầy những hình trang trí, những túi hay ví bằng lụa (pokjumoni) và norigae. Trang phục phụ của đàn ông phần lớn gồm mũ bằng lông ngựa cứng (katsat thịnh hành từ thời Shilla cho tới đầu thế kỉ này) và một dây lụa dài buộc quanh ngực. Vào những ngày lễ lớn chỉ những người trong hoàng tộc hay những người có địa vị xã hội mới được mặc Hanbok 87
88 đậm màu và kèm nhiều phụ kiện. Còn người dân, những người không có địa vị và nghèo khó chỉ được mặc những gam màu nhạt và không có phụ kiện cầu kì đi kèm. Sự phân biệt màu sắc giữa người có tuổi và người trẻ trong hoàng tộc mới rõ ràng còn trong người dân thì hầu như không có, bởi vì quanh năm họ chỉ mặc những bộ Hanbok màu trắng hoặc màu nhạt. Còn trong thời đại ngày nay sự phân biệt hoàng tộc và thường dân không còn tồn tại nữa, cũng như không còn sự khinh miệt giữa người giàu và người nghèo. Do đó việc mặc trang phục như thế nào không còn là quy định khắt khe nữa. Hanbok lúc này cũng có sự thay đổi. Phụ nữ bắt đầu mặc váy dài, xếp li và Jeogori ngắn chỉ vừa đủ che hết ngực. Những phụ kiện đi kèm cũng đơn giản hơn và không còn phải tự làm nữa mà có thể mua ở chợ. Hanbok của nam giới cũng có sự thay đổi. Áo cũng ngắn hơn chỉ vừa đủ dài hơn một chiếc áo sơ mi. Họ cũng không còn đội những chiếc mũ cứng vành lông đuôi ngựa nữa. Người Hàn ngày nay ưa mặc trang phục phương Tây. Trang phục châu Âu thâm nhập vào Hàn Quốc từ thời kì chiến tranh Triều Tiên ( ). Trong thời kì công nghiệp hoá những năm 1960, 1970 người ta coi Hanbok không còn phù hợp như trước nữa. Tuy nhiên, Hanbok đã được cải tiến cho đơn giản, phù hợp để trở thành trang phục trong cuộc sống hàng ngày của người Hàn Quốc. Vào những ngày lễ lớn người Hàn Quốc vẫn ưa mặc những bộ Hanbok truyền thống chưa bị cách tân quá nhiều. Hôn lễ phục và tang phục được coi là lễ phục. Trang phục mặc trong ngày cưới là những bộ Hanbok thiết kế trang trọng và rực rỡ. Tang phục có hình thức đơn giản, chỉ là bộ đồ xô gai để tỏ lòng thương tiếc người đã khuất. Vào ngày tết nguyên đán, tết trung thu hay vào các ngày lễ lớn, người Hàn Quốc mặc những bộ Hanbok đẹp nhất của mình, màu sắc rực rỡ tươi vui. Căn cứ vào màu sắc, biểu tượng của váy áo người ta còn đoán biết được lứa tuổi, ước mong của người mặc. Chẳng hạn, người phụ nữ trung tuổi mặc sơ mi xanh chuối và chân váy vàng hoặc màu xanh lá cây sáng. Phụ nữ lớn tuổi hơn mặc áo màu xanh chuối nhạt hoặc màu xám sáng với chân váy màu xanh lá sẫm để thể hiện ước muốn sống lâu. Còn phụ nữ kết hôn, nếu mặc váy hồng là ước muốn sinh con gái, màu tím là: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ là mong ước có cuộc sống vợ chồng hoà hợp. Các cô gài trẻ thì mặc váy màu đỏ và áo khoác màu vàng với ống tay áo kẻ sọc nhiều màu. Khi đính hôn mặc màu hồng, kết hôn mặc váy cưới, sau tuần trăng mật mặc váy đỏ và áo xanh để chào bố mẹ chồng. Vào những dịp khác, họ có thể mặc Hanbok với đủ màu sắc và chất liệu, bao gồm lụa thêu, vẽ hoặc mạ vàng. Hanbok được 88
89 may bằng gấm lụa hay satanh cho mùa đông, bằng lụa mỏng khi thời tiết ấm áp và bằng vải sợi bông dệt bằng tay, hồ nhẹ cho mùa hè. Có thể nói rằng sự đa dạng của Hanbok là một nét độc đáo. Sự khác nhau giữa Hanbok của vua quan và người dân thường, giữa người giàu và người nghèo, Hanbok mặc vào dịp tết, đám cưới, đám tang hay ngày thường đều có những ý nghĩa riêng. Việc phân loại Hanbok chỉ là một cách giới thiệu sự đa dạng của Hanbok, còn vẻ đẹp thực sự của nó ẩn chứa bên trong chính linh hồn dân tộc của nó. 3.2 Cách mặc Hanbok Mỗi một loại trang phục truyền thống đều có một cách mặc riêng khác nhau. Áo dài của Việt Nam, Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc cũng vậy. Tôi nghĩ rằng cách mặc Hanbok cũng giống như nét đẹp của Hanbok đều từ con người mà ra cả. Trong phần này tôi trình bày cách mặc hanbok của người Hàn Quốc. Tuy nói về cách mặc hanbok nhưng nó không chỉ có thế, ẩn sâu bên trong nó còn thể hiện tính cách và tâm hồn người mặc nó. Theo giới tính mà có cách mặc hanbok khác nhau. Cách mặc hanbok của nam giới: Hanbok dành cho nam giới gồm có quần dài, áo ngắn, áo vét hoặc áo khoác tay ngắn. Đặc điểm của từng loại như sau: áo ngắn tới hông, tay dài, có hai sợi dây buộc hai tà áo lại phía bên trái. Quần của Hanbok thường có ống rộng để suông, do đó người ta dùng một sợi dây để bó ống cho gọn gàng. Bên ngoài hanbok có thể mặc một chiếc áo vét kiểu 89
90 phương Tây hoặc là một chiếc áo khoác (hay còn gọi là áo choàng) có tay ngắn. Chiếc áo này về kiểu dáng khá giống với áo ngắn mặc bên trong nhưng có màu sắc khác đi mà thôi. Thứ tự mặc hanbok như sau: Ban đầu người nam mặc áo ngắn trước, áo này thường có màu giống với màu quần. Áo không có cúc như của Việt Nam mà được cột lại với nhau bằng hai sợi dây, cổ áo hình chữ V ôm sát. Tiếp đó là mặc quần, do đặc điểm của quần mà người ta phải bó ống của chúng lại. Cách bó ống được coi là một bước quan trọng và dường như là khó nhất khi mặc Hanbok. Trước khi bó ống người ta đi một đôi tất trắng dài, khá dầy trông giống như một chiếc giày. Khi làm vậy họ phải ngồi chứ đứng không làm được. Phương pháp buộc ống quần gồm có 4 bước: Bước 1: Dùng tay giữ lấy một đầu kia của ống quần kéo ra làm sao cho nó không bị nhăn lại. Bước 2: Từ từ lấy tay gập ống quần theo góc cạnh của nó tiếp giáp với chân từ phải qua trái thành một vòng tròn nhỏ. Bước 3: Dùng một sợi dây quấn quanh cổ chân, buộc chặt vòng tròn vừa quấn được không cho nó tuột ra là được. Bước 4: Dùng hai tay thắt chặt sợi dây lại và buộc ở mắt cá chân. Như vậy là hoàn thành xong bước quan trọng nhất và người nam có thể khoác một chiếc áo vét hoặc áo khoác là có thể diện bộ Hanbok ở bất cứ nơi đâu. Tuy có vẻ là đơn giản nhưng nếu làm không đúng cách nó sẽ không được như vậy đâu, thậm chí người ta có thể đánh giá một người nam tính cách như thế nào qua việc mặc hanbok, đặc biệt là ở cách buộc túm ống quần lại. Cách mặc hanbok của nữ: 90
91 Nếu như cách mặc Hanbok của nam quan trọng ở chỗ thắt ống quần ở eo chân, thì bước quan trọng của Hanbok nữ chính là việc thắt hai dây của chiếc áo thành một cái nơ. Nơ áo phải cân đối và có độ lệch vừa phải. Nếu như làm đúng cách chiếc nơ áo còn là điểm nhấn cho bộ Hanbok. Một bộ hanbok nữ bao gồm: váy dài, áo ngắn, áo khoác bên ngoài. Ngày trước người phụ nữ thường mặc một bộ đồ lót bên trong trước khi mặc Hanbok, nhưng ngày nay thì ít người còn mặc như vậy nữa. Y phục bên trong gồm quần lót trong, váy lót, sokjoksam, áo lót trong. Váy lót bên trong mặc hơi ngắn hơn váy ngoài một chút, áo trong cũng làm bắng vải mỏng và màu nhạt được làm ngắn hơn áo ngoài một chút. Sở dĩ họ mặc một bộ đồ mỏng bên trong như vậy một phần là để giữ dáng áo cho Hanbok, nhưng nguyên nhân sâu sa là do Hanbok là một tác phẩm văn hoá chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Khổng, đề cao sự kín đáo, tôn ty của người phụ nữ. Tiếp đó người Hàn mặc một chiếc váy (Ch ima) bên ngoài bộ quần áo lót bên trong. Đặc điểm của chiếc váy này là cao tới tận ngực, chân váy dài sát gót chân, váy rộng. Bên ngoài người Hàn mặc một chiếc áo ngắn gọi là jeogori. Jeogori có hai dải lụa dài buộc chặt vào nhau tạo thành cái nơ, nơ có độ lệch vừa phải là đẹp. Jeogori thời Choson dài qua hông nhưng jeogori ngày nay được cải tiến chỉ còn ngắn tới ngực và ôm khít ngực, vạt áo bên phải gấp sang bên trái, cổ và đường viền tay áo thêu hoa văn. Những đường hoa văn này cũng rất phong phú, có khi là những đường hoa mềm mại ở tay áo, có khi là năm đường viền tượng trưng cho kim, thuỷ, hoả, thổ, mộc ở ống tay áo.đây là một nét đặc trưng ảnh 91
92 hưởng của Khổng giáo. Ngoài ra ảnh hưởng của đạo Khổng còn trong cách người mặc ngồi thế nào cho đúng. Phụ nữ mặc Hanbok khi ngồi co chân phải gập ra sau, còn chân trái vắt lên phía trước, gập đầu gối giống như hình chữ ngũ, khác với đàn ông có thể khoanh tròn một cách thoải mái. Như vậy một bộ hanbok nữ mặc đúng cách sẽ có 4 bước sau: Bước 1: Mặc một bộ đồ lót mỏng bên trong hoặc mặc áo lót bên trong sao cho vừa với bộ hanbok. Bước 2: Mặc váy dài (Ch ima), chỉnh váy sao cho cân với ngực. Bước 3: Mặc áo khoác ngắn ra bên ngoài Ch ima, kéo vạt bên phải vào trong, vạt bên trái cho ra ngoài. Bước 4: Thắt nơ cho hanbok. Chiếc nơ nằm phía ngực bên trái của hanbok. Nó là một dải lụa mỏng nên rất mềm mại, vì vậy người mặc có thể thắt những chiếc nơ theo ý mình một cách dễ dàng. Có thể nói rằng cách mặc hanbok của người Hàn Quốc phản ánh chính con người Hàn Quốc: cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác. Từ xưa tới nay cách mặc này vẫn không hề thay đổi. 4. Kết luận Hàn Quốc cũng là đất nước có nhiều truyền thống văn hóa lâu đời, trang phục Hanbok từ lâu đã được xem như trang phục rất trang trọng làm nên nét đẹp duyên dáng và kín đáo của người phụ nữ Hàn. Mặc dù được cách tân khá nhiều, nhưng trang phục Hanbok vẫn giữ nguyên được nét đẹp thuần khiết dịu dàng mà cũng rất đỗi đằm thắm và sang trọng. Đó cũng là sức sống mà đến nay trang phục truyền thống của Hàn Quốc này vẫn luôn tạo được ấn tượng rất riêng, mang nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Á Đông. Ngày nay, Hanbok được bạn bè thế giới yêu thích và đón nhận. Ở Việt Nam, đã có những cô dâu mặc Hanbok để chụp ảnh cưới. Có thể nói rằng trang phục truyền thống nói chung và Hanbok nói riêng chắc chắn sẽ được bảo tồn và phát huy, được gìn giữ như chính linh hồn của dân tộc Hàn. 92
93 Tài liệu tham khảo 1. Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc học, Lịch sử Hàn Quốc, Nxb đại học Quốc Gia Seoul. 2. Nguyễn Long Châu, Tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc. 3. Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á. Các wesite khác:
94 HÌNH TƯỢNG HỔ TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC Giáo viên hướng dẫn: Th.s Bùi Thị Bạch Dương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thu Hiền 2H08 Bùi Thị Nhàn 2H08 Phạm Minh Hảo 2H08 Trần Thị Hường 2H08 Tô Thị Thanh Huyền 2H08 Đỗ Thị Thúy2H08 I Lời mở đầu: Nói đến con hổ thì ai cũng hình dung ra được đó là một con thú có bốn chân, lông vằn, tướng dữ tợn, là loài chuyên ăn thịt, nên người ta thường có ý kinh sợ khi nói đến từ hổ.nhưng khi nói đến từ Dần thì cảm giác sợ hãi lại không còn nữa và người ta liên tưởng ngay đến năm Dần, tháng Dần hay người tuổi Dần. Hổ được coi là con vật linh thiêng nhất trong thập nhị chi (mười hai chi). Nó tượng trưng cho uy quyền, sự dũng mãnh. Người Việt Nam, Hàn Quốc nói riêng và người Châu Á nói chung vốn rất ưu ái cho con vật này và luôn dành cho nó một sự sùng kính. Chẳng thế mà dân gian vẫn gọi hổ là Ông ba mươi, là Chúa sơn lâm, là Ngài. Hay dùng hổ để ví von bằng một sự tôn kính như nói về cha con cùng tài giỏi là Hổ phụ sinh hổ tử, nói về tướng võ oai phong là hổ tướng Về mặt tâm linh, hổ thường được đặt ở trước cửa đình, chùa để canh giữ và trừ ma quỷ. Nanh hổ được coi là thứ rất linh nghiệm. Những người đeo nó thường coi đó là một lá bùa hộ mệnh. Nó giúp chủ nhân khoẻ mạnh và gặp nhiều may mắn. Ở Việt Nam, Hình tượng con hổ ăn sâu vào đời sống nghệ thuật và ngôn từ. Từ tranh dân gian đến thành ngữ, tục ngữ, câu đối...đều có những hình ảnh gợi đến hổ. Các thi sĩ thời xưa cũng dành ưu ái trong thơ ca về loài vật này. Trong lịch sử, văn hóa Hàn Quốc, hổ vừa được dân gian tôn làm thần giám hộ, vừa là biểu tượng của uy dũng và quyền lực. Hổ còn giúp con người tránh được vận hạn và đem đến cho họ nhiều phúc lộc. Trong khuôn khổ bài báo cáo khoa học này, chúng tôi tổng kết một số hình tượng về loài vật đầy quyền năng này trong văn hoá Việt Nam và trong văn hóa Hàn Quốc, từ đó đưa ra những so sánh cơ bản về hình tượng này giữa hai nền văn hóa. 94
95 Hình tượng hổ trong văn hóa Việt Nam: 1. Hình tượng hổ trong điêu khắc, hội họa: a) Trong điêu khắc: Hổ trong tiềm thức của người Việt Nam là loài ác thú ăn thịt người đáng sợ đến nỗi người dân tôn chúng lên thành Ông Ông Kễnh, Ông Ba Mươi Nhưng chính cái dáng vẻ uy nghiêm, ngoại hình cường tráng, sự dũng mãnh, oai phong của chúa sơn lâm lại trở thành một đề tài vô cùng hấp dẫn đối với các nghệ sĩ dân gian. Chính vì vậy hình ảnh của hổ đã xuất hiện trong nghệ thuật điêu khắc từ rất sớm và được biến đổi linh hoạt qua từng thời kì. Ngay từ thời văn hóa đồ đồng Đông Sơn, con người đã đưa hình tượng hổ lên mặt trống. [ Cảnh săn mồi trên trống đồng Đô ng Sơn lưu phát hiện ở Kur (Đông Indonesia) ] Trên mặt và tang trống đồng Đông Sơn lưu lạc đến miền Đông Indonesia xuất hiện chú hổ mình vằn đang đuổi theo một con hươu, trong khi chính nó lại là mục tiêu của người cầm cung đang ngắm bắn. Trên tang của chiếc trống này một con hổ mình vằn khác cũng đang trong tư thế đuổi theo một con hươu sừng. Trên chiếc trống đồng có hình hổ của gia đình Dương Phú Hiến, các đồ án hoa văn được tạo bằng cách khắc chìm trên khuôn, vì vậy hình chim, hổ, đường tròn đều nổi. Hình hổ khá rõ ràng, mắt hổ được thể hiện bằng hình tròn có chấm ở giữa, trên thân có chấm nhỏ tạo thành đường vằn ngang thân. Ngoài ra người Đông Sơn còn thể hiện hình tượng hổ thông qua việc tạo ra những khối kim loại. Ở vùng đất tổ Hùng Vương các nhà khảo cổ học đã từng phát hiện chiếc thạp đồng Đông Sơn nổi tiếng tại khu mộvạn Thắng. Nắp thạp thể hiện bốn khối tượng hổ cắp mồi rất sinh động : bốn chú hổ mỗi chú tha một con lợn, chú thì ngoạm ngang 95
96 mồm, chú thì vắt con mồi trên vai. Hình ảnh này vừa đơn sơ, ngộ nghĩnh, đáng yêu nhưng vẫn làm toát lên những tư thế, động tác dữ dằn, oai phong của chúa sơn lâm. Bước sang kỉ nguyên độc lập thời Ngô-Đinh hổ thường xuất hiện cùng với hoạt động của con người với nhiều nội dung phong phú thậm chí rất lạ chẳng hạn hổ biến thành phương tiện để cưỡi như ngựa, voi có thể thấy sự độc đáo này trong các tác phẩm điêu khác cổ ở đền vua Đinh (Ninh Bình). Sang đến thời Trần hình tượng hổ xuất hiện rất phong phú-hổ được tạc khá hiện thực về ngoại hình như bệ đa thờ của chùa Cát Quế hoặc bệ đá Chùa Bãi (Hà Nội) đặc biệt hơn cả là khối tượng hổ đá được đặt tại lăng Trần Thủ Độ (Tam Đường Thái Bình) là một trong tứ linh trời của lăng, nó thật đáng yêu hiền lành trong tư thế khoan thai ngồi nghỉ sau khi đã no mồi. Tuy vậy nó vẫn nghển cao đầu cảnh giác nghe ngóng sẵn sàng quật đuôi lao về phía trước. Tác phẩm này đạt tới độ hiện thực trọn vẹn cả về ngoại hình lẫn nội hàm của loài thú vừa hiền lành vừa uy nghiêm nhưng cũng rất nguy hiểm. Một chiếc Thạp hoa nâu được bố cục xung quanh bằng ba con hổ ngồi ung dung chống hai chân trước phô diễn bộ lông vằn vện làm toát lên sự khỏe đẹp dữ dằn. Đến thời Hậu Lê hổ và người xuất hiện trong cuộc quyết đấu căng thẳng. Tác phẩm điển hình là các bức chạm ở đình Thổ Tang (tỉnh Vĩnh Phúc). Tác phẩm này nói lên tinh thần thượng võ của nhân dân ta. 96
97 Chuyển sang thời Nguyễn thế kỉ XIX, chú hổ thời kì này xuất hiện với tinh thần, diện mạo khá thực. Trên thềm chiếc Cao Đỉnh (đặt ở Đại Nội-Cố đôhuế) có đúc một con hổ lớn ngồi vững vàng bên gốc cây Tùng dáng vẻ oai phong tượng trưng cho quyền lực tối thượng của đấng Quân Vương (vua Gia Long). b) Trong hội họa: So với nghệ thuật điêu khắc hổ xuất hiện muộn hơn nhiều trong hội họa. Nổi bật hơn cả là tác phẩm hội họa Ngũ hổ và Độc hổ của dòng tranh Hàng Trống nổi tiếng. [ Tranh Ngủ hổ - một hiện vật của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ] Trong tranh Ngũ hổ, hình tượng của 5 con hổ được bố cục cân đối trên mặt giấy. Mỗi con một dáng vẻ: Con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió Từ những dáng hổ ngồi, hổ đứng, hổ cưỡi mây đến những ánh mắt, chòm râu, vẻ mặt, cùng khí thế toàn thân đều toát lên sức sống mãnh liệt của loài chúa sơn lâm. Để thổi hồn cho bức tranh, các nghệ nhân đặc biệt chú ý phối màu khi vẽ tranh ngũ hổ.màu sắc trong tranh cũng phải lộng lẫy, uy linh, giống với những bức tranh khác của dòng tranh Hàng Trống, ngũ hổ được tạo bởi bản in những nét màu đen, sau đó người thợ sẽ dùng bút lông để tô màu. 5 con hổ với những màu sắc khu biệt, rõ ràng nhưng lại rất uyển chuyển. Trong quá trình tô màu, các nghệ nhân đã chuyển màu, tạo độ đậm, nhạt, sáng, tối khác nhau. Vì vậy khi nhìn bức tranh ngũ hổ, người xem sẽ cảm nhận được những khối thân chắc khỏe, những dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong đặc biệt, những chiếc đuôi như đang ve vẩy hoặc uốn vồng lên để đập xuống đất mà bật chồm lên của những chúa sơn lâm, những con mắt hổ như hừng hực nội lực của loài mãnh chúa. Bức tranh hội đủ 5 sắc màu tượng trưng của ngũ hành, tương ứng với từng thế, dáng của hổ. Ngồi uy nghi giữa tranh là ông hổ màu vàng, xung quanh là 4 ông với 4 màu sắc khác nhau, đỏ, xanh, trắng, đen. Theo thuyết Âm dương Ngũ hành thì hành thổ là sự quy tàng của bốn hành kia trong chu kỳ vận động của Ngũ hành. Đó là nguyên nhân cho việc 97
98 tạo màu trong tranh thờ ngũ hổ, là nguyên nhân để hổ vàng đứng giữa và lớn hơn cả. Việc bố trí màu sắc của từng con hổ xung quanh hổ vàng cũng không phải là vô tình. Nếu như trong tranh ngũ hổ của làng tranh Đông Hồ, màu sắc của 5 con hổ được bố trí theo quan hệ tương khắc, thì ngũ hổ của Hàng Trống lại thể hiện sự tương sinh giữa các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Hình năm ông Ba mươi gợi cho người xem cảm giác về một lá bùa chú. Ngũ hổ thể hiện sự sum vầy đầy đủ vì thế treo tranh ngũ hổ cảm thấy yên tâm vì được che chở. Còn trong tranh Độc Hổ thì lại phổ biến nhất là Hắc Hổ và Bạch Hổ. Trong tranh ngài hổ ngồi bệ vệ chống hai tay trên bàn đá xoay, mặt nhìn thẳng, hai mắt mở to trừng trừng, bộ ria của ngài tua tủa như bàn chông, đuôi dựng đứng lên ngoe nguẩy; các chi tiết phụ họa như thanh kiếm lệnh cắm bên cạnh hòm sắc Pháp đại oai linh cùng lá cờ lệnh ngũ hành hài hòa với những đám mây ngũ sắc và chòm sao thất tinh bên trên. Nhìn ngài thật rắn chắc oai nghiêm đầy sức răn đe. Trong nghệ thuật tạo tình Việt Nam, qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân theo thời gian chúa sơn lâm như dần thoát ra khỏi bản tính hung ác của mình, ngày càng trở nên thân thiện, gắn bó với con người. Vì vậy khi chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc, hội họa dân gian có nội dung chủ đạo là hổ, mỗi người xem đều không khỏi ngạc nhiên vì chúng xuất hiện đáng yêu hơn là đáng sợ. 2. Hình tượng hổ trong phong tục, đời sống: Người Vệt quan niệm ông hổ tượng trưng cho quyền uy và sức mạnh nên tượng hổ bằng đá thường được đặt ở những nơi linh thiêng như đình chùa,lăng tẩm,nhà thờ họ. Đó là tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ, lăng vua Hiến Tông..Ngoài việc được tạc bằng đá hình hổ còn được chạm khắc thành các hoa văn trang trí ở đình chùa.các hình chạm khắc Từ muôn đời nay, đối với người Việt, hổ luôn được coi là hình tượng thiêng liêng,cao chủyếu là chạm nổi hay chạm lộng trên gỗ hay đá như hình hổ được chạm trên bệ đá tại chùa Quế Hương. 98
99 [ Tượng hình hổ 2000 năm tuổi được tìm thấy ở Hà Tĩnh ] Thời xưa con hổ luôn đe doạ đến đời sống của con người nên ở một số địa phương ở nước ta đã có tục thờ hổ.tục thờ hổ ở nước ta có xuất xứ từ làng Thổ Tang- huyện Vĩnh Tường -tỉnh Vĩnh Phúc. Đến thế kỉ 16, khi lưu dân đến Nam Bộ- nơi được mệnh danh là vùng hoang dã dưới sông sấu lội,trên rừng cọp đua thì việc thở hổ lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.lúc bấy giờ ở nam bộ có rất nhiều miếu thờ những tượng hổ bằng đá hay tranh ngũ hổ. Vốn coi trọng con hổ nên người Việt Nam cho rằng năm Dần là năm tốt lành về mọi mặt: mạnh mẽ về sức khoẻ, sung mãn về làm ăn,mở mang về học thức.tuy nhiên người Việt còn có một quan niệm cho rằng sinh con vào năm Dần, đặc biệt là sinh quý tử thì đứa bé sẽ gặp nhiều may mắn và có những tài năng xuất chúng. Hổ tượng trưng cho sức mạnh phi thường, cho thế lực oai phong lẫm liệt vì thế nếu bé trai được sinh ra vào năm Dần nó sẽ mạnh mẽ và tài giỏi như hổ.nhìn nhận về quan niệm này cũng có người phản đối, có người đồng tình.tuy nhiên tôi xin đưa ra một số ví dụ tham khảo sau đây để giúp các bạn có cách nhìn nhận cho riêng mình về vấn đề này.trong số những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, các bạn có biết những ai cầm tinh con hổ không ạ? Người đầu tiên tôi muốn nhắc đến chính là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta.ngoài ra con rất nhiều nhân vật nổi tiếng khác cầm tinh con hổ như vua Trần Nhân Tông, anh hùng Lý Tự Trọng, tổng bí thư Lê Hồng Phong Đó là quan niệm sinh con trai vào năm dần.vậy nếu con gái sinh năm dần thì có được coi là tốt lành không? Mọi người thường nói con gái sinh tuổi Dần rất cao số và ghê gớm.tuy nhiên có những nhận định cho rằng con gái tuổi Dần rất nhạy cảm,dễ xúc động và trong tình yêu họ cũng rất nồng nàn,mãnh liệt. Hi vọng sau những ý kiến trên đây các bạn sẽ có một cách nhìn mới về con gái tuổi Dần được không ạ? 99
100 3. Hình tượng hổ trong văn học: a) Trong thành ngữ, tục ngữ: Hình tượng con hổ không chỉ xuất hiện trong những khía cạnh trên mà nó còn trở nên gần gũi hơn với người Việt qua những câu tục ngữ, ca dao, trong lời ăn tiếng nói của dân gian. Dân gian thường mượn chuyện con hổ để răn mình và nhắc nhở người. Người xưa khuyên không nên đi vào chỗ nguy hiểm bằng câu: "Đừng vuốt râu hùm" hoặc "Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu / Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn". Người ta chê thói bất công: "Mèo tha miếng thịt thì gào / hùm tha con lợn thì nào thấy ai", chê thói dựa dẫm: "Cáo mượn oai hùm", tính keo kiệt: "Ki ca ki cóp cho cọp nó xơi", sự giả dối: "Bán chó, buôn hùm", mạnh mồm nhưng nhát gan: "Miệng hùm gan sứa", tính chủ quan, nối giáo cho giặc: "Thả hồ về rừng", cử chỉ xấu: "Mặt nhăn như hổ cù", ca ngợi lòng dũng cảm, trí thông minh: "Vào hang bắt cọp", "Điệu hổ ly sơn", tinh thần đoàn kết: "Cọp dữ không chống được sói bầy", sống có tình nghĩa: "Hùm dữ chẳng ăn thịt con", sống có trước có sau: "Hùm chết để da, người chết để tiếng ", biết ân hận với tội lỗi: "Hùm giết người hùm ngủ, người giết người thức năm canh", có cả câu thành ngữ ý ngược lại: "Hùm nằm cho lợn liếm lông". Ngoài ra một số thành ngữ, tục ngữ gốc Hán - Việt cũng nói về hổ như ca ngợi trí dũng cảm, thông minh: "Bất nhập hổ huyệt yên đắc hổ tử" (không vào hang hổ làm sao bắt được hổ con), sự liều lĩnh: "Bạo hổ bằng hà" (tay không đánh hổ, tay không vượt sông), lòng trắc ẩn, khó lường: "Hoạ hổ họa hình nan họa cốt/tri nhân tri diện bất tri tâm" (vẽ con hổ thì dễ, vẽ xương hổ mới khó/nhìn thấy người, nhìn thấy mặt nhưng không hiểu được lương tâm người ta), thói cơ hội: "Tọa sơn quan hổ đấu" (Ngồi trên núi xem hổ đánh nhau chờ cơ trục lợi), nối được chí cha ông: "Hổ phụ sinh hổ tử" (hổ bố đẻ hổ con), tính cách ăn uống của đàn ông và phụ nữ: "Nam thực như hổ, nữ thực như miêu" (đàn ông ăn khỏe như hổ, phụ nữ ăn yếu như mèo). b) Trong một số truyền thuyết, truyện cổ: Hổ được xem như thế lực siêu nhiên, đại diện cho sức mạnh của con người, trợ giúp, bảo vệ con người. Tương truyền rằng, vào đời Hùng Vương có một người tên là Hùng An, ở huyện Siêu Loại, thuộc Kinh Bắc, lấy vợ họ Nguyễn tên là Liễu, dòng dõi thần ở núi làng Yên Vĩ. Một hôm, vợ chồng vào rừng hương Sơn kiếm củi, người vợ bị mãnh hổ cõng đi mất. Chồng thương vợ, đi tìm khắp trong rừng mấy ngày liền không thấy. Bỗng nghe tiếng vợ 100
101 vẳng từ xa. Nhìn ra thì không thấy người mà chỉ thấy một con hổ cái nói tiếng người ( người đàn bà ấy đã hóa Hổ), rằng " Nhân duyên của chàng với thiếp chỉ có thế thôi! Thiếp xin để lại cho chàng một đứa con". Nói rồi Hổ cái biến mất, để lại một cái bọc_ cái bào thai. Được 14 tháng, bọc tự nức ra như một bông hoa nở. Một đứa con ra đời. Chú bé có tướng mạo lạ kỳ: mặt vuông tai to được đật tên là Hùng Lang, con của Hùng An, lớ lên văn võ đều giỏi khác thường. Giặc Ân kéo đến cướp nuớc, gây bao nhiêu tai học cho dân ta. Hùng Lang sẵn có thang gươm báo mà thần đã trao cho Bố năm xưa, đem quân đi đánh giặc, đanh đâu thắng đấy. Thắng trận, Hùng Lang về ở làng Yến Vĩ. Sau khi chết được phong làm phúc thần của làng. Trong Thoại Khanh Châu Tuấn, vai trò cọp còn lớn lao hơn nữa, xuất hiện giữa rừng khuya, cọp cõng Thoại Khanh và mẹ chồng sang tận nước Tề để tìm chồng. Truyền thuyết kể rằng, vua Gia Long trong những ngày sống trong rừng, hết cả lương thực may mắn có thịt thú rừng do hổ tiếp tế. Biết ơn hổ, vua cho lập miếu thờ và ra lệnh ai lỡ tay giết hổ bị phạt 30 trượng hoặc bắt sống thì thưởng 30 quan tiền. Vì vậy mà con hổ còn được gọi là ông ba mươi. Trong nhiều truyện kể dân gian, cọp đóng vai thần cứu tinh, như trong Tống Trân Cúc Hoa được truyền tụng trong giới người Kinh lẫn người Thượng phía Bắc : Tống Trân bị vua đày sang nước Tần mười năm ; vợ là Cúc Hoa chịu đựng nhiều gian truân, có lúc tuyệt vọng lên núi Tản Viên toan quyên sinh. Sơn Thần thương tình biến thành mãnh hổ, tình nguyện mang thư Cúc Hoa sang Tần. Tống Trân được thư vội về nước, kịp cứu Cúc Hoa. Truyện dân gian có Ông Nghè hóa cọp chế giễu những người chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng. Giai thoại về bác Ba Phi ở Cà Mau (Nguyễn Long Phi, ) còn có chuyện bắt cọp xay lúa, xử án cọp. Trong truyện cổ tích Trí khôn ta đây, con hổ hiền lành, dại dột, bị người lừa. Giai thoại Con hổ có nghĩa đã được đưa vào SGK cho thấy hổ cũng là con vật có tình nghĩa, biết đền ơn xứng đáng người đã giúp đỡ mình. Tác phẩm Bí mật trên đồi Hổ táng (1985) của nhà văn Bá Dũng cũng nhắc đến truyền thuyết này. Còn bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ thì đã trở nên quá nổi tiếng.có lẽ trong số các bạn ngồi đây không ai là không biết. c) Trong truyện: Trong truyện Lục vân Tiên cọp xuất hiện ba lần : một lần cởi trói cho tiểu đồng và đưa ra đại lộ ; một lần dưới dạng du thần đưa Vân Tiên ra khỏi hang Thương Tòng, nơi 101
102 Vân Tiên bị gia đình Thể Loan hãm hại ; lần cuối, cọp bắt hai mẹ con Thể Loan bỏ lại trong hang Thương Tòng để quả báo, nhưng không ăn thịt. [ Cọp cứu người trong truyện Lục Vân Tiên ] Trên cơ bản, cọp vẫn là ác thú ăn thịt người, vì vậy, trong truyện, Trịnh Hâm mới bắt tiểu đồng trói vào gốc cây : Trước cho hùm cọp ăn mày Hại Tiên phải dụng mưu này mới xong Vân Tiên ngồi những đợi trông Trịnh Hâm về nói tiểu đồng cọp ăn Trong truyện Nguyễn Đình Chiểu ( ) đã trình bày cọp dưới hai diện mạo : khuôn mặt tự nhiên là ác thú, nhưng lại không xuất hiện ; khuôn mặt xuất hiện, cứu tinh, lại là một nhân vật hư cấu có suy tính khi hành động : Sơn quân ghé lại một bên Cắn dây mở trói cõng lên ra Nhưng đây chỉ là một mặt trong tâm linh người Việt, khi đã chế ngự được thiên nhiên và ác thú. Những truyện dân gian kể trên có lẽ đã thành hình khá muộn, đồng thời với Lục vân Tiên, khi người đã bớt sợ cọp và ý thức vai trò của cọp trong việc bảo vệ mùa màng và gia súc. Đọc Sơn Nam ( ) chúng ta thấy người dân Nam Bộ không những không sợ, mà có khi còn tỏ ra thân thiện Ông trích dẫn Gia Định thành Nhất Thống Chí của Trịnh Hoài Đức Hồi thế kỷ XVIII, trẻ con, đàn bà cầm liềm cắt cỏ, cầm đòn xóc, cũng chống cự và đuổi được cọp. Thái độ của người dân đối với cọp cũng lạ : vừa kính nể, coi như vị thần nhưng cũng coi thường, nếu cần thì rủ nhau đi săn bắt, giết không nương tay Phạm Đình Hổ trong Vũ Trung tùy bút qua tục giết người tế thần Hổ, còn nhắc đến thần Xương Cuồng có ghi vào sử sách như Mộc Tinh trong Lĩnh Nam Chích Quái. Tục tế 102
103 thần Hổ này có từ thời xa xưa trước Tây lịch (trước Công nguyên), khi quân nhà Tần của Nhâm Ngao và Triệu Đà mới lấn chiếm và đô hộ đất Văn Lang.Cho dù phong tục hy sinh nhân mạng để tế thần Hổ có là một ví dụ đơn lẻ, thì nỗi sợ cọp, kinh hãi hùm thiêng vẫn là một tâm trạng có thật, kèm theo tư tưởng mê tín. Trong Truyện Kiều có câu: Trướng hùm mở giữa trung quân để chỉ nơi ở của Từ Hải. Xưa thường dùng da hùm làm thành cái màn lớn để chủ soái họp bàn với các tướng, nên người sau quen dùng chữ "hổ trướng" để chỉ chỗ làm việc của các tướng soái. Từ Hải được Nguyễn Du miêu tả Râu hùm hàm én, mày ngài để chỉ tướng mạo uy dũng phi thường của bậc anh hùng. Thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám được mệnh danh là Hùm thiêng Yên Thế. Các võ tướng ngày xưa có phù hiệu, ấn tín khắc hình đầu hổ, gọi là hổ phù. Các đình chùa, miếu mạo thường chạm khắc hình hổ, thể hiện sự linh thiêng, bất khả xâm phạm. Còn bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ thì đã trở nên quá nổi tiếng. Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu! là lời than thở của vị chúa sơm lâm sa cơ, song vẫn khát khao cháy bỏng những ngày tháng tự do tung hoành. III. Hình tượng hổ trong văn hóa Hàn Quốc: 1. Hình tượng hổ trong điêu khắc, hội họa: a) Trong điêu khắc: Giống như Việt Nam, ở Hàn Quốc hình tượng con hổ xuất hiện trong nghệ thuật dân gian từ thời xa xưa. Tác phẩm lâu đời nhất còn truyền lại đến ngày nay la Pangutae Amgagwoa được tạo ra từ cuối thời kì đồ đá mới. Đây là bức tranh được người Hàn cổ trạm trổ trên các mảnh bia đá, vẽ một con báo đốm cùng vói mười một con hổ, có thể thấy rõ bên trái của bức họa là con báo đốm, bên phải của bức họa là hổ vằn. Theo tín ngưỡng của người xưa bức vẽ dường như là một lá bùa hộ mệnh giúp những người đi săn tránh được tai ương. [Hình bên trái: Pangutae Amgagwoa, bên phải: chachindo] 103
104 Tiếp sau đó là tác phẩm chachinto ( cuối thời paegje) và chogchang (thời jochon), hổ trong hai tác phẩm này được khắc nổi trên đá và hiện lên như thần thánh có khả năng chiir ra 12 phương vị (theo thuyết âm dương ngũ hành và tư tưởng phật giáo). b) Trong hội họa: Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã tìm thấy nội dung về những bức tranh vẽ hổ trong tư liệu thời koryeo nên có thể khẳng định rằng phần lớn những bức tranh được truyền lại đến ngày nay được vẽ ra từ sau thời jochon. Hình thức vẽ tranh rất đa dạng và tư thế của hổ luôn thay đổi linh hoạt, muôn hình muôn vẻ. Mỗi tranh lại hàm chứa một ý nghĩa riêng, độc đáo. Bức họa chanchinthaeng lấy gốc cây thong làm bối cảnh. Ở vị trí trung tâm là hình ảnh của thần núi, đối diện với thần là một chú hổ đang hạ thấp mình, nũng nịu bên thần như một chú mèo con. Trái với bản tính hung ác vốn có con hổ trong chanchinthaeng hiện lên trong tư thế hiền lành, dễ thương, muốn sống yên bình dưới sự che chở của thần núi. Trong tác phẩm Jakhodo, hổ được vẽ với tính cách thật thà và vui tính, đang tươi cười với đôi chim khách. Bức tranh mang ý nghĩa may mắn Tân niên báo hỉ nên thường được treo trong nhà vào tháng Giêng âm lịch hàng năm. Khác với dáng vẻ hiền lành của hổ trong tác phẩm Jakhodo, trong tranh Maenghodo hổ có đôi mắt sang, mạnh mẽ với thân hình chuyển động uyển chuyển, long rậm, vằn đen được vẽ rất tinh tế. Bức tranh thường được treo với ý nghĩa xua đuổi tà ma. Giống như Maenghodo, tranh Pekhodo cũng được dùng để xua đuổi ma quỷ. Bức tranh thể hiện một chúa sơn lâm oai phong, lẫm liệt với đôi mắt to, trừng trừng giận dữ, cằm lớn, râu rậm, ngực nở nang cùng với một chân sau khẽ nâng lên làm lộ bộ móng vuốt sắc nhọn. 104
105 [Bức điêu khắc chogchang được đặt tại miếu thần kimyo] [Bức họa chanchinthaeng, thời hậu jochon, viện bảo tàng [Bức họa Jakhodo] phật giáo Moga] [Bức họa Maenghodo-thế kỉ XIX] [Bức họa Pekhodo-thế kỉ XIX] Có một điểm đáng chú ý là trong tranh dân gian Hàn Quốc xuất hiện một loạt hình vẽ bộ ba hổ + thần núi + chim khách như jakhodo, hojakdo, taehojakdo 105
106 [Bên trái: hojakdo-thế kỉ 18- viện mỹ thuật Hoam, bên phải: taehojakdo- thời hậu jochon] Trong tranh thần núi thường hóa thân thành một cây thông xanh tốt, đôi chim khách là sứ giả giúp thần núi truyền tin đến hổ. Hổ hiện lên không phải như một con vật bình thường mà được nhấn mạnh là một con vật linh thiêng vật tổ. Hình ảnh con hổ trong nghệ thuật tạo hình của người Hàn Quốc thật sinh động, đa dạng, muôn vẻ. Với những tính cách khác nhau mỗi con hổ lại mang trong mình những ý nghĩa riêng, độc đáo. Chính vì mang những ý nghĩa đó con hổ từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng của người Hàn Quốc. 2. Hình tượng hổ trong phong tục, đời sống: Với người Hàn Quốc, hổ được coi là linh vật, là thần giám hộ nên hình tượng con hổ trở nên mật thiết với đời sống tín ngưỡng cũng như những phong tục tập quán của họ. Chúng ta có thể nhận thấy điều đó qua bộ vật biểu cho năm phương gồm thanh long (rồng xanh) án ngữ ở phương đông,phương nam có chu tước (chim sẻ đỏ),phương bắc có huyền vũ (rùa đen), ở trung tâm là phượng hoàng và ở phía tây là bạch hổ. Lý giải cho hình tượng bạch hổ nhiều nhà nghiên cứu cho rằng:màu trắng là màu mang lại may mắn cho dân tộc Hàn nên cũng giống như chim ác là màu trắng,hươu trắng, bạch hổ cũng mang lại những điều tốt lành cho người hàn.bạch hổ tuy là con vật có thật nhưng nó lại mang ý nghĩa ước lệ nhiều hơn.người Hàn quan niệm rằng con hổ sau khi trải qua nhiều thử thách,thấu tận vần xoay của vũ trụ sẽ trút bỏ lốt vằn vốn có để trở 106
107 thành bạch hổ không bao giờ hại người.bởi vậy mà trong tranh thờ hổ, hay ở bùa cũng đều là hình tượng bạch hổ.với tinh thần dũng mãnh, hình hổ trên các lá bùa được tin rằng sẽ mang đến một niềm tin an lành,hạnh phúc về tâm linh. Cách đây hơn một trăm năm người Hàn cũng có một tục lệ khá đặc biệt liên quan đến con hổ. Đó là tục phủ tấm da hổ hay chăn hình con hổ lên kiệu hoa của cô dâu với mong muốn tránh những điều không may mắn cho cô dâu trên đường về nhà chồng.còn chú rể lại phải luôn giữ bên mình móng vốt của hổ.móng vuốt hay da của hổ cũng được treo ở trước cổng nhà để làm bùa và được treo ở doanh trại quân đội với dụng ý biểu dương sức mạnh. Hay trong tục cầu mưa cổ xưa người Hàn cũng sử dụng đầu hổ. Ngày 23 tháng 5 năm 1449 năm thứ 31 thời Sejong trong lễ cầu mưa được diễn ra ở lầu Khánh Hội, người ta ném đầu hổ xuống sông- nơi được coi là chốn ngự trị của rồng.ngưòi xưa quan niệm chỉ co hổ mới có thể trị được Long Thần và lúc hai con giao chiến dữ dội chính là lúc mưa được tạo ra. 3. Hình tượng hổ trong văn học: Trong văn học Hàn Quốc con hổ ít xuất hiện trong thơ hay văn học hiện đại mà thường có trong truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. Cứ liệu lịch sử lâu đời nhất liên quan đến hổ là thần thoại về Dangun, người sáng lập Vương quốc Joseon cổ (nay là bán đảo Hàn Quốc). Thần thoại về Dangun được lưu trong Tam Quốc di sự, tuyển tập thần thoại, truyền thuyết về ba vương quốc Goguryeo, Shilla và Baekje, được biên soạn vào thế kỷ 13. Truyện kể rằng cả gấu và hổ đều muốn trở thành người. Gấu, sau khi cố thủ 100 ngày trong hang, chỉ ăn cải cúc và tỏi như lời răn dạy, đã được biến thành một người con gái. Còn hổ, vì không kham nổi thử thách, đã vùng chạy ra ngoài, bỏ dở ước nguyện thành người của mình. Chưa hết, cuốn Thực lục vương triều Joseon (biên niên sử từ thời Thái tổ Lee Seong-gye năm 1392 đến thời vua Thuận Tông năm 1910) còn lưu tới 635 điển tích về loài vật linh thiêng này. Hình tượng con hổ mang hơi hướng thần thoại dường như vẫn phảng phất trong cuộc sống con người thời hiện đại. Trong truyện cổ tích người vợ hổ, hổ hiện thân là cô gái xinh đẹp và đã hẹn thề cùng kết duyên vợ chồng với anh chàng thư sinh nghèo khổ. Nhưng do tội ác mà loài hổ gây ra nên cô đã chấp nhận chết thay cho các anh trai mình. Trước khi chết, hổ không tiếc 107
108 thân mình đã lấy ruột của mình để chàng trai có được hiển vinh sau này. Câu chuyện này đã phần nào bộc lộ rõ mối quan hệ giữa loài hổ và dân tộc Hàn. Hổ vừa là kẻ thù ( gây nhiều tội ác), đồng thời cũng gắn bó với con người ( nhân cách hoá hình ảnh con hổ) IV. Những nét giống và khác nhau về hình tượng hổ trong văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc: 1. Nét giống nhau: a) Trong hội họa, điêu khắc: Có thể nói, hình tượng con hổ trong hội họa Việt Nam và Hàn Quốc rất đa dạng, phong phú. Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, từ tranh, ảnh cho đến điêu khắc, hình tượng con hổ luôn được thể hiện vẻ quyền uy, dữ tợn nhưng cũng có lúc rất hài hước, đáng yêu. Nếu như Việt Nam có tranh hổ Hàng Trống thì bên Hàn Quốc có tranh Minhwa. Hai dòng tranh này đều thể hiện hình tượng hổ đầy sống động với những đường nét uốn lượn tinh tế, những đường cong mềm mại, uyển chuyển, màu sắc lam, hồng, lục, vàng tự nhiên, nhẹ nhàng mà bắt mắt. Màu sắc và bố cục tranh ở đây tỷ lệ không theo đúng công thức chuẩn mà chỉ để thuận mắt và ưa nhìn. Trong điêu khắc, tượng hổ đều được làm từ chất liệu đá hay đẩt nung. Những bức tượng chạm khắc hổ này được gán ghép với đời sống của người lao động bình dân nên hình tượng hổ đa dạng, phong phú về đề tài. Nhiều bức chạm cho thấy hổ đã được con người thuần hóa từ xưa. Do hổ có dáng vẻ uy nghiêm, oai hùng, thể hiện sự dũng mãnh, diệt trừ cái ác, cái xấu xa và đặc biệt là biểu tượng của chiến thắng nên tượng hổ thường được đặt ở trước lăng mộ, chính điện, chốn yên nghỉ của các vị vua, quan b) Trong phong tục, đời sống: Trong văn hóa Việt Nam cũng như Hàn Quốc, hổ tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh oai phong lẫm liệt và nhiều phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của con người. Trong lịch sử, hổ vừa được dân gian tôn làm thần giám hộ, vừa là biểu tượng của uy dũng và quyền lực. Hổ giúp con người tránh được vận hạn và đem đến cho họ nhiều phúc lộc. Người ta còn coi hổ là giống vật thiêng biểu tượng cho điềm lành. Người Việt Nam và Hàn Quốc từ xa xưa đã tạc tượng hổ đặt trước lăng mộ vua chúa bởi người ta tin rằng hổ có thể bảo vệ được linh hồn họ. Hay vào tháng Giêng âm lịch, ta vẫn thường thấy mọi người treo tranh hổ trong nhà để tránh điềm họa, cầu một năm mới may mắn, tốt lành. 108
109 Ngoài treo tranh hổ, tạc tượng hổ, người Hàn và Việt đều có tục thờ hổ. Đặc biệt là trong giới Phật giáo, họ treo những bức tranh hổ trong điện thờ và thường xuyên tiến hành các buổi tế lễ. Ngoài ra trong dân gian còn hay sử dụng bùa in hình hổ. Từ bao đời nay, bùa chú thuộc quyền sở hữu của các pháp sư, các thầy cúng và cả thiền sư nữa. Không ai có ý định giải thích, coi như đó là lĩnh vực không thể hiểu, là cánh cửa luôn luôn đóng giữa thế giới hiện thực và thế giới vô hình. Những người " có quyền năng sử dụng chúng ", nhìn chung cũng chỉ hiểu chức năng của từng loại, chứ không thể hiểu hẳn ý nghĩa của từng loại, mặc dù họ hoàn toàn có thể nhập tâm vẽ ra từng lá bùa. Bùa chú nghĩa là hình ảnh có tính ma thuật và các câu thần chú. Sự lồng ghép giữa hình ảnh có tính ma thuật và thần chú càng khiến cho lá bùa có tính chất mê hoặc, buộc người ta phải chấp nhận hơn là thắc mắc. Dân gian thường mang bùa hình hổ theo bên mình bởi đây là con vật biểu trưng của tinh thần dũng mãnh tạo cho người ta niềm tin tâm linh về sự an lành, được bảo vệ khỏi mọi điềm gở trong đời sống. [ Bùa Trấn trạch - Việt Nam ] 109
110 [ Bùa Bình an Hàn Quốc ] c) Trong văn học: Trong văn học Việt Nam và Hàn Quốc, hình tượng hổ xuất hiện nhiều trong truyện thiếu nhi như truyện cổ tích. Hình tượng con hổ trong các câu chuyện này hiện lên với tính cách hiền lành, tốt bụng, trung thành, có tình cảm sâu nặng với con người. Các tính cách này có vẻ đối lập với thực tế ngoài đời, tuy nhiên hình ảnh hổ trong truyện cổ tích vẫn không mất đi vẻ oai phong, hùng tráng, nó vẫn khiến kẻ khác phải sợ hãi, khiếp sợ. Như truyện Kim Hyeon và cô gái hổ của Hàn Quốc và truyện cổ tích Nghĩa hổ của Việt Nam. Truyện Kim hyeon và cô gái hổ kể về một cô gái đội lốt hổ hiền lành, tốt bụng, lại hiếu thảo, sẵn sàng nhận tội thay các anh mặc dù cô không hề hại người.cô còn giúp người mình yêu có được vàng bạc và chức danh. Truyện Nghĩa hổ kể về một con hổ trung thành, hết mực yêu quí chủ mình, lại luôn lo lắng, quan tâm đến chủ. Khi chủ vắng nhà nó còn thay chủ chăm sóc gia đình, kiếm cái ăn cho cả nhà. Khi chủ mất, nó biếng ăn biếng uống và đập đầu tự tử để được đi theo chủ. Trong truyện cổ tích Việt Nam và Hàn Quốc, hình ảnh hổ được xây dựng với ý nghĩa khuyên răn và đưa ra các bài học ý nghĩa trong cuộc sống là chính. Do đó hổ mang theo những tính cách tốt đẹp của con người. Chỉ bằng một vài nét khắc họa, chúng ta đã thấy được những điểm tương đồng về hình tượng hổ trong văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc. Dù nói gì đi chăng nữa thì con hổ luôn là biểu tượng của quyền uy, sức mạnh, biểu tượng của sự dũng mãnh, hào hùng. Nó 110
