TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI HỘI THẢO KHOA HỌC SINH VIÊN KHOA TIẾNG HÀN QUỐC 3/2014
MỤC LỤC 1. BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ THÀNH NGỮ 2 CHỮ HÁN HÀN 사자성어... 5 SVTH: Nguyễn Diệu Thúy, Hà Thụy Anh 3H12 GVHD: ThS Phạm Thị Ngọc 2. BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ TỪ NGỮ MỚI TRONG TIẾNG HÀN QUỐC... 26 SVTH: Nguyễn Thị Hải Giang 4H12 GVHD: ThS Nguyễn Phương Dung 3. HÁN NGỮ TRONG TIẾNG HÀN QUỐC NGUỒN GỐC VÀ PHÁT TRIỂN... 35 SVTH: Nguyễn Thị Chi, Chu Tuấn Tú 3H12 GVHD: ThS Nguyễn Thị Ngọc Bích 4. TÌM HIỂU VỀ PHÉP DỊCH TƢƠNG ĐƢƠNG... 44 SVTH: Nguyễn Văn Tư TC3 GVHD: ThS Bùi Thị Bạch Dương 5. TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA BÁNH SONGPYEON TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƢỜI DÂN HÀN QUỐC... 54 SVTH: Đặng Thị Ngọc Dung, Vũ Thị Trinh 1H13 GVHD:Hoàng Thiên Thanh 6. THỰC PHẨM LÊN MEN TRONG ẨM THỰC HÀN QUỐC... 62 SVTH: Lê Thị Tân, Hoàng Minh Trang 3H12 GVHD: ThS Nguyễn Phương Dung 7. NGHỆ THUẬT THƢỞNG TRÀ HÀN QUỐC... 80 SVTH: Hoàng Thị Thơm GVHD: Vương Thị Năm 8. KIM CHI- KHÔNG CHỈ LÀ ẨM THƢ C... 86 SVTH: Dương Hoa i Thu, Hoàng Hà Quỳnh, Vũ Huy Nghĩa GVHD: Lê Thị Hương 9. TROT ( 트로트 ) MỘT DÒNG NHẠC BẤT HỦ CỦA HÀN QUỐC... 100 SVTH: Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Phương Thảo 3H13 GVHD: Hoàng Thiên Thanh 10. TÌM HIỂU ARIRANG VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA ARIRANG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN HÀN QUỐC... 109 SVTH: Nguyễn Khánh Linh, Thạch Thị Kim Thơm 3H13 GVHD: ThS Bùi Thị Bạch Dương 11. TÌM HIỂU NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP Ở HÀN QUỐC... 120
SVTH: Lê Trà My, Hoàng Gia Bảo Trân 3H13 GVHD: Nguyễn Phương Dung 12. ÁO DÀI VÀ HANBOK TINH HOA TRONG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT HÀN... 127 SVTH: Bùi Phương Anh, Nguyễn Thị Hồng Duyên, Nguyễn Linh Huệ, Phạm Thị Bích Ngọc 3H13 GVHD: Lê Thị Hương 13. MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI DÂN HÀN QUỐC VỀ CUỘC SỐNG - NGHỊCH LÝ GIỮA KINH TẾ VÀ XÃ HỘI, VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN... 147 SVTH: Đỗ Thị Hải Yến 1H12 GVHD: ThS Phạm Thị Ngọc 14. TÌM HIỂU hiện TRẠNG tổng TỈ SUẤT SINH THẤP TẠI HÀN QUỐC... 155 SVTH: Trần Ngọc Huyền, Phạm Châm Anh 2H12 GVHD: Lê Nguyệt Minh 15. VẾT THƢƠNG CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC TRỌNG TÂM QUA HAI TÁC PHẨM HAI ĐỜI THỌ NẠN CỦA HA GEUN CHAN VÀ AI ĐÃ ĂN HẾT NHỮNG CÂY SING-A NGÀY ẤY CỦA PARK WAN SUH... 172 SVTH: Đỗ Thị Phương Loan, Vũ Liên Hương 1H10 GVHD: ThS Bùi Thị Bạch Dương 16. ĐÓNG GÓP CỦA PARK CHUNG HEE TRONG KÌ TÍCH SÔNG HÀN... 191 SVTH:Thân Đức Hiếu,Vũ Nhật Anh, Đinh Thị Thanh Tâm 3H13 GVHD: ThS Nguyễn Thị Ngọc Bích 17. CHU A PHẬT QUỐC VÀ THÔNG ĐIỆP CỔ VẬT... 205 SVTH: Đỗ Thu y Quỳnh, Nguyễn Thoa i My 1H12 GVHD: Lê Nguyệt Minh 18. BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ QUỐC HIỆU KOREA QUA CÁC THỜI ĐẠI... 221 SVTH: Bùi Thị Ngọc Hà, Vũ Thị Hiền 1H12 GVHD: Vương Thị Năm 19. TÌM HIỂU CƠ BẢN VỀ ƢU NHƢỢC ĐIỂM TRONG NHIỆT TÌNH GIÁO DỤC CAO CỦA NGƢỜI HÀN QUỐC VÀ LIÊN HỆ TÌM RA BÀI HỌC CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM... 232 SVTH: Quách Hồng Hồng; Nguyễn Cẩm Vân 1H12 GVHD: ThS Phạm Thị Ngọc 20. VĂN HÓA TẮM XÔNG HƠI JIMJILBANG CỦA HÀN QUỐC... 245 SVTH: Triệu Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Linh GVHD: Vương Thị Năm
21. TÌM HIỂU VỀ BÁNH TTEOK VÀ CÁC CÂU TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BÁNH TTEOK... 252 SVTH: Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Như Hoa 2H13 GVHD: ThS Lê Thành Trang 22. PHONG TỤC CÚNG GIỖ VÀ Ý NGHĨA CÁC MÓN ĂN DÂNG LÊN BÀN CÚNG CỦA NGƢỜI HÀN QUỐC... 264 SVTH: Trịnh Thị Trang, Lương Thị Thu Ngân GVHD: Lê Thị Hương 23. ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ VÀ XÃ HỘI HÀN QUỐC... 281 SVTH: Vũ Thị Hoàng Anh, Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Thanh Thùy GVHD: Lê Nguyệt Minh
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ THÀNH NGỮ 2 CHỮ HÁN HÀN 사자성어 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài SVTH: Nguyễn Diệu Thúy, Hà Thụy Anh 3H12 GVHD: ThS Phạm Thị Ngọc Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều nét tƣơng đồng về các lĩnh vực khác nhau nhƣ văn hóa, giáo dục, tín ngƣỡng, tôn giáo và ngôn ngữ. Trong đó, ở phƣơng diện ngôn ngữ, tiếng Việt cũng nhƣ tiếng Hàn có một số lƣợng rất lớn chữ Hán xuất phát từ những ảnh hƣởng của văn hóa Trung Hoa, đƣợc sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày và trong các tác phẩm văn học. Trong quá trình học tiếng Hàn, chúng tôi nhận thấy tiếng Hàn có một lớp thành ngữ 4 chữ gốc Hán phong phú về số lƣợng, có giá trị sử dụng cao thƣờng đƣợc gọi dƣới tên thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn ( 사자성어 ). Tuy đã đƣợc học về lớp thành ngữ này nhƣng chúng tôi vẫn muốn tìm hiểu sâu và kỹ hơn nữa, bởi chúng tôi nhận thấy ngƣời Hàn Quốc cũng nhƣ ngƣời Việt Nam đều có thói quen sử dụng thành ngữ rất nhiều trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Thành ngữ hay tục ngữ nói chung đều phản ánh bản sắc dân tộc hay đặc trƣng văn hóa, phong tục tập quán của một dân tộc; phản ánh cách suy nghĩ, tƣ duy cũng nhƣ lễ nghĩa, tính cách đặc trƣng của con ngƣời dân tộc ấy. Khi đánh giá về thành ngữ nói chung, GS. TS Viện ngôn ngữ học Nguyễn Văn Khang đã nhận định: Khi nói đến bản sắc dân tộc hay đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện ở lớp từ vựng ngôn ngữ thì không thể không nói đến thành ngữ và tục ngữ. Bởi ở đó - cái kho báu của dân tộc - chứa đựng cả một chiều sâu tư duy, kinh nghiệm sống và làm việc, tập tục lễ giáo, quan điểm thẩm mĩ, đạo lý làm người, cách đối nhân xử thế và biết bao nhiêu điều khác nữa của con người thuộc từng dân tộc 1 Không chỉ vậy, thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn còn có tỷ lệ xuất hiện khá nhiều, sức biểu đạt cao và tinh tế, nên khi hiểu và nắm rõ về các thành ngữ 4 Hán - Hàn chữ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học tập tiếng Hàn tốt của sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn Quốc. Từ những lý do trình bày trên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: Bƣớc đầu tìm hiểu về thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn 사자성어 để thực hiện nghiên cứu khoa học. 2. Mục đích nghiên cứu Thứ nhất, quá trình nghiên cứu giúp chúng tôi hiểu thêm đƣợc về nguồn gốc, cấu trúc, ý nghĩa của thành ngữ 4 chữ Hán Hàn một yếu tố quan trọng của tiếng Hàn, làm phong phú thêm vốn kiến thức, vốn từ vựng cho chúng tôi khi sử dụng trong học tập, giao tiếp hàng ngày. Thứ hai, vì các thành ngữ 4 chữ Hán Hàn đều xuất phát từ các điển tích của Trung Quốc, Hàn Quốc gắn với lịch sử, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nên quá trình làm bài 1 Từ điển thành ngữ tục ngữ Hoa - Việt (Nguyễn Văn Khang chủ biên), Nxb Khoa học xã hội, 1998. 5
nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi hiểu thêm đƣợc lịch sử cũng nhƣ lối suy nghĩ của ngƣời Hàn Quốc xƣa, làm giàu vốn kiến thức xã hội, văn hóa Hàn Quốc của bản thân, cũng nhƣ giúp trang bị vốn kiến thức tiếng Hàn tố hơn phục vụ cho công việc tƣơng lai sau này. 3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của chúng tôi trong báo cáo nghiên cứu khoa học này tập trung chủ yếu vào các thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn liên quan đến động vật. Trong bài báo cáo này, trên cơ sở những tài liệu thu thập đƣợc chúng tôi sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp khảo sát, tổng hợp, phân tích, thống kê, đối chiếu để tiến hành nghiên cứu khoa học và đƣa ra các kết quả cụ thể từ những nghiên cứu đó. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Các khái niệm chung trong tiếng Việt và tiếng Hàn. 1.1. Các khái niệm chung trong tiếng Việt a. Thành ngữ Xét về khái niệm chung thì thành ngữ là cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa trọn vẹn, hình thành thông qua quá trình lịch sử lâu dài, có cấu tạọ và ý nghĩa nhƣ một từ, tham gia vào việc cấu thành câu, thƣờng mang nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ, phản ánh phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, tôn giáo của một dân tộc và có giá trị diễn đạt cao. 2 Ví dụ - Đâm bị thóc, chọc bị gạo - Chọc gậy bánh xe. - Mẹ tròn con vuông. b. Tục ngữ Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết các kinh nghiệm, trí thức của con ngƣời dƣới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền và thƣờng dùng để răn dạy. 3 Ví dụ: - Chuồn chuồn bay thấp thì mƣa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. - Nhất giống, nhì phân, tam cần, tứ giống. - Gieo gió, gặt bão. c. Thành ngữ Hán Việt Thành ngữ Hán Việt là các kết cấu ngôn ngữ ổn định, cô đọng về mặt ngữ nghĩa, thông dụng trong tiếng Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam và sử dụng rộng rãi trong tiếng 2 Ngữ Văn 7, tập 1, Nxb Giáo Dục, 2010 3 Ngữ Văn 7, tập 1, Nxb Giáo Dục, 2010 6
Việt. 4 Ví dụ: - Khẩu xà tâm phật. - Thập tử nhất sinh. - Bách niên giai lão. - Thƣợng lộ bình an. 1.2. Các khái niệm chung trong tiếng Hàn a. Thành ngữ ( 성어 ) Thành ngữ ( 성어 ) là ngữ cố định đƣợc cấu tạo bởi hai từ trở lên và thƣờng đƣợc sử dụng với nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ chứ không sử dụng theo nghĩa từ điển của từng từ cấu thành. Nhƣng trong giao tiếp hàng ngày ngƣời Hàn thƣờng không sử dụng khái niệm 성어 riêng mà thƣờng ghép với các yếu tố khác để thành các khái niệm nhƣ 사자성어, 한자성어, 고사성어. b. Tục ngữ ( 속담 ) Tục ngữ ( 속담 ) là những câu nói dễ nhớ dễ thuộc, ra đời từ ngàn xƣa, đƣợc lƣu truyền trong dân gian và thƣờng đƣợc dùng để răn dạy, giáo huấn. Ví dụ: - 닭잡아먹고오리발내민다 : Bắt gà ăn thịt rồi chìa ra chân vịt. (Ý chỉ việc chối quanh, biện minh cho hành động sai trái nào đó) - 원송이도나무에서떨어질때가있다 : Khỉ cũng có lúc ngã cây. (Ý nói ngƣời tài giỏi đến đâu cũng có lúc phạm lỗi, mắc sai sót) 2. Thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn 2.1. Khái niệm thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn Thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn ( 사자성어 ) là tập hợp từ cố định quen đi với nhau để truyền đạt một ý nghĩa theo ngôn ngữ truyền thống, đƣợc lƣu truyền trong văn học dân gian, có nghĩa định danh, gợi tên sự vật, thƣờng có thể suy ra nghĩa của từng yếu tố cấu thành. Cũng có định nghĩa khác cho rằng thành ngữ 4 chữ Hán Hàn ( 사자성어 ) là kết cấu ngôn ngữ ổn định, bao gồm cả yếu tố chữ Hán và chữ Hàn, có nguồn gốc từ Trung Quốc, đƣợc du nhập vào Hàn Quốc, cô đọng về mặt ngữ nghĩa, có tính biểu đạt cao, đƣợc sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong các tác phẩm văn học. Để nội dung đƣợc thống nhất, trong báo cáo nghiên cứu khoa học này chúng tôi quyết định sử dụng khái niệm này làm cơ sở để thực hiện nghiên cứu. Mặt khác, ngoài tên 사자성어, trong một số trƣờng hợp thành ngữ 4 4 Ngữ Văn 7, tập 1, Nxb Giáo Dục, 2010. 7
chữ Hán - Hàn đôi khi còn đƣợc gọi bằng tên 한자성어, nghĩa là thành ngữ tiếng Hán. Nhƣng trong phạm vi bài nghiên cứu, để đảm bảo tính nhất quán, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến khái niệm 사자성어. Từ các khái niệm nêu trên về thành ngữ và tục ngữ trong tiếng Việt và tiếng Hàn chúng tôi thấy rằng thành ngữ 4 chữ Hán Hàn tƣơng đƣơng với thành ngữ Hán Việt của Việt Nam. 2.2. Đặc điểm chung của thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn a. Cấu trúc thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn Nếu xem xét cấu trúc của thành ngữ 4 chữ Hán Hàn theo đúng nhƣ tên gọi và định nghĩa, ta thấy rằng thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn có số từ là 4 và thƣờng có kết cấu theo dạng biền ngẫu, nghĩa là các vế trong cụm từ sóng đôi đối nhau từng cặp. Do hiện tƣợng đồng âm khác nghĩa trong từ Hán - Hàn nên để ngƣời đọc có thể hiểu đƣợc chính xác ý nghĩa của thành ngữ, ngƣời ta thƣờng ghi thêm chữ Hán ở bên cạnh các thành ngữ Hán Hàn đó. b. Nguồn gốc của thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn Khi đi xem xét nguồn gốc các thành ngữ 4 chữ Hán Hàn, chúng tôi nhận thấy rằng chúng thƣờng đƣợc xuất phát từ các điển tích văn học là các tích truyện cổ trong lịch sử hoặc đƣợc hình thành trong dân gian. Nếu trong trƣờng hợp thành ngữ đƣợc hình thành trong dân gian thì thành ngữ đó phản ánh suy nghĩ, kinh nghiệm hoặc ƣớc mơ của con ngƣời trong cuộc sống. Từ các ví dụ thành ngữ và câu chuyện liên quan tới các thành ngữ đƣợc trình bày dƣới đây sẽ giúp chúng ta thấy đƣợc rõ hơn nguồn gốc xuất phát của các thành ngữ 4 chữ Hán Hàn mà chúng tôi đang thực hiện nghiên cứu. * Thành ngữ xuất phát từ tích truyện cổ: Ví dụ: - 수어지고 ( 水魚之交 ): Thủy ngƣ chi giao (Nhƣ cá với nƣớc) Câu thành ngữ này có xuất xứ từ Tam Quốc chí Ngô thƣ Truyện Gia Cát Lƣợng. Cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, các hào kiệt liên tiếp nổi dậy. Nhằm thực hiện chí lớn thông nhất thiên hạ, Lƣu Bị đã đi khắp nới tìm kiếm nhân tài. Trong thời gian ở thăm Lƣu Biểu tại Kinh Châu, sau khi đƣợc biết về Gia Cát Lƣợng, ông bèn tìm đến núi Ngọa Long thăm Gia Cát Lƣợng mời ông ra giúp nƣớc. Nhƣng phải đến lần thứ ba Lƣu Bị mới gặp đƣợc Gia Cát Lƣợng. Sau khi nghe Lƣu Bị nói rõ về ý định và lí tƣởng, Gia Cát Lƣợng vô cùng cảm động và cũng hết lòng nêu ra phƣơng châm chiến lƣợc thống nhất ba nƣớc Thục, Ngụy, Ngô. Lƣu Bị nghe xong vô cùng mừng rỡ bèn tôn Gia Cát Lƣợng làm quân sƣ. Gia Cát Lƣợng dốc sức phò tá Lƣu Bị nên đƣợc tin cậy và trọng dụng nhƣng việc này lại khiến Quan Vũ và Trƣơng Phi không vừa ý. Nhƣng Lƣu Bị đã nói rằng: Ta đƣợc Khổng Minh phò tá khác nào nhƣ cá gặp nƣớc, mong các chƣ tƣớng chớ nói nhiều. Về sau, nhờ 8
sự giúp sức của Gia Cát Lƣợng, Lƣu Bị đã liên tục giành chiến thắng trên các mặt trận quân sự và thống nhất đƣợc ba nƣớc Thục, Ngụy, Ngô. Qua điển tích cổ trên ta có thể thấy đƣợc câu thành ngữ Thủy ngƣ chi giao này vừa ngụ ý chỉ mối quan hệ khăng khít không thể tách rời nhƣ cá với nƣớc, đồng thời cũng chỉ những ngƣời tài gặp đƣợc nhau hoặc gặp đƣợc môi trƣờng, hoàn cảnh thuận lợi để phát huy hết khả năng của bản thân. * Thành ngữ hình thành trong dân gian: Ví dụ: - 수주대토 ( 守株待兔 ): Thủ chu đãi thỏ (Ôm cây đợi thỏ) Xƣa kia có một ngƣời nông phu nƣớc Tống, lúc đang nhổ cỏ bên bờ ruộng, bỗng thấy một con thỏ vụt chạy qua rất nhanh và đâm đầu phải một gốc cây lớn. Ngƣời nông phu thấy thế bèn lại xem, thì thấy con thỏ đáng thƣơng kia đã chết, bác liền nhặt nó lên và đem vào chợ bán, thoáng chốc, bác đã bán đƣợc con thỏ. Trên đƣờng về nhà, bác cầm túi tiền vừa đi vừa nghĩ: Làm ruộng vất vả quá, chi bằng ngồi bên gốc cây đợi nhặt thỏ, không phải làm lụng gì cả, thật khỏe biết mấy! Nếu ngày nào mình cũng nhặt đƣợc một con đem bán thì sẽ kiếm đƣợc nhiều tiền hơn làm ruộng. Nghĩ thế bác liền quyết định không trông nom thửa ruộng nữa, ngày ngày ngồi bên gốc cây đợi thỏ. Ngày đầu không thấy thỏ đến, bác nghĩ hôm sau nhất định nó sẽ đến. Cứ thế, bác ngồi đợi từ ngày này qua ngày khác, đợi mãi đợi mãi nhƣng cuối cùng chẳng thấy thỏ đâu. Ruộng lúa của bác vì không có ngƣời chăm sóc nên đều chết rụi cả, cuộc sống vì thế ngày càng trở nên khốn khó hơn. Qua câu chuyện trên chúng ta có thể thấy ý nghĩa của câu thành ngữ này là: nếu muốn đạt đƣợc điều tốt thì phải tự mình làm và cố gắng nỗ lực hết sức để đạt đƣợc mong ƣớc chứ không nên lƣời biếng ngồi không một chỗ mà mơ tƣởng hão huyền. 2.3. Tính hữu dụng của các thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn Khi sử dụng các thành ngữ 4 chữ Hán Hàn để biểu đạt ý nghĩa, nội dung muốn thể hiện của bản thân sẽ làm cho câu văn, câu nói trở nên súc tích, giàu tính biểu cảm, sức truyền đạt mạnh mẽ hơn so với dùng các từ ngữ thông thƣờng. Ví dụ - 신랑, 신분! 백년해로하세요! (Chúc cô dâu, chú rể bách niên giai lão) 백년해로 ( 百年偕老 ) Câu thành ngữ trên thƣờng đƣợc các chủ hôn sử dụng để chúc mừng cô dâu chú rể trong lễ cƣới với ý nghĩa chúc họ hạnh phúc và sống thọ tới trăm tuổi. Việc ngƣời Hàn thƣờng dùng câu thành ngữ 백년해로 ( 百年偕老 ) này có tác dụng không chỉ truyền đạt trọn vẹn đƣợc lời chúc phúc đến tân lang, tân nƣơng mà còn thể hiện đƣợc sự trang trọng và hàm chứa tình cảm sâu sa trong lời nói của vị chủ hôn. Thực tế không chỉ câu thành ngữ này mà còn rất nhiều các thành ngữ 4 chữ Hán Hàn khác cũng đều thể hiện đƣợc tính 9
hữu dụng của nó trong lời nói, câu văn tiếng Hàn. 2.4. Phân loại các thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn Trong quá trình phân tích và xem xét các tài liệu thu thập đƣợc, chúng tôi chƣa tìm đƣợc một văn bản nào có sự phân loại chính thức các thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn nên trong phạm vi sự hiểu biết và thông qua quá trình tìm hiểu của mình, chúng tôi xin đƣợc đƣa ra một số dạng phân loại thành ngữ 4 chữ Hán Hàn nhƣ dƣới đây. 1. Thành ngữ nói về tình cảm gia đình. Ví dụ: - 소족지애 ( 手足之愛 ): Thủ túc chi ái (Nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt: anh em nhƣ thể tay chân.) - 백년동락 ( 百年同樂 ): Bách niên đồng lạc (Nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt: vợ chồng cả đời sống vui vẻ, đối xử tốt với nhau.) 2. Thành ngữ nói về quan hệ con người. Ví dụ: - 이심전심 ( 以心傳心 ): Dị tâm truyền tâm (Nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt: Thần giao cách cảm) - 남존여비 ( 男尊女卑 ): Nam tôn nữ bỉ (Nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt: Trọng nam khinh nữ) 3. Thành ngữ nói về những lời khuyên về đạo làm người. Ví dụ: - 부자자효 ( 父慈子孝 ): Phụ tử tử hiếu (Nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt: Cha mẹ yêu thƣơng con cái, con cái hiếu thuận với cha mẹ) - 등고자비 ( 登高自卑 ): Đăng cao tự ti (Nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt: Càng giỏi càng khiêm tốn) 4. Thành ngữ liên quan đến động vật Ví dụ: - 일석이조 ( 一石二鳥 ): nhất thạch nhị điểu (Nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt: một mũi tên trúng hai đích) - 군계일학 ( 群鷄一鶴 ): quần kê nhất hạc 10
(Nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt: ngƣời xuất chúng, tài giỏi) 5. Thành ngữ liên quan đến thiên nhiên Ví dụ: - 허송세월 ( 虛送歲月 ): hƣ tống tuế nguyệt (Nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt: sự lãng phí thời gian) - 천장지구 ( 天長地久 ): thiên trƣờng địa cửu (Nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt: bền vững lâu dài, vĩnh cửu) 6. Thành ngữ liên quan đến các bộ phận trên cơ thể người Ví dụ: - 구밀복검 ( 口蜜腹劍 ): khẩu mật phục kiếm (Nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt: miệng nam mô, bụng bồ dao găm) - 수사양단 ( 首鼠兩端 ):thủ thử lƣỡng đoan (Nghĩa tƣơng đƣơng trong tiếng Việt: lƣỡng lự, do dự nhƣ chuột thò đầu ra khỏi hang) 3. Một số câu thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn liên quan đến động vật. Theo nhƣ sự phân loại chúng tôi đã đƣa ra ở trên, thành ngữ 4 chữ Hán Hàn rất phong phú, đa dạng về chủng loại nhƣng chúng tôi quyết định lấy nhóm thành ngữ 4 chữ Hán Hàn liên quan đến các loài động vật làm ví dụ cho bài nghiên cứu của mình bởi động vật là những đối tƣợng rất gần gũi với cuộc sống thƣờng nhật của con ngƣời, chúng gắn liền với nền văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc mà cụ thể ở đây là nền văn hóa nông nghiệp của đất nƣớc Hàn Quốc. Những con trâu, con bò, con gà, con chó hay ngựa, hổ, v.v.. đều là các loài động vậy rất thân thuộc với ngƣời dân xứ sở kim chi. Chúng cũng đi vào thơ ca, văn chƣơng hay các câu thành ngữ, tục ngữ tiếng Hàn với lối so sánh ví von đầy hình ảnh. Mặt khác, ở mỗi nền văn hóa khác nhau, với điều kiện tự nhiên, thiên nhiên khác nhau, hình tƣợng các con vật đƣợc sử dụng trong ngôn ngữ cũng đa dạng, khác nhau, thể hiện tƣ duy văn hóa của từng dân tộc. Vì vậy, việc thống kê và đƣa ra một số các câu thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn liên quan đến động vật sẽ góp phần cho thấy sự giống và khác nhau trong đặc trƣng ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc. Từ những lý do nêu trên chúng tôi xin đƣợc đƣa ra một vài câu thành ngữ 4 chữ Hàn Hàn liên quan đến động vật. Để ngƣời đọc tiện theo dõi, thứ tự các câu thành ngữ sẽ đƣợc sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Hàn Kanata. STT Thành ngữ /Nghĩa Hán Giải thích Nguồn gốc Thành ngữ tiếng Việt hoặc biểu hiện tƣơng đƣơng 1. 견원지간 Chỉ những Ngày xƣa, khi con ngƣời Nhƣ chó với mèo. 11
( 犬猿之間 ) Khuyển vƣợn gian chi ngƣời tính cách trái ngƣợc không thể sống hòa hợp với nhau. vẫn chƣa thuần hóa và nuôi chó trong nhà thì loài chó thƣờng sống ở những cánh đồng, sống bằng cách bắt và ăn các con vật bé hơn nó. Nhƣng có một loài động vật chó dùng rất nhiều công sức cũng không bắt đƣợc, ấy chính là loài khỉ. Chó thấy khỉ nhỏ bé, không phải đối thủ của mình nên chủ quan, coi thƣờng. Nhƣng vì khỉ rất giỏi leo trèo, nên chó không những chẳng bắt đƣợc khỉ mà lại còn bị khỉ trêu chọc nên rất tức. Về sau hễ cứ thấy khỉ là chó nhe nanh gầm gừ và khỉ cũng nhe răng dọa lại chó. Thời chiến quốc ở nƣớc Tề có 1 tƣớng sĩ tên Mạnh Thƣờng Quân (MTQ) nổi tiếng khắp các nƣớc chƣ hầu với sự giàu có và lòng nghĩa hiệp. Tất cả những ngƣời có tài từ văn võ sĩ đến những ngƣời chỉ có tài lẻ cũng đƣợc ông thiết đã nhƣ khách quý. 2. 계명구도 ( 鷄鳴狗盜 ) Kê minh cẩu đạo Đôi khi những tài lẻ nhƣ bắt chƣớc tiếng gà gáy, chó sủa cũng có ích cho đại sự. Thời ấy vua Chiêu Tƣơng nƣớc Tần rất muốn chiêu mộ MTQ làm tƣớng cho mình, cũng là hòng muốn nƣớc Tề mất đi một tƣớng giỏi, giúp ích cho kế hoạch thu phục các nƣớc chƣ hầu nên nhân dịp MTQ đi sứ sang ông đã nghĩ ra một kế sách. Nếu MTQ quy phục thì phong tƣớng, bằng không sẽ giết. MTQ biết đƣợc điều này rất lo lắng, bèn nhờ ái thiếp đƣợc sủng ái nhất của vua Chiêu Tƣơng là Yêu Cơ giúp chạy thoát. Nhƣng cô ta đƣa ra một điều kiện là phải tặng cô ta cái áo lông Chƣa tìm đƣợc. 12
cáo đã dâng lên vua. MTQ rất lo lắng, không biết làm thế nào để lấy lại đƣợc thì có một ngƣời đi cùng với ông đã dùng tài lẻ bắt chƣớc dáng chó, buổi đêm chui qua lỗ chó lẻn vào kho của vua lấy trộm chiếc áo. Nhờ đó mà Yêu Cơ đã nói giúp MTQ, kêu vua Tần thả MTQ về Tề. MTQ sợ vua Tần đổi ý bèn ngay đêm hôm ấy gấp đƣờng ra đi. Đến cửa Hàm Cốc mới vào nửa đêm, cửa quan đã khóa chặt từ lâu và chỉ mở khi có tiếng gà gáy. MTQ lo sợ, bồn chồn không yên. Trong đoàn hạ khách đi cùng có ngƣời khách nói với MTQ rằng đã có cách khiến cổng thành mở. Nói rồi vị khách ấy đã bắt chƣớc tiếng gà gáy cất tiếng gáy lên. Tức thì bao nhiêu gà quanh đó cũng đều gáy theo. Cửa quan mở, Mạnh Thƣờng quân cùng đoàn ngƣời qua cửa quan gấp đƣờng về Tề. Ông bảo hai ngƣời khách kia rằng: Nay được thoát khỏi miệng hùm là nhờ sức chó sủa gà gáy đó. 3. 구우일모 ( 九牛一毛 ) Cửu ngƣu nhất mao. Quá ít ỏi, chẳng thấm tháp gì, chẳng có tác dụng gì nhƣ việc chín con trâu mất một sợi lông. Thời Hán Vũ Đế, Sử quan Tƣ Mã Thiên vì bảo vệ công lý cho tƣớng Lý Lăng - ngƣời bị vu oan là đã hèn nhát đầu hàng quân Hung - đã bị xử cung hình. Tuy vô cùng căm phẫn, bất mãn, muốn tử tử nhƣng ông nghĩ rằng, dù mình có chết thì đối với vua và bọn nịnh thần cũng chỉ nhƣ chín con trâu mất một sợi lông, ngƣời đời sẽ chê cƣời, nhạo báng nên ông đã nén đau nhục hoàn Nhƣ muối bỏ biển. Hạt cát trong sa mạc. 13
thành tác phẩm đƣợc lƣu truyền cho đến nay - Sử kí Tƣ Mã Thiên. 4. 군계일학 ( 群鷄一鶴 ) Quần nhất hạc. kê Con hạc đứng giữa bầy gà. Chỉ ngƣời tài năng xuất chúng trong một nhóm ngƣời bình thƣờng. Chuyện kể về Kê Thiệu con trai của Kê Khang một nhà văn, nhạc sĩ nổi tiếng của nƣớc Ngụy thời Tam Quốc. Kê Thiệu cũng thừa hƣởng mọi đức tính tốt của cha mình: vóc dáng cao to, tài năng xuất chúng, phẩm cách hơn ngƣời. Anh đƣợc Tƣ Mã Viêm gọi vào cung làm quan, có ngƣời nhìn đã nhìn thấy anh và nói lại với Vƣơng Nhung - bạn Kê Khang rằng: Kê Thiệu thật vạm vỡ cao to, đầy khí chất đấng anh hùng, đứng giữa đám đông mà nổi bật chẳng khác nào con hạc đứng giữa bầy gà. Vƣơng Nhung đã cƣời lớn và bảo: Thế anh chưa được gặp cha anh ta rồi, ông ấy còn kiệt xuất hơn con trai mình nhiều Xuất chúng, tài giỏi hơn ngƣời 5. 기호지세 ( 騎虎之勢 ) Kị hổ chi thế Giống nhƣ việc một khi đã leo lên lƣng hổ là không thể xuống đƣợc, phải kết thúc công việc mà bản thân đã bắt đầu, không đƣợc bỏ giữa chừng. Khi thời kì Nam Bắc triều ở Trung Quốc sắp kết thúc, ngƣời Bắc Chu cai quản đất của ngƣời Hán. Khi đó, tể tƣớng của nhà Bắc Chu là Dƣơng Kiên một ngƣời vốn là ngƣời Hán. Dƣơng Kiên luôn tâm niệm Trung Quốc đại lục vốn là của ngƣời Hán, nhƣng lại bị chiếm mất, nên ông nung nấu lập kế hoạch tạo phản. Dƣơng Kiên đã cố hết sức để thực hiện kế hoạch của mình nhƣng không dễ dàng gì vì nhà Bắc Chu rất mạnh. Ông đã có ý định từ bỏ, nhƣng vợ ông là Độc Cô đã khuyên ông: Một khi đã ngồi trên lưng hổ thì Đâm lao phải theo lao. 14
6. 7. 망양보뢰 ( 亡羊補牢 ) Vong dƣơng bổ lao 배중사영 ( 杯中蛇影 ) Bôi trung xà ảnh Ví trƣờng hợp không biết lo xa, không biết phòng bị trƣớc, đến khi chuyện xảy ra rồi mới nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ sự lo lắng, nghi ngờ vô ích nhƣ việc sợ bóng của con rắn trong cái bát nƣớc. không thể xuống giữa chừng được, nếu không sẽ bị hổ ăn thịt. Nghe theo lời khuyên đó, sau này Dƣơng Kiên đã giành đƣợc ngôi và lập ra nhà Tùy. Một ngƣời nông dân nuôi đƣợc một đàn dê nhƣng sáng ngày nọ anh ta phát hiện mình bị mất một con, xem xét kĩ thì anh ta phát hiện ở chuồng nhà mình có một lỗ hổng nên chó sói đã vào bằng đƣờng ấy bắt mất dê nhà anh. Ngƣời hàng xóm khuyên anh ta sửa lại chuồng dê thì anh ta không nghe theo. Đến sáng hôm sau, một con dê khác lại bị mất, đến lúc này anh ta mới chịu nghe lời ngƣời hàng xóm, sửa lại chuồng cẩn thận. Vào thời nhà Tần, có một ngƣời rất thông minh và đƣợc nhiều ngƣời khen ngợi. Một hôm ông đến thăm ngƣời bạn bị ốm, ngƣời bạn kể là hôm trƣớc trong khi đang uống nƣớc đã thấy có con rắn trong bát, nhƣng vì tâm trạng không vui nên đã cứ thế mà uống, sau đó thì cảm thấy không đƣợc khỏe. Ngƣời bạn này nghĩ việc ông ta ốm nặng là do con rắn làm hại. Ông thấy lạ liền hỏi và ngồi vào chỗ lần trƣớc ngƣời bạn uống nƣớc, khi cầm bát nƣớc lên và nhìn vào trong thì không phải là con rắn mà hóa ra chỉ là hình ảnh phản chiếu của cây cung đƣợc treo trên tƣờng. Mất bò mới lo làm chuồng. Sợ bóng sợ gió 8. 새옹지마 Chỉ sự luôn Theo Hoài Nam Tử do Trong cái rủi có cái 15
( 塞翁之馬 ) Tái ông thất mã. hồi của phúc - họa. Trong họa có phúc, trong phúc chứa họa Lƣu An viết vào triều đại Tây Hán, có một ông lão tên Tái Ông ở biên giới phía Bắc Trung Quốc nuôi ngựa rất giỏi. Một hôm con ngựa của ông chạy mất sang nƣớc Hồ, hàng xóm sang chia buồn thì ông bảo rằng đó có thể là một điều tốt. Khoảng chừng tháng sau con ngựa của ông quay lại cùng một con ngựa quý khác, hàng xóm sang chúc mừng cho ông thì ông lại nói rằng rất có thể đây là điềm gở. Quả thật, con trai ông cƣỡi con ngựa quý ấy đã bị ngã gãy chân. Hàng xóm an ủi thì ông chỉ mỉm cƣời và đáp Biết đâu nó mang đến điều phúc cho gia đình tôi. Quả thật, một năm sau khi nƣớc Hồ sang xâm chiếm, trong khi thanh niên trai tráng khác phải tòng quân và hầu hết tử trận thì con trai ông vì bị què nên đƣợc ở nhà và thoát chết. may. Họa phúc khôn lƣờng. 9. 수어지고 ( 水魚之交 ) Thủy ngƣ chi giao Chỉ mối quan hệ khăng khít không thể tách rời nhƣ cá với nƣớc. Đồng thời cũng chỉ những ngƣời gặp đƣợc môi trƣờng, hoàn cảnh thuận lợi để phát huy hết khả năng của bản thân. Cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, cá hào kiệt liên tiếp nổi dậy. Nhằm thực hiện chí lớn thông nhất thiên hạ, Lƣu Bị đã đi khắp nới tìm kiếm nhân tài, trong thời gian ở thăm Lƣu Biểu tại Kinh Châu, sau khi đƣợc biết về Gia Cát Lƣợng, ông bèn tìm đến núi Ngọa Long thăm Gia Cát Lƣợng mời ông ra giúp nƣớc. Nhƣng phải đến lần thứ 3 Lƣu Bị mới gặp đƣợc Gia Cát Lƣợng. Sau khi nghe Lƣu Bị nói rõ về ý định và lí tƣởng, Gia Cát Lƣợng vô cùng cảm động và cũng hết lòng Nhƣ cá với nƣớc. 16
nêu ra phƣơng châm chiến lƣợc thống nhất ba nƣớc Thục, Ngụy, Ngô. Lƣu Bị nghe xong vô cùng mừng rỡ bèn tôn Gia Cát Lƣợng làm quân sƣ. Gia Cát Lƣợng dốc sức phò tá Lƣu Bị nên đƣợc tin cậy và trọng dụng nhƣng việc này lại khiến Quan Vũ và Trƣơng Phi không vừa ý. Nhƣng Lƣu Bị đã nói rằng: Ta được Khổng Minh phò tá khác nào như cá gặp nước, mong các chư tướng chớ nói nhiều. Về sau, nhờ sự giúp sức của Gia Cát Lƣợng, Lƣu Bị đã liên tục giành chiến thắng trên các mặt trận và thống nhất đƣợc ba nƣớc Thục, Ngụy, Ngô. 10. 양두구욕 ( 羊頭狗肉 ) Dƣơng đầu cẩu nhục Chỉ hành vi lừa lọc gian dối khi kinh doanh nhƣ việc treo đầu dê ngoài cửa nhƣng lại bán thịt chó ở trong. Vua Linh Công của nƣớc Tề thời Xuân Thu có một sở thích rất kì lạ là bắt nữ giới mặc trang phục của nam giới. Vì vậy mà ông đã hạ lệnh tất cả các cung nữ trong cung phải cải trang thành nam giới. Chuyện này dần dần lan truyền ra dân chúng và việc giả nam chẳng mấy chốc trở thành một xu hƣớng. Nhƣng vua đã hạ lệnh, cấm toàn bộ nữ nhi trong cả nƣớc không ai đƣợc phép giả nam. Việc này đã gặp phải rất nhiều sự bất bình cũng nhƣ phản đối của bách tính. Vua Linh Công đã hỏi Tể tƣớng An Tử rằng tại sao không thể bắt nhân dân bách tính thi hành lệnh cấm. An Tử đã trả lời rằng: Thưa điện hạ, điện hạ vừa bắt cung nữ trong cung cải trang nam giới, Treo đầu dê bán thịt chó 17