111 bảo vệ con người trước các thế lực xấu xa, đe dọa các loài vật hung ác khác. Nó còn mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới đầy may mắn, tốt lành. 2. Nét khác nhau: a) Trong hội họa, điêu khắc: Trong nghệ thuật điêu khắc và hội họa, hình tượng hổ đều toát lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị Chúa sơn lâm. Thế nhưng, khi nhìn các bức tranh hay tượng của Việt Nam, ta chỉ thấy dáng vẻ dữ dằn, khiếp sợ của hổ, còn khi nhìn các tác phẩm mĩ thuật của Hàn Quốc, ta lại dễ dàng bắt gặp hình ảnh những chú hổ gần gũi hơn, có khi quấn quýt bên thần núi, đôi lúc lại cười thân thiện với đôi chim khách. [ Tranh Minhwa Hàn Quốc ] [ Tranh hổ dân gian Việt Nam ] b) Trong phong tục, đời sống: Nếu như người châu Âu cho rằng Sư tử là vua của muôn loài cầm thú, thì người châu Á, Hổ là chúa tể của rừng xanh. Đối với người Việt cũng như người Hàn, Hổ là hình tượng gần gũi trong tín ngưỡng và được coi là biểu tượng của sức mạnh. Tuy nhiên trong quan niệm của mỗi dân tộc chúng ta lại tìm thấy những điểm khác biệt. Người Hàn Quốc quan niệm rằng con hổ sau khi trải qua nhiều thử thách,thấu tận vần xoay của vũ trụ sẽ trút bỏ lốt vằn vốn có để trở thành bạch hổ không bao giờ hại người. Vì vậy mà Bạch Hổ trở thành linh vật và luôn đem lại may mắn, hạnh phúc. 111
112 [ Tranh Bạch hổ ] Tranh thờ Hắc hổ Nhưng hình tượng Hổ trong tín ngưỡng của người Việt rất phong phú. Có khi chúng ta bắt gặp những bức tranh tranh thờ Hắc hổ để trừ tà ma như thơ xưa đã ghi: Trong nhà Hắc hổ trấn phù, Sinh con sinh cái cho nuôi dễ dàng (Truyện thơ Trinh Thử) rồi lại có tượng khắc Bạch Hổ trong các ngôi chùa, đình linh thiêng. Đôi lúc lại là tranh thờ ngũ hổ thần tướng: [ Tranh Ngũ hổ ] Và với người Việt từ lâu chúa sơn lâm đã được coi là biểu tượng của sức mạnh phi thường, chống lại yêu ma, ác quái bảo vệ cuộc sống bình yên cho con người. c) Trong văn học: 112
113 Trong văn học của người Việt Nam cũng như người Hàn Quốc, hình tượng con hổ đều xuất hiện với sức mạnh của một vị chúa sơn lâm. Tuy nhiên cách thức và ý nghĩa của hình tượng con Hổ khi đi vào trong văn học của mỗi nước có những nét khác nhau. Nếu người Việt Nam bắt gặp hình ảnh của vị chúa tể rừng xanh rất nhiều trong ca dao tục ngữ. Dân gian đã mượn những đặc tính của Hổ để so sánh với con người Có khi là những lời khuyên răn: Đừng vuốt râu hùm, đôi lúc là sự mỉa mai châm biếm: Cáo mượn oai hùm và đâu đó câu ca ngợi: Điệu hổ ly sơn Hay trong thế giới của những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết con người biến thành hổ để giúp dân trị ác. Nhưng người Hàn Quốc đưa hình ảnh của chúa Sơn lâm vào trong các câu chuyện cổ tích, thần thoại nhiều hơn. Người Việt tìm về cuội nguồn với truyền thuyết con Rồng cháu Lạc, người Hàn Quốc lại tìm về với thần thoại Dangun.Ở đó cũng có hình tượng Hổ xuất hiện. Và trong các các chuyện cổ tích để thể hiện mong ước mối quan hệ gắn bó với con người, hổ được nhân cách hóa, hiện thân thành con người. V. Kết luận: Những điều trên có thể vẫn còn thiếu sót nhưng cũng đã phần nào chứng tỏ vị trí quan trọng của loài vật linh thiêng này trong đời sống hai dân tộc Việt Hàn. Điều thú vị là cùng với thời gian, sự phát triển của đời sống và tôn giáo, con hổ đã trở thành một linh thú mang rất nhiều nét tính cách của xã hội Nam, Bắc Á. Từ hội hoạ, điêu khắc, đến văn thơ, rồi đời sống tâm linh ta có thể thấy rằng, con người và loài hổ nói riêng và các loài vật nói chung đã đang và sẽ tạo nên nét văn hóa vô cùng đặc sắc và đa dạng. VI. Tài liệu tham khảo: 1. =37&num= vi.wikipedia.org/wiki/tranh_hàng_trống 5. thethaovanhoa.vn/133n t133/nhung-con-ho-tren-mat-trongdong-dong-son.htm :81/Channel.aspx?rc=tapchivh&c=xuan2010&a=
114 HALLYU VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC. Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Nam Chi Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Tâm 3H09 Hoàng Quỳnh Hương 3H09 Nguyễn Thị Phương Thanh 3H09 Phần I:Đặt vấn đề Năm 1992, khi Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, khán giả Việt Nam bắt đầu có cơ hội thưởng thức những bộ phim truyền hình Hàn Quốc. Những bộ phim đầu tiên được phát sóng như: Hoa cúc vàng (금잔화), Cảm xúc (느낌), Anh em nhà bác sĩ (의가형제), Người mẫu (모델), đã tạo nên cơn sốt phim Hàn Quốc chỉ trong một thời gian ngắn nhờ nội dung nhẹ nhàng, lãng mạn, phù hợp với văn hóa cũng như khẩu vị của khán giả Việt Nam. Bên cạnh đó, dàn diễn viên trẻ đẹp với phong cách thời trang hấp dẫn, bối cảnh phim lãng mạn,... cũng góp phần tạo nên sức thu hút lớn cho các bộ phim. Giới trẻ say mê, đua nhau bắt chước cách ăn mặc, cách trang điểm, của các diễn viên Hàn Quốc trong phim. Họ ngân nga theo các giai điệu nhạc phim, mơ ước một lần được đặt chân đến những miền đất tươi đẹp đã xuất hiện trong phim, được ăn thử các món ăn Hàn Quốc... Đặc biệt các bà, các cô, các chị cũng say mê theo dõi từng bộ phim, thích thú, bàn luận say sưa về nội dung phim. Các sản phẩm, hàng hóa có xuất xứ Hàn Quốc như mĩ phẩm, thời trang, thực phẩm, đồ điện tử, đồ điện gia dụng,...cũng rất được ưa chuộng. Khán giả Việt Nam dần có ấn tượng về một đất nước Hàn Quốc năng động, hiện đại với những nét văn hóa Á Đông khá vừa gần gũi vừa lạ lẫm thông qua những bộ phim được trình chiếu trên màn ảnh nhỏ. Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây bên cạnh phim truyền hình, phim điện ảnh Hàn Quốc cũng rất phát triển, gây được sự chú ý đối với khán giả Việt Nam. Dù không tạo được trào lưu mạnh mẽ, không tiếp cận gần gũi với khán giả bằng phim truyền hình nhưng tính nghệ thuật và chuyên nghiệp của phim điện ảnh Hàn Quốc đã chiếm được tình cảm của công chúng. Qua phim điện ảnh, những khía cạnh đa dạng trong xã hội Hàn Quốc cũng đã lần lượt được phản ánh dưới góc nhìn nghệ thuật. Đó có thể là nỗi đau chiến tranh Nam Bắc Hàn, là tình yêu đồng tính, là những vấn đề bất cập trong xã hội 114
115 thường ít được đề cập trong các phim truyền hình. Thể loại tình cảm, hài lãng mạn đề tài thường gặp trong phim truyền hình, cũng được chú trọng và trở thành thể loại thế mạnh của điện ảnh. Bên cạnh đó, cách thức dàn dựng phim công phu, chuyên nghiệp, sử dụng những kĩ xảo ấn tượng và quá trình quảng bá phim rầm rộ cũng góp phần làm nên thành công cho điện ảnh Hàn Quốc. Có thể nói, điện ảnh Hàn Quốc đã lớn lên, trưởng thành trong gian khổ, có những nét đặc sắc riêng mà phim truyền hình không thể có, được đánh giá cao và gặt hái được những thành công rực rỡ trên trường quốc tế. Nếu phim truyền hình đã mở đường cho văn hóa Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam, thì điện ảnh lại góp phần nâng tầm cho văn hóa ấy. Những phim điện ảnh Hàn Quốc được trình chiếu ở Việt Nam thời gian gần đây như Quái vật sông Hàn (괴물), Cô nàng ngổ ngáo (엽기적인 그녀), Sắc đẹp ngàn cân (미녀는 괴로워), Vợ tôi là gangster (조폭 마누라), Sóng thần ở Haeundae (해운대),...đều có sức cạnh tranh mạnh mẽ với phim Hollywood, phim Trung Quốc... và làm mưa làm gió tại các rạp chiếu phim trong và ngoài Hàn Quốc. Tất cả những kết quả đó đã góp phần tạo nên Hallyu (làn sóng Hàn Quốc) một dấu ấn của văn hóa Hàn Quốc thời kì hội nhập và phát triển. Thuật ngữ Hallyu còn bao gồm một số lĩnh vực khác như: âm nhạc, thời trang, ẩm thực, du lịch...hallyu đã giúp thương hiệu Hàn Quốc nổi tiếng khắp thế giới, từ đó gián tiếp góp phần thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ. Vậy Hallyu thực chất là gì? Sức ảnh hưởng của nó như thế nào, tại sao nó lại có được sức mạnh lớn đến như vậy? Và điện ảnh đã có đóng góp gì đối với thành công của Hallyu? Những câu hỏi đó thật khó đối với những sinh viên năm thứ nhất như chúng tôi. Nhưng bằng chính tình yêu với điện ảnh Hàn Quốc, với đất nước xinh đẹp này đã thôi thúc chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi ấy. Chính vì thế chúng tôi đã quyết định chọn đề tài cho bài báo cáo khoa học là điện ảnh thời Hallyu. Chúng tôi mong rằng bài báo cáo khoa học này không những giúp giải đáp thắc mắc của chính bản thân mà còn giúp tăng cường thêm những kiến thức bổ ích về điện ảnh nói chung và nền điện ảnh Hàn Quốc nói riêng mối quan tâm của chúng tôi nói tiêng cũng như của nhiều bạn trẻ nói chung. Bài báo cáo không chỉ trả lời các câu hỏi đặt ra ở trên mà còn tập trung tìm hiểu về điện ảnh Hàn Quốc qua một số giai đoạn phát triển, những đề tài trong điện ảnh Hàn Quốc và giới thiệu sơ qua một vài bộ phim tiêu biểu để người đọc có được những hiểu 115
116 biết sâu hơn về nền điện ảnh Hàn Quốc vốn ít được biết đến hơn so với các bộ phim truyền hình. Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn đưa ra một vài nhận xét cá nhân về những thế mạnh cũng như những mặt hạn chế của điện ảnh Hàn Quốc, đồng thời tìm ra một số bài học kinh nghiệm cho nền điện ảnh nước nhà. Phần II: Giải quyết vấn đề CHƯƠNG 1: Tìm hiểu chung về khái niệm Hallyu (한류_ KOREAN WAVE) Năm 1997, phim truyền hình Hàn Quốc lần đầu tiên được trình chiếu tại Trung Quốc. Giống như ở Việt Nam, phim ảnh cũng như âm nhạc, thời trang, Hàn Quốc đã gây nên một cơn sốt mạnh mẽ trong xã hội Trung Quốc, cuốn khán giả Trung Quốc vào trào lưu chuộng Hàn Quốc. Họ hâm mộ các diễn viên, ca sĩ Hàn Quốc; thích dùng đồ Hàn Quốc; bắt chước các kiểu trang phục, trang điểm theo phong cách Hàn Quốc, hứng thú với văn hóa truyền thống Hàn Quốc,...Trước sức ảnh hưởng mạnh mẽ ấy, các nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc đã quan tâm tìm hiểu và gọi tên trào lưu xuất hiện từ cuối những năm 1990 này bằng một thuật ngữ là Hàn Lưu, hay trong tiếng Hàn Quốc là Hallyu (Hangeul: 한류, Hanja: 韓流, English: Korean Wave). Nếu hiểu theo nghĩa đen, Hallyu có nghĩa là Làn sóng Hàn Quốc. Làn sóng có lẽ là hình ảnh phản ánh chính xác nhất tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa Hàn Quốc đến các quốc gia, khu vực khác: Đi đến đâu cuốn trôi đến đấy. Không chỉ gói gọn trong phim ảnh hay âm nhạc, khái niệm Hallyu còn dần mở rộng trong rất nhiều lĩnh vực văn hóa, giải trí khác, ví dụ như thời trang, du lịch, thể thao, ẩm thực, sản phẩm công nghệ cao, trò chơi điện tử... Làn sóng này đã tấn công trước tiên vào khu vực châu Á, nơi người dân có thể tiếp nhận những sản phẩm văn hóa Hàn Quốc dễ dàng hơn do có những nét tương đồng về lịch sử, nhận thức, quan niệm văn hoá. Không chỉ vậy, Hallyu đang dần lan toả tầm ảnh hưởng sang các châu lục khác. Phim truyền hình Nàng Dae Jang Geum (대장금) không chỉ gây nên sốt trên toàn châu Á mà còn rất thành công tại các nước châu Phi cũng như châu Âu. Một bộ phim truyền hình khác là "Nấc thang lên thiên đường" (천국의 계단) cũng đã thu được thắng lợi lớn tại Hawaii khi được trình chiếu tại đây. Nền âm nhạc trẻ của Hàn Quốc cũng gây được sự chú ý tại Mĩ và các nước châu Âu. Điển hình là ca sĩ Bi Rain được tạp chí Time danh tiếng bình chọn là một trong 100 nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm Nhóm nhạc thần tượng DBSG được ghi vào sách kỉ lục Guinness vì có số lượng fan đông 116
117 nhất thế giới. Được biết Ai Cập của Châu Phi và Uzbekistan của Trung Á sẽ là những địa điểm mới nhất mà Hallyu dậy sóng. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà trào lưu này lại được phổ biến rộng rãi đến như vậy. Hallyu thành công được như hiện nay trước hết là do sự đầu tư sáng suốt của Chính phủ Hàn Quốc dành cho lĩnh vực văn hóa giải trí. Từ năm 1971, để truyền bá và nâng cao hình ảnh Hàn Quốc ở các nước khác, chính phủ đã thành lập Viện Thông tin hải ngoại. Mấy chục năm trước, các nước xâm lược bằng kinh tế, quân sự nhưng ngày nay, cạnh tranh bằng văn hoá mới là quan trọng - ngài viện trưởng Viện Thông tin hải ngoại đã phát biểu như vậy trên báo Lao Động Việt Nam năm Bên cạnh đó, còn là cả một quá trình chọn lọc, đầu tư, chăm chút cho hình ảnh Hàn Quốc trước khi đem quảng bá đến các nước ban. Ví dụ như trong phim truyền hình, nhà sản xuất đầu tư kĩ lưỡng về nội dung, hình thức để các tác phẩm có thể đến được với mọi đối tượng và phù hợp với thị hiếu của khán giả. Nhưng trong thời gian gần đây, Hallyu cũng đã bắt đầu có dấu ấn thoái trào. Đó là sự thiếu sáng tạo về mặt ý tưởng, đi theo những lối mòn, quá chú trọng về hình thức, số lượng, chiều theo thị hiếu của số đông khán giả mà làm suy giảm chất lượng các tác phẩm nghệ thuật, Nếu không kịp thời sửa đổi thì có lẽ cơn sóng Hallyu sẽ không còn tồn tại được lâu nữa. Tuy nhiên chúng ta vẫn không thể phủ nhận những thành quả lớn lao mà Hallyu đã đạt được trong thời gian qua. Hallyu đã tạo được một dấu ấn riêng quảng bá thương hiệu Hàn Quốc năng động hiệu quả, trở thành hình mẫu cho các quốc gia khác trong khu vực học tập và noi theo. Và Việt Nam hoàn toàn có thể làm nên một trào lưu của riêng mình, dựa trên những kinh nghiệm học tập được từ Hàn Quốc, đồng thời vẫn có thể giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Đó là điều mà không chỉ những nhà làm phim Việt Nam mong muốn mà đó cũng là mong muốn chung của toàn bộ đất nước Việt Nam. CHƯƠNG 2. Điện ảnh Hàn Quốc trước thời kỳ đổi mới (từ trước 1980) Lịch sử điện ảnh Hàn Quốc trước kỳ thời đổi mới thể hiện qua các giai đoạn: Thời gian Trướ Bối cảnh lịch sử - Năm 1910 Nhật Bản Sự phát triển của điện ảnh - Các hãng phim của Triều Tiên chủ yếu do 117
118 c người Nhật điều hành. Phần lớn các bộ phim trình chiếu được nhập từ châu Âu hoặc Mỹ. - Điện ảnh nôi địa Triều Tiên gắn với ông chủ của rạp Dansung-sa Park Sung-pil, người đã bỏ tiền thực hiện phim Triều Tiên đầu tiên. Bộ phim hoàn toàn thôn tính Triều đó có lẽ là một chuyển thể của Xuân Hương Tiên bằng Hiệp ước sáp truyện (춘향전) được thực hiện vào năm nhập Nhật Bản - Triều Tiên. Điện ảnh chưa có nhiều khởi sắc. Dù vị Hoàng đế Triều Tiên 1 thương gia người Nhật tên là Orajo Yodo đã không ký kết vào văn bản này thành lập hãng phim Choson Kinema nhưng trên thực tế Nhật vẫn Productions_hãng phim tiên phong của Hàn xâm lược và thôn tính Triều Quốc thời kì này. Chính hãng phim này đã làm 1926 Tiên phim Arirang (아리랑_1926)_bộphim đánh dấu kỉ nguyên vàng của các bộ phim câm Triều Tiên. Từ sau Arirang mà có tới 70 phim câm khác ra đời. Thời kỳ này được gọi là Kỷ nguyên phim câm - Số lượng phim ra đời trong thời gian này - Sự kiểm duyệt và đàn áp ngày một ngặt nghèo của giảm xuống còn 2 hay 3 phim/1 năm. Nhiều tài năng của Triều Tiên rời sang làm Nhật khiến phim câm không việc tại Thượng Hải_trung tâm điện ảnh của châu còn chỗ đứng. Á thời đó , sau khi Thế chiến - Bộ phim có tiếng đầu tiên của điện ảnh thứ hai bùng nổ, việc sử dụng Triều Tiên được sản xuất năm 1935, là một tiếng Triều Tiên bị cấm tuyệt chuyển thể khác của Xuân Hương truyện do Lee đối trong điện ảnh. Myeong Woo đạo diễn. - Từ 1938, toàn bộ các phim sản xuất tại Triều Tiên đều do người Nhật thực hiện. 118
119 - Sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản. - Sự sụp đổ của Đức- Phát xít sự phân chia Triều - Công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc phát triển Tiên thành hai vùng chiếm khá chậm chạp do chịu ảnh hưởng nặng nề của đóng bắt đầu từ ngày 8 tháng chiến tranh, từ năm 1950 đến năm 1953 mỗi năm năm Hoa Kỳ chiếm phần phía nam bán đảo (Hàn Quốc). +Liên Bang Xô viết chỉ có chừng 5 hoặc 6 bộ phim được sản xuất. - Những bộ phim được lưu trữ thời gian trước đó cũng lại bị chiến tranh phá hủy nhiều. Đây là thời kỳ khá ảm đạm của điện ảnh Triều Tiên. chiếm phía bắc vĩ tuyến 38(Triều Tiên). - Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ( ). - Quá trình hồi phục và phát triển được đánh dấu bằng một chuyển thể khác của Xuân Hương truyện do Lee Kyu-hwan đạo diễn( 이규환 - Sau khi hiệp định đình 감독_ 1955). chiến được kí kết năm 1953, Bộ phim trong vòng 2 tháng nó đã thu hút tổng thống đầu tiên của Hàn 10% dân số Seoul đến xem (trên người). QuốcLeeSungMan(이승만)lê bộ phim Sijibganeun nal (시집가는날) n nhận chức và đã góp phần của Lee Byeong-il đã đem về cho Hàn quốc khôi phục nền điện ảnh nước những giải thưởng quốc tế đầu tiên này bằng việc miễn thuế cho sản lượng phim của nền điện ảnh Hàn mọi bộ phim sản xuất trong Quốc đã tăng gấp hơn 20 lần sản lượng trung nước. bình 10 năm trước đó , Hanyeo (하녀)và Obaltan (오 발탄) ra đời và được đánh giá là 2 trong số những bộ phim hay nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc. 119
120 Đây có thể coi là thời hoàng kim trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc ,Bak Jeonghui lên nắm chính quyền. - Theo Luật điện ảnh năm , một loạt các biện pháp Điện ảnh cũng phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt với một loại hình giải trí mới_truyền hình. - Năm 1979, lượng khán giả đến rạp phim kiểm duyệt khắc nghiệt được giảm chỉ còn 1/3 so với 10 năm trước đó (65 triệu áp dụng đối với số lượng và lượt người xem năm 1979 so với 173 triệu lượt nội dung các phim sản xuất người xem năm 1969). trong nước. (Bảng được tổng kết từ Điện ảnh Triều Tiên - Qua một số giai đoạn điện ảnh Hàn Quốc nêu trên, chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển không đồng đều ở các giai đoạn, phát triển rồi sau đó lại gián đoạn. Các thành tựu đạt được cũng chưa có gì đáng kể. Điện ảnh Hàn Quốc dường như vẫn còn rất xa lạ với Thế giới. Một lí do lớn đã khiến nền điện ảnh này chưa thể phát triển mạnh mẽ chính là chiến tranh. Nhưng đây mới là những bước khởi đầu và khởi đầu bao giờ cũng khó khăn. Điện ảnh Hàn Quốc hứa hẹn còn nhiều đổi mới trong thời gian tiếp theo. CHƯƠNG 3. Điện ảnh Hàn Quốc thời kỳ đổi mới (1980 NAY) A. Định nghĩa điện ảnh thời đổi mới Để hiểu được những bước phát triển tiếp theo của điện ảnh Hàn Quốc thì đầu tiên ta phải hiểu thế nào là điện ảnh thời đổi mới. Điện ảnh thời đổi mới đúng như tên gọi là thời kỳ điện ảnh bắt đầu những bước chuyển mình lớn lao, đổi mới trên nhiều phương diện. Đầu tiên là sự đổi mới về đề tài. Các đề tài trong phim đa dạng, phong phú hơn. Sau đó là sự đổi mới về cách thức làm phim với nhiều kĩ xảo, kĩ thuật quay tiên tiến, hiện đại hơn. Phim thời kì đổi mới được quảng bá một cách chuyên nghiệp hơn. Góp mặt vào bộ phim không chỉ có những diễn viên chuyên nghiệp mà có cả những diễn viên nghiệp dư đến từ các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau Còn rất nhiều sự đổi mới trong nền điện ảnh Hàn Quốc nữa để nó có được bước nhảy vọt kì diệu khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ như ngày hôm nay. Bây giờ chúng ta hãy cùng đi vào chi tiết từng thời kì, giai đoạn để thấy rõ sự đổi mới trong đó. B. Điện ảnh Hàn Quốc giai đoạn I. Bối cảnh lịch sử 120
121 Sau những biến động liên tiếp đầu những năm 1980 gồm vụ ám sát Tổng thống Bak Jeong Hui, cuộc Đảo chính ngày 12 /12 và vụ thảm sát Gwangju, Hàn Quốc bắt đầu quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị và xã hội, trong đó có nền công nghiệp điện ảnh. Năm 1988, có hai biến cố lớn ảnh hưởng đến điện ảnh Hàn Quốc: Tổng thống Roh Tae Woo ban hành hiến pháp mới cho phép bãi bỏ luật kiểm duyệt chính trị cho điện ảnh.điều này giúp các đạo diễn bắt đầu có cơ hội khai thác những đề tài gai góc trong xã hội và gần gũi với cuộc sống hơn. Quyết định ngừng áp dụng hạn chế nhập phim nước ngoài. Điều này dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt giữa phim nội địa và phim Hollywood, phim Hồng Kông vốn đang thống trị nền điện ảnh khu vực thời bấy giờ. Ngoài ra, Thế Vận hội mùa hè 1988 tổ chức tại Seoul là bước ngoặt trong thời kỳ bắt đầu hội nhập, thúc đẩy Hàn Quốc mở cửa. Khi đó, người ta dễ dàng đi học và du lịch nước ngoài hơn. Các nghiên cứu sinh bắt đầu trở về nước và mang theo những ý tưởng mới. Trong thập niên 1990, Hàn Quốc đón nhận nhiều đổi mới và du nhập văn hoá khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, thời trang, Năm 1997, khủng hoảng tài chính châu Á bùng nổ và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Hàn Quốc. Không chỉ là tiền tệ, chứng khoán, cuộc khủng hoảng còn ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực khác như chính trị, văn hoá và đặc biệt là giải trí. Và dĩ nhiên điện ảnh không nằm ngoài ảnh hưởng đó. II. Sự phát triển điện ảnh Sự đổi mới về chính trị khi Hàn Quốc hoàn toàn tự chủ đã thúc đẩy điện ảnh Hàn Quốc phát triển rất nhiều.thập niên 1980 chứng kiến sự trở lại rạp chiếu phim của công chúng và sự công nhận của quốc tế đối với điện ảnh Hàn Quốc mà cao điểm là giải thưởng Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất dành cho Kang Su Yeon tại Liên hoan phim Venice Đa số các nhà phê bình phim đều cho rằng tên tuổi xuất sắc nhất trong thời kỳ này là đạo diễn Im Kwon Taek. Ông được xem là đạo diễn nổi tiếng nhất Hàn Quốc khi phim Mandala ra đời (만다라_1981). Bộ phim đã giành Giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Hawaii. Đây cũng là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên tham gia các liên hoan phim lớn ở châu Âu. Bộ phim Sopyonje (서편제_1993) của ông đã làm sống lại nghệ thuật nhạc kịch truyền thống Hàn 121
122 Quốc được gọi là Pansori. Đến nay Im Kwok Teak đã làm đạo diễn cho khoảng 100 phim và vẫn giữ vị trí nhất định trong nền điện ảnh Hàn Quốc. Mặc dù đã có được những thành công bước đầu nhưng điện ảnh Hàn Quốc lại phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ phim Hollywood và phim Hông Kông hiện đang trong điện ảnh khu vực thời bấy giờ. Phim Hollywood khi đó chiếm tới 75% doanh thu các rạp chiếu phim trong cả nước. Năm 1993, phim Hàn Quốc chỉ chiếm 16% số phim chiếu ở rạp. Để cứu vãn tình thế, chính phủ buộc các rạp hát phải chiếu phim nội địa 106 ngày trong một năm nhưng tình hình vẫn không sáng sủa hơn. Đây có lẽ là một điểm quyết định cứu vãn nền điện ảnh nội địa. Để thúc đẩy phim nội địa phát triển thì chính phủ ban hành chính sách quy định về số ngày bắt buộc phải chiếu phim nội địa trong 1 năm. Nếu như không thực hiện được đủ số ngày quy định thì rạp đó sẽ bị phạt. Đứng trước tình hình đó, các rạp chiếu phim phải không ngừng quảng cáo, giảm giá vé xem phim, để thu hút được khán giả đến với các bộ phim nội địa. Trên lý thuyết là vậy nhưng ở thời điểm hiện tại phim Hàn Quốc vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với phim Mỹ thời bấy giờ nên mặc dù quy định đó đã được ban hành nhưng dường như cũng không thu được kết quả như mong đợi. Vậy chúng ta tự đặt ra một câu hỏi: Liệu việc mở cửa cho Hollywood vào Hàn Quốc có khiến điện ảnh Hàn Quốc bị ảnh hưởng và thụt lùi hay không? Vì trên thực tế phim Hollywood đa dạng, hấp dẫn hơn, hợp với thị hiếu mới của người dân Hàn Quốc hơn. Dĩ nhiên trước một đối thủ đáng gờm như vậy thì những ảnh hưởng, thiệt hại sẽ là rất lớn nhưng điều đó chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn mà thôi. Các đạo diễn Hàn Quốc nhờ các bộ phim của Hollywood đã rút ra được nhiều bài học. - Thứ nhất: Nó cho các nhà làm phim và nhà đầu tư ở Hàn Quốc thấy được nguồn lợi từ điện ảnh là lớn đến mức nào. Và đây chính là chìa khoá giúp điện ảnh Hàn Quốc phát triển. - Thứ hai: Trong quá trình tiếp xúc với nhiều phim Hollywood, các đạo diễn nhận ra được nhiều thiếu sót trong vấn đề kĩ thuât làm phim, diễn xuất của diễn viên. Từ những trải nghiêm đó, họ rút ra bài học quý giá cho bản thân để làm phim tốt hơn. Chính phủ cũng nhận thức rõ điều đó nên đã có những đãi ngộ với điện ảnh như viện trợ nhiều tiền trợ cấp hơn, đầu tư cho đạo diễn, diễn viên đi học tại Mỹ nhằm trau dồi kinh nghiêm, tạo cơ hội học tập, tiếp thu nền văn minh của kinh đô điện ảnh Thế giới 122
123 - Thứ ba: Nó giúp phim Hàn Quốc không chỉ được trình chiếu tại thị truờng nội địa mà còn xuất khẩu đi các nước khác trong khu vực và trên khắp thế giới. Không những ở việc phân phối phim mà trong lĩnh vực quảng bá, pr cho phim, Hàn Quốc cũng đã học được từ Hollywood rất nhiều. Tóm lại việc phim Hollywood tràn vào Hàn Quốc là một điều tích cực, là một yếu tố quan trọng làm nên thành công cho điện ảnh Hàn Quốc như ngày nay. Hollywood nói một cách thân thương theo tiếng Hàn là Tiền bối 선배 của điện ảnh Hàn Quốc. Tuy thời kì này điện ảnh Hàn Quốc chưa có sự khơi sắc đặc biệt nhưng có thể nói nó là một bước đệm vững chắc, bước khởi đầu cho sự phát triển rực rỡ sau này của điện ảnh Hàn Quốc thời kỳ đổi mới. C.Giai đoạn 1999 đến nay_sự nở rộ của điện ảnh Hàn Quốc Sau một thời gian trưởng thành, đây là giai đoạn thích hợp nhất để điện ảnh Hàn Quốc bùng nổ. Thời điểm cuối thế kỷ 20, điện ảnh thế giới đã phải nhìn Hàn Quốc với một con mắt khác. Một thời gian không quá dài_ chỉ hơn 11 năm nhưng cũng đã đủ để tạo nên một thương hiệu cho điện ảnh Hàn Quốc. Chúng ta hãy cùng nhau đi vào từng đề tài trong phim điện ảnh Hàn Quốc để thấy rõ sự đổi mới trong đó. Vào nửa những năm 90, các đạo diễn mới tích cực hoạt động trên kịch trường, tạo nên một sự chuyển giao thế hệ trong nền điện ảnh Hàn Quốc. Các đạo diễn đã thành danh những năm lui về khâu chế tác, sản xuất hoặc thậm chí là rút khỏi kịch trường do không bắt kịp không khí thời đại. I. Thể loại 1. Phim chiến tranh Tại sao chúng tôi lại đưa ra đề tài chiến tranh trong phim điện ảnh Hàn Quốc đầu tiên? Như chúng ta đã biết Hàn Quốc và Triều Tiên trước đây là một nước thống nhất nằm trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng cuộc nội chiến Nam-Bắc Hàn đã chia cắt một đất nước độc lập thành hai miền, hai nhà nước với hai chế độ khác nhau. Hàn Quốc chịu sự quản lý của quân đội Mỹ và đi theo chế độ tư bản. Triều Tiên nằm dưới sự quản lý của Nga và theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Hai đất nước với hai chế độ khác nhau đã dẫn đến rất nhiều mâu thuẫn và đỉnh điểm là chiến tranh Triều Tiên( ) đã gây nên những tổn thất đau thương đến tận bây giờ vẫn chưa thể hàn gắn được. Chính mâu thuẫn về chính trị sâu sắc đó đã khiến chiến tranh Nam-Bắc trở thành một đề tài nhạy cảm trong điện ảnh cả hai nước. Nhưng thời đại đã thay đổi. Đất nước 123
124 dân chủ hơn, con người tụ do hơn. Hàn Quốc chấp nhận nhìn vào sự thật khắc nghiệt, dám đương đầu với nhũng vấn đề nổi cộm của xã hội. Và minh chứng cho điều này là hàng loạt những phim có đề tài chiến tranh ra đời và đã gặt hái được nhiều thành công. Shiri (쉬 리_1999) Năm 1999 có thể nói là năm đột phá của nền điện ảnh Hàn Quốc với sự ra đời của Shiri. Kinh phí làm Shiri lên tới 8,5 triệu USD, lớn nhất trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc cho đến thời điểm đó, được hỗ trợ hầu hết bởi hãng Samsung. Đạo diễn: Kang Je Kyu Diễn viên: Han Suk Kyu, Choi Min Sik, Kim Yoon Jin và Song Kang Ho. Nội dung: Một nữ điệp viên Bắc Hàn được đưa sang Seoul để tìm hiểu nội tình cơ quan tình báo Hàn Quốc, chuẩn bị cho một kế hoạch bí mật gây ra cuộc chiến giữa hai miền Nam Bắc nhằm thống nhất đất nước. Nhưng rồi cô lại có tình cảm với một nhân viên tình báo của Nam Hàn và dẫn đến nhiều sự kiện rắc rối diễn ra khi anh ta điều tra về âm mưu mà cô gái đang thực hiện. Doanh thu: Shiri đã thành công vang dội về mặt thương mại khi bán được tới 2 triệu vé chỉ tính riêng ở Seoul và trở thành bộ phim ăn khách nhất lịch sử điện ảnh Hàn Quốc thời bấy giờ, vượt qua các bộ phim bom tấn nổi tiếng của Hollywood cùng thời như Titanic hay Ma trận. Shiri được gọi với cái tên: "Con cá nhỏ đánh chìm tàu Titanic. Vậy tại sao Shiri lại thành công đến vậy, tại sao lại coi Shiri như 1 cột mốc cho điện ảnh thời kỳ đổi mới? - Thứ nhất: Nội dung hấp dẫn. Nội dung phim nói về đề tài chiến tranh Nam-Bắc Triều Tiên_một đề tài mới mẻ trong lịch sử điện ảnh Hàn Quốc. Phim đi theo thể loại hành động gay cấn của Mỹ với những cảnh đấu súng ở Yeo-eui Do (Seoul) hay những cuộc rượt đuổi trên cánh đồng Daeun chỉ có thể thấy trong phim Hollywood. Người xem ngạc nhiên, ngỡ như mình đang xem 1 bộ phim hành động của Hollywood vậy. Tuy nhiên ẩn chứa sâu xa trong đó là tình yêu sâu nặng mang đậm chất Hàn Quốc. Những cảnh hành động của bộ phim có phần ít ỏi nhưng những trường đoạn tình cảm lại khiến vô cùng xúc động. Tình yêu được mô tả trong phim không đơn thuần là tình yêu nam nữ mà là tình yêu giữa các điệp viên 124
125 của Nam và Bắc Triều Tiên, là tình yêu giữa những người Nam và Bắc Triều Tiên_ những người yêu nhau sâu nặng nhưng vì hoàn cảnh xã hội mà không đến được với nhau.. - Thứ hai: Quảng bá cho phim. Shiri tạo được tiếng vang lớn một phần cũng nhờ điều này. Shiri thời bấy giờ đã được trình chiếu ở khá nhiều rạp và đã sử dụng các chiêu quảng cáo rầm rộ. Đây cũng là một lý do khiến người dân kéo đến rạp xem nhiều hơn. Điều này cho đến tận bây giờ nó vẫn là nguyên tắc được áp dụng cho hầu hết các bộ phim, chính là bí quyết của thành công của một bộ phim. The Brotherhood of War ( 태극기 휘날리며_2004) Đạo diễn: Kang Je-gyu _cũng là đạo diễn của Shiri. Diễn viên : Jang Dong Gun, Won Bin, Lee Eun Joo. Nội dung: Hai anh em ruột Jin Tae và Jin Suk hết mực yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Khi Jin Suk bị quân cảnh bắt đi lính, Jin Tae cũng tham gia quân đội Hàn Quốc chống quân Bắc Hàn.Jin Tae luôn xung phong đi đầu và lập được nhiều chiến công nhằm xin chỉ huy cho em trai được trở về nhà... Và cuối cùng anh cũng cũng làm được điều đó. Yong Shin, người yêu của Jin Tae bị nhân dân quy kết là thân Cộng sản. Yong Shin bị xử bắn. Jin Tae rất bất mãn và đã gia nhập quân đội Bắc Hàn, trở thành 1 anh hùng của họ. Jin Suk sau đó đã tình nguyện ra mặt trận để thức tỉnh anh trai. Trong một trận đánh, hai anh em gặp lại nhau. Họ muốn cùng nhau chạy về nhà, nhưng cả hai lúc này đã bị thương rất nặng, không thể cùng chạy trốn được. Jin Tae quyết định ở lại cản đường quân Bắc Hàn cho em mình được sống. Câu chuyện vô cùng ý nghĩa về tình anh em khiến người xem phải rơi nước mắt. Người anh sẵn sàng hy sinh tất cả, kể cả tính mạng vì người em.tình cảm đó thật sâu sắc và đáng quý biết nhường nào. Hơn thế nữa, xem phim, khán giả còn thấy rõ được sự khốc liệt chiến tranh, thấy những gì mà chiến tranh đã gây ra và đồng cảm, thấm thía nỗi đau với những người đi trước. Doanh thu: lượt người xem. Bộ phim chỉ với vốn đầu tư 13 triệu USD nhưng có thể đóng góp cho nền kinh tế Hàn Quốc giá trị ước đoán khoảng 423 triệu USD (từ tiền vé bán và những hệ quả tích cực khác). Bộ phim hiện nay vẫn được coi là 1 trong những bộ phim ăn khách nhất, hay nhất Hàn Quốc trong mọi thời đại. 125
126 Giải thưởng:- "Phim hay nhất" và "Đạo diễn xuất sắc nhất" tại Liên hoan phim Châu Á-Thái Bình Dương 2005 tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur-Malaysia đầu tháng 10/ Jang Dong Gun đã giành được giải Nam diễn viên chính xuất sắc tại LHP Rồng Xanh (Hàn Quốc) năm Ngoài ra còn có một số bộ phim nổi tiếng khác có thể kể đến như: Silmido (실미도_2003) của đạo diễn Kang Woo Suk hé lộ những âm mưu chính trị đen tối giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Joint Security Area (공동경비구역_2000) của đạo diễn Chan Wook Park đề cao tình bạn đẹp giữa hai người lính ở hai chí tuyến khác nhau Nam- Bắc Triều Tiên. Những con người thời ấy (그때 그사람들_2005) của đạo diễn Lim Sang Soo thể hiện chân thật những vụ Scandal của tổng thống Park Chung Hee Để kỉ niệm 60 năm chiến tranh Triều Tiên vào năm nay 2010 thì đang có rất nhiều phim được bấm máy, không chỉ có điện ảnh mà truyền hình cũng sẽ tham gia tích cực vào đề tài này. * Điện ảnh: - Into the gunfire(포화속으로) của đạo diễn Lee Jae Han. Bộ phim là cuộc chiến giữa một đội quân gồm 71 sinh viên Hàn Quốc và quân đội chính quy của Bắc Triều Tiên. * Truyền hình:- Road no.1(로드 넘버원_16 tập) của đạo diễn Lee Jang Soo. Phim xoay quanh chủ đề tình bạn và tình yêu trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. - Chiến hữu(전우_ 20 tập) được làm lại từ phim truyền hình phát sóng trên KBS những năm kể câu chuyện tình bạn xảy ra trong cuộc chiến. Các nhà điện ảnh dự đoán 2010 là năm của phim chiến tranh và cổ trang. 2. Phim tâm lí xã hội hài tình cảm Cuộc sống của con người ngày càng bận rộn. Để xua tan những mệt mỏi hàng ngày, họ cần nhiều sinh hoạt giải trí hơn. Đối với điện ảnh, những bộ phim với đề tài chiến tranh căng thẳng không còn thích hợp nữa. Khán giả muốn được xem những bộ phim mang tính giải trí nhiều hơn, nhẹ nhàng hơn, mang tính hài hước, thực tế hơn. Nắm bắt nhanh chóng thị hiếu khán giả mà các nhà làm phim bằng tài năng,sự sáng tạo của mình đã thực hiện ngay những bộ phim với đề tài tình cảm hài và đã tạo được những tác phẩm tên tuổi. 126
127 Cô nàng ngổ ngáo (엽기적인 그녀_2001) Đây là bộ phim mở đầu cho trào lưu phim tâm lý xã hội vốn là thế mạnh của điện ảnh Hàn Quốc sau này. Đạo diễn: Kwak Jae Yong. Diễn viên: Chun Ji Huyn, Jun Ji Hyun. Nôi dung: Gyun Woo là một sinh viên đại học vô vọng, sở thích của cậu là trêu trọc các bạn gái, uống rượu cùng bạn bè và tránh xa mẹ mình càng nhiều càng tốt. Sau đó cậu ta gặp một cô gái say rượu trên tầu điện ngầm, người cứ luôn miệng gọi cậu là honey, ói trên đầu một hành khách và bỏ đi, Gyun Woo bị kẹt trong một mối quan hệ mà chưa bao giờ muốn có và cũng là mối quan hệ lạ lùng nhất trong cuộc đời cậu. Tuy nhiên, cậu đã rơi vào mối quan hệ tình cảm với cô gái bí ẩn này. Phim được giới trẻ yêu thích bởi nó phản ánh rõ nét cuộc sống giới trẻ ẩn chứa những điều vô cùng thú vị mà điện ảnh Hàn Quốc chưa hề đề cập đến trước đây. Chính nội dung nhẹ nhàng, hài hước rất mới đã giúp Cô nàng ngổ ngáo đạt được những thành công. Doanh thu: thu hút 4,852,845 người xem_ 1 con số cũng khá ấn tượng trong thời điểm bấy giờ. Phim được yêu thích không chỉ ở Hàn Quốc mà lan ra cả các nước Đông Á và Đông Nam Á. Theo kết quả điều tra tại Trung Quốc thì Cô nàng ngổ ngáo đã đứng đầu bảng xếp hạng những biểu tượng văn hóa ăn khách nhất của xứ sở kim chi. Hơn thế nữa, phim còn được Mỹ và Nhật mua bản quyền và phiên bản Cô nàng ngổ ngáo của Mỹ và Nhật đều mang tên nguyên tác My Sassy Girl. Từ đó ta có thể thấy mức độ thành công lớn đến chừng nào của Cô nàng ngổ ngáo.sự ra đời của bộ phim được coi như bước đột phá, cột mốc quan trọng của điện ảnh Hàn Quốc trong thể loại tình cảm hài. Friends(친구_2001) Đạo diễn: Kwak Kyung-taek. Diễn viên: Yu Oh Sung,Jang Dong Gun, Seo Tae Wha, Jung Wo Hyun, Kim Bo Kyeong. 127
128 Nội dung: Phim nói về 4 cuộc sống của 4 người bạn thân chơi với nhau từ thuở bé rồi lớn lên mỗi người 1 hoàn cảnh nhưng họ vẫn luôn là những người bạn tốt của nhau. Bộ phim không chỉ nêu lên tình bạn đẹp giũa 4 nhân vật trong phim và dường như còn chứa một cái gì đó mong muốn và ý thức về một xã hội độc lập, tự chủ hơn của những người dân Hàn Quốc trong thời kỳ loạn lạc. Sự thành công của bộ phim không chỉ nằm ở nội dung nhân văn mà còn ở chính chất giọng địa phương Kyeongsang được sử dụng trong phim. Nó làm cho các nhân vật chân thật hơn, gần gũi với khán giả hơn. Chất giọng địa phương Kyeongsang chính là nét đặc trưng, sức lôi cuốn riêng của bộ phim. Doanh thu: Bộ phim đã kéo được 8,134,500 khán giả đến rạp. Giải thưởng: Tại LHP Châu Á-Thái Bình Dương 46,Yu Oh Sung và Jang Dong Gun đoạt giải thưởng "Nam diễn viên xuất sắc nhất" và "Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất". Ngoài ra còn có một số phim khác khá nổi tiếng, thu hút được đông đảo lượng khán giả tới rạp, có thể kể đến như: My wife is Gangster(조폭 마누라_2001) của đạo diễn Cho Jin Gyu nói về cô gái giang hồ phải đứng giữa sự lựa chọn giữa một bên là hạnh phúc gia đình, một bên là tình nghĩa với đàn em để chiến đấu với thế lực thù địch. 200 Pounds Beauty(미녀는 괴로워_2006) của đạo diễn Kim Yong Hwa là câu chuyện của 1 cô gái có tài năng nhưng thân hình quá khổ, đem lòng yêu 1 chàng trai hào hoa. Speed Scandal(과속스캔들_2008) của đạo diễn Kang Hyung Cheol nói về câu chuyện nghịch lý của một người đàn ông 30 tuổi phát hiện ra mình có cả con cả cháu. 3. Phim cổ trang Những năm 1990 chứng kiến một sự đổi thay lớn trong đề tài phim của Hàn Quốc. Bên cạnh những đề tài tâm lý xã hội làm mưa làm gió trong các bộ phim thì đề tài cổ trang tuy xuất hiện sau nhưng cũng đã để lại những ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng khán giả. Bộ phim truyền hình : Nàng Dae Chang Kum (대장금_2003) chính là phát súng đầu tiên thành công mở đầu cho sự phát triển của dòng phim này. Đối với làn sóng Hallyu thì phim truyền hình cổ trang dường như đóng góp công sức lớn hơn rất nhiều so với phim điện ảnh. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phủ định rằng phim điện ảnh cổ trang cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chung đó. 128
129 Vậy chúng ta đặt ra câu hỏi tại sao mà phim cổ trang Hàn Quốc lại phát triển và được yêu thích không chỉ bởi người lớn mà cả những trẻ em, thanh thiếu niên đến như vậy? Như ta đã biết phim cổ trang theo nguyên tắc là phải dựa theo những sự kiện có thật trong lịch sử. Chính vì thế đôi khi thể loại phim này khá cứng nhắc gây nhàm chán cho người xem. Nắm bắt được điều này các nhà làm phim đã chọn con đường bình dân hoá các nhân vật chính trong phim, họ đều xuất thân dân dã, không phải con vua cháu quan nên các câu chuyện xung quanh họ sẽ phong phú, nhiều màu sắc hơn.và thực tế đã chứng minh được kết quả. King And The Clown (왕의 남자_2005) Đây có thể nói là bộ phim gây được nhiều tiếng vang nhất trong thể loại cổ trang của điện ảnh Hàn Quốc. Nói là phim cổ trang nhưng King And The Clown lại chỉ lấy bối cảnh xưa để nói về một đề tài khá nhạy cảm, khá thời đại không chỉ ở Hàn Quốc mà trên Thế giới, đó là vấn đề đồng tính. Đây có lẽ là nét phá cách, lôi kéo được sự chú ý của khán giả. Đạo diễn: Lee Joon ik. Diễn viên: Gam Wu Seong, Jeong Jin Yeong, Kang Seong Yeon, Lee Jun Ki. Nội dung: Bộ phim xoay quanh mối tình tay ba giữa nhà vua Yonsan- vị vua nổi tiếng tàn bạo trong lịch sử phong kiến Triều Tiên, chàng hề Gong Gil có thân hình mảnh mai và chàng hề Jang Saeng. Hai anh chuyên làm trò vui để kiếm tiền. Họ nghĩ ra cách mang chuyện cung cấm dâm đãng của nhà vua Yonsan và sủng hậu Nok Su ra làm trò cười. Vì thế, họ bị bắt vào cung và chuẩn bị mang đi xử trảm, song với tài trí thông minh, chàng hề Jang Saeng đã giúp cả hai thoát khỏi tội chết. Jang Saeng xin với quan quân cho họ được diễn trò cho vua xem. Không ngờ, khi xem những trò dung tục đó, vua và hoàng hậu lại rất vui..cũng từ đây, nảy sinh mối tình cảm đặc biệt giữa nhà vua và chàng hề Gong Gil. Những cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu trong cung, những đêm vui thác loạn, sự bạo ngược độc đoán của vị vua đã khiến hai anh hề nhận ra cung điện không phải là nơi giành cho họ, nhưng tất cả đã quá muộn. Bộ phim hấp dẫn ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề khá nhạy cảm trong xã hội, đó là vấn đề đồng tính. Bên cạnh tiếng cười sảng khoái với những trò vui của hai anh hề thì lại là một sự đau xót về một xã hội dưới sự cai trị của nhà vua đồi bại. 129
130 Doanh thu: phim có kinh phí chỉ 5 triệu USD nhưng đã thu về hơn 70 triệu USD. Theo thống kê, trong vòng một tháng sau khi công chiếu,cứ bốn người sống ở Hàn Quốc thì có một người đã vào rạp để thưởng thức bộ phim này. Giải thưởng: King And The Clown nhận được rất nhiều giải thưởng từ liên hoan phim trong nước: LHP Daejong lần 43, LHP Giải thưởng nghệ thuật Baeksang năm 2006, LHP Chunsa 2006, Giải thưởng Điện ảnh Hàn Quốc năm 2006, Giải thưởng Rồng Xanh năm 2006,Điện ảnh thế giới Cape Town Festival (CTWCF) năm 2006, LH Du Film Asiatique De Deauville năm 2007 tại Pháp ở rất nhiều hạng mục. 4. Phim hành động Nói đến phim Hàn Quốc thì thật là thiếu sót nếu không nói đến thể loại phim hành động. Tuy không đuợc nổi bật như phim chiến tranh, tâm lý xã hội hay cổ trang nhưng hành động Hàn Quốc cũng đang dần đổi mới,chứng tỏ ưu thế của nó trong nền điện ảnh nước nhà. Memories of Murder ( 살인의 추억_2003) Có thể nói đây là bộ phim hành động hiếm hoi không những nhận được sự yêu thích nồng nhiệt từ phía khán giả mà còn được đánh gía cao về mặt nội dung từ giới phê bình điện ảnh. Đạo diễn: Bong Joon-ho. Diễn viên:song Kang Ho, Kim Sang Kyung, Kim Roe Ha, Park Hae Il, Byeon Hee Bong. Nội dung: Năm 1986, hai xác người phụ nữ được phát hiện ở thị trấn Gyunggi. Cả hai đều bị cưỡng hiếp rồi bị bóp cổ cho đến chết với những hiện trường và cách thức gây án giống hệt nhau. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, cảnh sát Hàn Quốc phải đối mặt với một vụ án giết người hàng loạt. Thám tử Park Doo Man được giao nhiệm vụ phải tìm ra thủ phạm song cùng với người phụ tá thích dùng tay chân hơn là đầu óc. Sau đó có khi Seo Tae Yoon, một cảnh sát chuyên nghiệp từ Seoul xung phong chuyển về vùng quê này để gỡ rối cho vụ án nhưng mọi việc lại càng trở lên tồi tề Memories of Murder không đơn giản là một bộ phim hình sự thuần túy. Nó không tập trung vào câu hỏi Ai là kẻ sát nhân? mà muốn miêu tả quá trình điều tra vụ án, những buồn vui mà những người tham gia điều tra vụ án phải trải qua trong quãng thời 130
131 gian ấy. Và trên hết bộ phim đã lột tả được hình ảnh của một vùng đồng quê Hàn Quốc còn lạc hậu với cảm giác sợ hãi bao trùm lên khắp ngôi làng khi vụ án diễn ra. Doanh thu: bộ phim đã thu hút đuợc lượt người xem, cũng là bộ phim đứng trong hàng top những phim ăn khách nhất Hàn Quốc. Giải thuởng:. - Tại LHP Grand Bell Award năm 2003 ở Hàn Quốc, bộ phim giành được giải bộ phim xuất sắc nhất, Bong Joon Ho và Song Kang Ho được nhận giải Đạo diễn xuất sắc nhất và Diễn viên chính xuất sắc nhất: - Tại LHP quốc tế San Sebastian, đạo diễn Bong Joon Ho giành giải Đạo diễn xuất sắc nhất. - Bộ phim cũng được trình chiếu ở nhiều liên hoan phim quốc tế: LHP Cannes, LHP quốc tế Hawaii, LHP quốc tế London, LHP quốc tế Tokyo. Ngoài ra nhắc đến phim hành động ta không thể không nhắc đến các bộ phim: Public Enemy 1-1 (강철중: 공공의 적 _ 2008) của đạo diễn Kang Woo Suk. Bộ phim xoay quanh sự chiến đấu của một cảnh sát nghèo_ một cảnh sát đã chán nghề khi những người tôi phạm anh bắt giờ đây đều làm ăn khấm khá và đặc biệt là tên trùm khét tiếng chuyên đào tạo các cậu bé làm việc để làm việc phi pháp cho hắn. Anh quyết tâm bắt giữ tên trùm này bằng được. Gangster High (폭력써클 _ 2006) đạo diễn Park Ki-hyeong. Bộ phim nói về Sang-ho và các bạn của mình, Jae Gu và Chang Bae, thành lập một CLB bóng đá nam tên là Tigers. Sang Ho gặp được Su Hee là người hoàn toàn trái ngược với mình. Sự khác biệt giữa hai người lại kéo họ lại với nhau. Nhưng Su-hee lại thuộc về Jong-suk, thủ lĩnh của một nhóm găngstơ tự gọi mình là T&T. Nhanh chóng sau đó, "Tigers" rơi vào ẩu đả với T&T. Khi bạn bè của Sang-ho bị thương trầm trọng, Sang-ho đã đưa ra một quyết định mà anh không thể sửa chữa. 5.Phim khoa học viễn tưởng Những bộ phim viễn tưởng thường được biết đến ở những nền điện ảnh giàu có và phát triển như Mỹ, Anh, Để làm được thể loại phim viễn tưởng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, kĩ xảo điện ảnh chuyên nghiệp, có trường quay riêng. Chính vì vậy mà Hàn Quốc chưa đủ sức làm những bộ phim hoành tráng như thế này ở thời kì trước. Nhưng khi xã hội phát triển, nền điện ảnh đã có những bước tiến nhất định thì Hàn Quốc đã bắt đầu làm phim viễn tưởng. Và những thử nghiệm mới mẻ trong thể loại phim viễn tưởng đã một 131
132 lần nữa giúp điện ảnh Hàn Quốc củng cố được vị trí đối với khán giả trong nước cũng như quốc tế. The Host (괴물_2006) Đây là bộ phim viễn tưởng hiếm hoi không những nhận được sự yêu thích của khán giả mà còn được các nhà phê bình đánh giá cao về mặt nội dung. Đạodiễn: BongJoon-Ho Diễn viên : Song Kang-ho, Byeon Hee-bong, Park Hae-il, Bae Doo-na, Ko Ah-sung Nội dung: Năm 2000, một cơ sở nghiên cứu hóa chất của Mỹ đặt tại Hàn Quốc đã tiến hành thải một số lượng hóa chất xuống cống, bất chấp việc những chất thải này sẽ chảy ra sông Hàn. Sáu năm sau đó, người dân Hàn Quốc vẫn ung dung sống bên dòng sông Hàn êm đềm mà không hề biết rằng một Thảm hoạ biết đi sắp ập đến. Một con quái vật đang âm thầm sinh trưởng trong lòng sông và khi trưởng thành, nó bắt đầu tìm kiếm thức ăn. The Host không chỉ hấp dẫn người xem bởi kỹ xảo tuyệt vời mà ý chí, sự quyết tâm và tình yêu thương của những thành viên trong một gia đình nghèo của Hàn Quốc trong cuộc chiến với con quái vật để tìm lại đứa cháu yêu cũng khiến cho khán giả phải xúc động. Bộ phim còn đặt ra 1 vấn đề cấp thiết hiện nay là việc phải bảo vệ môi trường. Nếu không, trong tương lai, con người trên Trái đất sẽ phải đối mặt với những thảm hoạ khôn lường, có thể sẽ còn ghê gớm hơn cả con quái vật này rất rất nhiều lần. Doanh thu: Sau 3 tuần trình chiếu tại Mỹ đã thu về 1 triệu đô la. Phim có tới 13,019,740 người xem đứng vị trí đầu tiên trong top những bộ phim ăn khách nhất Hàn Quốc. Giải thưởng: Bộ phim nhận tổng cộng 18 giải thưởng tại các liên hoan phim: Giải thưởng điện ảnh châu Á lần 1, LHP châu Á- Thái Bình dương, Giải thưởng Nghệ thuật PaekSang, Giải thưởng Rồng Xanh, Fantasporto (Giải thưởng Điện ảnh Quốc tế Fantasy), Grand Bell Award _Hàn Quốc, LHP quốc tế Sitges Catalonian. D-War (디 워_2007) D-War được xây dựng dựa trên một truyền thuyết của Hàn Quốc về loài rắn Buraki, nhưng lại được quay hoàn toàn tại Los Angeles cùng sự góp mặt của các diễn viên Mỹ. 132
133 Đạodiễn:ShimHyungRae. Diễn viên :Jason Behr, Amanda Brooks, Robert Forster. Nội dung : Nhân vật trung tâm của câu chuyện là phóng viên Ethan Kendrick (Jason Behr), anh có nhiệm vụ phải điều tra một vụ thảm sát ở Los Angeles và phát hiện ra rằng, cứ 500 năm, con rồng huyền thoại Buraki lại sống dậy và đe dọa thế giới. Nhiệm vụ của Ethan chính là giải cứu Sarah (Amanda Brooks), người có vai trò quan trọng trọng việc giữ quả trứng rồng Buraki. Bộ phim tuy không được đánh giá cao về nội dung từ các nhà phê bình điện ảnh nhưng kĩ xảo tuyệt vời, hành động gay cấn không thua kém gì một siêu phẩm Mỹ cũng đã thu hút được tới 8,420,000 khán giả tới rạp. Đây cũng là một con số mà nhiều bộ phim mong muốn. 6. Phim kinh dị Chưa được nhắc tới nhiều nhưng phim kinh dị Hàn Quốc cũng được điện ảnh nước này chú trọng phát triển. Theo thời gian số lượng cũng như chất lượng phim kinh dị Hàn Quốc ngày càng cải thiện, thu hút được sự quan tâm của khán giả. A Tale of Two Sisters( 장화, 홍련_2003) Kịch bản dựa trên 1 truyền thuyết từ thời Joseon với tựa là Rose and Lotus và đã từng được chuyển thể thành phim vào các năm 1956, 1962, Đạo diễn : Kim Jee Woon. Diễn viên: Im Soo Jung, Moon Geun Yong, Yeom Jeong Ah, Kim Kap Su. Nội dung: Sau một thời gian dài vắng mặt, hai chị Su Mi và Su Yeon quay trở về ngôi nhà lớn của gia đình ở quê hương. Tại đây, họ gặp lại người mẹ kế, một phụ nữ với thái độ cư xử lạ lùng khiến cho cô em sợ chết khiếp, một ông bố yếu đuối và một bóng ma bí ẩn Doanh thu: Bộ phim thu hút 2 triệu lượt khán giả tới rạp, một kỷ lục khó tin đối với một bộ phim kinh dị gắn mác Hàn Quốc. Đây là phim kinh dị Hàn Quốc đầu tiên được công chiếu ở Mỹ và đã đạt được doanh thu 72,541$. Hãng sản xuất Dreamworks cũng đã mua bản quyền để dựng lại phim với giá 1 triệu đôla. Giải thưởng: 133
134 - Tại International Fantasy Film Award (Fantasporto) năm 2004, bộ phim giành được Giải phim hay nhất. - Tại LHP Daejong lần thứ 41 năm 2004, Moon Geun Young đã giành được giải thưởng Nữ diễn viên trẻ triển vọng. - Tại LHP Quốc tế Pusan 2003, Im Soo Jung giành được giải nữ diễn viên mới xuất sắc nhất. Theo Korea.net, A Tale of Two Sisters là 1 trong những phim kinh dị thành công nhất cho đến nay.bộ phim đã mở đường cho trào lưu phim kinh dị Hàn Quốc và đã từng được đánh giá là tác phẩm kinh dị Châu Á kinh điển. Nối tiếp thành công của phim, các nhà sản xuất không ngừng khai thác đề tài hấp dẫn này và đã cho ra đời nhiều tác phẩm mang đến nỗi ám ảnh cho khán giả. Một số bộ phim kinh dị khác cũng rất đáng xem: Phone (폰_2002), Wising stairs (여우계단_2003), The red shoes (홍분신_2005) II. Đánh giá chung Dưới đây là Top 15 phim điện ảnh ăn khách nhất Hàn Quốc tính đến tháng 2/2009 (nguồn iuphimhan.com). S TT 1 Tên phim The Host (괴물) Năm ra đời Đề tài Đạo diễn Lượng người xem Khoa 2006 học viễn Bong Joon Ho tưởng 13,019,7 40 The King 2 and The Clown 2005 Cổ trang Lee Joon Ik (왕의 남자) 12,302,8 31 The 3 brotherhood of War (태극기 2004 Chiến tranh Kang Je Gyu 11,746,1 35 휘날리며) 4 Silmido (실미도) 2004 Chiến tranh Kang WooSeok 11,074,
135 Khoa 5 D-War(디워) 2007 học viễn tưởng Shim Hyung Rae 8,420,00 0 Speed 6 Scandal (과속스캔들 2008 Tâm lỹ xã hội Kang Hyung Heo 8,156,07 2 ) 7 Friends(친구 ) 2001 Tâm lỹ xã hội Kwak Kyung Taek 8,134,50 0 Welcome To 8 Dongmakgol (웰컴투동막 2005 Chiến tranh - Hài Park Kwang Hyun 8,008,62 2 골) May 18 9 (화려한 2007 휴가) Tâm lỹ xã hội Kim Ji Hoon 7,280,00 0 The Good, The Bad, The 1 Weird (좋은 놈, Hành động Kim Ji Woon 7,038,64 2 나쁜 놈, 이상한 놈) 1 1 High Rollers 2006 (타짜) Pounds Beauty 2006 (미녀는괴로워) 1 3 Tazza: The Shiri (쉬 리) 1999 Tâm lỹ xã hội Tâm lỹ xã hội Chiến tranh Choi Dong Hoon Kim Jong Wa Kang Je Gyu 6,847,77 7 6,619,49 8 6,210,
136 My Boss, My 1 Teacher 4 (투사부일체 2006 Tâm lỹ xã hội hài Kim Dong Won 6,105,43 1 ) 1 5 Joint Security Area (공동경비구역) 2000 Chiến tranh Park Chan Wook 5,830,00 0 Nhìn vào bảng xếp loại này cũng như những phân tích ở trên chúng ta có được một số nhận xét như sau. Trong thời kỳ điện ảnh đổi mới đã có rất nhiều thể loại phim ra đời. Những đề tài của các bộ phim cũng rất mới lạ, đột phá. Đây là thời kì nở rộ của phim Hàn Quốc không chỉ là điện ảnh mà cả truyền hình, đóng góp cho làn sóng Hallyu đang phát triển ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Đề tài tâm lý tình cảm xã hội có lẽ là đề tài chính nắm giữ điện ảnh Hàn Quốc thời kì này và cho đến tận bây giờ. Hàng năm có rất nhiều bộ phim khai thác đề tài này ra đời nhưng vẫn luôn nhận được sự đón nhận của khán giả. Cuộc sống ngày càng phát triển. Con người ta giờ đây không chỉ muốn xem những bộ phim giải trí thông mà dường như khẩu vị của người xem có vẻ khắt khe hơn. Những bộ phim hấp dẫn, thu hút được nhiều khán giả thì chắc chắn phải có nội dung hay, nhân văn, ý nghĩa chứ không đơn thuần là sự giải trí, xem rồi có thể quên ngay. Điều này được minh chứng rõ ràng bằng bảng thống kê ở trên. Những bộ phim đứng ở top đầu đều là những phim kinh điển, có thể có hoặc không được đầu tư nhiều về kinh phí nhưng lại có nội dung nhân văn sâu sắc, ý nghĩa, được đánh giá cao từ phía các nhà phê bình và đều giành được những giải thưởng rất cao tại các liên hoan phim trong và ngoài nước. Nhìn vào bảng thống kê ta cũng có thể thấy sự cạnh tranh ác liệt giữa phim chiến tranh và phim tâm lý xã hội. Trong top 15 phim ăn khách nhất, phim chiến tranh chiếm 5 phim và tâm lỹ xã hội chiếm 6. Từ đó cho thấy tình cảm của khán giả giành cho phim chiến tranh vẫn là rất lớn. Phim chiến tranh tuy ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay nhưng lại được đầu tư kĩ lưỡng và rất chất lượng. Xem phim, khán giả biết được nhiều hơn về những sự kiện trong lịch sử mà không được tận mắt chứng kiến, thấm thía nỗi đau của 136
137 những người dân thời bấy giờ, thêm khâm phục những người đi trước về sự dũng cảm, lạc quan, tình yêu cao cả của họ với gia đinh, bạn bè, đất nước. Trong thời gian tới, chắc chắn chúng ta sẽ tiếp tục được chứng kiến những bước nhảy vọt của điện ảnh Hàn Quốc. III. Nguyên nhân thành công của điện ảnh Hàn Quốc Nền điện ảnh Hàn Quốc ra đời từ những năm đầu thế kỉ 19 nhưng chỉ mới thực sự tạo được tên tuổi trong những năm trở lại đây. Đạo diễn Kim Sang Wook, giám đốc trung tâm văn hoá Hàn Quốc tại Việt Nam đã nói Chúng tôi đã phải vất vả bò từ đáy giếng lên miệng giếng để diễn tả quá trình phát triển của điện ảnh Hàn Quốc. Vậy nguyên nhân nào đã giúp điện ảnh Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ và có những thành quả rực rỡ đến vậy? 1. Yếu tố chủ quan Nguồn kịch bản phong phú Kịch bản là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của 1 bộ phim. Dù bộ phim có đạo diễn, diễn viên nổi tiếng đến đâu, tiền đầu tư nhiều và ngoại cảnh đẹp đến đâu mà kịch bản không hấp dẫn thì bộ phim đó cũng bị coi là không thành công. Và điện ảnh Hàn Quốc đã từng bước khắc phục được điều đó. Thực tế, các biên kịch Hàn Quốc dường như không bao giờ cạn nguồn sáng tạo vì họ biết khai thác triệt để mọi ngóc ngách của cuộc sống, của diễn biến tâm lý và sự dằn vặt trong suy nghĩ của nhân vật, khiến người xem phải suy ngẫm, dõi theo từng cảnh đời trên phim. Phim Hàn Quốc không chỉ hấp dẫn ở thể loại phim tâm lý tình cảm lãng mạn mà còn lôi cuốn khán giả ở nhiều thể loại phim khác nhau. Thể loại phim Hàn Quốc khá đa dạng và không đi sâu vào bất cứ một lĩnh vực nào. Họ nhanh nhạy trong việc đi theo điện ảnh Mỹ làm phim đa thể loại để tránh tâm lý nhàm chán cho khán giả. Hành động, tâm lý, lãng mạn, hài hước, học đường, giả tưởng, lịch sử, kinh dị, hình sự, găng tơ hầu như đều được các nhà làm phim thể nghiệm khá thành công. Kỹ thuật làm phim Kỹ thuật quay phim cẩn thận, trau chuốt. Phải thừa nhận phim Hàn rất biết tận dụng cảnh đẹp thiên nhiên, làm tăng hiệu quả truyền tải của phim. Những cảnh thể hiện diễn biến tâm lý phức tạp bao giờ cũng được lồng ghép trong nền nhạc du dương. Lời thoại luôn dừng ở mức độ vừa phải, nhường chỗ cho khoảng lặng để thiên nhiên lên tiếng. Một tác phẩm điện ảnh Hàn Quốc có thể hội tụ được tất cả các lĩnh vực văn hoá khác trong 137
138 Hallyu, quảng bá hình ảnh đất nước Hàn Quốc đến với thế giới. Điện ảnh Hàn Quốc luôn tận dụng để quảng bá hình ảnh đất nước: trang phục truyền thống Hanbok, các món ăn truyền thống: kimbap, kimchi, ngoại cảnh đều là những cảnh đẹp trên đất nước. Có lẽ những ấn tượng về điện ảnh Hàn Quốc sẽ không sâu đậm đến vậy nếu không có sự hoà hợp giữa các thành phần sáng tạo, hỗ trợ cho nhau để cùng toả sáng. Những khuôn hình đẹp, trau chuốt có chọn lọc, diễn viên đẹp, trang điểm đẹp ngôn ngữ điện ảnh phù hợp, âm nhạc thể hiện được chủ đề tư tưởng phim. Diễn viên Không thể không nhắc đến một yếu tố quan trọng quyết định thành bại của một bộ phim, đó chính là diễn viên. Có thể nói các diễn viên Hàn Quốc thực sự rất tài năng trong việc thể hiện đời sống nội tâm nhân vật. Họ thể hiện không chỉ qua lời nói, hành động mà bằng cả những cử chỉ tinh tế nhất, một ánh mắt, một sự im lặng ngập ngừng... Ai cũng hiểu truyền hình chỉ là bệ phóng, còn đích cuối cùng vẫn là điện ảnh, chỉ ở điện ảnh diễn viên mới có thể thể hiện được tài năng thực sự và được đánh giá chính xác. Diễn viên Hàn Quốc có sự hội tụ cả về sắc đẹp và tài năng. Đẹp mà không phải là những búp bê biết đi, không phải chỉ diễn bằng vẻ đẹp ngoại hình mà biết sử dụng vẻ đẹp hình thể để hỗ trợ cho việc biểu hiện nội tâm nhân vật. Ngày nay không chỉ có diễn viên chuyên nghiệp mà còn có rất nhiều người nổi tiếng từ các lĩnh vực khác cũng tham gia và thu hút được sự quan tâm của nhiều nguời. Những tên tuổi lớn đã làm nên làn sóng hâm mộ rộng khắp mà chúng ta không thể nào quên (tính từ bên trái sang, từ trên xuống): Ahn Sung Ki, Choi Min Sik, Song Kang Ho, Jung Jae Young, Choi Jin Sil, Shin Ha Kyun, Jeon Do Yeon, Lee Byung Hun, Jang Dong Gun, Jun Ji Hyun, Lee Mi Yeon, Cha Tae Hyun, 138
139 Quảng bá cho phim Thiết kế poster, quảng cáo quy mô trên các phương tiện thông tin đại chúng: tivi, báo chí, đài, internet, tờ rơi Tất cả các hoạt động quảng bá ấy cũng đóng góp không nhỏ làm tăng doanh thu của bộ phim. 2. Yếu tố khách quan - Sự giúp đỡ từ chính phủ Hàn quốc Ngoài ra, sự thành công của điện ảnh cũng không thể không kể đến sự quan tâm hỗ trợ và giúp đỡ từ phía chính phủ Hàn Quốc. Từ việc áp dụng hệ thống hạn ngạch điện ảnh, theo đó từ năm 1993 các rạp trên toàn quốc phải dành từ 106 đến 146 ngày trong một năm chiếu phim nội địa đã giúp cho quá trình hồi sinh của nền điện ảnh Hàn Quốc. Từ năm 1998, hệ thống luật pháp của HQ có sự thay đổi, ví dụ như bãi bỏ hoàn toàn việc cấp phép nhà nước đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật. Ngoài thái độ tôn trọng, chính quyền HQ còn tin tưởng vào tâm huyết và khả năng sáng tạo của văn nghệ sĩ, đề cao trách nhiệm công dân của họ ông Ryoo Jae Ky - Giám đốc Quỹ Trao đổi Văn hoá Quốc tế Hàn Quốc (KOFICE) cho biết. Vào giữa thập niên 90 thế kỉ trước, các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc còn chọn mô hình phát triển của điện ảnh Mỹ để hướng tới. Họ lựa chọn những người có năng khiếu và tố chất để gửi sang Mỹ đào tạo. Hơn 300 người đã được chọn với tiêu chí còn trẻ (từ 18 đến 25 tuổi) và có chút căn bản tiếng Anh. Tất cả kinh phí do chính phủ Hàn Quốc tài trợ. Chính phủ đầu tư với số tiền lớn, thành lập các uỷ ban phim nhằm phát triển điện ảnh, có các chế tài nhằm khuyến khích, động viên, giúp đỡ diễn viên. Đáng nói hơn cả là sự tham gia của các tập đoàn lớn đã làm nên những nền tảng căn cơ cho ngành công nghiệp điện ảnh xứ Hàn. Các tập đoàn hay các nhóm công ty gia đình Hàn Quốc háo hức hưởng ứng lời kêu gọi của quốc gia về trách nhiệm đưa phim Hàn Quốc ra nước ngoài. Samsung, Hyundai và Daewoo, những đại gia trong ngành công nghiệp sản xuất chế tạo, cũng bỏ tiền vào các dự án làm phim. Ngoài ra, việc các đạo diễn, nhà sản xuất đứng ra thành lập các công ty phim tư nhân đã tạo ra sự tự chủ, độc lập trong sản xuất phim điện ảnh. IV. Ảnh hưởng Điện ảnh đã góp phần không nhỏ vào sức ảnh hưởng của Hallyu, phổ biến hình ảnh Hàn Quốc không chỉ trong phạm vi châu Á mà còn vươn ra toàn thế giới. Đất nước Hàn 139
140 Quốc hiện lên trên màn ảnh rộng thật tươi đẹp và năng động, với những nét văn hóa độc đáo cùng những mặt trái, những nỗi niềm còn nhức nhối trong xã hội. Tất cả đã được thể hiện sinh động và rõ nét qua nhiều góc độ khác nhau, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người xem. Thông qua đó, thời trang, âm nhạc, các địa điểm thăm quan du lịch, ẩm thực, lễ hội, ngôn ngữ, các sản phẩm công nghệ cao... của Hàn Quốc cũng được lăng-xê, gây sốt theo thành công của bộ phim. Doanh thu từ điện ảnh cũng đóng góp không nhỏ cho kinh tế Hàn Quốc. Không chỉ doanh thu phòng vé đơn thuần mà còn từ các lĩnh vực văn hóa hóa (du lịch, âm nhạc, thời trang ) như đã đề cập đến ở trên. Nếu xét về mặt hiệu quả kinh tế của làn sóng Hàn Quốc mà điện ảnh cũng đã góp một phần trong quá trình đó thì hiệu quả tới sản xuất đạt 4.933,6 tỷ won; hiệu quả giá trị gia tăng đạt 1.713,9 tỷ won. Năm 2009, xuất khẩu game của Hàn Quốc tăng từ 781 triệu USD (2007) lên 1 tỷ 93,86 triệu USD. Trong số các hiệu quả giá trị gia tăng thì du lịch được hưởng hiệu quả 338,5 tỷ won; game đạt 326,2 tỷ won. Đối với hiệu quả xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nội dung văn hóa và sản phẩm phát sinh thì game đạt 402,7 tỷ; công nghiệp xe hơi đạt 474 tỷ won. Đặc biệt đối với du lịch phát triển một cách mạnh mẽ. Khách du lịch thường rất thích đến những nơi xuất hiện trong phim. Ví dụ điển hình như: sau cơn sốt phim Winter Sonata lượng khách đến thành phố Joon Jeon_ nơi đóng phim tăng lên 16%. Nắm bắt được tình hình này, chính quyền thành phố Seoul đã thiết kế Bản đồ Hallyu Seoul như một phần trong chiến lược quảng bá du lịch Hallyu. Một số địa điểm du lịch nổi tiếng trong phim( từ trái sang) : Đảo Cheju(체주도) trong nhiều bộ phim tình cảm, Đảo Nami trong phim Winter Sonata, Cung Changdeok(창덕궁) trong các bộ phim cổ trang, Suối Cheonggyecheon(청계천) Nhưng trên hết, từ một nền điện ảnh non trẻ, ít được biết đến, Hàn Quốc đã chuyển mình mạnh mẽ trong thời kì hội nhập, trở thành một trong những cường quốc điện ảnh của châu Á, ngày càng được những nhà phê bình phim cũng như khán giả trên thế giới đánh giá cao. Năm 2002, bộ phim Oasis (오아시스) của đạo diễn Lee Chang Dong đã 140
141 giành giải hai tại Liên hoan phim Venezia. Năm 2004 bộ phim Old Boy (올드보이) giành giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Cannes, được bán cho nhiều nước và được tờ nhật báo The Guardian của Anh bình chọn là một trong 100 phim hay nhất của thập kỷ qua, từ năm 2000 đến Đạo diễn nổi tiếng người Mĩ Quentin Tarantino đã phát biểu: "Những bộ phim hấp dẫn nhất thế giới hiện đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc". Không chỉ gặt hái thành công tại những liên hoan phim quốc tế tổ chức tại nước ngoài, Hàn Quốc còn tự tổ chức được những liên hoan phim quốc tế tại đất nước mình. Điều này vừa chứng tỏ vị thế của điện ảnh Hàn Quốc với thế giới, cũng vừa là cơ hội học hỏi kinh nghiệm với điện ảnh các nước khác. Tổ chức lần đầu tiên vào năm 1996, liên hoan phim quốc tế Pusan dần trở thành liên hoan phim lớn nhất tại châu Á, với khoảng 200 đến hơn 300 phim từ số lượng quốc gia ngày một tăng (từ 31 quốc gia năm 1996 đến 73 quốc gia năm 2005) tham dự. Bên cạnh đó còn có Liên hoan phim quốc tế Jeonju được tổ chức từ năm 2000, chủ yếu dành cho các phim kỹ thuật số, phim độc lập và phim nghệ thuật. Vào tháng 6 năm 2006, bộ phim Hollywood "The Lake House" với sự tham gia của hai siêu sao Sandra Bullock và Keanu Reeves đã ra mắt trong sự mong đợi của nhiều người. Kịch bản nguyên gốc của "The Lake House" chính là bộ phim nổi tiếng từng đạt nhiều giải thưởng trong nước của điện ảnh Hàn Quốc "Il Mare" (시월애 ). Được biết, "The Lake House" chỉ là phim đầu tiên trong một loạt các bộ phim Made-in-Hollywood với kịch bản được viết lại từ một bộ phim Hàn Quốc ăn khách. Các phim tiếp theo sau là "My Sassy Girl" (엽기적인 그녀), "My Wife is mafia" (조폭 마누라), "JSA" (공독경비구역 JSA), "The Tale of Two Sisters" (장화, 홍련) và "Old Boy (올드보이). Một số sách viết về điện ảnh Hàn Quốc đã được xuất bản tại các nước khác như: New Korean Cinema (Điện ảnh Hàn Quốc đổi mới) (2005), Traces of Korean cinema from (Chặng đường của phim điện ảnh Hàn Quốc từ , Korean Film Archive (KOFA) 2003), Korean Cinema: The new Hongkong (Điện ảnh Hàn Quốc: Một Hồng Kông mới, Anthony C. Y. Leong, 2002)... Với những thành công gặt hái được đó, điện ảnh Hàn Quốc đã trở thành hình mẫu cho những nền điện ảnh trẻ như Việt Nam phải học tập. V. Hạn chế của điện ảnh Hàn Quốc 141
142 Đối với nền điện ảnh của bất kì một quốc gia nào, sự xuất hiện của dòng phim thương mại là không thể tránh khỏi. Trong sự phát triển của mình, điện ảnh Hàn Quốc cũng phải chấp nhận cả sự góp mặt của dòng phim thương mại. Có năm đã có đến 180 bộ phim thương mại nội dung na ná nhau ra đời, làm bão hoà giá trị nghệ thuật chung của nền điện ảnh. Chúng ta biết rõ một quy luật rằng: Có cung thì tất có cầu. Số lượng khán giả thích xem các dòng phim thương mại cũng không là ít. Những bộ phim thương mại có nội dung nhẹ nhàng, cốt chuyện không có gì nổi bật, đặc sắc nhưng mang lại sự giải trí cao, đem đến tiếng cười cho người xem. Những yếu tố đó hoàn toàn phù hợp với đại đa số người dân trong xã hội ngày nay muốn xem những phim thị trường với mục đích giải trí là chính. Nói như thế không có nghĩa là các phim có nội dung sâu sắc, mang tính nghệ thuật cao không được khán giả đón nhận mà việc đón nhận là ít hơn so với dòng phim thị trường. Chính vì thế Hàn Quốc cũng cần quan tâm và khắc phục vấn đề này nếu muốn tiếp tục phát triển và đi lên chuyên nghiệp. Sự phát triển ở đây không chỉ đơn thuần là số lượng mà quan trọng hơn là chất lượng. Phim điện ảnh Hàn Quốc giờ đây bị phụ thuộc quá nhiều vào quảng cáo. Nếu không quảng cáo thì doanh số của phim sẽ giảm hẳn. Nhiều bộ phim thực chất không hay nhưng được quảng cáo rầm rộ nên thu hút được nhiều khách đến xem. Thực chất thì doanh thu chủ yếu chỉ dựa vào môt phần của quảng cáo. Những bộ phim thực sự chất lượng dù là không được quảng cáo rầm rộ nhưng nó vẫn thu hút được nhiều người xem. Tuy nhiên việc quảng cáo quá sai thực tế cũng là điều mà điện ảnh Hàn Quốc cần lưu tâm và sửa đổi. Thêm vào đó, việc diễn viên nổi tiếng đòi cát sê cao cũng dẫn đến việc nền điện ảnh gặp khó khăn, chi phí sản xuất phim ngày càng tăng, một phần bởi mức tăng cát sê mà diễn viên ngôi sao liên tục yêu cầu leo thang. Theo số liệu, chi phí sản xuất một bộ phim (trong đó có quảng cáo) đã tăng từ USD năm 1998; 3,5 triệu USD năm 2003; lên khoảng 4 triệu USD năm Trong khi đó, trong 71 phim phát hành năm 2004, chỉ có 25 phim là đạt lợi nhuận. So với năm 2003, tỉ lệ phim đạt lợi nhuận đã giảm 32% trong khi chi phí sản xuất tăng 13% và tiếp thị tăng 17%. Lối suy nghĩ quen thuộc rằng phim có ngôi sao dễ đạt doanh thu cao đã làm vấn đề thêm phần phức tạp. Trước khi bỏ tiền vào dự án sản xuất, giới đầu tư thường yêu cầu công ty sản xuất mời kéo ngôi sao. Trong khi đó, số ngôi sao hàng top của điện ảnh Hàn Quốc thật ra không nhiều. Cho nên, nhà sản xuất buộc phải giành giật ngôi sao bằng cách đề nghị cát sê cao hơn (so với công ty đối thủ). 142
143 Những câu chuyện trên thật đáng buồn đã cho thấy thật ra điện ảnh Hàn Quốc vẫn còn ở giai đoạn phát triển chứ chưa thật sự ở mức chuyên nghiệp toàn diện như Hollywood, trong đó có hệ thống chia tỉ lệ doanh thu cũng như thang mức đánh giá giá trị thị trường của diễn viên. Để theo kịp điện ảnh thế giới trong đó có kinh đô điện ảnh Hollywood thì Hàn Quốc sẽ phải nỗ lực thật nhiều để có thể tạo ra một thị truờng điện ảnh chất lượng, sạch sẽ và chuyên nghiệp hơn. VI.Điện ảnh Hàn Quốc và bài học cho điện ảnh Việt Nam Tuy có một số hạn chế nhất định nhưng phải thừa nhận điện ảnh Hàn Quốc chỉ trong khoảng hơn 10 năm qua đã làm nên một điều kì diệu, đã tạo được một thương hiệu nhất định trên kịch trường thế giới. Đã có thời điểm Hàn Quốc và Việt Nam ở cùng một xuất phát điểm nhưng tại sao sau đó điện ảnh Hàn quốc lại vượt xa Việt Nam đến vậy? Chính sự đổi mới, dám nghĩ dám làm đã khiến điện ảnh Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ. Điện ảnh Việt Nam nếu muốn phát triển, trước tiên là ở trong khu vưc có lẽ nên lấy điện ảnh Hàn quốc là tấm gương học tập. Điều cần làm trước tiên là củng cố hệ thống đào tạo những người làm điện ảnh trong nước, đồng thời nên gửi những cán bộ trẻ tuổi đi du học để sau đó quay về nước làm việc. Hiện nay vấn đề đào tạo trong ngành điện ảnh vẫn rất lạc hâu. Chính vì thế nên gửi diễn viên, đạo diễn sang nước ngoài học tập và học hỏi, tiếp cận với nền văn minh điện ảnh Thế giới. Từ những kiến thức được học, tích luỹ trong quá trình sinh sống mà họ trở về giúp cho điện ảnh nước ngoài. Nên tận dụng những nhà làm phim đến từ cộng đồng hải ngoại. Việt Nam, giống như Hàn Quốc, có hàng triệu công dân đang sống khắp thế giới, đặc biệt nhiều người đang làm trong ngành giải trí Mỹ. Chính vì thế phải tạo những đãi ngộ đặc biệt để họ quay trở về, công hiến cho đất nước. Trong các bộ phim phải sáng tạo, đổi mới về nội dung, tránh gây nhàm chán cho người xem. Các nhà làm phim phải chấp nhận các yếu tố cởi mở, minh bạch, chấp nhận rủi ro và có hứng thú, đam mê. Phải biết tận dụng khả năng đại chúng và tính quốc tế của mình để đi trước một bước trên con đường hội nhập. Nhưng hoà nhập không có nghĩa là hoà tan. Để không hoà tan cái của mình thì tự thân mình phải có nét dáng và bản lĩnh riêng nên giải pháp đầu tiên phải giữ gìn, tôn vinh bản sắc của nền điện ảnh nước nhà. Một bộ phim chạy theo mốt thời thượng, học đòi theo cách nghĩ, cách dàn dựng của 143
144 một số tác giả điện ảnh nước ngoài một cách dập khuôn, lười biếng thì đều không tìm được được thiện cảm từ phía người xem cũng như giới phê bình. Một điều đáng quí ở làn sóng Hàn là nó thể hiện cao độ lòng tự hào dân tộc của người dân Hàn Quốc. Vậy chẳng lẽ lòng tự tôn dân tộc của ta lại không bằng họ hay sao? Dĩ nhiên là không phải như vậy. Chỉ có điều chúng ta không biết cách thể hiện nó mà thôi. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao xem qua một bộ phim, có thể chỉ là xem qua vài cảnh quay cũng biết đấy là phim Hàn Quốc chưa? Đó là bởi vì trong những bộ phim Hàn Quốc luôn có những yếu tố Hàn Quốc trong đó: từ những cảnh quay cho đến các vật dụng của diễn viên như điện thoại, xe hơi, mỹ phẩm, đồ hộp, Tất cả đều là của Hàn Quốc bởi họ muốn tôn vinh đất nước mình như một cường quốc trên tất cả các lĩnh vực. Điều này hòan tòan ngược lại với tâm lý chuộng hàng ngọai của người dân Việt Nam ta. Chỉ là một yếu tố nhỏ nhưng chính vì biết kết hợp những yếu tố nhỏ này mà nứơc Đại Hàn đã tạo nên hiện tượng Hallyu có sức ảnh hưởng mạnh mẽ như hiện nay. Ở Việt Nam không thiếu gì những cảnh đẹp, những món ăn đặc trưng, âm nhạc của chúng ta cũng không thiếu những tác giả nổi tiếng, chúng ta cần phải biết khai thác và tận dụng để tạo nên 1 bộ phim hay. Điện ảnh Việt Nam cần những nhà hoạch định chính sách biết nhìn xa trông rộng. Cần phải có những mục tiêu dài hơn, sau 5 năm, 10 năm, 20 năm. Và để thực hiện được những mục tiêu đó thì cần phải làm những gì và làm như thế nào? Ở tầm vĩ mô như vậy nếu không phải Nhà nước thì không có cá nhân hay tổ chức nào làm nổi. Cần có một chiến lược nghiên cứu thị hiếu khán giả và quảng bá các tác phẩm điện ảnh. Để có một chỗ đứng cho sản phẩm (dù là sản phẩm văn hoá) thì yếu tố quảng cáo là điều không thể thiếu. Và cách quảng bá thế nào cho hiệu quả thì Việt Nam sẽ phải học từ Hàn Quốc nhiều. Chúng ta cũng cần phải đầu tư máy móc, thiết bị, trường quay hiện đại nhằm tạo ra được những bộ phim không chỉ có nội dung hay mà còn có hình thức bắt mắt. Đây cũng là một vấn đề nhức nhối trong điện ảnh Việt Nam. Hãng phim truyện Việt Nam là hãng phim lớn nhất nước ta nhưng lại trực thuộc quyền quản lý của nhà nước. Nhà nước thì không dám tài trợ nhiều kinh phí cho hãng ví thực chất điện ảnh Việt Nam vẫn chưa phát triển. Các đoàn làm phim tư nhân thì lại có quy mô nhỏ, chưa đủ sức có nhiều vốn đầu tư. Tất cả điều này dẫn tới việc máy móc, thiết bị phục vụ cho điện ảnh nước nhà rất lạc hậu và thiếu thốn. 144
145 Phát triển thị trường điện ảnh, có nghĩa là khuyến khích đầu tư xây dựng phát triển hệ thống rạp. Rạp Việt Nam còn nhỏ, ít phòng chiếu, kém hiện đại. Hiện đại nhất Việt Nam là rạp Mega Star với nhiều phòng chiếu hiện đại xem được những bộ phim 3D. Tuy vậy đây cũng là rạp của nước ngoài đầu tư nên giá vé rất đắt, không phù hợp với mức sống của người Viêt Nam. Những bài học trên từ điện ảnh Hàn Quốc chúng ta hoàn toàn có thể làm được, để giúp cho nền điện ảnh Việt Nam ngày càng phát triển, vì suy cho cùng, con người ở mọi nơi muốn xem những bộ phim có chất lượng, hấp dẫn, bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Phần III: Kết thúc vấn đề Tuy còn tồn tại một số mặt hạn chế, nhưng không thể phủ nhận điện ảnh Hàn Quốc dưới ảnh hưởng của Hallyu đã có những bước phát triển vượt bậc. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, điện ảnh Hàn Quốc đã có được những thành công trong nhiều thể loại, đề tài khác nhau; phục vụ, chiều lòng nhiều đối tượng khán giả từ thanh thiếu niên, các bà nội trợ,... cho đến cả những nhà phê bình phim khó tính. Văn hóa Hàn Quốc trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Cùng với nền kinh tế phát triển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới (theo thống kê GDP năm 2006), văn hóa giải trí nếu tiếp tục phát triển theo đà này sẽ giúp Hàn Quốc dần trở thành một cường quốc trên thế giới. Điện ảnh Hàn Quốc ngày nay có thể nói là không còn thua kém gì nhiều khi đem so sánh với điện ảnh Hollywood, châu Âu hay nền điện ảnh trong khu vưc. Một sự thật đáng buồn rằng, phim Hàn Quốc cùng với phim Trung Quốc và phim Hollywood đang lấn át vị trí của phim điện ảnh Việt Nam tại các phòng vé: suất chiếu, phòng chiếu nhiều hơn, vé bán chạy, đem lại doanh thu cao hơn, Khán giả Việt Nam dần dần chuộng phim nước ngoài hơn phim nước mình, không hẳn là vì sính ngoại, chạy theo trào lưu, mà thực sự phim Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức điện ảnh của khán giả trong nước, chưa kể đến bắt chước phim ảnh nước ngoài, quảng bá phim rầm rộ, gây sốc trong khi nội dung, ý tưởng không có gì nổi trội. Đây là một thực trạng đáng buồn của điện ảnh Việt Nam Nếu biết nhìn ra và sửa đổi sớm thì biết đâu vào một ngày nào đó trong tương lai, điện ảnh Việt Nam có thể hãnh diện sánh vai cùng điện ảnh Hàn Quốc trong khu vực và trên Thế giới. Bài nghiên cứu của chúng tôi có lẽ chưa đủ chuyên sâu, còn nhiều điểm hạn chế nhưng cũng phần nào cho mọi người một cái nhìn tổng quan về điện ảnh Hàn Quốc thời 145
146 kì Hallyu. Chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ, đóng góp ý kiến từ phía thầy cô, những người có kiến thức sâu về điện ảnh cũng như điện ảnh Hàn Quốc, bạn bè để bài nghiên cứu khoa học này được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách: Hàn Quốc đất nước con người Trang web: XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN! 146
147 HWANG JIN YI Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Thị Bạch Dương Sinh viên thực hiện :Nguyễn Thị Mến 2H-07 Lý Thị Kim Dung 2H-07 I. Mở đầu Hwang Jin Yi hay còn được gọi với cái tên của gisaeng (kỹ nữ) là Myeongwol (tạm dịch là Minh Nguyệt) là một trong những kỹ nữ nổi tiếng nhất triều đại Joseon thế kỉ XVI với một nhan sắc vẹn toàn và một tài năng xuất chúng. Cuộc đời đầy trắc trở và bí ẩn của nàng luôn là đề tài rộng lớn và hấp dẫn đối với các nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu hậu thế. Cuộc đời thực của nàng Hwang Jin Yi đã trở thành chủ đề của rất nhiều tiểu thuyết nổi tiếng, nhiều bộ phim và nhạc kịch đương đại xứ Hàn, là đại diện cho quyền bình đẳng nam nữ ở Hàn Quốc cho đến tận ngày nay. Qua bài báo cáo này chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn đọc hiểu rõ nét hơn về cuộc đời cũng như tài năng của Hwang Jin Yi để thấy được phần nào về con người và xã hội phong kiến Hàn Quốc xưa. Bài báo cáo của chúng tôi bước đầu giới thiệu về cuộc đời Hwang Jin Yi, tập trung đi sâu phân tích tài năng và sự nghiệp của người kỹ nữ bậc nhất Joseon này. II. Nội dung 1. Hoàn cảnh xã hội và đôi nét về gisaeng (kỹ nữ) Triều đại Joseon ( ), xã hội Hàn Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến. Từ lối sống, phong tục, tập quán cho đến cách suy nghĩ của con người đều mang nặng tư tưởng phong kiến mà trong đó nổi bật nhất là tính lý học. Tính lý học được tiếp nhận từ cuối thời Goryeo, đã trở thành ý niệm thống trị ở thời Joseon. Tính lý học coi trọng nam giới, ngược lại vị trí của người phụ nữ dần mất đi. Điển hình tiêu biểu là tư tưởng trọng nam khinh nữ, tam tòng (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Khi nhìn vào những luật lệ hà khắc trong xã hội Joseon xưa, ta có thể thấy được nỗi thống khổ, những thiệt thòi mà người phụ nữ phải âm thầm chịu đựng. Người phụ nữ từ khi sinh 140
148 ra đã bị phân biệt đối xử, không được học hành như nam giới, chỉ được học thêu thùa, khâu vá... Hơn nữa, người phụ nữ kết hôn rồi phải sống cuộc sống đầy vất vả, nhọc nhằn, phục dịch chồng, gia đình nhà chồng như nô lệ. Đàn ông có thể năm thê bảy thiếp, còn người phụ nữ ngay cả việc ghen tuông với các thê thiếp của chồng cũng là điều cấm kỵ. Nếu đã kết hôn thì người phụ nữ luôn luôn phải phục tùng theo lời của chồng, nhiều khi còn phải sống một mình đơn độc. Không những thể xác và tâm hồn bị giày vò mà thậm chí còn phải chịu gánh nặng về kinh tế. Vì thế nên ở thời Joseon xưa, có rất nhiều người phụ nữ đã tự tìm cho mình lối thoát bằng con đường tự sát hoặc trở thành kỹ nữ. Ở Hàn Quốc, cũng như những geisha của Nhật, gisaeng là những người có vị trí thấp trong xã hội và phải chịu những đạo luật rất hà khắc. Trong khi gisaeng luôn phải coi mình là một nghệ sĩ thực thụ thì xã hội chỉ đơn giản coi họ là những kỹ nữ mua vui. Chính vì lẽ đó, một cuộc đấu tranh khắc nghiệt đã nổ ra âm thầm nhưng dai dẳng giữa những người kỹ nữ tài sắc và định kiến của xã hội. Do vậy, mỗi gisaeng đều phải khổ luyện để có thể trở thành một kỹ nữ tài năng. Bởi không chỉ cần có sắc đẹp, họ cần phải có tài thì mới mong tồn tại được trong xã hội Hàn Quốc khi xưa. Vì thế họ là bậc thầy về việc giữ gìn sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp và kiên trì trong luyện tập đến mức khó tin. 2. Cuộc đời nàng Hwang Jin Yi Cuộc đời của Hwang Jin Yi là một chuỗi những thành công và cũng lắm cay đắng. Câu chuyện về Hwang Jin Yi cũng là một bài học về sự cố gắng vươn lên và đạt tới thành công của một người phụ nữ, giống như Dea Jang Geum. Hwang Jin Yi là con của Hyeon Geum, một gisaeng mù. Cha của cô là một quý tộc thượng lưu. Vì bà Hyeon Geum vốn là một gisaeng nên không được phép gả vào nhà quý tộc, phải sinh con trong bí mật và sống rất khổ sở. Nhìn vào hoàn cảnh của mình, bà lo sợ, sau này con gái mình sinh ra cũng sẽ gặp phải điều tương tự. Vì trong giới gisaeng có một điều luật con gái của gisaeng cũng fải trở thành gisaeng nên bà đã nói dối rằng con mình đã chết rồi đưa con lên một ngôi chùa ẩn cư, mong rằng không ai biết đến. Thế nhưng, với dòng máu nghệ thuật của mẹ chảy trong huyết mạch, Hwang Jin Yi đã sớm bộc lộ tài năng của mình, tự mình xin vào học trường đào tạo kỹ nữ. Chính từ đây, cuộc đời 141
149 cô đã rẽ sang một bước ngoặt mới tiến đến con đường trở thành một gisaeng chân chính. Tình yêu đầu tiên của Hwang Jin Yi là Kim Eun Ho, một công tử con nhà quí tộc. Dĩ nhiên, xã hội phong kiến thời đó không thể nào chấp nhận mối quan hệ này. Eun Ho đã làm tất cả để bảo vệ tình yêu của mình nhưng không được và chàng đã ra đi khi còn rất trẻ. Vì cái chết của người yêu, Jin Yi nuôi lòng căm thù. Nàng khổ luyện để trở thành một gisaeng tài năng, bằng khả năng của mình trả thù giới quí tộc. Nàng không ngại đi khắp nơi khắp chốn để học các điệu múa dân gian, chịu khổ cực để học hỏi kinh nghiệm của các nghệ sĩ khác, thậm chí học từ chính kẻ thù của mình. Với cá tính và sự sắc sảo của mình, Jin Yi đã trở thành một kỳ nữ và nổi danh khắp xứ Triều Tiên vì tài năng và sắc đẹp của mình. Cả cuộc đời của nàng đã cống hiến trọn vẹn cho tình yêu và niềm đam mê nghệ thuật. Hwang Jin Yi bằng sắc đẹp tuyệt vời và sự thông minh, sắc sảo và tài năng nghệ thuật vượt trội đã giành được tình cảm của nhiều người có vai vế trong xã hội. Giữa một xã hội đầy những định kiến hà khắc và bất công với người kỹ nữ, bằng tình yêu trong sáng, chân thành và mãnh liệt, chàng công tử Kim Eun Ho đã mang đến cho Hwang Jin Yi cuộc sống thực sự có ý nghĩa, cảm giác được tôn trọng, là một con người, một nghệ sĩ chân chính. Kim Eun Ho là chàng công tử con nhà giàu, bị vẻ đẹp Kim Eun Ho (?-?) là con một gia đình quí tộc, bố là quan lại trong triều, mẹ là mẫu hình phụ nữ phong kiến quí tộc điển hình 142
150 và tài năng của Jin Yi cuốn hút. Chàng cảm mến người con gái ấy bằng tình yêu trong sáng của chàng trai trẻ mới bước vào đời. Chàng không khuất phục trước bất kỳ một định kiến xã hội nào. Tiếc thay người ngăn cản chàng đến với Jin Yi lại chính là người mẹ mà chàng tôn kính. Chữ hiếu và chữ tình không thể trọn vẹn đôi đường, chàng không đủ sức lực để vượt qua, và đã ra đi quá sớm trong nỗi đau tình yêu dang dở. Rời xa tình yêu đầu đời đầy mơ mộng với những xúc cảm ngây thơ trong sáng, Hwang Jin Yi đã tìm thấy tình yêu ở Kim Jeong Han và Byeok Gye Soo bằng sự kính trọng và cảm phục. Trải qua nhiều mối tình nhưng Seo Kyung Deok mới là người mà Hwang Jin Yi thực sự yêu. Seo Kyung Deok là một học giả có học vấn uyên thâm, không lung lay trước sự mê hoặc của Hwang Jin Yi. Vì thế Hwang Jin Yi đã thực sự cảm phục, ngưỡng mộ và xin làm học trò của vị hiền triết này. Hai người đã trở thành tri kỷ, cùng nhau đàm đạo về thơ văn, về nghệ thuật và giành cho nhau những bài thơ đã trở thành tuyệt tác. 3. Tài năng, sự nghiệp Hwang Jin Yi không chỉ có nhan sắc tuyệt vời mà còn là một người rất đa tài, đã để lại cho đời những kiệt tác nghệ thuật ở nhiều lĩnh vực như hội họa, ca hát, đàn, múa Tài năng hội họa Kim Jeong Han (?-?) là vị quan am đảm đương về âm nhạc trong triều, am hiểu về âm luật, có vốn kiến thức sâu rộng về các bộ môn nghệ thuật như đàn, hát, múa...ồng được coi là người giữ gìn âm nhạc truyền thống của Joseon. Byeok Gye Soo (?-?) là nhà thơ nhà văn, khanh tước quý tộc, tự nhận mình là jeon ha jeong nam (천하정남) có nghĩa là thiên hạ đệ nhất quân tử. Seo Kyung Deok ( ) là một học giả có tiếng thời Joseon được nhiều người kính trọng và tôn sùng. Theo cuốn High Top Gojeon siga (High Top 고전 시가) của NXB Deuk San Dong Ah (득산동아). 143