vừa cấm nữ nhi ngoài cung giả nam thì có khác nào việc điện hạ treo đầu dê ngoài cửa nhưng lại bán thịt chó ở trong. Nếu điện hạ cũng ra lệnh cấm ở trong cung thì nữ nhi cả nước cũng sẽ tự động không theo trào lưu này nữa. Ling Công sau khi nghe xong đã tỉnh ngộ và làm theo nhƣ An Tử nói. Chƣa đầy một tháng sau trong dân chúng không còn nữ nhi nào cải trang thành nam giới nữa. 11. 어부지리 ( 漁父之利 ) Ngƣ phủ chí lợi Nhờ trai và cò đánh nhau mà ngƣ ông bắt đƣợc cả hai, ý chỉ kẻ thứ ba đƣợc hƣởng lợi từ sự xích mích, bất hòa của ngƣời khác. Gỉữa hai nƣớc Yên và nƣớc Triệu thƣờng xảy ra chiến tranh, cuộc sống của nhân dân vô cùng khốn khó. Một ông quan của nƣớc Yên tên là Tô Đại bèn vào triều yết kiến Yên Huệ Vƣơng, nói rằng: Vừa rồi thần đi từ nhà đến đây, giữa đường lúc qua sông Dịch Thủy, trông thấy một con trai đang nằm trên ven bờ há to miệng vỏ phơi nắng. Bỗng từ đâu bay tới một con cò, nó bước tới, thò cái mỏ dài của mình vào trong miệng vỏ trai để mổ thịt con trai. Con trai lập tức khép chặt hai vỏ lại, kẹp lấy mỏ con cò, hai bên không ai chịu thua. Con trai nghĩ bụng: Tao nhất quyết không mở miệng, để cho mày chết đói ở đây! Con cò cũng nghĩ bụng: Hôm nay mày không mở miệng ra, ngày mai mày cũng không mở ra, mày nhất định sẽ phải thành con trai chết! Hai con đều kiên trì ý chí chiến đấu của mình, nhất quyết không chịu nhường Trai cò tranh đấu, ngƣ ông đắc lợi. 18
nhau. Đu ng lu c đó có một ông lão đánh cá đi tới, ông tiện tay tóm cả trai và cò đem đi. Ngày nay nước Yên và nước Triệu nếu như không giảng hoà, mà cứ đánh nhau không chịu thôi, thần sợ rằng nước Tần đang thèm thuồng ở bên cạnh sẽ thôn tính nước Yên và nước Triệu giống như ông lão đánh cá bắt con trai và con cò vậy. Yên Huệ Vƣơng nghe Tô Đại nói vậy cảm thấy rất có lý bèn cử Tô Đại sang nƣớc Triệu bàn việc giảng hoà với nƣớc Triệu. 12. 연목구어 ( 緣木求魚 ) Duyên mộc cầu ngƣ. Chỉ việc bất khả thi nhƣ tìm cá trên cây. Vua nƣớc Tề là Sơn Vƣơng một ngày nọ đã triệu Mạnh Tử đến và yêu cầu ông kể tên các vị vua thời Xuân Thu. Mạnh Tử đã hỏi ngƣợc lại vua rằng: Phải chăng bệ hạ đang nhắc đến Ngũ Bá của thời Xuân Thu là Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Sở Trang Vương, Tần Mục Công và Tống Trương Công. Năm vị lãnh chúa này đều uy hiếp, xâm chiếm các chư hầu khác nhằm tăng cường sức mạnh của mình thưa bệ hạ. Dƣờng nhƣ hiểu đƣợc ý định của Sơn Vƣơng nên Mạnh Tử nói tiếp: Phải chăng điện hạ đang có ý gây chiến tranh, tạo mối quan hệ khuyển vượn chi gian với các nước chư hầu và gây nguy hiểm cho tính mạng bách chúng? Ý của ta không phải như vậy. Không còn cách nào khác, nếu trẫm muốn bảo vệ bách tính thì phải tấn công trước. Nếu không kẻ địch Khó nhƣ hái sao trên trời. Tìm cá trên cây 19
sẽ sang xâm lược, Sơn Vƣơng trả lời. Thần rất hiểu tấm lòng yêu thương dân chúng, muốn mở rộng giang sơn bờ cõi cũng như thu phục hai chư hầu Sở, Tần của bệ hạ nhưng nếu điện hạ thực hiện ý định của mình bằng vũ lực, không màng đến sự an nguy của dân chúng thì chẳng khác nào tìm cá trên cây thưa điện hạ. Dân chúng sẽ bất bình mà trỗi dậy, khi đó con đường thu phục hai nước chư hầu sẽ bất thành. Mong điện hạ hãy dùng con đường chính trị, ắt hẳn sẽ khả thi hơn. 13. 엽공호룡 ( 葉公好龍 ) Diệp Công hiếu long Ngụ ý chỉ những ngƣời bề ngoài rất say mê sự vật nào đó nhƣng kì thực chỉ là giả vờ và không hề am hiểu về chúng. Thời Xuân Thu ở nƣớc Sở có ngƣời tên Diệp Công rất say mê rồng, từ chuôi kiếm, cột xà đến tƣờng nhà ông đều cho chạm khắc hình rồng. Thiên Long rất cảm kích nên đã xuống hạ giới để nói lời cảm ơn. Một hôm Diệp Công đang ngủ trƣa thì giật mình tỉnh giác vì tiếng sớm chớp đùng đùng, vội dậy đóng cửa sổ thì thấy đầu Thiên Long thò vào. Ông sợ mất vía, chạy vào nhà thì thấy đuôi rồng to tƣớng vắt ngang trƣớc mặt. Quá kinh khiếp Diệp Công mặt mày tái mét, chân tay bủn rủn rồi ngất đi. Thiên Long thấy vô cùng lạ lùng, cụt hứng và quay về trời. Chƣa tìm đƣợc 14. 용호상박 ( 龍虎相搏 ) Long hổ tƣơng bác Chỉ sự bất phân thắng bại giữa 2 đối thủ ngang tài ngang sức nhƣ rồng và hổ Câu thành ngữ có nguồn gốc từ dân gian. Rồng vốn là con vật mạnh nhất trên thiên giới còn hổ lại là chúa tể muôn loài dƣới hạ giới. Hai con đều sở hữu sức mạnh một chín một mƣời nên khi rồng và hổ Tọa sơn quan hổ đấu. Kẻ tám lạng, ngƣời nửa cân. 20
đánh nhau rất khó phân thắng bại. 15. 우이독경 ( 牛耳讀經 ) Ngƣu nhĩ độc kinh Ý chỉ những ngƣời tối dạ, dù có nói thế nào cũng không tiếp thu đƣợc nhƣ việc đọc kinh tai trâu. Chuyện rằng xƣa có một ngƣời tên là Công Minh Nghĩa rất tinh thông nhạc lý và chơi đàn rất hay. Một ngày nọ, ông ta đang dạo chơi thì nhìn thấy một đàn trâu gặm cỏ. Tức cảnh sinh tình, ông đàn một bản nhạc vô cùng cao nhã. Tiếng đàn của Công Minh Nghĩa rất hay, nhƣng lũ trâu vẫn bình thản gặm cỏ khiến ông rất bực. Sau khi quan sát thì ông nhận thấy không phải lũ trâu không nghe đƣợc mà vì khả năng cảm thụ âm nhạc của chúng rất kém. Ông bèn đàn một giai điệu quen thuộc thì chúng ngừng gặm cỏ và dỏng tai lên. Đến cuối đời Đông Hán, một ngƣời thông tuệ tên là Mâu Dung đã kể lại câu chuyện này cho các học trò Nho gia sau khi dùng những triết lí cao siêu để giảng Kinh Phật mà họ cứ ngơ ngác. Đàn gảy tai trâu. Nƣớc đổ đầu vịt. Nhƣ vịt nhìn tranh. 16. 일석이조 ( 一石二鳥 ) Nhất thạch nhị điểu. Chỉ làm một việc nhƣng đạt đƣợc hai mục đích, giống nhƣ hành động chỉ ném một hòn đá nhƣng trúng hai con chim. Chƣa tìm đƣợc Một công đôi việc. Một mũi tên trúng hai đích. 17. 포호빙하 ( 暴虎馮河 ) Bạo hổ phùng hà Chỉ những ngƣời có sức mà không có trí nhƣ việc lội qua song sâu và dùng tay không bắt hổ. Trong 3000 đệ tử của Khổng Tử, có ngƣời tên Tử Lộ tuy võ thuật tinh thông dũng cảm kiên cƣờng nhƣng lại hành động cẩu thả, thiếu suy nghĩ. Nhƣng cũng có ngƣời học thức, nhân cách Hữu dũng vô mƣu 21
nổi trội hơn ngƣời là Nhan Hồi rất đƣợc lòng Khổng Tử. Ông nói với Nhan Hồi rằng: Đời dùng ta thì ta hành đạo, đời bỏ ta thì ta ẩn dật. Chỉ có ta với ngươi làm được như vậy thôi. Tử Lộ nghe thấy có chút ghen tị liền hỏi: Thưa thầy, ví như thầy đem quân ra trận, thầy sẽ chọn ai phò tá? Đức Khổng đáp: Những kẻ tay không bắt hổ, không dùng thuyền mà lội qua sông, chết chẳng hối hận, ta chẳng chọn theo phò tá. Ta chọn những ai có tính cẩn thận, biết lo sợ, biết mưu tinh sao cho thành công. 18. 학수고대 ( 鶴首苦待 ) Hạc thủ cổ đãi. Chỉ việc phải chờ đợi quá lâu đên dài cổ nhƣ cổ hạc. Xƣa kia con ngƣời không có nhiều cách để truyền tin tức. Khi đợi tin tức ở ngoài cửa làng, ngƣời ta thƣờng nhón chân, vƣơn đầu, rƣớn cổ lên trông giống con hạc nên từ đó có câu này. Chờ dài cổ. 19. 형설지공 ( 螢雪之功 ) Huỳnh tuyết chí công Khuyến khích, khích lệ tinh thần hiếu học, vƣợt mọi gian khó của học sinh trong học tập giống nhƣ Xa Dận, mùa hè mƣợn đom đóm học bài, mùa đông mƣợn ánh tuyết để đọc sách. Triều Tấn có một ngƣời học rộng biết nhiều tên là Xa Dận. Từ nhỏ Xa Dận rất thích đọc sách, kiến thức uyên bác. Gia cảnh rất khó khăn đến độ không thể mua đƣợc dầu để thắp sáng. Một ngày mùa hè, cậu cầm cuốn sách ra sân ngồi đọc, cho đến khi màn đêm buông xuống, cậu không thể nhìn thấy chữ gì trong sách nữa, đành phải tiếc nuối gấp sách lại, nhƣng trong lòng thì vô cùng lo lắng. Cậu nghĩ nhƣ vậy thì sẽ lãng phí bao nhiêu thời gian quý báu. Và Xa Dận chợt nảy ra một ý, bắt đom đóm làm đèn. Cậu lập tức chạy đến bãi cỏ, bắt rất nhiều đom Có chí thì nên 22
đóm cho vào một chiếc túi vải sáng màu. Khi treo lên quả nhiên chiếc túi phát sáng giống nhƣ một cây đèn nhỏ. Và nhƣ thế cậu lợi dụng ánh sáng của đèn đom đóm để tiếp tục đọc sách. Từ đó vào mỗi đêm mùa hạ, mùa thu, cậu đều bắt đom đóm, mƣợn ánh sáng của nó để dùi mài kinh sử. Xa Dận khắc khổ đọc sách, cuối cùng trở thành một đại học vấn uyên bác đa tài. 20. 호가호위 ( 狐假虎威 ) Hồ giả hổ uy. Chỉ những hạng ngƣời luôn ỷ thế kẻ mạnh, nấp dƣới uy quyền của ngƣời khác để đi hù dọa, bắt nạt ngƣời cô thế. Có một con cáo khi sắp bị hổ ăn thịt bèn nói nhƣ thế này: Này ông hùm ông hổ kia ơi. Ông đừng có mà vội ăn thịt tôi. Thượng đế đã cho tôi làm chu a tể muôn loài, ông mà ăn thịt tôi ắt hẳn sẽ bị xử tội chết đấy. Nếu không tin, ông hãy đi theo tôi vào rừng, thử hỏi có muông thú nào thấy tôi mà không bỏ chạy. Hổ đã đi theo sau cáo vào rừng xem thử thì quả thật mọi động vật đều tháo chạy và hổ đã không dám ăn thịt cáo nữa. Nhƣng hổ không hề biết rằng lý do các con vật khác bỏ chạy không phải vì sợ cáo mà là vì sợ nó, vì nó đã đi sau con cáo. Cáo mƣợn oai hùm. Cáo đội lốt hổ. 21. 화사첨족 ( 畵蛇添足 ) Họa xà điểm túc. Ám chỉ những ngƣời hay bày vẽ lôi thôi, không hợp tình hợp lý nhƣ việc vẽ chân cho rắn. Có một ngƣời nƣớc Sở tặng cho những ngƣời giữ nhà một chai rƣợu. Do quá ít nên họ thƣơng lƣợng với nhau nếu ai vẽ rắn nhanh nhất thì đƣợc chai rƣợu. Một ngƣời kia vẽ rất nhanh và đẹp, linh động, vẽ xong anh ta nhìn chung quanh xem có ai vẽ đƣợc gì chƣa nhƣng anh thấy Làm việc thừa thãi, vô ích 23
KẾT LUẬN chƣa ai vẽ đƣợc gì hết, anh ta vội chộp chai rƣợu, tay trái cầm chai rƣợu tay phải cầm que vẽ tiếp, miệng khoe rằng: Tôi vẽ xong rồi nhá, bây giờ tôi chỉ vẽ thêm cho nó bốn cái chân nữa thôi". Vẽ vừa xong thì một ngƣời khác đã giật ngay chai rƣợu của anh ta và nói lớn: Mọi người xem đây, tôi đã vẽ xong con rắn". Anh thứ nhất vội cãi lại: Tôi đã vẽ xong lâu lắm rồi mà, còn dư thời giờ tôi vẽ thêm bốn chân nữa đây này". Mọi ngƣời đổ xô vào xem và cƣời ồ lên: Đó đâu có phải là con rắn, con rắn làm gì có chân". Nhìn chung, với chủ đề về động vật, ngƣời xƣa đã tạo ra khá nhiều thành ngữ 4 chữ vô cùng phong phú đa dạng, cấu trúc ổn định, chặt chẽ, tuy ngắn gọn nhƣng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Mỗi câu không chỉ chứa đựng các câu chuyện khác nhau, các hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà còn chứa đựng những lời răn dạy, giáo huấn ý nghĩa, sâu sắc, tƣ tƣởng triết lý sâu xa mà ngƣời xƣa để lại. Thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn gắn liền với hình ảnh các loài động vật đã phần nào phản ánh đƣợc nhiều khía cạnh của cuộc sống, đem đến cho ngƣời đọc, ngƣời nghe một thế giới tâm tƣ, tình cảm sâu lắng, đặc trƣng của ngƣời dân xứ sở Kim Chi. Không chỉ vậy, hình ảnh các loài động vật gắn liền với thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn còn góp phần không nhỏ vào việc làm nên đặc trƣng ngôn ngữ, bản sắc văn hóa độc đáo của quốc gia này, thể hiện đƣợc nét văn hóa nông nghiệp một thời của Hàn Quốc. Đồng thời thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn cũng là những chuẩn tắc, động lực để con ngƣời tự nhìn lại bản thân, để con ngƣời biết cách nhìn nhận cuộc sống và sống đạo đức hơn. Tìm hiểu về thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn đã giúp chúng tôi hiểu hơn về văn hóa, lịch sử của Hàn Quốc và Trung Quốc thông qua những điển tích, điển cố ẩn chứa trong mỗi câu thành ngữ. Từ đó có thể so sánh với các thành ngữ Hán - Việt của Việt Nam và thấy rằng chúng cũng có những nét tƣơng đồng nhất định và cùng là những tinh hoa của ngôn ngữ mỗi dân tộc Thông qua đề tài nhỏ này, chúng tôi hi vọng sẽ đem đến những cái nhìn mới mẻ cũng 24
nhƣ cung cấp một số nguồn tƣ liệu cho những ai quan tâm đến tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc nói chung và thành ngữ 4 chữ Hán - Hàn nói riêng. Song, đề tài nghiên cứu Bƣớc đầu tìm hiểu thành ngữ 4 chữ Hán Hàn 사자성어 chỉ đƣợc tiến hành với tƣ cách cá nhân là sinh viên Việt Nam đang theo học chuyên ngành tiếng Hàn nên chắc chắn không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô. Hi vọng trong tƣơng lai, sẽ có nhiều hơn nữa các công trình nghiên cứu chuyên sâu vào tục ngữ, thành ngữ Hàn Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] 이야기고사성어 - 정명호, 홍진미디어, 2004. [2] 한국속담. 성어백과사전 - 박영원 & 양재찬, 푸른사상 - 2002. [3] 우리속담이야기 34 가지 - 초등논술교사모임, 늘푸른아이들, 2002. [4] Đi tìm điển tích thành ngữ - Tiêu Hà Minh Nxb Thông Tấn, 2012. [5] Nhập môn ngôn ngữ học, Lê Đình Tƣ & Vũ Ngọc Cân, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008. [6] http://www.subkorea.com [7] http://www.naver.com [8] http://dic.daum.net [9] http://www.phiem-dam.com 25
I. PHẦN MỞ ĐẦU BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ TỪ NGỮ MỚI TRONG TIẾNG HÀN QUỐC 1.Mục đích nghiên cứu SVTH: Nguyễn Thị Hải Giang 4H12 GVHD: ThS Nguyễn Phương Dung Ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt. Chính vì vậy, ngôn ngữ là một hệ thống mở, luôn luôn có sự thay đổi, hình thành những từ ngữ mới phù hợp với bối cảnh lịch sử của từng thời kì nhất định. Tiếng Hàn Quốc cũng không phải là ngoại lệ với rất nhiều từ ngữ mới phát sinh mỗi năm. Từ ngữ mới ( 신조어 ) đƣợc định nghĩa là những từ ngữ không có trong từ điển, thƣờng là những từ ngữ thịnh hành trong giới trẻ, đƣợc bắt nguồn từ Internet, phim ảnh hay do ghép từ, nói tắt Các từ ngữ mới thƣờng xuất hiện để bù đắp những thiếu hụt, không thoả mãn, không phù hợp với nhu cầu định danh các sự vật, hiện tƣợng trong đời sống và trong thế giới của con ngƣời. Đôi khi, chúng cũng xuất hiện một phần bởi mốt trong cách định danh, muốn dành cho sự vật một tên gọi mới hơn dù nó đã có tên gọi rồi. Tuy nhiên, lí do thứ nhất vẫn là lí do chủ yếu. Bài nghiên cứu chủ yếu hƣớng tới đối tƣợng là các bạn sinh viên đang học tiếng Hàn Quốc, là lứa tuổi sử dụng các từ ngữ mới với tần suất cao. Nghiên cứu về lớp từ ngữ mới trong tiếng Hàn Quốc giúp phân biệt đƣợc từ ngữ chuẩn ( 표준어 ) và từ ngữ mới để sử dụng chính xác, phù hợp với từng hoàn cảnh nhất định đồng thời qua đó giúp tăng vốn từ vựng tiếng Hàn. 2.Phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua việc thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá về các từ mới và việc sử dụng từ mới trong Tiếng Hàn thông qua các tài liệu, sách báo và Internet. Qua đó đƣa ra các định nghĩa về từ mới, phân loại, đƣa ra quá trình biến đổi từ cũng nhƣ những nhận xét về việc sử dụng từ mới trong tiếng Hàn, sau đó thống kê một số từ mới đƣợc sử dụng thƣờng xuyên. Bài báo cáo chỉ tập trung nghiên cứu các từ ngữ mới đƣợc hình thành và sử dụng trong 20 năm gần đây tại Hàn Quốc. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Từ ngữ mới trong tiếng Hàn Quốc Khi nghiên cứu về từ ngữ mới nhất thiết không thể bỏ qua yếu tố thời gian. Một từ chỉ đƣợc gọi là từ mới khi đặt trong thời điểm nó mới hình thành và sau này dù có đƣợc chấp nhận để sử dụng rộng rãi hay không thì nó cũng không còn là từ mới nữa. Trong tiếng Hàn Quốc cổ, vỏ âm thanh có lớp nghĩa mùi (trong mùi hƣơng ) là 내음. Đối với ngƣời Hàn 26
Quốc xƣa, từ 냄새 cũng có nghĩa tƣơng tự nhƣ vậy, đƣợc coi là một từ mới. Tuy nhiên, từ 냄새 không phải là từ mới đối với ngƣời Hàn Quốc hiện đại. - Thống nhất về mặt khái niệm - 신조어 : Trong bài báo cáo đƣợc dịch thành từ ngữ mới hay từ mới - 표준어 : Trong bài báo cáo đƣợc dịch là từ ngữ chuẩn hay từ chuẩn. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Khái quát về từ ngữ mới Định nghĩa: Từ ngữ mới ( 신조어 ) đƣợc định nghĩa là những từ ngữ không có trong từ điển, thƣờng là những từ ngữ thịnh hành trong giới trẻ, đƣợc bắt nguồn từ Internet, phim ảnh hay do ghép từ, nói tắt Ví dụ 남친 : bạn trai đƣợc tạo thành bằng cách viết tắt từ 남자친구 Tùy từng hoàn cảnh, có những từ đƣợc dùng phổ biến thƣờng xuyên và chuyển hóa thành từ chuẩn, đƣợc bổ sung vào từ điển [nhƣ 소개팅 :buổi xem mặt (ghép giữa từ 소개 và 미팅 (meeting)]. Tuy nhiên, cũng có những từ ngữ mới chỉ thịnh hành trong một khoảng thời gian nhất định. 2. Phân loại các nhóm từ ngữ mới Có nhiều cách khác nhau để phân loại các nhóm từ ngữ mới. Có thể phân loại theo Từ loại (Danh từ, động từ...), phân loại theo ý nghĩa, theo thời gian hình thành... Nhƣng cách phân loại phổ biến nhất là theo nguồn gốc hình thành (hay nguyên lí sáng tạo từ mới). Các nguyên lí sáng tạo từ mới phổ biến là: Tạo từ mới từ nền tảng những từ ngữ sẵn có bằng cách rút gọn, nói tắt; ghép các từ sẵn có tạo thành từ mới; vay mƣợn từ tiếng nƣớc ngoài... Bài nghiên cứu phân loại các từ ngữ mới trong tiếng Hàn dựa trên cơ sở nguyên lí sáng tạo thành ba loại dƣới đây 2.1. Nhóm từ phái sinh Bao gồm các từ đƣợc hình thành từ những từ ngữ sẵn có nhƣng lại mang ý nghĩa khác. Có thể thấy rất rõ điều này qua một vài ví dụ sau đây: 된장녀 : Từ chỉ những cô gái không có khả năng nhƣng vẫn dùng những đồ hàng hiệu. Đây là một từ mang nghĩa phủ định, thƣờng ám chỉ những cô gái đi theo đại gia vì tiền để thỏa mãn các nhu cầu vật chất. 간장녀 : Ngƣợc lại với ví dụ ở trên, 간장녀 dùng để chỉ những cô gái chi tiêu quá mức chi li tiết kiệm thậm chí có thể nói là hà tiện 김치녀 : Từ dùng để chỉ những cô gái đánh giá đàn ông không dựa trên phƣơng diện tính cách mà chỉ dựa trên các tiêu chuẩn nhƣ ngoại hình, gia thế, tiền bạc v.v.. Trong các ví dụ trên, các từ 된장, 간장, 김치 đều là tên các món ăn truyền thống của 27
ngƣời Hàn Quốc. Thậm chí đặc tính của những món ăn nay cũng không liên quan đến đặc điểm mà nó miêu tả trong các từ phái sinh ở trên. Tuy nhiên những từ này đã đƣợc đại bộ phận ngƣời Hàn Quốc chấp nhận và sử dụng rất nhiều. 2.2. Nhóm từ rút gọn Nhóm từ này bao gồm các từ đƣợc rút gọn từ một cụm từ hay viết các chữ cái đầu. Nhóm từ này chiếm một vị trí không nhỏ trong hệ thống các từ ngữ mới. Có thể kể đến một vài ví dụ tiêu biểu nhƣ sau: 엄친아 : từ gốc ban đầu là 엄마친구의아들. Từ dùng để chỉ ngƣời con trai tốt ở nhiều mặt (ngoại hình, tính cách, năng lực vv...vv) 차도남 : từ gốc 차까운도시남자 (tạm dịch: Chàng trai đô thị lạnh lùng). Từ dùng để chỉ giới diễn viên, ca sĩ, ngƣời mẫu hoặc những ngƣời có khuôn mặt hay tính cách lạnh lùng. 2.3. Nhóm từ có yếu tố ngoại lai Nhóm từ này bao gồm các từ ngoại lai hoàn toàn (từ các tiếng khác nhau nhƣ Anh, Pháp, Đức, Nhật) hay có những từ chứa yếu tố ngoại lại và yếu tố thuần Hàn. Trong nhiều trƣờng hợp, nghĩa của từ ngoại lai ở đây không còn đúng nhƣ nghĩa gốc. Từ ngoại lai hoàn toàn nhƣ 뉴비 (newbie): chỉ ngƣời mới gia nhập một tổ chức nào đó. Còn từ có yếu tố ngoại lai có thể kể đến: 멘붕 đƣợc ghép giữa yếu tố ngoại lai 멘탈 (mental) và yếu tố thuần Hàn 붕괴. Có thể hiểu nhƣ từ mental breakdown, dùng để chỉ tâm trạng suy sụp, hay vô cùng hoang mang, bất ngờ. 3. Quá trình biến đổi từ ngữ mới thành từ ngữ chuẩn Khi một từ mới vừa xuất hiện, nó chỉ đƣợc sử dụng ở trong một cộng đồng nhất định và tại thời điểm này nó đƣợc coi nhƣ là từ tiêu cực. Nếu sau đó nó đƣợc toàn thể mọi ngƣời chấp nhận và sử dụng thì từ ngữ đó sẽ trở thành từ ngữ chuẩn (lớp từ tích cực). Quá trình biến đổi từ ngữ mới thành từ ngữ chuẩn có thể tóm tắt trong 7 giai đoạn sau đây: Giai đoạn 1: Hình thành Đây là giai đoạn từ mới đƣợc hình thành. Thƣờng những từ mới này không có nguồn gốc rõ ràng, không có tác giả và thời gian hình thành chính xác. (trừ một số trƣờng hợp từ mới hình thành trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật cụ thể ) Giai đoạn 2: Nhận thức Ở giai đoạn này, ngƣời ta đã biết đến sự xuất hiện của từ ngữ mới đó tuy nhiên chƣa sử dụng rộng rãi Giai đoạn 3: Mở rộng Đây là giai đoạn từ ngữ mới đƣợc sử dụng rộng rãi hơn. Những từ mới này lan truyền 28
vào giới trẻ nhanh nhất, thông qua internet, phim ảnh v.v.. Tuy nhiên sự mở rộng này vẫn chƣa mang tính toàn dân mà mới chỉ phổ biến trong một cộng đồng nhất định. Giai đoạn 4: Cố định Trong giai đoạn này, từ ngữ mới đƣợc đề cập nhiều hơn và đƣợc định nghĩa một cách cụ thể rõ ràng. Giai đoạn 5: Thịnh hành Đây là giai đoạn sau khi chính thức đƣợc định nghĩa, từ ngữ mới trở nên thịnh hành, đƣợc nhiều ngƣời thuộc nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp sử dụng. Giai đoạn 6: Dẫn dụng Đây là giai đoạn mang tính chất quyết định từ mới có thể đƣợc chuyển thể thành từ chuẩn hay không. Ở giai đoạn này, từ mới sẽ đƣợc dùng nhiều trong các văn bản, các phƣơng tiện thông tin đại chúng có tính phổ cập cao nhƣ TV, đài phát thanh, báo, tạp chí, tiểu thuyết vv.. Giai đoạn 7: Công nhận Ở giai đoạn này, từ mới sẽ đƣợc số đông ngƣời sử dụng và các học giả công nhận là từ ngữ chuẩn và đƣợc bổ sung vào từ điển. Tuy nhiên, để từ ngữ mới trở thành từ ngữ chuẩn không phải là một việc dễ dàng. Có rất nhiều từ ngữ đƣợc sử dụng lặp đi lặp lại, không chỉ ở trong giới trẻ nhƣng vẫn chƣa đƣợc coi nhƣ từ ngữ chuẩn. Có thể phân tích điều đó dựa vào một số nguyên nhân sau: - Từ ngữ mới không thỏa mãn điều kiện để trở thành từ ngữ chuẩn (Viện ngôn ngữ Hàn Quốc quy định: Từ ngữ chuẩn của Hàn Quốc là phải là tiếng Seoul và đƣợc những ngƣời có trình độ văn hóa nhất định sử dụng một cách rộng rãi). Với điều kiện khắt khe nhƣ vậy, hàng năm có rất nhiều từ ngữ mới đƣợc tạo ra nhƣng có rất ít từ đƣợc bổ sung vào từ điển thành từ ngữ chuẩn. - Trƣờng hợp từ ngữ mới đã đạt đủ các tiêu chuẩn để trở thành từ chuẩn nhƣng do thời gian hình thành chƣa lâu nên gặp phải nhiều nghi vấn về độ bền của từ ngữ đó. - Nguyên lý sáng tạo phức tạp hay không rõ ràng (ví dụ những từ có nhiều yếu tố ngoại lai khác nhau hay sai chính tả quá nhiều v.v..) - Những từ khó nghe hay khó hiểu đối với nhiều ngƣời (chủ yếu là các từ tiếng lóng hay những từ phát âm quá khó) 4. Nhận xét Giống nhƣ mọi vấn đề khác, từ ngữ mới cũng có tính hai mặt: mặt tích cực và mặt tiêu cực. Về mặt tích cực, cũng giống nhƣ tiếng lóng, các từ thịnh hành vv...vv từ ngữ mới góp phần làm phong phú hơn cho hệ thống từ vựng của tiếng Hàn Quốc. Hơn nữa, trong nhiều trƣờng hợp, sử dụng những từ ngữ mới có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với các từ 29
ngữ chuẩn khác. Ví dụ nhƣ hệ thống các từ 된장녀, 간장녀 có tính ẩn dụ trào phúng cao, còn các từ nhƣ 차도남, 차도녀, 엄친아, 엄친딸 giúp ngƣời nói tiết kiệm câu chữ mà vẫn đạt đƣợc hiệu quả giao tiếp tốt. Tuy nhiên, từ ngữ mới cũng có những mặt tiêu cực cần phải khắc phục. Ngày nay từ ngữ mới xuất hiện nhiều nhất trong giới trẻ, thông qua internet hay qua các bộ phim, bài hát mới nổi v.v.. Các từ mới này đi cùng với ngôn ngữ chat, ngôn ngữ teen đang làm biến dạng tiếng Hàn một cách khó có thể kiểm soát. Ngoài ra một loạt những từ vay mƣợn từ các tiếng nƣớc ngoài đang làm mất dần đi những từ thuần Hàn vốn có. Đặc biệt, việc sử dụng những từ ngữ mới một cách bất hợp lí nhƣ hiện nay sẽ làm gia tăng khoảng cách thế hệ khi những thế hệ đi trƣớc không thể hiểu đƣợc ngôn ngữ của lớp trẻ và dần dần dẫn đến khoảng cách trong giao tiếp. Nhìn lại hiện tƣợng từ ngữ mới ở Việt Nam, chúng ta hoàn toàn có thể thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng. Trong 10 năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của Internet, từ ngữ mới ra đời với tốc độ chóng mặt. Hàng loạt những từ đã trở thành ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày nhƣ bó tay, chém gió, ném đá, check-in v.v.. Tuy nhiên kèm theo đó là những từ chứa yếu tố chửi tục đang làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Chính vì vậy, khi sử dụng các từ ngữ mới, dù là tiếng Hàn hay tiếng Việt cũng cần phải có tri thức và ý thức. Cần hiểu rõ nghĩa của các từ ngữ mới đó rồi mới sử dụng và không thể lạm dụng một cách tùy tiện. 5. Bảng thống kê một số từ ngữ mới thông dụng STT Từ ngữ mới Từ gốc Giải nghĩa 1. 갑툭튀갑자기툭튀어나오다 Bỗng dƣng chạy vụt ra ngoài 2. 강퇴강제퇴장, 강제퇴출 Bị buộc rút lui, bỏ cuộc v.v.. 3. 간장녀 4. 갠소개인소장 Tài sản cá nhân 5. 거마대학생 Dùng để chỉ những cô gái chi tiêu quá mức chi li tiết kiệm thậm chí có thể nói là hà tiện Từ chỉ những sinh viên đại học làm việc vất vả để trả tiền học phí 6. 격친 Chỉ mức độ rất thân thiết 7. 고추장남 Chỉ ngƣời con trai có hoàn cảnh khó khăn, không có nhiều tiền, ngoại hình bình thƣờng 8. 광클 Chỉ việc click chuột nhanh 9. 교카교통카드 Thẻ giao thông 10. 귀요미귀여운사람 Dùng để chỉ những ngƣời dễ thƣơng, đáng yêu 30
11. 귀차니즘귀찮다 +nism Dùng để chỉ những ngƣời phiền phức 12. 귀척귀여운척하다 Giả vờ, ra vẻ đáng yêu dễ thƣơng 13. 금사빠 금방 사랑에 빠지는 사람 Tình yêu sét đánh 14. 길막길을막다 Tắc đƣờng 15. 까도남까다로운도시의남자 Chỉ ngƣời vừa lạnh lùng vừa khó tính 16. 깜놀깜짝놀람 Giật mình, ngạc nhiên 17. 뉴비 New beginner Chỉ ngƣời mới 18. 능청남 19. 답정너 20. 대박 ( 사건 ) Chỉ ngƣời con trai vừa tài giỏi vừa làm việc nhà Chỉ những cô gái luôn muốn ngƣời trả lời đúng theo suy nghĩ của mình Chỉ trạng thái ngạc nhiên, cảm thán 21. 돌싱 Quay lại thời kì độc thân 22. 된장남 23. 된장녀 24. 듀크족 (Dewks) 25. 딩크족 Dual Employed With Kid DINK: Double Income, No Kids Chỉ ngƣời con trai không có tài cán nhƣng lại ra vẻ Chỉ những cô gái chỉ chạy theo vật chất Gia đình có 2 bố mẹ đi làm và có con cái Gia đình cả 2 bố mẹ đều đi làm nhƣng không có con 26. 떡밥 Chủ đề nói chuyện 27. 레알 Real? Có thật không? 28. 멘붕 멘탈붕괴 (Mental breakdown) 29. 모닝족 Mobile + English 30. 몰링족 Malling 31. 무플 32. 문상문화상품권 Chỉ trạng thái suy sụp, không có tinh thần Chỉ những ngƣời thƣờng xuyên học tiếng Anh bằng điện thoại Chỉ những trung tâm thƣơng mại tổng hợp có cả khu mua sắm, giải trí vv..vv Không có bình luận (trên facebook) 31
33. 배터리족 34. 백투족 Chỉ những ngƣời nghỉ việc sớm để chăm sóc bản thân Chỉ ngƣời ở độ tuổi 50 muốn tìm lại sức trẻ 35. 볼매볼수록매력적인 Càng nhìn càng thấy hấp dẫn 36. 브금 BGM Background Music Nhạc nền 37. 비번비밀번호 Mật khẩu 38. 뽀샵 Photoshop 39. 삼일절 40. 삼포세대 연애, 결혼, 출산을포기한세대 41. 생선생일선물 Quà sinh nhật Chỉ những ngƣời hơn 30 tuổi vẫn chƣa tìm đƣợc việc làm Chỉ thời kỳ khó khăn mà ngƣời ta phải từ bỏ 3 việc quan trọng là hẹn hò, kết hôn và sinh con 42. 생축생일축하해 Chúc mừng sinh nhật 43. 솔까말 Nói thẳng nói thật 44. 슈퍼직장인 Chỉ những ngƣời muốn đƣợc thừa nhận năng lực mà làm việc quá sức 45. 스마툰 Smart + Toon Truyện tranh trên smartphone 46. 시공시험공부 Ôn thi 47. 쌈장년 Chỉ những ngƣời con gái có năng lực, chuẩn bị kĩ lƣỡng cho tƣơng lai 48. 쌍수 Phẫu thuật mắt hai mí 49. 아라 & 마라 Eyeliner & Mascara 50. 얼짱 Những ngƣời có ngoại hình đẹp 51. 엄빠엄마 + 아빠 Bố mẹ 52. 엄지족 Những ngƣời hay dùng smartphone bằng ngón cái 53. 엄친딸엄마친구딸 Chỉ ngƣời con gái hoàn mỹ 54. 엣지있다 Có cá tính 55. 열공열심히공부하다 Học chăm chỉ 56. 오나전 Hoàn toàn 57. 오피스브런치족 Office + Breakfast + Lunch Chỉ những ngƣời ăn sáng và ăn trƣa đều ở công ty 32
58. 완소남완전소중한남자 Chàng trai đáng trân trọng 59. 용자용감한자 ( 사람 ) Ngƣời dũng cảm 60. 움짤 Ảnh động 61. 전번전화번호 Số điện thoại 62. 직찍 Ảnh tự chụp 63. 쩐다대박, Cool, Great Tốt (Dùng để khen ngợi) 64. 출첵출석체크 Điểm danh 65. 친추친구추가 66. 커프커피에크림추가 67. 코피스족 Coffee + Office 68. 포모남포기를모르는남 69. 품절남 Kết bạn (trên facebook hay kakaotalk) Cà phê có thêm kem (cream cofffee) Chỉ ngƣời vừa uống cafe vừa làm việc Chỉ ngƣời không bỏ cuộc, kiên định Ngƣời con trai đã có bạn gái hoặc đã kết hôn 70. 화떡녀 Chỉ ngƣời con gái trang điểm đậm 71. 훈녀 Chỉ ngƣời con gái đẹp 72. 흑역사 Quá khứ đen tối muốn che dấu 73. BMW 족 74. NATO 족 버스 (Bus), 지하철 (Metro), 걷기 (Walk) No Action Talking Only Chỉ ngƣời đi làm bằng xe bus, tàu điện ngầm hay đi bộ Chỉ ngƣời chỉ nói mà không làm III. PHẦN KẾT LUẬN Từ ngữ mới ( 신조어 ) là hiện tƣợng ngôn ngữ tất yếu trong tiếng Hàn Quốc. Hàng năm, qua những sự kiện xã hội, phim ảnh, ca nhạc vv..vv có rất nhiều từ ngữ mới đƣợc ra đời. Từ ngữ mới góp phần làm phong phú vốn từ vựng của tiếng Hàn, trong nhiều trƣờng hợp còn giúp các đoạn đối thoại trở nên hài hƣớc, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng các từ ngữ mới cần phải dựa trên các yếu tố thuần phong mỹ tục, tránh lạm dụng làm mất đi bản sắc vốn có của chữ Hangeul. Bài nghiên cứu đã phần nào giải thích các khái niệm, đặc điểm, cách phân loại và ví dụ của các từ ngữ mới trong tiếng Hàn Quốc. Qua đó giúp các bạn sinh viên có thêm nguồn tài liệu tham khảo trong khi học tiếng Hàn. 33
Tài liệu Tiếng Việt TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt. Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến, Nxb Giáo dục, 1997 2. Dẫn luận ngôn ngữ học. Nguyễn Thiện Giáp. Nxb Giáo dục, 1998 Tài liệu Tiếng Hàn 1. 민중엣센스국어사전 2. 교육인적자원부, 중하교생활국어 1-1, 2001 Tài liệu Internet 1. 신조어사전, http://blog.daum.net/jang387/15888783 (2012.06.29 08:20) 2. 한글, 어디까지알고있니? http://blog.naver.com/postview.nhn?blogid=sktreporter&jumpingvid=40805f4e353c04d822d6 DA0B300A64198F86&logNo=30148818115 (2012/10/09 9:17) 3. 신조어, http://mirror.enha.kr/wiki/%ec%8b%a0%ec%a1%b0%ec%96%b4 (2014-01-09 11:43:40) 34