151 Tuy hội họa không phải tài năng nổi bật nhất của Hwang Jin Yi nhưng nàng cũng rất am hiểu về hội họa, thư pháp. Những tác phẩm của nàng không chỉ nổi bật bởi những đường nét mềm mại mà còn toát lên được sự mạnh mẽ, cứng cỏi. Qua đó cũng phần nào nói lên tính cách của nàng, vừa dịu dàng, nữ tính, vừa sắc sảo, kiên cường. Trong cái xã hội ấy, tài năng của Hwang Jin Yi quả là một kỳ tích hiếm có Tài năng đàn hát Từ nhỏ, Hwang Jin Yi đã bộc lộ những năng khiếu về ca múa. Jin Yi có giọng hát đẹp và trong trẻo. Khi nàng cất tiếng hát, giọng hát âm vang, du dương lay động đến cả trời xanh, làm xao xuyến lòng người. Tiếng hát mượt mà của nàng khiến cho người nghe bị cuốn hút, chìm đắm vào thế giới tình cảm của riêng nàng. Những âm vực cao thấp, trầm bổng rõ ràng, tách bạch mà vẫn cho người nghe sự linh hoạt, hoà quyện, gắn kết trong đó. Giọng hát của Jin Yi không chỉ dừng lại ở những âm thanh sáng, đẹp đơn thuần mà còn mang đến cho người nghe cảm giác như được thoát khỏi chốn phàm tục tầm thường, lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Để có được giọng hát đó, Jin Yi cũng đã phải khổ luyện rất nhiều, phải nín thở ngâm mình dưới nước thật lâu để giữ hơi và độ trong của giọng hát. 144
152 Jin Yi được thừa hưởng năng khiếu đánh đàn và sự chỉ bảo tận tình của mẹ - một kỳ nữ bậc thầy về đàn gayageum (một loại đàn 6 dây của Hàn Quốc). Khi nàng đánh đàn, đó không phải là động tác dùng tay để gảy nên âm thanh mà là sự đánh thức linh hồn cây đàn, truyền cảm hứng vào từng dây đàn, dùng tiếng đàn nói hộ lòng mình Tài năng múa Tài năng nghệ thuật của Hwang Jin Yi không chỉ dừng lại ở tiếng đàn du dương, giọng hát mê đắm lòng người mà còn được thể hiện rõ nét qua từng điệu múa xuất thần. Nàng múa mềm mại, uyển chuyển như cánh hoa bay trong gió. Khi nàng múa, 145
153 người xem như bị cuốn theo từng động tác xoay người, nhún chân nhẹ nhàng, khéo léo. Những điệu múa đòi hỏi tài năng nghệ thuật bậc thầy như múa sếu, múa dao hay múa trống đều được Jin Yi thể hiện rất thành công. Chẳng hạn như điệu múa dao, đòi hỏi tinh thần tập thể rất cao, làm sao phối hợp được nhịp múa với bạn diễn của mình, làm sao dao múa không bị rối vào nhau, bản thân mỗi cây dao mà kỹ nữ cầm cũng là một nhạc cụ, hoà nhịp với bước chân của họ khi biểu diễn. Trong khi đó, múa sếu là một điệu múa đơn, người múa phải học được dáng bay của chim sếu, khi múa, chân nhảy lên thật cao khỏi mặt đất nhưng không được phép để cho người xem nhìn thấy chân của mình Khi ấy, người vũ nữ thực sự như đang bay Quá trình luyện tập cũng không hề dễ dàng. Để giữ lưng thẳng và dáng đẹp, nàng phải học đi dây trên không, để học tư thế của một con chim khi đang bay, nàng phải treo mình trên dây, lơ lửng trên không, cứ như thế từ sáng đến tối, cho đến khi nào không chịu được nữa thì thả tay ra và rơi xuống đất. Hwang Jin Yi là một nghệ sĩ thực thụ, luôn biểu diễn bằng cả tâm hồn và trái tim. Có lẽ chính vì thế mà mỗi lời ca, điệu múa, bản nhạc của nàng đều là kết tinh nghệ thuật chân chính, làm lay động tâm hồn con người suốt nhiều thế kỷ qua. Qua đó, Hwang Jin Yi đã bộc lộ sự khao khát yêu thương của một trái tim chung thuỷ, mong muốn được tôn trọng, thoát khỏi thân phận bị khinh rẻ trong một xã hội hà khắc. Đồng thời cũng cho thấy niềm đam mê nghệ thuật cháy bỏng, ước muốn vươn tới đỉnh cao của cái đẹp Tài năng văn thơ Trong xã hội phong kiến Joseon cổ khi tính lý học trở thành ý niệm thống trị thì số phận người phụ nữ càng trở nên đau khổ, họ bị phân biệt đối xử, không được học hành. Thế nhưng giữa cái xã hội hà khắc và đầy rẫy bất công ấy vẫn xuất hiện những kỳ nữ am hiểu kinh thư, cho ra đời những tuyệt tác thơ văn không thua kém bất kỳ một vị học giả quý tộc nào. Đó chính là Hwang Jin Yi. Nàng không những là bậc thầy về nghệ thuật thi ca, tiếng thơ của nàng mang hơi thở mới cho thể loại Sijo. Thơ của nàng tràn trề nữ tính, là tiếng lòng khao khát yêu thương, thuỷ chung son sắt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Có lẽ chính vì thế mà sức sống mãnh liệt trong mỗi tác phẩm của nàng vẫn âm ỉ cháy cùng thời gian và trong tâm hồn mỗi người đọc. 146
154 Sijo là thể thơ cổ của Hàn Quốc được hình thành trong quá trình phát triển một hình thức thể hiện mới để truyền đạt những ý niệm nho giáo mà không thể biểu hiện bằng những hình thức văn học cơ bản. Đây là thể thơ rất khó nên chỉ có tầng lớp quý tộc và trí thức trong xã hội cũ mới có thể sáng tác được. Cũng giống như thể Đường luật, Sijo đòi hỏi người sáng tác phải nắm vững và vận dụng tốt âm luật chặt chẽ của nó. Một nhà thơ có tài năng thực sự là nhà thơ mà dù bị trói buộc trong cái âm luật chặt chẽ ấy vẫn phải thể hiện được cái tôi, cá tính riêng, đồng thời thể hiện được cả nội dung, tình cảm mà mình muốn gửi gắm. Hwang Jin Yi là một nhà thơ như thế. Vẫn với những âm luật chặt chẽ nhưng Hwang Jin Yi không những bày tỏ được tâm sự, nỗi lòng thầm kín, những tình cảm chất chứa trong sâu thẳm tâm hồn mà còn giành được sự cảm thông, xót thương của biết bao thế hệ người đọc. Thơ của Hwang Jin Yi hầu hết là tâm sự, là tình cảm của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Dường như màu sắc chủ đạo trong thơ của Hwang Jin Yi là màu của tình yêu tha thiết, của ly biệt, màu của nỗi nhớ nhung cồn cào, da diết. Nếu như trong thơ văn thời Goryeo, giây phút ly biệt nhanh chóng qua đi thì trong thơ của Hwang Jin Yi (thơ trữ tình) những giây phút ấy cứ trải ra mãi, nhân vật trữ tình thường tự suy ngẫm một mình, độc thoại nội tâm. Hình như nỗi buồn cứ nhẹ nhàng lan thấm... Khi trải qua giây phút chia xa, hai người có thể thấu hiểu cho nhau cũng có thể oán hận nhau, đó cũng chỉ là những thay đổi tình cảm hết sức tự nhiên của con người. Ta cũng có thể dễ dàng bắt gặp trong thơ Hwang Jin Yi sự cảm thông, chia sẻ, nhưng cũng có thể thấy cả sự trách móc, hờn dỗi được diễn tả khéo léo, tinh tế và rất tự nhiên của con người. Dù màu sắc chủ đạo trong thơ của Hwang Jin Yi là màu ly biệt nhưng ở mỗi bài lại thấy được cách thể hiện rất khác biệt, độc đáo và ấn tượng. Đôi khi là nỗi oán hận khi phải chia xa, đôi khi là tình yêu dạt dào, tha thiết, đôi khi là sự thấu hiểu, cảm thông khi phải xa cách nhau, nhưng đôi khi còn là sự hững hờ, lạnh nhạt với người yêu... Với những chất liệu độc đáo và hình tượng như mây, gió, núi, nước, trăng, cây, lá... Hwang Jin Yi đã điều khiển ngôn từ như một nghệ sĩ làm xiếc điêu luyện, thành thục, khéo léo để cho chúng ta mỗi khi đọc những tác phẩm của nàng không hề cảm thấy sự gượng gạo, khô cứng của từ ngữ do những quy tắc, âm luật gò bó của thơ cổ mà luôn Sijo là thể thơ cổ chính thống của Hàn Quốc thời Joseon với âm luật rất chặt chẽ: 3 câu, 6 cụm, 12 âm bộ (3 구, 6 장, 12 음보). Theo 147
155 thấy những hình ảnh mà nàng xây dựng lên vô cùng sống động, gợi tả, theo đó nội dung thơ cũng rất dễ hiểu, tự nhiên và hàm xúc Chúng ta hãy cùng phân tích một số tác phẩm tiêu biểu để thấy được nét độc đáo riêng và tài năng văn thơ xuất chúng của Hwang Jin Yi. a. 어져 내 일이야 (Là chuyện của em mà) 아이고, 내 일인데 그리워할 줄을 몰랐겠느냐? 있으라 하면 가겠냐만은 제 구태어 보내고 나서 그리워하는 마음을 나도 모르겠구나. Tác phẩm được viết bằng hình thức độc thoại nội tâm, diễn tả nỗi than phiền, trách móc, sự hối hận, ăn năn sau khi người yêu ra đi. Thông qua những lời thơ đơn giản, bài thơ đã vẽ nên một cách khéo léo, tinh tế những giằng xé, mâu thuẫn sâu bên trong nội tâm người phụ nữ. Bên ngoài thì giả vờ mạnh mẽ, kiên cường nhưng bên trong lại rất yếu đuối và cô đơn. Bằng những ngôn từ đơn giản nhưng nữ nhà thơ đã làm toát lên được tấm chân tình mộc mạc mà cảm động của mình đối với người yêu. b. 내 언제 무신하여 (Sao anh lại không tin em) 내 언제 무신하여 님을 언제 속였관대 월침삼경에 온 뜻이 전혀 없네. 추풍에 지는 잎 소리야 난들 어이 하리오 Tác phẩm đã thể hiện sự trách móc đầy chất thơ của cô gái đối với người mình yêu thương. Sự hờn giận của cô gái được thể hiện qua bút pháp tinh tế và tràn đầy cảm xúc. Ngoài việc giữ đúng luật cách của thể loại Sijo, bài thơ còn được lồng vào những hình ảnh thiên nhiên rất sống động: đêm trăng tĩnh lặng nhưng lòng những người yêu nhau lại xao động không yên, nghe tiếng lá rơi trong gió mà ngỡ như tiếng bước chân người yêu quay về Cách sử dụng hình ảnh tinh tế ấy cho chúng ta thấy nỗi nhớ người yêu tha thiết, sâu sắc đến nhường nào. Bằng tâm hồn nhạy cảm và bút pháp tinh tế, tác giả như truyền được cảm hứng cho người đọc, trái tim người đọc như hoà cùng nhịp đập với trái tim thổn thức nhớ nhung của người chờ đợi. Đây là bài thơ đối đáp với bài thơ 마음이 어린 후이니 -(Trái tim dại khờ) của Seo Kyung Deok gửi cho nàng. 148
156 마음이 어린 후이니 (Trái tim dại khờ) 마음이 어린 후이니 하는 일이 다 어리다 만중 운산에 어느 님 오랴마는 지는 잎 부는 바람에 행여 긴가 하노라. Seo Kyung Deok đã lấy Hwang Jin Yi làm đối tượng sáng tác bài thơ này. Hình ảnh núi phủ đầy mây là hình tượng khắc họa rõ nét nỗi nhớ nhung, sự chờ đợi, đồng thời là nỗi buồn khi bị ngăn cản, chia cách, không được gặp người yêu. Bằng những hình tượng rào cản như mây cao, núi sâu, ảo giác ở câu thơ cuối đã nhấn mạnh mâu thuẫn trong nội tâm của nhân vật trữ tình, lý giải cho sự ngốc nghếch, dại khờ ở câu thơ đầu. c. 동짓달 기다긴 밤을 (Đêm đông chí) 동짓달 기다긴 밤을 한 허리를 버혀 내어, 춘풍 이불 아래 서리서리 너엏다가, 어론님 오신 날 밤이여든 구뷔구뷔 펴리라. Hwang Jin Yi đã lấy bối cảnh sáng tác bài thơ là đêm đông chí, phải chăng tác giả ngụ ý cho chúng ta thấy được nỗi cô đơn khi xa vắng, nỗi nhớ người yêu trải dài vô tận trong đêm đông. Theo thiên văn học thì đêm đông chí là đêm dài nhất trong năm, dường như bối cảnh đêm đông chí lại làm cho nỗi nhớ người yêu của người con gái như mạch nguồn chảy mãi không ngừng. Đặc biệt các cụm từ như 서리서리 너헛다가 - seo ri seo ri neo heos da ga (cuộn lại) và 구뷔구뷔 펴리라 - goo buy goo buy pyeo ri ra (mở cong cong) ở phần giữa và cuối tác phẩm được gieo vần hiệu quả và điêu luyện trong việc lột tả tâm trạng của người con gái tinh tế, nhạy cảm. Với nghệ thuật miêu tả đậm tính hình tượng thậm chí là đối lập (đêm đông và chăn ấm) tác giả đã diễn tả khéo léo, tinh tế tình yêu và nỗi nhớ da diết. Hơn nữa thủ pháp hình tượng hoá thời gian trừu tượng bằng sự vật cụ thể đã đem đến cho độc giả ấn tượng mới lạ và độc đáo. Đây chính là nét nổi bật, đặc biệt mà ta không thể tìm thấy ở bất kỳ nhà thơ nào ngoài Hwang Jin Yi. 149
157 Bằng những bộc bạch thầm kín, chân thành thốt lên từ tận đáy lòng, nhân vật trữ tình thấy đêm đông đợi chờ sao dài thế mà những đêm gió xuân ở cạnh người yêu lại ngắn ngủi đến vậy. Có lẽ chính vì vậy mà nàng đã ao ước cắt được đêm đông dài dằng dặc này, để dành cho những đêm gặp gỡ sau này. Qua cái ước nguyện tưởng chừng như ngây ngô, ngốc nghếch đó, độc giả lại cảm nhận được ẩn chứa bên trong đó là sự chân thành tha thiết của một trái tim đang yêu, thổn thức vì nhớ mong, chờ đợi. Người con gái trong bài thơ muốn phá vỡ khoảng thời gian chết lặng trong đêm đông chờ đợi, quay trở lại những giây phút hạnh phúc khi ở cạnh người yêu. d. 산은 녯 산이로되 (Núi vẫn là núi xưa) 산은 녯 산이로되 물은 녯 물이 안이로되 주야에 흘은이 녯 물이 이실쏜 인걸도 물가 갓하야 가고 안이 오노매라 Nhận thức thế giới mang tính lưỡng diện của Hwang Jin Yi được thể hiện qua những từ ngữ lôi cuốn, hình tượng đã cho chúng ta thấy được phương diện đối lập mâu thuẫn nhưng lại hoà hợp với nhau. Cấu trúc thơ 심층구조 (sim chueng goo jo) - đối lập và hoà hợp giữa chủ thể và đối tượng mà những tác phẩm của Hwang Jin Yi thể hiện đã so sánh người ra đi (đối tượng) là nước và cái tôi (chủ thể) khiêm nhường ở lại là núi. Núi thể hiện cái tôi bất biến, ngụ ý về một tình cảm thụ động, đợi chờ, thuỷ chung và trái lại hình tượng nước thể hiện tính biến hoá, bản chất hay thay đổi. 150
158 Hwang Jin Yi làm xuất hiện hai hình ảnh đối lập; một là núi thụ động, thầm lặng, một là nước luôn lay động, thay đổi. Núi là hình tượng thiên nhiên cố định, lặng lẽ và bất biến. Đó là biểu tượng cho cái tôi của tác giả không bao giờ thay đổi. Trái lại nước là biểu tượng cho trái tim của người con trai hay thay đổi, không bao giờ bình lặng. Ngọn núi của bây giờ vẫn mãi là ngọn núi của ngày xưa nhưng nước của bây giờ thì không phải là nước của ngày xưa nữa. Dòng nước thì ngày ngày đêm đêm chảy trôi chẳng khi nào dừng lại nên khó có thể nào vương lại những giọt nước của ngày xưa. Tác phẩm của Hwang Jin Yi không chỉ là những tuyệt tác nghệ thụât đặc sắc mà nội dung những bài thơ của nàng còn ẩn chứa những lý luận triết học bậc thầy. Ở bài thơ này tác giả dường như đã thoát khỏi tình cảm mang tính cá nhân để thể hiện cái nhìn mang tầm rộng lớn về vụ trụ, về con người, dũng cảm thể hiện bản chất thực sự của thơ và bày tỏ chân lý về cuộc sống. Sự am hiểu và việc thể hiện rất tự nhiên, khéo léo cách nhìn thế giới, cuộc đời đầy tính triết học qua những bài thơ cổ với những quy tắc, âm luật gò bó của Hwang Jin Yi là một điều hiếm thấy và là một điều đáng ngưỡng mộ trong xã hội ngăn cản, kìm hãm sự phát triển tri thức của người phụ nữ. Nàng Hwang Jin Yi đã được miêu tả trong nhiều tác phẩm văn chương đương đại như tiểu thuyết của Hong Seok Jeong, Jeon Gyeong Rin hay Na, Hwang Jin Yi của Kim Tak Hwan (, _ ). Tiểu thuyết của Hong Seok Jeong là tiểu thuyết Bắc Triều Tiên được giải thưởng của Nam Triều Tiên vào năm Còn bộ tiểu thuyết 2 tập của Jeon Gyeong Rin thì đã trở thành Bestseller vào năm
159 Trong mảng nghệ thuật thứ bảy, cuộc đời Hwang Jin Yi cũng được khai thác khá rõ nét thông qua hai bộ phim. Bộ phim truyền hình 24 tập Hwang Jin Yi được hãng KBS thực hiện năm với sự tham gia của diễn viên Ha Ji Won đã gây được tiếng vang khá lớn, tỉ suất người xem cũng rất cao. Đến năm 2007, bộ phim điện ảnh về Hwang Jin Yi do Song Hye Kyo thủ vai chính, lại được ra mắt khán giả. Tuy không đạt được thành công vang dội như bộ phim truyền hình nhưng cũng để lại trong lòng khán giả những ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người kỹ nữ tài hoa. Cuộc đời của Hwang Jin Yi đã phá vỡ rào cản giai cấp cứng nhắc trong xã hội Hàn Quốc xưa. Là biểu tượng của nghệ thuật và cá nhân, là chủ đề của vô số tiểu thuyết, phim và nhạc kịch, Hwang Jin Yi vẫn là đại diện cho quyền bình đẳng nam nữ ở Hàn Quốc cho đến ngày nay. III. Lời kết Bằng vẻ đẹp ngoại hình và tài năng tuyệt vời, Hwang Jin Yi đã rũ bỏ thân phận của một kỹ nữ bị khinh rẻ để trở thành một kỳ nữ thực thụ, được tôn trọng và ngưỡng mộ với những tác phẩm tuyệt vời. Qua việc tìm hiểu cuộc đời thăng trầm, đau khổ nhưng cũng đầy vinh quang của Hwang Jin Yi, chúng ta càng thêm cảm thông và thương xót cho số phận người phụ nữ tài hoa bạc mệnh trong xã hội cũ với những định kiến hà khắc. 152
160 Bài báo cáo của chúng tôi không đi sâu phân tích cuộc đời Hwang Jin Yi mà tập trung chủ yếu để làm nổi bật rõ tài năng và sự nghiệp của nàng. Do vốn hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình làm báo cáo chắc chắn còn nhiều thiếu sót về nội dung cũng như phương pháp trình bày. Vì vậy, chúng tôi mong nhận được sự đánh giá và đóng góp để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cuốn Na, Hwang Jin Yi của Kim Tak Hwan (나, 황진이_김탁환) - Cuốn High Top Go jeon si ga của NXB Deuk San Dong Ah (High Top 고전 시가_득산동아) 153
161 NHỮNG ĐIỀU CẤM KỊ TRONG VĂN HÓA HÀN QUỐC Giáo viên hướng dẫn : Đặng Hồng Vân Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thảo 3H08 Nguyễn Thị Thúy Ngà 3H08 Nguyễn Thị Hiền 3H08 Nguyễn Thị Lan 3H08 Nguyễn Thị Lâm 3H08 Lưu Thị Anh 3H08 A. Đặt vấn đề Có nhiều người hỏi chúng tôi rằng : Tại sao bạn lại chọn ngành học ngoại ngữ mà sao không học kinh tế hay tài chính ngân hàng- một ngành học đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của đông đảo giới trẻ? Từ lâu chúng tôi vẫn luôn ao ước mình có vốn hiểu biết rộng rãi về các nền văn hoá, đặc biệt là về văn hoá phương Đông. Và chúng tôi bắt đầu quan tâm đến đất nước Hàn Quốc. Chúng tôi nuôi ước mơ được tìm hiểu về nền văn hoá của xứ sở kimchi. Với chúng tôi học ngoại ngữ không hẳn chỉ là việc sử dụng thành thạo những mẫu câu, hay phải có giọng điệu giống người Hàn mà điều quan trọng là bạn phải hiểu được văn hoá ứng xử của họ, những phong tục tập quán của họ. Người ta nói rằng, một người khi đi từ nước mình đến một đất nước khác thường bị sốc văn hóa(culture shock). Đó là khi có những điều mà người ta nghĩ rằng ở nước mình thì lại không đương nhiên ở nước ngoài, hoặc những điều mà người ta cho là lạ lùng ở đất nước mình thì lại hoàn toàn không lạ lùng ở đất nước khác. Chính vì thế mà chúng tôi chọn đề tài những điều cấm kị trong văn hoá của họ. Chúng tôi làm bài báo cáo này với nội dung tìm hiểu về những điều cấm kị trong nền văn hoá Hàn Quốc với phương pháp tìm hiểu, thống kê và phân tích. Vì chủ đề khá rộng mà thời gian không nhiều và hiểu biết về nền văn hoá cũng như tài liệu tham khảo hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, chúng tôi mong rằng bài báo cáo này sẽ góp phần tạo thêm niềm yêu thích cho các bạn đã, đang và sẽ học tiếng Hàn, trở thành một phương tiện hữu ích trong việc nghiên cứu văn hoá Hàn Quốc. B. Giải quyết vấn đề 154
162 I. Giải thích những khái niệm có liên quan 1. Khái niệm văn hóa. Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội. F. Boas định nghĩa Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau. Theo nghĩa rộng thì Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng. Theo nghĩa hẹp thì Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc nhằm, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong quá trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường(môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng. Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là nấc thang đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác; và văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm mục đích sinh tồn. 2. Khái niệm cấm kỵ. Cấm là cấm chỉ, không cho phép làm bất kì việc gì. Kỵ là trạng thái tâm lý né tránh do cảm thấy sợ hãi hay căm ghét của con người. Cấm kỵ ra đời từ rất sớm do 155
163 hiểu biết của con người về các hiện tượng thiên nhiên còn có những hạn chế mà con người dễ nảy sinh tâm lý sợ hãi. Và muốn hưởng phúc, tránh họa con người phải quan sát kĩ những hiện tượng thiên nhiên và dã quyết định được hành vi của mình: việc nào có thể làm và việc nào không được phép làm vào những hoàn cảnh nào cho phù hợp. Việc đó chính là nguồn gốc ra đời của cấm kỵ. Có thể nói: Cấm kỵ lá việc có thể điều chỉnh những hành vi không văn minh, những hành vi không phù hợp với phong tục, tập quán, thân phận, địa vị xã hội của người nói và người nghe. Cấm kỵ khác với kiêng kỵ. Nếu như kiêng kỵ là những điều mà cá nhân chủ động kiêng tránh thì cấm kỵ là những thúc ước, quy định của cộng đồng nhằm kiểm soát hành vi cá nhân. II. Những điều cấm kỵ 1. Những điều cấm kị trong giao tiếp. Giao tiếp là hoạt động thường xuyên của con người, không chỉ giữa những người cùng quốc tịch với nhau mà còn giữa những mọi người trên thế giới. Không chỉ riêng Hàn Quốc mà với tất cả mọi nơi trên thế giới, ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Khi đến Hàn Quốc, để tạo ấn tượng tốt với đối phương, không nhất thiết bạn phải nói tiếng Hàn như người bản địa, cũng không nhất thiết bạn phải hiểu cặn kẽ mọi sắc thái văn hóa của dân tộc họ nhưng họ sẽ hài lòng nếu bạn có thể nói câu an nhoong ha se yo hay kam sa ham ni ta, nếu bạn tỏ ra quan tâm đến những vấn đề quan trọng đối với 156
164 họ. Vì vâỵ, để có được hiệu quả giao tiếp tốt nhất khi giao tiếp với người Hàn quốc, chúng ta nên lưu ý những điều cấm kị sau: 1.1Cấm kị trong lời nói 1.1.1Cấm kỵ dùng những lời nói hung họa (không tốt lành) Ngạn ngữ Trung Quốc có câu nói hung gặp hung, nói họa gặp họa, Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi Trung Quốc chính vì vậy họ xem nếu nói về những điều rủi ro là không tốt, và coi đó là một điềm báo về một tai họa. Do đó, người Hàn Quốc kỵ nhắc đến những từ ngữ không tốt lành: cái chết, điều này cũng tương tự như ở Việt Nam. Ở Việt Nam(..dùng từ ngữ đương : mất, hi sinh, qua đời, từ trần ); không lấy chuyện chết chóc ra đùa, những vật, hình tượng liên quan đến cái chết cũng bị kỵ : quan tài (thọ khí ),bên cạnh đó người ta cũng tránh những từ nói liên quan trực tiếp đến tai họa: họa, hại, chìm Cấm kỵ trong những từ ngữ không lịch sự - Cấm những lời nói dung tục, cấm chửi bậy. - Bộ phận sinh dục con người không được nhắc đến trực tiếp, quan hệ nam nữ hành vi đại tiểu tiện, những từ ngữ con vật dùng để mắng chửi cũng bị kỵ không nhắc đến Cấm kị khi giao tiếp với người mới gặp. Không giống với người Việt Nam, khi nói chuyện với người mới gặp, chúng ta thường hỏi những câu cho rằng là rất bình thường, thể hiện sự quan tâm ví dụ như: Bạn bao nhiêu tuổi?, bạn đã kết hôn chưa?, gia đình bạn có mấy người? Nhưng thực ra, đối với người Hàn Quốc, họ cho rằng như thế là bất lịch sự. Hiện nay, người Hàn quốc thường có quan điểm kết hôn muộn. Họ thường không thích kể về những vấn đề tế nhị, riêng tư đó Cấm kỵ trong xưng hô. Hàn Quốc vốn là một đất nước coi trọng lễ nghĩa, có phân biệt tôn ti trật tự rất rõ ràng giữa những người lớn tuổi và người ít tuổi, giữa những người bề trên và người bề dưới, điều này được thể hiện rõ ở cách xưng hô trong giao tiếp. - Cấm gọi thẳng tên gọi trống không người lớn tuổi, người bề trên, những người lần đầu tiên mới gặp. 157
165 - Trong một gia đình,con cái, cháu chắt khi nhắc đến ông bà sẽ không bao giờ được phép gọi thẳng tên cũng giống như người Việt Nam không bao giờ nhắc trực tiếp đến tên người lớn tuổi, người bề trên khi xưng hô. Họ quan niềm rằng đấy là những tên tục của người bề trên và nếu gọi trực tiếp là không tôn trọng người bề trên, không giữ đúng lễ nghi của người bề dưới. - Cấm dùng những lời nói không kính ngữ với người bề trên : Chắc hẳn ai học tiếng Hàn đều biết một đặc điểm của ngôn ngữ Hàn Quốc là có sự phân chia rất rõ ràng về hai dạng lời nói: lối nói kính ngữ và lối nói không kính ngữ. Lối nói kính ngữ này được hình thành một cách có trật tự với những quy định về cả mặt ngữ pháp và từ vựng rất nghiêm ngặt. Việc bạn sử dụng lời nói phù hợp với người lớn tuổi, những người có địa vị cao hơn mình hoặc những lời nói lịch sự trong những buổi giao tiếp lần đầu cũng là một yếu tố rất tốt để người khác nhìn nhận bạn là một người lịch sự và biết giữ phép tắc. Trong các sách dạy tiếng Hàn cho người nước ngoài họ cũng rất chú trọng người học về lối nói kính ngữ nhằm giúp các bạn có cách giao tiếp đúng mực khi tiếp xúc với người bản địa. Có rất nhiều trường hợp bạn trẻ Hàn Quốc ngày nay sử dụng một cách bừa bãi lối nói không kính ngữ mà vốn chỉ sử dụng cho bạn bè và người dưới nhưng với người nước ngoài tuyệt đối bạn không nên làm theo họ. sử dụng lối nói than mật không kính ngữ nhằm tạo mối quan hệ giữa những người giao tiếp trở nên gần gũi hơn cũng là một điều tốt nhưng nếu bạn sử dụng không đúng mực nhất là khi bạn là người nước ngoài học tiếng Hàn thì sẽ thể hiện sự không tôn trọng với người bạn đang giao tiếp cùng mà còn với cả một nền văn hóa mà bạn đang nghiên cứu và học tập Cấm kỵ trong hành vi Cấm kỵ trong cách cư xử Không chỉ lời nói, cách cư xử cũng phản ánh rất nhiều việc bạn là một con người có biết phép tắc lễ nghi hay không. Đặc biệt đối với một đất nước coi trọng lễ nghi như Hàn Quốc, có rất nhiều hành động được người Hàn nhận thức rõ ràng và coi trọng như những quy tắc mà những người biết cư xử đều tất yếu phải làm theo. - Không hút thuốc trước mặt người lớn tuổi. - Rót rượu cho người trên bằng một tay. 158
166 - Không cởi tất trước mặt người khác. - Người Hàn Quốc rất coi trọng danh dự. Nếu bạn lăng mạ hoặc chỉ trích ai đó trước mặt người khác, cũng có nghĩa bạn đang làm mất danh dự của người đó. Đừng bao giờ đối xử với họ như cấp dưới của bạn. Đối với những vấn đề nhạy cảm nên gián tiếp đề cập đến và thông qua một người trung gian. - Không nên có những hành động đụng chạm vào người khác, trừ khi đó là mối quan hệ bạn bè hoặc ngang hàng, đặc biệt đối với người già, người khác giới và những người bạn không thân thiết và không có họ hàng với mình. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc, những người bạn cùng giới tính cũng thường khoác tay nhau khi đi dạo. - Không nên cười, nói to. - Không nên chỉ trích người khác khi không có mặt họ. - Tại Hàn Quốc, họ quan niệm bàn chân là một bộ phận không sạch sẽ vì vậy không nên vô ý đụng chạm bàn chân vào người đối diện. Khi ngồi ở những chỗ đông người, đàn ông nên chú ý đặt mũi giầy của mình chúc xuống và không nên vắt hai chân lên nhau trước mặt người khác. - Hành động xịt mũi nơi cộng cộng được xem là thiếu tế nhị. - Không được chỉ ngón tay trỏ vào người đối diện. Bạn có thể vẫy tay ra hiệu với một người ngang hàng hoặc nhỏ tuổi hơn mình, nhưng không nên đung đưa ngón tay cái hướng về phía mình, người Hàn coi đây là hành động thô lỗ. - Không được sờ lên đầu người khác. - Khi lạy người lớn thì chỉ lạy bằng một tay vì lạy hai tay là lạy người chết. - Ban đêm không được huýt sáo vì họ cho rằng sẽ có ma hiện lên Cấm kỵ trong bữa ăn Cũng giống như người Việt Nam, bữa ăn của người Hàn Quốc là thời gian quây quần đủ mọi thành viên trong gia đình và ở Hàn các gia đình nhiều thế hệ như ông bà cha mẹ cùng chung sống với nhau là điều rất dễ gặp. chính vì thế sự phân biệt về lễ nghi theo tuổi cũng được thể hiện khá rõ qua các quy tắc của một bữa ăn: 159
167 - Không được phép bắt đầu bữa ăn khi chưa có đầy đủ của người lớn tuổi (ông, bà, cha mẹ ) - Không đứng dậy trước người lớn khi ăn xong. Bên cạnh đó, cũng có một số quy tắc được qui định trong bữa ăn như: - Không bưng bát khi ăn cơm. - Không ăn cơm cùng canh. - Không ăn cơm bằng đũa. Khi uống rượu với người lớn tuổi hay người mới gặp, chúng ta cũng cần phải chú ý đến những hành động cử chỉ của mình. Lúc rót rượu cho người khác, chúng ta rót bằng hay tay, tay phải nâng chai rượu, tay trái đỡ lấy tay kia; không được rót tràn, cũng không vơi. Nếu chén của mình đã hết, mà chúng ta muốn uống tiếp, phải chú ý đến chén của người khác có còn rượu hay không, rót cho người khác rồi mới rót cho mình. Khi uống rượu, chúng ta không được uống thẳng mặt mà phải xoay người qua bên. Đó là những điều tối thiểu chúng ta nên biết không chỉ trong văn hóa uống rượu mà rất nhiều mặt của văn hóa giao tiếp. 160
168 3.1.3 Cấm kỵ trong văn hóa quà tặng Văn hóa quà tặng tồn tại từ cách đây lâu, có lẽ đã trở thành thông lệ ở mỗi quốc gia. Gần đây, văn hóa quà tặng mang nhiều màu sắc hơn vì vậy chọn quà gì, trao và nhận quà như thế nào, không phải là điều mà ai cũng biết. Đặc biệt là khi hai bên đang tạo dựng quan hệ thì việc tặng quà hay nhận quà cần đậc biệt lưu ý. Về cơ bản cần chú ý những việc sau: - Trao và nhận quà bằng hai tay. - Quà tặng bằng tiền có thể để trong phong bì. Quà tặng bằng tiền mặt rất phổ biến trong các đám cưới, ngày lễ (dành cho trẻ em), sinh nhật, đám tang... - Tránh tặng những món quà quá đắt tiền, vì điều này sẽ khiến người nhận phải chuẩn bị một món quà giá trị tương đương để đáp trả bạn. - Khi bạn được tặng quà, lúc đầu tốt nhất hãy nên từ chối, chỉ sau khi người tặng cứ nhất định tặng quà cho bạn, lúc này bạn mới nên nhận, đây cũng chính là một nét trong văn hóa tặng quà của người Hàn - Không nên mở món quà ngay trước mặt người tặng. Tuy nhiên bạn cũng nên hỏi xem liệu họ có muốn bạn mở quà ngay không. 2. Những điều cấm kỵ trong ngày lễ, sự kiện 161
169 2.1 Tết Nguyên Đán: - Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen. Năm mới là thời điểm mà mọi người mong muốn những điều tốt lành nhất đến với bản thân, gia đình. Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ và thu hút sự chú ý, tạo nên sự phấn khởi và vui vẻ để đón chào năm mới, như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh - Kiêng khóc lóc, buồn tủi, nói những điều không vui. Điều này thật dễ hiểu, vì đây là những hành động không hay mà bất cứ ai cũng không muốn làm vào dịp Tết. Nhưng nếu bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui, chúng ta nên cố gắng kiềm chế để hưởng thụ một năm mới trọn niềm vui bên người thân, bạn bè. Kiêng nói những điều không vui vì khi nói nghĩa là chia sẻ với mọi người, làm họ chia sẻ và lo lắng với mình, buồn theo mình, không tốt trong những ngày đầu năm. - Kiêng nói to, cãi nhau, nói xấu hay mắng người khác. Đây là những việc tạo ra sự ồn ào hỗn loạn và đem lại nỗi buồn cho người khác. Một điều nữa cần nói đến là trong ngày Tết mọi người đặc biệt quan tâm đến cách ứng xử với hàng xóm láng giềng, bạn bè và những người trong gia đình. Ai cũng tỏ ra vui vẻ, hồ hởi, thân tình trong không khí ấm áp của mùa Xuân. Ai cũng ngại và sợ to tiếng hoặc xô xát thì quanh năm sẽ bị xui xẻo. Do đó, khi Tết đến, mọi người trò chuyện và chơi đùa với nhau trong không gian thân mật, hòa nhã, cùng chia sẻ niềm vui và chúc nhau một năm mới an khang thịnh vượng, may mắn. - Kiêng làm vỡ các đồ vật. Ông bà ta quan niệm, từ vỡ, bể là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, đó có thể là vật dụng trong nhà hoặc thậm chí là các mối quan hệ trong gia 162
170 đình và xã hội. Đó thật sự là những điều không tốt và không ai mong muốn xảy ra trong đầu năm mới. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén. - Kiêng vay mượn tiền bạc, đồ đạc. Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Và đây là vấn đề khá tế nhị mà người Việt luôn quan tâm, chú ý để tránh làm mất lòng nhau. Vì vậy mà người xưa quan niệm không nên vay tiền hoặc đồ đạc vào những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm chúng ta rơi vào cảnh túng thiếu cả năm, không may mắn. - Là người Hàn Quốc, không ai ngủ vào đêm ba mươi.vì có truyền thuyết nói rằng đêm giao thừa ai mà không thức được thì đến sáng hôm sau lông mày sẽ bị bạc trắng. Do vậy, việc đầu tiên bọn trẻ làm vào lúc thức dậy là đi soi gương.và người ta còn nói rằng nếu không cẩn thận thì đêm giao thừa sẽ bị con quỷ Ya kwangi (Có nơi gọi là Ang koengi) đến nhà và xỏ giày đi mất. Nếu vậy thì năm đó người bị mất giày sẽ gặp nhiều xui xẻo. 2.2 Hôn lễ - Anh em họ hàng thân thích không được kết hôn với nhau (trong vòng 8 đời là không được phép). Người cùng họ, cùng gốc gia đình cũng không được kết hôn với nhau. Điều đó thực chất đã được khoa học chứng minh, vì nếu làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến thế hệ con cháu sau này. 163
171 - Nếu như cùng là anh em một nhà, khi người em lấy chồng hoặc cưới vợ trước người anh (chị) thì vào ngày cưới, người anh, chị đó không được đến dự đám cưới. - Nếu như ngày cưới của mình đã được định rồi thì sẽ không được đi đám cưới của người khác vì họ cho rằng phúc lộc của mình sẽ đến với người đó, sẽ không có việc tốt đến với mình, mình sẽ không sống hạnh phúc. - Luật pháp xưa cấm nhà trai và nhà gái khi có tang, kể từ tang cơ niên không được làm lễ cưới gả.tục cưới chạy tang thường được sử dụng trong trường hợp vạn bất đắc dĩ. Vì một lí do nào đấy, hai họ có thể tổ chức cưới chạy tang. Khi đó, cô dâu và chú rể không được quan hệ với nhau trong vòng 100 ngày. 2.3 Tang lễ: - Trang phục trong tang lễ của người Hàn quốc chỉ cho phép mặc quần đen, nếu mà không có thì phải mặc quần áo tối màu. Tuy nhiên người làm chủ tang lễ thì phải mặc đỏ màu trắng. - Đám tang trong ngày Tết : Ngày Tết Nguyên Đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có đại tang kiêng không đi chúc tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh. Trường hợp gia đình có người chết vào ngày 30 hoặc mùng một Tết thì hiếm nhưng không phải không có. Nếu ngày 30 tháng chạp mà gia đình có thể định liệu được thì nên chôn cất cho kịp trong ngày đó, nếu để sang năm mới thì có nhiều điều bất tiện. Đa số các gia đình kiêng để sang ngày mùng một đầu năm. trường hợp chết 164
172 đúng ngày mùng một Tết thì chưa phát tang vội nhưng phải chuẩn bị mọi thứ để sáng mùng hai làm lễ phát tang. 3. Những điều cấm kỵ trong việc sử dụng màu sắc. con số 3.1. Con số. Quan niệm về con số may mắn và con số không may đã hình thành trong suy nghĩ của con người, qua nhiều thế hệ trở thành nét văn hóa trong đời sống của nhiều quốc gia trên thế giới... Nếu người phương Tây coi số 7 là bình an may mắn thì với người Hàn Quốc, số 7 và số 3 là hai con số đầu bảng trong loạt dãy số may mắn. Một điều tra xã hội học do một công ty Hàn Quốc cho biết, người ta kiêng con số 4 vì cách phát âm chữ số 4 gần giống như phát âm chữ "tử". Với họ, các số 6, 8 và 9 tượng trưng cho sự may mắn, an lành Màu sắc. Màu sắc có ngôn ngữ riêng của nó mà chúng ta phải tự cảm nhận. Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung động. Màu sắc ngoài cái đẹp trời cho còn có một chiều sâu kín đáo, chính cái điều kỳ diệu ấy làm rung động lòng người. Và trong từng trường hợp, hoàn cảnh thì mỗi màu sắc lại có những điều cấm kỵ riêng Màu trắng Đây là màu gợi lên sự thanh khiết, an toàn và mát dịu. Màu trắng còn được xem là màu của sự vĩnh hằng, dài lâu và có thể được sử dụng trong cách bài trí nội thất để hy vọng một sự trường tồn. Nhưng vẫn có ý kiến cho rằng bản thân màu trắng vốn đã mang nhiều ý nghĩa trái ngược nhau, tuỳ theo bối cảnh mà nó được sử dụng. Ví dụ như đối với người châu Á, màu trắng lại là màu của tang tóc Màu đen Đây là một màu của sự quý phái lẫn xa xỉ, và khởi thuỷ đây là một màu của giới tu sĩ, biểu hiện sự khổ hạnh. Nhưng ngày nay, màu đen được dùng để nâng giá trị cho sản phẩm. Màu đen cũng còn giúp bộc lộ ra cảm giác trang trọng. Nhưng trong một số trường hợp máu đen biểu thị sự không may mắn Màu đỏ 165
173 Đây là màu của một tín hiệu vì theo lịch sử cho thấy, màu đỏ là màu của chiến tranh và của quyền lực, từng được dành cho các vị hoàng đế ngày trước và cũng được gán cho những người có thế lực. Từ quan điểm đó mà ngày nay, màu đỏ đã được ưu tiên dành cho các nhãn hiệu hàng hoá cao cấp, cả cho xe hơi thể thao. Màu đỏ cũng biểu tượng cho tốc độ cao, sự năng động, lòng ham muốn và tình yêu. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, màu đỏ còn được xem là màu của sự dị biệt Màu xanh lá Một thời gian dài trong quá khứ, màu xanh lá được xem như cấm kỵ vì đó từng là màu của ma quỷ vào thời Trung cổ. Nhưng nay, màu này đã được chọn khá phổ biến cho các sản phẩm tiêu dùng. Nhưng ngày nay, màu xanh lá còn là mùa xuân, mùa của sự đổi mới và mang lại sức khoẻ dồi dào. 4. Những điều cấm kỵ trong phong thủy địa lý 4.1 Sơ lược về phong thủy: Phong Thuỷ là một hiện tượng văn hoá, một loại thuật số chọn lành tránh dữ, một dân tộc lưu truyền rộng rãi, một loại học vấn về hoàn cảnh và liên quan đến con người, một tổng hợp về lý luận và thực tiễn. Theo từ điển Hán Việt, phong là gió, thủy là nước. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ, mà là tổng hợp toàn bộ yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước, cùng tọa hướng, hình dáng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Thuật phong thủy hình thành rất sớm, có thể nói gần như cùng với sự ra đời của loài người. Ngay từ thời thượng cổ con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú của loài người, nên đã tiến hành lựa chọn một cách có chủ đích. Nguyên sơ của phong thủy là những kinh nghiệm về sinh họat như khoét đá, đào hang, làm nhà... Từ cuộc sống thực tế, phải chống chọi với thú dữ, chống lại cả sự tấn công của đồng lọai, phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước.. Phong Thuỷ có thể chia làm hai phần lớn: âm trạch và dương trạch. Dương trạch là nơi người sống hoạt động, âm trạch là mộ huyệt của người chết. Lí luận về phong Thuỷ, có hai trường phái hình thể và trường phái lí khí. Phái hình thể nặng về hình thể sông núi mà luận lành dữ. Phái lí khí lại nặng về âm dương, quái lí để luận lành dữ. Hạt nhân của Phong 166
174 Thuỷ là "sinh khí". Khái niệm của nó vô cùng phức tạp, đề cập đến long mạch, minh đường, huyệt vị, dòng chảy, phương hướng v.v Hai chữ "địa lí" là danh từ áp dụng chung cho cả hai môn: địa mạch và địa dư 1-Địa mạch: Là môn địa lí phong thủy thuộc về địa linh, dùng vào việc đặt mồ mả và nhà cửa; tức thuộc về tinh thần. 2-Địa dư: Là môn địa lí điền thổ, thuộc về địa lợi; thuộc về vấn đề vật chất. Phong thủy ở Hàn Quốc xuất hiện từ thời tam quốc nhưng chỉ được phát triển từ thời kì đầu triều đại choseon. Lúc bấy giờ, dương trạch phát triển và được ứng dụng trong việc xây dựng nhà cửa, thủ phủ, cung điện vua chúa.tuy nhiên sau trung kì triều đại choseon, do sự du nhập của văn hóa Trung Hoa, dương trạch dần bị lấn át bởi âm trạch. Song, ngày nay, phong thủy đã nhanh chóng phát triển nghiêng về dương trạch, và cũng đã thu hút sự quan tâm của các nước phương Tây. Dù ở phương Tây hay phương Đông, nông thôn hay thành thị, người ta cũng quan tâm đặc biệt đến phương vị, hình thái, cấu trúc nhà ở. Âm trạch tuy phát triển chậm hơn dương trạch nhưng được cho là có ảnh hưởng lâu dài đến các đời con cháu, còn dương trạch thì ảnh hưởng đến những người sinh ra hoặc sống một thời gian dài hay cư trú tại ngôi nhà đó. 4.2 Những điều cấm kỵ chủ yếu Do sự du nhập của văn hóa Trung Hoa như đã nói ở trên, phong thủy Hàn Quốc cũng tuân theo những quy tắc nhất định (tính tổng hợp, tính linh hoạt, tính quân bình, tính ổn định, tính tâm linh) nhưng bên cạnh đó cũng có các nguyên tắc phong thủy riêng, mang màu sắc địa phương. Do hạn chế về khuôn khổ bài thảo luận cũng như giới hạn về tài liệu, và hiểu biết về lĩnh vực này chúng tôi chỉ xin trình bày một số điều cấm kỵ cơ bản: Dương trạch: 167
175 Những điều kiêng kị khi xây nhà Cũng giống như người Việt Nam, khi xây dựng nhà cửa, văn phòng, người Hàn quốc cũng cân nhắc kỹ lưỡng, xem xét cẩn thận. Họ xem tuổi tác có hợp không, tránh những năm có vận xấu số. Tròn gia đình sẽ xem tuổi của tất cả mọi người. Tuổi người cha là quan trọng nhất, nếu xấu thì cấm kị không làm. Nếu có tuổi của một trong những người con không tốt, thì họ cũng vẫn làm vì cho rằng vận con theo vận cha mẹ, nhưng họ vẫn tránh trường hợp này. Khi chuyển nhà đi đâu cũng vậy, họ xem trước hướng đi của họ sẽ đi có những điềm gì không tốt thì họ sẽ tránh. Và họ còn xem ngày nữa, ngày nào là ngày tốt, ngày nào là ngày xấu. - Không xây nhà có cửa ra vào nhìn ra đồi núi hoặc thung lũng là hung - Tránh ngõ cụt - Trước cửa chính không nên có cây cao hoặc cây to - Trong nhà có cây cao hơn mái nhà thì không tốt - Xung quanh nhà có nhà cao tầng là có hại, khí của chủ nhà sẽ bị áp đảo - Không nên xây nhà trên mảnh đất hình tam giác - Không nên sống trong ngôi nhà đã quá cũ nát và xuống cấp - Đất có ao đầm không phải đất tốt - Không nên ở trên tầng cao của chung cư - Chung cư có không gian quá lớn và rộng không phải là tốt - Không nên dựng hàng dào quây 2 nhà thành 1 nhà Kiêng kị trong văn phòng, phòng học -.Bàn làm việc không nên kê ngay phía dưới xà ngang 168
176 - Bàn làm việc không nên kê sát đối diện với cửa sổ - Bàn làm việc không nên kê đối diện với gian bếp, gian vệ sinh, không đối diện hoặc tựa lưng vào tường phòng ngủ gia chủ hoặc tường gian vệ sinh - Bàn làm việc không kê ngay sát cửa phòng Phòng ngủ: Giường kê phải hợp phong thủy để tránh gặp phải tử khí ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí cả tính mạng. Với người Hàn, có những điều cấm kị cơ bản về cách bố trí giường ngủ sau: - Phòng ngủ hình vuông là tốt nhất, tránh hình tam giác hoặc đa giác, dễ gây cảm giác bất an. 169