I. MỞ ĐẦU HÁN NGỮ TRONG TIẾNG HÀN QUỐC NGUỒN GỐC VÀ PHÁT TRIỂN 1. Lý do và mục đích chọn đề tài. SVTH: Nguyễn Thị Chi, Chu Tuấn Tú 3H12 GVHD: ThS Nguyễn Thị Ngọc Bích Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia đều sinh ra và lớn lên trong cái nôi lịch sử, văn hóa của khu vực Á Đông, đều có chung cội nguồn. Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, bản sắc văn hóa của mỗi nƣớc đều đƣợc lƣu dấu ấn rõ nét trong tiếng Việt và tiếng Hàn. Các yếu tố văn hóa ngoại lai, đặc biệt là sự du nhập và ảnh hƣởng sâu sắc từ Trung Quốc đã góp phần tạo ra những nét tƣơng đồng về ngôn ngữ và chữ viết của hai quốc gia. Sự giao lƣu văn hóa giữa hai nƣớc luôn luôn đƣợc thể hiện trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ. Những năm gần đây, số lƣợng ngƣời Việt Nam học tiếng Hàn và số lƣợng ngƣời Hàn Quốc học tiếng Việt ngày càng nhiều. Việc dạy học, nghiên cứu, so sánh tiếng Hàn và tiếng Việt cùng đó cũng ngày càng nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều học giả. Trong quá trình học tập tại trƣờng, chúng tôi đã đƣợc tiếp cận với một lƣợng từ Hán Hàn và nhận thấy lƣợng từ này chiếm hơn 50% từ vựng tiếng Hàn, đồng thời có nhiều điểm tƣơng đồng với từ Hán Việt trong ngôn ngữ của chúng ta nhƣ phát âm, ý nghĩa. Từ đó có thể nói đây chính là một thuận lợi cho ngƣời Việt khi học tiếng Hàn. Bởi vậy, việc tìm hiểu và liên hệ những điểm tƣơng đồng giữa Hán Hàn và Hán Việt sẽ giúp cho bƣớc đầu tiếp cận và học tập tiếng Hàn Quốc trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Chính điều này đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn chủ đề và đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu lớp từ vựng Hán Hàn phong phú này. Thông qua bài nghiên cứu: Hán ngữ trong tiếng Hàn Quốc Nguồn gốc và phát triển, ngƣời viết mong muốn bài viết này sẽ trở thành tài liệu tham khảo giúp cho các bạn sinh viên Việt Nam đang theo học hay những ngƣời quan tâm đến tiếng Hàn Quốc có thể dễ dàng tiếp cận và hiểu sâu hơn về khía cạnh Hán Hàn của ngôn ngữ này. 2. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu của bài viết này là từ Hán Hàn. Phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên những phân tích các tài liệu về lịch sử, đặc điểm của ngôn ngữ và công trình nghiên cứu của những học giả trong và ngoài nƣớc; chúng tôi đã tìm hiểu, liệt kê và tổng hợp những đặc trƣng cũng nhƣ quá trình hình thành, du nhập của yếu tố Hán trong tiếng Hàn Quốc. 35
II. NỘI DUNG 1. Khái quát về chữ Hán Hàn ( 한국어의한자 / 한자 ) 1.1. Khái niệm: Cũng giống nhƣ khái niệm từ Hán Việt của Việt Nam hay khái niệm Kanji của Nhật Bản, trong tiếng Hàn, những từ vựng có nguồn gốc Hán đƣợc gọi là Hanja, dùng để chỉ những từ vay mƣợn gốc Hán và đƣợc phiên âm theo tiếng Hàn. 1.2. Đặc điểm của từ vựng Hán Hàn. Từ Hán Hàn chiếm hơn nửa toàn bộ từ vựng tiếng Hàn. Hán Hàn đƣợc sử dụng trong những từ vựng liên quan đến từ chuyên môn, từ khái niệm nhiều hơn là từ vựng cơ bản. Ví dụ: 의료보험 : bảo hiểm y tế, 남진정책 : chính sách Nam tiến, 핵실험 : thử nghiệm hạt nhân, 정상회담 : hội đàm thƣợng đỉnh, Phần lớn những từ Hán thƣờng là danh từ (chỉ một đối tƣợng, một khái niệm,..). Nhƣng cũng có một số trƣờng hợp là loại từ khác. Ví dụ: 선생 : giáo viên, 학생 : học sinh, 학교 : trƣờng học, 교실 : lớp học, 당신 - đại từ nhân xƣng ngôi thứ 2, 불과 : vƣợt quá, 과연 : quả thực. Có nhiều trƣờng hợp từ Hán thêm hậu tố - 하 ( 다 ) sẽ thành động từ hoặc tính từ. Các từ có đuôi 다 (không phải 하다 ) thì không phải là từ Hán Hàn. Ví dụ: Những từ Hán có 1 âm tiết nhƣ: 구할구 ( 求 ), 권할권 ( 勸 ) rất khó để có thể sử dụng với đuôi - 하 ( 다 ) ; nhƣng những từ Hán có 2 âm tiết nhƣ: 대답 ( 對答 ), 건강 ( 健康 ), 행복 ( 幸福 ), 동의 ( 同意 ), 공부 ( 工夫 ), 등산 ( 登山 ),. thì lại đƣợc sử dụng rất nhiều. Hán tự tạo nên từ vựng linh hoạt hơn từ thuần Hàn. (Vì mỗi một từ Hán lại có rất nhiều nghĩa khác nhau). Ví dụ: 백 - ( 百 ): 100 - ( 白 ): bạch (trắng) Khác với trật tự từ tiếng Hàn, từ Hán Hàn cũng có đặc trƣng nhƣ tiếng Trung Quốc, việc từ Hán Hàn kết hợp với từ Thuần Hàn và đƣợc đọc nhƣ âm Hán Hàn tạo nên từ phức cũng chính là đặc trƣng mang tính vay mƣợn. Trong các từ Hán Hàn chỉ có các phụ âm cơ bản, không có các phụ âm kép ( ㄲ, ㄸ...). Ngoài ra có thể không kết thúc bằng nguyên âm sau ㅡ (ƣ) Ví dụ: không có các từ 그, 므, 느...) 2. Lịch sử du nhập của chữ Hán vào Triều Tiên. Chữ Hán du nhập vào bán đảo Triều Tiên thời điểm cụ thể từ bao giờ thì vẫn chƣa xác định đƣợc rõ. Tuy nhiên, theo các sách sử Hàn Quốc ghi chép lại, có thể xác định đƣợc mốc du nhập chính thức tƣơng đối chính xác là vào năm 108 trƣớc CN, thời điểm nhà Hán 36
thiết lập 4 quận trên bán đảo Hàn và đƣợc gọi là 한사군 (Hán tứ quận) ( 漢四郡 ) 5. Nhà Hán đem quân xâm lƣợc bán đảo Triều Tiên, cai trị bán đảo khoảng 100 năm và truyền bá chữ Hán, một phần theo con đƣờng Phật giáo. Nhà Hán ra lệnh dùng chữ Hán trong công văn giấy tờ của cơ quan hành chính do nhà Hán lập ra và bắt quan lại, nhân dân địa phƣơng phải học chữ Hán. Từ đó, chữ Hán bắt đầu đƣợc hình thành và mở rộng cho đến khi 3 vƣơng triều Koguryo ( 고려 ), Shilla ( 실라 ), Peakche ( 백제 ) thành lập thì chữ Hán đƣợc đƣa vào sử dụng rộng rãi hơn; nó chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa Hàn Quốc nói chung, văn học Hàn Quốc nói riêng. Trƣớc khi ông vua Sejong (1418-1450), ông vua thứ tƣ của triều đại Joseon sáng tạo ra chữ Hangul, ngƣời Hàn Quốc sử dụng chữ Hán và coi chữ Hán là công cụ giao tiếp hằng ngày cũng nhƣ sử dụng trong các văn bản giấy tờ, sáng tác thơ văn, đặt tên làng xã hay đƣợc dùng để dạy và học trong nhà trƣờng Các văn bản viết tay bằng tiếng Hán đƣợc xác định là xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ IV; sau đó các học giả trong nƣớc đã cải biến chữ Hán để sao cho phù hợp với họ. Sau này, vào khoảng thế kỷ 15 Triều Tiên xuất hiện chữ ký âm đƣợc gọi là Hangul ( 한글 ) hay còn gọi là Chosongul ( 조선글 ), cho đến ngày nay chủ yếu đƣợc viết bằng mẫu tự ký âm Chosongul hay Hangul, đồng thời chính thức đƣợc sử dụng để thay cho chữ Hán. 3. Nguồn gốc chữ Hán trong tiếng Hàn Quốc. Tiếng Hàn là ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính với kho tàng lớn là từ vay mƣợn từ nhiều thứ tiếng, và điều đáng chú ý là số lƣợng từ ngoại lai này lại chiếm tỷ lệ lớn hơn cả và thậm chí còn áp đảo từ bản ngữ (thuần Hàn) về mặt số lƣợng. Theo thống kê tỉ lệ từ Hán Hàn chiếm trong khoảng 50% - 70% vốn từ vựng tiếng Hàn 6. Điều này cho thấy tầm quan trọng của lớp từ vựng vay mƣợn này. Thêm vào đó, niên đại vay mƣợn của lớp từ vựng này cũng vào loại lâu đời bậc nhất, tính đến nay đã đƣợc khoảng hơn 2000 năm. Xét trên góc độ cội nguồn, có thể chia lớp từ vựng vay mƣợn từ tiếng Hán ra thành 3 loại nhƣ sau: từ Hán Hàn đƣợc du nhập từ Trung Quốc, từ Hán Hàn đƣợc du nhập từ Nhật Bản và từ Hán Hàn tự tạo tại Hàn Quốc. Vì đƣợc du nhập vào bán đảo Hàn từ thời kì đầu cho đến thời cận đại nên lớp từ Hán Hàn bắt nguồn từ Trung Quốc có lịch sử lâu đời nhất; lớp từ Hán Hàn gốc Nhật đƣợc du nhập trong suốt giai đoạn Nhật Bản đô hộ bán bán đảo Hàn từ năm 1910 đến 1945. Bên cạnh đó, từ Hán Hàn tự tạo tại Hàn Quốc đƣợc xem là một sản phẩm mang tính sáng tạo khá độc đáo của dân tộc Hàn thông qua quá trình sử dụng và lĩnh hội chữ Hán. 5 Trong khi đó ở Nam Việt, Hán vũ đế cũng đã thiết lập 9 quận trực thuộc chính phủ trung ƣơng vào năm 112 TCN. 6 Tỷ lệ các loại từ vựng của tiếng Hàn trong Từ điển lớn (Học hội Hangeul, 1957) và Đại từ điển quốc ngữ (Lee Hee Seung, 1961) nhƣ sau: Từ bản ngữ Từ Hán Hàn Từ ngoại lai khác Từ điển lớn 45,46% 52,11% 2,43% Đại từ điển quốc ngữ 24,40% 69,32% 6,28% 37
3.1. Từ Hán Hàn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Loại từ này có số lƣợng lớn nhất, chiếm hơn nửa số lƣợng từ vựng tiếng Hàn 7. Số lƣợng từ vựng khổng lồ này đã tồn tại và gắn liền với đời sống văn hóa tinh thần của ngƣời dân Hàn Quốc trong suốt quá trình hơn 2000 năm. Nhóm này có thể chia ra làm 3 tiểu loại: từ Hán Hàn gốc văn ngôn, từ Hán Hàn gốc Phật giáo và từ Hán Hàn gốc Bạch Thoại. 3.1.1. Từ Hán Hàn gốc văn ngôn Là loại từ Hán Hàn có nguồn gốc từ các thƣ tịch cổ của Trung Quốc nhƣ các loại kinh thƣ, sách sử, văn tập, Vào thời Silla, Luận ngữ và Hiếu kinh đƣợc dùng để làm tƣ liệu dạy và học tại trƣờng Quốc học. Ngoài ra còn có Lễ ký, Tả truyện, Thƣợng thƣ, Chu dịch, Văn tuyển, Vì vậy mà các từ mƣợn Hán xuất hiện trong các thƣ tịch này đƣợc xem nhƣ là những từ Hán có mặt trong xã hội Hàn Quốc sớm nhất. Ví dụ nhƣ là: 국가 ( 國家 ): quốc gia, 동맹 ( 同盟 ): đồng minh, 빈궁 ( 貧窮 ): bần cùng, 생명 ( 生命 ): sinh mệnh, 공경 ( 恭敬 ): cung kính, 비법 ( 非法 ): phi pháp, 사직 ( 社稷 ): xã tắc,... Những từ ngữ này phản ánh khá rõ nét hệ tƣ tƣởng Nho giáo, từ tƣ tƣởng lễ nhạc, sự phục tùng và trung thành đối với vua chúa, tấm lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, đến sự thành ý chính tâm về mặt tinh thần, tu thân 3.1.2. Từ Hán Hàn gốc Phật giáo Loại hình này cũng đƣợc du nhập vào bán đảo Hàn thông qua các thƣ tịch, sách vở của Trung Quốc nhƣng có nguồn gốc từ ngôn ngữ Phạn của Ấn Độ. Có thể chia loại từ này làm 2 nhóm nhỏ là: từ dịch âm và từ dịch nghĩa từ tiếng Phạn. Lúc đầu, các từ này thƣờng bị ngộ nhận là các từ gốc Hán nhƣng sau này các nhà nghiên cứu đã chứng minh đƣợc chúng là những từ đồng nghĩa gốc tiếng Phạn. Các từ dịch âm tiêu biểu có thể kể đến nhƣ: 가사 ( 袈裟 ): cà sa - có gốc là từ kasaya, 보디 ( 菩提 ): bồ đề - có gốc là từ bodhi, 불타 ( 佛陀 ): Phật đà - có gốc là từ Buddha, 사리 ( 舍利 ): xá lợi - có gốc là từ sari, còn các từ dịch nghĩa thì có thể liệt kê ra 세계 ( 世界 ): thế giới - có gốc là từ cokdhatu, 의식 ( 意識 ): ý thức - có gốc là từ manovi jnana, 인간 ( 人間 ): nhân gian - có gốc là từ masusyd, 중생 ( 衆生 ): chúng sinh - có gốc là từ jagat, 고양 ( 供養 ): cung dƣỡng - có gốc là từ pujana, 3.1.3. Từ Hán gốc Bạch hoại Loại hình này đƣợc du nhập vào bán đảo Hàn thông qua con đƣờng khẩu ngữ trong quá trình giao thƣơng buôn bán của các thƣơng gia hai nƣớc chứ không phải thông qua thƣ tịch, chính vì vậy chủ yếu là những từ gọi tên sự vật, vật phẩm. Tuy nhiên, thật khó xem xét khả năng chúng đƣợc nhập vào trƣớc cả thƣ tịch cổ cho nên ở đây ngƣời viết chỉ đề cập đến hai loại từ là: từ mƣợn Hán đƣợc hình thành qua quá trình văn vật phƣơng Tây qua Trung Quốc và từ mƣợn Hán có gốc Bạch thoại tiêu biểu cho khẩu ngữ. 7 Sim Jae Gi (1981, tr. 363) 38
Các tri thức và văn vật phƣơng Tây ban đầu đƣợc du nhập vào bán đảo Hàn thông qua nƣớc Minh bên Trung Quốc. Sách sử đã ghi chép lại việc các sứ thần Triều Tiên đi sứ sang Minh mang về bản đồ châu Âu do ngƣời Trung Quốc vẽ, hỏa pháo, kính thiên lý, đồng hồ báo thức 8, Ngày nay đa số những từ chỉ đồ vật này đã lùi bƣớc không còn sức sống nữa, thay vào đó là những từ Hán Hàn chỉ tƣ tƣởng và văn vật phƣơng Tây chủ yếu có nguồn gốc Nhật Bản chứ không phải Trung Quốc. Mặt khác, không thể bỏ qua một điều là trong số các từ gốc Bạch thoại đƣợc hình thành qua việc biểu ký hóa khẩu ngữ, có một bộ phận từ ngữ đƣợc du nhập vào tiếng Hàn dƣới dạng từ Hán Hàn chứ không phải tiếng Hán. Một số từ Hán Hàn có nguồn gốc bạch thoại thông dụng nhƣ 다소 ( 多少 ): đa thiểu, 용이 ( 容易 ): dung dị, 자재 ( 自在 ): tự tại, 점검 ( 點檢 ): điểm kiểm, 초두 ( 初頭 ): sơ đầu, 3.2. Từ Hán Hàn có nguồn gốc Nhật Bản Trong quá trình học hỏi và tiếp nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật của phƣơng Tây thông qua việc cử những ngƣời có chuyên môn đi du học, những ngƣời Nhật này khi quay về đã khéo léo sử dụng chữ Hán để dịch những thuật ngữ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau ấy sang tiếng Nhật. Một số lƣợng lớn thuật ngữ mới đƣợc tạo ra bởi ngƣời Nhật đã du nhập ồ ạt vào bán đảo Hàn vào đầu thế kỷ 20 trong suốt thời kỳ Nhật Bản đô hộ Joseon (1910-1945). Vào khoảng năm 1870, thời kỳ phong trào Khai hóa mới bắt đầu, từ Hán Hàn mới chế của Trung Quốc và từ Hán Hàn do ngƣời Hàn tự chế cũng đã trở nên khá thông dụng ở bán đảo Hàn nhƣng bƣớc sang đầu thế kỷ 20, dần dần một số lƣợng lớn những từ ngữ này đã bị mai một và dần dần đƣợc thay thế bởi từ Hán Hàn gốc Nhật. Sau khi bán đảo Hàn đƣợc giải phóng khỏi ách đô hộ của Nhật Bản vào tháng 8/1945, đã diễn ra thời kỳ cao trào của cuộc vận động trong sạch hóa quốc ngữ - xóa bỏ một cách có ý thức và triệt để bộ phận từ Hán Hàn gốc Nhật cũng nhƣ không sử dụng tiếng Nhật. Tuy nhiên, từ Hán Hàn gốc Nhật đã bám rễ khá chắc trong tiếng Hàn nên không những không bị triệt tiêu mà nhiều từ vẫn còn đƣợc tiếp tục sử dụng mãi tận sau này. Thậm chí một bộ phận từ Hán Hàn gốc Nhật đã đẩy lùi những từ Hán Hàn tự tạo thông qua quá trình xung đột để dần khẳng định chỗ đứng của mình và trở nên thông dụng trong tiếng Hàn. Có thể kể ra một số từ thuộc loại này nhƣ sau: 상호 ( 相互 ): tƣơng hỗ thay cho 호상 ( 互相 ): hỗ tƣơng, 납득 ( 納得 ): nạp đắc thay cho 이해 ( 理解 ): lý giải, 상담 ( 相談 ): tƣơng đàm thay cho 상의 ( 相議 ): tƣơng nghị, 약속 ( 約束 ): ƣớc thúc thay cho 언약 ( 言約 ): ngôn ƣớc), 안내 ( 案內 ): án nội thay cho 인도 ( 引導 ): dẫn đạo. 3.3. Từ Hán Hàn có nguồn gốc Hàn Quốc Lịch sử Hàn Quốc luôn song hành cùng với sự du nhập và phát triển của từ ngữ Hán. Sự phát triển và thay đổi của nền văn hóa đi đôi với sự gia tăng của lớp từ Hán Hàn. Trƣớc 8. Vào thời Injo( 仁祖, Nhân Tổ), Jeong Duwon( 鄭斗源, Trịnh Đấu Nguyên) đi sứ sang nƣớc Minh đã mang về những thứ nhƣ hỏa pháo, kính thiên lý, đồng hồ báo thức. 39
khi xảy ra phong trào Ngôn văn nhất trí 9 vào Thời kỳ Khai hóa diễn ra vào cuối thế kỉ 19, khái niệm mang tính từ vựng học (tức chữ Hán) không tồn tại mà chỉ là những từ đƣợc giả định tồn tại trong khẩu ngữ, cùng với đặc tính riêng biệt của văn hóa Hàn Quốc. Những từ đƣợc xem là từ Hán Hàn tự tạo có thể kể đến là: 감기 ( 感氣 ): cảm khí, 고생 ( 苦生 ): khổ sinh, 복덕방 ( 福德房 ): phúc đức phòng, 사주 ( 四柱 ): tứ trụ, 한심 ( 寒心 ): hàn tâm, 4. Các phƣơng thức luân chuyển giữa tiếng Hán và tiếng Hàn Dựa trên 2 phƣơng pháp cơ bản là mƣợn âm và mƣợn nghĩa, ngƣời Hàn Quốc đã tạo ra 3 phƣơng thức chính để phiên âm từ Hán tự sang tiếng Hàn sao cho phù hợp nhƣ sau: 4.1. Idu (Lại Đầu) (Hangul: 이두 ) Idu là phƣơng thức ghi chép Hán văn theo lối diễn thuần Hàn. Các bộ phận trong câu văn Idu phần lớn là chữ Hán nhƣng đƣợc sắp xếp lại các từ theo trật tự từ của tiếng Hàn. Giai đoạn sử dụng là từ đầu thời tam quốc cho đến thời kì Joseon. Idu còn đƣợc dùng để chỉ tổng thể những hệ thống phiên âm từ chữ Hán sang tiếng Hàn nhƣ là Hyangchal, Gugyeol. Sự hình thành của Idu chƣa đƣợc xác định rõ ràng nhƣng theo sử sách ghi lại, Idu xuất hiện ở thời đại Tam Quốc và đến thời Silla Thống Nhất thì trở nên phổ biến. Cũng theo một tài liệu văn cổ có ghi chép lại rằng Idu là do một học giả tiêu biểu ở thời đại Silla có tên Seolchong ( 설총 ) tạo nên. Phƣơng thức vay mƣợn của Idu là các thực từ đƣợc ghi chép dƣới dạng mƣợn nghĩa còn hƣ từ đƣợc ghi chép dƣới dạng mƣợn âm. Idu dựa trên âm và nghĩa nên khó để phân tích vì vậy mà đây cũng chính là nguyên nhân tại sao hệ thống chữ viết này dần bị mai một và đƣợc thay thế bởi hangul vào thế kỉ 15. Phạm vi sử dụng của hệ thống Idu khá hẹp, chủ yếu chỉ đƣợc sử dụng ở tầng lớp trung lƣu. Hán văn Câu văn Idu Phiên âm Hangul Chữ viết hiện đại 蠶陽物大惡水故食而不飲 蠶段陽物是乎等用良水氣乙厭却桑葉叱分喫破爲遣飲水不冬 蠶딴陽物이온들쓰아水氣을厭却桑葉뿐喫破하고飲水안들 누에는양물이므로물기를싫어해뽕잎만먹고물을마시지않는다 Bảng 1: ví dụ về phương thức phiên âm của Idu 9 Ngôn văn nhất trí: nói và viết nhất trí với nhau, cũng có nghĩa là đƣợc viết bằng ngôn ngữ nói là chủ yếu; nhằm đƣa nền văn học mới, nền học thuật mới dễ dàng đến đƣợc với mọi ngƣời. 40
4.2. Hyangchal (Hƣơng Trát) (Hangul: 향찰 ) Gần giống với Idu, Hyangchal cũng mƣợn âm và nghĩa của chữ Hán nhằm ghi chép tiếng Hàn. Gugyeol chỉ là trợ từ bổ trợ nhằm giải thích cho chữ Hán nên cho dù bỏ trợ từ này đi thì câu văn vẫn hoàn chỉnh. Còn bản thân Hyangchal đã có thể biểu thị hoàn thiện câu văn tiếng Hàn. Hay nói cách khác, Hyangchal là phƣơng pháp biểu kí đƣợc sử dụng nhằm mục đích viết chữ Hàn một cách trọn vẹn. Phƣơng thức này chủ yếu đƣợc dùng trong việc ghi chép Hyangka (Hƣơng ca). Tuy nhiên phƣơng thức này chỉ tồn tại đến đầu thời Koryo và dần biến mất sau đó. 4.3. Gugyeol (Khẩu Quyết) (Hangul: 구결 ) Là phƣơng thức gắn thêm bộ phận tiếng Hàn vào sau câu hay các vế câu chữ Hán nhằm thể hiện cấu trúc ngữ pháp và giải thích chính xác cũng nhƣ đơn giản hóa việc đọc chữ Hán. Hai phƣơng thức Gugyeol và Hyangchal có sự tƣơng quan nhất định, tác động và bổ trợ cho nhau. Sau khi Huấn dân chính âm ra đời, phƣong thức ghi chép này cũng dần bị thay thế và mất đi. Ví dụ: 隱 - 는 은 伊 - 이 五 - 오 尼 - 니 爲稱 - 하며 是面 - 이면 是羅 - 이라 里羅 - 리라 Mặt khác, cách khác có thể viết Hán tự sang tiếng Hàn bằng những hệ thống này (chẳng hạn Gugyeol) đó là biểu thị các tiểu từ ngữ pháp cũng nhƣ các từ khác theo nhƣ cách phát âm. Ví dụ, trong hệ thống Gugyeol, từ 하니 có nghĩa là làm và rồi lại đƣợc dịch thành từ 爲尼. Trong khi đó, trong tiếng Trung Quốc, từ này lại đƣợc đọc thành wei ni có nghĩa là đi tu, làm ni cô. Đây là trƣờng hợp tiêu biểu của Gugyeol mà căn tố ( 爲 ) thì đƣợc chuyển sang tiếng Hàn theo nghĩa ( 하다 làm ) còn hậu tố ( 尼 ) ni (có nghĩa là ni cô) thì lại đƣợc chuyển theo cách phát âm. 4.4. Hunminjeongeum (Huấn dân chính âm) Năm 1443, vua Sejong vua thứ tƣ của triều đại Choseon, đã sáng tạo ra Huấn dân chính âm ( 훈민정음 ) hay còn đƣợc gọi là Hangul. Đây là hệ thống chữ viết đƣợc xây dựng dựa trên hệ thống âm vị học và ngữ âm học, nó còn là hệ thống duy nhất do chỉ một cá nhân sáng tạo ra mà không dựa trên bất kỳ hệ thống ký tự hoặc khoa học nào sẵn có. 41
Hangul đã đƣợc ban bố trên khắp cả nƣớc và trở thành hệ thống chữ cái chính thống và duy nhất đƣợc sử dụng ở Hàn Quốc cho đến ngày nay. Cho đến tận thế kỉ 20 thì Hán tự mới chính thức bị thế chỗ bởi hangul. Nó chính thức bị xóa sổ ở Triều Tiên từ tháng 6 năm 1949 (hơn nữa, mọi văn bản đều đƣợc viết theo chiều ngang thay vì chiều dọc). Thêm vào đó, rất nhiều từ vay mƣợn từ tiếng Hán đều đƣợc thay bằng từ thuần Hàn. Thế nhƣng vẫn còn một số lƣợng lớn từ mƣợn tiếng Hán đƣợc sử dụng phổ biến ở Triều Hàn (mặc dù đƣợc viết bằng Hangul) và Hán tự vẫn còn đƣợc sử dụng trong những văn bản đặc biệt, ví dụ nhƣ những quyển từ điển gần đây ở Triều Hàn. 5. Các giai đoạn mƣợn tiếng Hán của Hàn Quốc 5.1. Thời kì tiếng Hán mới du nhập vào Hàn Quốc Thời điểm này đƣợc tính từ khi nhà Kokuryeo tiêu diệt quân Nangnang, đến năm 313 thì chữ Hán bắt đầu thâm nhập vào xã hội Hàn Quốc, chủ yếu qua con đƣờng Phật giáo. Ở thời kỳ này, chữ Hán chỉ đƣợc coi nhƣ là một ngoại ngữ và nó chƣa thực sự gây ra tầm ảnh hƣởng mạnh mẽ đến đời sống của ngƣời dân địa phƣơng. Hơn nữa, chữ Hán thời kì này mới chỉ giới hạn trong một bộ phận tầng lớp thƣợng lƣu, quan lại nên chƣa đƣợc phổ biến và truyền bá trong xã hội. 5.2. Thời kì tiếng Hán trở thành tiếng ngoại lai Đến khoảng thế kỉ thứ 10 (năm 935), do sự phát triển giao lƣu kinh tế văn hóa giữa Trung Quốc và Triều Tiên nên chữ Hán đã có cơ hội xâm nhập mạnh mẽ hơn vào ngôn ngữ bản địa. Tuy nhiên do giới hạn về văn hóa cũng nhƣ ngôn ngữ nên tiếng Hán vẫn chỉ dừng lại ở tiếng ngoại lai và vẫn chƣa thể ảnh hƣởng đƣợc một cách toàn diện đến chữ viết ở Triều Tiên 5.3. Thời kì hƣng thịnh của tiếng Hán ở Triều Tiên Kể từ sau thời Koryeo, chữ Hán đã thực sự hòa nhập với chữ bản ngữ ở Triều Tiên và chiếm vị trí quan trọng trong xã hội. Chữ Hán thời kì này đã không còn là một văn tự ngoại lai nữa mà đã dần mang đặc tính của 귀화어 (là ngôn ngữ đƣợc đƣa vào sử dụng giống nhƣ ngôn ngữ chính thống) và có thể đƣợc coi là ngôn ngữ bản địa, hình thành lớp từ vựng phong phú Hán Hàn. 6. Ứng dụng hiện nay của chữ Hán Ở Hàn Quốc: Tiếng Hán vẫn đƣợc giảng dạy ở các trƣờng trung học ở Hàn Quốc, tách biệt riêng với các chƣơng trình dạy tiếng Hàn thông thƣờng. Tiếng Hán chính quy đƣợc dạy bắt đầu từ lớp 7 (trung học cơ sở) và tiếp tục cho đến khi tốt nghiệp lớp 12. Có tất cả 1800 từ tiếng hán đƣợc dạy: 900 ở trung học cơ sở và 900 ở trung học phổ thông (bắt đầu từ lớp 10). Tiếng Hán sau trung học tiếp tục đƣợc giảng dạy ở các trƣờng đại học nghệ thuật tự do. Sự truyền bá của chữ Hán cơ bản vì mục đích giáo dục vào năm 1972 đã đƣợc thay đổi vào ngày 31 tháng 12 năm 2000, nhằm thay thế 44 Hán tự bằng 44 từ khác. Sự tuyển chọn các ký tự để loại bỏ và khai trừ đã làm nổ ra những cuộc tranh cãi nảy lửa trƣớc và sau sự ban hành năm 2000. Cuộc tranh cãi tiếp tục nổ ra vào năm 2013 sau sự kiện các nhà chức trách Hàn Quốc khuyến khích các trƣờng cấp 1 và cấp 2 mở thêm các lớp học chữ Hán. Điều này chính 42
thức khẳng định rằng học chữ Hán có thể nâng cao trình độ tiếng Hàn của học sinh, thứ mà những ngƣời phản đối gọi là lạc hậu và không cần thiết. Ở Triều Tiên: Mặc dù ngƣời Triều Tiên nhanh chóng ngƣng sử dụng tiếng Hán sau độc lập, hiện tại nó vẫn đƣợc giảng dạy ở các trƣờng cấp 1 và cấp 2 với con số còn lớn hơn cả 1800 ở Hàn Quốc. Ông Kim Il Sung ngay từ đầu đã có những chính sách để dần loại bỏ tiếng Hán, tuy nhiên vào những năm 1960 ông đã thay đổi lại quan điểm của mình. Trong bài phát biểu của mình vào năm 1966, ông nói: Mặc dù chúng ta cần hạn chế dùng tiếng Hán ít nhất có thể, học sinh cần phải đƣợc tiếp xúc với những từ tiếng Hán cần thiết và cần đƣợc dạy viết chúng. Và sau đó, những quyển vở dùng để viết chữ Hán đã đƣợc thiết kế cho học sinh từ lớp 5 đến lớp 9, chúng đƣợc dạy 1500 chữ và thêm 500 chữ nữa ở cấp 3. Sinh viên đại học tiếp tực đƣợc tiếp xúc thêm với 1000 chữ, nâng tổng số lên thành 3000 chữ. III. KẾT LUẬN Tiếng Hán ngay từ xa xƣa đã có những ảnh hƣởng sâu sắc đến ngôn ngữ Hàn Quốc.Cho đến nay, mặc dù đã trải qua nhiều thay đổi nhƣng vị trí quan trọng của Hán ngữ là điều không thể phủ nhận Qua việc tìm hiểu lịch sử, các bộ phận của Hán ngữ chúng ta có thể hiểu rõ thêm về bản chất cũng nhƣ vai trò của nó trong ngôn ngữ Hàn Quốc.Từ đó có thêm sự thích thú và động lực để tìm hiểu sâu hơn nữa Hán ngữ cũng nhƣ tiếng Hàn. Đồng thời giúp chúng ta có đƣợc sự so sánh tổng quan giữa Hán Hàn và Hán Việt. Bài nghiên cứu của chúng em chủ yếu đi sâu vào quá trình du nhập của tiếng Hán vào đời sống ngôn ngữ của ngƣời Hàn Quốc. Qua đó, chúng em mong rằng bài báo cáo này sẽ cung cấp cho ngƣời học thêm phần nào những kiến thức thú vị về Hán ngữ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lý Kính Hiền ( 李敬賢, Tiếng Hàn xét từ góc độ cội nguồn, Inha University. 2. Phan Thu Trang, Nghiên cứu về đặc điểm và so sánh giữa từ Hán Hàn từ Hán Việt, Khóa luận tốt nghiệp đại học chuyên ngành Hàn Quốc học, ĐHHN, 2011. 3. http://ko.wikipedia.org/wiki/%ed%95%9c%ea%b5%ad%ec%96%b4%ec%9d%98_%ed %95%9C%EC%9E%90 4. http://en.wikipedia.org/wiki/hanja 5. http://en.wikipedia.org/wiki/hyangchal 6. http://khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=212:s-ra-i-ca-t-qvn-hcqva-quan-nim-mi-v-vn-hc-ca-cac-nc-vit-nam-trung-quc-nht-bn&catid=64:vn-hc-nc-ngoai-va-vn-hcso-sanh&itemid=108 43
TÌM HIỂU VỀ PHÉP DỊCH TƯƠNG ĐƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài SVTH: Nguyễn Văn Tư TC3 GVHD: ThS Bùi Thị Bạch Dương Trong xu thế Việt Nam đang mở rộng giao lƣu và hội nhập với các quốc gia và khu vực trên thế giới, chúng ta phải có những hiểu biết nhất định để có thể thuận tiện cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ bản địa của đối tác. Từ rất lâu, ngoại ngữ luôn là một lĩnh vực đƣợc quan tâm và có nhiều nghiên cứu tìm hiểu nhất định. Trong giao lƣu giữa hai nƣớc Việt Nam Hàn Quốc, có rất nhiều các doanh nghiệp và công ty đang đầu tƣ vào Việt Nam, số vốn đầu tƣ vào Việt Nam của các doanh nghiệp Hàn Quốc ngày càng lớn. Để có thể kinh doanh tốt tai Việt Nam thì các doanh nghiệp Hàn Quốc cần đến một số lƣợng lớn nguồn nhân lực biết tiếng Hàn. Chính vì vậy, nhu cầu học tiếng Hàn đang là một nhu cầu cần thiết và tất yếu. Dịch là một kĩ năng khó trong việc học ngoại ngữ nói chung và tiếng Hàn nói riêng. Khi mới bắt đầu học ngoại ngữ thì ta thƣờng dịch dựa vào tữ ngữ hay câu chữ nhƣng khi dịch đến các tài liệu chuyên sâu thì yêu cầu ngƣời dịch phải nắm đƣợc lí thuyết dịch thì mới có thể cho ra một sản phẩm dịch có chất lƣợng. Có rất nhiều thủ pháp dịch thuật nhƣ mƣợn từ, sao phỏng, dịch nguyên tự, chuyển loại nhƣng trong bài nghiên cứu này tôi chỉ giới thiệu về phép dịch tƣơng đƣơng vì phép dịch này đƣợc nhiều nhà chuyên môn đánh giá là vấn đề trọng tâm của dịch thuật. Hiểu đƣợc phép tƣơng đƣơng trong dịch thuật thì mọi ngƣời có thể chuyển cơ bản một thông điệp từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. 2. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu Tƣơng đƣơng đƣợc xem là vấn đề trọng tâm của dịch, là chủ đề thảo luận của giới nghiên cứu trong nhiều năm qua. Nghiên cứu về khái niệm tƣơng đƣơng trong dịch thuật có rất nhiều tác giả nhƣ: J. P Vinay và J. Darbelnet, Jakobson, Nida và Taber, Catford, House, Koller và Baker. Trong phạm vi bài nghiên cứu này tôi sẽ dựa vào lý thuyết về tƣơng đƣơng của nhà nghiên cứu ngƣời Đức W.Koller ngƣời đã phát triển lý thuyết về tƣơng đƣơng của Nida. Phƣơng pháp nghiên cứu áp dụng trong bài nghiên cứu này là phƣơng pháp định tính. Đó là việc phân tích tổng quan lý thuyết dựa trên nguyên tắc căn cứ vào quan điểm của các học giả trình bày trong các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố, từ đó đƣa ra ý kiến của tác giả về phép dịch tƣơng đƣơng trong dịch Hàn Việt. II. NỘI DUNG 44
1. Giới thiệu về các thủ pháp dịch 1 Chuyên khảo «Phong cách học so sánh tiếng Anh và tiếng Pháp- Phƣơng pháp Dịch» (1958, XB tại Paris), hai nhà ngôn ngữ học ngƣời Canada, J.-Vinay và J.Darnelnet đã đề xuất một số thủ pháp kĩ thuật dịch và chia những thủ thuật đó thành hai nhóm đó là: a. Nhóm thủ pháp trực dịch - Phép mượn từ: là quá trình đƣa vào vốn từ vựng của một ngôn ngữ một (hoặc một số) đơn vị từ của một ngôn ngữ khác - Phép sao phỏng: là hình thức mƣợn từ đặc biệt, vì đơn vị từ mƣợn của ngữ nguồn đƣợc dịch nguyên tự sang ngữ đích cả về hình thức và nội dung ngữ nghĩa. - Phép dịch nguyên tự: là sự thay thế một yếu tố của ngữ nguồn bằng một yếu tố tƣơng ứng trong ngữ đích b. Nhóm thủ pháp dịch gián tiếp - Phép chuyển từ loại: là phƣơng pháp thay thế một từ loại bằng một từ loại khác. - Phép chuyển điệu: là sự biến thiên của thông điệp do thay đổi quan điểm hay cách nhìn. - Phép dịch tương đương nhằm hoàn nguyên cùng một thông điệp nhƣng sử dụng các phƣơng tiện tu từ khác. hơn - Phép cải biến: đƣơc áp dụng khi ngƣời dịch thấy cần sửa để cho bản dịch phù hợp 2. Những quan niệm khác nhau về phép tương đương trong dịch thuật 2 Tƣơng đƣơng dịch thuật là vấn đề đã đƣợc bàn tới ngay từ khi dịch thuật ra đời. Nó luôn là khái niệm trung tâm của bất cứ công trình nghiên cứu nào về dịch thuật (Munday). Trƣớc đây khi quan niệm dịch thuật giữa các ngôn ngữ còn đơn giản và lệ thuộc khá nhiều vào cấu trúc luận và ngôn ngữ học so sánh, tƣơng đƣơng dịch thuật chỉ là sự giống hoặc khác nhau giữa hai đơn vị ngôn ngữ nào đó của hai hệ thống ngôn ngữ. Nhƣng ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của ngôn ngữ học và các khoa học liên quan, vấn đề tƣơng đƣơng trong dịch thuật càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều nhƣng đồng thời cũng sáng tỏ hơn và phục vụ hữu ích hơn cho công việc nghiên cứu và thực hành dịch thuật. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể là các tác giả xuất phát từ cách nhìn khác nhau về bản chất của ngôn ngữ, bản chất của dịch thuật và áp dụng các lý thuyết ngôn ngữ học khác nhau vào nghiên cứu dịch thụât. Khái niệm tƣơng đƣơng dịch thuật thƣờng xuất hiện khi các tác giả đƣa ra định nghĩa 1 Lí luận và thực tiễn Dịch Thuật Tác giả Vũ Văn Đại, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội Xuất bản năm 2011 2 Tƣơng đƣơng dịch thuật và tƣơng đƣơng trong dịch Anh Việt TS. Lê Hùng Tiến Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 26 (2010), 141 150 45