177 - Phòng ngủ nhất định phải có cửa sổ. Như vậy, ban ngày, có thể nhận được ánh sáng và gió, tinh thần sẽ thoải mái, ban đêm, ngủ nhất định phải buông rèm, không cho ánh sáng bên ngoài lọt vào để có giấc ngủ sâu. - Thiết kế toàn bộ công trình không thể tách rời thiết kế phòng tắm. Không nên thiết kế phòng ngủ ngay bên dưới phòng tắm của tầng trên. Nếu phòng ngủ quá gần phòng tắm, hơi ẩm và khí từ phòng tắm được coi là không trong sạch và gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể con người. Hơn nữa tiếng động của hệ thống thoát nước dễ gây mất ngủ. - Không gian phòng ngủ cần sự yên tĩnh và thoải mái vậy nên cần tránh xa cửa ra vào và nơi nhiều người ra vào. - Cửa phòng vệ sinh không được đối diện với cửa phòng ngủ, sẽ gây hại đến sức khỏe. - Khói và khí tỏa ra khi nấu ăn dễ gây ảnh hưởng không tốt đến những phòng chịu ảnh hưởng. Điều này gây ảnh hưởng không tốt đến công việc trong phòng và cơ thể người ở trong phòng đó. Bếp là nơi nấu nướng nên chắc chắn là nơi tỏa nhiệt. Tóm lại, phòng ngủ đặc biệt là giường ngủ cần tránh kê sát tường bếp. - Gương, với tính chất phản ánh sự vật, theo phong thủy được coi là có khả năng chống hung sự và tránh tâm trạng xấu. Nhưng nếu treo gương ở đối diện của phòng ngủ sẽ khiến cho vận khí trong phòng trở thành ác khí -.Không nên đặt gương lớn đối diện giường ngủ. Vì khi vừa ngủ dậy, con người ở trạng thái mông lung, dễ bị ảo giác và bị giật mình. - Không kê gường ngủ ngay cạnh cửa ra vào vì làm mất cảm giác yên tĩnh, an toàn - Không nên kê đầu giường gần cửa sổ, nơi mà các dòng khí lưu chuyển, vì như vậy dễ xuất hiện các dòng khí xung đột. Hơn nữa khi ngủ, người nằm trên giường mà không nhìn thấy cửa sổ ở phía trên thì sẽ gây mất cảm giác an toàn và bị căng thẳng. - Trần nhà phải bằng phẳng và không có xà ngang. Nếu có xà ngang trên trần nhà thì người nhìn dễ rơi vào cảm giác bất an vì lo lắng không biết trên đó có vật nặng gì không.đặc biệt phải tránh xà ngang phía trên đầu giường. - Giường ngủ cách sàn nhà 50cm là phù hợp nhất. Phải giữ vệ sinh, không vứt những đồ linh tinh dưới gầm giường. Phải giữ cho gầm giường sạch sẽ thì dòng không khí mới có thể lưu chuyển tốt, hơi ẩm không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 170
178 - Quá nhiều hoa và cây cảnh trong phòng sẽ khiến phòng nhiều âm khí. Hơn nữa, vào ban đêm, cây thải khí CO2 và hấp thụ O2 nên không tốt cho sức khỏe Phòng bếp: Theo quan niệm của người phương Đông, khu vực đặt bếp quyết định đến sự thành bại của gia chủ chứ không chỉ đơn thuần là một nơi để nấu nướng. - Không để thuốc lên bàn ăn vì như vậy thì sẽ phải uống thuốc thường xuyên - Phải lau dọn bếp nấu hàng ngày. Người ta quan niệm lửa có nghĩa là tiền vậy nên muốn kiếm được nhiều tiền thì nơi nấu nướng cần sạch sẽ. Đặc biệt, nếu để thức ăn còn thừa dính trên bếp thì sẽ gặp vận xấu. - Kiêng làm rơi bát ăn. Việc này đồng nghĩa với gia chủ bị hao tài 171
179 - Sử dụng bát cao cấp để đựng cơm và canh. Chiếc bát có ý nghĩa là thành công của một người. Vì vậy ăn bằng một chiếc bát quá rẻ sẽ gây cảm giác hạ thấp thành công của người đó và là hành vi phản cảm. Bát đựng thức ăn kèm thì chỉ cần sạch sẽ là được nhưng bát đựng cơm và canh thì đơn giản và không có hoa văn được coi là loại cao cấp - Không để hàng hóa trên bàn ăn và bồn rửa bát. Vì bồn rửa bát là nơi nấu nướng nên nếu đặt hàng hóa ở đó dễ gây mất tập trung cho người nấu khiến không thể toàn tâm toàn ý nấu nướng, món ăn sẽ không được ngon còn nếu để đồ trên bàn ăn thì người ăn không thể tập trung ăn sẽ có hại cho việc hấp thụ thức ăn. - Dụng cụ bếp bằng thép không tốt vì chúng gây cảm giác lạnh, nghĩa là nó khiến cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lạnh nhạt đi - Không để sàn bếp lạnh. Nên dùng một tấm thảm lớn trải trên sàn bếp. Màu đỏ thẫm là tốt nhất. - Hãy sắp xếp ghế ăn hợp lý. Nếu chỗ ngồi của các thành viên trong gia đình không được sắp xếp một cách hợp lí có thể gây chia rẽ trong nhà. Người lớn thì nên ngồi ở phía tây hoặc phía bắc còn người nhỏ tuổi nên ngồi phía nam Cửa chính, cửa sổ Nếu một người về nhà hàng ngày mà chung quanh toàn các bức vách bao vây sẽ làm dội khí. - Nếu cánh cửa mở ra nghịch chiều sẽ kềm chặt khí và vận may của người cư ngụ. 172
180 - Một lối vào hẹp và tối dẫn vào nhà cũng cản sự vận khí và cản trở may mắn của người cư ngụ Âm trạch: chọn vị trí, địa hình, địa vật xây cất mộ tổ tiên Về cơ bản, người Hàn có xu hướng chọn vị trí thuận lợi để xây cất mộ tổ tiên và không di rời nhưng một số trường hợp người ta lại di chuyển phần mộ tổ tiên đến những nơi mà thầy địa lý nói là thuận lợi để con cháu hưởng nhiều phúc và thành đạt. Việc xây cất mộ cho người chết cũng giống như việc xây nhà cho người sống, cũng phải tránh những ngày xấu, giờ xấu, sao xấu tránh nơi đất xấu Tất nhiên cũng có 173
181 những tiêu chuẩn khác nhau và phức tạp nên thông thường người ta mời thầy phong thủy về xem để có sự lựa chọn tốt nhất. 5. Những điều cấm kỵ trong văn hóa đặt tên Khi đứa trẻ ra đời, việc đầu tiên và rất quan trọng đó là chọn cho bé một cái tên. Bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng muốn con mình có những tên đẹp, hay, ý nghĩa. Cái tên ấy theo bé đi suốt cuộc đời. Tuy nhiên, việc đặt tên không phải là việc dễ. Trong văn hoá của Hàn quốc, khi chọn một cái tên cho con, người ta thường chú ý đến những vấn đề sau: - Với suy nghĩ của người phương Đông, nếu như trong lịch sử, việc phạm uý tên của vua hay hoàng tộc bị coi là tội thì cho đến bây giờ, người ta nên tránh đặt tên trùng tên với người trên, tổ tiên. Cái tên là phương tiện để gọi một ai đó, để tiện cho việc giao tiếp và xưng hô. Vì vậy, nếu đặt tên trùng với ông bà tổ tiên thì khi gọi tên cũng đồng nghĩa với việc gọi trực tiếp tên của người bề trên. - Đối với người Hàn quốc, việc giữ phép tắc lịch sự, lễ nghĩa, thái độ tôn trọng với đối phương rất được coi trọng. Trong giao tiếp, chúng ta không được gọi thẳng tên, với người lớn tuổi thì càng nên tránh. - Bên cạnh đó, tên người Hàn quốc có ba chữ: đầu tiên là họ- kế thừa họ của bố, hai chữ còn lại là tên. Dù Việt Nam hay Hàn quốc thì nên tránh đặt những cái tên khó phân biệt nam, nữ. Trong hệ thống tên gọi của Hàn quốc, có những tên dành riêng cho từng giới. Ví dụ như : Mi, suk, jong, dành cho con gái; Chol, Ung, Hyok, dành cho con trai. Điều quan trọng là việc xét đến nghĩa của cái tên. Bố mẹ nào cũng muốn con mình có một cái tên ý nghĩa, mang một niềm hi vọng muốn con trở thành những người thành đạt, có cuộc sống tốt như những người đã từng mang tên đó. Người Hàn quốc thường dùng chữ Hán để đặt tên. Họ 100% là chữ Hán, tên đại đa số cũng là chữ Hán. Nói chung, khi đặt tên, chúng ta nên chú ý đến văn hoá của đất nước mình. Việc đặt tên cho con cái cũng thuộc vào phạm trù văn hoá. Ngày xưa, có thể người Hàn quốc tuân thủ rất nghiêm ngặt những quy định khi đặt tên. Nhưng trong thời kỳ xã hội mở này, những luật đặt tên như họ và tên gồm ba chữ dần dần mất đi, có những người rút ngắn bớt tên chỉ còn một chữ. 174
182 III. Ảnh hưởng, tác dụng của những điều cấm kỵ trong văn hoá 1. Những điều cấm kị ảnh hưởng giúp ổn đinh tâm lý xã hội. Người Việt Nam thường có câu: Nhập gia thì tuỳ tục. Khi con người tiếp xúc với một môi trường mới tức là tiếp xúc với một nền văn hoá hoàn toàn khác hoặc chỉ một số nét tương tự với văn hoá đất nước mình, chúng ta nên tôn trọng những tập tục mới đó. Giả sử bạn đến nhà của người Hàn Quốc chơi, bạn có lung túng không biết phải làm gì vì sợ mắc một số những điều không nên làm trong văn hoá, cuộc sống của họ. Như vậy, cuộc trò chuyện diễn ra không tự nhiên, và có thể vô tình làm phật lòng chủ nhà. Gia đình Hàn quốc là một ví dụ mang tính phạm vi hẹp để chúng tôi nói đến phạm vi trong một xã hội. Khi chúng ta biết những điều cấm kị của trong văn hoá của đất nước mình và đất nước khác, chúng ta có thể hoà nhập vào môi trường mới dễ dàng hơn. Những điều cấm kị cho chúng ta biết nên làm gì và không nên làm gì, giúp chúng ta ổn định tâm lý giải quyết những việc gặp phải trong sinh hoạt hằng ngày, nơi công sở, nhà riêng,... một số lĩnh vực khác như trong xây dựng, văn hoá đặt tên cho con cái, văn hoá trong các ngày lễ Công việc sẽ suôn sẻ và tốt đẹp hơn. 2. Những điều cấm kị điều chỉnh hành vi giao tiếp. Có câu nói : Suy nghĩ tạo ra hành động. Chính vì thế, khi nắm vững được những điều cấm kị trong giao tiếp, chúng ta có thể tạo ra thái độ phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng và từ đó điều chỉnh hành vi giao tiếp, những hành vi không phù hợp với tập quán, than phận, địa vị xã hội của người nói với người nghe. Như thế chúng ta mới gây được ấn tượng ban đầu cho đối phương, giúp mọi việc tốt đẹp hơn. 3. Những điều cấm kị củng cố quần thể giao tiếp xã hội. Cấm kị tạo ra các hệ thống yêu cầu biểu hiện những mặt như: môi trường giao tiếp, điều kiện quần thể giao tiếp, và tố chất của người tiến hành giao tiếp trong quần thể đó. Cấm kị điều chỉnh tâm lý, hành vi giao tiếp của cá nhân khiến cho tính cách, tâm trạng thái độ, ngôn ngữ điều chỉnh quan niệm, của cá nhân phù hợp hơn với tiêu chuẩn bình thường cảu quần thể giao tiếp đó, chỉ những cá nhân đạt yêu cầu mới có thể hoà nhập với quần thể giao tiếp và nhờ đó quần thể giao tiếp ngày càng được củng cố phát triển. 4. Những điều cấm kị còn ảnh hưởng tới môi trường sống, con người. 175
183 Cũng giống như Việt Nam, trong cuộc sống, con người rất tin vào những điều đi ngược với quy luật của tự nhiên, những điều sẽ có thể ảnh hưởng tới cuộc sống. Trong xây dựng chẳng hạn, do thời tiết lạnh nên hầu hết người Hàn xây nhà thấp, cửa hẹp hơn. Hay những con số mang lại may mắn hay mang lại vận đen. Nếu biết những điều cấm kị, con người có thể tránh được những điều không tốt cho mình, cho môi trường sống của mình có tính ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp. C. Phần mở rộng Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, văn hóa cũng liên tục biến đổi. Sự khác biệt về thời đại, hoàn cảnh, môi trường sống tạo nên những thay đổi về cách suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề của con người. Trong quá trình truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác mà hiện nay có những phong tục và những quan niệm đã bị mất đi hay được thay đổi theo chiều hướng để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại hoặc cũng có thể theo chiều hướng để có lợi cho một số đối tượng nhất định Ngoài ra thì trên cùng một đất nước nhưng phong tục văn hóa biến đổi vô cùng đa dạng. Có những phong tục chung trên toàn quốc và mỗi vùng, mỗi nơi cũng có bản sắc riêng, đôi khi chỉ sai khác chút ít nhưng cũng có khi hoàn toàn khác thậm chí là trái ngược nhau. Cũng do hạn chế về thời gian và tài liệu, bài nghiên cứu của chúng tôi chưa thể phân tích một cách chi tiết, cụ thể nhất, và còn nhiều mảng chưa thể đề cập tới như: các điều cấm kỵ trong lễ về nhà mới, lễ thôi nôi, lễ mừng thọ, nghi lễ thờ cúng tổ tiên, trong cách đi lại (xuất hành), trong thi cử, cách ăn mặc, Nếu có thể mở rộng thêm phạm vi thời gian cũng như nguồn tài liệu, chúng tôi hy vọng có thể nghiên cứu sâu rộng hơn về những mảng đề tài tày, hơn nữa là có thể so sánh, đối chiếu với văn hóa Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, chúng tôi đã cũng đã tranh luận khá nhiều về một câu hỏi. Đó là: Một xã hội mà muốn phát triển, muốn vươn xa thì phải hội nhập, phải mở cửa, vậy thì liệu chúng ta có nên lưu giữ và phát triển những điều cấm kị hay không? Liệu rằng chúng có cản đường hội nhập, phát triển của đất nước? Câu hỏi này không đặt riêng cho một quốc gia, một dân tộc nào mà là câu hỏi chung cho mọi quốc gia. 176
184 Xét cho cùng thì mọi điều cấm kỵ hay kiêng kỵ đều hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, dễ chịu cho con người. Vì thế cho nên, chúng tôi đã thống nhất đi đến một kết luận chung: Không nhất thiết phải tuân theo chúng một cách máy móc mà có thể cải biến, sửa chữa cho phù hợp, miễn là không trái với luân lí, thuần phong mĩ tục, phản khoa học, ảnh hưởng đến lợi ích chung và quyền lợi chính đáng của người khác. Như thế không có nghĩa là khuyến khích xóa bỏ hay sửa chữa cả những gì được cho là thuần phong mỹ tục- những phong phục chứa đựng màu sắc văn hóa đặc trưng của đất nước. Những phong tục này không nên xóa bỏ mà nên giới thiệu với bạn bè quốc tế để thông qua đó quảng bá văn hóa dân tộc. Dù còn hay mất thì những điều cấm kỵ cũng phần nào phản ảnh đời sống văn hóa, tinh thần của người xưa. Vì thế việc nghiên cứu, tìm hiểu về những điều cấm kỵ trong văn hóa Hàn Quốc cũng là yếu tố quan trọng giúp hiểu rõ hơn về văn hóa con người xứ sở kim chi. Nhìn từ góc độ của một người ngoại quốc, khi thâm nhập vào một nền văn hóa khác, vấp phải sự giao thoa giữa hai nền văn hóa của hai quốc gia khác nhau thì chúng ta cũng nên tôn trọng và tuân theo những chuẩn mực văn hóa của quốc gia đó. Thêm nữa, có những điều người ta không cho là cấm kỵ nhưng là những quy tắc lịch sự tối thiểu hoặc không nên làm do trái với đạo đức, gây ảnh hưởng không tốt đến người khác thì ta cũng nên tránh D. Kết luận Chúng ta đều biết rằng, để hiểu một nền văn hóa của nước mình không phải là điều dễ nói gì đến một nền văn hóa mới. Để hòa nhập được vào môi trường mới, không chỉ bằng ngôn ngữ- phương tiện giao tiếp cơ bản, mà còn cần đến yếu tố thứ hai là hiểu biết về văn hóa, biết cách dùng ngôn ngữ làm công cụ và sử dụng nó một cách linh hoạt, chính xác trong hoàn cảnh nào, với đối tượng nào cho phù hợp, mang lại tính hiệu quả trong giao tiếp, mọi việc trong đời sống hằng ngày mà chúng ta gặp phải. Không chỉ ở Việt Nam hay Hàn quốc có những điều cấm kị, mà tất cả các quốc gia trên toàn thế giới đều có một hệ thống những điều cấm kỵ được dùng như chuẩn mực ứng xử trong xã hội. Có những điều chung nhưng cũng có những điều riêng, là đặc trưng của quốc gia, dân tộc, góp phần làm nên bản sắc văn hóa, dân tộc độc đáo. Qua 177
185 những hiểu biết về những điều cấm kị trong văn hóa Hàn quốc trong các lĩnh vực như: giao tiếp, xây dựng, cách đặt tên, sử dụng con số, màu sắc, các ngày lễ, sự kiện diễn ra trong mười hai tháng, chúng tôi mong muốn đưa đến cho các bạn những kiến thức cơ bản về văn hóa cần thiết khi bạn tiếp xúc với con người, môi trường mới- Hàn Quốc. Nếu như chúng ta quan tâm đúng mực và nắm bắt được những điều cấm kị dù là nhỏ nhặt đó, chúng ta có thể nhanh chóng hòa nhập vào với môi trường sinh hoạt và những tập quán của người bản địa, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài giữa hai bên. Hơn nữa, chúng tôi cũng hy vọng rằng bài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm, muốn tìm hiều về đất nước Hàn Quốc,và được góp phần dù vô cùng nhỏ bé vào việc thúc đẩy quan hệ hai nước Việt- Hàn. Bởi chúng tôi tin rằng: Khi thực sự hiểu nhau thì chúng ta có thể trở thành những người bạn đồng hành tuyệt vời cùng bước trên con đường phát triển đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kỷ yếu khoa học sinh viên lần thứ hai khoa Hàn quốc Đại học Hà Nội 2. Bách khoa những điều cấm kị- tác giả Phạm Minh Thảo- NXB Văn hóa thông tin 3. SGK trung cấp hai trường Kyung Hee 4. Xã hội Hàn Quốc hiện đại- NXB Đại học Quốc gia Hà Nội- Việt Nam 5. Các trang web bằng tiếng Việt, Anh, Hàn
186 NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ MỘT SỐ HƯỚNG GIẢI QUYẾT TRONG QUÁ TRÌNH LÀM QUEN VÀ HỌC TẬP TIẾNG HÀN QUỐC Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nghiêm Thị Thu Hương Sinh viên thực hiện: Vũ Anh Thịnh 3H09 A. Đặt vấn đề: Là sinh viên năm thứ nhất khoa Hàn Quốc, Đại học Hà Nội, điều quan tâm đúng đắn nhất của tôi cũng như bao đồng môn là làm thế nào để học thật tốt chuyên ngành của mình tiếng Hàn Quốc. Qua 360 tiết học và 03 kì thi tức là gần hết năm đầu làm quen với giảng đường đại học, cá nhân tôi cũng như bao sinh viên khác vẫn chưa thỏa mãn được điều quan tâm trên. Trong quá trình học và trải nghiệm tiếng Hàn cùng các giảng viên của mình, chúng tôi đã có những buổi trao đổi với giảng viên Đào Vũ Vũ, một số lời khuyên của giảng viên Đặng Hồng Vân, giảng viên Nguyễn Nam Chi và giảng viên Vũ Thanh Hải cùng nhiều giảng viên khác đã trực tiếp tham gia giảng dạy khóa 09 trong khoa Hàn Quốc đại học Hà Nội. Đặc biệt là những giờ học về phương pháp nghiên cứu khoa học của trưởng khoa Hàn Quốc đại học Hà Nội, thạc sỹ Nghiêm Thị Thu Hương đã giúp chúng tôi rất nhiều trong việc nhìn nhận những khó khăn cũng như tự trang bị phương pháp học tập phù hợp cho mình. Nhưng khi được hỏi: Bạn đã hài lòng với thành tích học tập của mình chưa? thì câu trả lời vẫn là: Chưa!. Thật khó trả lời là rồi bởi cứ sau mỗi kì thi, nhất là kì thi giữa kì vừa qua, giảng viên Nguyễn Nam Chi và giảng viên Vũ Thanh Hải lại chỉ ra rất nhiều lỗi cơ bản của chúng tôi dẫn đến thành tích học tập còn chưa tốt. Ngoài ra, trong giờ học của giảng viên 김이연, cá nhân tôi cùng một số sinh viên khác còn chưa bắt kịp được với tiến độ học tập nên chất lượng học tập còn nhiều hạn chế. Sau buổi sinh hoạt chính trị nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường đại học của khoa Hàn Quốc ngày 16 tháng 4 vừa qua, dưới sự chỉ đạo của khoa Hàn Quốc và nhu cầu muốn đáp ứng phần nào mối quan tâm: Phải làm gì để học tập tốt tiếng Hàn Quốc?, tôi đã mạnh dạn phát triển đề tài này. 179
187 Trong suốt quá trình làm quen và học tập tiếng Hàn Quốc, tôi đã cố gắng tìm cách phát triển phương pháp học tập của riêng mình, nhưng cứ mỗi bước thực hiện lại vấp phải khó khăn. Chuyển hướng thì lại nảy sinh khó khăn mới. Cứ như thế nên đôi lúc mới thấy thật chán nản. Tâm sự cùng các sinh viên khóa 09 khác thì mới thấy rằng còn nhiều các khó khăn khác. Sau khi tổng hợp những khó khăn trên kết hợp với những gì các giảng viên trang bị cho, có thể hệ thống lại theo dòng lôgic 5 không sau: đầu tiên, không học tốt tiếng Hàn là do còn chưa yêu quí nó (không yêu); không yêu quí tiếng Hàn sao muốn hiểu tiếng Hàn đây, đó là còn chưa nói tiếng Hàn cũng không dễ hiểu đối với một số sinh viên (không hiểu); không yêu, không hiểu thì tất yếu là khó nhớ (không nhớ); không nhớ thì làm sao để sử dụng tốt tiếng Hàn (không dùng); và rồi như trong nhà có một hũ vàng mà không biết, sinh viên không tận dụng những thuận lợi sẵn có để có những bước tiến xa hơn trong học tập (không tận dụng). Chi tiết thế nào là 5 không xin được đề cập ở phần sau. Song song với việc làm rõ những vấn đề trên, tôi mạnh dạn đề nghị một số phương án giải quyết mà sau quá trình điều tra, tổng hợp và phân tích hứa hẹn có ích cho chính những sinh viên khóa 09 như tôi và biết đâu lại có thể giúp được các hậu bối khóa sau vượt qua được những khó khăn mang tính truyền thống này. Ngoài ra, tôi còn một tham vọng nữa là sau khi nhìn nhận rõ các vấn đề trong việc làm quen và học tập Tiếng Hàn Quốc, sinh viên khóa 09 sẽ thêm yêu và cố gắng chăm chỉ học tập chuyên ngành của mình để không bị mất đi cơ hội học tập của bản thân cũng như phụ công dạy dỗ và tâm huyết của các giảng viên trong khoa Hàn Quốc đại học Hà Nội. B. Nội dung: 1. Không yêu tiếng Hàn Quốc mà lại là sinh viên của khoa Hàn Quốc, đối với tôi đó là một điều lạ lùng. Bởi nếu không yêu thích tiếng Hàn Quốc thì tại sao họ lại chọn khoa Hàn Quốc? Đó là câu hỏi tôi đã có gắng đi tìm lời giải đáp. Và tôi đã tìm được gợi ý đầu tiên từ giờ học đầu tiên của giảng viên Vương Thị Năm và nhiều giảng viên khác. Đối với sinh viên khóa 09, các giảng viên đều có chung một câu hỏi: các em vào khoa Hàn mình vì lí do gì? Tại sao em lại chọn khoa Hàn Quốc? Giảng viên Vương Thị Năm còn nhấn mạnh: Câu hỏi này sẽ còn được hỏi lại không dưới một lần!. Chứng tỏ các 180
188 giảng viên rất quan tâm đến tâm lí tình cảm của sinh viên đối với Tiếng Hàn Quốc chuyên ngành sẽ theo sinh viên khóa 09 từ ngày nhập học cho đến khi tốt nghiệp. Tôi tiến hành điều tra trong tập thể sinh viên khóa 09 đã cho thấy có một số lí do chính đáp lại sự quan tâm của các giảng viên. Đồng thời từ đây tôi cũng tìm ra được một lí do giải thích tại sao có sinh viên không yêu thích tiếng Hàn Quốc. (Phiếu điều tra được bổ sung ở phần phụ lục) 1.1 Lí do chọn chuyên ngành tiếng Hàn Quốc Lý do chọn chuyên ngành tiếng Hàn Quốc Thuận lợi về cơ hội việc làm 5% 3% 5% 39% Thích tiếng Hàn Quốc qua các hoạt động giải trí Năng khiếu bản thân Gia đình lựa chọn 48% Khác Thật đáng mừng khi trong khoa Hàn Quốc, khoa 09 có 5% số sinh viên có năng khiếu về ngoại ngữ. Họ có nhiều khả năng sẽ trở thành những sinh viên xuất sắc. Có lẽ không cần bàn nhiều về họ vì có thể chắc rằng những sinh viên này đã có mối quan tâm không nhỏ tới tiếng Hàn Quốc trước ngày nhập học. Với họ việc có một chế độ học tập riêng là cần thiết để giúp họ phát huy tối đa khả năng của mình. Điều đáng quan tâm hơn cả là 48% số sinh viên được hỏi, trả lời lí do của mình là do yêu thích một diễn viên, một ca sĩ nào đó ở Hàn Quốc. Lí do này cũng không có gì xấu và quá lạ. Vì rất nhiều thanh thiếu niên Việt Nam yêu thích Hàn lưu. Nhưng sẽ là khó khăn nếu như vào khoa Hàn Quốc chỉ để thỏa mãn những sở thích tương tự như thế này. Vì tiếng Hàn Quốc sẽ chỉ là một phần nhỏ trong mối quan tâm của họ. Các bài giảng và nhịp độ học tập tuy không quá vất vả ở những năm đầu nhưng rất quan trọng sẽ bị các sinh viên này bỏ qua hoặc xao lãng chỉ để tập trung vào những thần tượng của mình. Thật tiếc là các bài giảng và tài liệu tiếng Hàn không có nhiều phần đề cập đến vấn đề này, nên việc kết hợp việc học tiếng Hàn với sở thích của họ cần phải có sự đầu tư, cải tiến dưới góc độ cá nhân. Số lượng sinh viên này tương đối lớn nên tôi xin 181
189 mạnh dạn đề nghị một dự án giờ học Hàn lưu để đáp ứng phần nào niềm mong mỏi của những sinh viên này khi học tập tại khoa Hàn Quốc. Chi tiết dự án xin bổ sung sau ở phần phụ lục. Có 39% số sinh viên được hỏi, trả lời lí do của mình là học tiếng Hàn để có cơ hội việc làm tốt trong tương lai. Những sinh viên này rất biết lo xa. Và có thể là những sinh viên đã có ý thức nhiều hơn về việc học tập. Một điều thật tốt cho công việc học tập của họ. Nhưng tương lai 4 năm nữa họ mới có thể thấy được những điều hiện tại họ làm có kết quả ra sao, ngoài ra giảng viên Vương Thị Năm đã từng nói: không sợ không có chỗ xin việc, nhưng lương thì có thể nhiều, ít, thậm chí là không lương! Nghe mới thật đáng sợ làm sao! Có thể chính mục đích thực dụng, thực tế nêu trên lại là vật cản khi những sinh viên này nhận thấy ở đâu đó có thể có nhiều cơ hội việc làm hơn? Đối với họ yêu thích tiếng Hàn chỉ mang tính thực dụng. 3% số sinh viên được hỏi, trả lời lí do của mình là do gia đình lựa chọn. Có lẽ những sinh viên này sẽ có thể yên tâm về kế hoạch tương lai. Vì tất cả đều do gia đình một tay lo liệu, họ chỉ làm theo mà không cần quan tâm đến tiếng Hàn Quốc như thế nào cũng được(!?) Nhưng biết làm sao khi có thể trong số họ từng ước mơ làm nhà báo hay kĩ sư,... Thật khó để làm điều người khác sắp đặt trong khi lại muốn làm điều mình mơ ước. Được bao bọc, lo lắng cho sự nghiệp và tương lai của mình quả là một điều đáng để mơ ước, nhưng không vì thế mà thụ động và vô cảm với mọi thứ xung quanh mới chính là mục đích chân chính để trở thành một sinh viên chân chính của khoa Hàn Quốc. Dù sao thì cũng là chuyện đã rồi, việc cần làm bây giờ là làm sao để học tập cho tốt, còn nếu không thì cần quyết định một cách dứt khoát rằng có ở lại khoa Hàn Quốc trong 4 năm tới hay không? Có 5% số sinh viên có những lí do khác. Quả thật phong phú và đặc biệt khi có sinh viên trả lời muốn thành phiên dịch viên chuyên nghiệp, muốn được tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc,... Cá biệt còn có sinh viên trả lời là do điểm vào khoa Hàn Quốc thấp nên đăng kí dự thi và trúng tuyển. Cũng không gì xấu vì giảng viên Vương Thị Năm chia sẻ: việc chọn chuyên ngành tiếng Hàn Quốc đối với cô là hoàn toàn là tình cờ, ngẫu nhiên. Số sinh viên này tuy không nhiều nhưng đã cho thấy một cái nhìn toàn diện về sinh viên khóa 09, một tập thể đầy phức tạp và đa dạng. Tình cảm đối với tiếng Hàn Quốc vì thế mà cũng không hề đơn điệu. Đó là sẽ thứ tình cảm nhiều chiều với độ 182
190 đậm nhạt khác nhau. Chính vì thế mà chỉ dựa vào lí do chọn chuyên ngành tiếng Hàn Quốc mà ta đã có thể đánh giá được hết tình cảm của sinh viên khóa 09 với tiếng Hàn Quốc. Sau một quá trình tham gia học tập tại khoa Hàn Quốc, tôi còn tìm được một gợi ý thứ hai cho việc đã là sinh viên khoa Hàn Quốc rồi mà còn chưa yêu thích tiếng Hàn Quốc. 1.2 Công tác học tập trước khi vào khoa Hàn Quốc: Do là năm thứ nhất đại học nên công tác học tập trước khi vào đại học có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập thời gian này. Đặc biệt khi chuyên ngành của chúng ta là tiếng Hàn Quốc. Ở các ngành khác, sinh viên sẽ không thể biết cụ thể mình sẽ học gì và cho dù có biết cũng không có đủ điều kiện để chuẩn bị. Còn đối với ngành ngoại ngữ thì đương nhiên tiếng nước ngoài rồi. Đã có dự định vào khoa Hàn Quốc, nếu có thời gian chuẩn bị thì phải làm quen với tiếng Hàn Quốc là điều ai cũng biết. Nhưng hay là ở chỗ nếu, vì là nếu nên có sinh viên được làm quen với tiếng Hàn trước ngày nhập học, số còn lại thì không có điều kiện đó. Công tác học tập trước khi vào khoa Hàn Quốc 11% Đã học tiếng Hàn Quốc Chưa học tiếng Hàn Quốc 89% Sinh viên đã học tiếng Hàn (chiếm 11%) Số sinh viên này tuy không nhiều nhưng cũng rất đáng chú ý. Bởi họ có những khó khăn mặc dù có thể cho là họ có một lợi thế nhất định khi tất cả sinh viên khóa 09 còn đang ở vạch xuất phát. Không thể phủ nhận một điều là những sinh viên này có một niềm yêu thích đặc biệt với tiếng Hàn vì trong thời gian học trung học không hề dễ dàng mà họ vẫn dành phần nhiệt huyết và thời gian ít ỏi cho việc học tiếng Hàn. Hay chí ít là sau kì thi đại học căng thẳng họ đã tiếp tục cố gắng trong học tập. Điều này 183
191 cũng chứng tỏ họ có một số điều kiện thuận lợi nhất định. Nhưng chính những điều này lại khiến họ mắc một lỗi điển hình: chủ quan trong học tập, chỉ vì biết trước một chút mà xao lãng, bỏ qua những phần quan trọng, không nắm rõ bản chất của vấn đề. Theo kinh nghiệm của các giảng viên kể lại, những sinh viên này có nguy cơ chỉ đạt kết quả trung bình còn thấp hơn cả những sinh viên vào khoa mới bắt đầu làm quen và học tập tiếng Hàn. Làm quen và học tập tiếng Hàn trước khi vào khoa còn nảy sinh một vấn đề nữa: đó là càng học càng thấy tiếng Hàn mới thật khó. Đôi khi còn xảy ra xung đột kiến thức không cần thiết. Ví dụ như phát âm chẳng hạn. Do được học trước nên kĩ năng phát âm cũng hình thành sớm hơn các bạn. Một số lỗi phát âm đã thành thói quen, các giảng viên có sửa cũng thật khó. Các phần khác hầu như cũng tương tự. Điều này là đặc trưng của chuyên ngành mà ai làm quen và học tập tiếng Hàn cũng đều phải chấp nhận. Có lợi thế về kiến thức là điều mơ ước của mỗi sinh viên ở bất kì ngành nào. Có được điều này sẽ giúp sinh viên thấy trước và có nhiều thời gian để giải quyết các khó khăn khác. Nhất là đối với sinh viên ngành ngoại ngữ, đó là còn là lợi thế về thời gian, thứ mà không gì có thể đánh đổi được. Giống như việc anh lớn hơn em có một tuổi thôi, nhưng cả đời em không thể bằng tuổi anh được chứ chưa nói gì đến việc hơn tuổi anh. Mặt khác cũng chưa chắc chắn là cứ hơn tuổi thì thông minh hơn, thành công hơn đâu nhé! Em dù có kém tuổi nhưng nếu chăm chỉ hơn trong việc học ngoại ngữ hơn anh thì cũng sẽ thành công hơn anh. Việc có lợi thế về kiến thức phải là động lực để tiếp tục tiến những bước xa hơn trong tương lai. Không chủ quan trong học tập và liên tục cố gắng mới là người học tập chân chính. Đối với nhóm sinh viên này không thể nói là họ không yêu thích tiếng Hàn Quốc nhưng làm sao để yêu thích tiếng Hàn Quốc hơn nữa, yêu thích đến mức đó là động lực, là vũ khí bí mật để vượt qua những khó khăn sắp tới trong quá trình làm quen và học tập tiếng Hàn Quốc vẫn là một yêu cầu còn chưa được giải quyết. Điều này xin được nghiên cứu trong thời gian tới Sinh viên chưa học tiếng Hàn (chiếm 89%) Số sinh viên này chiếm phần lớn sinh viên khóa 09. Tất nhiên đầu tiên các sinh viên này không có chút lợi thế nào mà còn có thêm một số khó khăn nữa. Điều đặc biệt lưu ý là một kiểu khó khăn điển hình sau: Hầu hết sinh viên khi dự thi vào trường 184
192 đều phải học tiếng Anh trước đấy vì tiếng Anh là môn thi bắt buộc trong kì thi đại học. Có những sinh viên 12 năm học tiếng Anh và đã giành những thành tích cao về tiếng Anh thời trung học. Việc nhìn người khác chập chững học tiếng Anh là điều thật buồn cười, cảm nhận được điều mình làm tốt hơn người khác mới quả thật là niềm động viên trong công việc học tập. Nhưng giờ đây chính mình lại bắt đầu chập chững học môn ngoại ngữ mới, một ngoại ngữ với chữ viết khác hoàn toàn với những ngôn ngữ đã biết, giờ đây lại có người làm tốt hơn mình, ở cái vị trí mà mình từng nắm giữ bao nhiêu năm qua. Vấp phải biết bao khó khăn khác trong học tập, trong cuộc sống bị xáo trộn khiến tự mình không thể nào đạt được phong độ như xưa trong một thời gian ngắn. Càng vội vàng lại càng lún sâu hơn trong mớ bòng bong. Đó có thể là lí do khiến không ít sinh viên trượt dài trên con đường học tập sắp tới. Mọi háo hức về mọi thứ tiếng mới, có thể còn là thứ tiếng mơ ước của các bạn sinh viên từ từ biến mất khỏi suy nghĩ cũng như tình cảm của họ. Thế chỗ là sự nhàm chán, đôi khi còn là vô vị, nhạt nhẽo, phức tạp kiểu không đâu của tiếng Hàn Quốc. Thực ra tiếng Hàn vốn vẫn thế, cũng chẳng vô vị và nhạt nhẽo tí nào cả nhưng chính thành tích và khả năng học tập của sinh viên khóa 09 khiến nó bị mang tiếng xấu ấy. Vẫn biết một khởi đầu mới là không dễ dàng nhưng khởi đầu mới cũng chứa đựng bao điều thú vị mà nếu kiên trì ta sẽ cảm nhận được hết. Tạo cho mình một tâm lí học tập vững vàng là điều mà hẳn ai trong những sinh viên khóa 09 đã tự rèn luyện cho mình suốt 12 năm học tập vừa qua. Nay điều này lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Khó khăn mà không lùi bước là điều mà khoa Hàn Quốc sẽ dạy các sinh viên khóa 09 cho đến khi nhận bằng tốt nghiệp nên sinh viên khóa 09 hãy coi như là bài học đầu tiên trong khóa học kéo dài 4 năm này. Điều tra mới biết quả là niềm yêu thích tiếng Hàn Quốc cũng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng học tập trên giảng đường đại học. Đã tốt nay còn tốt hơn là điều mà tôi hằng mong mỏi các bạn sinh viên khóa 09 khi nói về tình cảm đối với tiếng Hàn Quốc. Cho dù kết quả học tập còn chưa cao như các bạn mong đợi nhưng đừng để điều đó ảnh hưởng đến tình cảm mà sinh viên khóa 09 dành cho tiếng Hàn Quốc. Dựa trên 2 khía cạnh trên, ta có thể đánh giá việc sinh viên khóa 09 chưa yêu thích tiếng Hàn Quốc là khó khăn đầu tiên gây ra việc chưa học tốt tiếng Hàn Quốc là hoàn toàn có cơ sở. Có điều, đánh giá này hiển nhiên đến mức chẳng cần chứng minh, 185
193 nghiên cứu cũng có thể biết và chính vì thế nên cũng mấy ai nhắc đến. Yêu thích tiếng Hàn Quốc đối với sinh viên khóa 09 là điều cơ bản. Mà đã là cơ bản và hiển nhiên thì hay bị lãng quên và xem nhẹ. Bởi lẽ đó mà tôi xin được nhắc lại và cũng là để mở đầu cho khó khăn tiếp theo. Với khó khăn cơ bản và đầu tiên này thì việc giải quyết và thời điểm giải quyết mang tính quyết định. Vì trái với yêu thích là ghét, ghét đi cùng với thành kiến. Một khi đã có thành kiến xấu với tiếng Hàn Quốc thì khó lòng mà yêu thích nó được. Bởi lẽ đó nên những buổi học đầu tiên trong khoa Hàn Quốc mới thật quan trọng, làm sao để phô bày hết được vẻ quyến rũ, nét hấp dẫn và đáng yêu cùng những điểm mạnh của tiếng Hàn Quốc là điều quan trọng. Tiếng Hàn Quốc ngay từ cái nhìn đầu tiên phải là ngôn ngữ tuyệt vời nhất của các tân sinh viên và sau này sẽ là ngoại ngữ duy nhất có vị trí trong lòng mỗi sinh viên khóa 09. Nói cách khác tiếng Hàn Quốc với nội lực của một ngôn ngữ đứng hàng thứ 20 trên trên thế giới phải có sức mạnh mê hoặc cần và đủ để kéo tinh thần sinh viên về phía mình. Có thế sau này sinh viên mới có thể ăn, ngủ, chơi, học, yêu tiếng Hàn Quốc được. Tiền đề của tất cả những điều ấy bắt đầu từ việc gây dựng chí ít cũng là cảm tình với tiếng Hàn Quốc, Chính vì vậy, dưới góc độ cá nhân, tôi xin đề cử một dự án nghiên cứu: 한국어 사랑해!. Để bồi dưỡng tình cảm của sinh viên năm thứ nhất đối với tiếng Hàn Quốc qua các hoạt động điều tra, tìm hiểu tình cảm sinh viên và giúp sinh viên hiểu và đánh giá tiếng Hàn Quốc trên nhiều khía cạnh của cuộc sống, biến tiếng Hàn Quốc thành một chủ thể trữ tình, một trong những mối quan tâm trong cuộc sống mỗi sinh viên năm thứ nhất qua các buổi tiếp xúc trao đổi với các giảng viên, người Hàn Quốc và sinh viên khóa trên. Qua đó bồi dưỡng tình yêu tiếng Hàn Quốc tạo tiền đề cho các hoạt động học tập khác. Chi tiết kế hoạch nghiên cứu xin được bổ sung ở phần phụ lục. Xin kết phần này bằng một chia sẻ về cách biểu hiện tình cảm trong tiếng Hàn Quốc của giảng viên Nguyễn Nam Chi: đó là cách gọi 님, 남, 넘. 님 là để chỉ người biểu thị thái độ kính trọng được dịch sang tiếng Việt tương đương ngài, ông. 넘 dùng để chỉ người mang sắc thái khinh thường, hạ thấp dịch sang tiếng Việt tương đương với mày, hắn. Còn 남 dùng để chỉ người dưng tức là không yêu cũng chẳng ghét, sắc thái nghĩa bình thường có thể dịch sang tiếng Việt tương đương là anh trong anh tôi. Giải thích cho cả lớp xong, giảng viên Nguyễn Nam Chi mỉm cười 186
194 hỏi: trong ba đại từ trên, các em có biết người Hàn Quốc gọi mình bằng đại từ gì thì đáng sợ nhất không? Đa số sinh viên trả lời là: 넘. Lí do thì đã quá rõ rồi. Nhưng thật bất ngờ, giảng viên Nguyễn Nam Chi mỉm cười lần nữa và trả lời là 남. Vì 남 là để chỉ người dưng, gần như không quen biết, nên nếu có chết thì họ cũng không cứu, thà là để họ yêu hoặc ghét mình còn hơn là chẳng để ý gì đến mình. Đối với tiếng Hàn Quốc cũng vậy, sinh viên khóa 09 tuy có bộc lộ rõ tình cảm của mình người yêu, người ghét nhưng còn hơn là chẳng để ý gì đến nó cả. Có điều khi đã có tình cảm với tiếng Hàn Quốc rồi thì phải hướng tình cảm ấy về mặt tích cực, phục vụ vào công việc học tập tiếng Hàn Quốc. Với một tình yêu đặc biệt dành cho tiếng Hàn Quốc, nhiều sinh viên khóa 09 đã nỗ lực không ngừng suốt thời gian qua để nâng cao kỹ năng tiếng Hàn mục tiêu 2 năm đầu học tập tại khoa Hàn Quốc. Thế nhưng trước một ngoại ngữ đầy quyến rũ và đáng yêu như tiếng Hàn Quốc việc tiếp cận lại xem ra còn có nhiều khó khăn. Tiếng Hàn Quốc đối với sinh viên khóa 09 thời điểm hiện tại có một vẻ đẹp vô cùng bí ẩn. Tại sao lại nói là bí ẩn? Bởi vì đơn giản sinh viên khóa 09 chưa hiểu tiếng Hàn Quốc. Tất nhiên sẽ càng khó hiểu hơn nếu là người chẳng có chút tình cảm hay quan tâm gì đến tiếng Hàn Quốc. Đối với họ nhu cầu hiểu là không có. 2. Không hiểu tiếng Hàn Quốc được thể hiện đặc sắc và giản dị nhất ở việc hiểu nghĩa câu tiếng Hàn - đơn vị ngữ pháp trung gian được đặc biệt nhấn mạnh trong buổi sinh hoạt chính trị hôm 16 tháng 4 vừa qua cũng như các buổi sinh hoạt trước đó về phương pháp học tập. Bởi trong câu có từ và các cấu trúc ngữ pháp có liên quan, câu truyền tải một nội dung trọn vẹn. Ở tiếng Việt, đơn vị ngữ pháp có chức năng tương đương lại không phải là câu mà là phát ngôn. (Do trình độ và thời gian có hạn nên chưa tìm hiểu chính xác để so sánh giữa hai ngôn ngữ, tạm thời dùng khái niệm câu tiếng Hàn để tương đương với khái niệm phát ngôn trong tiếng Việt). Không hiểu câu tiếng Hàn tức là không hiểu được nội dung chuyển tải. Điều đó khiến cho chức năng giao tiếp của ngôn ngữ bị hạn chế thậm chí là bị triệt tiêu. Cần phải giải thích rõ hơn: ở đây khái niệm hiểu tiếng Hàn với ý nghĩa sinh viên có thể hiểu nội dung chuyển tải qua tiếng Hàn tương đương như qua tiếng Việt. Tức là không chỉ ở đơn vị ngữ pháp là câu mà còn trên các đơn vị ngữ pháp khác nữa. Đây là 187
195 một yêu cầu không dễ đối với sinh viên năm đầu. Sau khi điều tra và tổng hợp số liệu, kết quả cho thấy ở biểu đồ sau: Sinh viên hiểu tiếng Hàn Quốc 36% Hiểu Không hiểu 64% Qua biểu đồ, ta có thể thấy trong khóa 09 có không ít sinh viên còn chưa tự tin với việc hiểu nghĩa từ, các cấu trúc ngữ pháp và các bài khóa tiếng Hàn (chiếm 64%). Một thời lượng tương đối thời gian cho việc làm quen và học tập tiếng Hàn Quốc đã trôi qua, nhưng việc hiểu tiếng Hàn vẫn còn là một khó khăn thì quả là đáng tiếc. Thật ra thì cũng không có gì lạ vì việc hiểu hay không hiểu tiếng Hàn đối với nhiều sinh viên còn là một khái niệm mơ hồ và chỉ được làm rõ khi các giảng viên dịch bài. Đối với những sinh viên có quan tâm, tìm hiểu thì việc làm thế nào để hiểu được tiếng Hàn cũng không dễ. Một điều không cần chứng minh là: giữa tiếng Hàn và tiếng Việt có sự khác biệt lớn trên nhiều mặt. Mặt khác, trong quá trình giảng dạy, giảng viên Vũ Thanh Hải đã không dưới ba lần khẳng định: những ý diễn đạt, những từ tiếng Hàn không phải tiếng Việt lúc nào cũng có. Có những khái niệm từ tiếng Hàn mà tiếng Việt phải mất tới mấy câu mới giải thích được. Ấy thế mà đôi khi còn được hiểu một cách vô cùng ngộ nghĩnh. Việc tự tìm hiểu của sinh viên còn nhiều khó khăn khi từ điển Việt Hàn không đáng để đặt sự tin cậy. (Đây là ý kiến của không chỉ một mình giảng viên Vương Thị Năm). Các nguồn tài liệu khác thì lại phải hiểu qua ngôn ngữ thứ ba (thường là tiếng Anh). Vì vậy việc hiểu tiếng Hàn của sinh viên khóa 09 chỉ dừng lại ở chân lí từ các giảng viên. Tức là các giảng viên dịch câu đó, bài đó như thế nào thì được hiểu như vậy. Sau này có gặp câu nào, bài nào tương tự thì áp dụng. Nghe có vẻ thụ động một trong những điều giảng viên Nghiêm Thị Thu Hương nói là cần tránh. Thực ra cũng chẳng cần nhiều hơn vì lĩnh hội được hết chỗ kiến thức đó cũng đã đủ mệt rồi. Nhưng có điều với khối lượng lớn kiến thức như vậy mà sau khi hiểu là phải nhớ hết thì quả là đánh đố. Nếu không phải là người có năng khiếu thì việc liên tục phải nạp trên dưới 188
196 100 từ mới mỗi tuần như trong thời gian học sách trung cấp 경희 quá khó để có thể sống cho ra sống. Mỗi tuần trôi qua là ác mộng vì tổng lượng từ lại tăng lên đột biến. Nhưng trí nhớ thì lại thụt lùi. Quên nhiều vô kể, đôi lúc còn chẳng nhớ gì cả là chuyện không hiếm. Có sinh viên than phiền là học tiếng Hàn cứ như là không học gì vậy. Vì chưa kịp hiểu đã phải nhớ rồi, nhớ nhưng mà quên nhiều như thế thì tổng kết lại là chẳng học được gì. Không hiểu tiếng Hàn làm cho các bước như ghi nhớ và sử dụng tiếng Hàn trở nên bế tắc. Ấy là chưa kể đối với khóa 09, khoa còn có chương trình đặc biệt nặng hơn các khóa trước đây. Trong năm thứ nhất, khóa 09 phải học lượng kiến thức nhiều hơn. Chẳng biết khoa có yêu quí khóa 09 hơn hay không nhưng công tác học tập của các sinh viên trong khóa thì cứ như yêu quái vậy. Vẫn phải khắc phục để học tốt cho xứng đáng với tình cảm của khoa là điều mà mỗi sinh viên khóa 09 đang làm Hiểu tiếng Hàn qua các bản dịch Hàn Việt Việc hiểu tiếng Hàn như đã đề cập ở trên phù thuộc hoàn toàn vào các bài dịch Hàn Việt của các giảng viên. Nhưng hầu hết các bản dịch đều là dịch miệng chứ không có văn bản ghi chép gì cả. Sinh viên phải tự ghi chép lại nhưng không thể tránh khỏi sai sót, nhất là nhiều sinh viên chưa ý thức được sự quan trọng của các tài liệu truyền miệng này của các giảng viên nên còn bỏ qua hoặc xem nhẹ, hiểu qua loa cho xong. So sánh các bản ghi chép của các sinh viên sẽ thấy cách hiểu còn chưa đồng nhất. Có sinh viên bản dịch từ kì trước đến kì sau mới biết là cách hiểu của mình có vấn đề. Chẳng may chỗ sai sót đó có trong các kì thi thì có phải thật đáng tiếc hay không? Cho nên để tạo sự đồng nhất về bản dịch tạo cách hiểu đúng đắn cho sinh viên năm thứ nhất, tôi xin đề nghị dự án: bản dịch các bài khóa và các đoạn hội thoại trong giáo trình thực hành tiếng của sinh viên năm thứ nhất dưới sự cố vấn của các giảng viên. Chi tiết dự án xin bổ sung trong thời gian tới ở phần phụ lục Hiểu tiếng Hàn sau khi hiểu tiếng Việt Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành một phần của dự án nêu trên và được trải nghiệm những khó khăn trong việc dịch Hàn Việt và đôi khi là ngược lại. Có lẽ tôi cũng phần nào hiểu được những khó khăn mà các tiền bồi năm 3 trở đi gặp phải. Một điều đáng lưu ý sau thời gian công tác đó là cá nhân tôi cảm thấy việc hiểu tiếng Việt của mình có vấn đề. Tất nhiên tôi là người Việt nên việc hiểu tiếng Việt để 189
197 giao tiếp, sử dụng hằng ngày không thành vấn đề, nhưng đã vào học chuyên ngành ngôn ngữ nên yêu cầu hiểu tiếng Việt giờ đây đã mức cao hơn. Qua tìm hiểu được biết cách hiểu từ, câu, văn bản tiếng Việt của sinh viên nói chung, cũng như sinh viên khóa 09 khoa Hàn Quốc nói riêng còn hời hợt. Bằng chứng là đối với một câu tiếng Việt, sinh viên khóa 09 chỉ hiểu nó chuyển tải nội dung gì chứ không biết cấu tạo ngữ pháp của câu đó, câu đó thuộc loại câu nào? Các từ trong câu có tính chất biểu cảm ra sao? Khi nào thì dùng câu như vậy? Các câu có ý nghĩa tương đương có tương đương sắc thái biểu cảm hay không? Nếu có thì dựa vào tiêu chuẩn nào để đánh giá?... Đó là chưa kể các đơn vị ngữ pháp khác nữa. Tất cả những khía cạnh nêu trên đều liên quan đến đặc thù của ngành ngôn ngữ. Việc nắm được đặc thù ngành ngôn ngữ đã được giảng dạy trong giờ phương pháp nghiên cứu khoa học của giảng viên Nghiêm Thị Thu Hương nhưng vẫn cần thời gian để thấm nhuần. Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự quan tâm của sinh viên khóa 09 đối với đặc thù ngành ngôn ngữ. Sinh viên khóa 09 với đặc thù ngành ngôn ngữ 47% 53% Nắm được Không nắm được 47% số sinh viên được hỏi trả lời là không nắm được đặc thù ngành ngôn ngữ, còn 53% số sinh viên còn lại trả lời là đã nắm được nhưng còn tùy mức độ. Do chưa quan tâm xác đáng đến những đặc điểm của ngành ngôn ngữ mà sinh viên chưa định hướng phương pháp học tập của mình cho phù hợp. Vì vậy mà thường bỏ qua công tác trau dồi và nghiên cứu Tiếng Việt. Chính lí do đó mà cho dù có được bản dịch Hàn Việt từ dự án nêu trên, sinh viên cũng không khai thác hết được tác dụng vốn có của nó để trau dồi vốn từ cũng như kĩ năng tìm hiểu tiếng Hàn. Để giải quyết khó khăn trên, đồng thời định hướng học tập cho sinh viên năm thứ nhất, tôi đề xuất một đề tài nghiên cứu: Đối chiếu ngôn ngữ Hàn Việt trên nền kiến thức của sinh viên năm thứ nhất. Nghiên cứu dự định sẽ cung cấp đối chiếu ngữ pháp tiếng Hàn với tiếng Việt theo sát giáo trình của sinh viên năm thứ nhất. Nghiên cứu sẽ 190
198 hoàn thành phần thô sau khi học bộ môn ngôn ngữ học đối chiếu của khoa ngữ văn Việt Nam. Tất nhiên trước đó, dự án dịch Hàn Việt nêu trên đã đạt được một số kết quả nhất định tạo tiền đề cho nghiên cứu này. Việc tìm hiểu các bản dịch Hàn Việt ở mức độ phân tích, đối sánh giữa hai ngôn ngữ Hàn Việt. Chủ yếu là chiều từ tiếng Hàn sang tiếng Việt sẽ xây dựng được một cở sở tiếng Hàn vững chắc ngay từ năm đầu, hình thành được cái nền của thế giới quan của tiếng Hàn thông qua tiếng Việt là điều cần thiết cho một phiên dịch viên tương lai. Có được tình yêu tiếng Hàn Quốc và trình độ hiểu tiếng Hàn nhất định, giờ đây sinh viên có thể vững vàng vượt qua thử thách bản thân: ghi nhớ - một trong những khả năng khiến sinh viên ngành xã hội nói chung và nhất là sinh viên ngành ngoại ngữ nói riêng sự khác biệt đến ngưỡng mộ. 3. Không nhớ tiếng Hàn không phải bởi vì không muốn nhớ mà là bởi vì hay quên. Khả năng ghi nhớ của mỗi cá nhân trước khi vào khoa Hàn Quốc có giới hạn nhất định. Nhưng sau khi vào khoa Hàn Quốc, hiệu quả của khả năng ghi nhớ lại có sự chuẩn hóa mà ai cũng phải tuân theo. Số liệu xin được bổ sung sau. 정말 죄송합니다! Cho nên việc rèn luyện khả năng ghi nhớ sao cho phù hợp với tiêu chuẩn chung là điều mỗi sinh viên khóa 09 đang cố gắng thực hiện. Dưới góc độ cá nhân, tôi cho rằng việc yêu quí và hiểu tiếng Hàn đã là những tiền đề cho việc ghi nhớ. Công việc là phải ghi nhớ rất nhiều. Nhớ rồi quên, quên thì lại học cho nhớ rồi cứ lặp đi lặp lại quá trình như vậy. Nghe có vẻ thật nhàm chán nhưng lại là điểm đơn giản nhất mà học ngoại ngữ có được. Không cần quá cầu kì trong cách hiểu vấn đề nhưng lại rất cầu kì trong cách giải quyết vấn đề - điểm mà khiến học ngoại ngữ nhìn bề ngoài thì đơn giản nhưng thực tế thì đủ phức tạp để làm mỏi trí nghĩ của bất cứ ai. Tất nhiên là cũng có trường hợp ngoại lệ. Trong việc ghi nhớ ngoài khả năng của bản thân, tôi tin là nhất định còn có phương pháp để ghi nhớ tốt hơn. Đáng mừng là sinh viên khóa 09 có trí nhớ khá tốt, không cần yêu quí, không cần hiểu mà vẫn có thể nhớ được, thậm chí là có khả năng nhớ đáng kinh ngạc (ý kiến cá nhân). Do là khó khăn của thiểu số sinh viên nên hiện không tiến hành nghiên cứu sâu hơn. 191
199 4. Không dùng tiếng Hàn thể hiện ở tần suất sử dụng tiếng Hàn để thực hiện chức năng giao tiếp. Học tiếng Hàn Quốc 2 năm đầu rất chú trọng kĩ năng ngôn ngữ. Đã là kĩ năng thì phải chăm luyện tập mới có. Dưới đây là biểu đồ cho thấy mức độ sử dụng tiếng Hàn Quốc của sinh viên khóa 09 Mức độ sử dụng tiếng Hàn Quốc của sinh viên khóa 09 23% Sử dụng nhiều Sử dụng ít 77% 77% số sinh viên được hỏi cho rằng việc sử dụng tiếng Hàn của họ còn chưa nhiều. Điều này khá đáng ngại vì nếu quả thực như vậy việc rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ sẽ gặp nhiều khó khăn. Qua buổi sinh hoạt chính trị hôm 16 tháng 4 vừa qua, một giáo viên người Hàn Quốc chia sẻ rằng giờ luyện nói của sinh viên lại biến thành giờ luyện nghe. Điều này chứng tỏ sinh viên khóa còn quá ít sử dụng tiếng Hàn Quốc là xu thế chung. Giải thích lí do chính cho hiện tượng trên, giảng viên Vương Thị Năm khẳng định là do trong đầu chẳng có gì để sử dụng cả nên im lặng là trên hết. Điều này liên quan đến các khó khăn nêu ở trên nên không phân tích lại ở phần này. Đáng nói là tâm lí còn e ngại sử dụng tiếng Hàn với lí do sợ sai, sợ người khác cười. Chính tâm lí này đã khiến sinh viên khóa 09 yêu tiếng Việt nhiều hơn. Bất kể là nói chuyện với ai, giảng viên hay bạn học đều sử dụng tiếng Việt là trên hết. Thậm chí đối với giáo viên người Hàn Quốc, sinh viên khóa 09 cũng muốn Việt hóa luôn. Cũng có thiểu số sinh viên hăng hái trong việc sử dụng tiếng Hàn, nhưng thường bị chê cười và cho là bị bất bình thường. Tệ hơn là khó hòa đồng với phần đông sinh viên còn lại. Chính cái tâm lí của người Việt Nam xấu đều còn hơn tốt lỏi ấy đã kìm hãm sinh viên khóa 09 sử dụng tiếng Hàn. Và tiếng Hàn vẫn chỉ là ngoại ngữ ngay cả với sinh viên khoa Hàn Quốc chứ không thể trở thành nội ngữ được. Để giải quyết vấn đề trên cần tạo một xu hướng mang tính phong trào. Tôi tiếp tục 192
200 đề nghị dự án: công tác thúc đẩy việc sử dụng tiếng Hàn Quốc cho sinh viên năm thứ nhất. Dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện nên xin bổ sung vào phần phụ lục trong thời gian tới. Với tỉ lệ thành công chưa cao như hiện tại thì dự án còn cần các giảng viên cố vấn và tạo điều kiện rất nhiều mới có thể có kết quả. Chính sự thụ động trong việc sử dụng tiếng Hàn của sinh viên khóa 09 đã tạo nên khó khăn tiếp theo. Trích một phần trong dự án: công tác thúc đẩy việc sử dụng tiếng Hàn Quốc cho sinh viên năm thứ nhất :...Đầu tiên là chuẩn bị kiến thức thật tốt thông qua việc làm cho sinh viên yêu, hiểu và nhớ tiếng Hàn. Sinh viên lúc này sẽ có được khả năng sử dụng tiếng Hàn dưới dạng còn tiềm ẩn. Sau đó là cho sinh viên biết được khả năng sử dụng tiếng Hàn của người Việt tốt như thế nào. Khi nhìn các giảng viên của khoa ta nói chuyện một cách rất tự nhiên với người Hàn Quốc, nhất là hai giảng viên Vũ Thanh Hải và Nguyễn Nam Chi, tôi mê lắm. Vì hai giảng viên này tốt nghiệp từ chính khoa Hàn Quốc của chúng ta. Cho nên chắc chắn sinh viên khóa 09 nếu học tập chăm chỉ và đúng cách cũng có thể làm được như vậy. Sau đó là mớm (thuật ngữ của giảng viên Nguyễn Nam Chi) cho sinh viên ý tưởng sẽ sử dụng tiếng Hàn trong cuộc sống hằng ngày bằng các buổi giao lưu với người Hàn Quốc hoặc các hoạt động giải trí có liên quan có trợ giảng. Nội dung hấp dẫn và sát với giáo trình là yêu cầu thứ hai, yêu cầu thứ nhất là tạo cho sinh viên muốn được sử dụng tiếng Hàn và tự tin khi sử dụng nó Không tận dụng các điều kiện hiện có để làm quen và học tập tốt tiếng Hàn Quốc. Điều này thể hiện sinh động ở sự việc sau: Trong chuyến đi thực tế dã ngoại hai ngày 3 và 4 tháng 4 vừa qua, qua quan sát cho thấy chuyến đi có một số người Hàn Quốc cùng tham gia. Đặc biệt tại nơi nghỉ của tập thể lớp XH09 còn có hai thầy cô và một thanh niên người Hàn Quốc cùng ở. Như vậy là tập thể XH09 đã có điều kiện thuận lợi để thực hành tiếng Hàn, nhưng lạ thay chẳng mấy sinh viên để ý đến điều đó. Thậm chí khi nói chuyện với người Hàn Quốc, sinh viên XH09 còn sử dụng tiếng Việt và tiếng Anh lẫn lộn diễn đạt ý của mình, tiếng Hàn cũng được tham gia nhưng chỉ là một vài từ thông thường ngắn ngủi. Thế mà khi được hỏi về việc sinh viên có cảm thấy thiếu môi trường thực hành tiếng Hàn hay không thì 100% sinh viên nói là thiếu. Vậy thế nào là đủ? Ngay cả 193
201 khi cơ hội xuất hiện trước mặt, sinh viên cũng đâu có nắm lấy. Không có đủ dũng cảm nắm lấy cơ hội nhưng lại luôn đòi hỏi có nhiều cơ hội hơn. Đúng là với sự sắp xếp của khoa, mỗi tuần khóa 09 có 02 giờ học với giảng viên người Hàn Quốc là chưa nhiều nhưng để tận dụng tốt các giờ học đó vẫn còn là một bài toán đau đầu. Mặt khác, vấn đề tài liệu cũng rất nóng bỏng. Tài liệu cũng không đến nỗi hiếm nhưng để dùng được phục vụ hiệu quả cho học tập thì quả thật chưa nhiều. Với các tài liệu đươc khoa gợi ý, giảng dạy hằng ngày, sinh viên khóa 09 cũng đã cố gắng tận dụng theo chỉ dẫn của các giảng viên. Nhưng còn thụ động và còn chưa sâu. Sinh viên khóa 09 với việc nắm vững đặc điểm các nguồn tài liệu 50% 50% Nấm được Chưa nắm được Qua kết quả điều tra trên ta có thể thấy sinh viên khóa 09 đã có ý thức nghiên cứu và tận dụng tài liệu. Việc tìm thêm các tài liệu bên ngoài cũng đang được tiến hành. Sử dụng tốt tài liệu là có thể tạo cho mình một phong cách học tập riêng có hiệu quả tốt nhất cho bản thân. Sau khi tận dụng tốt các điều kiện hiện có, sinh viên mới có thể học tập đạt hiệu quả cao cũng như tận dụng những cơ hội từ bên ngoài. Tuy là chưa cần thiết phải tạo thêm điều kiện cho đa số sinh viên, vì họ còn bận xây dựng những cái gốc. Nhưng mũi nhọn của khoa Hàn Quốc cũng cần được gọt rũa để xứng tầm với các khoa có giảng dạy tiếng Hàn Quốc của các trường đại học khác trên toàn quốc nhằm tạo dựng uy tín cho không chỉ khoa Hàn Quốc của chúng ta mà còn cho cả trường đại học Hà Nội. Đúng như nội dung của mục này, chúng ta không thể không tận dụng điều kiện từ trường đem lại. Việc mở rộng hợp tác đào tạo của khoa Hàn Quốc với các khoa Việt Nam học, trung tâm tiếng Việt cần được cân nhắc và sớm có kế hoạch cụ thể. Nhìn thấy cơ hội là ở những nơi nói trên có một lượng người Hàn Quốc đang học tập tiếng Việt có khả năng giúp ích nhiều cho công tác đào tạo sinh viên của khoa ta, tôi tiếp tục mạnh dạn đề xuất một phần của dự án 194
202 hợp tác đào tạo Việt Hàn trong trường đại học Hà Nội là tiểu luận: xây dựng khung chương trình hợp tác đạo tạo giữa khoa Hàn Quốc và các khoa có sinh viên người Hàn Quốc đang học tập bộ môn tiếng Việt và tiểu luận: giáo trình học tiếng Hàn với người Hàn Quốc đang học tiếng Việt của sinh viên năm thứ nhất. Đây là 2 đề tài tiểu luận ấp ủ tham vọng của tôi là có thể thành lập được một hệ thống đào tạo tiếng Việt cho người Hàn Quốc có uy tín độc quyền của khoa Hàn Quốc, đại học Hà Nội. (Nghe có vẻ mơ mộng của sinh viên năm thứ nhất). Cho dù thế nào đi nữa thì đây cũng là dự án giúp nâng cao chất lượng học tập của nhóm sinh viên có thành tích tốt của khóa 09, để các bạn học tốt hơn nữa, tránh tình trạng ếch ngồi đáy giếng, chủ quan trong học tập. Tất cả cũng vì một mục đính là làm sao để học tập thật tốt tiếng Hàn Quốc. 6. Bồi dưỡng tình yêu và nhân cách là câu trả lời cho câu hỏi: học tập thật tốt tiếng Hàn Quốc để làm gì?. Cho dù là học ngành nào thì mục đích cuối cùng ngoài kiến thức là đào tạo con người. Cho nên học tiếng Hàn Quốc cũng không nằm ngoài mục đích trên. Một điều đáng lưu ý là tiếng Hàn Quốc là ngành khoa học xã hội cho nên việc đào tạo con người càng cần được chú trọng. Không chỉ giảng viên mà sinh viên cũng cần nắm được điều này. Trước hết là sinh viên cần có ý thức là sau này phải trở thành một người tốt, có đầy đủ những đặc điểm về tính cách được coi là tốt: có lòng yêu thương con người, khoan dung, trung thực,... Và sẽ dùng kiến thức của mình để trở thành người có ích cho xã hội. Do là tiếng Hàn Quốc nên kết quả của việc đào tạo con người cũng có những đặc thù mang đậm phong cách văn hóa Hàn Quốc. Từ dáng điệu, lời nói đến tính cách, sinh viên khóa 09 sẽ mang trong mình chất Hàn được bồi đắp theo thời gian. Thật may là có nhiều điểm tương đồng giữa hai nền văn hóa Việt Nam Hàn Quốc cho nên sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc mang văn hóa Hàn đến với cuộc sống Việt. Nhưng cũng cần lưu ý là sinh viên phải hòa nhập chứ không hòa tan, chỉ nên học tập một cách có chọn lọc các tinh hoa của văn hóa Hàn Quốc chứ không chỉ chạy theo một cách mù quáng. Tất nhiên là còn tùy mức độ. Khoa Hàn Quốc có thể là nơi duy nhất còn lại dạy và tạo điều kiện cho sinh viên học cách sống tốt trước khi ra làm việc. Cho nên mỗi sinh viên khóa 09 cần phải biết 195
203 trân trọng chuyên ngành của mình như một trong những gì tốt đẹp mà tuổi trẻ có được. Sinh viên thời này có nhiều điều kiện để học tập và phát triển hơn các tiền bối đi trước. Cho nên tâm lí và tình cảm cũng có nhiều thay đổi hơn trước, kéo theo là cuộc sống, cách sống cũng có nhiều phần khác trước. Nhưng dù thế nào thì đã là con người phải biết yêu, biết trân trọng và tin tưởng vào cuộc sống. Và tiếng Hàn Quốc sẽ là người dẫn đường thông thái không chỉ trên con đường tri thức mà còn cả trên con đường dẫn đến hạnh phúc. C. Kết luận Làm quen và học tập tiếng Hàn mới thật nhiều khó khăn và dường như bao quát hết cuộc sống của mỗi sinh viên khóa 09. Đó là khó khăn nhưng cũng là thuận lợi. Làm sao để tiếp cận tốt tiếng Hàn nếu tiếng Hàn không phải là một phần cuộc sống của chúng ta? Tuy việc giải quyết còn phụ thuộc nhiều vào các dự án đang thực hiện cũng như trong tương lai nhưng một khi đã định hình được những khó khăn gặp phải, chắc hẳn mỗi sinh viên khóa 09 đều đã tự có dự tính riêng cho mình. Việc giải quyết những khó khăn này của khóa 09 có ý nghĩa với không chỉ khóa 09 mà còn có thể là kinh nghiệm cho những khóa sau trên con đường làm quen và học tập tiếng Hàn Quốc. Nên nhớ: Tiếng Hàn không tự nhiên tìm đến chúng ta nhưng tiếng Hàn lại có khả năng tự nhiên chen vào cuộc sống của sinh viên khóa 09. Hãy yêu quí nó để rồi một ngày nào đó khi tiếng Hàn đồng hành trên mỗi bước đường sự nghiệp, bạn sẽ không phải hối hận rằng: giá như hồi năm thứ nhất mình không ghét tiếng Hàn đến thế! Và bạn sẽ nói rằng: Cám ơn tiếng Hàn đã đồng hành trong suốt thời sinh viên tươi đẹp! 196
204 D. Phụ lục *Các dự án đang trong quá trình xét duyệt hoặc đang thực hiện: 1. 한국어 사랑해 2. Bản dịch các bài khóa và các đoạn hội thoại trong giáo trình thực hành tiếng của sinh viên năm thứ nhất 3. Đối chiếu ngôn ngữ Hàn Việt trên nền kiến thức của sinh viên năm thứ nhất 4. Công tác thúc đẩy việc sử dụng tiếng Hàn Quốc cho sinh viên năm thứ nhất 5. Hợp tác đào tạo Việt Hàn trong trường đại học Hà Nội Xây dựng khung chương trình hợp tác đạo tạo giữa khoa Hàn Quốc và các khoa có sinh viên người Hàn Quốc đang học tập bộ môn tiếng Việt Giáo trình học tiếng Hàn với người Hàn Quốc đang học tiếng Việt của sinh viên năm thứ nhất *Mẫu phiếu điều tra của các số liệu đã sử dụng (còn sơ sài) *Bản đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Hàn trong dự án: Công tác thúc đẩy việc sử dụng tiếng Hàn Quốc cho sinh viên năm thứ nhất *Các tài liệu còn được tiếp tục bổ sung trong thời gian tới *Công tác viên: 01 sinh viên của lớp 3H09 Bản đánh giá khả năng giao tiếp tiếng Hàn 197
205 Trong dự án:công tác thúc đẩy việc sử dụng tiếng Hàn Quốc cho sinh viên năm thứ nhất Sinh viên thực hiện:... Công tác viên:... Người giám sát:... A. Tình huống sử dụng: 1. Tình huống (đã có sự chuẩn bị như yêu cầu): Sinh viên thực hiện sẽ đóng vai một nhân viên mới vào làm tại một văn phòng. Cộng tác viên đóng vai trưởng phòng giới thiệu nhân viên mới với các nhân viên khác trong công ty. *Thực hiện hội thoại theo sườn nội dung trang 43 sách trung cấp 1 경희 và trang 69 sách bài tập 2. Tình huống (chưa có sự chuẩn bị như yều cầu): Sinh viên thực hiện đóng vai một người đi đường. Cộng tác viên sẽ đóng vai người hỏi đường đến quán bia có cuộc hẹn với các đồng nghiệp trong công ty. *Sinh viên thực hiện sẽ chỉ đường cho cộng tác viên đến quán bia theo sơ đồ cho trước. 198
206 B. Yêu cầu: Cộng tác viên đối thoại theo các tình huống và thực hiện đánh giá trên các tiêu chí sau: (thang đánh giá từ 1-5) 1. Khả năng phản xạ với câu hỏi ( có tìm được câu trả lời phù hợp không?) Phát âm các từ trong câu có chính xác không? Sử dụng ngữ pháp trong câu trả lời có chính xác không? Sử dụng ngữ điệu câu trả lời có đúng với văn cảnh không? Câu nói/ câu trả lời có làm đứt đoạn không gian tiếp, môi trường giao tiếp không? Đánh giá kết thúc Xin chân thành cám ơn! 정말 감사합니다! Hà Nội, ngày...tháng...năm 2010 Sinh viên thực hiện Công tác viên Người giám sát 199
207 PHIẾU ĐIỀU TRA Về những khó khăn trong việc làm quen và học tập tiếng Hàn Quốc của sinh viên khóa 09 khoa Hàn Quốc Đại học Hà Nội ( THÔNG TIN GHI TRÊN PHIẾU ĐIỀU TRA ĐƯỢC GIỮ KÍN) I, Bạn là ai trong tập thể sinh viên khóa 09 chúng mình? 1. Bạn đang sống cùng ai? Gia đình, hoặc anh chị một mình cùng bạn 2. Lý do chọn chuyên ngành tiếng Hàn Quốc? Thuận lợi về cơ hội việc làm Thích tiếng Hàn Quốc qua các hoạt động giải trí (phim ảnh, ca nhạc,...) Năng khiếu bản thân (trước đây đã từng học chuyên ngữ, hoặc tham gia các kì thi ngoại ngữ, đã có một quá trình học ngoại ngữ) Gia đình lựa chọn Các lí do khác (ghi rõ lí do): Bạn đã từng học tiếng Hàn Quốc trước khi học tập tại khoa? Có Không 4. Bạn yêu thích tiếng Hàn Quốc ở mức nào? Ghét quá (-%) Ghét thôi (0%) Bình thường (50%) Yêu vậy thôi (80%) Ghét yêu (100%) Cao hơn(>100%) II, Các khó khăn thuộc nhóm ngoài ngôn ngữ: 1. Trong môi trường đại học, bạn thấy có ảnh hưởng như thế nào với chất lượng học tập (ảnh thưởng tiêu cực, tích cực ở mặt nào: thời gian, môi trường, ): 2. Bạn cảm thấy khả năng ghi nhớ (nhớ từ mới, mẫu câu, bài khóa tiếng Hàn) như thế nào? Bạn cảm thấy phần nào khó nhớ nhất? 200
208 Bạn có sử dụng tiếng Hàn nhiều không? Trong giờ học cùng các thầy cô người Hàn Quốc, bạn cảm thấy có hiệu quả không? Nếu không hiệu quả thì theo bạn lí do tại sao? Theo bạn có cần thiết phải tiếp xúc nhiều hơn người Hàn Quốc để thực hành tiếng Hàn? Khó khăn về phương thức giảng dạy của giảng viên: Bạn đã nắm vững các tài liệu học tập (biết cấu trúc sách, phòng KH cybel nắm vững được thuận lợi, khó khăn đối với hiệu quả học tập) Khó khăn khác: III. Các khó khăn thuộc nhóm trong ngôn ngữ: 1.Bạn cảm thấy khả năng dịch các bài khóa tiếng Hàn ra tiếng Việt như thế nào? (có còn gượng không?): Bạn có chắc rằng bạn đã hiểu nghĩa từ tiếng Hàn, các cấu trúc ngữ pháp và các bài khóa tiếng Hàn đúng và đủ chưa? (hiểu tương đương tiếng Việt) Theo bạn tại sao lại gặp khó khăn trong việc dịch hiểu tiếng Hàn Việt, Việt Hàn? Khó khăn đó có xuất phát từ sự khác biệt giữa 02 loại ngôn ngữ không? 201
209 Khó khăn khác: IV. Giải quyết khó khăn: 1, Bạn đã làm những gì để giải quyết những khó khăn trên? , Bạn có thỏa mãn với thành tích học tập tiếng Hàn Quốc không? Có Không 3, Bạn nghĩ mình sẽ làm gì để nâng cao thành tích của bản thân? Nêu suy nghĩ của bạn?
210 SO SÁNH CÁC BIỂU HIỆN CHỈ KHẢ NĂNG TRONG TIẾNG HÀN QUỐC 지 못하다, (으)ㄹ 수 있다/없다 và (으)ㄹ 줄 알다/ 모르다 Giáo viên hướng dẫn: Cô giáo Nguyễn Phương Dung Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Phương Thúy lớp 3h09 I. Mở đầu 1. Mục đích nghiên cứu Trên thế giới có hơn 5000 ngôn ngữ khác nhau, mỗi ngôn ngữ đó đều có những đặc điểm riêng biệt rất phong phú và đa dạng. Dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ thì ngôn ngữ được chia thành những loại hình nhất định. Tiếng Hàn Quốc thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đẳng lập. Chính sự khác biệt về loại hình ngôn ngữ đã gây không ít khó khăn cho người Việt học tiếng Hàn Quốc và ngược lại. Vì có nhiều trường hợp một biểu hiện của tiếng Việt không đồng nhất với một biểu hiện trong tiếng Hàn Quốc và ngược lại. 지 못하다, (으)ㄹ 수 있다/없다 và (으)ㄹ 줄 알다/ 모르다 là một trong các trường hợp điển hình. Vì trên thực tế khi dịch sang tiếng Việt thì chỉ có các từ rất chung chung như có thể(không thể), có biết(không biết) nên nếu chỉ đơn thuẩn nhìn vào khái niệm và cách sử dụng của các cấu trúc trên mà không có sự so sánh một cách tỉ mỉ thì sẽ dễ dàng dẫn đến việc nhầm lẫn trong cách sử dụng các cấu trúc đó, chính vì vậy tôi viết viết bài nghiên cứu này nhằm giúp các bạn phân biệt rõ điểm giống và khác nhau giữa các câu trúc trên, tránh nhầm lẫn trong khi sử dụng. Hi vọng bài nghiên cứu của tôi có thể trở thành một tài liệu nghiên cứu khoa học hữu ích và gần gũi với các bạn sinh viên học tiếng Hàn Quốc, nhất là sinh viên năm thứ nhất như tôi 2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này, tôi chỉ đề cập đến một vấn đề rất nhỏ trong ngữ pháp tiếng Hàn Quốc là các biểu hiện chỉ khả năng có thể hay không thể làm được một việc gì đó. Vì mới chỉ là sinh viên năm thứ nhất, tôi chưa đủ kinh nghiệm cũng như năng lực để tự nghiên cứu chuyên sâu nên phương thức nghiên cứu của tôi là dựa trên các tài liệu nghiên cứu đã có từ trước, chọn lọc và tổng hợp một cách có khoa học và hệ 203
211 thống các kiến thức đó rồi so sánh, giúp các bạn nhận ra điểm giống và khác nhau giữa các biểu hiện trên. II..Nội dung đề tài 2.1.Động từ hành động + 지 못하다 / 못 +Động từ hành động: a.khái niệm: là hình thức được kết hợp với động từ hành động động, có ý nghĩa phủ định. Cấu trúc này được sử dụng khi chủ ngữ, chủ thể của hành động không đủ khả năng hay không thể thực hiện hành động do sự tác động của các yếu tố bên ngoài vào chứ không phải là do ý chỉ chủ quan của chủ thể hành động. b.cách sử dụng: Bảng 1: Cách sử dụng của hình thức 지 못하다 / 못 +Động từ hành động Ví dụ Hình thức Động từ hành động + 지 못하다 가다-> 가 지 못 합니다 만들다-> 만들 지 못 합니다 못 + Động từ hành động c.ví dụ: 가다-> 못 갑니다 만들다->못 만들습니다 (1) - 지금 다리가 아파서 못 걸어요. Vì bị đau chân(yếu tố bên ngoài tác động) nên tôi không thể đi bộ được. (2)- 배가 아파서 아무것도 못 먹어요. Tôi bị đau bụng( yếu tố bên ngoài tác động) nên không thể ăn được gì cả. (3) - 비가 너무 많아서 소 풍을 가 지 못 했습니다. Vì trời mưa quá to ( yếu tố bên ngoài tác động) nên chúng tôi không thể đi dã ngoại được Động từ hành động + (으)ㄹ 수 있다/없다: a.khái niệm: là cấu trúc được dùng để biểu hiện cho năng lực của chủ thể hay khả năng xảy ra một hành động nào đó. b. Cách sử dụng: Bảng 2: Cách sử dụng của hình thức (으)ㄹ 수 있다/없다 204
212 Hình thức Cách sử dụng Ví dụ Động từ hành động 가 다-> 갈 수 있 다/없다 không có batchim (받침) ㄹ 수 있다/없다 Động từ hành động có batchim (받침) là ㄹ 그리다->그릴 수 있다/없다 만들다->만들 수 있다/없 다 Động từ hành động có 을 수 batchim(받침) 있다/없다 먹다->먹을 수 있다/없다 c.ví dụ: (5)- 저는 운전면허증이 없지만 운전을 할 수 있습니다. Tuy rằng tôi không có bằng lái xe nhưng tôi vẫn có thể lái xe được. (6)- 이 버스를 타면 동대문에 갈 수 없습니다. Nếu đi xe bus này thì không thể đi tới chợ 동대문 được. (7)- 이 문제를 풀 수 있 는 사람은 머리가 아주 좋은 것 같아요. Người có thể giải được bài toán này thì đầu óc chắc phải rất thông minh (8)- 음악을 듣기를 좋아하지만 노래를 할 수 없 습니다. Tôi thích nghe nhạc nhưng tôi lại không thể hát được Động từ hành động + (으)ㄹ 줄 알다/ 모르다: a. Khái niệm: là cấu trúc biểu thị việc biết hay không biết phương pháp, cách thức thực hiện hành động hoặc không ngờ sự việc lại có tính chất như thế b. Cách sử dụng: Bảnh 3: Cách sử dụng của hình thức (으)ㄹ 줄 알다/ 모르다 Hình thức Cách sử dụng Động từ hành động không có batchim ㄹ 줄 알다/ 모르다 (받침) Động từ hành động có batchim (받침) là ㄹ 을 줄 알다/ 모르다 Động từ hành động Ví dụ 타 다->탈 줄알다/ 모르다 만 들다->만들 줄 알다/ 모르다 운전을 줄 알다/ 205
213 có batchim(받침) 모르다 Lưu ý: Khi động từ tình thái kết hợp (으)ㄹ 줄 모르다 (thường kết hợp với 이렇게/그렇게/저렇게) lại có ý nghĩa người nói không biết, rất bất ngờ trước tính chất của sự việc đã xảy ra. VD: (9)-한국 생활이 이렇게 재미있을 줄 몰 았습 니 다. Tôi không biết là cuộc sống sinh hoạt ở Hàn Quốc lại thú vị đến thế. (10)-김치가 맜있을 줄 몰 았습니다. Tôi không biết là kimchi lại ngon đến vậy c..ví dụ: (11)- 빵 을 구울 잘 알면 사 먹을 필요가 없어요. Nếu đã biết(phương pháp, cách) nướng bánh mì rồi thì không cần phải mua về ăn nữa. (12).- 김치를 만들 줄 어떻게 알아요? Làm thế nào mà cậu biết(phương pháp, cách)làm kimchi vậy? (13) - 자전거를 타 본적이 없으니까 탈 줄 모릅니다. Vì chưa thử đi xe đạp bao giờ nên tôi cũng không biết(phương pháp, cách) đi xe đap. 4.So sánh giữa các biểu hiện 4.1. Sự giống nhau *Sự giống nhau giữa 지 못하다 (못 +Động từ hành động) và (으)ㄹ 수 없다 2 cấu trúc này có ý nghĩa và chức năng tương tự nhau, có thể thay thế được cho nhau. (14) -가방이 너무 무거워서 들 수 없습니 다. = 가방이 너무 무거워서 들 지 못합니다. Cái cặp này quá nặng nên tôi không thể xách được (15) -머리가 너무 아파서 잠을 자지 못 했습니다. =머리가 너무 아파서 잠을 잘 수 없습니다. Vì đau đầu quá nên tôi không thể ngủ được. 206
214 4.2.Sự khác nhau *Sự khác nhau giữa (으)ㄹ 수 있다/없다 và (으)ㄹ 줄 알 다/ 모 르 다 Khi dùng (으)ㄹ 줄 알다/ 모르다 thì chủ thể chủ yếu muốn nhấn mạnh vào việc biết hay không biết cách thức, phương pháp thực hiện hành động. Còn khi dùng (으)ㄹ 수 있다/없다 thì lại chủ yếu nhấn mạnh vào năng lực của chủ thể, và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của chủ thể trong việc thực hiện hành động mà việc biết(hay không biết) cách thức thực hiện hành động là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của chủ thể. Như thế có thể nói là (으)ㄹ 수 있다/없다 có ý nghĩa rộng hơn, bao quát hơn so với (으)ㄹ 줄 알다/ 모르다. (16)- 저 는 케이크를 만들 수 있지만 재료를 부족해서 지금 만들 지 못 해요. ( Tôi biết làm bánh nhưng mà thiếu nguyên liệu nên bây giờ tôi không thể làm được) Ở đây chủ thể biết cách làm bánh, có khả năng làm nhưng vì có hoàn cảnh bên ngoài tác động vào (thiếu nguyên liệu) nên không thực hiện được việc làm bánh. (17) Khi nói 저는 운전을 할 줄 모릅니다. thì có nghĩa là 운 전을 하 는 방법을 모른다. (Tôi không biết cách lái xe) Tuy nhiên khi nói 저는 운전을 할 수 없습니다 ( Tôi không thể lái xe được) thì có nhiều yếu tố dẫn đến việc không thể lái xe một trong số đó có thể là 운 전을 하 는 방법을 모른다. (Tôi không biết cách lái xe), và cũng có thể là do yếu tố bên ngoài tác động 운전 을 하는 방법을 아는데 술을 마셔서 지금은 운전을 할 수 없습니다. ( Tôi biết cách lái xe nhưng vì vừa uống rượu nên bây giờ không lái xe được). Tuy nhiên không thể nói là 운전 을 하는 방법을 아는데 술을 마셔서 지금은 운전을 할 줄 모릅니다. *Sự khác nhau giữa 지 못하다 (못 +Động từ hành động) và (으)ㄹ 수 없다 Nếu xét trên phương diện biểu hiện chỉ khả năng thì 지 못하다 (못 +Động từ hành động) và (으)ㄹ 수 없다 giống nhau về bản chất nên qua ví dụ trên cũng dễ dàng 207
215 nhận thấy điểm khác nhau giữa 지 못하다 (못 +Động từ hành động) và với (으)ㄹ 줄 모르다. III.KẾT LUẬN Tiếng Hàn Quốc là loại hình ngôn ngữ chắp dính nên các biểu hiện ngữ pháp trong tiếng Hàn Quốc vô cùng đa dạng, linh hoạt, thường gắn với các hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Nhưng cũng chính sự đang dạng và linh hoạt đó lại gây không ít khó khăn cho người học tiếng Hàn Quốc trong việc hiểu rõ bản chất của các cấu trúc, biểu hiện ngữ pháp. Bài nghiên cứu khoa học của tôi đã tổng hợp một cách chung nhất về khái niệm, cách sử dụng của 3 biểu hiện chỉ khả năng cơ bản trong tiếng Hàn Quốc; đồng thời rút ra được những điểm giống và khác nhau giữa các biểu hiện trên để giúp các bạn sinh viên học tiếng Hàn Quốc có được nhận thức sâu hơn, tổng quan hơn về ý nghĩa của các biểu hiện trên, tránh nhầm lẫn khi sử dụng. Tuy bài nghiên cứu của tôi còn chưa thật hoàn chỉnh nhưng tôi hi vọng ít nhiều sẽ trở thành tài liệu giúp ích cho các bạn sinh viên theo học tiếng Hàn Quốc nhất là sinh viên năm nhất như tôi. IV.Tài liệu tham khảo 1. Ngữ pháp cơ bản tiếng Hàn ( Thuý Liễu - Bích Thuỷ)- NXB Thanh Niên 2. trang web naver.com 3. Giáo trình Tiếng Hàn chung cấp 1 của trường đại học Kyong Hee 208
216 SO SÁNH KIẾN TRÚC NHÀ Ở NGÀY XƯA CỦA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC Giáo viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Ngọc Bích Sinh viên thực hiện : Trần Quốc Đạt 2H-07 I, Giới thiệu vấn đề: Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 22/12/1992. Vượt qua khoảng cách địa lý và thời gian, nhân dân hai nước Hàn-Việt từ xa xưa đã có những mối quan hệ tốt đẹp với nhau. Mối thân tình tốt đẹp ấy cùng với những nét tương đồng về lịch sử, địa lý càng củng cố thêm tình đoàn kết giữa hai dân tộc. Quay ngược dòng lịch sử ta mới thấy Hàn Quốc và Việt Nam từng có một khoảng thời gian rất dài là thuộc địa của các thế lực phương Bắc như Trung Quốc, Mông Cổ nên ít nhiều hai nước đã chịu ảnh hưởng khá sâu sắc về văn hóa, xã hội, chính trị đến lối sống, tư tưởng của văn hóa Trung Hoa. Nếu tìm hiếu, nghiên cứu về các công trình kiến trúc, xây dựng nhà ở của người dân hai nước trong thời kỳ phong kiến ta mới thấy nhà truyền thống ở cả Việt Nam và Hàn Quốc được xây dựng với những nguyên tắc, đặc điểm khá giống nhau. Tuy nhiên trong mỗi công trình kiến trúc ở mỗi quốc gia vẫn ẩn chứa bên trong nó những nét phác họa, dáng vẻ khác nhau mà không thể lẫn được. Trong phạm vi của bản nghiên cứu này tôi muốn tập trung đi sâu vào việc so sánh, đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt trong kiến trúc nhà ở ngày xưa của người dân Việt Nam và Hàn Quốc. Từ đó tôi cùng các bạn sẽ có một cái nhìn tổng quan, đầy đủ để hiểu được một cách tường tận và sâu sắc về lối kiến trúc nhà ở của ông cha ta thời trước của hai quốc gia. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu này tôi cùng với mọi người sẽ nhận thấy được cả hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc nói riêng và các nước trong khu vực châu Á nói chung luôn có sự trao đổi, giao thoa văn hóa nhằm mục đích hiểu biết và học tập lẫn nhau. 209
217 II, Giải quyết vấn đề: 1, Quá trình phát triển của nền kiến trúc nhà cổ của Việt Nam và Hàn Quốc Kiến trúc nhà ở truyền thống của cả hai dân tộc Việt-Hàn từ xưa tới nay được cấu thành tương tác bởi các nhân tố địa lý, môi trường, môi sinh và các hoàn cảnh kinh tế xã hội, đặc biệt còn phải kể đến một nhân tố quan trọng đó là ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền dân tộc, các quốc gia và cộng đồng quốc tế thể hiện qua văn hóa vật chất lẫn lối sống, tập quán, thái độ ứng xử của con người trước hoàn cảnh, trong đời sống thường nhật và cả trong đời sống văn hóa tâm linh. Dưới góc độ lịch sử và địa lý không gian kiến trúc nhà ở truyền thống ở hai quốc gia vốn từng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ văn hóa của Trung Hoa lục địa. Nền kiến trúc xây dựng nhà ở của Việt Nam và Hàn Quốc đều gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh, kinh tế-xã hội. Những công trình kiến trúc nhà ở ngày xưa hầu hết đều được xây dựng trong thời kỳ phong kiến. Dù là công trình nhà ở to lớn, đồ sộ của các bậc quan lại, giai cấp thống trị hay là các ngôi nhà nhỏ đơn sơ của những người thường dân thì các nguyên vật liệu xây dựng đều được lấy từ trong thiên nhiên sẵn có ở các địa phương đã được khai thác và sử dụng rộng rãi, phổ biến như: tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá...sau này còn có những nguyên vật liệu khác như: gạch, ngói, sành, sứ... Xong bên cạnh đó một điều mà chúng ta có thể nhận ra được nét tương đồng về hình dáng của các ngôi nhà truyền thống ở hai quốc gia Việt-Hàn ấy là việc vận dụng một cách thành thạo đến bài bản thuyết Âm Dương Ngũ Hành được các bậc tiền nhân đi trước sử dụng rất nhiều và rộng rãi bên cạnh thuyết Phong Thủy địa lý để xây dựng nên những công trình vĩ đại, trường cửu tồn tại cho đến tận ngày nay. Mặt khác việc sử dụng các màu sắc trong kiến trúc lại được ứng dụng theo nguyên lý cơ bản của tự 210
218 nhiên. Có khoảng năm màu sắc cơ bản mà ở các nước phương Đông thường được mọi người sử dụng như màu xanh tượng trưng cho phía Đông, màu trắng tượng trưng cho phía Tây, màu đỏ tượng trưng cho phía Nam, màu đen tượng trưng cho phía Bắc, màu vàng kim tượng trưng cho khu vực trung tâm. Đó là những màu sắc cơ bản mà mọi người rất ưa chuộng. Thêm vào đó thuyết Âm Dương Ngũ Hành cũng được ứng dụng rất phổ biến trong việc phân tích hình thái kiến trúc cùng với môi trường tự nhiên. Theo đó ta cũng có thể nhận ra được sự ưa chuộng của cả hai dân tộc trong việc trang trí kiến trúc bằng chạm trổ và điêu khắc (ảnh hưởng mạnh kiến trúc Trung Hoa) trên các bộ phận kết cấu và chi tiết kiến trúc nhằm làm giảm nhẹ sức nặng, tạo sự phong phú khi con người tiếp cận gần nhưng khi nhìn xa vẫn hoành tráng, ấn tượng khỏe khoắn. Về tạo hình, chú trọng cái đẹp về tỷ lệ hài hòa, tỷ xích nhân văn nhằm nhấn mạnh sức truyền cảm có sự thống nhất từ chi tiết đến tổng thể làm cho kiến trúc vừa thuận mắt dễ coi, vừa gần gũi với tầm vóc người Châu Á. Nói về bản sắc truyền thống trong kiến trúc nhà ở của Việt Nam chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm sau: Sự khiêm tốn và đơn giản về khối hình, kiến trúc thường cân xứng, hướng nội nhưng hài hòa với khung cảnh thiên nhiên như muốn hòa nhập hữu cơ theo quan điểm "nhất thể vũ trụ", "âm dương quân bình" và "thiên nhiên hợp nhất". Hệ thống kết cấu nhà ở của Việt Nam có quy định thống nhất về kích thước các chi tiết của ngôi nhà như: khung cột, các loại xà..., tương quan về tỷ lệ và qua đó những nghệ nhân trước đây đã sáng tạo ra một lối kiến trúc riêng biệt mà không thể lẫn với kiến trúc nhà ở của các nước châu Á khác. 211
219 Nền kiến trúc nhà ở của người Hàn Quốc xưa phát triển hưng thịnh và mạnh mẽ sớm hơn rất nhiều so với Việt Nam (khoảng 5000 năm trước) hình dáng bên ngoài và kết cấu bên trong của một ngôi nhà cổ của Hàn Quốc mang nhiều nét dáng dấp của lối kiến trúc nhà của không chỉ Trung Quốc mà còn của Nhật Bản. Lối kiến trúc, xây dựng nhà ở truyền thống của Hàn Quốc vẫn lưu giữ được kiểu dáng kiến trúc đặc biệt được hình thành theo quan niệm, tư tưởng của người dân trên bán đảo Triều Tiên. Điều này không chỉ khác với kiểu kiến trúc đa dạng trên thế giới mà còn khác với cả Trung Quốc và Nhật Bản. Việc có được cái đặc trưng đặc biệt đến như thế đó là vì việc hình thành nên tư tưởng, ý thức đặc biệt, ảnh hưởng của chế độ xã hội, chính trị của Hàn Quốc đến mỗi người dân Hàn cũng như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng trên mảnh đất mà mọi người Hàn đang sinh sống. Thêm vào đó không cần phải nói đến các nước phương Đông và phương Tây theo cái môi trường tự nhiên và điều kiện mang tính nhân văn thì lối kiến trúc nhà ở cũng tạo nên rất nhiều sự khác biệt về các phương diện cũng như quá trình phát triển ở mỗi quốc gia. Theo đó, lối kiến trúc nhà ở truyền thống của Hàn Quốc được hình thành và phát triển như thế nào và dù chúng ta có ý thức được giá trị phân tích, đánh giá về lối kiến trúc đó ra sao thì việc nhận ra được các nhân tố mang tính tự nhiên và nhân văn ảnh hưởng đến nó là một điều hết sức cần thiết và quan trọng. Một trong hai nhân tố này là nhân tố mang tính tự nhiên được phân chia thành các yếu tố khí hậu, địa lý, địa chất và nhân tố mang tính nhân văn được chia thành các yếu tố tôn giáo, xã hội, lịch sử và người ta cũng quyết định đi nghiên cứu cái tính chất đặc biệt đó của lối kiến trúc xây dựng nhà ở truyền thống của Hàn Quốc. 2, So sánh, đối chiếu nhà truyền thống của người Hàn Quốc và Việt Nam Theo quan niệm Phong Thuỷ xưa thì người Việt Nam quan niệm cho rằng khách đến có thể mang theo họa phúc khó lường từ bên ngoài tác động vào nhà nên bố cục ngôi nhà truyền thống luôn có không gian đệm (hàng hiên, bậc thềm, tiền sảnh) để giảm Trực xung, rồi đến chỗ tiếp khách có bình phong che chắn tầm nhìn và ngăn luồng di chuyển xuyên vào nhà sau. 212
220 Thuyết Phong Thủy địa lý được ra đời trong thời kỳ thành lập nhà nước Choseon. Thuyết Âm Dương Ngũ Hành nhằm để chỉ ra các phương hướng thì nó cũng được người Hàn xưa ứng dụng trong việc xây cất nhà cửa để tránh những điều rủi ro và cầu mong điều may mắn. Hình dáng bên ngoài của ngôi nhà thường được xây dựng theo kiểu chữ Khẩu, Dung, Nhật, Nguyệt và người ta không chọn xây dựng ngôi nhà theo hình các chữ có ý nghĩa không tốt như chữ Thi, chữ Công. Bởi vì chữ Thi có nghĩa là xác chết không hay, chữ Công thì lại mang nghĩa là đổ vỡ và thất bại một cách bất thường nên việc xây dựng nhà ở theo các chữ đó là điều cấm kị trong xây dựng nhà ở của người Hàn Quốc xưa. Trong xã hội phong kiến ở cả hai quốc gia luôn có sự tồn tại song song của hai giai cấp: giai cấp thống trị (những người có quyền lực và tài sản lớn, tầng lớp thượng lưu...) và giai cấp bị trị (những người lao động nghèo, thường dân...) nên kiểu kiến trúc nhà ở của hai giai cấp này cũng vì thế mà khác nhau. Nếu như nhà ở của giai cấp thống trị mái nhà thường được lợp bằng ngói, tường được xây cất chắc chắn thì nhà ở của giai cấp bị trị mái lại được lợp bằng dạ, cỏ khô...còn tường được xây đắp bùn đất. 213
221 Trong bố cục của ngôi nhà truyền thống Việt Nam và Hàn Quốc, sự phân định hợp lý để đảm bảo tính thống nhất toàn nhà, đồng thời vẫn tạo được tiện nghi thoải mái cho khách mà không xâm phạm vào nội khí dương trạch luôn được thể hiện rõ nét. Ðó là vì nét đặc trưng văn hóa truyền thống Ðông phương luôn coi trọng tính ổn định và ngôi thứ trong ngoài, trên dưới, trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ đại thể đến chi tiết. Một điều mà ta dễ dàng có thể nhận thấy được đó là trong mỗi căn nhà truyền thống của Việt Nam và Hàn Quốc đều có một phòng lớn nằm ở vị trí trung tâm của ngôi nhà là nơi diễn ra các cuộc tiếp khách, nghỉ ngơi và tổ chức các sự kiện lớn. Mặc dù đều là hai nước nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, từng bị các thế lực cát cứ phong kiến phương Bắc Trung Quốc, Mông Cổ xâm lược nên ít nhiều chịu ảnh hưởng khá sâu sắc tư tưởng, quan niệm sống và văn hóa Trung Hoa. Thế nhưng trong kiến trúc nhà truyền thống của người Việt Nam và Hàn Quốc lại có sự khác biệt rõ rệt. Trong tiềm thức, suy nghĩ của người dân hai quốc gia khi xây dựng một ngôi nhà phải tuân theo nguyên lý phong thủy địa lý. Theo nguyên tắc này thì người Hàn Quốc cho rằng một ngôi nhà tọa lạc ở một vị trí đẹp là phải đảm bảo các điều kiện sau: Phía trước ngôi nhà là một cái sân nhỏ và có một dòng sông để thuận tiện cho việc đánh bắt và tưới tiêu. Phía sau tựa vào núi để ngôi nhà luôn ở thế vững trãi được bảo vệ, che chở. Trong khi đó cũng tuân theo quy luật này người Việt Nam lại cho rằng phía trước ngôi nhà là phải có một cái sân nhỏ, có một mảnh vườn nhỏ, trước vườn là một cái ao để thuận tiện cho việc nuôi và đánh bắt tôm cá làm thức ăn hàng ngày và tưới tiêu, đằng sau nhà cũng là vườn. Hướng nhà chính bao giờ cũng quay về phía Nam, Đông 214
222 Nam để đón gió mát thổi từ hướng Nam nhất là khi nó đem được cái mát của hơi nước từ mặt ao trước sân vào nhà. Lưng nhà ở phía Bắc không có cửa, hai hồi có cửa sổ nhưng thường rất nhỏ để chống cái rét của gió mùa Đông Bắc. Không gian sống trong mỗi căn nhà của người Việt được tận dụng ứng xử linh hoạt, đa năng, biến hóa phong phú, vừa hòa nhập dễ dàng với thiên nhiên môi trường, vừa thích ứng với hoạt động đời sống nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp của vùng nhiệt đới ẩm có gió mùa với các dạng không gian buồng phòng, hiên thoáng, sân trong, sân ngoài... thật phong phú, sinh động và thích dụng. Trong khi đó không gian trong kiến trúc của mỗi căn nhà truyền thống Hàn Quốc cũng không quá lớn và khuôn viên của ngôi nhà được bố trí rất hợp lý và hài hòa nên chính điều đó đã mang lại cho con người một cảm giác thật thoải mái và tận hưởng được không gian sống thanh bình, thi vị. Hơn thế nữa trong căn nhà truyền thống của Hàn Quốc ta có thể cảm nhận được những không gian sống khác nhau cùng tồn tại dưới một mái nhà, với mái nhà có độ nghiêng khá lớn tạo nên những hình vòng cung đặc sắc, trần nhà cao, xà nhà cũng rất to, cột nhà dày và khá to đã tạo cho con người có cảm nhận được sống trong một không gian đầm ấm và thoải mái. Triền mái của kiến trúc nhà ở truyền thống của Việt Nam thường được lợp bằng mái ngói thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát lấy cảm hứng từ mũi thuyền của nền văn hóa sông nước. Ngói lợp truyền thống của Việt Nam là ngói mũi hài (ngói vảy rồng). Ấn tượng ban đầu ở một ngôi nhà truyền thống Việt Nam ấy là cái mái lợp ngói ta ngả màu rêu phong, ở giữa sống mái hơi thấp một chút rồi cong nhẹ, cao dần ở hai đầu đỉnh mái được gọi là réo làm cho cái mái nhà trở nên mềm hơn, dẻo hơn. Cả ngói chiếu, cả ngói lợp, lợp theo kiểu viên trên đè viên dưới thường dày tới 4-5 cm. Đó là lý do làm cho trong nhà luôn mát hơn nhiều so với bên ngoài trời. 215