hoặc mô tả quá trình dịch thuật. Nhƣng khái niệm này đặc biệt quan trọng khi vấn đề đánh giá, thẩm định bản dịch đƣợc bàn đến. Catford bàn đến tƣơng đƣơng chất liệu văn bản khi ông đƣa ra quan niệm dịch là sự thay thế chất liệu văn bản ngôn ngữ gốc bằng chất liệu văn bản tƣơng đƣơng ở ngôn ngữ nhận. Sau đó tác giả (Catford) đề xuất hai loại hình tƣơng đƣơng dịch thuật chính là tƣơng đƣơng ngôn ngữ học và tƣơng đƣơng ở cấp đọ văn hóa. Nida và Taber bàn đến sự tƣơng đƣơng động khi các tác giả bàn đến sự cần thiết phải thiết lập một sự tƣơng đƣơng chức năng, tức là sự tƣơng đƣơng về tác động của bản dịch lên ngƣời đọc bản dịch và tác động của bản gốc lên ngƣời đọc bản gốc và cho rằng đó mới là mục đích đích thực của dịch thuật. Wilss đƣa ra khái niệm tƣơng đƣơng về mặt thông báo trong dịch thuật. Barkhudarop đặt yêu cầu cho việc dịch là phải tạo ra nội dung không thay đổi giữa bản dịch và bản gốc, tức là tƣơng đƣơng về ý nghĩa của văn bản. Newmark cũng có quan niệm tƣơng tự nhƣng tác giả gắn ý nghĩa của văn bản với ý định của ngƣời nói/ viết là cái mà ngƣời dịch cần tạo ra cho bản dịch. Nhƣng đồng thời tác giả lại nêu ra một băn khoăn rất đáng quan tâm là liệu ý nghĩa phải chuyển dịch là ý nghĩa do ngƣời viết nhằm tạo ra hay chỉ là ý nghĩa đƣợc cấu tạo lại của ngƣời dịch? Koller nhận xét tƣơng đƣơng dịch thuật dựa trên ý nghĩa và phân loại thành tƣơng đƣơng biểu vật, biểu thái, dụng học và hình thức. Baker chỉ ra ba cấp độ tƣơng đƣơng dịch thuật dựa trên hình thức ngôn ngữ là tƣơng đƣơng ở cấp độ từ, cấp độ câu và cấp độ văn bản. Venuti lại đặt vấn đề tƣơng đƣơng xuất phát từ bản chất đặc biệt của dịch thuật: Dịch thuật thƣờng đƣợc xem xét với một sự nghi ngại vì nó không tránh khỏi việc nhập nội các văn bản ngoại, tái tạo chúng với các giá trị ngôn ngữ và văn hoá có thể thông hiểu đƣợc với một bộ phận công chúng quốc nội nào đó. Và với định nghĩa dịch là viết lại văn bản ngoại với ngôn ngữ và diễn ngôn bản địa. Venuti thực sự đã đặt ra vấn đề tƣơng đƣong dịch thuật một cách tổng thể nhất đồng thời cũng phức tạp nhất. Những ý kiến khác nhau của các tác giả trên cho thấy sự phức tạp khó thống nhất của khái niệm này. Các tác giả trên từ quan niệm về sự tƣơng đƣơng dịch thuật của mình còn đề xuất rất nhiều tiêu chí để đánh giá và thẩm định bản dịch. Hiện tại các nhà lý luận dịch có ba quan điểm khác nhau về tƣơng đƣơng dịch thuật nhƣ sau: - Tƣơng đƣơng là điều kiện cần thiết để dịch thuật thực hiện đƣợc và tƣơng đƣơng là đích của dịch thuật, là cái có thể đạt đƣợc (Catford, Nida, Toury, Koller). - Tƣơng đƣơng dịch thuật là không thể thực hiện đƣợc và là điều cản trở cho việc nghiên cứu dịch thuật (Snell - Hornby, Gentzler). - Tƣơng đƣơng là cách phân loại hữu ích để mô tả và nghiên cứu dịch thuật (Baker), là khái niệm tận dụng để nghiên cứu dịch thuật và thực hành dịch thuật chứ không hẳn là do đơn vị nào đó của khái niệm này trong lý thuyết dịch. Sở dĩ vấn đề tƣơng đƣơng dịch thuật trở thành một vấn đề gai góc trong lý luận dịch thuật và ý kiến của các nhà nghiên cứu về vấn đề này rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau 46
là vì cách nhìn về bản chất của dịch thuật còn quá khác nhau. Nhóm thứ nhất gồm các nhà nghiên cứu nhìn nhận dịch thuật là một quá trình giao tiếp mà trọng tâm là việc chuyển dịch thông điệp từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ dịch (quan điểm chức năng ngôn ngữ đối với dịch thuật). Do vậy, khi chuyển dịch thông điệp từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác ngƣời dịch thực ra là phải giải quyết các vấn đề thuộc hai nền văn hoá chứ không chỉ là vấn đề ngôn ngữ và ngƣời dịch đóng vai trò trung gian trong quá trình giao tiếp liên văn hoá này. Việc dịch (giao tiếp) sở dĩ thực hiện đƣợc là vì nó đƣợc tiến hành ở bình diện liên văn hoá và tƣơng đƣơng dịch đƣợc thiết lập là nhờ các yếu tố nhƣ văn bản, văn hoá và tình huống tham gia vào quá trình dịch. Nói cách khác là ngôn ngữ trong sự hành chức của nó. Nhóm thứ hai có quan điểm về dịch thuật hẹp hơn rất nhiều so với nhóm thứ nhất và điều này đã dẫn tới cái nhìn bi quan về dịch thuật cũng nhƣ sự tồn tại của tƣơng đƣơng dịch thuật. Họ quan niệm rằng dịch thuật giữa hai ngôn ngữ là vấn đề hoàn toàn thuộc về ngôn ngữ học và xem xét bản chất dịch thuật và tƣơng đƣơng dịch thuật theo quan niệm này là vấn đề chuyển dịch các đơn vị ngôn ngữ từ ngôn ngữ gốc sang ngôn ngữ dịch một cách khá cơ giới, trên chất liệu ngôn ngữ thuộc hệ thống. Do vậy sự tƣơng đƣơng dịch thuật là khó đạt đƣợc, nếu không nói là bất khả thi. Nhóm thứ ba có quan điểm trung dung khi căn cứ vào thực tế là bất luận thế nào đi chăng nữa thì dịch thuật giữa các ngôn ngữ vẫn đã, đang và sẽ đƣợc tiến hành một cách thành công. Có thể tƣơng đƣơng một cách triệt để là bất khả thi nhƣng dù sao thì tƣơng đƣơng ở một mức nào đó, ở bình diện nào không quan trọng giữa hai ngôn ngữ vẫn đƣợc các nhà dịch thuật thiết lập đƣợc và do đó dịch thuật vẫn đƣợc tiến hành nhƣ một công cụ giao tiếp giữa những ngƣời thuộc các ngôn ngữ khác nhau. Có thể nói đây là quan điểm về tƣơng đƣơng dịch thuật kết hợp cả khía cạnh ngôn ngữ học lẫn giao tiếp khi xem xét quá trình dịch thuật. 3. Lí thuyết tương đương dịch thuật của Koller Theo Koller thì có 5 loại tƣơng đƣơng là: 3.1 Tương đương nghĩa hẹp a. Tƣơng đƣơng một - một: - Là kiểu tƣơng đƣơng trong đó một cách diễn đạt ở ngôn ngữ gốc chỉ có một cách diễn đạt tƣơng đƣơng ở ngôn ngữ dịch. Kiểu tƣơng đƣơng này thƣờng xảy ra ở hệ thống thuật ngữ: Ví dụ (1): Kinh tế 경제정책 국민경제 경제성장 Chính sách kinh tế Kinh tế quốc dân Tăng trƣởng kinh tế 47
Thương mại 생산계획 경영목표 생산능력 Kế hoạch sản xuất Mục tiêu kinh doanh Năng lực sản xuất Đầu tư 직접투자간접투자투자자본해외투자 Đầu tƣ trực tiếp Đầu tƣ gián tiếp Vốn đầu tƣ Đầu tƣ nƣớc ngoài b. Tƣơng đƣơng kiểu một từ tƣơng đƣơng với nhiều từ 3 : - Một cách diễn đạt ở ngôn ngữ gốc có nhiều cách diễn đạt tƣơng đƣơng ở ngôn ngữ dịch. Ví dụ (2): đeo tƣơng đƣơng 하다, 차다, 끼다, 달다, 매다 " Một động từ đeo trong ngôn ngữ nguồn tƣơng đƣơng với 5 từ 하다, 차다, 끼다, 달다, 매다 trong ngôn ngữ đích. Mặc dù 5 từ này đều có nghĩa là đeo trong tiếng Việt nhƣng mỗi từ sẽ có một cách dùng khác nhau và chỉ đƣợc dùng với một vật nhất định nào đó. 귀걸이를하다 Đeo vòng cổ 훈장을달다 Đeo huân chƣơng 시계를차다 Đeo đồng hồ 가방을매다 Đeo cặp sách 장갑을끼다 Đeo gang tay Ví dụ (3): tham gia tƣơng đƣơng 참석하다, 참가하다, 참여하다, 응모하다, 임석하다 " Một động từ tham gia trong ngôn ngữ nguồn tƣơng đƣơng với 5 từ 참석하다, 참가하다, 참여하다, 응모하다, 임석하다 trong ngôn ngữ đích. Tuy nhiên cách dùng của những từ này lại khác nhau. Cụ thể nhƣ sau: - 참여하다, 참가하다 : Tham gia vào một hoạt động nào đó nhƣng chỉ mang tính chất liên quan đến hoạt động đó, không cần có mặt trực tiếp: 행사에참여하다, 참가하다. - 참석하다, 임석하다 : Tham dự vào một cuộc họp hay một cuộc gặp mặt nào đó, có mặt trực tiếp: 회의에참석하다, 모임에참석하다, 서명식에임석하다. - 응모하다 : Tham gia nhƣng mang tính chất cổ vũ hay giúp đỡ một hoạt động nào đó: 신춘문예에응모하다. 3 Từ điển Naver 48
Ví dụ (4): giảm tƣơng đƣơng 줄다, 내리다, 감소하다, 하강하다, 떨어지다, 하락하다, 축소하다, 줄어들다, 낮추다..." c. Tƣơng đƣơng kiểu nhiều từ tƣơng đƣơng với một từ 4 - Nhiều cách diễn đạt ở ngôn ngữ gốc nhƣng chỉ có một cách diễn đạt tƣơng đƣơng ở ngôn ngữ dịch. Ví dụ (5): hổ", cọp", hùm tƣơng đƣơng 호랑이 Ví dụ (6): miếng", lát", mẩu", múi", tƣơng đƣơng 조각 Ví dụ (7): nhìn", xem", ngó", xem xét", dòm", liếc", nhòm",... tƣơng đƣơng 보다 d. Tƣơng đƣơng kiểu nhiều từ tƣơng đƣơng với nhiều từ 5. - Trong trƣờng hợp này, ngôn ngữ gốc có thể có nhiều từ hoặc ít từ hơn ngôn ngữ dịch. Ví dụ (8): Độc ác, tàn nhẫn, khắc nghiệt, nghiêm khắc, hung bạo, dữ tợn, tàn bạo, nhẫn tâm, nghiệt ngã, bạo ngƣợc, hung tợn, nham hiểm, hiểm ác,... tƣơng đƣơng 가혹하다, 혹독하다, 악랄하다, 흉포하다, 모질다, 지독하다, 잔인하다, 무자비하다, 잔학하다, 잔악하다, 포학하다, 난폭하다, 사납다, 험상궂다... Ví du (9): Sửa, sửa chữa, sửa đổi, sửa sang, cải tạo, cải thiện, cải tổ, cải trang, chữa, chữa trị, điều trị,...tƣơng đƣơng 고치다, 개조하다, 개수하다, 보수하다, 순진하다, 수리하다, 수선하다, 중수하다... Ví dụ (10): Ngọt, ngọt lịm, ngọt lử, ngọt lự, ngọt ngào, ngọt nhạt, ngọt xớt,...tƣơng đƣơng 달다, 달콩하다, 달달하다, 달짝지근하다, 달다름하다, 들쩍지근하다... Ví dụ (11): Đỏ, đỏ au, đỏ chóe, đỏ chói, đỏ choét, đỏ hoe, đỏ hỏn, đỏ ngầu, đỏ rực... 볽다, 발갛다, 빨갛다, 불그스름하다, 뻘겋다, 시뻘곃다, 새빨갛다, 검볽다... e. Bất tƣơng đƣơng - Một cách diễn đạt có ở ngôn ngữ gốc nhƣng không có ở ngôn ngữ dịch có nguyên nhân từ sự bất tƣơng đồng ngôn ngữ và văn hoá. Ví dụ (12): Bánh chƣng Đây là loại bánh đƣợc làm vào dịp tết cổ truyền của Việt Nam, Hàn Quốc không có loại bánh này, chính vì vậy sẽ không có từ tƣơng đƣơng với từ Bánh chƣng ở trong tiếng Hàn, ta phải giải thích nghĩa của từ đó ra thi ngƣời nghe mới có thể hiểu đƣợc. Ví dụ nhƣ: 설에먹는북부베트남전통사각형의떡 (trích Từ điển Naver cho mục từ Bánh chƣng ) hoặc có thể để phiên âm là: 반쯩. 4 Từ điền Naver 5 Từ điển từ đồng nghĩa trái nghĩa Tiếng Việt Tác giả Nguyễn Hoàng Nhà xuất bản văn hóa thông tin và 우리말유의어사전 - 낱말어휘정보처리연구소 출판사 : 낱말 2010.05.05 49
Ví dụ (13): Áo dài 아이자이. Ví dụ (14): Nƣớc mắm: 느억맘. Ví dụ (15): 한복 - Hanbok Ví dụ (16): 김치 - Kimchi 3.2 Tương đương nghĩa rộng Nghĩa rộng đƣợc hiểu là ý nghĩa của một từ đã đƣợc mở rộng. Ý nghĩa thay đổi tùy ngƣời sử dụng và/hoặc ngữ cảnh, hoàn cảnh. Tính tƣơng đƣơng nghĩa rộng còn đòi hỏi sự lƣu ý đến những từ đƣợc sử dụng nhƣ một ẩn dụ hoặc từ gần nghĩa (trong tiếng lóng, tiếng địa phƣơng,...). Ví dụ (17): Nghĩa rộng của từ 머리 là 지식, 지력 hoặc 정신상태 " Ví dụ (18): Nghĩa rộng của từ 가슴 là 마음, 기분 " 3.3 Tương đương chuẩn thể loại văn bản Yếu tố thể loại văn bản và các chuẩn sử dụng ngôn ngữ dẫn tới kiểu loại tƣơng đƣơng dịch thuật đƣợc gọi là tƣơng đƣơng chuẩn văn bản. Đây là loại tƣơng đƣơng cần thiết lập khi dịch các văn bản có các chuẩn về lựa chọn và sử dụng các đơn vị từ vựng, ngữ pháp đã đƣợc quy ƣớc hoá cao nhƣ văn bản luật pháp, thƣ tín thƣơng mại, khoa học kỹ thuật. Ngƣời dịch cần nắm chắc các chuẩn về văn bản ở hai ngôn ngữ để có những chuyển dịch cần thiết nhằm đạt đƣợc sự tƣơng đƣơng hình thức này. Loại tƣơng đƣơng này đƣợc tạo ra khi cả lối diễn đạt của ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch có qui chuẩn giống hay tƣơng tự nhau ở ngôn ngữ. Ví dụ (19): - Thƣ ti n:. 귀하, Kính gửi... / Kính thƣa. 드림, Kính thƣ - Luật nhà ở: Điều 2. Đối tƣợng áp dụng Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến sở hữu nhà ở, phát triển, quản lý việc sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở và quản lý nhà nƣớc về nhà ở. <Trích Luật nhà ở Việt Nam> Tạm dịch: 제 2 조적용대상 본법은주택소유, 주택개발, 사용관리, 주택에관한거래에관련이있는조직, 개인및주택에관한국가관리에대해적용한다. Văn bản chuẩn có tính hiển ngôn và độ chính xác cao. Ý nghĩa chính hoặc quan trọng 50
đƣợc diễn tả bằng thuật ngữ hay từ chuyên môn. Cách đặt từ, câu cú có phong cách riêng. Phong cách viết chuyên luận khoa học khác phong cách viết hiến pháp, phong cách viết luật khác phong cách viết văn kiện hợp đồng, Chính vì vậy để tạo đƣợc kiểu loại tƣơng đƣơng này ngƣời dịch cần có kiến thức về chuẩn văn bản ở cả ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch nhƣ văn bản thƣ tín thƣơng mại, hành chính, luật pháp, v.v 3.4 Tương đương ngữ dụng Để diễn tả một ý nghĩa, nhiều khi cách hành ngôn của hai ngôn ngữ không giống nhau và không thể dịch 1:1, tức dịch sát từng chữ một. Trong trƣờng hợp này, ngƣời dịch phải theo cách hành ngôn của ngôn ngữ dịch. Ví dụ (20): Lời chào 안녕하세요 là lời chào chứa đựng trong nó lịch sử đau thƣơng của cả dân tộc Hàn Quốc. Trải qua chiến tranh loạn lạc và sự thiếu thốn triền miên, con ngƣời ta trong một đêm có thể ra đi bất cứ lúc nào bởi lƣỡi dao loạn lạc hay đơn giản chết vì cái đói. Vì thế, cứ buổi sáng tỉnh dậy, ngƣời Hàn Quốc lại dùng câu hỏi thay cho câu chào 밤새안녕하셨습니까?", 안녕히주무셨습니까? (Đêm qua ông, bác, anh... ngủ có đƣợc bình an không ạ?). Từ 안녕 tiếng Hán ( 安寧 ) mang nghĩa là an ninh tức, trạng thái an toàn, không lo lắng, sợ hãi. Nhƣ vậy, đối với ngƣời Hàn Quốc, niềm hạnh phúc lớn nhất chính là trạng thái an toàn, bình an vô sự. Tuy nhiên khi dịch sang tiếng Việt câu chào này thì chúng ta chỉ dịch đơn giản là Xin chào với ý nghĩa của một câu chào thông thƣờng thể hiện tình cảm, sự quan tâm giữa các thành viên cùng sinh sống trong một cộng đồng chứ không có ý nghĩa nhƣ trong tiếng Hàn. " 이름은무엇입니까? không thể dịch 1:1 sang tiếng Việt thành Tên anh là gì?". Ngƣời Việt không hỏi vậy mà là hỏi Anh tên là gì? theo nguyên tắc Ðề - Diễn (Theme- Rheme) (Dũng Vũ 2003:36) hoặc Anh tên gì?" 3.5 Tương đương về hiệu quả thẩm mĩ Tƣơng đƣơng về hiệu quả thẩm mĩ đƣợc hiểu là tƣơng tự về mặt thẩm mĩ trong việc tạo hình. Tính cách này có ý nghĩa đặc biệt đối với những tác phẩm văn chƣơng. Từ vựng, cú pháp, văn phong, lối dàn dựng văn bản dịch phải đƣợc kiến tạo sao cho đạt đƣợc tác dụng thẩm mĩ tƣơng tự văn bản gốc. Dịch văn chƣơng cần nhiều cảm xúc, song không có nghĩa là tùy tiện. Trái lại, ngƣời dịch phải thật kỷ luật để tránh những kiến tạo thiếu kiểm soát, vụng về có thể làm cho bản dịch lệch ý bản gốc hoặc mất tính văn chƣơng. Ngƣời dịch cần phân tích kỹ lƣỡng tính tƣơng đƣơng theo nhiều phạm trù: niêm luật, biến thể, âm điệu, đặc biệt là phong cách diễn đạt dựa vào lối chơi chữ, ẩn dụ, từ vựng và cú pháp. Ví dụ (21): 51
진달래꽃 6 나보기가역겨워가실때에는말없이고이보내드리오리다. 영변 ( 寧邊 ) 에약산 ( 藥山 ) 진달래꽃, 아름따다가실길에뿌리오리다. 가시는걸음걸음 놓인그꽃을 사뿐히즈려밟고가시옵소서. 나보기가역겨워 가실때에는 죽어도아니눈물흘리오리다. Hoa đỗ quyên (Người dịch: Cao Văn Điềm) 7 Nếu nhƣ nàng quyết dứt áo ra đi Không còn thiết sống cùng ta nữa Ta sẽ chiều nàng thôi, nàng ạ! Ta sẽ lang thang khắp đồi Yaksan Khắp vùng Yôngbyôn gom từng bông hoa dại Rồi khắp các đƣờng làng, những bông hoa ta hái Từng bƣớc chân nàng qua Trên những cánh hoa ta Nhẹ nhàng và êm ái Nếu nhƣ nàng quyết dứt áo ra đi 6 한국문학의이해와감상 하노이대학교한국어 - 50 페이지 7 Tập thơ Hoa Chil-tal-le/ Thơ, Lê Đăng Hoan dịch Nhà xuất bản Văn học Năm 2004 52
Không còn thiết sống cùng ta nữa Ta chẳng khóc, nhƣng mà ta tàn úa. Cách diễn đạt ở cả bản gốc tiếng Hàn và bản dịch tiếng Việt đều có chung một đặc điểm của ngôn ngữ thi ca với những lối nói rất ít dùng trong đời thƣờng. Tuy nhiên bản dịch của Cao Văn Điềm khá phóng tác, không sát với lời thơ. Tác giả chƣa thể hiện đƣợc nỗi đau đớn, nỗi buồn chia tay cho một cuộc tình tan vỡ, đau tƣởng đến chết cõi lòng. Theo Koller, tƣơng đƣơng hiệu quả thẩm mĩ yêu cầu bản dịch phải duy trì những yếu tố hình thức thẩm mĩ của nguyên bản, kể cả những lối chơi chữ, cách nói hài hƣớc, hay những nét văn phong cá nhân. Đối với dịch văn học, tƣơng đƣơng về hiệu quả thẩm mĩ là yêu cầu bắt buộc vì ở đây hình thức thể hiện cũng quan trọng nhƣ nội dung, và là một trong những yếu tố quyết định cho thành công của tác phẩm. III. KẾT LUẬN Koller (1990) đã chỉ ra rằng dịch thuật không thể bảo đảm giữ gìn đƣợc tất cả các giá trị của văn bản gốc mà đây là quá trình ƣu tiên một sự lựa chọn nào đó. Căn cứ vào toàn bộ văn bản nhƣ một chỉnh thể hay từng trích đoạn của văn bản, ngƣời dịch phải thiết lập một thang độ các giá trị ƣu tiên giữ gìn trong quá trình dịch, từ đó lập ra một thang độ các yêu cầu về tƣơng đƣơng cho trích đoạn văn bản và toàn bộ văn bản đó. Tƣơng đƣơng dịch thuật luôn là vấn đề trung tâm của các cuộc bàn luận về dich thuật từ khi dịch ra đời. Bài viết đã sử dụng lý thuyết tƣơng đƣơng trong dịch thuật của Koller và cho thấy lý thuyết tƣơng đƣơng của Koller có thể áp dụng cho dịch Hàn - Việt, tuy nhiên một sự tƣơng đƣơng hoàn toàn giữa bản gốc và bản dịch là không thể đạt đƣợc và thành công của bản dịch phụ thuộc nhiều vào ƣu tiên của ngƣời dịch trong việc chọn lựa và thiết lập loại hình tƣơng đƣơng hợp lý. Thông qua bài nghiên cứu này tôi hi vọng rằng nó có thể giúp cho mọi ngƣời hiểu hơn về phép tƣơng đƣơng trong dịch Hàn Việt cũng nhƣ Việt Hàn để từ đó giúp vƣợt qua rào cản về hình thức diễn đạt để hoàn nguyên ngôn nghĩa hay thông điệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lí luận và thực tiễn dịch thuật Vũ Văn Đại - Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội Năm 2011. 2. Tương đương di ch thuật và tương đương trong di ch Anh Việt TS. Lê Hùng Tiến Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 26 (2010), 141 150 3. Từ điển từ đồng nghĩa trái nghĩa Tiếng Việt Tác giả Nguyễn Hoàng Nhà xuất bản văn hóa thông tin Năm 2011. 4. 우리말유의어사전 - 낱말어휘정보처리연구소 출판사 : 낱말 2010.05.05 5. Giáo trình giảng dạy môn Lý thuyết dịch của Thạc sĩ Nghiêm Thị Thu Hƣơng Khoa tiếng Hàn Trƣờng Đại Học Hà Nội. 6. Từ điển Naver. 53
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA BÁNH SONGPYEON TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI DÂN HÀN QUỐC I. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài SVTH: Đặng Thị Ngọc Dung, Vũ Thị Trinh 1H13 GVHD:Hoàng Thiên Thanh Hàn Quốc là một trong số các quốc gia trên thế giới có nền văn hóa ẩm thực đặc biệt, mang những nét đặc trƣng riêng có. Điều đó đƣợc thể hiện đậm nét ngay trong những món ăn mà ngƣời ta chuẩn bị trong các ngày lễ truyền thống, tiêu biểu là hai dịp lễ lớn nhất trong năm: Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu. Cũng giống nhƣ ở các quốc gia Châu Á khác, vào những ngày lễ tết lớn, mọi ngƣời thƣờng tụ tập, quây quần bên gia đình, cùng nhau làm ra những món ăn ngon nhất để dâng lên tổ tiên và chào đón một năm mới tốt đẹp, ở Hàn Quốc, từ xa xƣa ngƣời ta đã chọn ra một ngày để cùng làm những món ăn thật ngon, dâng lên ông bà, tổ tiên. Đó là ngày lễ Chuseok, tức là tết Trung Thu. Chuseok còn có nhiều tên gọi khác nhƣ Hangawi, Gawi, Gabae, Chungchucheol Ngày này diễn ra vào rằm tháng tám âm lịch hằng năm. Vào ngày lễ Chuseok, ngƣời ta tổ chức rất nhiều hoạt động nhƣ: lễ bái tổ tiên (Charye), đi tảo mộ, chơi các trò chơi truyền thống Một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày lễ Chuseok là làm bánh Songpyeon. Với sự quan tâm và yêu thích dành cho ẩm thực Hàn Quốc, đặc biệt là với những món ăn đƣợc làm trong ngày lễ tết, chúng tôi nhận thấy Songpyeon không chỉ là một món ăn đơn thuần mà còn ẩn chứa trong đó nhiều ý nghĩa đối với đời sống tinh thần của ngƣời dân Hàn Quốc. Do vậy, trong bài nghiên cứu này, chúng tôi quyết định chọn đề tài về chiếc bánh Songpyeon bánh trung thu của ngƣời Hàn Quốc để có thể từng bƣớc hiểu thêm về văn hóa truyền thống, cũng nhƣ nét đẹp ẩm thực của ngƣời dân xứ sở kimchi. 2. Mục đích nghiên cứu Có thể nói, ẩm thực Hàn Quốc nổi tiếng trên thế giới theo cách riêng của mình. Món ăn của Hàn Quốc thanh đạm, có sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu sao cho đạt đƣợc tiêu chuẩn về hƣơng- sắc- vị, lại tốt cho sức khỏe. Không chỉ thế, mỗi món ăn đều mang trong mình ý nghĩa riêng của nó. Chiếc bánh trung thu của ngƣời Hàn Quốc, với tên gọi là bánh Songpyeon cũng không phải là một ngoại lệ. Thông qua bài nghiên cứu lấy đề tài về chiếc bánh Songpyeon, chúng tôi mong muốn có thể nâng cao đƣợc kiến thức của bản thân về ẩm thực Hàn, đồng thời góp phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu về nét văn hóa, ý nghĩa tinh thần ẩn chứa trong từng món ăn của ngƣời dân Hàn Quốc nói chung, và trong những món ăn ngày lễ tết nói riêng- cụ thể là chiếc bánh Songpyeon. 54
3. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu Thông qua bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ bƣớc đầu đƣa ra những khái niệm chung nhất về nguồn gốc ra đời của bánh Songpyeon, một số loại bánh Songpyeon tiêu biểu và những ý nghĩa chứa đựng trong chiếc bánh này theo quan niệm của ngƣời Hàn Quốc. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã sƣu tầm, chọn lọc ra những tài liệu có liên quan đến bánh Songpyeon, sau đó cùng phân tích, đánh giá rồi đƣa ra một số ý kiến của bản thân xoay quanh chủ đề này. II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI 1. Nguồn gốc tên gọi và các loại bánh Songpyeon 1.1. Nguồn gốc tên gọi của bánh Songpyeon Bánh Songpyeon đƣợc làm trong dịp lễ Chuseok. Trƣớc kia, Chuseok là lễ hội diễn ra vào mùa thu, là mùa thu hoạch lúa và các nông sản khác. Do đó, ngày lễ này còn mang ý nghĩa là lễ thu hoạch hay hội mùa. Ngƣời Hàn Quốc sử dụng các sản phẩm mới gặt hái đƣợc nhƣ các loại rau, hoa quả để chế biến các món ăn dâng lên tổ tiên. Bánh Songpyeon chính là món ăn đƣợc chế biến từ những sản phẩm thu hoạch đƣợc trong vụ mùa. Nguyên liệu chính của bánh là bột gạo và một chút lá thông tƣơi đƣợc hấp cùng bánh. Ít ai biết đƣợc rằng cái tên Songpyeon có nguồn gốc từ hai cụm từ sonamu song (lá thông) và tteok byeong (bánh gạo). Ban đầu ngƣời Hàn gọi là song byeong, qua năm tháng, cái tên ấy dần thay đổi và trở thành Songpyeon nhƣ ngày nay. 1.2. Các loại bánh Songpyeon Ban đầu, Songpyeon có màu trắng của bột gạo đã đƣợc hấp chín, nguyên liệu làm bánh cũng rất đơn giản, nhƣng sau này dần dần xuất hiện thêm nhiều nguyên liệu khác, nhƣ khoai tây, bí đỏ, rau ngải cứu tạo ra các loại bánh Songpyeon với nhiều màu sắc sinh động, hấp dẫn, và mùi vị đa dạng. Mỗi loại bánh Songpyeon lại có một cái tên khác nhau tƣơng ứng với nguyên liệu đặc trƣng của nó nhƣ Kamcha songpyeon (bánh đƣợc làm từ khoai tây), Hobak Songpyeon (bánh đƣợc làm từ bí ngô), Ssuk songpyeon (bánh đƣợc làm từ rau ngải cứu), Kkot songpyeon (bánh đƣợc gắn hình hoa) 1. Samsaek Songpyeon Đây là loại Songpyeon gần gũi nhất với ngƣời dân Hàn Quốc. Ngƣời ta chia gạo tẻ thành ba phần, một phần để làm bánh Songpyeon màu trắng, các phần còn lại thì nhuộm thành các màu sắc đa dạng, bằng chính những nguyên liệu thiên nhiên nhƣ: gấc, ngải cứu, nƣớc ép từ ngũ vị tử, nƣớc ép nho, bột hạt dẻ, Sau đó ngƣời ta lấy các loại ngũ cốc nhƣ đậu xanh, đậu đỏ, hạt dẻ, hay vừng để làm nhân bánh. Sau khi nặn bánh xong thì chỉ việc đem đi hấp cùng với lá thông. 55
3. Hobak Songpyeon 2. Kamcha Songpyeon Hobak Songpyeon là loại bánh chủ yếu đƣợc làm từ bí ngô - một loại nông sản có nhiều vào mùa thu, đƣợc làm nhiều ở vùng Chung Cheong Do. Kamcha Songpyeon là loại bánh đƣợc làm từ khoai tây, nhìn bề ngoài trông thô kệch, xấu xí nhƣng rất đƣợc ƣa thích bởi mùi vị rất bùi và thơm ngon. Đây là loại bánh đƣợc ƣa chuộng ở vùng Kang Won Do - nơi có nguồn khoai tây dồi dào. Hobak Songpyeon có sắc vàng đẹp mắt, lại có vị ngọt dịu nên không chỉ trẻ nhỏ mà ngay cả ngƣời lớn cũng yêu thích. So với các loại bánh Songpyeon làm từ gạo, bánh làm từ bí ngô để lâu vừa không bị cứng mà ăn lại dẻo. Không những đẹp về màu sắc, ngon về mùi vị mà Songpyeon bí ngô còn chứa nhiều vitamin A nên rất tốt cho sức khỏe. 4. Kkot Songpyeon dạng. Kkot Songpyeon là một loại bánh Songpyeon đƣợc trang trí khá cầu kỳ ở bên trên mỗi chiếc bánh, dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên, phổ biến ở vùng Cheon La Do. Nguyên liệu chính là gạo tẻ, nhƣng loại bánh Kkot Songpyeon này có nhiều màu sắc và mùi vị rất đa Ngoài các loại bánh Songpyeon tiêu biểu trên, còn có những loại bánh Songpyeon khác nhƣ: bánh Songpyeon hồng trà, hạt dẻ, khoai lang, trà xanh, hồng càng ngày càng đa dạng về chủng loại và màu sắc. 2. Nguyên liệu, cách làm bánh Songpyeon và ý nghĩa của nó 2.1. Nguyên liệu và cách làm bánh Songpyeon a. Nguyên liệu Cùng với thời gian, bánh Songpyeon ngày càng đƣợc sáng tạo với nhiều loại nguyên liệu và cách thức khác nhau, nhƣng theo truyền thống, nguyên liệu chính đƣợc sử dụng làm nên những chiếc bánh Songpyeon vẫn là bột gạo tẻ để làm vỏ bánh, đi cùng là một số loại rau, củ, quả để tạo màu cho vỏ bánh. Nhân bánh thì đƣợc làm từ các loại ngũ cốc, các loại đậu nhƣ là đậu xanh, đậu đỏ, hạt dẻ, vừng, đƣờng, muối Ngoài ra, ngƣời Hàn Quốc còn sử dụng một nguyên liệu đặc biệt để hấp cùng bánh, đó là lá thông, khiến cho chiếc bánh 56
Songpyeon vừa không bị dính vào nhau, lại vừa có đƣợc hƣơng thơm thanh khiết, dễ chịu của thông xanh. b. Cách làm bánh Điều để lại ấn tƣợng đặc biệt cho ngƣời thƣởng thức chiếc bánh Songpyeon là khi ăn có thể cảm nhận đƣợc một cách rõ rệt mùi vị, hƣơng thơm riêng biệt của từng loại bánh. Muốn vậy, ngƣời làm bánh phải chú ý đến từng công đoạn trong cả quy trình làm bánh. Trong quy trình này, bƣớc đầu tiên là làm nhân bánh. Trƣớc hết, ngƣời ta giã nhỏ vừng, sau đó cho đƣờng, muối vào rồi trộn đều với nhau. Sau khi hấp chín đậu xanh, đậu đỏ, ta cho thêm chút đƣờng, muối để tạo thêm hƣơng vị cho nhân bánh. Kế đến là làm vỏ bánh. Để làm vỏ bánh, ngƣời ta lấy bột gạo trộn với nƣớc và nhào cho đến khi bột mịn. Đến khi bột đã mịn thì viên thành khối tròn và để bột nghỉ khoảng từ 20-30 phút. Công đoạn này có phần giống với cách làm bánh trôi của ngƣời Việt. Để miếng bánh có hình tròn đẹp, ngƣời ta chia khối bột thành các miếng nhỏ đều nhau rồi viên tròn lại. Sau đó, ấn dẹt miếng bột và tạo độ sâu nhƣ chiếc nồi cho miếng bột. Cuối cùng, cho nhân vào bên trong vỏ bánh, sau đó gấp lại và dùng tay miết hai bên mép bánh lại. Lúc này bánh sẽ có hình bán nguyệt xinh xắn. Sau khi đã nặn xong hết bánh, công đoạn tiếp theo là hấp bánh. Đầu tiên, ngƣời ta đun sôi nƣớc trong một chiếc nồi hấp. Để bánh không bị dính nồi và tạo hƣơng vị đặc biệt cho bánh, ngƣời Hàn Quốc đặt một lớp lá thông lên trên vỉ hấp và đun sôi ở nhiệt độ cao. Đến khi hơi nƣớc bốc lên, ngƣời ta xếp bánh vào nồi hấp một cách gọn gàng, sao cho những chiếc bánh không bị đè lên nhau. Cuối cùng, phủ một lớp lá thông mỏng lên trên bề mặt bánh rồi đậy vung lại và hấp trong khoảng 20 phút. Đến khi bánh chín, cần chuẩn bị một chậu nƣớc lạnh để khi lấy bánh từ trong nồi ra thì thả nhanh tay vào chậu nƣớc lạnh. Khi bánh nguội thì có thể vớt ra đĩa để cho ráo nƣớc. Để bánh khỏi dính, ngƣời ta còn thoa một ít dầu mè lên bánh. Từ xƣa, ngƣời Hàn đều tận dụng những nguyên liệu tự nhiên để tạo màu sắc và mùi vị cho món ăn. Ví dụ, để tạo vị ngọt thanh, ngƣời nấu sẽ bỏ vào đó chút hoa quả (nhƣ lê, táo..), hay các loại rau củ có vị ngọt. Còn nếu muốn món ăn có màu sắc đẹp mắt, thì việc sử dụng những loại rau quả có màu sắc trộn cùng nguyên liệu chế biến vừa giúp đem lại màu sắc tự nhiên, vừa tốt cho sức khỏe. Khi làm bánh Songpyeon, ngƣời Hàn cũng áp dụng những kinh nghiệm truyền thống để làm nên những chiếc bánh có màu sắc đẹp mắt, mà không cần dùng đến phẩm màu. Ngƣời ta sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên nhƣ cà rốt, bí ngô, rau ngải cứu để trộn vào hỗn hợp làm bánh, giúp bánh có màu sắc nhƣ ý (xanh của rau ngải, vàng của bí ngô,...), đồng thời làm toát lên mùi vị đặc trƣng của nguyên liệu. 57
2.2. Ý nghĩa về nguyên liệu làm bánh Bột gạo, đỗ xanh, đậu đỏ, vừng hay lá thông đều là những nguyên liệu có từ thiên nhiên, là các sản phẩm ngũ cốc mới đƣợc ngƣời dân thu hoạch từ vụ mùa gần đó. Ngƣời dân Hàn Quốc sử dụng số ngũ cốc đó để làm ra những chiếc bánh Songpyeon đẹp nhất, ngon nhất dâng lên cúng tổ tiên, tạ ơn trời đất, vì theo quan niệm của ngƣời Hàn Quốc, chính trời đất và tổ tiên đã phù hộ và ban cho họ nhiều sức khỏe, làm cho mƣa thuận gió hòa, giúp họ có đƣợc vụ mùa bội thu. Nguyên liệu đặc biệt trong quy trình làm ra chiếc bánh Songpyeon là lá thông xanh. Sở dĩ, ngƣời Hàn Quốc chọn lá thông để hấp cùng với bánh là do lá thông là một loài thực vật dễ tìm, phổ biến ở xứ lạnh. Ngƣời dân Hàn đã tận dụng điều này vào việc chế biến bánh Songpyeon. Họ sử dụng lá thông để hấp cùng với bánh, giúp cho bánh không bị dính vào nhau và tạo hƣơng vị tự nhiên đặc trƣng riêng cho bánh. Mặt khác, lá thông còn có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn có trong không khí, giúp bánh không bị ôi thiu. Và khi bánh đƣợc hấp cùng một ít lá thông tƣơi, mùi hƣơng thanh nhẹ mà lãng đãng của lá thông dƣờng nhƣ khiến cho bánh Songpyeon càng hấp dẫn hơn. Không những thế, hƣơng thơm thoang thoảng của lá thông non lẩn khuất trong lớp vỏ bánh khiến cho ngƣời thƣởng thức có cảm giác thanh nhẹ trong tâm hồn, không thể nào quên. Thêm vào đó, không chỉ có mùi hƣơng nhƣ mời gọi, mà những vết lá thông in hằn một cách tự nhiên trên mỗi chiếc bánh đã vô tình tạo nên những hình trang trí đẹp mắt, càng thu hút ngƣời thƣởng thức. Đặc biệt, theo một nghiên cứu khoa học, lá thông còn chứa một loại chất tên gọi là phytocide, không chỉ giúp ngăn ngừa cơ thể hấp thụ những chất có hại mà còn tốt cho những ngƣời mắc các bệnh nhƣ đau dạ dày, cao huyết áp, đau thần kinh Do vậy, Songpyeon không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe nữa. 3. Hình dạng bánh Songpyeon và ý nghĩa của nó Nếu nhƣ bánh trung thu của ngƣời Việt Nam và ngƣời Trung Quốc là bánh nƣớng, bánh dẻo có hình vuông hoặc hình tròn, biểu tƣợng cho hình ảnh trời - đất (thiên - địa) thì bánh Songpyeon của ngƣời Hàn Quốc có hình trăng khuyết (hình bán nguyệt). Đối với ngƣời Việt Nam hoặc ngƣời Trung Quốc, ý niệm tròn (viên) của trăng là biểu tƣợng cho sự hạnh phúc viên mãn, gắn liền với cảnh quây quần, đoàn tụ của gia đình. Trong khi đó, bánh trung thu của ngƣời Hàn Quốc bánh Songpyeon lại có một câu chuyện riêng về hình dạng của mình. Ban đầu, bánh có hình tròn nhƣng sau đó ở công đoạn cuối, bánh đƣợc gấp lại thành hình trăng khuyết. Không phải ngẫu nhiên mà bánh Songpyeon có hình dạng nhƣ vậy, mà nó đã có lịch sử từ thời đại vƣơng triều Baekje. Trong cuốn Tam quốc sử ký có viết rằng, hình mặt trăng tròn và hình trăng khuyết (hình 58