223 Mái nhà truyền thống của Hàn Quốc lại là mái cong và chỉ hơi chếch ở góc mái. Ngói lợp truyền thống của Hàn Quốc là ngói âm dương (ngói ống). Ở phần giữa mái hiên thì hơi cong xuống còn ở hai phần đầu lại hơi chếch lên với những kỹ xảo lợp mái hết sức tinh vi, tỉ mỉ. Như vậy kết cấu cơ bản của một mái nhà truyền thống của Hàn Quốc bao gồm : cột, xà, hoành và vỉ kèo. Người ta chia ra làm bốn loại mái nhà chủ yếu là: mái hình vòng cung, mái hình con thuyền, mái lồi và mái xếp tầng. Trong nghệ thuật kiến trúc nhà truyền thống của Hàn Quốc thì người ta rất chú trọng tới việc tạo nên những đường cong mềm mại, thanh tú của cột nhà trước mái hiên khiến cho nó mang một vẻ đẹp đặc biệt. Thêm vào đó người Hàn xưa rất thích những cột nhà có độ cong chứ không chuộng cột nhà có đường thẳng. 216
224 Thành phần chịu lực đứng trong kết cấu nhà truyền thống của Việt Nam là cột, trước đây cột thường có tiết diện hình tròn hoặc vuông, làm bằng những vật liệu khác nhau: gỗ, tre, gạch đá. Trong kiến trúc truyền thống, cột là một trong ba yếu tố cấu thành vì kèo và tuỳ theo vị trí mà phân ra thành các cột cái, cột con, cột hiên. Trong các vì kèo hoàn chỉnh, cột được kê trên tảng bằng đá và liên kết với nhau bằng địa thu ở chân cột, bằng xà ở phía trên cột. Mặc dù nghiên cứu này của tôi mới chỉ dừng lại ở việc so sánh những nét tương đồng và khác biệt trong kiến trúc, xây dựng nhà ở truyền thống của hai dân tộc ViệtHàn nhưng thông qua đó chúng ta cũng đó được cái nhìn thực tế rất rõ nét về mối quan hệ thân tình sâu sắc, có khá nhiều điểm tương đồng trong nghệ thuật kiến trúc của hai quốc gia. Từ cách phân tích, so sánh cho thấy, trong các tư tưởng, quan niệm của người xưa trong việc xây nhà cùng với việc tả lại kiến trúc mái nhà, cột nhà ta có thể nhận ra một điều kiến trúc xây dựng nhà ở truyền thống cả của Việt Nam và Hàn Quốc 217
225 đều thiên về biến hóa và tỉ lệ, cái đẹp, cái khéo của tác phẩm kiến trúc truyền thống của hai quốc gia chúng ta có thể tìm thấy khá rõ ở sự phân tích sâu sắc, tính hài hòa, thống nhất và thanh thoát, gần gũi với con người thông qua tỉ lệ về cái đẹp, sự tinh tế và uyển chuyển giữa các chi tiết với nhau, giữa các chi tiết với tổng thể, tổng thể với con người, với cảnh quan. III, Kết thúc vấn đề: Đối với bất kỳ một dân tộc trong một thời kỳ nào thì nhà ở luôn là một nhu cầu không thể thiếu được của con người an cư rồi mới lạc nghiệp. Kiến trúc nhà ở truyền thống mang tính chất lịch sử và là những báu vật vô giá của mỗi quốc gia vì vậy việc bảo tồn các ngôi nhà cổ còn xót lại đến ngày nay là một việc làm hết sức cần thiết để lưu giữ những dấu vết lịch sử giúp chúng ta cũng như các thế hệ con cháu đời sau có thể hiểu được kỹ hơn, sâu sắc hơn nền văn hóa lâu đời của dân tộc cũng như học hỏi được những kinh nghiệm xây dựng, kiến trúc của ông cha ta đi trước. Chỉ bằng những lối kiến trúc rất đơn sơ, nguyên vật liệu đơn giản dễ kiếm nhưng ông cha ta đã xây dựng nên những công trình kiến trúc vĩ đại, bền vững theo thời gian. Để rồi từ đó ta có thể dựa trên những nền tảng là những kinh nghiệm mà ta học hỏi được từ những người đi trước để phát huy và phấn đấu hơn nữa. Có thể nói, tính dân tộc trong kiến trúc nhà ở truyền thống của cả hai quốc gia được hình thành bởi sự hài hòa nhất thể của ba yếu tố cơ bản là thiên nhiên, con người và xã hội. Nhờ đó, những người đi trước ở hai đất nước đã dựng nên các công trình phù hợp với tỷ lệ tầm thước của con người, gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên và thể hiện rõ các bản sắc. Kiến trúc hiện đại chỉ có thể tiếp nối con đường đó để phấn đấu có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tìm hiểu kiến trúc nhà truyền thống của hai dân tộc Việt-Hàn chẳng những giúp ta hiểu sâu sắc và toàn diện hơn về nghệ thuật xây dựng của hai quốc gia mà trên cơ sở đó ta có thể so sánh với lối kiến trúc ngày nay để thấy được: ta đã tiếp thu lối kiến trúc nhà ở ngày trước làm tiền đề để phát triển, xây dựng thành những mẫu nhà mới hiện đại, to đẹp, rộng rãi hơn. Là một sinh viên chuyên nghành tiếng Hàn Quốc chỉ một năm nữa thôi tôi cùng với các bạn sẽ là những người cộng tác, làm việc với các bạn Hàn Quốc, sẽ mang 218
226 những kiến thức cùng những kinh nghiệm từng trải và tích lũy được sau bốn năm ở giảng đường đại học để góp phần duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày một phát triển bền vững và đa dạng trên nhiều phương diện. Đồng thời tôi cũng rất hy vọng các bạn trẻ Việt Nam và Hàn Quốc sẽ luôn ý thức được rằng kiến trúc truyền thống dân tộc muốn được phát huy và tỏa sáng thường phải là kết quả của một quá trình kế thừa liên tục các giá trị di sản cộng với sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo những biểu hiện mới của những tài năng lớn biết khai thác và trân trọng các giá trị truyền thống trong sự năng động. Ngày nay, sẽ không có kiến trúc nhà ở hiện đại, tiện nghi nếu như không có các công trình kiến trúc nhà truyền thống của cha ông ta để lại thì chúng ta đâu có những tài liệu giá trị để thể tiếp thu và học hỏi được những kinh nghiệm quý báu, đáng giá đó. * Các tài liêụ đã tham khảo 1) 한옥의 구조 2) 3) Trần Thị Quế Hà- Nguồn gốc và quá trình phát triển cuả kiến trúc nhà ở dân gian truyền thống người Việt -Trang 1, trang 2. 4) Hàn Quốc năng động-tuyển chọn 9 bài viết hay trong cuộc thi tìm hiểu và viết về Hàn Quốc 5) 하노이 대학교 한국어과 역사 문화자료집 2 - 한국건축의 천통 게승/23, 한국전통건축의 특성/25, 전통사상에 입각하여 건축한다/29. 6) 7) 219
227 SO SÁNH 아/어 서 VÀ (으) 니까 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Ngân. Sinh viên thực hiện: Lê Thị Kim Phượng 3h-09 Nguyễn Thanh Huyền 3h-09 I. Phần mở đầu 1.Vài nét về tiếng Hàn Quốc Tất cả các dân tộc Hàn Quốc đều nói chung một ngôn ngữ là tiếng Hàn Quốc hay là tiếng Triều Tiên. Tiếng Hàn Quốc được xếp vào loại ngôn ngữ An-tai, trong đó bao gồm cả tiếng Thổ Nhĩ Kì, tiếng Mông Cổ và tiếng Tunus-Mãn Châu. Hangeul, bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc được phát minh bởi vua Sejong vào thế kỷ 15, dựa chủ yếu vào ngữ âm học. 2. Mục đích nghiên cứu Trong tiếng Hàn Quốc có nhiều cấu trúc ngữ pháp tương tự nhau và khó cho việc học của người nước ngoài.vì vậy chúng tôi đưa ra đề tài ngiên cứu: so sánh 아/어 서 và (으)니까 với mục đích giúp cho việc phân biệt, sử dụng đúng 아/어 서 và (으)니까. II. Phần nội dung: 1. Một số sai lầm mắc phải khi sử dụng 아/어 서 và (으)니까. Nhiều người nước ngoài học tiếng Hàn khi chưa nắm rõ về ngữ pháp thường sử dụng nhầm lẫn giữa 아/어 서 và (으)니까. -ví dụ: 밥을 너무 많이 먹어서 배가 아팠어요. (vì ăn quá nhiều cơm nên đã bị đau bụng). Trong ví dụ trên dùng 아/어 서 là đúng.không thể nói: 밥을 너무 많이 먹으니까 배가 아팠어요. 내일 시험은 보니까 일찍 잠을 자세요. (vì mai thi nên hãy đi ngủ sớm). 220
228 Trong ví dụ trên dùng (으)니까 là đúng.không thể nói: 내일 시험은 봐서 일찍 잠을 자세요. Tại sao lại như vậy? 2. So sánh 아/어 서 và (으)니까 Giống nhau -Mệnh đề trước là lý do, nguyên nhân cho mệnh đề sau -ví dụ: 바람이 심하게 불어서 나뭇잎이 졌어요. (vì gió mạnh nên lá rụng) Trong ví dụ trên ta thấy: mệnh đề trước gió mạnh là nguyên nhân cho mệnh đề sau lá rụng. 그분이 한국에서 오래 살았으니까 한국말을 잘 합니다. (vì sống ở Hàn Quốc đã lâu nên anh ta nói tiếng Hàn giỏi) Trong ví dụ này mệnh đề sống ở Hàn Quốc đã lâu là lý do cho mệnh đề anh ta nói tiếng Hàn giỏi Khác nhau Trong khi 아/어 서 biểu hiện một lý do thông thường, lý do mang tính khách quan thì (으) 니까 lại mang ý nhấn mạnh cảm súc, suy nghĩ mang tính chất cá nhân của người nói. -ví dụ: 배가 아파서 병원에 갔습니다. (vì đau bụng nên đã đến bệnh viện) Trong ví dụ này chỉ thể hiện một lý do thông thường nên ta sử dụng 아/어 서. 제가 잘못했으니까 제가 사과하겠습니다. (tôi có lỗi nên tôi đã tạ lỗi). Trong ví dụ này thể hiện ý nghĩa chủ quan của người nói. Nếu như mệnh đề sau 아/어 서 không thể dùng với đuôi kết thúc mang ý nghĩa yêu cầu, mệnh lệnh nhuung (으)니까 thì có thể sử dụng được. -ví dụ: 오늘을 날씨가 추우니까 옷을 많이 입으세요. (hôm nay trời lạnh nên hãy mặc nhiều áo vào) Không thể nói được là: 221
229 오늘을 날씨가 추워서 옷을 많이 입으세요. Gốc động từ gắn trước 아/어 서 không có yếu tố biểu thị quá khứ và tương lai còn với (으)니까 thì có thể sử dụng thì quá khứ hoặc tương lai. -ví dụ: 내일은 시험이 보겠으니까 오늘은 일찍 잠을 자야 해요. (Ngày mai có bài thi nên hôm nay phải ngủ sớm) Trong câu này, ta chỉ có thể sử dụng (으)니까 để biểu thị ý nghĩa của câu. Trong trường hợp hai mệnh đề có mối quan hệ về trật tự trước sau thì dùng 아/어 서.Trước 아/어 서 là động từ. Đuôi kết thúc của mệnh đề sau không bị giới hạn.(có thể dùng bất cứ thời thể nào). -ví dụ: 시장에 가서 여러 가지 물건을 삽니다.(tôi đi chợ và mua vài món đồ) 이의자에 앉아서 잠깐만 기다리십시오.(bạn hãy ngồi vào ghế và chờ trong giây lát) Ta dùng (으)니까 Khi hai mệnh đề có tính liên tục về mặt thời gian, nói chung mệnh đề trước là sự phát hiện hay sự xác nhận một tình huống để làm cơ sở nhận xét ở mệnh đề sau.lúc này chủ ngữ trước là người nói và chủ ngữ sau thường khác với chủ ngữ trước. -ví dụ: 김선생님을 만나보다니까 아주 좋은 분 이더군요.(khi tôi tiếp xúc với cô Kim thì biết cô là người tốt) 집에 가니까 친구의 편지가 있었습니다.(lúc về đến nhà thì có 1 lá thư của bạn). III. Phần kết luận: Khi đã hiểu rõ và phân biệt được 아/어 서 và (으)니까 thì việc sử dụng đúng chúng không phải là một việc khó khăn. Chúng tôi hy vọng rằng bài nghiên cứu nhỏ trên của chúng tôi sẽ giúp ích một phần nào đó cho những bạn quan tâm tới tiếng Hàn Quốc. 222
230 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HANBOK VÀ ÁO DÀI QUA CÁC THỜI KỲ Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thanh Hải Sinh viên thực hiện : Vũ Vân Hải 1H09 Trần Thị Minh Châu 1H09 Phan Hương Giang 1H09 Đinh Thanh Tú 1H09 A Đặt vấn đề Hàn Quốc là đất nước mang trong mình nền văn hoá của 5000 năm lịch sử - một khoảng thời gian dài để hính thành nên các đặc trưng văn hóa ổn định và lâu bền. Khoảng 1000 năm sau khi Hàn Quốc xây dựng nền văn hoá của mính, Việt Nam cũng bừng tỉnh đứng dậy vươn lên và thiết lập nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Nếu như biểu tượng truyến thống nổi bật nhất của Hàn Quốc lá Hanbok thì Áo dài được coi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên tại sao Hanbok và áo dài lại được chọn là quốc phục và từ khi được sáng tạo cho đến nay Hanbok và áo dài đã được giữ gìn và cải biến như thế nào thì không phải ai cũng biết. Hơn nữa, các nền văn hoá trên thế giới vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải không có nét tương đồng. Bởi vì văn hoá có sức lan tỏa như một làn sóng và để không bị cuốn theo làn sóng ấy một cách thụ động, con người đã phải rất nỗ lực, đặc biệt là những người yêu chuộng nền văn hoá dân tộc. Vì thế ở các thời kì khác nhau, các nhà văn hoá những người yêu chuộng nền văn hoá dân tộc ấy đã cố gắng giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa bằng cách cải tiến bộ trang phục truyền thống cho phù hợp với thời đại. Xét về bình diện lịch sử, thật khó mà có thể đưa ra một chuẩn mực quy chiếu đối sánh các biểu tượng văn hóa giữa các quốc gia do quá trình hình thành lịch sử, điều kiện địa lý và bối cảnh xã hội. Tuy nhiên để giúp những ai quan tâm đến sự phát triển của hai bộ trang phục truyền thống một cách tương đối hệ thống thông qua các thời kì lịch sử, chúng tôi quyết đinh thực hiện nghiên cứu này. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi có đưa ra các mốc thời kì lịch sử của Hàn Quốc và Việt Nam, gắn liền với đó là các đặc điểm của hai bộ trang phục tương ứng 223
231 với các thời kì. Đồng thời chúng tôi cũng phân tích chỉ rõ ra sự thay đổi về chất liệu, kiểu dáng và màu sắc của hai bộ trang phục, cùng với một số hình ảnh minh họa để mọi người dễ dàng hình dung ra sự thay đổi của hai bộ quốc phục này. Cho đến nay, cũng đã có nhiều bài nghiên cứu về đề tài Hanbok và Áo dài, tuy nhiên xét về bình diện lịch sử thì khá ít do điều kiện hình thành lịch sử của Hàn Quốc và Việt Nam khác nhau quá nhiều. Bài nghiên cứu của chúng tôi có tham khảo và sử dụng một số tư liệu nghiên cứu về Hanbok và Áo dài đã có trước đây. Hơn nữa chúng tôi cũng đã chọn lọc và dịch một số tài liệu nước ngoài, sau đó tổng hợp những nội dung điển hình, phân tích và sắp xếp các nội dung đó theo mốc giai đoạn lịch sử một cách chi tiết, khoa học và dễ hiểu nhất. Chúng tôi hi vọng bài nghiên cứu này sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của hai bộ quốc phục dọc theo chiều dài lịch sử và tạo cho các bạn hứng thú khi tìm hiểu về các nền văn hoá. Tuy nhiên vẫn còn nhiều sơ sót trong quá trình nghiên cứu nên mong quý thầy cô và các bạn góp ý để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. B Giải quyết vấn đề I-Giới thiệu chung về Hanbok: Áo dài là biểu tượng tiêu biểu, thể hiện được nét duyên dáng, đằm thắm không thể trộn lẫn của người phụ nữ Việt Nam. Trải qua nhiều thời kì lịch sử, áo dài vẫn luôn là lựa chọn số một để tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt và thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc. Có thể nói áo dài đã kiến tạo nên các giá trị văn hóa Việt. Qua hình ảnh chiếc áo dài thướt tha có thể thấy được những nét tính cách và cả quá trình lịch sử phát triển của dân tộc Việt. Và có thể khẳng định được rằng áo dài Việt vẫn luôn mang trong mình những nét truyền thống, góp phần tôn vinh những giá trị văn hóa lâu đời, những nét hoài cổ trong cách sống của người dân Việt Nam, nhất là khi đất nước đang trên đà phát triển, trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Nếu như Việt Nam đang từng bước đi lên thì Hàn Quốc lại được coi là đất nước có nền kinh tế, công nghệ hiện đại phất triển tới chóng mặt với những tòa nhà cao chọc trời, hệ thống tàu điện ngầm hiện đại và những công dân năng động, có sức sáng tạo 224
232 mãnh liệt và có tính kỉ luật cao. Thế nhưng, đằng sau vẻ nhộn nhịp sôi động ấy là một Hàn Quốc của những hoài niệm cổ truyền thống. Như bất kì quốc gia nào trên thế giới, người Hàn Quốc cũng mang trong mình một niềm tự hào dân tộc lớn lao, và không ngừng gìn giữ, bảo tồn nững nét văn hóa đặc sắc, mà tiêu biểu là Hanbok- bộ trang phục truyền thống của người dân xứ sở kim chi. Có thể thấy rằng. mỗi một thời kì lịch sử trôi qua, cùng với những qui tắc luật lệ, phong tục tập quán hay những biến đổi xã hội đã ảnh hưởng ít nhiều tới kiểu cách của Hanbok. Những biến đổi qua từng thời đại của một dân tộc được in dấu trên những trang phục đời thường của dân chúng với các tầng lớp xã hội khác nhau. II- Sự phát triển của Hanbok và áo dài qua các giai đoạn lịch sử 1. Năm 80 TCN- Thế kỉ XIV a) Hanbok Theo một số phục sức cơ bản thì Hanbok đã tồn tại từ rất lâu, nhưng mãi đến thời Tam Quốc tại Triều Tiên (82TCN- 668 SCN), khi các vương quốc Goguryeo (37 TCN- 668 SCN), Baekje (18 TCN- 660 SCN), Shilla (57 TCN- 935 SCN) đô hộ bán đảo Triều Tiên thì kiểu áo hai phần như ngày nay mới được định hình. Đây chính là các chi tiết tả thực của những bức tranh tường của các nhà mồ Goguryeo từ thế kỉ thế kỉ IV đến thế kỉ VI. Các nhân vật trang trí trên tường thường mặc áo vét có tay áo dài và hẹp, có vạt trái đè lên vạt phải, mặc quần và đi hài. Bộ quần áo kiểu đó để đáp ứng nhu ccầu cuộc sống của vùng phương Bắc-nơi có khí hậu khắc nghiệt, địa hình khó khăn và cuộc sống chủ yếu trên lưng ngựa. Đồng thời do đặc điểm địa lí, có thể kiểu trang phục này đã chịu ảnh hưởng của phong cách Trung Hoa. Những người Baekje và Shilla cũng có những trang phục tương tự. Áo choàng dài lụa của quan lại được du nhập và Triều Tiên từ thời Đương bên trung Hoa. 225
233 Hanbok thời Tam Quốc Hanbok thời Shilla Đến thời kì Vương Quốc Shilla thống nhất, trang phục của người Hàn Quốc vẫn không thay đổi nhiều so với thời kì Tam Quốc. Những chiếc áo thụng tơ tằm của quan lại triều đình nhà Đường ở Trung Quốc đưa sang đã được cải tiến để quan chức và những người thuộc hoàng tộc mặc trùm ra ngoài trang phục dân tộc. Trải qua nhiều triều đại, bộ đồ Chima và jeogori đã được cải biến nhiều. Đến năm 935, triều đại Goryeo thay thế triều đại Shilla. Tên gọi Hàn Quốc có từ đó. Đạo Phật mà từ thời Shilla đã là quốc đạo nay phất triển rực rỡ cùng với hội họa và nghệ thuật, đặc biệt là gốm tráng men màu ngọc bích. Trong thời Goryeo, váy chima được may ngắn hơn, eo được kéo lên sát ngực và được buộc lại bằng một dải ruy băng rộng bản dài. Áo jeogori cũng ngắn hơn và ống tay hơi lượn. Cùng lúc phụ nữ bắt đầu tết tóc trên đỉnh đầu và đàn ông bắt đầu cạo đầu, chỉ để lại một chỏm mào giữa đầu. b) Áo dài Cho đến nay chưa ai rõ nguồn gốc đích thực của áo dài, nhưng người ta đã phát hiện ra chiếc áo dài xuất hiện trước thời Hai Bà Trưng (40-43 SCN) qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (5000 năm TCN) 226
234 Trang phục Việt cổ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và trên kiếm đồng Theo truyền thuyết, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng, trang sức thật lộng lẫy khi cưỡi voi xông trận đánh đuổi quân nhà Hán. Cũng tương truyền, do tôn kính Hai Bà Trưng, phụ nữ Việt Nam tránh mặc áo hai tà mà thay bằng áo tứ thân với bốn thân áo tượng trưng cho bốn bậc sinh thành (của hai vợ chồng). Vả lại, khi đó kĩ thuật còn thô sơ, vải được dệt thành những mảnh nhỏ nên phải ghép bốn mảnh lại mới may đủ một áo, nên gọi quen là áo tứ thân. Áo gồm hai mảnh đằng sau chắp lại giữa sống lưng (gọi là sống áo), mép của hai mảnh được nối vào nhau và được giấu vào phía trong, hai mảnh trước được thắt lên và để thòng xuống thành hai tà áo ở giữa nên không phải cài khuy (cúc, nút) khi mặc. Bình thường gấu áo được vén lên, chỉ có khi đại tang (tang chồng hay tang cha mẹ) mới thả xuống và mép vải để lộ ra ngoài thay vì giấu váo trong. Đấy là hình ảnh chiếc áo dài tứ thân mộc mạc khiêm tốn. c) So sánh Đây là thời kì Hanbok được hình thành và đang trên đường định hình kiểu dáng. Tiền thân của áo dài cũng bắt đầu xuất hiện. 2. Thế kỉ XIV- Thế kỷ XVII a) Hanbok Từ năm 1392, sau khi thời đại Joseon lên thay thế thời đại Goryeo thì bộ trang phục truyền thống đã có sự thay đổi. Các vị vua thời đại này rất coi trọng lễ nghi, cũng như sự tôn ti trật tự trong xã hội nên họ đã ban hành những quy định rất nghiêm ngặt về 227
235 cách ăn mặc của hoàng gia, quan lại, quý tộc và thương dân trong các nghi lễ khác nhau. Giá trị xã hội trong thời kì này được đặt lên hàng đầu và thể hiện rõ nét qua cách ăn mặc. Trang phục Hanbok của đàn ông không có nhiều thay đổi nhưng Hanbok dành cho phụ nữ trong thời kỳ này và đặc biệt là vào thế kỉ XV đã có rất nhiểu biến đổi. Phụ nữ thời kỳ này bắt đầu mặc những chiếc áo jeogori dài và những chiếc váy chima dài gấp nếp vào trong để che đi những đường nét cơ thể. Nhưng theo thời gian, váy chima được kéo lên cao và được thắt lại ngay dưới cánh tay, độ dài rộng cũng thay đổi do áo vet jeogori lúc này được thu lại khá ngắn, chỉ đủ để che phần ngực. Phụ nữ quí tộc mặc váy quấn 12 pok (pok là chiều rộng miếng vải) và quấn sang bên trái. Trong khi đó dân thường bị cấm mặc váy rộng hơn 10 hoặc 11 pok và phải quấn sang bên phải. Bên trong hanbok phụ nữ thường mặc quần buộc túm, chiếc yếm một mảnh giống váy một mảnh cao đến thắt lưng và một chiếc áo nhỏ hơn áo jeogori. Độ phồng của váy cho phép mặc bất cứ loại quần áo nào bên trong. Một chiếc váy phồng rộng thậm chí có thể trùm được quần áo mùa đông bên trong, mà vẫn có thể mặc váy khi mang thai. Bộ Hanbok ngày nay chính là bắt nguồn từ trang phục Hanbok truyền thống theo khuynh hướng Nho giáo từ triều đại Joseon. Thời này, những người thuộc tầng lớp quý tộc Yangban đã thường mặc những bộ Hanbok có chất liệu vải phù hợp với từng mùa. Tuy nhiên bị bó buộc bởi những luật lệ nghiêm khắc và lí do tài chính, những người dân chỉ mặc những bộ quần áo làm bằng vải bông hoặc vải sợi gai. Vì thế những màu cơ bản của Hanbok danh cho dân thường hầu hết đều có màu trắng, đôi khi là màu hồng, màu xanh nhạt, màu xám, hoặc màu chì. Bên cạnh đó các vua triều đại này còn ban hành những luật lệ cụ thể về màu sắc Hanbok đối với phụ nữ chưa kết hôn và đã có gia đình. 228
236 b) Áo dài Trong giai đoạn này, tuy Việt Nam đã có nhiều loại vải như vải bông, vải gai, lụa, lĩnh, sa, the nghề thêu cũng đã phát triển nhưng phục trang thời kỳ này cũng không thay đổi nhiều so với trước. Có chăng chỉ là về mũ mão và màu sắc cho các tầng lớp mà thôi. Đàn bà thời kì này đã bắt đầu mặc áo tứ thân màu đen, trong lót vải trắng để may viền và cổ áo rộng 3cm. c)so sánh TK XIV- TK XVII, trong khi Hanbok phát triển một cách hoàn chỉnh và lên đến đỉnh cao thì áo dài (áo tứ thân) vẫn chưa có sự phát triển mạnh mẽ. 3. Thế kỷ XVII- Thể kỉ XX a) Hanbok Hanbok trong thời kì này vẫn tiếp tục duy trì và phát triển nhưng không được thay đổi nhiều. Chỉ có áo vét jeogori là thay đổi về độ dài ngắn và tay áo, và nổi bật trong thời kì này là Hanbok dành cho đàn ông giới quí tộc. 229
237 Waryonggwan và hakchangui năm Ảnh năm 1863 Bokgeon và Bokgeon và simui năm dopo năm Min Sangho, 1899, tranh sơn dầu của Hubert Vos Ảnh năm 1863 b) Áo dài Với bối cảnh lịch sử đầu thế kỉ XVII, trang phục áo dài tứ thân chịu ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến đương thời. Điều này thể hiện qua kiểu dáng áo rộng, màu sắc đơn giản, các hoạ tiết trang trí trên áo hầu như không có. Hơn nữa, áo dài tứ thân còn phần nào thể hiện vai trò thứ yếu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời kì bấy giờ. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với cải biến ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở trước vạt trước, áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Cổ tay và thân áo trên thường ôm sát người, tà áo may rộng từ sườn đến gấu áo chứ không chít eo. Cổ áo cao khoảng 2-3 cm. Vạt con nối lại với hai vạt cả nhờ cổ áo và bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học phương Đông. 230
238 Trong sách Relation de la Nouvelle Mission des Péres de la Compagine de Jesus au Royaume de la Cochinchine, xuất bản tại Lille năm 1631, giáo sĩ Borri đã tả rõ về cách ăn mặc của người Việt ở đầu thế kỉ XVII: Người ta mặc sáu cái áo dài, áo nọ phủ lên áo kia, mỗi cái một màu Phần dưới thắt lưng của mấy lớp áo ngoài được cắt thành những dải dài. Khi đi lại, các dải này quyện vào nhau trông đẹp mắt Đàn ông cũng mặc năm sáu lớp áo dài lụa để tóc dài và vấn khăn như đàn bà. Thật ra mấy lớp áo bên ngoài bị cắt thành các dải dài bên ngoài dưới thắt lưng mà giáo sĩ Borri nhắc đến chỉ là các xiêm cánh sen, hoặc có nơi gọi là quầy bơi chèo, mà người xưa mặc trước ngực hay dưới thắt lưng bên ngoài áo dài. Xiêm này có ba hoặc bốn lớp dải lụa may chông lên nhau. Lớp dải trong cùng dài nhất. Rồi các lớp ngoài ngắn dần. Theo các nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là quốc nhục của phái nam. Các bà các cô dùng màu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng hoặc lam thảm. Suy cứ này có cơ sở vì từ chiếc áo dài ngũ thân trang trọng cho phụ nữ tỉnh thành chắc chắn phải tồn tại bên đó một thứ áo trang trọng cho nam giới để cân xứng. Tuy nhiên theo sắc dụ ban hành từ thời Chúa Nguyễn Vũ Vương thì sự quy định trang phục cho nam giới ít gò bó và thoáng hơn, Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tuỳ tiện, áo thì hai bên nách trở xưống phải khâu kín 231
239 liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiền làm việc thì cũng được. c) So sánh Trên con đuờng phát triển, thế kỉ XVII- thể kỉ XX chính là lúc Hanbok hoàn thiện về dánh vẻ cũng như vị trí trong xã hội. Trong khi đó áo dài Việt Nam đang tăng tốc để dần hoàn thiện hơn. 4. Thể kỉ XX a) Hanbok Cho đến thời điểm này, phụ nữ bắt đầu mặc chogori dài và váy gấp phồng hoàn toàn che kín các đường nét cơ thể. Tuy nhiên, theo thời gian, áo ngắn dần cho đến khi nó che vừa kín ngực, điều đó đòi hỏi phải giảm độ phông của váy để có thể kéo được tới sát nách. Và kiểuu trang phục này vẫn được ưa chuộng cho đến ngày nay. Có thể nói Hanbok tồn tại qua những biến đổi chính trị, văn hoá, xã hội trong nhiều thế kỉ qua chứng tỏ tinh thân tôn trọng truyền thống của người Hàn Quốc. Cho tới đầu thế kỉ XX, khi những ảnh hưởng của phương Tây bắt đầu bám rể vào xã hội Hàn Quốc, Hanbok không còn được sử dụng như trang phục hàng ngày nữa. Đến khoảng giữa thế kỉ XX trở đi, với sự gia tăng mạnh của lối sống công nghiệp, hanbok thực sự trở nên 232
240 lỗi thời và bị lọai bỏ khỏi trang phục nghi lễ trong đời sống xã hội. Tuy nhiên vài chục năm qua đã bắt đầu có sự thay đổi trong trang phục này. Những người coi trọng truyền thống đã dùng bộ Hanbok cách tân làm trang phục hằng ngày của mình, hoặc mặc trong đám cưới Có nhiều nơi bán Hanbok thế hệ mới được thiết kế với những đường nét đơn giản hơn xưa. Nó tạo cho người mặc cảm nhận sâu sắc về đặc trưng van hoá Hàn Quốc, về sự thăng trầm của thời trang cũng như tạo cho họ một cảm giác thoải mái. Thiếu nữ mặc Hanbok trên đường phố Seoul ( ) b) Áo dài Làn sóng văn hoá Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã ảnh hưởng tới thị hiếu của người dân, đặc biệt là quan niệm thẩm mĩ với áo dài. Điều này đã tạo ra một phong trào cách tân về kiểu dáng biến chiếc áo dài trở thành một trang phục tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. 233
241 Năm 1939, một nhân vật có tên là Cát Tường tung ra kiểu áo dài mới gọi là áo dài LeMur. Chiếc áo dài LeMur cải biến là tay áo không ráp theo lối thường trước đó, tức là tay áo ráp ở khoảng giữa cánh tay, từ vai xuống khuỷu. Lối cải tiến của nhà may Cát Tường thì tay áo được ráp từ vai như áo sơ mi hay áo ngắn. Vai áo hơi bồng. Cổ áo được cắt rộng xuống, không còn như cổ áo Tàu nữa, mà là cổ áo hình trái tim, hay cổ tròn, rồi kết ren quanh cổ, tuỳ theo màu áo. Ngực áo thêu hay gắn ren, Khuy áo cũng được thay đổi, người ta dùng những loại khuy tròn và dẹt, hình những bông hoa như khuy dùng cho các loại áo ngắn. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm Vài năm sau khi áo dài LeMur xuất hiện, hoạ sĩ Lê Phổ đã cải biến chiếc áo này, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hoà với kiểu áo ngũ thân cũ tạo ra kiểu áo cổ kín vạt dài ôm sát người để hai tà áo tự do bay lượn. Thiếu nữ xưa với áo dài LeMur 234
242 Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20 cm, thường được mặc với quần trăng hoặc quần đen. Cổ áo dài thường may giống cổ áo Tàu. Phụ nữ ở vào tuổi trung niên thì cổ áo may hở một khúc nhỏ phía trước khoảng bằng nửa gang tay để phô trương những dây hột vàng được đánh như dây chuyền, gồm các hột vàng nhỏ, kết lại thành một chuỗi. Cũng trong thập niên 1930, khi áo dài nữ phục hai vạt xuất hiện thì áo dài nam phục hai vạt cũng xuất hiện. Khoảng thời điểm của năm 1910 đến năm 1950, chiếc áo dài được may hơi rộng, không bó sát thân hình, vì phụ nữ phải mặc chiếc áo cánh ngắn tay bên trong, thông thường gọi là áo phin hàng côtton, mỏng, sợ tơ vải rất thanh nhẹ gọi là áo phin nõn. Chiếc áo ngắn đó có túi nhỏ bên hai vạt áo. Hàng áo dài thường là lụa, vải, còn gấm là tơ dành cho những người giàu có. Người nghèo thì may áo dài bằng vải. Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. 235
243 Thế nhưng áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỉ 60. Vì nịt ngực ngày càng phát triển nên áo dài được may chít eo, nhiều khi rất chật để tôn ngực, áo dài cổ thuyền và cổ tròn cũng được sáng tạo. Từ thập kỉ 70-90, áo dài không thay đổi nhiều. Áo dài thập kỉ 80 Bước vào thập niên 90, mốt áo dài lại được thay đổi lần nữa. Tà áo được may dài hơn, cổ áo cao hơn, hàng may áo màu sắc cũng đẹp hơn, áo thêu và áo vẽ trở nên thịnh hành và người ta còn sáng chế ra kiểu mặc quần màu thường là cùng màu với hàng áo, hoặc chọn một màu trong áo dài hoa đó. Áo dài thập kỉ
244 Nói đến quốc phục truyền thống của Việt Nam thì chính chiếc áo dài nữ phục mới đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy (sắc dụ của chú Nguyễn Vũ Vương). Do đó, khi nói đến chiếc áo dài Việt Nam, người trong nước lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ phục. b) So sánh Quả thực, văn hoá phương Tây đã ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình phát triển Hanbok và áo dài trong thế kỉ XX. Nhưng sự ảnh hưởng đó lại đi theo hai hướng khác nhau. Nếu như văn hoá Tây phương khiến Hanbok không còn giữ được vị trí độc tôn thì ngược lại, nó lại giúp cho áo dài có những bước phát triển đáng kể. 5. Hiện nay Hanbok và áo dài không chỉ trở thành niềm tự hào của mỗi nước mà còn được thế giới công nhận như những kiệt tác của loài người. Xu thế thời trang luôn biến đổi, đặc biệt là trong thế kỉ XXI. Các nhà thiết kế với lòng yêu mến văn hóa truyền thống và bộ óc sáng tạo đã ra sức cách tân Hanbok và áo dài dựa trên những đường nét truyền thống, khiến cho chúng trở nên mới mẻ mà vẫn giữ đuợc vẻ đẹp cổ điển sang trọng vốn có. 237
245 Ngày nay, hanbok và áo dài không chỉ được bảo tồn và gìn giữ bởi công dân của hai nước mà còn nhận được sự yêu thích của những người bạn nước ngoài. 238
246 Áo dài nam và Hanbok nam C. Kết luận Như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy rõ được sự thay đổi của hai bộ quốc phục và những nỗ lực cách tân nghệ thuật hết sức đáng quý của các nhà văn hoá để lưu giữ truyền thống dân tộc. Đồng hành cùng lịch sử, Hanbok và áo dài có thể được coi là nhân chứng sống lịch sử tiêu biểu cho quá trình đấu tranh giành nên độc lập tự do và quá trình thiết lập, phát triển nhà nước hiện đại. Hai bộ quốc phục từ hoạ tiết, hình ảnh cho đến những đường nét chấm phá tài hoa tinh tế đã thể hiện nét đẹp văn hoá dân tộc. Hanbok và áo dài cổ nhắc ta nhớ về thời kì lịch sử oanh liệt hào hùng. Hanbok và áo dài hiện đại cho thấy sự phát triển sôi động của xã hội. Chúng tôi hi vọng bài nghiên cứu này sẽ giúp cho những ai có mối quan tâm đến các nền văn hoá, đặc biệt là những bạn sinh viên năm nhất có cái nhìn rõ nét hơn về trang phục truyền thống của dân tộc. Do hệ thống bài nghiên cứu được sắp xếp theo quá trình hình thành phát triển của hai bộ trang phục gắn liền với các thời kì lịch sử nên chúng ta dễ dàng thấy rằng ở mỗi thời kì thì kiểu dáng, màu sắc, chất liệu và phụ kiến có sự thay đổi ở các mức độ khác nhau. Có thể thấy Hanbok xuất hiện và có sự cải biến khá đều đặn ( hầu như ở thời đại nào cũng có thay đổi ít nhiều), còn áo dài 239
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BẢN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu t
BỘ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Tên project : Quốc gia thực hiện : P.M : Saigon Vietnamese Noodle Soup Franchise Korea Seoul Hoàng Xuân Đức Danh sách hồ sơ gồm có : 1. Văn bản đăng ký dự
More information제 5 교시 2019 학년도대학수학능력시험문제지 1 성명 수험번호 1. 에공통으로들어갈글자는? [1 점 ] 6. 빈칸에들어갈말로옳은것은? óc Yu-na : Thưa cô, cho ạ. Cô Thu : Thứ 2 tuần sau. mắ ai 1 bao giờ hỏi e
2019 학년도대학수학능력시험문제및정답 제 5 교시 2019 학년도대학수학능력시험문제지 1 성명 수험번호 1. 에공통으로들어갈글자는? [1 점 ] 6. 빈칸에들어갈말로옳은것은? óc Yu-na : Thưa cô, cho ạ. Cô Thu : Thứ 2 tuần sau. mắ ai 1 bao giờ hỏi em thi 3 em hỏi bao giờ thi 5
More information<B1B9BEEE5FB9AEC1A6C1F65FC3D6C1BE2E687770>
2019 학년도대학수학능력시험 9 월모의평가문제및정답 2019 학년도대학수학능력시험 9 월모의평가문제지 1 제 5 교시 성명 수험번호 1. 밑줄친부분의글자표기가옳지않은것은? Tôi nhờ Đức mang 2 chai trà xữa đến câu lạc bộ. (a) (b) (c) (d) (e) 7. 빈칸에들어갈말로알맞은것은? A: Anh ơi, quyển Từ
More information레이아웃 1
TS-G120 v.1 ENGLISH TS-G120 Attention in Use Maximum input power of TS-G120 is 1200W (at peak). Higher levels of input power may cause damage to the speaker system and so please take every precaution to
More informationHướng dẫn cho Cử tri NỘI DUNG HƯỚNG DẪN NÀY Hướng dẫn cho Cử tri...2 Về cuộc Tổng Tuyển cử này...3. Tổng thống và Phó Tổng thống...4. Thượng Nghị viện
www.easyvoterguide.org LEAGUE OF WOMEN VOTERS OF CALIFORNIA EDUCATION FUND Lá Phiếu của Quý Vị. Tiếng Nói của Quý Vị. Cuộc Tổng Tuyển cử tại Tiểu Bang California Ngày 8 tháng Mười Một, 2016 QUÝ VỊ ĐÃ GHI
More informationMicrosoft Word - AI50years3.doc
Trí tuệ nhân tạo và chặng đường 50 năm LƯỢC SỬ NGÀNH TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Trước hết xin nói về chữ trí tuệ nhân tạo, vốn được dùng rộng rãi trong cộng đồng công nghệ thông tin (CNTT). Trí tuệ nhân tạo (TTNT),
More informationMicrosoft Word - L?C Ð?A T?NG B? TÁT PHÁP ÐÀN.doc
Biên soạn: HUYỀN THANH LỤC ĐỊA TẠNG BỒ TÁT PHÁP ĐÀN _ Trung Tâm Đàn là chữ OṂ ( ) biểu thị cho Pháp Thân của Địa Tạng Bồ Tát _ Tam Giác có đỉnh hướng lên trên hiển hiện ba chữ chủng tử biểu thị cho ba
More information2016 년외국인고용조사표 ( 베트남어 ) (BẢNG ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI NĂM 2016) 이조사는통계법제 17 조및제 18 조에따른국가승인통계로한국에 3 개월이상거주하는외국인의취업, 실업등과같은고용현황
2016 년외국인고용조사표 ( 베트남어 ) (BẢNG ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI NĂM 2016) 이조사는통계법제 17 조및제 18 조에따른국가승인통계로한국에 3 개월이상거주하는외국인의취업, 실업등과같은고용현황을조사하여외국인의고용및인력수급정책을수립하고평가하기위한중요한기초자료로활용됩니다. 본조사의응답내용은통계법제
More informationHạnh phúc quý giá của bạn Đồng hành cùng công ty TNHH chế tác (sản xuất)trang thiết bị chữa cháy Hàn Quốc. 50 năm thành lập công ty TNHH chế tác (sản
www.koreafire.com www.hk119.net (A/S) Thiết bị chữa cháy tự động bếp cho nhà ở Bình chữa cháy bột khô dạng nén Thiết bị chữa cháy xịt tự động Dây thoát hiểm nhà cao tầng Thang cứu nạn Thiết bị ngắt ga
More informationtra bảng hỏi và phỏng vấn sâu để khảo sát các đối tượng tiếp nhận Hàn lưu tại các nước bản địa đang bộc lộ rõ nhiều điểm hạn chế. Bên cạnh đó, các ngh
ẢNH HƯỞNG CỦA HÀN LƯU TẠI VIỆT NAM: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ LIÊN NGÀNH 1 (Phần 1) Trần Thị Hường 2 - Cao Thị Hải Bắc 3 TÓM TẮT Bài viết là bức tranh đa diện về hiện tượng Hàn lưu tại Việt Nam từ cách tiệp cận liên
More informationChương trình dành cho ai? - Học sinh - Sinh viên - Người đi làm Chúng ta học thế nào? 2
2018-05-10 Lecture note Bài giảng youtube.com/ user/ seemile SEEMILE học tiếng Hàn APP. à Android APP Download ( 안드로이드앱 ) https:/ / play.google.com/ store/ apps/ details?id= com.seemile.langster à iphone
More information레이아웃 1
TS-F80.F100 v.1 TS-F80 TS-F100 - When installing on a ceiling, please use brackets with 100mm width tapped holes. M8 screws bolted on the top of the cabinet in 100mm width. - Before installing to the ceiling
More information레이아웃 1
TS-G80 v.1 TS-G80 Accessories 1. Instruction manual 2. Brackets - 4PCS 3. Screw - 8PCS Attention in Use Maximum input power of TS-G80 is 250W (at peak). Higher levels of input power may cause damage to
More information(Microsoft Word - \251\242U?C SANG THANH KINH TRUNG THU 2014)
CHƯƠNG TRÌNH THI ĐỐ KINH THÁNH ĐUỐC SÁNG THÁNH KINH MỤC LỤC: 1. Nội dung và Thể lệ...trang 01 2. Kinh Thánh Cựu Ước...Trang 03 3. Kinh Thánh Tân Ước...Trang 18 4. Giáo lý căn bản...trang 34 5. Lịch sử
More informationMicrosoft Word - Sogang_1A_Vietnamese_ doc
NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN SOGANG 1A Người dịch: Nguyễn Huy Thụy Nguyễn Thị Thúy Hòa Mục lục Phần mở đầu 1. (1) - 이에요 / 예요 : là 2. (1) 이게 / 저게 : cái này/ cái kia (2) 뭐예요?: Cái gì vậy? 3. (1) 있어요 : có / ở (chỉ
More informationCÁC THÀNH PHỐ THÀNH VIÊN CỦA DART Addison Carrollton Cockrell Hill Dallas Farmers Branch Garland Glenn Heights Highland Park Irving Plano Richardson R
How to ride DART Trains & Buses Cách Đi Tàu Hỏa và Xe Buýt DART english 2012 CÁC THÀNH PHỐ THÀNH VIÊN CỦA DART Addison Carrollton Cockrell Hill Dallas Farmers Branch Garland Glenn Heights Highland Park
More informationBài học kinh nghiệm
Ba i ho c kinh nghiê m 8 năm hoạt động hỗ trợ kỹ thuật tăng cường ứng phó khẩn cấp với cúm gia cầm độc lực cao tại Việt Nam Ba i ho c kinh nghiê m FAO ECTAD Viê t Nam BA I HO C KINH NGHIÊ M 8 năm hoạt
More informationMỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phươ
Một số tín hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn Nguyễn Thùy Dương Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS. Chuyên ngành: Khu vực học; Mã số: 60 31 50 Người hướng dẫn: GS. Mai Ngọc Chừ Năm bảo vệ:
More informationPowerPoint 프레젠테이션
1 베트남어알파벳과인사 들어가기 본주차의학습이끝나면여러분께서제가읽은대로답을찾아주세요. 포 Pho Phở Phô 본주차의학습이끝나면여러분께서제가읽은대로답을찾아주세요. 아우자이 Ao dày Áo dài Ào giài 본주차의학습이끝나면여러분께서제가읽은대로답을찾아주세요. 하노이 Ha nồi Hà nồi Hà nội 학습목표 01 베트남어의기본특징을파악할수있다. 02
More informationuntitled
參 Bảng tham khảo khám bệnh các khoa: Khoa y tế gia đình, khoa nội 不 年 女老 不 狀 Khoa y tế gia đình Không phân độ tuổi, trai gái già trẻ, nếu cảm thấy khó chịu, có bất kì bệnh gì hoặc triệu chứng không rõ
More information슬라이드 1
1 주차. 알파벳과성조 클립 1 학습내용 1 베트남어의특징 알파벳 베트남어의주요특징 로마자사용 성조어 단음절어 고립어 한자어원의단어 주어 + 술어 + 목적어 / 보어 피수식어 + 수식어 교수님과함께문법과문형을살펴보세요. 1 알파벳 알파벳명칭알파벳명칭알파벳명칭알파벳명칭 A a a G g gờ N n nờ T t tờ B b bờ H h hờ O o o U u
More informationMicrosoft Word - Sogang 1B Bai doc
NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN SOGANG 1B Người dịch: Nguyễn Thị Thúy Hòa Nguyễn Huy Thụy Mục lục Bài 1 Bài 2 Bài 3 Bài 4 Bài 5 Bài 6 Bài 7 Bài 8 (1) -을거예요 : thì tương lai (2) -을있어요 / 없어요 : có thể (làm )/ (không thể
More information집필진이강우 ( 청운대학교 ) 김주영 ( 국립호찌민대학교 ) 이정은 ( 한국외국어대학교 ) 조윤희 ( 청운대학교 ) 검토진강하나 ( 사이버한국외국어대학교 ) 선금희 ( 프리랜서 ) 윤승연 ( 한국외국어대학교 ) 이지선 ( 영남대학교 ) 이현정 ( 서울대학교 ) 최샛별
집필진이강우 ( 청운대학교 ) 김주영 ( 국립호찌민대학교 ) 이정은 ( 한국외국어대학교 ) 조윤희 ( 청운대학교 ) 검토진강하나 ( 사이버한국외국어대학교 ) 선금희 ( 프리랜서 ) 윤승연 ( 한국외국어대학교 ) 이지선 ( 영남대학교 ) 이현정 ( 서울대학교 ) 최샛별 ( 청운대학교 ) 최해형 ( 청운대학교 ) 황엘림 ( 한국외국어대학교 ) Phan Thi hong
More informationTrợ giúp cho Cử tri NỘI DUNG HƯỚNG DẪN NÀY Trợ giúp cho Cử tri...2 Điều gì Mới cho Cử tri...2. Về cuộc Tổng Tuyển cử này...3 Các Tòa án và Thẩm phán c
easyvoterguide.org Lá Phiếu của Quý Vị. Tiếng Nói của Quý Vị. NGÀY 6 THÁNG MƯỜI MỘT NĂM 2018 TỔNG TUYỂN CỬ TẠI CALIFORNIA QUÝ VỊ ĐÃ GHI DANH ĐI BẦU CHƯA? Ngày 22 tháng Mười năm 2018 Ngày 30 tháng Mười
More information숯왕바베큐참숯왕바베큐왕바베큐왕바베큐숯왕바베큐숯왕바베큐숯왕바베큐참숯왕바베큐왕바베큐숯왕바베큐숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐숯왕바베큐숯왕바베큐참숯
숯왕바베큐참숯왕바베큐왕바베큐왕바베큐숯왕바베큐숯왕바베큐숯왕바베큐참숯왕바베큐왕바베큐숯왕바베큐숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐숯왕바베큐숯왕바베큐참숯왕바베큐바베큐왕바베큐숯왕바베큐참숯왕바베큐바베큐왕바베큐숯왕바베큐참숯왕바베큐바베큐바베큐숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐참숯왕바베큐
More informationHọc tiếng Hàn qua món ăn Địa chỉ liên lạc Trung tâm Hỗ trợ Gia đình Đa văn hóa trên toàn quốc Sil-yong-jeong-bo Thông tin thực tế Các thông tin đoàn t
Học tiếng Hàn qua món ăn Địa chỉ liên lạc Trung tâm Hỗ trợ Gia đình Đa văn hóa trên toàn quốc Sil-yong-jeong-bo Thông tin thực tế Các thông tin đoàn thể chủ yếu Học tiếng Hàn qua món ăn Biểu hiện bằng
More informationPowerPoint 프레젠테이션
2 주차. Đây là cái gì? 이것은무엇입니까? 들어가기 학습내용 종별사, 단위명사란무엇인가? 지시대명사란무엇인가? 종별사, 단위명사의쓰임에대하여 학습목표 종별사, 단위명사의역할을설명할수있다. 지시대명사를이용하여문장을만들수있다. 의문사 gì를이용하여의문문을만들수있다. là 동사문형을응용할수있다 2 주차. Đây là cái gì? 이것은무엇입니까? 미리보기
More information<4D F736F F D20BAA3C6AEB3B2BEEE2D31B0CBC5E45FB0B3B9DFBFF85F2DC3D6C1BE32>
주요민원서류다언어번역 Phiên dịch song ngữ những văn bản chính dân nguyện 2011. 08. 충청남도 발간사 우리道에서는결혼이민자의조기정착과다문화가족의안정된삶을도모하기위하여다양한시책을추진해나가고있습니다. 이번에발간하게된주요민원서류다언어번역책자도이러한시책의일환으로추진한것입니다. 통계에따르면 2011년 1월기준으로국내거주외국인주민은
More informationPowerPoint 프레젠테이션
3 주차. Cái này là cái gì? 이것은무엇입니까? 들어가기 학습내용 종별사, 단위명사란무엇인가? 지시 ( 형용 ) 사란무엇인가? 종별사, 단위명사와지시사의쓰임 학습목표 종별사, 단위명사의역할을설명할수있다. 종별사, 단위명사와지시 ( 형용사 ) 사를이용하여문장을만들수있다. 의문사 gì 를이용하여의문문을만들수있다. là 동사문형을응용할수있다 3 주차.