bán nguyệt) đƣợc coi là biểu trƣng cho hai vƣơng quốc Baekje và Silla. Trong suốt thời kỳ cai trị của vua Uija tại Baekje, ngƣời ta tìm thấy chiếc mai rùa có khắc một dòng chữ rằng: Baekje là mặt trăng tròn, còn Silla là mặt trăng khuyết. Đây là một mật mã gây nhiều tranh cãi và nhiều ngƣời Hàn Quốc xƣa cho rằng điều này mang ý nghĩa dự đoán về việc triều đại Baekje sắp diệt vong và triều đại Silla sẽ lên tiếp nối. Cuối cùng, điều đó cũng trở thành sự thật, quân Silla đã đánh bại quân Baekje. Vì vậy, ngƣời Hàn Quốc tin rằng bánh hình bán nguyệt tƣợng trƣng cho một tƣơng lai tƣơi sáng. Hình ảnh trăng khuyết rồi sẽ tròn nhƣ là một sự sinh sôi, nảy nở, sự mở rộng và phát triển trọn vẹn. Hình ảnh trăng khuyết không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc trong quan niệm mà còn thể hiện cách tƣ duy đẹp và độc đáo của những con ngƣời xứ sở kimchi này. Thêm vào đó, giống nhƣ Việt Nam hay Trung Quốc, Hàn Quốc cũng là một nƣớc nông nghiệp. Do vậy, những gì gắn liền với tự nhiên, cũng đều có quan hệ gần gũi, thân thiết với ngƣời nông dân. Văn hóa một đất nƣớc vốn phản ánh tƣ duy, quan niệm, thẩm mỹ của chính nƣớc đó. Bởi thế, những hình ảnh mang tính tự nhiên, liên quan đến nông nghiệp nhƣ mặt trăng, mƣa, gió, cây cỏ,.. đã đi vào trong văn chƣơng, hội họa một cách tự nhiên. Không những thế, tƣ duy sùng bái tự nhiên còn hiện hữu ngay trong nét văn hóa ẩm thực của ngƣời dân Hàn Quốc. Trong đó, đặc biệt là hình ảnh mặt trăng vốn đƣợc coi là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Hình ảnh chiếc bánh Songpyeon với hình dạng mô phỏng hình mặt trăng khuyết một biểu tƣợng của tự nhiên - có thể đƣợc coi là minh chứng sinh động và rõ nét cho tƣ duy nông nghiệp, tƣ tƣởng tôn sùng tự nhiên của nền văn hóa Hàn Quốc. 4. Ý nghĩa của bánh Songpyeon trong quan niệm về gia đình Ban đầu, bánh Songpyeon đƣợc ngƣời dân Hàn Quốc làm ra với ý nghĩa cảm tạ trời đất đã ban cho con ngƣời một vụ mùa bội thu, có đƣợc nhiều nông sản. Nhƣng càng về sau, bánh Songpyeon càng mang nhiều ý nghĩa hơn. Bánh đƣợc làm từ đôi bàn tay khéo léo, đảm đang của ngƣời phụ nữ Hàn Quốc để dâng lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ Chuseok, bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, những ngƣời đã khuất vì đã phù hộ cho họ có đƣợc cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời cầu mong tổ tiên tiếp tục bảo vệ, che chở, đem đến cho họ sự may mắn, no đủ. Vào ngày lễ Chuseok, bánh Songpyeon không chỉ đƣợc làm bởi các bà các mẹ, mà còn có sự chung tay góp sức của mọi thành viên trong gia đình, với ý nghĩa thể hiện sự quây quần, sum vầy, sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Theo quan 59
niệm dân gian truyền lại từ xa xƣa, các cô dâu tƣơng lai nếu nặn đƣợc chiếc bánh Songpyeon đẹp đẽ, thơm ngon sẽ gặp đƣợc ý trung nhân tuấn tú. Còn những ai đã có gia đình và đang mang bầu thì sẽ hạ sinh đƣợc ngƣời con gái giỏi giang, ngoan ngoãn, xinh xắn và đáng yêu nhƣ mặt trăng vậy. Vì thế, hàng năm, khi thu về, ngƣời phụ nữ phải chuẩn bị nguyên liệu làm bánh rất công phu. Họ làm bánh bằng tất cả trái tim của mình để có thể làm ra đƣợc những chiếc bánh Songpyeon ngon nhất, đẹp nhất dâng lên tổ tiên. Khi bánh bày ra đĩa, phải xếp úp bánh xuống, còn khi bày bánh ra bàn để mọi ngƣời thƣởng thức thì ngửa bánh lên. Dƣờng nhƣ tinh thần trọng đạo hiếu của ngƣời Hàn còn đƣợc thể hiện ngay chính trong cách thức bày bánh Songpyeon. Với ngƣời Việt, khi dâng cúng tổ tiên hay khi dùng bữa, điều quan trọng là việc chế biến, bày biện đĩa thức ăn sao cho hợp lí, nhìn đẹp mắt, để biểu hiện lòng tôn trọng, sự tƣởng nhớ của con cháu đến tổ tiên, ông bà và những ngƣời đã khuất. Đối với ngƣời Hàn Quốc, cách thức bày bánh Songpyeon lại rất đặc biệt, ẩn chứa tâm ý sâu xa của con ngƣời nơi đây. Khi bày bánh ra đĩa để dâng lên tổ tiên, ngƣời Hàn xếp úp bánh xuống, khiến ta dễ dàng liên tƣởng đến hình ảnh con cháu cúi đầu, vái lạy ông bà tổ tiên để dâng lễ với cả tấm lòng thành kính. Còn khi bày ra bàn ăn, bánh lại đƣợc bày ngửa lên, giống nhƣ đôi bàn tay con cháu dâng lên tổ tiên, ông bà những sản phẩm do chính họ đã vất vả làm ra trong năm qua. Có thể nói, đây là nét đẹp văn hóa thể hiện sâu sắc tinh thần trọng hiếu cũng nhƣ nét đẹp trong tín ngƣỡng thờ cúng của ngƣời dân Hàn Quốc nói riêng và ngƣời dân vùng Đông Á nói chung. III. TỔNG KẾT Văn hóa luôn là một đề tài rộng mở, vô tận. Việc tìm hiểu về phông văn hóa của mỗi quốc gia hay mỗi vùng miền trên thế giới có lẽ sẽ không bao giờ là có giới hạn. Bởi văn hóa là sự tổng hòa, kết tinh của tri thức, trí tuệ, cũng nhƣ quan niệm, tƣ duy thẩm mỹ của con ngƣời, và đƣợc lƣu truyền qua biết bao thế hệ. Qủa thật là nhƣ vậy. Chiếc bánh Songpyeon và những ý nghĩa ẩn chứa trong chính chiếc bánh tƣởng chừng nhƣ nhỏ bé này thật thú vị và đặc biệt. Thông qua đó, ta có thể hiểu thêm đƣợc phần nào về quan niệm, tƣ tƣởng của ngƣời dân Hàn Quốc cũng nhƣ lòng tôn kính, nhân hiếu mà những ngƣời hậu thế dành cho tổ tiên, cho các thế hệ đi trƣớc. Do sự hạn chế về kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm, năng lực nghiên cứu, nên việc tìm hiểu về chiếc bánh Songpyeon của ngƣời Hàn trong ngày lễ Chuseok mà nhóm sinh viên chúng tôi thực hiện trên đây chắc chắn chƣa thể đầy đủ và hoàn thiện. Tuy vậy, chúng tôi vẫn hy vọng rằng bài nghiên cứu về bánh Songpyeon này sẽ phần nào giúp ích cho những ngƣời quan tâm đến đất nƣớc Hàn Quốc, muốn khám phá về văn hóa ẩm thực của ngƣời dân Hàn Quốc trong ngày lễ tết nói chung và trong ngày tết Chuseok tết Trung thu nói riêng. Để có thể hoàn thành đƣợc bài nghiên cứu này, nhóm sinh viên chúng tôi thực sự cảm ơn rất nhiều đến cô Hoàng Thiên Thanh ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo chúng tôi 60
trong quãng thời gian bƣớc đầu đi tìm hiểu về bánh Songpyeon trong ngày tết Chuseok của ngƣời dân Hàn Quốc. 1. Hanquocngaynay.com TÀI LIỆU THAM KHẢO 2. Kỷ yếu tết trung thu của ngƣời Hàn Quốc/kr_hanu 3. Thông tin Hàn Quốc.com/tim hieu ve Chuseok le ta on cua nguoi Han Quoc 4. Vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=351 5. http://lotteallsafe.tistory.com/471 6. http://blog.daum.net/_blog/blogtypeview.do?blogid=08n2r&articleno=11135799 7. http://blog.naver.com/postview.nhn?blogld=zado2012&logno=70175521829 61
THỰC PHẨM LÊN MEN TRONG ẨM THỰC HÀN QUỐC A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài SVTH: Lê Thị Tân, Hoàng Minh Trang 3H12 GVHD: ThS Nguyễn Phương Dung Mang đậm nét truyền thống phƣơng Đông, gần gũi với hai nền văn hóa lớn Nhật Bản và Trung Quốc, đất nƣớc Hàn Quốc xinh đẹp hiện đang thu hút đƣợc rất nhiều sự quan tâm của du khách trên toàn thế giới. Nằm trên bán đảo Triều Tiên, có khí hậu bốn mùa rõ rệt, Hàn Quốc nhƣ một bức tranh phong cảnh hữu tình, có núi non, thung lũng, những dòng sông và biển cả Bên cạnh đó, bạn bè quốc tế - đặc biệt là giới trẻ, còn biết đến Hàn Quốc với làn sóng Hallyu và sự phát triển rực rỡ của điện ảnh. Nhƣng không dừng lại tại đó,gần đây, Hàn Quốc đang nổi lên nhƣ một quốc gia về nghệ thuật ẩm thực. Các món ăn của xứ sở Kim Chi không cầu kỳ trong chế biến nhƣng lại có hƣơng vị đặc biệt, hình thức hấp dẫn, đặc biệt là các món ăn đƣợc chế biến từ những nguyên liệu tự nhiên, lành tính nhƣng lại mang giá trị dinh dƣỡng lý tƣởng, có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy nên ẩm thực của xứ sở kim chi là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều thực khách trên thế giới. Và tất nhiên không thể bỏ qua thực phẩm lên men trong nét văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Bằng nguyên liệu tự nhiên, phƣơng pháp chế biến không cầu kì, hƣơng vị đậm đà, thực phẩm lên men Hàn Quốc đang ngày càng khẳng định đƣợc vị thế của mình trong nền văn hóa ẩm thực quốc tế. Đây chính là lý do mà chúng tôi chọn Thực phẩm lên men trong ẩm thực Hàn Quốc làm đề tài nghiên cứu lần này. II. Lịch sử nghiên cứu Những tác dụng to lớn đối với sức khỏe lại thêm phƣơng pháp làm đơn giản, ít tốn kém, thực phẩm lên men Hàn Quốc đã ngày càng trở lên phổ biến và đƣợc ƣa chuộng trên toàn thế giới. Cũng chính vì lí do ấy mà đề tài về thực phẩm lên men Hàn Quốc ngày càng đƣợc các nhà nghiên cứu và độc giả quan tâm. Trong cuốn 졸업연구발표 (2003.12 연세대학교언어연구교육권한국어학당 ), với bài nghiên cứu 한국인과발요음식, tác giả Phạm Thị Ngọc đã giúp chúng ta hiểu rõ về lịch sử ra đời, đặc trƣng, tác dụng cũng nhƣ sự kéo dài tuổi thọ của thực phẩm lên men Hàn Quốc. Dƣới một góc độ nhìn khác, một số nhà nghiên cứu lại giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn về thực phẩm lên men Hàn Quốc thông qua việc tìm hiểu về kim chi hoặc tƣơng hai loại thực phẩm lên men tiêu biểu nhất của đất nƣớc này. Trong bài nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ giúp ngƣời đọc hiểu rõ hơn về thực phẩm lên men nói chung trƣớc khi đi vào tìm hiểu nguồn gốc, đặc trƣng, tính năng, phân 62
loại thực phẩm lên men Hàn Quốc cũng nhƣ ứng dụng của loại thực phẩm này trong đời sống sinh hoạt của ngƣời dân xứ sở kim chi. Đặc biệt, hai loại thực phẩm lên men tiêu biểu của Hàn Quốc cũng sẽ đƣợc chúng tôi nhấn mạnh trong bài nghiên cứu của mình. III. Phƣơng pháp và phạm vi nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi muốn đem đến cho những ngƣời quan tâm tới văn hóa ẩm thực Hàn Quốc những nét khái quát về thực phẩm lên men Hàn Quốc nhƣ: lịch sử ra đời, đặc trƣng, tính năng, phân loại... cũng nhƣ một vài sự khác biệt với món muối của Việt Nam. Ở đây, chúng tôi xin nhấn mạnh đến hai loại thực phẩm lên men tiêu biểu nhất của Hàn Quốc là Kim Chi và Tƣơng. Bài nghiên cứu của chúng tôi sẽ giúp cho các bạn học Tiếng Hàn nói riêng và các bạn yêu mến đất nƣớc Hàn Quốc nói chung những hiểu biết khái quát về thực phẩm lên men Hàn Quốc nét văn hóa đặc trƣng trong nền ẩm thực độc đáo của đất nƣớc này. Để thực hiện bài nghiên cứu, chúng tôi dùng phƣơng pháp: tổng hợp, thu thập, thống kê, phân tích, đánh giá, tham khảo... có sự dụng tài liệu sách báo và internet. Bài nghiên cứu vẫn có nhiều hạn chế rất mong nhận đƣợc sự đóng góp của thầy cô và các bạn. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Giới thiệu chung về thực phẩm lên men Không phải ngẫu nhiên mà từ lâu thực phẩm lên men đã thu hút đƣợc sự quan tâm không nhỏ của đông đảo mọi ngƣời từ các chuyên gia dĩnh dƣỡng, các nhà nghiên cứu khoa học cho đến các bà nội trợ trên toàn thế giới. Để trả lời những thắc mắc liên quan đến thực phẩm lên men nhƣ Thực phẩm lên men đã ra đời và phát triển nhƣ thế nào? Nó có đơn thuần chỉ đóng góp vai trò nhƣ một loại thực phẩm hay không? Sức ảnh hƣởng của nó trong ẩm thực ra sao?... thì đã có không ít những nghiên cứu của các nhà khoa học về thực phẩm lên men. Theo nhƣ một số nguồn tài liệu thì thực phẩm lên men đã xuất hiện và phát triển trong sinh hoạt của con ngƣời từ rất lâu. Thƣ c phẩm lên men đã co tƣ thời cô đại và thậm chi co thể xuất hiện trƣớc khi con ngƣời biết du ng ký tƣ để ghi chép. Mô t loại rƣợu vang đo 8.000 năm tuô i đã đƣợc tìm thấy tại khu vực Caucasus của Georgia. Tại Babylon, sƣ a lên men đã xuất hiện 3.000 năm trƣớc công nguyên và tại Ai Cập, men bánh mi co niên đạ i đến 1.500 năm trƣớc công nguyên. (1). Mục đích của quá trình lên men là để cố gắng tạo ra thức ăn với nhiều thành phần tiêu5 hóa thông qua việc sử dụng vi khuẩn tự nhiên tồn tại xung quanh chúng ta. (2) Các loại đƣợc lên men có thể là các thực phẩm mà con ngƣời thƣờng gọi là sở thích dần dần mới thích nghi đƣợc (acquired tastes). Nhƣng chỉ có một vài trong số chúng đƣợc 63
lên men mà chúng ta có thể ăn hoặc uống đƣợc. Các từ ngữ nhƣ ' ủ chín ' (aged) và ' làm ổn định ' (cured) là các manh mối đầu tiên. Sự lên men là một quá trình mà trong đó thực phẩm đƣợc tiếp xúc với vi khuẩn và nấm men, điều này có thể thông qua sự nuôi cấy hoặc các điều kiện tự nhiên trong không khí. Các vi sinh vật có lợi có thể đánh bại các vi sinh vật gây nguy hiểm đến bạn bằng cách sử dụng carbohydrate trong thực phẩm. Kết quả gây thích thú về hƣơng vị và kết cấu. Trƣớc khi có thiết bị trữ lạnh, thịt, rau quả, sữa,... theo cách này mà kéo dài đƣợc tuổi thọ, hạn chế đƣợc sự hƣ hỏng. Nếu thực phẩm lên men không gia nhiệt sẽ có ích cho cơ thể của bạn (vì quá trình gia nhiệt sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi). (3) Thực phẩm lên men có rất nhiều tác dụng: tăng khả năng tiêu hóa hấp thụ, tăng sức đề kháng, tạo ra chất dinh dƣỡng đồng thời loại trừ vi khuẩn có hại và các độc tố. Lên men lactic làm tăng nồng độ ph đã ức chế các vi khuẩn gây thối, các vi khuẩn có hại và ký sinh trùng. Các châu lu c có điều kiện khi hậu và nền văn ho a ẩm thƣ c khác nhau nên nhƣ ng sản phẩm lên men cu ng rất khác nhau. Ngƣời châu Âu thi ch nhâm nh i mô t chu t rƣợu vang trƣớc khi du ng bƣ a và kết thu c bƣ a ăn bằng mô t chu t pho mát. Trong khi đó, ngƣời Châu Á lại yêu thích vị ngọt đậm đà của các loại nƣớc chấm lên men nhƣ nƣớc tƣơng, nƣớc mắm và những gia vị này g ần nhƣ là không thể thiếu trong các bƣ a cơm truyền thô ng. Đối với mô t châu lu c đa sắc tô c nhƣ châu Mỹ, dƣờng nhƣ co sƣ giao thoa về ẩm thƣ c và do vậy, sản phẩm lên men cũng rất phong phú. Đến đây, ngƣời ta co thể ti m th ấy tƣ sƣ a ch ua, pho mát, rƣợu vang, bánh mì, giấm và rất nhiều loại nƣớc chấm lên men cu a các quô c gia châu Á nhƣ nƣớc tƣơng, nƣớc mắm... Ngày nay, với sƣ phát triển cu a nền công nghiệp thƣ c phẩm, cũng nhƣ những đòi hỏi ngày càng cao c ủa con ngƣời, có nhiều loại thực phẩm mới đã ra đời. Tuy nhiên, thƣ c phẩm lên men vẫn luôn giƣ mô t vi thế rất quan tro ng không thể thay thế đƣợc bởi nhƣ ng ƣu thế đặc trƣng mà nó mang lại cho sức khỏe con ngƣời. II. Thực phẩm lên men Hàn Quốc 1. Nguồn gốc, lịch sử hình thành Hàn Quốc vốn nổi tiếng với mùa đông khắc nghiệt, kéo dài vì vậy không một loại cây nào có thể phát triển đƣợc. Đặc điểm khí hậu này khiến cho ngƣời dân nơi đây không thể trồng bất cứ loại rau nào trong mùa lạnh, bởi vậy họ đã tìm ra cách lên men thực phẩm với muối để bảo quản và lƣu giữ đồ ăn cho mùa đông lạnh kéo dài. Mặt khác, do khí hậu lạnh, có tuyết, vào mùa đông nhiệt độ thƣờng dƣới âm độ nên ăn mặn và cay cũng là một trong những cách giữ ấm cơ thể hữu hiệu. Từ đó hình thành nên món kim chi. Cách thức này không chỉ đƣợc đƣợc áp dụng cho các loại rau củ mà còn trở thành nghệ thuật bảo quản đồ ăn trong nền văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Nhiều nghiên cứu cho rằng, cách ủ men thức ăn bắt đầu đƣợc ngƣời Hàn sử dụng từ 64
thời đồ đá mới cách đây 2600-3000 năm. Và đây cũng là khoảng thời điểm loại kim chi đầu tiên ra đời. Theo ghi chép đƣợc tìm thấy trong cuốn Kinh Thi, kimchi ban đầu đƣợc gọi là ji với nghĩa gốc là ngâm, tẩm thấm. Những nghiên cứu về món ăn này cũng chỉ ra rằng kimchi theo tiếng Triều Tiên là chimchae (rau củ ngâm), theo thời gian nó biến âm thành dimchae rồi kimchae kimchi nhƣ ngày nay. Trong suốt một thời gian dài, kim chi đơn thuần chỉ đƣợc coi nhƣ một loại rau ƣớp với muối thông thƣờng, không có ớt đỏ. Và loại kim chi phổ biến trong thời gian đó là củ cải đƣợc ngâm trong nƣớc muối chứ không phải là cải thảo. Đến thế kỉ thứ 5, ngƣời ta đã cho thêm một số nguyên liệu khác vào kim chi nhƣ hành, gừng, tỏi... Từ thế kỷ thứ 12, ngƣời dân xứ Hàn bắt đầu biến tấu và bổ sung thêm nhiều loại gia vị khác nhau cho món ăn này, tuy nhiên phải sau cuộc chiến tranh Triều Tiên Nhật Bản (1592) khi ớt đỏ, mù tạc Ấn Độ đƣợc du nhập vào thi loại gia vị này mới bắt đầu đƣợc sử dụng nhƣ một thành phần chính để làm nên kim chi. Kết quả là kim chi đã trở thành món ăn có sự kết hợp hài hòa của rau và gia vị. Mặc dù đã có nhiều thay đổi theo thời gian nhƣng loại kim chi chúng ta thƣởng thức ngày nay vẫn giữ đƣợc những nét đặc trƣng của kim chi trƣớc kia. 2. Đặc trưng và tính năng 2.1 Tính đa dạng Trong cuộc sống thƣờng nhật của ngƣời Hàn Quốc, thực phẩm lên men chiếm vị trí quan trọng nhất. Bất cứ một du khách nào lần đầu tiên đƣợc ngồi vào bàn ăn của ngƣời Hàn Quốc cũng đều vô cùng ngạc nhiên bới sự đa dạng của các loại đồ ăn lên men. Trong kim chi có hàng trăm loại nhƣ: kim chi cải thảo, kim chi củ cải, kim chi dƣa leo, kim chi lá mè, kim chi hẹ, kim chi bắp cải xanh, kim chi cải non, kim chi rau diếp... Tƣơng cũng không thể đếm hết với các loại: cheonggukjang, ganjang, doenjang,makganjang, jubjang, tambukjang, gochujang... 2.2 Tính độc đáo Cay và mặn là đặc trƣng quan trọng nhất của ẩm thực truyền thống Hàn Quốc và đó cũng là đặc trƣng của đồ ăn lên men Hàn Quốc. Không chỉ có thế, để có thể thƣởng thức loại thực phẩm này phải mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, nếu muối kim chi hay làm tƣơng thì phải đợi thời gian lên men rất lâu. Cộng thêm quá trình lên men phải trong một điều kiện nhiệt độ nhất định và nồng độ muối thích hợp thì mới ngon và có thể bảo quản lâu đƣợc. Đó chính là đặc trƣng của đồ ăn lên men nói chung và của Hàn Quốc nói riêng. Nếu thử ăn kim chi sẽ thấy vị của kim chi là sự kết hợp hƣơng vị của các nguyên liệu mang tính động vật và thực vật vì vậy nó có sự trung hòa rât lớn. Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng kim chi là sự tổng hợp của không chỉ cải thảo, dƣa chuột, củ cải là các nguyên liệu rau mà còn có các loại phụ gia nhƣ ớt, tỏi, hành, gừng, muối cũng nhƣ đồ hải sản nhƣ mắm, hàu. Ngƣời Hàn Quốc chỉ cần có kim chi trong bữa ăn mà không cần những món ăn khác là đã thấy đầy đủ rồi còn nếu nhiều đồ ăn mà không có kim chi thì không thể ăn đƣợc. Vì vậy có thể khẳng định kim chi là món ăn thiết yếu của ngƣời Hàn Quốc. 65
Không chỉ có kim chi mà tƣơng cũng là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn Hàn Quốc và cũng mang nhiều đặc trƣng tiêu biểu của đồ ăn lên men Hàn Quốc. Tƣơng có nƣớc tƣơng, xì dầu, tƣơng ớt. Ngƣời dân Hàn Quốc dựa trên sự phân chia gia vị tƣơng thành 3 loại trên cho rằng vị tƣơng chính là yếu tố cơ bản để quyết định hƣơng ẩm thực của mỗi nhà. Tƣơng là gia vị không thể thiếu khi nấu ăn đống thời cũng là gia vi thiết yếu của ngƣời dân Hàn Quốc. Tuy nhiên, khi làm tƣơng phải xem ngày. Nếu không xem ngày vị tƣơng sẽ không ngon. Tƣơng đƣợc làm vào tháng Giêng đƣợc gọi là tƣơng tháng giêng, tháng hai là tƣơng tháng hai, tháng ba là tƣơng tháng ba. Trong đó tƣơng đƣợc làm vào tháng giêng ngon nhất và giữ đƣợc hƣơng vị lâu nhất. Cũng giống kim chi, tƣơng cũng mất thời gian rất lâu để ủ. Một đặc tính quan trọng không thể không kể đến của thực phẩm lên men Hàn Quốc là khả năng lƣu giữ lâu. Muối đƣợc cho vào kim chi và tƣơng rất nhiều nên có thể bảo quản đƣợc khá lâu. Đặc biệt là không hề bị hỏng và biến đổi hƣơng vị. 2.3. Tác dụng. Tác dụng của thực phẩm lên men Hàn Quốc ngày càng đƣợc biết đến rộng rãi trên toàn thế giới. Thành phần dinh dƣỡng trong thực phẩm lên men là rất lớn. Đầu tiên, nếu nhƣ nhìn vào thành phần và tác dụng có trong nguyên liệu của kim chi thì có thề thấy rằng vitamin và chất vô cơ có trong cải thảo rất tốt cho hệ bài tiết. Củ cải có trong kim chi cũng chứa rất nhiều vitamin ABC tốt cho hệ bài tiết. Hơn thế nữa acridin trong tỏi và gừng giúp nâng cao sức đề kháng và kích thích tiết dịch dạ dày tăng cảm giác thèm ăn. Ớt là gia vị chính làm nên kim chi cũng chứa rất nhiều acridin nên mang lại hiệu quả rất cao cho tiêu hóa cũng nhƣ sát trùng. Nhƣ chúng ta có thể thấy ở trên, thành phần làm nên kim chi bao gồm rất nhiều chất vô cơ và vitamin nên tác dụng mà kim chi mang lại là rất lớn. Bên cạnh đó, trong rau có chứa rất nhiều chất xơ nên khi cơ thể hấp thụ những chất xơ ấy có thể phòng tránh đƣợc bệnh táo bón và ngăn chặn bệnh béo phì, viêm đại tràng, viêm kết tràng... Hơn nữa bằng tác dụng hỗn hợp của nhiều nguyên liệu nhƣ muối và nƣớc có trong rau, củ, quả đã giúp làm sạch nƣớc tƣơng đồng thời kích thích sự tiết dịch dạ dày giúp cho sự tiêu hóa và hấp thụ cũng nhƣ điều chỉnh sự phân bố của các vi sinh vật trong tƣơng.trong quá trình lên men xuất hiện vi khuẩn lactic là loại vi khuẩn có khả năng ức chế sự hoạt động của các vi khuẩn có hại. Tƣơng cũng nhƣ kim chi có hiệu quả rất lớn trong việc đào thải cholesterol và chất béo dƣ thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy nó giúp ích rất nhiều cho những ngƣời ăn kiêng. Đặc biệt, vi khuẩn lên men trong tƣơng và chất xơ giúp cho tƣơng đặc hơn vì vậy nó giúp ngăn chặn táo bón, giúp giải độc cho cơ thể nhƣ giải rƣợu,... Tƣơng không chỉ giúp phòng chống bệnh tiểu đƣờng mà lecithin có trong tƣơng còn giúp hoàn thiện quá trình điều tiết insulin, giảm chất béo có trong máu-thủ phạm chính gây ra xơ cứng động mạch. Đặc biệt, cả tƣơng và kim chi đều có chứa saponin có trong đậu nên nó ngăn ngừa đƣợc ung thƣ. Nhìn từ những tác dụng to lớn của kim chi và tƣơng mang lại ở trên thì khẳng định thực phẩm lên men Hàn Quốc đƣợc sử dụng nhƣ một vị thuốc cũng không quá lời. 66
3. Các loại thực phẩm lên men trong ẩm thực Hàn Quốc Hàn Quốc là vùng đất nổi tiếng với các món ăn lên men, thƣờng đƣợc ca ngợi vì hiệu quả kéo dài tuổi thọ và cải thiện sức khỏe con ngƣời. Việc lên men thực phẩm hiện hữu ở hầu hết các món ăn trong ẩm thực Hàn Quốc. Bằng việc sử dụng các nguyên liệu tƣơi, muối giàu chất khoáng và một chút kiên nhẫn trong viêc tìm kiếm hƣơng vị hoàn hảo hơn, ngƣời Hàn Quốc đã tu luyện kĩ năng để làm nên những món ăn lên men với chất lƣợng hàng đầu thế giới. Đồ ăn lên men của Hàn Quốc vô cùng phong phú và đa dạng. Chúng ta có thể chia thực phẩm lên men Hàn Quốc thành các nhóm chính nhƣ: jang(các loại tƣơng), jangajji (các loại dƣa góp), jeotgal (các loại hải sản muối, sikcho (các loại giấm), kimchi (các loại kim chi) và một số loại khác nhƣ jaban, junchi,gochubugak, pogikimchi, mulkimchi... 3.1. Kim chi món ăn không thể thiếu trong bữa ăn của người Hàn Quốc Kim Chi là một loại dƣa chua, là món ăn nổi tiếng ở Hàn Quốc và chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố Kim Chi là một Quốc bảo. Trong mỗi gia đình Hàn Quốc, bữa cơm nào cũng có Kim Chi (một hoặc hai loại Kim Chi) và Kim Chi dƣờng nhƣ đã là một thói quen của ngƣời Hàn Quốc. Vậy tại sao ngƣời Hàn Quốc lại ăn Kim Chi và Kim Chi không thể thiếu đƣợc trong bữa cơm? Phƣơng pháp làm Kim Chi nhƣ thế nào và Kim Chi có ý nghĩa gì đối với ngƣời dân Hàn Quốc? a, Nguồn gốc Kim chi là thực phẩm lên men đầu tiên trong nét văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Cho nên có thể nói nguồn gốc ra đời của kim chi cũng chính là lịch sử ra đời của thực phẩm lên men Hàn Quốc. Kim chi là khái niệm chung để chỉ các loại rau củ lên men. Ngày xƣa, ở Hàn Quốc vào mùa đông việc trồng rau là rất khó cho nên ngƣời dân phải tìm cách dự trữ và muối rau cải. Hơn nữa, mặn và cay là một trong những cách giữ ấm cơ thể vào mùa đông. Từ đó Kim chi ra đời. Tên Kim chi lúc đầu bắt nguồn từ trữ shimchae từ Trung Quốc có nghĩa là muối rau cải. Sau đó trải qua quá trình biến âm thành dimchae rồi kimchae và cuối cùng thành kimchi nhƣ ngày nay. Sở dĩ kimchi là một trong số những thực phẩm lên men phổ biến ở Hàn Quốc vì: thời xƣa, cải đƣợc trồng rất nhiều ở quốc gia này - nơi nông nghiệp là hoạt động chủ yếu, đặc biệt là loại cải Trung Quốc rất thích hợp cho việc làm kimchi. Hơn nữa ngay từ thời xƣa, ngƣời Hàn Quốc đã có công nghệ đặc biệt là làm mắm từ cá- một phƣơng pháp lên men rất sáng tạo và hiệu quả. b, Đặc tính Nghiên cứu đã chỉ ra rằng kim chi có rất nhiều đặc tính khiến cho loại thực phẩm này trở nên phổ biến và đƣợc yêu thích trên toàn thế giới: 67
1. Kim chi có hƣơng vị khác hẳn so với các gia vị và thành phần đƣợc trộn ban đầu, và có vị ngon hơn khi lên men chua. _ Nhờ hiện tƣợng ép thấm (làm xộp), làm rút hết nƣớc trong rau cải và làm chín rau cải. Ngoài ra, hiện tƣợng trên còn làm cho rau cải hết nồng và sản sinh các vi khuẩn, enzym cần thiết. Giai đoạn này còn quyết định mùi vị sau cùng của Kim chi. Vi khuẩn và các gia vị đóng vai trò rất quyết định quá trình len men của Kim chi. Acid lactic làm chín Kim chi và các enzym kết hợp các chất hữu cơ của rau cải với nhau, làm Kim chi ngon hơn và giữ không bị hƣ. 2. Muối đƣợc dùng trong tấc cả các loại Kim chi, làm rau cải sạch và ngon hơn. Hơn nữa, nó còn làm mất tác dụng của vi khuẩn giúp Kim chi giữ đƣợc lâu. _ Khi đƣợc trộn vào rau cải, muối trở thành chất khử nƣớc. Lớp muối ƣớp ngoài rau cải làm xộp và giúp rau cải thấm gia vị nhanh hơn. Với tác dụng tƣợng tự, muối còn đƣợc dùng để muối các nguyên liệu khác trộn trong Kim chi. Vì vậy, việc muối rau có tác dụng ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn, làm giảm hoặc triệt tiêu các enzym. 3. Quá trình lên men xảy ra nhờ vào các vi khuẩn có trong các thành phần gia vị của Kim chi, ngƣời ta có thể điều chỉnh đƣợc độ lên men tùy vào lƣợng muối và nhiệt độ. Vào mùa hè, thời gian lên men là 2 ngày đối với Kim chi mặn (5% muối) trong khi Kim chi thƣờng (3.5% muối) chỉ cần 1 ngày. Tuy nhiên, trong mùa Kimjang (nhiệt độ vào khoảng 7-140C), Kim chi mặn cần 10-18 ngày và Kim chi thƣờng phải mất 5-12ngày. _ Nhiệt độ càng cao, Kim chi càng nhanh chua. Kim chi ngon nhất khi đƣợc ủ ở nhiệt độ 5-10oC trong 2-3 tuần. Lƣợng muối thích hợp nhất của Kim chi Kimjang dành cho mùa đông là 2-3%, mùa xuân khoảng 4-5% và mùa hè khoảng 5%. Lƣợng muối nhiều hoặc thời gian muối quá lâu sẽ làm cho Bắp cải và củ cải (Hàn Quốc) mất vị ngọt. Lƣợng muối dùng ảnh hƣởng đến sự tái tạo của vi khuẩn. Trong giai đoạn đầu ủ chín, sự lên men acid lactic xáy ra là kết quả của việc tăng vi khuẩn. Acid lactic và muối giúp rau cải không bị hƣ. _ Dự trữ là vấn đề khó nhất cần giải quyết khi Kim chi đƣợc đƣa vào sản xuất. Vì khi Kim chi đang lên men, nó chứa một lƣợng lớn chất dinh dƣỡng. Sau thời điểm chín mùi nhất, một số vi khuẩn vẫn tiếp tục tạo ra acid, làm mềm cọng cải Kim chi và thay đổi các thành phần. Hiện tƣợng hoá học này gọi là chín rữa, thƣờng thấy ở Kim chi Kimjang hoặc Kim chi mùa hè. 4. Trong giai đoạn cuối lên men, một loại enzym là polygalactulonaze phân hủy pectin bằng một phản ứng hoá học làm cho mềm cọng cải Kim chi. _ Sự phân hủy của polygalactulonaze tăng nhanh tạo ra nƣớc sốt Kim chi. Khi Kim chi đã đủ chua, việc bảo quản và phân phối là vấn đề rất quan trọng. 5. Kim chi nói chung có vị ngon khi ủ vừa chín tới nhƣng nó rất dễ bị axít hoá ở nhiệt độ cao và không thể ăn đƣợc khi để quá 2-3 ngày. _ Vì vậy, vòng đời của Kim chi sẽ khá ngắn nếu không có phƣơng pháp điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Để giữ chất lƣợng Kim chi không đổi, cách tốt nhất là ngăn chặn quá trình ủ chín chua bằng cách kiểm soát quá trình tái sinh vi khuẩn. 6. Hiện nay ngƣời ta đã thiết kế tủ lạnh chuyên dùng để kiểm soát nhiệt độ ủ Kim chi 68
cho các hộ gia đình. _ Kim chi đóng gói đƣợc phân phối bán lẻ ở các siêu thị lớn. Kim chi đóng gói sẵn đã bắt đầu đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng ƣa thích, việc đóng gói cũng đƣợc xem xét kỷ để tăng tính thƣơng mại cho Kim chi. Các gia đình hiện nay đã có tủ lạnh chuyên dùng để kiểm soát nhiệt độ ủ chính Kim chi. Hơn nữa, ngƣời ta cũng chú ý đến đóng gói Kim chi dƣới nhiều dạng khác nhau nhắm đến thị trƣờng xuất khẩu. (4) c, Phân loại Theo nghiên cứu, năm 1827 ngƣời ta đã tìm ra 92 loại kim chi khác nhau và đến ngày nay thì con số ấy đã lên đến gân 200 loại đến mức ngƣời ta đã xây dựng cả một bảo tàng trƣng bày kim chi ở Seoul. Vì vậy việc phân loại kim chi không phải là chuyện dễ dàng. Có nhiều cách để phân loại Kim chi nhƣ theo nguyên liệu (rau dùng để muối), theo địa phƣơng, theo mùa, và theo cách muối.. Phân loại theo cách muối có lẽ đơn giản nhất: Ngƣời Hàn cũng muối kim chi theo 2 kiểu nhƣ ngƣời Việt (muối mặn và muối xổi) Nếu phân loại theo địa phƣơng thì kim chi Bắc Hàn ít mặn, ít cay và không trộn thêm mắm cá hay mắm tép. Còn kim chi Nam Hàn mặn hơn, nhiều ớt hơn; có loại trộn thêm mắm cá cơm (myeolchijeot), hay mắm tép (saeujoet). Riêng tại Nam Hàn mỗi tỉnh và vùng quê đều có riêng những loại kim chi chế biến theo những phong tục cổ truyền. Điểm đặc biệt dễ thấy là đi từ trên xuống bán đảo Triều Tiên thì vị kim chi sẽ cay dần lên. Phân loại theo mùa thu hoạch rau, củ thì mùa xuân có Gimjang kimchi..có khi chỉ muối xổi để ăn ngay..; mùa hè, kim chi thƣờng dùng dƣa leo, củ cải trắng làm nguyên liệu nhƣ Yeolmu kimchi..;mùa thu, nguyên liệu chính là cải thảo trong đó baechi kimchi là loại thông dụng nhất..vào mùa đông thì các loại baechu, chonggak kimchi, Jang kimchi, Bae kimchi, Kkaktuki Kimchi, bossam kimchi...lại đƣợc sử dụng phổ biến. Trong số đó, chúng tôi xin đƣợc phép trích dẫn từ một nghiên cứu giới thiệu một số loại kim chi tiểu biểu đƣợc ngƣời dân Hàn Quốc rất ƣa chuộng: 1. Kim chi bắp cải _ Kim chi bắp cải là loại đƣợc dùng rất phổ biến vào mùa đông. Bắp cải giữ nguyên không cắt, từng lớp bẹ cải đƣợc ƣớp với hỗn hợp các gia vị và rau củ thái mỏng. Tuy cùng là loại Kim chi bắp cải nhƣng cách chế biến lại khác nhau tùy theo vùng nhƣ Bắc Triều Tiên hay Nam Triều Tiên. _ Kim chi miền Bắc không cay và nhạt, trong khi Kim chi miền Nam thì mặn, cay và nhiều nƣớc. Lƣợng gia vị dùng để ƣớp Kim chi cũng rất khác nhau giữa hai miền, ở miền Bắc ngƣời ta không dùng nhiều gia vị hỗn hợp mà chủ yếu là củ cải thái mỏng đã ƣớp gia vị, rải đều giữa các bẹ cải, trong khi ở miền Nam Kim chi đƣợc ƣớp với hỗn các gia vị hoà với nƣớc mắm nhĩ, rồi phủ một lớp gạo nếp bọc nguyên bắp cải tạo sự ngon miệng khác biệt. 2. Kim chi cải bẹ xanh _ Cải xanh (cải bẹ xanh) và ớt bột làm cho Kim chi cải xanh nồng, cay và có vị hơi đắng rất đặc trƣng tạo cảm giác sảng khoái và lạ miệng hơn. Lớp nếp quết nhuyễn trong Kim chi làm bớt vị nồng cay, phù hợp với nhiều khẩu vị khác nhau. loại Kim chi này có thể dùng kèm với hẹ. Kim chi cải xanh ủ trong 1 tháng là dùng đƣợc và có thể bảo quản sang tận mùa xuân và mùa hè. 69