More information<4D F736F F D20C7D1B1B9C0CEC0BBC0A7C7D1BAA3C6AEB3B2BEEEB1E6C0E2C0CC32>
VIETNAM 한국인을위한베트남어길잡이 2 송정남편저 2 한국인을위한베트남어길잡이 2 서언 본교재는 한국인을위한베트남어 1 에이어편찬되었다. 본서역시과거하노이종합대학교베트남어과에서외국인을대상으로사용했던교재 기초과정실행베트남어 를우리의상황에맞게편집한것이다. 한국과통일베트남간의수교기간은내년에 20년이된다. 그동안양국간관계는경제를넘어교육, 문화, 행정, 체육, 노동,
More informationHỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 3/2014 MỤC LỤC 1. BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ THÀNH NGỮ 2 CHỮ HÁN HÀN 사자성어... 5 SVTH: Nguyễn Diệu Thúy, Hà Thụy Anh 3H12 GVHD: ThS Phạm Thị
More information베트남 산업안전 관리
베트남 2017 년 10 월현재 안전은최우선관리기법 1 관련법령 / 분석 ( 한국 / 베트남 ) 3 베트남처벌규정 5 건설현장필수안전점검 7 공장안전관리 / 점검예시 1. 베트남 37 39 44 47 1GROUP - 각 PART MANAGER 급. 16 시간. 2 년마다갱신 / 재교육 2GROUP - 안전담당자, SAFETY SUPERVISOR LEVEL.
More informationchúng ta 우리들 dài 긴 đáp 답하다 chúng tôi 우리들 dám 감히 đau 아프다 chuối 바나나 danh từ 명사 đặc biệt 특히 chuột 쥐 dành 예비하다 đăng ký 등록하다 chụp hình 사진찍다 dao 칼 đắng 쓰다 c
bình tĩnh 침착한 cây số/ki lô mét 킬로미터 A bình thường 보통의 chai 병 à 아 ( 감탄 ), ~ 요 ( 의문 ) bò 소 chạm 닿다, 접촉하다 ai 누구 ( 의문사 ) bỏ 버리다, 포기하다 chán 지겹다 anh 형, 오빠 bóng 공 chanh 레몬 ảnh/hình 사진 bóng đá 축구 chào 안녕 áo 옷
More informationISSN Tạp chí thông tin cùng thực hiện với gia đình đa văn hóa 다문화가족과함께만드는정보매거진 KOREAN VIETNAMESE Vol WINTER Cover Story 마니바자르암가마씨가족
ISSN 2092-7878 Tạp chí thông tin cùng thực hiện với gia đình đa văn hóa 다문화가족과함께만드는정보매거진 KOREAN VIETNAMESE Vol. 32 2015 WINTER Cover Story 마니바자르암가마씨가족의따뜻한이야기두문화를잇는행복한가정을꿈꿉니다 Câu chuyện gia đình ấm áp của
More information베트남 산업안전 관리
2018 베트남 2018 년 5 월현재 안전은최우선관리기법 1 관련법령 / 분석 ( 한국 / 베트남 ) 3 베트남처벌규정 5 건설현장필수안전점검 7 공장안전관리 / 점검예시 1. 베트남 37 39 44 47 1GROUP - 각 PART MANAGER 급. 16 시간. 2 년마다갱신 / 재교육 2GROUP - 안전담당자, SAFETY SUPERVISOR LEVEL.
More information쩔짤횉횪쨔횣쨩챌-쨘짙횈짰쨀짼횊占승맡㈑올?PDF
VIETNAM www.tourbaksa.com Greetings 10010 1 10 12 CONTENTS 04 06 10 12 24 32 40 48 58 GOOD LUCK TO YOUR TRAVELING! Vietnam 3 Vietnam Map 2Day CHINA 1~3Day 3Day 4~5Day THAILAND LAOS 6~7Day 10 12 5 4 CAMBODIA
More information1
베트남의 자연친화적 관광정책 자원 현황 조사 및 관광협력 활성화방안 연구 - 관광 공적개발원조(ODA)과제 개발을 중심으로 2015년 4월 문화체육관광부 이 경 직 목 차 국외훈련 개요...7 국외훈련기관 소개...8 Ⅰ. 서론...9 1. 연구의 개요...9 1.1 연구배경 및 목적 9 1.2 연구의 구성 11 1.3 연구의 방법 및 기대효과 14 2. 한국과의
More informationHÁT CA TRÙ Published by Vietnamese Institute for Musicology In Collaboration with International Information and Networking Centre for Intangible Cultu
Cultural Sounds: The Spirit of Vietnam CA TRÙ SINGING HÁT CA TRÙ Published by Vietnamese Institute for Musicology In Collaboration with International Information and Networking Centre for Intangible Cultural
More information수능특강 제 2 외국어 & 한문영역 베트남어 Ⅰ 집필진이강우 ( 청운대 ) 강하나 ( 건대부고 ) 윤승연 ( 한국외대 ) 이정은 ( 한국외대 ) 검토진구본석 ( 동국대 ) 박정현 ( 충남외고 ) 선금희 ( 한국외대 ) 이지선 ( 영남대 ) 이현정 ( 서울대 ) 조윤희
수능특강 제 2 외국어 & 한문영역 베트남어 Ⅰ 집필진이강우 ( 청운대 ) 강하나 ( 건대부고 ) 윤승연 ( 한국외대 ) 이정은 ( 한국외대 ) 검토진구본석 ( 동국대 ) 박정현 ( 충남외고 ) 선금희 ( 한국외대 ) 이지선 ( 영남대 ) 이현정 ( 서울대 ) 조윤희 ( 청운대 ) 최해형 ( 청운대 ) Nguyen Thi Huong Sen( 국립호찌민인문사회과학대학교
More informationKhi nói chuyện với người lớn tuổi hơn thì dùng 저 (tôi) a) 나예요 = Là tôi (đây) = It's me. b) 그는나보다키가크다. = Anh ấy cao hơn tôi. = He is taller than me. 6.
1000 từ vựng ôn thi TOPIK 1. 것 = vật, việc = a thing or an object 좋아하는것으로아무거나골라요 =lấy bất kì vật gì bạn thích = Take any thing you like 2. 하다 làm a) 내일뭐할거니? = Ngày mai anh sẽ làm gì? = What are you doing
More information2016 년 7 월호 pp.112~122 한국노동연구원 베트남노동법상근로자파견 International Labor Trends 국제노동동향 4 - 베트남 박재명 ( 베트남하노이법과대학교노동 사회보장법박사과정 ) 머리말 베트남은 2005년 8.4%(GDP 기준 ) 의높은
2016 년 7 월호 pp.112~122 한국노동연구원 베트남노동법상근로자파견 국제노동동향 4 - 베트남 박재명 ( 베트남하노이법과대학교노동 사회보장법박사과정 ) 머리말 베트남은 2005년 8.4%(GDP 기준 ) 의높은경제성장률을보였고 2015년에는 6.7% 를기록하며지난 10년동안매년평균약 6% 이상의지속적인경제성장을해왔다 ( 그림 1 참조 ). 이와함께근로자의임금인상을비롯한주요생산원가등도빠르게상승했다
More informationExecutive Actions on Immigration: Criteria and Next Steps President Obama has announced a series of executive actions on immigration. Read more at www
Executive Actions on Immigration: Do Not Apply Yet President Obama has announced a series of executive actions on immigration. USCIS is NOT yet accepting applications or requests for these initiatives.
More information베트남.PS
베트남 지도 홍강 델타 박닌 (Bac Ninh) 하남 (Ha Nam) 하이즈엉 (Hai Duong) 흥옌 (Hung Yen) 남딘 (Nam Dinh) 닌빈 (Ninh Binh) 타이빈 (Thai Binh) 빈푹 (Vinh Phuc) 하노이 (Ha Noi) - 직할시 하이퐁 (Hai Phong) - 직할시 북동부 박장 (Bac Giang) 박깐 (Bac Kan)
More information년 8 월 10 일 ( 월간 ) 제 65 호 Góc tin tức 시정소식 Xây dựng Bảo tàng Văn tự Thế giới Quốc gia tại Songdo, Incheon 국립세계문자박물관, 인천송도에설립 Incheon - cái nôi
한눈으로보는인천통계 Thống kê Incheon tổng quát Tỷ trọng ngành nghề ở Incheon 인천의산업구조 Nông ngư nghiệp 농업 어업 0.4% Incheon Multicultural Society Newspaper Khai khoáng và chế tạo 광광업 제조업 28.9% www.dasarangnews.com
More informationMicrosoft Word - Tieng Han quoc.doc
김준 - 金俊 ----- ----- 김준 년 타이위안,2010 년 1 MỤC LỤC 1. Bảng chữ cái tiếng Hàn... 1 1.1. Các nguyên âm & phụ âm cơ bản... 8 1.1.1. 아, 이, 우... 8 1.1.2 어, 오, 으... 8 1.1.3 야, 여, 요, 유... 8 1.1.4 ㅇ... 9 1.1.5 ㅁ,
More information181219_HIU_Brochure_KOR_VTN_CS4_O
ĐẠI HỌC HONGIK 홍익대학교 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾNG HÀN CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 2019-20 LEARN, ENJOY and MASTER KOREAN 국제언어교육원 한국어교육부 소개 홍익대학교 국제언어교육원 한국어교육부는학습자 중심의 맞춤형 교육을 통한 글로벌 인재 육성을 목적으로 2002년 3월 설립되었습니다.
More information<4D F736F F D20BAA3C6AEB3B2C7D0BDC0B1E6C0E2C0CC5FC6EDC1FDC0FAC0DAC3D6C1BEBABB5F2E646F63>
서언 베트남어는 54개종족으로구성된 2009년현재약 8600만에이르는베트남인들이사용하는언어이다. 이외에도베트남어는세계에산재하고있는약 160만명의월교 ( 越僑 ) 들이사용하는언어이기도하다. 지리적으로중국과국경을같이했던관계로베트남은우리와같이중국문화에많은영향을받았고이러한특징은양국의언어에서도찾아볼수있다. 그것은역사에서양국이공히말은존재하면서도문자가없었던까닭에오랫동안한자를차용하여각각이두와쯔놈
More information02 다문화포커스 Tiêu điểm đa văn hóa 2014 년 5 월 10 일월간제 49 호 "Là tiền bối trong cuộc sống tại Hàn Quốc, tôi giúp những người đi sau" 한국생활은내가선배, 뒤에서후배를돕는다 Độ
20145 www.dasarangnews.com Hoàn công sân vận động chính Đại hội Thể thao Châu Á Asia Games Incheon 2014 Wanted dasarang 032)881-9441 Photo News 2014 인천아시아경기대회주경기장완공 45 억아시아인축제의성화가활활타오를 2014 인천아시아경기대회주경기장이마침내
More informationChương Trình Molina Dual Options Cal MediConnect (Chương Trình Medicare-Medicaid) Danh Sách Thuốc Được Đài Thọ (Danh Mu c Thuốc) 2014 Đây là danh sách
DANH MỤC THUỐC (Danh Sách Thuốc Được Đài Thọ) 2014 Molina Dual Options Cal MediConnect Plan Medicare-Medicaid Plan Phiên bản 1 NGÀY PHÁT HÀNH: Tháng Bảy 2014 Dịch Vụ Thành Viên (855) 665-4627, TTY/TDD
More information베트남_내지
편저자 채수홍 발간사 세계화에 따른 국제경쟁이 치열해지고, 경제위기가 상시적으로 발 생하는 어려운 상황에서도 각국 기업의 해외진출은 가속화되고 있으 며, 우리 기업도 아시아를 비롯한 세계 각지로 진출하여 해외시장 개 척을 위한 노력을 한층 배가하고 있습니다. 노사발전재단은 우리 기업의 해외진출을 돕고자 중국, 베트남, 인 도네시아, 인도 등 주요 우리 기업
More informationMicrosoft Word - 중급2최종보고서-베트남어
국립국어원 2010-03-02 국가기록원번호 11-1371028-000174-01 중급한국어 2 베트남어 - 연구책임자 이해영 제출문 국립국어원장귀하 중급한국어 2 현지화및번역사업 에관하여귀원과체결한연구 용역계약에의하여연구보고서를작성하여제출합니다. 2010 년 01 월 26 일 연구책임자 : 이해영 ( 이화여자대학교 ) 공동연구원 : 한상미, 김현진, 김은애,
More information< C7D0B3E2B5B52039BFF9B8F0C6F220C7D8BCB3C1F628BAA3C6AEB3B2BEEE292E687770>
2017 학년도대학수학능력시험 9 월모의평가 제 2 외국어 / 한문영역베트남어 I 정답및해설 01. 1 02. 5 03. 2 04. 1 05. 1 06. 3 07. 5 08. 2 09. 3 10. 5 11. 3 12. 4 13. 2 14. 1 15. 2 16. 4 17. 3 18. 4 19. 3 20. 4 21. 4 22. 1 23. 4 24. 2 25. 5
More information- 목차 - 1. 베트남전자산업개관 전자제품분류및시장점유율 베트남전자산업주요업체 전자산업성장요인및장애요인 베트남과글로벌가치사슬 베트남전자산업법적환경...10 [ 첨부 1] 전자제품및부품제조업체리스트...12
베트남전자산업동향 호치민한국지상사협의회 - 목차 - 1. 베트남전자산업개관...1 2. 전자제품분류및시장점유율...3 3. 베트남전자산업주요업체...6 4. 전자산업성장요인및장애요인...8 5. 베트남과글로벌가치사슬...9 6. 베트남전자산업법적환경...10 [ 첨부 1] 전자제품및부품제조업체리스트...12 [ 첨부 2] 전자제품및부품유통업체리스트...14
More information영문회사명 주요항목 대표 비고 Vietnam Oil and Gas Group 원유및천연가스의추출 Nguyễn Quốc Khánh 설립년도 >50% 국가소유자본 Samsung Electronics Vietnam Co., Ltd 전자제품, 컴퓨터및광학제품제조 Y
영문회사명 주요항목 대표 비고 Vietnam Oil and Gas Group 원유및천연가스의추출 Nguyễn Quốc Khánh 설립년도 1975. >50% 국가소유자본 Samsung Electronics Vietnam Co., Ltd 전자제품, 컴퓨터및광학제품제조 Yoo Young Bok 설립년도 2009 Viettel Mobile Group Corporation
More informationOpen My Eyes/Abre Mis Ojos/Cho Con Duoc Nhin
Based on Mark 8:22 25 Verses 1 3 and Bridge, Jesse Manibusan; Verse 4, Kelly Cullen, FM &? &? VRSS B/D B/D NTR (e = ca 120) NTR (e = ca 120) & & 8 6 8 6?? 8 6 8 6 Œ Œ My yes /G F m7 B 7sus4 /G F m7 B 7sus4
More informationePapyrus PDF Document
ConstructionManagementHerald 발행처 한국CM협회 발행인 배영휘 편집 운영지원실 서울시 서초구 서초대로 88(유니온빌딩 4층) Tel:02)585-7092Fax:02)585-2689www.cmak.or.kr 통권 제139호 발행일 2016년 8월 1일 8 부산지방법원 서부지원청사 신축공사 CM프로젝트 2016년 하반기부터 이렇게 달라집니다
More information2017 학년도대학수학능력시험 제 2 외국어 / 한문영역베트남어 I 정답및해설
2017 학년도대학수학능력시험 제 2 외국어 / 한문영역베트남어 I 정답및해설 01. 2 02. 1 03. 4 04. 1 05. 4 06. 3 07. 5 08. 4 09. 3 10. 1 11. 5 12. 1 13. 1 14. 2 15. 4 16. 3 17. 2 18. 5 19. 5 20. 2 21. 4 22. 5 23. 4 24. 3 25. 3 26. 4 27.
More information베트남내대학한국 ( 어 ) 학과현황연구 - 호치민시및인근지역대학을중심으로 - 2017. 12 연구책임자 : 공동연구자 : Nguyen Thi Phuong Mai ( 호치민국립대학교인문사회과학대학한국학부 ) Phan Thi Hong Ha ( 호치민국립대학교인문사회과학대학한국학부 ) Tran Nguyen Nguyen Han ( 호치민사범대학교한국어학부 ) Nguyen
More information<BAA3C6AEB3B2C5F5C0DAB4BABDBA5F203332385F31323132323828C7CFB3EBC0CC292E687770>
2012. 12. 28( 금) No. 328 경제뉴스 베트남, 올해 성장률 5.03%, 13년래 최저 2012년 FDI 유치, 진출기업 증자 늘어 베트남, 20년만에 첫 무역수지 흑자 2012년 금융 분야 변화 내역 베트남 중앙은행(SBV) 달러거래 억제 강화 베트남 중앙은행(SBV) 카드 수수료 규제 계획 베트남 중앙은행 부동산 시장 활성화 방안 수립 중
More informationVP xanh lá full tiếng hàn
베트남 빈푹성 빈푹성 투자촉진및지원기관 빈푹공공행정센터 Tel: 84 211 3616 618 Fax: 84 211 3616018 Website: ipavinhphuc.vn E-mail: ipa@ipavinhphuc.vn 내용 01., (4-5) 06. (14-15) 10. (26-27) 14. (47-57) 02., (6-7) 07. (16-17) 11. (28)
More informationVietnamese Appetizers Khai vị Việt Nam 베트남식에피다이저 VND.-, Hoi An Tasting Platter (for 2 pers.) 287 (± us$12) Vietnamese pancakes, Fresh Spring Rol
Vietnamese Appetizers Khai vị Việt Nam 베트남식에피다이저 1. Hoi An Tasting Platter (for 2 pers.) 287 (± us$12) Vietnamese pancakes, Fresh Spring Rolls, Beef in Mustard Leaf, White Rose Dumplings & Hoi An Fried
More information1 2 대한민국전문대학소개 CONTENTS 5 5 5 5 10 10 12 12 15 18 19 19 29 29 195 195 대한민국전문대학소개 GIỚI THIỆU CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TẠI HÀN QUỐC 한국전문대학소개 Giới thiệu các trường cao đẳng tại Hàn Quốc 2019년대한민국전문대학외국인유학생모집안내
More informationInternational Labor Trends 개정내용 퇴직연금의변화 [ 그림 1] 사회보험료납부기간에따른퇴직연금수령률변화 3) 매년 +3% 증가 75% 여성근로자의경우 75% 45% 매월퇴직연금수령률 매년 +2% 증가
2017 년 12 월호 pp.78~85 한국노동연구원 2018 년베트남사회보험법의변화와전망 International Labor Trends 국제노동동향 3 - 베트남 박재명 ( 베트남하노이법과대학교노동법 사회보장법박사과정 ) 머리말 베트남사회보험법 1) 일부규정이 2018년 1월 1일부터효력을가지게되면서해당분야에상당한변화들이예상된다. 2) 여기에는사회보험료납부기간에따른퇴직연금수령비율의변화와베트남내외국인근로자에대한의무적사회보험가입,
More information<BAA3C6AEB3B2C5F5C0DAB4BABDBA5F3237315F31313131313028C7CFB3EBC0CC292E687770>
2011. 11. 10.( 목) No. 271 투자 동향 베트남 원전수주 청신호 베트남 국가주석, 삼성전자 박닌성 공장 방문 쯔엉떤상 베트남 국가주석 베- 한 관계 잠재력 중시 현대그룹, 베트남 등에 사업다각화로 살길 찾는다 주간 경제 뉴스 베트남 " 올 연말까지 인플레 19% 지금 이머징 마켓에선 베트남 베트남-캄보디아 전세기 관광 베트남- 일본, 국방차관급
More informationMicrosoft Word _CJ CGV_베트남_가치검토.doc
218.8.27 CJ CGV (7916) 미디어 / 엔터 베트남 CGV, 상장후가치검토 베트남영화시장 IMF에의하면, 217년베트남의 1인당 GDP( 명목기준 ) 는 2,354달러를기록. 이는중국의 8,643달러, 태국의 6,591달러대비현저히낮은수준. 베트남의도시화율은 217년 38% 를기록해중국 (58.5%) 과태국 (52.7%) 대비낮은수준. 반면, 베트남인구는
More information<B0ADBFF8B5B55FB0DCBFEFC3B65FB9CEBCD3B9AEC8AD5FBFF8B7F9BFCD5FC8B0BFEB28C0E5C1A4B7E620C3D6C1BE292E687770>
강원도 겨울철 민속문화 원류와 활용 장정룡(강릉원주대 교수, 강원도문화재위원) Ⅰ. 머리말 2018 평창동계올림픽의 개최는 강원도 발전에 있어 천재일우( 千 載 一 遇 )의 기회다. 동계올림픽은 이를 개최하는 나라와 지역에 대한 다양한 분야의 유산을 창출할 뿐 아니라 겨울문화유산을 활용한 유무형의 콘텐츠와 상품들을 통해 브랜드 가치와 경 제적 파급효과를 거두고
More information受験生応援プレゼント メンバー全員の直筆サイン色紙 or サイン入りチェキを各1名様 マジカル パンチライン 通称マジパン 2016 年 2 月 19 日に結成した5人組のアイドル グループ ガールズファンタジー をコンセプトに魔法使い見習いのガーリーでキュートな 彼女たちから受験生を応援する魔法の
マジカル パンチライン vol.48 SCHOOL GUIDE HANDBOOK マジカル パンチライン がんばる読者へメンバーから プレゼント 付き! だいがくだいがくいんせんもんがっこうだとくしゅう おすすめの大学 大学院 専門学校 スクールを大特集! 受験生応援プレゼント メンバー全員の直筆サイン色紙 or サイン入りチェキを各1名様 マジカル パンチライン 通称マジパン 2016 年 2 月
More information<BAA3C6AEB3B2C5F5C0DAB4BABDBA5F203333355F3133303232322E687770>
[주간 경제 뉴스] 베트남, 법인 등 투자 위법행위 처벌 강화 호치민시, 미진행 프로젝트 허가서 회수계획 Can Tho시, 30억 달러 프로젝트 회수 LG전자, 베트남 가전공장 증설에 3억 달러 투자 다이나모, VTC합작법인 설립 베트남 스마트폰 시장 공략 도공, 베트남 고속도로 사업평가 수주 선진엔지니어링, 베트남서 교통프로젝트 사업게획 수주 베트남 소비재
More informationHàn Quốc Ngày Hangeul 10/ 9 ( 한글날 ) Bảng chữ cái tiếng Hàn gồm 40 kí tự - 21 nguyên âm ( 모음 ) - 19 phụ âm ( 자음 ) NGUYÊN ÂM BÀI 1 NGUYÊN ÂM ( 모음 ) 아 어
Hàn Quốc TIẾNG HÀN NHẬP MÔN BÀI 1 NGUYÊN ÂM ( 모음 ) BẢNG CHỮ CÁI TIẾNG HÀN Hangeul ( 한글 ) King Sejong ( 세종대왕 ) 1443 1446 - Huấn dân chính âm ( 훈민정음 - Hoonmin jeongeum) Ngày Hangeul 10 / 9 1989 Giải thưởng
More information상업 용어 - Thương mại
[ ㄱ ] 가가격 : giá tạm thời [ 야. 담. 터이 ] 상업용어 - Thương mại 가보험서 : phiếu bảo hiểm tạm thời [ 피에우. 땀. 터이 ] 가격교환 : đối giá [ 도이. 야 ] 가격병동 : biến động giá cả [ 비엔. 동. 야. 까 ] 감정, 검사 : giám định, điều tra [ 얌.
More informationMicrosoft Word - New Spice Garden Menu - USD AUD - 23 June 2018.docx
Vietnamese Appetizers Khai vị Việt Nam 베트남식에피다이저 1. Hoi an tasting platter (for 2 pers.) 267 (± usd12, aud16) Vietnamese pancakes, fresh spring rolls, beef in mustard leaf, white rose dumplings & Hoi an
More information472151113.hwp
베트남 FOCUS 순풍불고 있는 베트남 부동산 시장 베트남 경제동향 및 투자관련 주요이슈 공단 개발 투자, 새로운 성장 모델 호아락 하이테크 파크, 신규 인센티브 제안 예정 보험사, 인력난 심화 TPP 원사기준, 5년간 유예 베트남 국영기업 71.5% 민영화 베-중 비즈니스 관계 강화 동의 전문가 칼럼 / 법령 안내 베트남에서 외투법인 치과를 개원하기 위한
More information저 11 회 고대 고분 국제학술대회 고분을통해본 호남지역의 EH 외교류와 연대관 Dating and Cultural exchanges as seen th ough the tomb in Honam region 국립나주문확쩨연구소 Naju National Research
저 11 회 고대 고분 국제학술대회 고분을통해본 호남지역의 EH 외교류와 연대관 Dating and Cultural exchanges as seen th ough the tomb in Honam region 국립나주문확쩨연구소 Naju National Research Institute of Cultural Heritage 제 1 호 고대 고분 국제학술댄회
More information4. 알맞은어휘찾기 사전 베트남어 - 베트남어 보통네개의바퀴가있으며, 일반적으로도시에서승객을실어나르는 ( 교통 ) 수단으로사용되는대형차. 정답해설 : 그러므로빈칸 (a) 에들어갈말로알맞은것은 5 이다. 정답 5 5. 알맞은어휘찾기 이신발이누나에게나요? 텔레비전소리가약간
2018 학년도대학수학능력시험 제 2 외국어 / 한문영역베트남어 I 정답및해설 01. 4 02. 2 03. 1 04. 5 05. 3 06. 3 07. 2 08. 1 09. 4 10. 5 11. 3 12. 1 13. 5 14. 1 15. 4 16. 3 17. 1 18. 2 19. 3 20. 4 21. 2 22. 3 23. 2 24. 5 25. 4 26. 2 27.
More information413140912.hwp
베트남 FOCUS 너희들은 공부하는 것이 전투다 - 호치민 무역관 이동현 차장 베트남 경제동향 및 투자관련 주요이슈 베트남 기획투자부, 2015년 전력수요 충족 전망 미국 투자자들, 베트남 TPP 가입 기대로 활발한 투자 움직임 베트남 통신사업자, 4G도입 전 3G 서비스 품질 개선 중 동탑(Dong Thap)성, 한국농어촌공사와 협력 베트남 철강업체, 러시아
More informationH3050(aap)
USB Windows 7/ Vista 2 Windows XP English 1 2 3 4 Installation A. Headset B. Transmitter C. USB charging cable D. 3.5mm to USB audio cable - Before using the headset needs to be fully charged. -Connect
More information배부용_★★베트남에서의 수출입통관 (2013년 6월 18일) - 개괄사항 전부(Updated 04JUN'13)[1].pptx (Read-Only)
18JUNE, 2013 PTV Company Limited 2Fl., Saigon Finance Center, 09 Dinh Tien Hoang Str., Da Kao Ward, Dist 1, HCMC, Vietnam TEL: 08 3822 0055 FAX:08 3824 1506 E-Mail :sklee@ptviet.com ~~~~..,...,,,..,,...,,,,,.
More information4단어단어장_베트남어-내지p200 (휘진 조판 완료)_2차.indd
001 001 tôi 또이 tớ 떠 mình 밍 cậu 꺼우 나 ( 객관적인나 ) 나 ( 친구사이에서나 ) 나 ( 친구사이에서나 ) 너 ( 친구사이에서너 ) 002 002 chúng tôi 쭘또이 chúng ta 쭘따 bạn 반 anh 아잉 ( 듣는사람을포함하지않는 ) 우리 ( 듣는사람을포함하는 ) 우리친구, 당신오빠, 형 003 003 chị 찌 em 앰
More information2. There is a lower layer of the heavenlies the air, where Satan as the ruler of the authority of the air is frustrating the people on earth from cont
Message Two The Formation of a Corporate Joshua to Possess the Good Land by Defeating the Satanic Forces Scripture Reading: Deut. 8:7-10; Josh. 1:2-3, 6-9, 16-18; 5:11-12; Col. 1:12 I. The good land, the
More informationChào mừng Quý khách trên chuyến bay của Vietnam Airlines! Với hình ảnh bông sen vàng thân quen, LotuStar là thành quả của quá trình không ngừng nâng c
CHƯƠNG TRÌNH GIẢI TRÍ TRÊN CHUYẾN BAY INFLIGHT ENTERTAINMENT GUIDE 기내오락안내 01-02 2018 CÂU CHUYỆN LEGO The Lego Ninjago Movie 레고닌자고무비 Up to 500 hours of entertainment Chào mừng Quý khách trên chuyến bay
More information2018 년 6 월호 pp.75~81 한국노동연구원 포괄적 점진적환태평양경제동반자협정 (CP TPP) 체결에따른 International Labor Trends 베트남노동관계전망국제노동동향 2 - 베트남 박재명 ( 베트남하노이법과대학교노동법 사회보장법박사과정 ) 머리말
2018 년 6 월호 pp.75~81 한국노동연구원 포괄적 점진적환태평양경제동반자협정 (CP TPP) 체결에따른 베트남노동관계전망국제노동동향 2 - 베트남 박재명 ( 베트남하노이법과대학교노동법 사회보장법박사과정 ) 머리말 지난 2015년 10월베트남은아시아 태평양지역의경제통합체를위해미국이주도하고일본, 호주, 캐나다등 12개국이참가하는 환태평양경제동반자협정 (Trans-Pacific
More information베트남 FOCUS 한-베트남 자유무역협정(FTA) 정식서명 - 최초의 업그레이드형 FTA, 양국 간 교역 확대 및 투자자 보호 강화 기대 - 한-베트남 자유무역협정(FTA) 정식서명 ㅇ 2015년 5월 5일, 윤상직 산업통상자원부 장관과 부 휘 황(Vu Huy Hoan
베트남 FOCUS 한-베트남 자유무역협정(FTA) 정식서명 베트남 경제동향 및 투자관련 주요이슈 한국-베트남 양자간 자유무역협정(FTA) 정식서명 Nguyen Tan Dung 총리, 미국에게 조속한 TPP 타결 요청 삼성가전, 5월부터 사이공하이테크파크(SHTP)에 부지 공사 착수 예정 동나이성 제1분기 FDI 투자, 호치민시보다 많은 투자유치 달성 효성 이스탄불
More informationBchvvhv[vhvvhvvhchvvhvvhvvhvvhvvgvvgvv}vvvgvvhvvhvvvhvvhvvhvvvbbhvvhvvvgvvgvvhvvhvvhv}hv,.. Bchvvhv[vhvvhvvhvvhvvbbhvvhvvhvvvhvvhvvgvvgvv}vvgvvhvvvhvv
[ 5] 입당성가 ( ) 성호경 Bcgvbbbhvbbbhcbhvvhvbbbgvvbvbhvbbjvvhvv[vbbhvbbbGYvvvvygcbbgc}cvvbbgcbbGYc}cccccbbbbbbbbbbbbvvbbhv - -.. 인사 Bchvvhvbbbhchvvhvvhvbbbhvvvhvvhvvhvvvhvvhvvhvbbbhvv[vvhvvhvvhvvvhvvhvvhvbbbhvvvbhvvhvbbbhvvvhvvhvvbbhv
More informationI 154
152 I 154 1 154 ! 155 @ 156 ! 157 C F G B D E A A E D F B 158 @ 159 # 160 (the characteristic octave) 161 $ ppppppppppppppppppppppppppppppppp 1. 2. 3. 162 II 164 1 164 ! 165 166 167 Ut que-ant la - xis
More information경제 이슈분석 베트남 동남아시아 베트남의료서비스시장의성장가능성과시사점 백용훈서강대학교동아연구소 HK 연구교수 주요내용베트남에서는보건의료등복지및사회정책에대한관심이증가하고있음. 베트남의료시장및서비스체계는현재양적및질적으로개선해야할과제들이많은상황임. 베트남정부
경제 2017-229 이슈분석 베트남의료서비스시장의성장가능성과시사점 백용훈서강대학교동아연구소 HK 연구교수 주요내용베트남에서는보건의료등복지및사회정책에대한관심이증가하고있음. 베트남의료시장및서비스체계는현재양적및질적으로개선해야할과제들이많은상황임. 베트남정부는의료부문개혁에대한강력한의지를보여주고있음. 다양한무역협정으로인하여의료기기및의약품등에대한베트남의료시장의성장가능성이더욱확대되고있음.
More information2019 년 5 월호 pp.71~77 한국노동연구원 베트남차량공유서비스의현재와제 ( 諸 ) 문제 International Labor Trends 국제노동동향 4 - 베트남 박재명 ( 베트남하노이법과대학교노동법 사회보장법박사과정 ) 머리말 공유경제의확대라는전세계적인흐름속
2019 년 5 월호 pp.71~77 한국노동연구원 베트남차량공유서비스의현재와제 ( 諸 ) 문제 국제노동동향 4 - 베트남 박재명 ( 베트남하노이법과대학교노동법 사회보장법박사과정 ) 머리말 공유경제의확대라는전세계적인흐름속에베트남은이미차량공유서비스가도입되어 2019년현재활용성면에서택시운송수단을압도할만큼대중성을확보해가고있다. 베트남은버스의이용이매우불편하고 1)
More informationBảng chú giải thuật ngữ FA 한국어 베트남어 Tiếng Hàn Tiếng Việt FA에 관련된 용어 약 4000개 이상에 대해, 한국어ᆞ영어ᆞ베트남어 대역을 수록하였습니다. Bao gồm xấp xỉ hơn 4000 thuật ngữ liên quan đến FA bằng tiếng Hàn, tiếng Anh và tiếng Việt.
More information< C7D0B3E2B5B520B4EBBCF6B4C920C7D8BCB3C1F620C1A632BFDCB1B9BEEE26C7D1B9AEBFB5BFAA5FB1E2C3CA20BAA3C6AEB3B2BEEE2E687770>
2016 학년도대학수학능력시험 9 월모의평가 제 2 외국어 / 한문영역기초베트남어정답및해설 01 3 02 4 03 3 04 1 05 1 06 4 07 2 08 4 09 2 10 5 11 5 12 4 13 5 14 2 15 1 16 4 17 1 18 1 19 2 20 2 21 1 22 3 23 4 24 4 25 2 26 3 27 5 28 3 29 5 30 1
More informationCover Story Magazine 2015 Vol. 29 전통과 신뢰의 70년, 변화와 혁신의 미래로 DRB는 1945년 창립 이래 끊임없는 연구와 혁신의 노력으로 새로운 기술과 제품을 개발함으로써 개인에게는 안전하고 편안한 삶을, 기업에게는 안정적이고 효율적인 사
Magazine 2015 Vol. 29 Cover Story Magazine 2015 Vol. 29 전통과 신뢰의 70년, 변화와 혁신의 미래로 DRB는 1945년 창립 이래 끊임없는 연구와 혁신의 노력으로 새로운 기술과 제품을 개발함으로써 개인에게는 안전하고 편안한 삶을, 기업에게는 안정적이고 효율적인 사업을 영위할 수 있는 기반이자 동반자가 되어 왔습니다.
More informationMicrosoft PowerPoint - kandroid_for_HI-CNU.ppt
온누리한글의유니코드 (Unicode) 적용방안연구 일시 : 00 년 0 월 일목요일, 한글날오후 시 장소 : 충남대학교인문대학문원강당 발표자 : 사이트관리자, 양정수 ( 들풀 ), yangjeongsoo@gmail.com,, 00,, 6 목차 문자집합과인코딩, 유니코드 한글코드표준의역사 유니코드와한글 한글 : 폰트파일과글자모양 한글 : 입력방식 (Input
More information3.. 개요 1) : 2015년 11월 3일 ( 목 ) ~ 5일 ( 토 ) 2) 장소 : 전시장내 Seminar Room 3) 진행 : 자체적으로업체소개및질의응답 나. 세부일정 일시시간주제회사명 10:00-11:00 Effective care for kids with
4 회베트남국제베이비 & 키즈페어결과보고, 세계전람 1.. 전시명 : ( 국문 ) 제4회베트남국제베이비 & 키즈페어 ( 영문 ) The 4th Vietnam International Maternity Baby & Kids Fair 나. 주최 : 코엑스, 세계전람, Me&Con, Webtretho, Vinexad 다. 기간 : 2016. 11. 3( ) ~ 11.
More informationChào mừng Quý khách trên chuyến bay của ietnam Airlines! ới hình ảnh bông sen vàng thân quen, LotuStar là thành quả của quá trình không ngừng nâng cao
CHƯƠN TRÌNH IẢI TRÍ TRÊN CHUYẾN BAY INLIHT NTRTAINMNT UID 기내오락안내 05-06 2018 BẬC THẦY CỦA NHỮN ƯỚC MƠ The reatest Showman 위대한쇼맨 Up to 500 hours of entertainment Chào mừng Quý khách trên chuyến bay của ietnam
More informationTôi xin liên hệ với ông/bà Kirjoitamme về vị trí... teille được liittye quảng cáo vào ngày... 온라인에소개된광고를보고연락하는경우 Tôi xin phép liên hệ về Viittaan quản
지원동기편지 - 서두베트남어핀란드어 Thưa ông, Hyvä Herra, 격식을차림. 이름을모르는남자수신인께 Thưa bà, Hyvä Rouva, 격식을차림. 이름을모르는여자수신인께 Thưa ông/bà, Hyvä vastaanottaja, 격식을차림. 이름과성별을모르는수신인께 Thưa các ông bà, 격식을차림. 부서전체를언급할때 Hyvät vastaanottajat,
More information베트남소비자정책활성화지원프로젝트 대국민홍보세미나및전문가현지자문실시결과 (VCA-KCA Consulting Project for Revitalizing Vietnamese Consumer Policy) 한국소비자원
베트남소비자정책활성화지원프로젝트 대국민홍보세미나및전문가현지자문실시결과 (VCA-KCA Consulting Project for Revitalizing Vietnamese Consumer Policy) 2014. 6. 한국소비자원 목 차 Ⅰ. 사업추진계획 1 Ⅱ. 사업추진결과 3 Ⅲ. 현지자문결과 31 Ⅳ. 종합평가 33 Ⅰ. 사업추진계획 1. 과정개요 가.
More information법규정의세부개정동향 근로계약체결 < 표 1> 근로계약의형식에관한규정의개정 노동법제 16 조 ( 근로계약의형식 ) 노동법제 14 조 ( 근로계약의형식및체결권한자 ) 1. 동조제 2 항의경우를제외하고근로계약은서면으로체결되어야하며, 2 부를작성하여근로자가 1 부, 사용자가
2017 년 8 월호 pp.59~70 한국노동연구원 베트남노동법상근로계약규정의특징과개정동향 International Labor Trends 국제노동동향 4 - 베트남 박재명 ( 베트남하노이법과대학교노동법 사회보장법박사과정 ) 머리말 현재베트남은급속한경제성장에따른노동관계변화에대응하고, 타법제와의정합성을유지하며, 지금까지제기되어왔던법적용상의문제점을해결하기위해노동법을개정하는중에있다.
More informationPART Rất vui được gặp cô. 만나서반갑습니다. 소개, 인사
PR 01. 1 Rất vui được gặp cô. 만나서반습니다. 소개, 인사 패턴회화 1 Pattern 1 X 씬 in c 짜오 hào c 꼬 ô. 청하다인사하다선생님 ( 여 ) 안녕하세요? 선생님. C 짜오 hào e 앰 m. 인사하다아랫사람 ( 너 ) 안녕. 얘야. 여길보시죠! Xin chào cô 안녕하세요, 안녕히계세요 는말은처음만났을때, 그리고격식을차리는자리에서흔히쓰이는인사말입니다.
More informationë²€í−¸ë‡¨ 틬잒뛴ì−¤ 쀜602ퟸ.hwp
베트남 FOCUS 우리기업을위한베트남투자인센티브종류와획득방법안내 베트남경제동향및투자관련주요이슈 베트남의독일산자동차수입량태국추월 베트남수출입금액 1,630억달러달성 일용소비재(FMCG) 매출하락 4 개월간의수출증가, 지속가능성장을위해명확하게문제주시 경쟁압박에따른전통소매업개선필요 하이퐁, 141 백만불 Deep C II 산업공단개발시작 투자기업을위한일정/ 안내
More information< C7D0B3E2B5B52036BFF9B8F0C6F220C7D8BCB3C1F628BAA3C6AEB3B2BEEE49292E687770>
2017 학년도대학수학능력시험 6 월모의평가 제 2 외국어 / 한문영역베트남어 I 정답및해설 01. 4 02. 2 03. 5 04. 4 05. 1 06. 5 07. 4 08. 1 09. 3 10. 3 11. 1 12. 4 13. 2 14. 3 15. 1 16. 5 17. 5 18. 1 19. 2 20. 5 21. 2 22. 2 23. 4 24. 2 25. 3
More informationprayercards-country-vm-ko
미전도종족을위한기도베트남의 Akha 민족 : Akha 인구 : 22,000 세계인구 : 666,000 주요언어 : Akha 미전도종족을위한기도베트남의 Alu 민족 : Alu 인구 : 3,800 세계인구 : 15,000 주요언어 : Nisu, Eastern 미전도종족을위한기도베트남의 Arem 민족 : Arem 인구 : 100 세계인구 : 800 주요언어 : Vietnamese
More informationSTARTERS KHAI VỊ 에피타이저류 5. POACHED COCONUT PRAWN SALAD 199 XÀ LÁCH TÔM TẨM BỘT DỪA With Dried Coconut, Avocado Mash, Ăn Kèm Với Bơ Tươi Nghiền, Phô Ma
SALADS KHAI VỊ 에피타이저류 1. CLASSIC ITALIAN SALAD 157 XÀ LÁCH CỔ ĐIỂN KIỂU Ý Cherry Tomatoes, Avocado, Mesclun, Cà Chua, Bơ, Xà Lách, Sốt Ý & Đậu Thông Italian Dressing & Mixed Seeds 이탈리안식샐러드 토마토, 아보카도, 상추,
More information