3. Kim chi dƣa leo _ Là loại Kim chi rất phổ biến vào mùa xuân và mùa hè vì kim chi dƣa leo giòn và có nhiều nƣớc. Oi Sobagi, là loại kim chi dƣa leo trộn với một số loại rau khác và rất nhanh chua, nên ngƣời ta thƣờng chỉ làm lƣợng nhỏ để ăn liền. Cẩn thận khi muối dƣa, để giữ dƣa leo giòn. Dùng dao rạch vài ba đƣờng lên trái dƣa để giữ cho gia vị khi ƣớp không bị rơi ra ngoài. Nếu làm kim chi với số lƣợng nhiều thì ta nên cắt bỏ hai đầu và chẻ dọc trái dƣa ra làm ba. Để giữ dƣa tƣơi và nhiều nƣớc, ngƣời ta không dùng mắm cá để làm kim chi dƣa leo. Nếu đặt thêm củ cải non vào giữa hai lớp dƣa leo, sẽ làm kim chi có vị ngon hơn và nhiều hơn. Ngày nay rau thơm thái mỏng là loại gia vị rất phổ biến dùng kèm với kim chi dƣa leo. 4. Kim chi hẹ _ Đây là món kim chi cay, phổ biến nhất ở Tỉnh Jeolla, đƣợc làm bằng loại hẹ non có thân lá vừa phải. Chọn loại hẹ có gốc trắng nhiều để làm kim chi hẹ vì nó ngọt hơn loại hẹ thƣờng. Khi hẹ đã đủ chua và trở thành kim chi là lúc ta có thể thƣởng thức món kim chi hẹ ngon nhất. Để kim chi hẹ đậm đà hơn, ngƣời ta cho nhiều nƣớc mắm cá cơm ƣớp vào kim chi. 5. Kim chi cải non _ Mặc dù củ cải non vào mùa hè nhỏ và ốm, nhƣng rất đƣợc ƣa chuộng để làm món kim chi cho cả hai mùa xuân, hè. Có hai loại kim chi Yolmu với mắm cá hoặc không có mắm cá. Món cơm trộn và mì lạnh dùng với kim chi Yolmu là hai món phổ biến nhất vào mùa hè ở Hàn quốc. 6. Kim chi lá mè _ Là loại kim chi có hƣơng vị khác biệt so với các loại kim chi khác. Ngâm lá mè trong nƣớc muối từ 2-3 ngày, sau đó ƣớp gia vị đã chuẩn bị sẵn vào giữa hai lớp lá. khi lá mè chuyển sang màu nâu, là lúc kim chi lá mè dùng đƣợc và có vị ngon nhất. Nên dùng kèm với nƣớc mắm cá cơm để bớt vị nồng của lá mè. 7. Kim chi rau diếp (Hàn quốc) _ Loại kim chi này có nguồn gốc từ Tỉnh Jeolla, đặc biệt ở thành phố Junju. kim chi rau diếp hơi đắng và có mùi vị đặc biệt. Ngƣời ta còn đặt tên là kim chi củ sâm Ginseng kim chi vì nó dai giống nhƣ củ sâm. Sau khi làm cho rau hết đắng, ngƣời ta nêm lại với một ít nƣớc mắm cá cơm. Màu sắc và mùi vị của kim chi biến đổi tùy theo loại nƣớc mắm đậm hay loãng. Hành lá, tỏi, ớt bột và gừng là các loại nguyên liệu bắt buộc để chế biến kim chi Ginseng. Các loại đậu, cà rốt và quả lê là các nguyên liệu tùy ý có thể thêm vào hoặc không. Món kim chi này đƣợc dùng sau ngày tết cổ truyền nhƣ là một món ăn cao lƣơng. Nếu làm từ mùa Kimjang và đƣợc giữ dùng vào mùa đông sẽ rất ngon. Có thể dùng kèm với ớt xanh ngâm chua. 8. Kim chi củ cải muối _ Là một loại kim chi muối, kim chi củ cải muối đƣợc dùng khi các loại kim chi khác đã hết. Để tránh đổi màu kim chi, ngƣời ta phải lấy hết nƣớc trong củ cải ra càng nhiều càng tốt. Tại Tỉnh Kyongsan, kim chi mamullangi còn đƣợc gọi là Golgom Jjanji đƣợc làm vào mùa Kimjang. Củ cải để nguyên vỏ, cắt khúc và phơi khô. Cắt lấy lá cây ớt đã qua một lần thu hoạch đem trụng sơ và phơi khô. Có thể thêm vào kim chi lá cây ớt phơi khô, búp cải khô. Có thể dùng kèm với hẹ tƣơi. (5) d, Tác dụng, phương pháp làm và cách bảo quản kim chi 70
Vì kim chi là thực phẩm lên men tiêu biểu của Hàn Quốc nên lợi ích mà kim chi mang lại cũng giống nhƣ tác dụng mà thực phẩm lên men. Đặc biệt, tùy theo độ chín kim chi có tác dụng kháng khuẩn, bản thân rau củ - nguyên liệu làm kim chi chứa đựng nhiều chất xơ nên có thể phòng chống táo bón và các bệnh nhƣ viêm đƣờng ruột. Ngoài ra món ăn lên men tiêu biểu của Hàn Quốc kim chi tùy theo độ chín khác nhau sẽ tăng vi khuẩn acid lactic (khuẩn sữa), giống nhƣ sữa chua, có tác dụng hạn chế sự tăng trƣởng vi khuẩn độc hại có trong ruột. Và cũng có hiệu quả trong việc phòng chống các bệnh ở lứa tuổi trung niên nhƣ béo phì, cao huyết áp, tiểu đƣởng, bệnh về ung thƣ, đƣờng tiêu hóa... Phƣơng pháp để chế biến kim chi rất đa dạng tùy thuộc vào nguyên liệu, thời gian lên men,...nhƣng phƣơng pháp chế biến kim chi cải thảo loại kim chi nổi tiếng nhất của Hàn Quốc trên thế giới- mà chúng tôi giới thiệu dƣới đây là phƣơng pháp làm chung nhất cho các loại kim chi khác. Khi gặp một ngƣời chƣa bao giờ biết đến món kim chi, ngƣời Hàn Quốc có thể giới thiệu nó nhƣ một loại salad đƣợc chế biến bằng cách sử dụng các loại gia vị, ớt, muối, tỏi và bắp cải phƣơng Đông, dƣa cải bắp cùng trộn lẫn. Nhƣng sự giải thích đơn giản này không làm mất đi quá trình quan trọng nhất đó là quá trình lên men nhƣ thế nào để tạo ra món kim chi ngon lành nhất để thƣởng thức. Kim chị là món ăn ƣa thích nhất của ngƣời dân Hàn Quốc có chứa tôm muối hoặc cá cơm đã đƣợc chôn dƣới lòng đất trong ít nhất một năm. Cũng giống nhƣ một chai rƣợu vang, quá trình lên men đã tạo ra hƣơng vị đặc biệt của kim chi. Kim chi ngon là kim chi phải đƣợc bảo quản ở một nhiệt độ nhất định, tạo đƣợc độ lên men vừa phải mang lại vị ngon, và có thể bảo quản đƣợc lâu, ngƣời dân Hàn Quốc xƣa đã tận dụng biện pháp bảo quản kim chi thích hợp với từng mùa, từng địa phƣơng để có thể thƣởng thức món kim chi ngon. Vì oxi trong không khí làm tăng quá trình lên men của kim chi nên nếu muốn giữ kim chi tƣơi lâu cần phải tránh tiếp xúc trực tiếp với không khí. Ngày xƣa, để bảo quản kim chi, ngƣời dân Hàn Quốc thƣờng cho kim chi vào chum, vại nén chặt rồi chôn sâu dƣới đất. Bằng cách này họ có thể giữ đƣợc kim chi quanh năm. Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển,cuộc sống ngƣời dân đã thay đổi thì thay vì sử dụng chum vại, ngƣời ta dùng tủ lạnh chuyên dụng để bảo quản kim chi mà không ảnh hƣởng nhiều tới hƣơng vị của nó. Cũng có những ngƣời đóng kim chi thành nhiều hộp nhỏ, vì vậy có thể dùng hết một hộp nhỏ cho một lần ăn để tránh kim chi bị hở gió. Nếu cho vào 1 hộp lớn sẽ phải mở thƣờng xuyên mỗi khi lấy. Nhƣ vậy, kim chi sẽ tiếp xúc với không khí và xúc tiến lên men. 3.2. Jang Tương Nhắc đến ẩm thực Hàn Quốc chúng ta thƣờng liên tƣởng ngay đến kim chi món dƣa muối đƣợc xem là quốc hồn của đất nƣớc này. Tuy nhiên, một nhân tố quan trọng có mặt trong hầu hết tất cả các món ăn của ngƣời Hàn mà ta không thể không nhắc đến, đó là: tƣơng. 71
a. Phân loại Tƣơng Hàn Quốc bao gồm: Ganjang (nƣớc tƣơng), gochujang(tƣơng ớt) và doenjang (tƣơng đậu nành) đƣợc gọi chung là Jang(nƣớc sốt). Jang (nƣớc sôt) là cơ sở của món ăn Hàn Quốc, tạo nên hƣơng vị cho hầu hết các món ăn. Nƣớc sốt đƣợc thêm vào hầu hết các món ăn và gần nhƣ các loại thực phẩm đƣợc phân loại tùy thuộc vào loại và số lƣợng của nƣớc sốt có trong đó. Nƣớc tƣơng (ganjang ) Đƣợc làm bằng đậu nành lên men, nƣớc tƣơng là một loại nƣớc có vị mặn dùng với thức ăn. Nƣớc tƣơng có tên là Kuk Ganjang hay joseon Ganjang đƣợc dùng để nấu canh hay trộn rau. Joseon Ganjang là một dạng bột đậu tƣơng nhão ở Triều Tiên đƣợc làm hoàn toàn từ đậu tƣơng và muối nên nó rất mặn. Nƣớc tƣơng có tên là Jin Ganjang hay Yangjo Ganjang đƣợc dùng cho các loại thức ăn khác. Tƣơng đậu nành (Doenjang ) Tƣơng đƣợc làm từ đậu nành lên men và nƣớc muối, là gia vị cơ bản dùng để nấu hay trộn với rau luộc.,. Tƣơng đậu nành là một trong những món ăn cơ bản không thể vắng mặt trong bếp của ngƣời Hàn Quốc. Với nguồn Protein dồi dào, phong phú, mùi vị béo ngậy của đậu nành, tƣơng đậu nành giúp khử mùi tanh của thịt cá, làm gia vị chính khi nấu các món canh và đặc biệt là món yêu thích của những ngƣời thích giảm cân. Ngƣời Hàn cho rằng tháng 2 Âm lịch là thời gian lý tƣởng nhất để ủ Doenjang. Nếu ủ trong thời gian này, Doenjang sẽ rất ngon, không dễ hỏng, không bị quá mặn và sinh dòi. Đặc biệt để làm ra tƣơng đậu nành, ngƣời Hàn Quốc sử dụng các tảng đậu đã đƣợc lên men bằng cách phơi khô ngoài trời. Các viên đậu này trong tiếng Hàn gọi là Meju. Meju đƣợc chế biến bằng cách đun nhừ đậu tƣơng trong 8-10 giờ liên tục sau đó giã nhuyễn, nặn thành hình khối và buộc bằng rơm, sợi thừng mỏng rồi treo dƣới ánh nắng dài ngày để lên men tự nhiên. Quá trình ủ tƣơng đỗ Doenjang kéo dài trong khoảng hai tháng, bắt đầu từ việc nấu chín đỗ tƣơng. Nấu đỗ tƣơng trong lửa to khoảng 40 phút, sau đó nấu trong lửa nhỏ khoảng 4 tiếng. Bằng cách này, đỗ tƣơng sẽ trở nên ráo nƣớc và mềm. Đỗ tƣơng chín đƣợc nén chặt thành những bánh hình chữ nhật. Sau đó, ngƣời ta sẽ dùng rơm để buộc chúng lại rồi đem treo lủng lẳng ở những nơi có nhiều gió cho khô. Khoảng 30-40 ngày sau, bánh đỗ tƣơng sẽ trở nên khô queo và xuất hiện mốc màu trắng. Đây là dấu hiệu cho thấy đã đến công đoạn ủ tƣơng. Bánh đỗ tƣơng khô sẽ đƣợc xếp kín trong những chiếc hũ đất sạch sẽ và khô ráo. Tiếp theo, ngƣời ta sẽ đổ nƣớc muối với độ mặn vừa phải vào hũ. Sau đó, ngƣời ta tiếp tục cho vào hũ các thành phần khác nhƣ than, táo Tàu, ớt đỏ và vừng. Tƣơng ớt (Gochujang) Tƣơng ớt đƣợc làm từ muối, bột đậu nành lên men, bột ớt. Đây là thực phẩm đặc trƣng của Hàn Quốc, là gia vị cơ bản để nấu canh hay trộn với rau luộc. Nhân tố quan 72
trọng nhất để tạo nên tƣơng ớt Hàn Quốc với một nét đặc trƣng riêng không lẫn vào đâu đƣợc chính là ớt. Ngƣời Hàn Quốc không chỉ đề cao tính năng bồi bổ sức khỏe của ớt mà còn coi ớt là sức mạnh tinh thần, là vũ khí để chống lại với thời tiết lạnh lẽo khắc nghiệt của mùa đông, thậm chí là để kích thích hƣng phấn sau những giờ làm việc căng thẳng. Tƣơng ớt là một trong những gia vị chủ đạo trong bữa ăn của ngƣời Hàn Quốc. Ngƣời ta có thể vừa dùng nó làm đồ chấm trực tiếp, vừa làm gia vị để tẩm, ƣớp các loại thịt, các loại rau xào, các món hải sản, các món canh...tƣơng ớt là sự hòa quện giữa vị bùi, ngậy của đậu tƣơng, vị ngọt của gạo nếp, lúa mạch hoặc gạo lứt, vị mặn của muối hay một chút mắm khi nêm gia vị cho tƣơng. Đây là loại thực phẩm đƣợc xếp vào nhóm các loại thực phẩm đƣợc chế biến từ tự nhiên tốt cho sứs khỏe. Cách làm tƣơng ớt khá thú vị theo đúng phƣơng thức truyền thống tại Hàn Quốc. Đầu tiên cho hai cốc mầm lúa mạch vào túi, buộc chặt đầu lại rồi chắt mầm mạch nha qua nƣớc sôi để nguội. Cho khoảng 10 cốc bột mỳ vào nƣớc vừa chắt rồi đánh đều. Để bột mỳ mịn, ủ lên men trong 3 giờ, sau đó đun sôi trên lửa nhỏ rồi để hỗn hợp vào nồi cơm điện và hầm với chế độ ủ nhiệt trong 4-6 tiếng. Sau khi trộn đều hỗn hợp đã lên men với muối thì trộn thêm 5 cốc bột đậu tƣơng rồi cho 7 cốc bột ớt chuyên dụng vào hỗn hợp rồi đánh nhuyễn. Cuối cùng rắc một lớp muối tinh lên trên rồi đậy kín vại đựng, bảo quản nơi thoáng mát và chờ tƣơng ớt ngấm trong vòng 1,5-2 tháng. b. Tác dụng của Jang Từ xa xƣa, các món tƣơng đã đóng vai trò giữ gìn sức khỏe cho ngƣời Hàn. Gần đây, cùng với sự ảnh hƣởng của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc Hallyu, ẩm thực Hàn Quốc cũng đƣợc toàn thế giới quan tâm. Và tƣơng ớt Gochujang là một trong những thức ăn đầu tiên chiếm đƣợc sự quan tâm ấy. Nhƣng gần đây, tƣơng đỗ Doenjang lại dần nổi lên nhƣ một món ăn phù hợp với khẩu vị của nhiều thực khách thế giới. Tƣơng cũng nhƣ kim chi có hiệu quả rất lớn. Trong tƣơng có resithin và safonin nên có có tác dụng đào thải choresterol và chất béo dƣ thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy nó giúp ích rất nhiều cho những ngƣời ăn kiêng. Đặc biệt, vi khuẩn lên men trong tƣơng và chất xơ giúp cho tƣơng đặc hơn vì vậy nó giúp ngăn chặn táo bón, giúp giải độc cho cơ thể nhƣ giải rƣợu,... Những tác dụng nhƣ thế giúp ngăn ngừa những bệnh thƣờng hay mắc phải ở ngƣời trung niên và bệnh béo phì. Vitamin E có trong tƣơng giúp ngăn chặn các chất độc và giảm sự oxi hóa chất béo trong với cơ thể nên nó giúp làm chậm quá trình lão hóa và sự xuất hiện của nếp nhăn. Tƣơng không chỉ giúp phòng chống bệnh tiểu đƣờng mà lecithin có trong tƣơng còn giúp hoàn thiện quá trình điều tiết insullin, giảm chất béo có trong máuthủ phạm chính gây ra xơ cứng động mạch. Tƣơng đem lại hiệu quả không chỉ trong việc hấp thụ minera, vitamin, chất đạm mà còn giúp phòng tránh thiếu máu dựa trên sự cung cấp sắt cho cơ thể. Đặc biệt, cả tƣơng và kim chi đều có chứa safonin có trong đậu nên nó ngăn ngừa đƣợc ung thƣ. Từ đó có thể thấy tƣơng giúp điều trị và phòng tránh các bệnh nhƣ cao huyết áp, ung thƣ, các bệnh về não, béo phì, tuần hoàn não, trúng gió,... Cho nên 73
dĩ nhiên nó trở thành một thực phẩm đơn giản mà lại phòng chống đƣợc các bệnh mãn tính. Chính nhờ hƣơng vị thơm ngon và lợi ích mà tƣơng mang lại, đồ ăn lên men này đã trở thành một thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của ngƣời Hàn Quốc. 3.3. Jeotgal (Hải sản muối lên men) Bằng những nguyên liệu tƣơi mới đƣợc thu hoạch theo mùa hoặc những nguyên liệu mang nét đặc trƣng riêng của từng vùng miền, muối giàu chất khoáng, các gia vị tự nhiên tốt cho sức khỏe nhƣ tỏi, ớt, gừng, cùng với sự sáng tạo của những ngƣời nội trợ trong việc tìm kiếm hƣơng vị mới hoàn hảo hơn, ngƣời Hàn Quốc đã tôi luyện kĩ năng để làm nên những món ăn lên men chất lƣợng hàng đầu thế giới. Ngoài những món ăn lên men từ rau, củ, quả đã trở thành thƣơng hiệu thì khi nhắc tới Hàn Quốc, chúng ta cũng không thể bỏ qua đƣợc một loại đồ ăn lên men nổi tiếng khác, đó là Jeotgal (hải sản muối). Hải sản muối lên men là một món ăn đi kèm lúc nào cũng có sẵn trên bàn ăn của ngƣời Hàn Quốc. Nhắc tới món ăn lên men này, thực khách trên thế giới sẽ không khỏi giấu nổi sự ngạc nhiên bởi lẽ một ngƣời hàn Quốc có thể ăn ngon lành hết bát cơm chỉ với món ăn phụ đi kèm này, trong khi đó ngƣời ngoại quốc phần nào thấy thật khó khăn. Với nguyên liệu là hải sản tƣơi sống ngâm với muối tinh khiết giàu chất khoáng trong các chum, vại lớn đƣợc bịt kín rồi để lên men tự nhiên, có thể sau vài tuần hoặc vài tháng tùy theo từng loại nguyên liệu và phƣơng pháp muối mà chúng ta sẽ thu đƣợc thành quả là những món hải sản lên men đầy hấp dẫn, ngon miệng. Chúng ta có thể kể tới một vài món ăn lên men từ hải sản nhƣ: gejeot (cua muối), eoriguljeot (hàu muối), ojingeojeot (mực muối), biutjeot(cá trích muối), nakjijeot (bạch tuộc muối), saeujeot(tôm muối), myeolchijeot (cá cơm muối), Trong đó tôm muối lên men (saeujeot) và cá cơm muối lên men (myeolchijeot) đƣợc dùng nhƣ một trong những thành phần chính để làm nên hƣơng vị tuyệt vời của kim chi. Cũng đƣợc làm bằng cách ngâm tôm hoặc cá cơm tƣơi sống với muối tinh khiết nhƣng với món ăn này, ngƣời hàn Quốc thƣờng ủ tôm, cá cơm trong khoảng thời gian rất dài (khoảng 6-12 tháng). Và để món ăn có đƣợc vị ngon đặc trƣng hơn nữa thì tôm hoặc cá cơm còn đƣợc chôn xuống lòng đất trong các bình đất sét lớn gọi là jangdokdae. Chính mùi vị rất lạ của tôm, cá cơm muối đã góp phần làm nên một nét hƣơng vị độc đáo cho kim chi. Do đó, sẽ thật không tròn vị nếu ta chỉ nếm kim chi mà không có hải sản muối. Ở khắp mọi nơi trên dất nƣớc Hàn Quốc, dù đi đến đâu thì ta cũng bắt gặp hải sản muối lên men trong bữa ăn hàng ngày của họ. Nhƣng những món hải sản lên men nổi tiếng ngon hơn cả và mang hƣơng vị đậm đà đặc trƣng khó quên thì chính là hải sản muối ở Ganggyeong. Món saeujeot (tôm muối) - món ăn tiêu biểu nhất trong hải sản lên men ở Ganggyeong - không chỉ nổi tiếng ở trong nƣớc mà nó còn nhận đƣợc sự yêu thích từ rất nhiều bạn bè quốc tế. Đã có rất nhiều thực khách trong và ngoài nƣớc đã tìm tới Ganggyeong để đƣợc trực tiếp trải nghiệm việc muối saeujeot, kim chi cũng nhƣ trực tiếp nếm thử những món ăn hấp dẫn từ hải sản ở nơi này. Để tôn vinh những món hải sản lên 74
men của quê hƣơng, ngƣời ta tổ chức lễ hội Hải sản Lên men Ganggyeong diễn ra tại Cảng Ganggyeong ở Nonsan, Chungcheongnam-do, và có nhiều chƣơng trình đƣợc tổ chức giúp cho du khách có cơ hội thƣởng thức nhiều món hải sản muối lên men cũng nhƣ có thể tự mình làm món jeotgal và kim chi. Bởi vậy nên, để trực tiếp trải nghiệm và thƣởng thức hải sản muối đầy hấp dẫn hãy đến với Lễ hội hải sản muối Ganggyeong. 3.4. Các loại thực phẩm lên men khác Thức ăn Hàn Quốc có thể mang đặc trƣng theo vùng hoặc đƣợc ngƣời Hàn Quốc ở khắp mọi nơi ƣa chuộng. Những món ăn theo vùng thƣờng là những món ăn đƣợc chế biến từ các nguyên vật liệu đặc trƣng của những vùng đó. Vì thế nên cũng dễ hiểu khi nói rằng thực phẩm lên men Hàn Quốc cũng mang trong mình hƣơng vị riêng của quê hƣơng thứ hƣơng vị nhận đƣợc sự yêu thích từ rất nhiều thực khách trên toàn thế giới. Thật vậy, chúng ta có thể gọi tên một số loại kim chi tiêu biểu cho những vùng đã sản sinh ra nó nhƣ: Miền Bắc với Kim chi Hamkyeong vị cay nồng, nhiều nƣớc, không mặn; Kim chi Pyeongan mặn, nhiều nƣớc; Kim chi Hwanghae có hƣơng vị giống kim chi bí ngô và kim chi cải thảo. Ở miền Nam có Kim chi ChungCheong với nguyên liệu chính là củ cải và cải thảo để nguyên không cắt, không có nhiều nguyên liệu phụ và phụ gia; Kim chi Kyeongsan dùng nhiều tỏi và ớt, không dùng gừng và có nhiều cá ƣớp muối; Kim chi Cheolla có hƣơng vị đậm đà, cay và mặn, có thêm rau húng và hải sản (vì vùng này có nhiều hải sản là một nét đặc trƣng)... Ngoài ra còn có một số món ăn lên men khác cũng rất đƣợc ƣa chuộng trên thế giới nhƣ: Jangajji, sikcho, jaban, junchi, kochubugak, bukeo,... Trong đó, Sikcho (giấm) và Jangajji (Dƣa góp) rất đa dạng, phong phú về mùi vị và chủng loại. Đặc biệt là hƣơng vị và cách chế biến của một số loại khá giống với một số món muối của Việt Nam. Cách đặt tên cho các loại Sikcho và Jangajji cũng giống với cách đặt tên một số món muối của Việt Nam dựa theo thành phần nguyên liệu và thời gian chế BIến. Ví dụ nhƣ: Dƣa góp có: Dƣa chuột muối, ớt muối, tỏi muối, hành muối,lá vừng muối,... còn giấm có: Giấm gạo, giấm táo, giấm nho,... 4. Ứng dụng của thực phẩm lên men trong đời sống sinh hoạt của người Hàn Quốc Đồ ăn lên men Hàn Quốc rất phong phú, đa dạng và không ngừng đƣợc sáng tạo. Không có một bữa ăn nào của ngƣời Hàn Quốc là không có sự hiện diện của thực phẩm lên men. Ngƣời ta có thể dùng nó làm gia vị để nêm, ƣớp, kho, nấu,rán, xào, nấu canh,...hoặc có thể dùng trực tiếp làm nƣớc chấm hay cũng dùng để ăn kèm với nhiều món ăn khác đặc biệt là Kim chi. Ngƣời Hàn Quốc vẫn thƣờng đùa vui với nhau rằng: Một ngƣời Hàn Quốc có thể sống mà thiếu vợ nhƣng thể sống mà thiếu kim chi. Câu nói này đã cho thấy tầm quan trọng, sức ảnh hƣởng to lớn của kim chi nói riêng cũng nhƣ thực phẩm lên men nói chung đến văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Nhờ tác dụng phòng chống đƣợc ung thƣ và quá trình lão hóa cũng nhƣ bệnh béo phì, táo bón, viêm đại tràng, viêm kết tràng,... mà đi đâu ngƣời Hàn Quốc cũng mang theo bên 75
mình kim chi và tƣơng ớt. Năm 1969, một nhà y học Mỹ đã phát biểu rằng: Vì ăn quá nhiều doenjang mà rất nhiều ngƣời Hàn Quốc đã mắc bệnh viêm dạ dày, viêm gan. Theo nhà y học này thì lớp mốc xanh khiến những viên meju bị hỏng là nguyên nhân chính dẫn đến viêm gan và viêm dạ dày. Hơn thế nữa, một ngƣời Nhật Bản cũng nới rằng việc ăn quá nhiều Ganjang làm tăng nguy cơ mắc viêm dạ dày cao gấp 8 lần so với nghiên cứu của nhà y học Mỹ. Tuy nhiên sau đó, thông qua rất nhiều nghiên cứu, ngƣời ta đã làm sáng tỏ rằng Ganjang và Deonjang không phải là nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày mà trái lại, nó lại có hiệu quả trong việc tăng khả năng miễn dịch và điều trị ung thƣ. Những nhà y học phƣơng tây đã nói rằng chính vì văn hóa ăn uống một cách tích cực trong việc ăn đồ mặn và cay là nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp, bệnh dạ dày và đƣờng ruột của ngƣời Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu việc ăn những thực phẩm mặn và cay thì nguyên nhân của các bệnh trên thì ngay từ thời xƣa, tổ tiên ngƣời Hàn Quốc đã mắc các bệnh cao huyết áp và bệnh liên quan đến dạ dày đƣờng ruột. Nhƣng trên thực tế không thể tìm đƣợc bất cứ tài liệu lịch sử nào liên quan đến vấn đề đó. Hơn nữa, nếu nhìn thế hệ ông bà những ngƣời đang sống bây giờ chúng ta sẽ biết rõ đƣợc điều đó. Họ không bị mắc các bệnh về cao huyết áp, đƣờng ruột nhƣ những ngƣời trẻ mà đang sống rất khỏe mạnh. Những ngƣời sống lâu trên thế giới đều là những ngƣời thích ăn thực phẩm lên men và gần đây, theo một cuộc điều tra bí quyết sống lâu đã chỉ ra rằng quả nhiên những ngƣời sống lâu trên 100 tuổi ở Hàn Quốc mỗi ngày đều ăn doenjang. Ngày nay, để phòng tránh cao huyết áp và các bệnh liên quan đến dạ dày, đƣờng ruột, ngày càng có nhiều ngƣời tránh các thức ăn mặn và cay. Tuy nhiên, nguyên nhân thực sự dẫn đến việc gia tăng các bệnh ở lứa tuổi trung niên nhƣ bệnh tim, xơ cứng động mạch, tiểu đƣờng, ung thƣ cũng nhƣ các bệnh về dạ dày, cao huyết áp, đƣờng ruột mà trƣớc đây ngƣời Hàn Quốc không mắc phải thì không phải là do thói quen ăn uống của ngƣời Hàn Quốc mà đó là việc ăn những đồ ăn gia công có sự tham gia của cá nguyên liệu hóa học, sự lạm dụng các chất hóa học, phân bón, thuốc trừ sâu cũng nhƣ ảnh hƣởng của thói quen ăn uống quá nhiều chất đạm từ thịt động vật. 5. So sánh thực phẩm lên men Hàn Quốc và của Việt Nam Đều sử dụng phƣơng pháp lên men để chế biến các nguyên liệu rau, củ, quả..., thực phẩm lên men Hàn Quốc và các món muối của Việt Nam có rất nhiều những điểm giống nhau. Đầu tiên lên men các nguyên liệu tƣơi sống để có thể bảo quản thực phẩm đƣợc lâu hơn, kéo dài đƣợc thời gian sử dụng của thực phẩm, đặc biệt là ở Hàn Quốc, từ xa xƣa dùng cách lên men đã giúp cho ngƣời dân Hàn Quốc dự trữ đƣợc thức ăn để chống chọi qua mùa đông giá rét. Thứ hai, lên men thực phẩm sẽ tạo ra đƣợc những hƣơng vị mới trong ẩm thực, mang đến cho đồ ăn một hƣơng vị độc đáo hơn so với những cách chế biến thực phẩm thông thƣờng. Đặc biệt, thực phẩm lên men Hàn Quốc và các món muối của Việt Nam không chỉ đƣợc dùng để ăn trực tiếp, ăn kèm với những món ăn khác mà nó cũng đƣợc dùng vào trong chế biến nhƣ xào, nấu, kho, nấu canh,... để tạo nên nhiều món ăn mới lạ, hấp dẫn khác. Không dừng lại ở đó, cả thực phẩm lên men Hàn Quốc và món muối của Việt Nam đều có chủng loại đa dạng, tên gọi của mỗi loại lại đƣợc đặt theo tên 76
của nguyên liệu tạo ra nó. Ví dụ nhƣ: Hàn Quốc có kim chi cải thảo làm từ cải thảo, kim chi dƣa chuột làm từ dƣa chuột, hải sản muối đƣợc làm từ hải sản,.. Việt Nam có dƣa muối, hành muối, cà muối, sung muối, dƣa chuột muối,...chúng ta cũng không thể bỏ qua những giá trị dinh dƣỡng, những tác dụng to lớn đối với sức khỏe của con ngƣời mà thực phẩm lên men Hàn Quốc và các món muối Việt Nam đem lại. Vì đều đƣợc chế biến bằng cách lên men nên nó rất tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp cho cơ thể chất xơ, phòng tránh táo bón, cung cấp các vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa,... Tuy cùng là lên men các thực phẩm tƣơi sống nhƣng do điều kiện tự nhiên, khẩu vị mà nguyên liệu, chủng loại, cách chế biến, hƣơng vị, tác dụng, thời gian bảo quản,...của thực phẩm lên men Hàn Quốc và các món muối Việt Nam cũng khác nhau rất nhiều. Trƣớc hết, do ảnh hƣởng của khí hậu ôn đới lạnh và khô, thực phẩm lên men Hàn Quốc có vị cay và mặn là đặc trƣng. Nhờ vị cay và mặn ấy mà các món ăn lên men sẽ giữ đƣợc lâu hơn và có thể làm ấm cơ thể. Trong khi đó, Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm nên các món muối thƣờng nhiều nƣớc, có vị thanh, vị ngọt, vị mặn, vị chua giúp làm mát cơ thể. Từ xa xƣa, để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt của mùa đông(đất đai đóng băng, không thể canh tác trong mùa đông), ngƣời Hàn Quốc đã dùng cách lên men rau, củ quả, hải sản,.. để có thể dự trữ thực phẩm đƣợc lâu và có thể dùng trong cả một năm, trƣớc khi có thể bắt đầu một vụ sản xuất mới. Nhƣng ở Việt Nam, nguyên liệu để làm các món muối có quanh năm nên bất cứ khi nào có nhƣ cầu, ngƣời dân Việt Nam cũng có thể làm các món muối để thƣởng thức cùng gia đình. Vì thế nên, các món muối Việt Nam không cần phải đƣợc dự trữ và không cần thiết phải bảo quản lâu dài. Dài nhất, các món muối cũng chỉ để đƣợc 1-2 tháng. Trong khi đó có loại kim chi Hàn Quốc có thể để đƣợc khoảng 1 năm. Đối với ngƣời dân Hàn Quốc mà nói đồ ăn lên men là một loại thực phẩm không thể không có trong quá trình chế biến cũng nhƣ trong mỗi bữa ăn của ngƣời Hàn Quốc. Thậm chí dù có rất nhiều những món ăn hấp dẫn khác mà thiếu kim chi thì bữa ăn cũng sẽ không tròn vị. Còn với ngƣời Việt Nam, món muối giống nhƣ một món ăn chơi, ăn kèm để đổi khẩu vị. Cho nên không có mặt của món muối thì cũng không ảnh hƣởng tới hƣơng vị của bữa ăn. Và cũng do sự khác biệt về văn hóa, khẩu vị mà ngƣời dân Hàn Quốc rất yêu thích các loại thịt muối, hải sản muối,...đơn giản chỉ cần có kim chi hoặc cá muối hay tôm muối, mực muối,...thì một ngƣời Hàn Quốc cũng có thể ăn với cơm một cách ngon miệng. Nhƣ vậy không có nghĩa là một bữa ăn đạm bạc, thiếu dinh dƣỡng bởi trong những món ăn lên men ấy đã cung cấp đầy đủ các chất dinh dƣỡng thiết yếu cho cơ thể nhƣ: chất đạm, chất xơ, chất sắt, các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa,... Nhờ có sự kết hợp đa dạng của rau, củ, quả, các phụ gia nhƣ: ớt, gừng, tỏi, muối...cùng với cách chế biến cầu kì trải qua nhiều công đoạn, thực phẩm lên men Hàn Quốc có rất nhiều giá trị dinh dƣỡng và tốt cho sức 77
khỏe. Chỉ cần thiếu một trong các gia vị, dù là một gia vị phụ thôi thì món ăn lên men ấy sẽ không thể mang đúng hƣơng vị của nó.nhƣng các món muối Việt Nam không cầu kì trong chế biến nhƣ thế, nguyên liệu cũng rất đơn giản, dù có thiếu một hai gia vị (ớt, tỏi, gừng, đƣờng...) thì chúng ta vẫn có thể làm đƣợc món muối. Vì vậy nên món muối Việt không giàu giá trị dinh dƣỡng nhƣ thực phẩm lên men Hàn Quốc. C. KẾT LUẬN Có thể nói, thực phẩm lên men là nét đặc trƣng tiêu biểu nhất trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. Bởi vậy mỗi khi nhắc tới Hàn Quốc ngƣời ta lại ƣu ái gọi nó với một cái tên khác là xứ sở Kim chi. Và nhờ hƣơng vị đậm đà khó quên cùng nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe của con ngƣời mà đồ ăn Hàn Quốc hay còn gọi là Hansik, đặc biệt là thực phẩm lên men Hàn Quốc đã dễ dàng chinh phục đƣợc trái tim của mọi thực khách khó tính trên thế giới. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, phƣơng pháp chế biến thực phẩm lên men truyền thống của ngƣời dân Hàn Quốc đã ít nhiều bị mai một và đang dần bị thay thế bởi phƣơng thức sản xuất công nghiệp với số lƣợng lớn, khiến cho hƣơng vị của nó không còn đƣợc thơm ngon nhƣ trƣớc. Tuy nhiên, trong cuộc sống bận rộn hàng ngày, đã có không ít các bà nội trợ sẵn sàng bỏ thời gian để học cách làm đồ ăn lên men truyền thống bằng chính đôi tay của mình để chăm sóc cho gia đình, thay vì đến các siêu thị để mua đồ chế biến sẵn. Và dù cho văn hóa phƣơng Tây đang ngày càng du nhập mạnh mẽ vào Hàn Quốc và với nhịp sống tất bật, mọi ngƣời thƣờng ƣa chuộng thức ăn nhanh của phƣơng Tây thì đồ ăn lên men Hàn Quốc vẫn giữ nguyên đƣợc vị trí quan trọng của nó trong mỗi bữa ăn. Đặc biệt là khi con ngƣời hiện đại đang ngày càng quan tâm tới sức khỏe của mình và gia đình thì Kim chi và thực phẩm lên men Hàn Quốc chính là lựa chọn số một. Kim chi nói riêng và thực phẩm lên men Hàn Quốc nói chung đã và đang ngày càng đƣợc phổ biến trên khắp thế giới. Trong tƣơng lai, thực phẩm lên men Hàn Quốc chắc chắn sẽ nhận đƣợc sự yêu thích hơn nữa từ bạn bè quốc tế! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://thongtinhanquoc.com/huong-dan-lam-tuong-ot-kieu-han-quoc/ 2. http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-quy-trinh-cong-nghe-len-men-san-xuat-kim-chi-hanquoc-35766/ 3. http://www.phununet.com/wikiphununet/chitietwiki.aspx?m=0&storeid=16233 4. http://visitkorea.org.vn/vi/thong-tin-du-lich/le-hoi-su-kien/295-le-hoi-hai-san-ganggyeonghan-quoc.html 5. http://tmviethan.com/nhahang/nha_hang_viet_han/chi_tiet_bai_viet/85/gioi-thieu-ve-am-thuchan-quoc 6. http://www.dulichvtv.com/guide_mon_an_truyen_thong_han_quoc_1498.html 7. http://ongkim.com/news.php?id=kimchivasuckhoe 78
8. http://www.phununet.com/wikiphununet/chitietwiki.aspx?m=0&storeid=9684 9. http://ongkim.com/news.php?id=gioithieukimchi 10. http://nld.com.vn/tu-van-dinh-duong/thuc-pham-len-men-mon-qua-cho-cuoc-song- 2011091610001098.htm 11. http://duongduongth.blogspot.com/2013/07/thuc-pham-len-men-la-gi-va-gioi-thieu.html 12. http://www.thucphamsuckhoe.com/kim-chi-khong-chi-la-mon-an-ma-con-la-van-hoa.html 13. http://vi.wikipedia.org/wiki/d%c6%b0a_mu%e1%bb%91i 14. Bài nghiên cứu 한국인과발요음식 - tác giả Phạm Thị Ngọc, trích 졸업연구발표 (2003.12 연세대학교언어연구교육권한국어학당 ). Chú thích (1): Trích http://nld.com.vn/tu-van-dinh-duong/thuc-pham-len-men-mon-qua-cho-cuoc-song- 2011091610001098.htm (2):Trích http://www.dulichvtv.com/guide_mon_an_truyen_thong_han_quoc_1498.html (3): Trích http://duongduongth.blogspot.com/2013/07/thuc-pham-len-men-la-gi-va-gioi-thieu.html (4): Trích http://ongkim.com/news.php?id=gioithieukimchi (5): Trích http://ongkim.com/news.php?id=gioithieukimchi 79
A. Mở đầu NGHỆ THUẬT THƯỞNG TRÀ HÀN QUỐC SVTH: Hoàng Thị Thơm GVHD: Vương Thị Năm Uống trà vốn là thú vui tao nhã, một nét văn hóa truyền thống mang đậm phong cách Á Đông. Cách đây hàng ngàn năm con ngƣời đã biết đến trà nhƣ một thứ đồ uống mang lại sự sảng khoái thanh tịnh cho tinh thần, uống trà là cách để khai trí, khai tâm. Nói đến nghệ thuật thƣởng trà, ngƣời ta sẽ nghĩ ngay đến nghệ thuật thƣởng trà của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc v.v.. Với bài báo cáo này tôi xin giới thiệu vài điều về nghệ thuật trà đạo Hàn Quốc. Qua đó bạn đọc sẽ có thể hiểu hơn về một trong số những nét đẹp trong văn hóa của ngƣời dân Hàn quốc - văn hóa thƣởng trà. B. Nội dung 1.Bối cảnh ra đời của trà đạo trên thế giới Trà đạo là một hình thức uống trà để giải trí trong một bầu không gian tĩnh lặng, mà cả ngƣời chủ lẫn khách đều hƣớng đến sự thƣ giãn tinh thần và sự hòa hợp với thiên nhiên. Trà đạo bao gồm tất cả các yếu tố mang tính triết học, nét thẩm mỹ, và sự đan xen giữa bốn nguyên tắc cơ bản: sự hài hòa (giữa con ngƣời và thiên nhiên), sự tôn kính (đối với ngƣời khác), sự tinh khiết (của tâm hồn) và sự yên tĩnh. Thƣờng những buổi tiệc trà đƣợc tổ chức để nghênh tiếp những vị khách quý, hoặc trong những dịp đặc biệt nhƣ: ngắm hoa, thƣởng ngoạn những đêm trăng rằm song đôi khi chỉ đơn giản chỉ là dịp để họp mặt bạn bè ngƣời thân. Theo cuốn Trà kinh viết năm 780, việc uống trà đƣợc bắt đầu từ thời Thần Công, truyền sang Chu Công nƣớc Lỗ. Nhƣ vậy loài ngƣời bắt đầu biết uống trà vào khoảng năm 3.300-3.100 trƣớc Công nguyên. Bắt đầu từ Trung Quốc và trải qua nhiều thời đại Trung Quốc, công dụng của trà đƣợc khai thác triệt để và thói quen uống trà ngày càng trở nên phổ biến. Cách uống trà cũng theo những con đƣờng buôn bán tơ lụa, đồ gốm và qua sự giao lƣu của các thƣơng gia lan toả ra khắp thế giới. Cuối thế kỷ 11 đầu thế kỷ 12, cùng với thiền, trà ở Trung Hoa tràn sang Nhật. Ngƣời Nhật tiếp thu cả hai thứ văn hoá vật chất và tôn giáo này, đem nó hoà quyện với văn hoá bản địa và nâng lên thành triết lý riêng của dân tộc là Trà đạo. 2. Lich sử trà đạo trên bán đảo Hàn và sự phát triển của nó qua các thời đại Tại Hàn Quốc, bản Trà Lễ Panyaro có viết nhƣ sau: Từ thế kỷ đầu của Công Nguyên một công chúa của tiểu vƣơng quốc Ayudya ở Ấn Độ đã mang trà vào Hàn Quốc khi cặp tàu vào vƣơng quốc Gaya nằm phía Nam bán đảo triều Tiên, sau khi lƣu trú một thời gian ở Trung Hoa. Nàng công chúa này trở thành hoàng hậu Heo Hwangok, vợ vua khai sáng ra vƣơng quốc Gaya, Kim Suro. Theo biên niên sử Samkuk-yusa và Samkuk-sagi, suốt triều đại Koryo của Hàn Quốc (935-1392) trà đạo trở thành Quốc đạo, là chủ đề cho thi ca và 80
đƣợc dùng dâng cúng tổ tiên và Phật. Đến thế kỷ 14, vào thời Choson, Khổng giáo phát triển mạnh ở Hàn Quốc, khiến Phật giáo bị lấn át, từ đó trà đạo mất tính phổ biến. Tuy nhiên giới nho sĩ và hoàng thất vẫn dùng trà, trong triều đình vẫn có một vị thƣợng thƣ lo về trà. Năm 1590, Nhật xâm lƣợc Hàn Quốc, đốt phá lăng miếu và cƣớp đi rất nhiều trà cụ và trà khí, từ đó nền văn hóa trà của Hàn Quốc suy yếu dần. Đầu thế kỷ 19, đại học sĩ Tasan (Chong Yak-yong) khi bị lƣu đày đến Kangjin đã học cách chế biến và uống trà từ hòa thƣợng Hyejang, đang trụ trì một ngôi chùa gần Kangjin. Sau đó, một vị tăng trẻ tên là Ch o Ui đến thăm Tasan và lƣu lại hàng tháng để uống trà cùng ông. Nhờ vậy mà Trà đạo Hàn Quốc đƣợc lƣu truyền. Tuy nhiên, đến những thập kỷ gần đây, trà đạo Panyaro mới đƣợc khôi phục nhờ nỗ lực to lớn của hòa thƣợng Hyo Dang, thế danh Ch oi Pom-sul. Vị hòa thƣợng này viết một nghiên cứu dài về trà đạo với nhiều góc độ của nền văn hóa này. Trà cũng có lịch sử lâu đời tại Hàn Quốc. Sử sách có ghi chuyện Hoàng hậu Ho Hwang của vƣơng quốc Karak (tồn tại từ năm 42 trƣớc Công nguyên đến 532 sau CN) đã mua trà từ Ấn Độ để về trồng. Đến ngày nay, vùng núi Chiri vẫn là nơi sản xuất trà hảo hạng của Hàn Quốc. Từ thời Tam Triều (18 trƣớc CN 668 sau CN) về sau, đã có nhiều sử liệu đề cập tới trà. Triều Silla thống nhất Hàn Quốc (668-935) là thời kỳ trà trở nên phổ biến khắp nơi, nhất là trong triều đình, tầng lớp có học và tu sĩ. Dƣới triều Koryo (935-1392), trà lễ trở thành quốc lễ. Trà đƣợc pha và dâng cúng Phật. Nhƣng đến thời Choson (1392-1910), Khổng giáo phát triển mạnh ở Hàn Quốc lấn át hẳn Phật giáo, nên trà lễ mất tính phổ biến và chỉ còn tồn tại trong các chùa thờ Phật. 3. Cách pha trà và trà cụ của Hàn Quốc 3.1 Cách pha trà Theo quan niệm của ngƣời Hàn Quốc, cách pha trà thể hiện tâm thái của ngƣời pha. Ngƣời pha trà ngồi giữa bàn trà thật thoải mái, tập trung tâm ý vào việc pha trà sao cho ngƣời khách cảm nhận đƣợc thành ý của mình. Trƣớc khi uống trà ngƣời chủ nhà tráng chén trà bằng nƣớc của một chiếc ấm đun sôi sủi lăn tăn, nhƣ một biểu hiện nhiều may mắn. Chủ nhà lần lƣợt tráng ấm trà, đến chén tống, chén quân, sau đó cho trà xanh vào ấm, rót một lƣợt nƣớc nóng lên trà với ý định rửa sạch bụi bặm rồi nhanh chóng đổ nƣớc đầu đi. Nƣớc pha trà là nƣớc suối, nƣớc giếng hoặc nƣớc mƣa đƣợc đun sôi kỹ trên một bếp lò bằng đồng đặt ngay trong phòng khách. Am trà và các chung trà đƣợc tráng nƣớc sôi để chúng nóng lên. Tuyệt đối không bao giờ lấy nƣớc đang sôi để pha trà. Nƣớc pha trà phải đƣợc đựng trong một bình thủy (uống trà thông thƣờng) hay nƣớc đƣợc nấu trong một cái ấm kim khí không nắp trên bồn than rất yếu để giữ nƣớc ở khoàng 80-90 độ, rồi mới rót chậm rãi và đều đặn từ ấm vào bình trà. Sau đó đậy nắp bình và chờ khoảng 2 phút. Sau đó, bình trà đƣợc rót lần lƣợt từng chút một vào các chung. Điều cấm kị khi rót trà là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho ngƣời khách kế tiếp, bởi điều này sẽ dẫn tới sự khác biệt về độ đậm nhạt của nƣớc trà trong mỗi tách cũng nhƣ không đều về lƣợng trà trong mỗi tách. Do đó, tất cả các tách của khách đều đƣợc đặt trong khay trà rồi rót nhiều lần, xoay vòng theo thứ tự. Cách rót này giúp mỗi ngƣời nhận đƣợc một 81
lƣợng trà với phẩm chất và nồng độ tƣơng đồng nhau. Một bình trà nhƣ thế sẽ đƣợc châm thêm nƣớc ba lần và mỗi khách đƣợc uống ba chung. Chung thứ nhất nhiều mùi hƣơng, chung thứ hai có vị đậm hơn và chung thứ ba cả hƣơng và vị đã dịu và đòi hỏi cảm nhận tinh tế hơn. 3.2 Trà cụ Mỗi vật dụng để pha trà, thƣởng trà cũng góp phần quyết định đến trà phong (phong thái uống trà). Tuỳ thuộc từng mùa trong năm mà nghệ nhân trà dùng các chất liệu trà cụ khác nhau. Chất liệu chủ yếu của các trà cụ là gốm sứ và kim loại với các kiểu dáng đơn giản nhƣng thanh thoát, phản ánh sự gắn kết hoà thuận với thiên nhiên.công phu, tỉ mỉ và mỗi chén trà có những họa tiết độc đáo riêng. Phong cách trà cụ cũng thay đổi phù hợp với mỗi mùa lâu hơn. Tại Hàn Quốc, sự phân biệt có phần ít chi tiết hơn. Trà cụ mùa hè gồm những bát kiểu katade có miệng rộng để nƣớc trà nóng mau nguội. Mùa thu và đông kiểu bát irabo giữ đƣợc nhiệt của nƣớc trà vì phải uống nóng. Nổi bật là những trà cụ làm bằng gốm tráng men mà đến nay ngƣời ta vẫn ƣa dùng tạo thành một phong cách phong cách gốm Hagi.Tiêu chí đánh giá chất lƣơng của trà cụ Hàn Quốc phụ thuộc vào mẫu mã, đƣờng nét màu sắc, cảm xúc của ngƣời nghệ nhân. Ngày nay, phong cách của tiệc trà Hàn Quốc là ngồi xung quanh một chiếc bàn thấp. Chủ nhà ngồi một bên đun nƣớc nóng để rửa sạch trà cụ, từ đầu đến cuối bữa tiệc. Trà cụ nếu không dùng đến đƣợc xếp trên bàn suốt năm, đậy bằng khăn vải. Bộ đồ trà gồm có nhiều ấm pha trà màu sắc phong phú và kiểu dáng đa dạng. Trên bộ đồ trà có các loại chén nhƣ: chén tống, chén quân. Chén tống dùng để rót trà ra cho đều, chén quân bé hơn dùng để uống trà. 3.3 Cách thƣởng thức trà và nguyên tắc 1 buổi tiệc trà Uống trà không những bằng miệng, bằng mũi, bằng mắt, bằng tai, mà còn uống bằng cả tâm hồn nữa. Tay trái nâng chén trà, ngón giữa đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón giữa giữ lấy miệng chén gọi là tam long giá ngọc, đƣa cao chén trà ngang mũi nhƣ du sơn lâm thuỷ, tay phải che ngoài tay trái để giữ làn hơi bay vào mũi, vừa che đƣợc miệng khi uống. Ngụm trà đầu tiên chậm rãi nuốt khẽ cho hƣơng trà thoát ra đằng mũi và đồng thời còn đọng lại hơi chan chát ở lƣỡi, ngòn ngọt ở cổ họng rồi thấm thiá tận tâm can. Nuốt nƣớc bọt tiếp lần một, lần hai, rồi lần ba sẽ cảm nhận. Một buổi tiệc trà của Hàn Quốc đƣợc thực hiện theo nguyên tắc của bốn điều: Hoà - Kính - Thanh Tịnh. Chính vì thế luôn tồn tại nền văn hóa thƣởng trà thanh lịch, không bị ảnh hƣởng quá nhiều bởi Trung Hoa hay Nhật Bản nhƣ suy nghĩ của nhiều ngƣời. Trà đồng nghĩa với sự tỉnh táo, thƣ giãn, tĩnh tâm để mƣu điều thiện, tránh điều ác. Ngƣời Hàn Quốc không uống trà nhiều, uống đặc và liên tục vì quan niệm đây là triết học về sự tế nhị, thanh tao, sự giao hòa với thiên nhiên, sự ứng xử văn hóa. Về quy tắc uống trà trong tiệc trà Korean, khách phải chờ chủ nhà nâng chén trƣớc rồi mới nâng chén của mình sau tƣợng trƣng cho một lời cảm tạ sự tiếp đón của chủ nhà. Khi dùng trà, cầm chén quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén lên sát mũi để thƣởng thức hƣơng trà. Sau đó, tay che miệng, 82
chậm rãi hớp một ngụm nhỏ, nuốt khẽ cho hƣơng trà thoát ra đằng mũi, đồng thời đọng lại một phần trong cổ họng, nuốt nƣớc bọt tiếp lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận. Tùy từng tiệc trà cụ thể sẽ có bánh ăn kèm phù hợp với vị của trà. 3.4 Tác dụng của trà Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh rằng: trà có chứa một số thành phần sinh hoá có quan hệ mật thết với sức khoẻ của con ngƣời. Trà không chỉ có tác dụng giải nhiệt, làm sảng khoái tinh thần, giảm béo, giảm căng thẳng, giải độc, tỉnh rƣợu, sinh mồ hôi, sáng mắt, trị kiết lỵ...mà còn có công hiệu nhất định đối với một số bệnh hiện nay nhƣ ung thƣ, các bệnh về máu, nhiễm tia bức xạ...có thể thấy, trà có rất nhiều công hiệu, tác dụng rộng rãi, không loại nƣớc uống nào có thể thay thế. 3.5 Các loại tiệc trà phổ biến ở Hàn Quốc Hàn Quốc có ít nhất 15 loại tiệc trà nổi tiếng, trong đó có: - Tiệc trà Đời Joseon tổ chức hàng năm trong triều đình - Tiệc trà đặc biệt Đời Joseon để đón khách nƣớc ngoài, phái đoàn ngoại quốc hay đám cƣới triều đình - Tiệc trà của Hoàng Hậu đặc biệt cho buổi truyền hình nhiều tập Korea dành cho bạn bè, gia đình, tuỳ tùng gồm riêng phái nữ, nhƣng thƣờng có cả Hoàng tử. Viện Văn hoá trà Panyaro ở Korea chuyên trách phổ cập các nghi lễ tiệc trà hiện đại đƣợc thành lập bởi Danh nhân trà Hyodang, ngƣời đã dành suốt cả cuộc đời 60 năm để nghiên cứu những lời khuyến cáo của Danh nhân văn hoá Wonhyo dùng trà trong ngồi Thiền. Hyodang đã đóng góp nhiều công lao vào Văn hoá trà Korea bằng cuốn sách Văn hoá trà Korea, phƣơng pháp pha trà xanh Korea gọi là Panyaro, và Hiệp Hội chè Korea đầu tiên. Năm 1981 Viện Panyaro ra mắt công chúng và năm 1995 đã tổ chức khoá học đầu tiên về tổ chức bữa tiệc trà. Sau đó đã hoạt động mở lớp học hàng năm cho những ngƣời dân yêu thích uống trà. 4. So sánh văn hóa thƣởng trà Hàn Quốc và Việt Nam Ở Việt Nam văn hóa uống trà cũng đã xuất hiện từ lâu đời. Phong cách uống trà của ngƣời Việt Nam rất đa dạng không theo chuẩn mực nào, biểu hiện đầy đủ khía cạnh ngôn ngữ sâu xa trong văn hóa ứng xử đầy tính sáng tạo của ngƣời pha trà và ngƣời đƣợc mời uống trà đã đƣợc nâng lên bậc nghệ thuật pha trà và văn hóa uống trà. Dƣới đây là một số nét khác biệt trong văn hóa thƣởng trà của ngƣời Việt và ngƣời Hàn: Ở Việt Nam nƣớc dùng pha trà thƣờng phải là thứ nƣớc mƣa đƣợc hứng giữa trời, hay từ các suối nguồn tự nhiên, cầu kỳ hơn nữa là thứ sƣơng đọng trên lá sen vào buổi sớm mai. Cách đun nƣớc cũng phải phải đảm bảo giữ đƣợc độ thanh tĩnh và không làm ảnh hƣởng đến hƣơng vị của trà (ngƣời Việt gọi là nhất thủy, nhì trà ) tức là việc dùng trà mộc hay trà hƣơng. Trong phƣơng pháp pha trà của ngƣời Hàn thì nƣớc pha trà bắt buộc phải dùng 83
nƣớc suối, bởi họ cho rằng nƣớc suối là nƣớc tinh khiết, bắt nguồn từ thiên nhiên nên giữ đƣợc vị nồng ấm tƣơi ngon của trà. Nƣớc pha trà là nƣớc suối mới lấy về, nƣớc càng đầu nguồn thì vị trà lại càng ngon. Ngƣời Việt dùng trà nguyên thủy (trà mộc chƣa đƣợc ƣớp với nhiều nguyên liệu khác nhau thành trà sen, trà sói, trà bạch ngọc (ƣớp hƣơng từ năm loại hoa màu trắng: nhài, cúc trắng, bông bạch, mộc và ngọc lan); trà mật ong, trà long nhãn, trà nhân sâm... Mỗi loại trà làm nên một hƣơng vị khác nhau, trong đó trà sen là thứ trà quý nhất, ngày xƣa chỉ dành cho bậc vua chúa thƣởng thức. Còn ngƣời Hàn Quốc thích uống trà xanh vì theo họ trà xanh để tự nhiên là giữ đƣợc nguyên vị ngọt chát của trà. Chính vì thế họ lựa chọn trà xanh rất cẩn thận, phải là trà búp nhỏ đồng đều, màu xanh tƣơi tự nhiên. Sau này ngƣời ta hay dùng trà xanh ƣớp các hƣơng khác nhau nhƣ hƣơng quế, hƣơng hoa cúc bên cạnh đó còn có trà sâm. Về trà cụ của ngƣời Việt thì thƣờng bao gồm bình pha trà, 1 chén tống để chuyên trà, 1 khay, 1 thuyền ngâm bình vào nƣớc nóng trƣớc khi pha, 1 hộp đựng trà, 1 thìa gỗ hoặc tre múc trà. Ngƣời Hàn khi thƣởng trà còn kèm thêm cả lò nhỏ nấu nƣớc, gáo nhỏ múc nƣớc, chổi đánh trà, khăn lau bát và trà cụ khác. Ở Việt Nam các loại bánh dùng kèm khi uống trà thƣờng là bánh đậu xanh, bánh cốm, bánh quy, kẹo lạc...còn ở Hàn Quốc thì kèm theo các loại bánh có hình dạng và màu sắc đa dạng theo mùa. Về không gian thƣởng trà ở Việt Nam thì không đòi hỏi 1 phòng trà riêng cho việc thƣởng trà còn ở Hàn Quốc thì trà thất mang nhiều kiến trúc khác nhau, bày trí phù hợp với dụng ý của gia chủ và tùy thuộc theo mùa, thƣờng thì nó là một phòng khách yên tĩnh. Không gian trà đƣợc sắp xếp trong bầu không khí thật sự thanh nhã, gần gũi với thiên nhiên. Ngƣời Hàn quốc thƣờng mặc y phục cổ truyền khi uống trà. Một buổi tiệc trà của ngƣời Việt thƣờng kết hợp 2 yếu tố là hòa và kính. Hòa là thể hiện sự bình đẳng của con ngƣời trƣớc chén trà xanh. Kính là kính trọng ngƣời lớn tuổi, kính trọng ngƣời trên và luôn giữ một thái độ khiêm nhƣờng. Với ngƣời Hàn thì buổi tiệc trà phải là sự kết hợp đầy đủ của 4 yếu tố: Hòa, kính, thanh, tịch. Hòa có nghĩa sự hài hòa, hòa hợp giữa trà nhân với trà thất, sự hòa hợp giữa các trà nhân với nhau, sự hài hòa giữa trà nhân với các dụng cụ pha trà. Kính là lòng kính trọng, sự tôn kính của trà nhân với mọi sự vật và con ngƣời, là sự tri ân cuộc sống. Thanh là sự thanh thản, tĩnh tại của tâm hồn khi lòng khi sự tôn kính dành cho vạn vật không còn tồn tại sự phân biệt."tịch là khi lòng thanh thản, yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tịch lặng, dù sống giữa muôn ngƣời cũng nhƣ sống giữa nơi am thất vắng vẻ tịch liêu. C. Kết luận Một tách trà thơm từ lâu đã là quà đón khách, là tâm tình của chủ nhà với khách viếng thăm, nó còn mang giá trị tinh thần văn hoá sâu sắc, một nét ẩm thực đặc trƣng. Cầu kỳ mà độc đáo, tinh tế, từ lâu nghệ thuật trà đạo đã trở thành nét văn hóa đặc trƣng của con ngƣời 84
phƣơng Đông khép kín nói chung và của ngƣời Hàn Quốc nói riêng. Vì vậy qua bài giới thiệu về nghệ thuật trà đạo Hàn Quốc, tôi mong rằng bạn sẽ thêm hiểu hơn và yêu quý xứ sở kim chi xinh đẹp này. Trong quá trình soạn thảo bài nghiên cứu khoa hoc, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ và giúp đỡ của cô giáo và các bạn. Hi vọng bài luận này của tôi sẽ góp phần giúp ngƣời đọc hiểu thêm về một nét văn hóa - một nét tâm hồn của ngƣời Hàn quốc.. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://www.ecac.vn/du-lich/1805-nghien-cuu-tra-dao-han-quoc.html 2. http://www.trathienson.com/van-hoa-thuong-tra-o-han-quoc/ 3. http://foodvn.vn/cafe-kem/nguyet-my-tra-dao-nhat-han-trung-2584.html 4. http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/anh/bieu-dien-tra-dao-trung-nhat-han-2178558.html 5. http://gaolut.vn/am-thuc/thuong-tra-trong-van-hoa-han-quoc-450.html 6. http://hkpdtq2012.edu.vn/du-lich/24032-phong-tuc-tra-dao-truyen-thong-xu-han.html 7. http://bachhactra.vn/tra-dao-kieu-han-quoc/a18360.html 8. http://phatgiao.org.vn/van-hoa/201311/tra-dao-ha-n-quo-c-12628/ 9. http://baydihanquoc.vn/4-176-van-hoa-tra-tra-dao-cua-xu-so-nhan-sam-han-quoc 10. http://vi.wikipedia.org/wiki/tr%c3%a0_%c4%91%e1%ba%a1o_tri%e1%bb%81u_ti% C3%AAn 11. http://diendan.hanquochoc.edu.vn/topic/tra_dao_truyen_thong_nhat_ban_va_han_quoc- 336.aspx 12. http://www.ecac.vn/du-lich/1858-nghi-thuc-tra-dao-han-quoc.html 13. http://atlantic.edu.vn/van-hoa-thuong-tra-o-han-quoc-5405 14. http://www.dulichvietnam.com.vn/phong-tuc-uong-tra-cua-nguoi-han-quoc.html 15. http://gaolut.vn/am-thuc/thuong-tra-trong-van-hoa-han-quoc-450.html 85
A. PHẦN I: MỞ ĐÂ U 1. Mục đích nghiên cứu KIM CHI- KHÔNG CHỈ LÀ ẨM THỰC SVTH: Dương Hoài Thu, Hoàng Hà Quỳnh, Vũ Huy Nghĩa GVHD: Lê Thị Hương Ngƣời Việt Nam và ngƣời Á đông có thói quen (thói quen, tập quán là văn hóa) chào nhau bằng cách hỏi: Ông ăn cơm chƣa? Bác đi đâu đấy? Bà đang làm gì đấy? Hỏi mà không cần nghe câu trả lời, đó chỉ là cách thức chào, không phải thật sự muốn biết ngƣời đƣợc hỏi ăn cơm chƣa; đi đâu; hay đang làm gì. Khi trả lời, ngƣời ta có thể đáp lại một cách không đích xác, hoặc không trả lời. Nếu dịch những câu hỏi trên sang tiếng Anh, tiếng Pháp thì sẽ là những câu hỏi rõ ràng, cần phải trả lời. Nếu chúng ta chào hỏi ngƣời Pháp ngƣời Mỹ những câu nhƣ thế có thể có sự hiểu lầm, vì họ chào nhau bằng những câu nhƣ: Bon soir, Good morning... (chỉ hiểu đơn giản là Xin chào ) Những điểm nói trên cho thấy yếu tố văn hóa có vai trò quan trọng trong giao thiệp, tiếp xúc, đặc biệt là trong tiếp xúc văn hóa. Chẳng thế mà ngƣời Pháp đã kết luận: Mọi bí mật đều nằm trong ngôn ngữ (Tout mystère se trouve dans le langage ). Vì thế, thật là thiếu sót lớn khi đi vào nghiên cứu về một quốc gi a, dân tô c (cụ thể ở đây là nghiên cứu thông qua phƣơng tiện ngôn ngƣ ) nhƣng lại bo quên phƣơng tiện văn ho a. Văn ho a dân tô c, nếu nói một cách hoa mĩ chính là cái nôi của văn minh nhân loại, nhƣng nếu hiểu mô t cách đơn giản, đó là toàn bộ những giá trị tốt đẹp lâu đời, là quốc hồn quốc túy của dân tộc mà thông qua đo ta thấu hiểu phần nào nhƣ ng vẻ đẹp về đất nƣớc con ngƣời nơi ấy đƣợc chắt lo c tinh túy qua bao thế hệ. Ngôn ngữ là phƣơng tiện chuyên chở văn hóa và văn hóa chứa đựng trong ngôn ngữ - đo chi nh là mô t quy luật bất biến. Và, Hàn Quốc nói riêng hay các quốc gia khác nói chung cũng không bao giờ nằm ngoài quy luật văn hóa ngôn ngƣ ấy. Tƣ khi bắt đầu làm q uen đến khi thƣ c sƣ phải lòng tiếng Hàn, chúng tôi đã dần nhận ra tìm hiểu văn hóa là một trách nhiệm song song không thể tách rời đô i với mô i sinh viên khoa ngôn ngƣ. Cũng chính vì thế, bài nghiên cứu này ra đời không nằm ngoài mục đích cung cấp những hiểu biết cơ bản nhất về kim chi để thông qua đo giu p mo i ngƣời co cái nhi n đa chiều hơn về văn ho a kim chi no i riêng và đất nƣớc con ngƣời Hàn Quô c no i chung. Văn ho a Hàn Quô c gắn liền với áo truyền thống Hanbok, nhạc tế lễ Jongmyo, múa mặt nạ Talchum, cu ng rất nhiều nét đặc trƣng văn ho a khác ; song, trên tất cả, trong phạm vi bài báo cáo này, chúng tôi muốn nhìn nhận Hàn Quốc ở một khía cạnh khác khía cạnh ẩm thực thông qua một số nghiên cứu cơ bản về kim chi nét văn hóa ẩm thực đặc sắc cu a đất nƣớc cu sâm. Không phải ngẫu nhiên Hàn Quô c đƣợc mệnh danh là xƣ sở kim chi. Nếu ngƣời 86
Nhật Bản tƣ hào với văn ho a trà đạ o và tinh thần vo si đạo Samurai thi ngƣời Hàn Quô c cũng có một niềm tự hào vô cùng to lớn với món kim chi truyền thống. Kim chi - ở một khía cạnh nào đó (nhƣ khi a cạnh tinh thần ) không thuần tu y chi là mô t mo n ăn, mà hơn thế còn là văn hóa và là niềm tự hào dân tộc. Thậm chi Chi nh phu Hàn Quô c co n tuyên bô kim chi là quô c bảo. Tuy nhiên, có một câu hỏi chung đƣợc đặt ra là, giƣ a hàng ngàn mo n ăn cầu ki, đặc sắc, giƣ a vô vàn nét đẹp trong văn ho a ẩm thƣ c, lý do gì khiến kim chi trở thành quô c hô n quô c tu y cu a Hàn Quô c - mô t đất nƣớc nô i tiếng với nền ẩm thƣ c đô c đáo, tinh tế và lâu đời? 2. Phạm vi nghiên cứu và phƣơng thức nghiên cứu Dƣ a trên ti nh chất cu a mô t bài báo cáo cơ bản nhất, dƣới đây chu ng tôi xin đề cập đến kim chi dƣới các khi a cạnh : lịch sử ra đời, quá trình hình thành và phát triển ; giá trị ẩm thƣ c và giá tri tinh thần. Bài báo cáo đƣợc thực hi ện trên hình thức : thu thập, thô ng kê, phân ti ch thông tin và tô ng hợp, có tham khảo thêm ở các tài liệu sách báo có liên quan và internet, B. PHẦN 2: GIA I QUYÊ T VÂ N ĐÊ Kim chi (Hangeul: 김치, La-tinh hóa: gimchi hoặc kimchee) là một món ăn truyền thống của ngƣời Triều Tiên (Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên). Thời xƣa trong tiếng Triều Tiên t hƣờng đƣợc phát âm là chim-chae (Hangeul: 침채 ; chữ Hán: 沈菜 ), nghĩa là rau củ ngâm". (1) 1. Lịch sử ra đời của kim chi 1.1. Nguyên nhân ra đời Hàn Quô c co khi hậu ôn đới nên không co điều kiện thuận lợi để trô ng bất cƣ loại rau nào vào mùa lạnh ; ngoài ra, mùa đông rất khắc nghiệt với những ngày nhiệt độ xuống tới âm độ kéo dài và đi a hi nh chu yếu là đô i nu i đã tạo nên n hƣ ng kho khăn không nho trong việc trô ng tro t cu ng nhƣ tiến hành các hoạt đô ng nông nghiệp khác. Vì thế, kim chi ra đời đơn giản chi là mô t hi nh thƣ c bảo quản thƣ c phẩm (rau cu ) cho mùa đông lạnh kéo dài. Bên cạnh đo, rau cải từ thời xƣa đã phổ biến ở Hàn quốc, nơi mà nông nghiệp là hoạt động chủ yếu. Ngƣời Hàn quốc co n có công nghệ đặc biệt về làm mắm từ cá. Ở Hàn Quốc, bắp cải Trung quốc (Bassica) vốn rất thích hợp làm Kim chi cu ng đƣợc trồng rất rộng rãi. Tƣ tất cả những lý do trên, kim chi ra đời cu ng với công nghệ muô i rau cu trở thành mô t lẽ tất yếu trong tiến tri nh phát triển văn ho a. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển. 1.2.1. Kim chi nga y ca ng phát triển theo thời gian Thế kỷ thứ VII: xuất hiện cách thƣ c bảo quản thƣ c phẩm bằng ủ men, loại kim chi đầu 87
tiên ra đời. Theo ghi chép đƣợc tìm thấy trong cuốn Kinh Thi, kimchi ban đầu đƣợc gọi là ji với nghĩa gốc là ngâm, tẩm thấm. Những nghiên cứu về món ăn này cũng chỉ ra rằng kimchi đã trải qua một số tên gọi nhƣ shimchae (rau muối) dimchae kimchae kimchi, do việc thay đổi ngữ âm theo thời gian. Trong suốt một thời gian dài sau đo, kim chi đơn thuần chỉ đƣợc coi nhƣ một loại rau muối thông thƣờng, không có ớt đỏ. Và loại kim chi phổ biến trong thời gian đó là củ cải đƣợc ngâm trong nƣớc muối chứ không phải là cải thảo. Từ thế kỷ thứ XXII, ngƣời dân xứ Hàn mới bắt đầu biến tấu và bổ sung thêm nhiều loại gia vị khác nhau. Thế kỷ XXVIII: ớt đỏ mới bắt đầu đƣợc sử dụng nhƣ một thành phần chính để làm nên kim chi. Ngày nay : Kim chi phong phu, đa dạng và phát triển rƣ c rỡ song vẫn giƣ gần nhƣ nguyên vẹn hƣơng vi kim chi truyền thô ng. 1.2.2. Bên ca nh đo, kim chi co n gắn liền với lịch sử các thời đại của Hàn Quốc. Thời Goryeo (918-1392): kim chi đƣợc thêm vào nhiều thành phần nhƣ tỏi, nấm thông, củ cải lớn và loại bắp cải nổi tiếng của Trung Quốc (thƣờng gọi là cải thảo). Vị ngọt của kim chi cũng ra đời từ đây, cũng chính ở giai đoạn này, kim chi bắt đầu đƣợc nhiều ngƣời sử dụng nhƣ một loại thực phẩm hàng ngày chứ không chỉ là món ăn lƣu trữ trong mùa đông. Triều đại Joseon (1392-1910): kim chi trở nên đa dạng hơn. Muối không còn là chất bảo quản duy nhất mà món ăn này cũng có thể đƣợc bảo quản trong nƣớc tƣơng. Là triều đại có nhiều biến động trong lịch sử Hàn Quốc, Joseon cũng kéo theo những sự thay đổi lớn về ẩm thực với nhiều loại kim chi mới ra đời. Ớt đỏ cũng bắt đầu xuất hiện và trở thành thành phần chính không thể thiếu của kim chi. Sự kết hợp giữa vị cay của ớt, vị mặn của muối, vị ngọt của cải thảo cùng nhau làm nên hƣơng vị nổi tiếng của kim chi mà chúng ta thƣởng thức ngày nay. Tính đến năm 1827: Hàn Quốc đã có đến 92 loại kim chi khác nhau, trong số đó có cả những món cá lên men kim chi vô cùng độc đáo. Tính đến ngày nay: kim chi ở Hàn Quốc đã có tới hơn 200 loại khác nhau. 1.2.3. Kim chi pha t triển do c theo đâ t nƣớc Ha n Quô c. Kim chi vào mùa đông rất khác nhau tùy thuộc vào khu vực do những khí hậu khác nhau. Ở miền Bắc khí hậu lạnh, ngƣời ta thƣờng dùng ít muối, làm thành những món kim chi mỏng và tƣơi, mắm cá và nƣớc súp cũng đƣợc sử dụng để có vị mặn ƣa thích mà nếu nhƣ chỉ dùng muối ta sẽ không có đƣợc. Vì thế kim chi ở miền Bắc nhiều nƣớc mỏng và tƣơi. 88
Trong khi ở miền Nam khí hậu ấm áp hơn, ngƣời ta sử dụng nhiều muối hơn để giữ cho kim chi đƣợc lâu hơn, nên kim chi ở miền Nam thi dày, ít nƣớc nhiều gia vị, có màu đỏ do thêm ớt đỏ và nƣớc súp. Cụ thể Miền bắc Hamkyeong: kim chi ở vùng này thì cay nồng và nhiều nƣớc nhƣng không mặn. Khi đƣợc lên men tốt kim chi có vị nhạt và chua. Ngƣời ta thƣờng dùng kim chi củ cải cùng với cải thảo, ở vùng này ngƣời ta không dùng mắm cá mà thay vào đó ngƣời ta sử dụng cá tuyết hoặc cá bơn cùng với bột ớt đỏ để cho vào cải thảo. Pyeongan: kim chi ở vùng này thì mặn và nhiều nƣớc. Củ cải và cải thảo có thể sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp cùng nhau. Ngƣời ta thƣờng thêm vào một số thứ: gừng, hành lá, bột ớt đỏ, ớt đỏ xắt nhỏ, con trai và tôm. Sau đó những loại cá muối nhƣ hairtail muối, corvine vàng muối và tôm muối cũng đƣợc cho vào. Tuy nhiên nên tránh việc sử dụng quá nhiều bột ớt đỏ. Không cho quá nhiều nƣớc muối nhƣ vùng Hamkyeong mà thay vào đó ngƣời ta để nguội súp thịt bò đã đƣợc nấu sôi và loại bỏ lớp chất béo trên bề mặt. Đổ nƣớc súp trong lúc cho vào 1 ít muối. Khi kim chi chín ta có thể sử dụng nó với mì sợi. Hwanghae: kim chi ở vùng này có vị gần giống với kim chi ở Seoul, Kueonggi bởi vì những vùng này nằm dọc bờ biển phía tây của Hàn Quốc và có ít sự khác nhau về khí hậu. Sự khác nhau lớn nhất là loại kim chi này có hƣơng vị nhƣ là bundi (kim chi bí ngô) và gosu (kim chi cải thảo). Để làm kim chi bí ngô, bí ngô đƣợc ngâm trong nƣớc muối sau đó cắt nó ra thành những miếng lớn và thêm muối vào trƣớc khi lên men. Ở vùng này kim chi bí ngô đun chín đƣợc sử dụng cho kim chi chiage, tuy nhiên mọi ngƣời không dùng bí ngô non hoặc bundi. Tôm muối và corvine muối là những dạng cá muối đƣợc sử dụng nhiều nhất. Chúng có vị không mặn mà cũng không nhạt với đủ lƣợng nƣớc súp. Kangwon: kim chi ở đây không chứa quá nhiều cá muối, thay vào đó nó chứa cá tuyết tƣơi và mực ống. Mọi ngƣời ở khu vực này thƣờng thêm vào củ cải bên cạnh cải thảo khi làm kim chi. Seoul- kyeong-gi: thông thƣờng kim chi ở khu vực này không mặn cũng không nhạt. Mọi loại kim chi có thể đƣợc tìm thấy ở đây. Tôm muối và yellow corvine muối là loại cá muối đƣợc sử dụng nhiều nhất ở đây. Vì có nhiều ngƣời ở nhiều nơi khác nhau tập trung ở đây nên họ phải tập cách sử dụng nhiều loại cá khác nhau. Miền Nam Chungcheong: đƣợc ƣớp muối và không có nhiều nguyên liệu phụ và phụ gia nhƣ ở Seoul. Cải xoong Hàn Quốc, hành lá, ớt ngâm chua và 1 loại tảo biển thƣờng đƣợc sử dụng làm rau. Củ cải và cải thảo để nguyên không cắt, gia vị sẽ đƣợc ƣớp vào giữa khi xếp vào hộp, món cải thảo muối chua này đƣợc gọi là moo jjangi. Sokpakchi, 1 hỗn hợp của củ cải và cải thảo đƣợc cắt lớn ƣớp gia vị và ngâm trong nƣớc sốt làm từ cá ƣớp muối. 89
Kyeongsan: thƣờng sử dụng tỏi và ớt chứ không dùng gừng. Họ ƣớp cải thảo với nhiều muối sau đó vắt nhẹ để tách bớt nƣớc khỏi cải thảo đã lên men. Họ còn dùng nhiều cá ƣớp muối đặc biệt là loại nƣớc sốt trông nhƣ nƣớc tƣơng và có màu đỏ khi lên men đúng lúc. Cheolla: đƣợc ƣớp nhiều gia vị nên hƣơng vị kim chi ở đây đậm đà nhất, đặc biệt là vị mặn và cay. Ngƣời ta còn cho thêm vào kim chi rau húng cá biển và nhiều loai hải sản khác vốn rất dồi dào ở vùng đất duyên hải này. Các loại gia vị thƣờng dùng là ớt bột, hạt vừng và hạt dẻ xắt vụn để trang trí lúc sau cùng. Ớt bột không đƣợc sử dụng trực tiếp mà đƣợc hòa cùng nƣớc sốt của cá ƣớp muối tạo nên 1 loại sốt đậm đà rồi mới đi ƣớp kim chi. Jeju: ở miền đất miền nam ấm áp này không có mùa kimjang, ngƣời ta cũng không cần quá nhiều loại kim chi hay dự trữ kim chi trong thời gian dài. Món kim chi thông dụng là Dongchi làm từ cải thảo còn sót lại trên đồng.(3) Nhƣ vậy, kim chi không chi phát triển theo thời gian, mà còn mở rộng theo không gian và theo tƣ ng vu ng miền. Cũng chính nhờ sự phát triển rực rỡ đó, Bảo tàng kim chi đã đƣợc xây dƣ ng ở Seoul - thủ đô Hàn Quốc để trƣng bày các loại kim chi khác nhau cùng với những thông tin về lịch sử cũng nhƣ những tác dụng của món ăn này. 2. Kim chi trong gia tri â m thƣ c 2.1. Thành phần và bí quyết truyền thống 2.1.1. Thành phần Thành phần nguyên liệu để chế biến kim chi gô m : cải thảo, củ cải, tỏi, ớt, hành, cá mƣ c, tôm, sò, hoặc hải sản khác, gƣ ng, muô i ăn, và đƣờng, Các loại kim chi khác nhau có bổ sung hoặc bớt đi các thành phần khác nhau. Ví dụ nhƣ kim chi kkakdugi làm bằng củ cải và không dùng cải thảo, và kim chi oisobaegi làm từ dƣa chuô t. Kim chi kkaennip làm bằng lá kkaennip muối trong xi dầu, ớt, tỏi, hành và các gia vị khác. Bảo tàng về kim chi ở Seoul đã ghi nhận 187 loại kim chi từ xƣa đến nay. Nếu không có cải thảo hoặc cảm thấy loại cải thảo Triều Tiên có mùi quá hăng, ngƣời ta có thể làm kim chi từ bắp cải thƣờng, nhƣng ít khi. Mùi vị của kim chi làm theo kiểu này có xu hƣớng nhẹ hơn và ít cay. 2.1.2. Bí quyết truyền thống Việc đầu tiên trong quá trình chế biến kim chi là làm sạch bắp cải. Ngƣời ta lột bỏ những lớp lá úa, hƣ bên ngoài, chừa lại phần tốt bên trong rồi chẻ nó ra làm đôi. Công đoạn tiếp theo là mang bắp cải đi rửa. (Ở đảo Geomun, ngƣời ta thƣờng dùng nƣớc biển để rửa bắp cải. Họ cho rằng, việc này cũng nhằm muối bắp cải theo cách tự nhiên và tiết kiệm). 90
Khi muối bắp cải, ngƣời ta sử dụng muối đƣợc kết tinh từ nƣớc phơi dƣới ánh nắng mặt trời. Từ việc thu hoạch, rửa đến muối bắp cải đều rất vất vả. Đƣợc thiên nhiên hào phóng ban cho nhiều loại hải sản ngon, nên dân đảo Geomun dùng nƣớc mắm làm từ cá trổng và cá thu tƣơi để làm kim chi. Chúng tạo nên mùi vị đặc biệt cho món ăn này. Cá thu cũng là một nguyên liệu quan trọng để làm tăng mùi vị của kim chi. Loài cá này là một sản vật của địa phƣơng. Ngƣời ta dùng cá thu tƣơi, cắt làm đôi rồi luộc trong nồi nƣớc dùng đang sôi cho đến khi thịt cá rã ra hết chỉ còn lại xƣơng. Tất cả tạo nên mô t mo n kim chi đầy đu hƣơng,vị,sắc. 2.2. Ảnh hƣởng của kim chi đối với sức kho e 2.2.1. Tích cƣ c Kim chi Hàn Quốc và cà muối Việt Nam trong mối tƣơng quan về giá trị sức khỏe Kim chi Hàn Quốc hay cà muối dƣa muối Việt Nam đều đƣợc làm theo công thức của thực phẩm lên men, nên nhìn chung cả 2 loại thực phẩm này đều đem lại những giá trị nhất định của hình thức chế biến rau củ này nhƣ: tốt cho hệ tiêu hóa, bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn, tăng cƣờng trao đổi chất trong cơ thể hay kích thích ngon miệng,... Theo ông Alan(Giáo sƣ dinh dƣỡng-anh Quốc), ngày càng có nhiều nghiên cứu xác định quá trình lên men có thể tạo ra các hóa chất có hoạt chất sinh học mới liên quan đến các chất hóa học tuyệt vời có nguồn gốc thực vật. Sự kết hợp mới giữa những chất có cấu trúc gần giống nhau này có thể tạo ra nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe", Tiến sĩ Logan nói. Các phát hiện mới hé lộ cách thức mà quá trình lên men làm biến đổi thực phẩm, cách thức các hóa chất có lợi trong thực phẩm đƣợc tăng cƣờng trong quá trình lên men và cách thức hình thành các chất có nguồn gốc thực vật vốn có thể tác động đến hệ vi sinh trong ruột. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh các vi khuẩn và vi sinh vật có lợi trong ruột có thể tác động tích cực đến chức năng não, bằng cả con đƣờng trực tiếp và gián tiếp. Trong khi đó, nghiên cứu khác chỉ ra mối liên hệ giữa thói quen tiêu thụ các món dƣa chua truyền thống với việc giảm nguy cơ mắc các chứng rối loạn sức khỏe tâm thần, đặc biệt là trầm cảm và lo âu. Không chỉ vậy, việc chế biến rau củ thành dƣa chua còn giúp tăng cƣờng chất lƣợng prôtêin và lợi ích sinh học của các vitamin nhóm B kiểm soát tâm trạng, magiê và kẽm. Đáng chú ý là đã có bằng chứng rõ ràng cho thấy chủng vi khuẩn Lactobacillus lấy từ các món muối rau truyền thống tạo ra những tác động về mặt sinh học theo những cách khác. Chẳng hạn, khi đƣợc tiêu hóa, các chủng vi khuẩn Lactobacillus có nguồn gốc thực vật tạo ra chất chống ôxy hóa mạnh nhằm bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện 35% vi khuẩn lactic từ trái cây và rau củ tƣơi có thể tồn tại trong môi trƣờng axít của dạ dày. Mặc dù không khẳng định tất cả các vi khuẩn này đều có đặc tính của men vi sinh probiotic, song các nhà khoa học cho rằng tiêu thụ các loại thực phẩm lên men 91
truyền thống nhƣ dƣa chua (hay kim chi) có thể làm tăng tính đa dạng của hệ vi sinh đƣờng ruột vốn có lợi cho sức khỏe. Kim chi Kim chi thƣờng đƣợc làm từ bắp cải, hành, tỏi, những loại rau quả tƣơi giàu vitamin A, B, cu ng các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Kim chi cũng nhƣ sữa chua hay các thƣ c phẩm lên men khác có chƣ a các men vi khuẩn sống có ích, giúp tăng khả năng tiêu hóa hấp thụ, loại trừ vi khuẩn có hại và các độc tố (quá trình lên men có thể phân hủy các độc tố có trong thực phẩm nhƣ cyanogenic glucosid có trong khoai mì, măng hay mycotoxin trong hạt ngũ cốc, giúp loại bỏ đƣợc 90-95% cyanogenic glucoside trong vòng 3 ngày. ), tạo ra chất dinh dƣỡng (quá trình lên men làm tăng hàm lƣợng một số vitamin), tăng sức đề kháng. Kim chi chứa nhiều ớt, chất xơ giu p tiêu ho a tô t và pho ng chô ng ung thƣ. Ở một số địa phƣơng ngƣời dân khi làm kim chi còn cho thêm mắm tôm, mắm cá. Vì vậy kim chi có một lƣợng protein cơ bản. Đặc biệt : Ở Đông Á, đôi khi ngƣời ta cho rằng số ca bệnh SARS ở Hàn Quốc không cao là do thói quen ăn nhiều kim chi, tuy rằng chƣa ai xác lập đƣợc mối liên hệ rõ ràng giữa việc ăn kim chi và sức đề kháng đối với SARS. Có một số bằng chứng cho thấy rằng kim chi có thể đƣợc dùng để chữa bệnh cúm cho gia cầm. Các nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Seoul nói rằng họ đã cho 13 con gà bị cúm ăn chất chiết từ kim chi - và một tuần sau, 11 con bắt đầu khỏi bệnh. Hiện không có bằng chứng nào về hiệu quả trên ngƣời. Dƣa muối Dƣa muối của Việt Nam cũng có thành phần từ rau củ lên men, dƣa cải muối hay còn gọi là dƣa cải muối chua, dƣa cải món là một món ăn dân dã, quen thuộc ở Việt Nam đƣợc chế biến theo cách thức làm dƣa muối bằng nguyên liệu chính là rau cải (cải bẹ xanh hay cải bẹ trắng hay lá cải củ). Dƣa cải chua là một món ăn quen thuộc của mỗi nhà và đƣợc bày bán khá thông dụng trong các tiệm cơm bụi, quán ăn, nhà hang, Ở nƣớc ngoài, ngƣời ta gọi dƣa cải là món Kim Chi vì giống cải khác và có thêm gia vị theo lối Hàn Quốc Món ăn này vào ngày Tết dùng với món thịt heo kho hoặc thịt kho măng, cải chua có thể dùng kèm thịt luộc, thịt đông. Trong trƣờng hợp trời nắng nóng, ăn canh dƣa nấu sƣờn, nấu thịt bò hay dùng dƣa kho cá ngừ, cá đối hoặc om cùng cá chép đều dễ ăn. Món này có thể ăn kèm thịt chân giò luộc hay canh dƣa bò ngoài ra còn có thể chế biến thành món thịt kho dƣa cải, cá hố kho dƣa cải. Đây là món ăn kèm, giải ngán cho những món quá nhiều dầu mỡ. Dƣa cải muối chua thƣờng kích thích vị giác (do có vị chua), nên tạo sự ngon miệng và thèm ăn. Tuy nhiên, loại thực phẩm này đƣợc làm chủ yếu từ các loại rau củ quả đã qua quá trình lên men và mất đi lƣợng vitamin cần thiết. 92
Nhìn chung, kim chi chứa nhiều thành phần dinh dƣỡng cũng nhƣ thành phần gia vị hơn dƣa muối, đặc biệt là ớt, hoa quả và hải sản, nên lợi ích của dƣa muối không có nhiều nhƣ Kim chi, mà chỉ làm tăng khẩu vị của các món ăn đi kèm và có 1 chút tác dụng trong việc tiêu hóa thức ăn nhờ vào các vi khuẩn trong quá trình lên men. Điều này cũng đƣợc tạp chí Sức khỏe của Mỹ (Health Magazine) khẳng định khi từng gọi kim chi là một trong năm thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhất của thế giới, với nhận định rằng món ăn này giàu vitamin, giúp tiêu hóa tốt, và thậm chí còn có thể có tác dụng phòng bệnh ung thƣ. Mở rộng: Bên cạnh đó, trong gía trị văn hóa, Dƣa muối Việt Nam là một món ăn rất bình thƣờng, dân dã, có mặt trong các bữa cơm hằng ngày. Đó chính là tƣợng trƣng cho những gì giản dị, hồn hậu nhất song cũng thân thƣơng nhất. Còn Kim chi, khác với dƣa muối - ngoài hình ảnh ấy, ở bối cảnh khác lại cũng là một thực phẩm cao cấp và xuất hiện cả trong văn hóa ẩm thực cung đình. Song dù là dƣa muối hay kim chi thì cũng đều mang trong mình những lợi ích nhất định ở những khía cạnh khác nhau. Kim chi và dƣa muối, nói cách khác, đã gói ghém những gì tinh túy nhất, gần gũi nhất trong đời sống dân tộc. 2.2.2. Tiêu cƣ c Tuy nhiên kim chi vẫn gây tranh ca i ở 1 sô hiệu ƣ ng xấu đô i với sƣ c kho e Trong một nghiên cứu vào tháng 6 năm 2005 về nguy cơ ung thƣ dạ dày, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc đã phát hiện rằng những ngƣời ăn nhiều kim chi có nguy cơ ung thƣ cao hơn 50% so với những ngƣời khác, họ cho rằng lƣợng kim chi tiêu thụ cao có thể chịu trách nhiệm cho thực tế là tỷ lệ ung thƣ dạ dày tại Hàn Quốc và Nhật Bản cao gấp đôi ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bột talc, một gia vị dùng trong món cơm tại hai nƣớc này cũng đƣợc coi là một nguyên nhân có thể. Một số nghiên cứu đã liên hệ việc ăn kim chi với nguy cơ thấp cho ung thƣ dạ dày, nhƣng các nghiên cứu khác lại liên hệ việc ăn một số loại kim chi (chứa củ cải) với nguy cơ ung thƣ cao. Chính độ muối cao trong kim chi và nƣớc mắm dùng làm gia vị cũng có thể là vấn đề, vì ăn nhiều muối có thể làm trầm trọng hơn các tình trạng bệnh lý chẳng hạn nhƣ cao huyết áp. Vấn đề về kí sinh trùng: Hàn Quốc nhập khẩu nhiều kim chi hơn là xuất khẩu, trong đó kim chi đƣợc nhập chủ yếu từ Trung Quô c. Năm 2005, ngƣời ta phát hiện ra rằng một tỷ lệ đáng kể kim chi Trung Quốc bị nhiễm trứng ki sinh tru ng. Điều này dẫn tới việc Hàn Quốc cấm nhập khẩu kim chi Trung Quốc. Tuy nhiên, vài ngày sau, ngƣời ta thấy rõ rằng một số loại kim chi Hàn Quốc cũng bị nhiễm trứng kí sinh trùng. Song, dù ở mặt nào đi nữa, chỉ cần dùng đúng và đu, điều đô và hợp lý thi kim chi vẫn sẽ là một thực phẩm có nhiều giá trị dinh dƣỡng và sức khỏe. 3. Kim chi trong gia tri văn ho a 3.1. Sƣ tô ng ho a tƣ nhiên trong nguyên ly la m kim chi Nguyên lý làm kim chi là sƣ tô ng ho mô t cách chặt chẽ song cu ng rất hài ho a. a cu a tƣ nhiên và tuân theo quy luật Âm dƣơng 93
Kim chi co hai thành phần rau chi nh là cu cải và cải thảo. Trong đo, cải thảo mọc trên mặt đất nên biểu thị tính dƣơng; còn củ cải mọc trong lòng đất sẽ biểu thị tính âm. Sự kết hợp giữa hai loại rau củ chính là sự kết hợp âm-dƣơng. Bên cạnh đo, nguyên lý hài ho a âm dƣơng trong ẩm thƣ c co n thể hiện ro trong tƣ ng nguyên liệu và gia vi làm nên mo n kim chi truyền thô ng. Màu cam, vàng trong cà rốt biểu thị dƣơng, song cu lại ở trong đất nên biểu thi ti nh âm ; nếu ớt đo co ti nh dƣơng thi to i với hành, để cân bằng và điều hòa cơ thể, lại có tính âm. Do đo, ngoài lý do thẩm mĩ và mùi vị, hầu hết các loại kim chi phải đảm bảo vị cay của ớt,tỏi và vị thơm nồng đặc trƣng của thực phẩm lên men, Nhƣ thế, không hề quá khi nhận đi nh thói quen ăn kim chi không những để kích thích khẩu vị, bổ sung chất dinh dƣỡng mà còn là một cách để điều hòa cơ thể. Đặc điểm này của kim chi cũng tƣơng đồng với nguyên tắc âm dƣơng trong văn hóa ẩm thực của ngƣời Việt. Để tạo ra những món ăn có sự cân bằng âm dƣơng, ngƣời Việt phân biệt thức ăn theo năm thức âm và dƣơng ứng với Ngũ Hành: Hàn (lạnh, âm nhiều là Th ủy), Nhiệt (nóng, dƣơng nhiều là H ỏa), Ôn (ấm, dƣơng ít là M ộc), Lƣơng (mát, âm ít là Kim ), Bình (trung tính là Th ổ). Theo đó, ngƣời Việt tuân thủ nghiêm ngặt luật âm dƣơng bù trừ và chuyển hóa khi chế biến. Điều đó lý giải tại sao chén nƣớc chấm của ngƣời Việt dung hòa cả đủ cả Ngũ Hành: Vị mặn (thủy) của nƣớc mắm, đắng (hỏa) của vỏ chanh, chua (mộc) của chanh giấm, cay (kim) của tiêu ớt. Để tạo ra sự quân bình âm dƣơng trong cơ thể, ngƣời Việt sử dụng thức ăn nhƣ vị thuốc với mục đích điều chỉnh sự mất quân bình âm dƣơng trong cơ thể. Chẳng hạn: Đau bụng nhiệt (dƣơng) cần ăn những thứ hàn (âm) nhƣ chè đậu đen, trứng gà lá mơ. Đau bụng hàn (âm) cần dùng các thứ nhiệt dƣơng nhƣ gừng, riềng. Để đảm bảo quân bình âm dƣơng giữa con ngƣời với môi trƣờng, ngƣời Việt có tập quán ăn uống theo mùa và vùng khí hậu. Việt Nam là xứ nóng (dƣơng) nên phần lớn nguồn thức ăn sử dụng hằng ngày đều thuộc loại bình, hàn âm nhƣ thực vật (rau, củ, quả ). Đồng thời, tính chất dƣơng của xứ nóng là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loài sản vật mang tính âm phát triển mạnh. Điều này chứng tỏ bản thân thiên nhiên cũng đã có sự cân bằng. Vào mùa hè, ngƣời Việt thích ăn rau quả, tôm ca (âm) hơn là mỡ thịt. Thức ăn thƣờng nhiều nƣớc (âm) và có vị chua (âm) với tác dụng vừa dễ tiêu hóa vừa giải nhiệt. Vào mùa đông, ngƣời Việt ở phía Bắc lại thích ăn thịt, mỡ vốn mang tính dƣơng nhằm giúp cơ thể chống rét. Ngƣời dân miền Trung ăn nhiều ớt (dƣơng) do thực phẩm của họ dồi dào hải sản biển có tính hàn, bình (âm) (2) Từ văn hóa ẩm thực mà cu thể là nguyên lý âm dƣơng trong kim chi cu ng nhƣ các món ăn Việt Nam, ta càng khẳng định vai trò của triết lý âm dƣơng thủy hỏa trong việc tổ chức vũ trụ và duy trì đời sống, tạo nên sự tổng hòa tự nhiên đầy đô c đáo và hài ho a. 94
3.2. Kim chi va gia tri văn ho a đời sô ng 3.2.1. Kim chi- văn ho a â m thƣ c Nhiều gia vị và cay là nét đặc trƣng của kim chi và trong bữa ăn của ngƣời Hàn Quốc không thể không có kim chi. Bữa ăn của ngƣời Hàn Quốc thƣờng gồm cơm, canh kim chi và đồ ăn mặn. Kim chi không phải là thức ăn chính nhƣng phần lớn ngƣời Hàn Quốc ngày nào cũng ăn kim chi dƣới nhiều dạng chế biến khác nhau. Theo kết quả tìm hiểu gần đây, có khoảng 95% số ngƣời Hàn Quốc ăn kim chi ít nhất 1 lần trong ngày. Bữa ăn sẽ không ngon nếu thiếu món ăn có màu đỏ bắt mắt này. Ngƣời Hàn thƣờng dùng kèm kim chi với cơm trắng. Cơm trắng không có nhiều mùi vị, kim chi có vị cay và mặn, nên khi dùng chung với nhau sẽ có sự kết hợp tuyệt vời. Trong văn hóa ẩm thực của ngƣời Hàn Quốc, cơm và kim chi là 2 món ăn cơ bản. Ngƣời ta làm kim chi thật nhiều để dùng qua hết những tháng mùa đông lạnh giá. Kim chi phổ biến rộng rãi trên khắp đất nƣớc và gần nhƣ đƣợc tất cả mọi ngƣời ƣa thích. Kim chi đƣợc làm từ 5 đến 20 loại nguyên liệu. Vì vậy, dù không có những món ăn kèm khác, bạn có thể ăn cơm chỉ với kim chi. Và bạn vẫn có cảm giác mình đang ăn nhiều món với nhiều mùi vị khác nhau. Đó là những mùi vị đã đƣợc lƣu truyền từ xƣa đến nay. Mặc dù là một món ăn đơn giản nhƣng ngƣời Hàn xem kim chi nhƣ một thứ không thể thiếu của cuộc sống. Kim chi đã tồn tại qua hàng trăm năm và hiện vẫn đóng vai trò cơ bản trong văn hóa ẩm thực của ngƣời dân nơi này. 3.2.2. Kim chi - văn ho a giao tiếp Kim chi đối với ngƣời Hàn Quốc ngoài ý nghĩa là văn hoá ẩm thực còn mang một ý nghĩa khác đó là sự tiếp cận với văn hoá giao tiếp. Đây là một nét văn hoá vô cùng độc đáo của Hàn Quốc và đƣợc thể hiện ở ba khía cạnh, Kim chi dùng làm quà để biếu tặng nhau; Dậy cách làm Kim chi để cầu thân; Các gia đình luân phiên nhau để làm Kim chi nhằm tạo ra mối liên kết cộng đồng chặt chẽ. Thứ nhất: Kim chi dùng để làm quà biếu nhau để tạo nên sự thân tình giữa mọi ngƣời. Kim chi đƣợc ngƣời Hàn Quốc dùng làm quà tặng nhau đã trở thành một biểu tƣợng cho mối giao tình (từ dùng của TS Lý Sơn Nhi. Ngƣời tặng Kim chi muốn thông qua Kim chi để gửi tặng tình cảm của mình cho ngƣời nhận và ngƣời nhận Kim chi đón nhận tình cảm thân thiện đó thông qua việc nhận Kim chi. Ngoài ra, ngƣời Hàn Quốc còn mời nhau tới nhà để thƣởng thức Kim chi do chính chủ nhà làm ra. Điều này thể hiện một khía cạnh rất hay trong văn hoá ứng xử của Hàn Quốc. Thông qua đó khách và gia chủ càng thắt chặt thêm mối thân tình có từ trƣớc. Thứ hai: Dạy cách làm Kim chi đ ể cầu thân, ở góc độ này Kim chi trở thành một nội dung tri thức. Mặc dù Kim chi là một món ăn bình dị, thân thuộc của ngƣời Hàn Quốc nhƣng không phải ai cũng làm đƣợc vì nguyên tắc làm Kim Chi rất chặt chẽ và phải tuân thủ đúng các quy trình chế biến, bảo quản. Đồng thời không phải bất cứ loại Kim chi nào 95
cũng có thể ăn với bất kỳ một loại thức ăn khác v.v Do đó, không phải ngƣời phụ nữ nào cũng có đủ khả năng để làm Kim chi. Chính vì những lý do trên mà phụ nữ Hàn Quốc đã phải học hỏi lẫn nhau, cùng nhau làm Kim chi, cùng nhau thƣởng thức Kim chi, cùng nhau rút ra những tri thức kinh nghiệm để làm Kim chi. Tất cả những sinh hoạt trên dần dần trở thành một nếp, một thói quen trong cuộc sống của ngƣời Hàn Quốc và rất tự nhiên- thói quen này đã trở thành một hành động giao tiếp không thể thiếu đƣợc trong đời sống của ngƣời Hàn Quốc. Thứ ba: Ở góc độ ứng xử này thì Kim chi đã trở thành một hoạt động mang tính đổi công, luân phiên nhau một cách hoàn toàn tự nguyện, vui vẻ giữa các gia đình nhằm thắt chặt hơn tính cộng đồng trong xã hội Hàn Quốc. Đặc biệt, kim chi co n cho thấy ý nghi a kết nô i cô ng đô ng cu a no thông qua hi nh thƣ c muôi kim chi trong mu a Kimjang. (Nói cách khác chính là Văn hóa giao tiếp cộng đồng) Hàng năm, vào cuối mùa thu khi mà thời tiết bắt đầu trở lên lạnh hơn thì các gia đình Hàn Quốc bắt đầu muối Kim chi với một số lƣợng rất nhiều để chuẩn bị thức ăn cho mùa đông. Thời gian muối Kim chi với một số lƣợng lớn để dự trữ cho mùa đông đƣợc gọi là mùa Kimjang. Theo truyền thống, Kimjang là sự kiện đƣợc diễn ra hàng năm ở Hàn Quốc. Hiện nay đã có nhà kính để trồng rau phục vụ cho nhu cầu của ngƣời dân về mùa đông nhƣng Kimjang vẫn diễn ra. Trong mùa làm Kimjang, mỗi gia đình lớn ở Hàn Quốc phải sử dụng tới 200 cây cải thảo và rất nhiều gia vị khác kèm theo, vì vậy các gia đình Hàn Quốc đã giúp đỡ nhau làm Kimjang. Ở Hàn Quốc vào mùa làm Kimjang rất hiếm khi thấy một gia đình làm riêng lẻ, đơn độc mà thƣờng thì các phụ nữ Hàn Quốc tập trung lại để làm Kimjang cho một nhà sau đó lại chuyển sang làm cho một nhà khác và cứ lần lƣợt nhƣ thế cho đến hết. Với hình thức này thì làm Kimjang không phải là một công việc đơn thuần nữa mà nó dƣờng nhƣ đã trở thành một ngày hội trong cuộc sống của ngƣời Hàn Quốc. Ở đó mọi ngƣời vừa làm Kimjang vừa có dịp để gặp mặt trò chuyện, trao đổi mọi vấn đề với nhau và từ đó tình cảm giữa gia đình này với gia đình khác đƣợc nhân lên và trên hết công việc làm Kimjang còn có ý nghĩa liên kết, gắn kết mọi ngƣời với nhau trong một cộng đồng. Sau khi làm xong, ngƣời Hàn Quốc còn tặng nhau Kim Chi- thành quả vừa làm- để cùng nhau chia sẻ thành quả lao động và để thắt chặt hơn tình cảm của cộng đồng. Và vào đ ầu tháng 12 Ủy ban Di sản phi vật thể của UNESCO tổ chức cuộc họp tại thur đô Baku, Cộng hòa Azerbaijan, UNESCO đánh giá văn hóa Kimjang đã gắn liền với cuộc sống thƣờng ngày của ngƣời Hàn qua biết bao thế hệ, không những thể hiện tình cảm chia sẻ, gắn bó trong cộng đồng ngƣời Hàn, mà còn là một nét bản sắc độc đáo của Hàn Quốc. Không chỉ thế, văn hóa Kimjang với phƣơng thức sử dụng các nguyên liệu tự nhiên một cách sáng tạo có thể góp phần đƣa các tổ chức, cộng đồng ngƣời trong và ngoài nƣớc đến gần nhau hơn. Trên đây là 3 phƣơng diện, 3 ý nghĩa rất độc đáo và tế nhị trong giao tiếp của ngƣời Hàn Quốc. Và giới nghiên cứu đã đồng ý với ý kiến Kim chi đã vƣợt qua giới hạn của một 96
loại thực phẩm bình thƣờng để tiến tới hình thành một xâu chuỗi: Kim chi - Món ăn - Bài thuốc - ứng xử Kim chi! Và nhƣ vậy đã không đơn giản là một phạm trù sinh hoạt bình thƣờng mà đã trở thành một đặc sắc độc đáo trong văn hoá ẩm thực Hàn Quốc nói riêng và hơn thế nữa- Một đặc sắc độc đáo trong tổng thể văn hoá Hàn Quốc nói chung. 3.2.3. Kim chi la ca ch thƣ c phân biệt va nhâ n da ng vu ng miền Kim chi đƣợc go i tên theo nguyên liệu hoặc đi a phƣơng làm r a no (cách gọi này rất phô biến). Và ngƣời Hàn Quốc đã liệt kê (theo nguyên liệu ) đƣợc rất nhiều loại kim chi nhƣ 11 loại kim chi Pechu (kim chi cải thảo), 21 loại kim chi Mu u (kim chi cu cải ), 80 loại kim chi Namul (kim chi làm từ các loại rau có màu xanh), 16 loại kim chi Cacttugi (kim chi bằng các loại củ đƣợc cắt hình con cờ), 10 loại kim chi Dongchimi (kim chi đƣợc làm bằng củ cải để nguyên cả củ), 19 loại Mul kim chi (kim chi nƣớc), và khoảng 46 loại kim chi khác nữa. Nhƣ vậy, cách gọi tên theo nguyên liệu cho thấy kim chi đã hàm chƣ a mô t n dung văn hóa thích nghi rộng rãi, sâu sắc trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc. ội Căn cứ vào cách làm của từng địa phƣơng thì kim chi cũng có những tên gọi nhƣ sau: Kim chi Kyong Sang Do (kim chi của vùng Đông nam Hàn Quốc), Kim chi Ham Kyong Do (kim chi Bắc Triều Tiên), Kim chi Cheon La Do (kim chi vùng Tây Nam). Có thể thấy, cách gọi tên theo từng địa phƣơng đã trở thành một tiêu chuẩn để phân biệt văn hóa vùng này với văn hóa vùng khác trên lãnh thổ Hàn Quốc. Đây là một nét văn hóa đặc sắc của Hàn Quốc vì nếu ăn kim chi thì ngƣời Hàn Quốc có thể biết đƣợc quê hƣơng của ngƣời làm ra kim chi ở đâu cho dù ngƣời đó đã có nhiều thay đổi. 3.2.4. Kim chi go p phâ n va o tiêu chuâ n đa nh gia ngƣời phụ nữ Kim chi đã từ lâu và cũng rất tự nhiên trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của phụ nữ ở Hàn Quốc. Theo tiêu chuẩn truyền thống của Hàn Quốc (cũng nhƣ của các nƣớc phƣơng Đông khác) thì ngƣời phụ nữ phải biết chăm lo, quán xuyến gia đình. Họ phải đảm nhiệm vai trò là một ngƣời nội trợ giỏi và vấn đề ẩm thực đã trở thành nhiệm vụ của họ trong gia đình cũng nhƣ trong cộng đồng của họ. Vì vậy, Kim chi cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá xem ngƣời phụ nữ đó đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt hay không tốt. Ở Hàn Quốc, thông qua Kim chi ngƣời ta có thể đánh giá đƣợc năng lực của ngƣời phụ nữ. Có nghĩa là trong tứ đức, sẽ đánh giá đƣợc chữ Công của ngƣời phụ nữ 97
đó là nhƣ thế nào. Tại sao lại có tiêu chí vậy? Bởi vì, làm Kim chi đòi hỏi ở ngƣời phụ nữ những năng lực nhƣ năng lực chịu khó, cần cù, tiết kiệm v.v Vì khi làm Kim chi, phụ nữ phải tiếp xúc trực tiếp với các gia vị cay nóng mạnh nhƣ ớt, hành, tỏi (ngày nay thì ph ụ nữ có găng tay cao su) nhƣng còn mắt, mũi thì không có cách gì bảo vệ cho họ đƣợc. Tuy nhiên, trong quá khứ thì phụ nữ Hàn Quốc làm gì có găng tay? Họ phải trực tiếp tiếp xúc với những gia vị đó và phải chịu đựng nó. Thêm vào đó là công việc làm Kim chi là phải làm cả ngày do đó phụ nữ Hàn Quốc bắt buộc phải rèn luyện tính chịu đựng và tính kiên trì cho mình. Ngoài ra khi làm Kim chi ngƣời phụ nữ còn tự rèn luyện cho mình tính sáng tạo để tự thể hiện bản sắc cá nhân hay cá tính của mình. Làm Kim chi là một thử thách đối với phụ nữ Hàn Quốc. Ở đó ngƣời phụ nữ có thể thể hiện đƣợc bản lĩnh của mình để tạo ra một sản phẩm hoàn hảo. Họ phải tuân theo các nguyên tắc làm Kim chi theo kiểu truyền thống và không đƣợc sai những nguyên tắc đó. Nhƣng Kim Chi luôn mở ra cho họ một khả năng ứng dụng cao và tất cả chỉ nhằm vào một yêu cầu đó là Kim chi không đƣợc hỏng. Thông qua việc ăn Kim chi (thậm chí thông qua việc ngửi hơi của Kim chi) ngƣời ta có thể biết đƣợc, hình dung đƣợc chủ nhân của nó là ngƣời nhƣ thế nào. Vì vậy khi làm Kim chi, ngƣời phụ nữ Hàn Quốc đã thể hiện đƣợc năng lực của mình, cá tính của mình, bản sắc của mình. C. PHẦN 3: KẾT LUẬN Hình ảnh những v ại Kim chi đƣợc đem chôn xuống đất để dự trữ cho mùa đông hay hình ảnh các đình phơi các v ại Kim chi ra nắng ở ban công nhà tƣ lâu đã tr ở nên quen thuộc và gắn bó với ngƣời dân Hàn Quốc, cho dù xã hội Hàn Quốc đang hiện đại hơn. Nhƣ mô t ho c giả đã tƣ ng no i: Cách dễ nhất và thú vị nhất để bƣớc vào một nền văn hoá mới là nếm các món ăn của nó, các bạn có thể không biết đất nƣớc đó do ai lãnh đạo, đất nƣớc đó tình hình nhƣ thế nào nhƣng các bạn có thể nhớ đƣợc tên các món ăn nổi tiếng của đất nƣớc ấy và từ đó chúng ta sẽ có những đồng cảm về mặt văn hoá. Vậy thì, khi nói tới Hàn Quốc hãy nghĩ đ ến Kim Chi - món ăn điển hình của ngƣời Hàn Quốc - và chắc hẳn khi đƣợc thƣởng thức thì các bạn không quên đƣợc hƣơng vị của nó: Cay- chua là điển hình. Và chính từ những lẽ đó, hơn ai hết,ngƣời Hàn Quốc hoàn toàn co quyền t ự hào vì hiện nay Kim chi đã vƣợt ra khỏi biên giới Hàn Quốc để đi tới tất cả các nƣớc trên thế giới, đến bất cứ nơi đâu để trở thành một biểu tƣợng văn hóa của đất nƣớc này. Đồng thời với sự mở rộng ấy, Kim chi sẽ là một sợi dây liên kết, tạo ra những đồng cảm trong lòng mọi ngƣời, mang hi nh ảnh đất nƣớc con ngƣời Hàn Quốc đi xa. Trên đây là toàn bô bản nghiên cƣ u về đề tài kim chi - không chi là ẩm thƣ c của chúng tôi. Thông qua đo chu ng tôi hy vo ng đã cung cấp cho các bạn mô t sô hiểu biết nhất đi nh về kim chi no i riêng và văn ho a ẩm thƣ c Hàn Quô c no i chung, tƣ đo co cái nhi n bao quát và có chiều sâu hơn về kim chi văn ho a con ngƣời Hàn Quô c. Tuy nhiên, do chi dƣ a trên sƣ tiếp nhận gián tiếp nên bản nghiên cƣ u chắc chắn không 98
tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến phản hồi và đóng góp của các bạn để bản báo cáo thêm đầy đủ và hoàn thiện. (1) http://vi.wikipedia.org/wiki/kim_chi TÀI LIỆU THAM KHẢO (2) http://voque.org/index.php/clb-sao-khue-mainmenu-41/1133-trit-ly-am-dng-trong-i-s (3) http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-quy-trinh-cong-nghe-len-men-san-xuat-kim-chi-hanquoc-35766 99
TROT ( 트로트 ) MỘT DÒNG NHẠC BẤT HỦ CỦA HÀN QUỐC I. LỜI MỞ ĐÂ U 1. Lý do chọn đề tài SVTH: Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Phương Thảo 3H13 GVHD: Hoàng Thiên Thanh Làn sóng Hàn Quốc đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới với nhiều lĩnh vực mà một trong số đó chính là âm nhạc. Mƣời năm trở lại đây, ngƣời ta biết nhiều đến âm nhạc Hàn Quốc thông qua những ca khúc chủ yếu dành cho giới trẻ mà ngƣời ta vẫn quen gọi là K- POP với những nhóm nhạc tên tuổi hay những ca sĩ nổi tiếng có hàng nghìn ngƣời hâm mộ ở nhiều nƣớc trên khắp thế giới. Tuy vậy, ít ai biết rằng ở ngay thị trƣờng trong nƣớc từ những thập niên 70, 80 của thế kỉ trƣớc, ngành âm nhạc của Hàn Quốc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể thông qua một dòng nhạc đặc biệt. Đó là nhạc Trot. Không giống nhƣ Gugak ( 국악 ) vốn đƣợc coi là đại diện âm nhạc truyền thống, có tính chất quý tộc, chính thống nhƣng chỉ đƣợc tôn vinh trong các hoạt động mang tính chất nghi lễ và hình thức, nhạc Trot lại đƣợc xem là một thể loại nhạc bám rễ sâu trong nền văn hóa quần chúng. Trot là tên một thể loại nhạc truyền thống đƣợc coi là một kỉ nguyên mới trong ngành âm nhạc ở Hàn Quốc. Xuất hiện trong Thế chiến thứ II và bắt đầu nổi lên từ những năm 50-60 của thế kỉ 20, nhạc Trot đi vào lòng ngƣời dân Hàn Quốc từ những ca từ u buồn, sầu thảm đến những lời ca tƣơi sáng, hứng khởi hòa vào các điệu nhảy sôi động, tạo nên một không khí mới mẻ đầy sức sống trong những bữa tiệc và những chuyến đi. Trong suốt quá trình phát triển, thể loại âm nhạc này đã có rất nhiều bài hát mang tính toàn dân. Hiện nay âm nhạc Hàn Quốc đƣợc biết đến với các thế loại nhạc hiện đại, do vậy, ít ngƣời biết đến vai trò đặc biệt của dòng nhạc Trot đối với sự phát triển của âm nhạc Hàn Quốc. Nhận thức đƣợc phần nào vai trò và ý nghĩa của dòng nhạc này ở Hàn Quốc, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài về nhạc Trot dòng nhạc thể hiện gu thẩm mỹ rất riêng của ngƣời dân xứ sở kimchi. 2. Mục đích nghiên cứu Hiện tại, Hàn Quốc đã và đang nổi tiếng với rất nhiều dòng nhạc mới, trẻ trung. Tuy nhiên, nhạc Trot vẫn nắm giữ một phần trong tâm hồn của ngƣời Hàn Quốc và đƣợc ƣa chuộng không chỉ bởi những ngƣời đã có tuổi mà cả thế hệ trẻ. Với tƣ cách một sinh viên năm nhất khoa Tiếng Hàn Quốc, bên cạnh mong muốn tìm hiểu thêm về văn hoá, đất nƣớc mà mình đang học ngôn ngữ, chúng tôi còn muốn cung cấp cho bạn đọc những kiến thức chung nhất về quá trình hình thành, các giai đoạn phát triển của nhạc Trot cũng nhƣ những nét tiêu biểu của thể loại nhạc này. Đồng thời, chúng tôi cũng hy vọng có thể góp phần giúp bạn đọc tiếp cận đƣợc với một nét văn hóa thƣởng thức âm nhạc đặc biệt của ngƣời Hàn Quốc. 100
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Do kinh nghiệm cũng nhƣ năng lực nghiên cứu còn hạn chế, nên trong bài nghiên cứu này, chúng tôi xin đƣợc trình bày những khái niệm, kiến thức chung nhất về thể loại nhạc Trot, bao gồm: nguồn gốc ra đời, các giai đoạn phát triển (từ năm 1945 đến nay) cùng với những nét tiêu biểu, và vị trí của dòng nhạc này trong lòng ngƣời dân Hàn Quốc. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu đó, chúng tôi đã tiến hành sƣu tầm những tài liệu liên quan đến nhạc Trot, sau đó chọn lọc, nghiên cứu, phân tích và đƣa ra những nhận xét đánh giá chung của bản thân về dòng nhạc Trot. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Nhạc Trot là gì? Âm nhạc là sợi dây đàn muôn điệu mà mỗi lần ngân lên sẽ làm rung động trái tim con ngƣời. Đồng thời, đó cũng là di sản văn hóa đƣợc lƣu truyền qua biết bao thế hệ của mỗi đất nƣớc, mỗi dân tộc. Hàn Quốc với dòng nhạc Trot cũng không phải là một ngoại lệ. Nhạc Trot đƣợc coi là một trong những dòng nhạc bất hủ, gắn bó với ngƣời dân Hàn đã gần một thế kỉ. Vậy, nhạc Trot là thể loại nhạc nhƣ thế nào? Trot có xuất phát từ đâu? Đây chính là bƣớc đầu tiên, quan trọng khi nghiên cứu về nhạc Trot. Trot (phiên âm Hàn Quốc: teuroteu, đôi khi đƣợc gọi là Bbongjjak do nhịp điệu nền đặc biệt của nó), là một thể loại của nhạc Pop tại Hàn Quốc, và đƣợc công nhận là hình thức lâu đời nhất của nhạc pop Hàn Quốc. Trot có tên xuất phát từ một rút ngắn của foxtrot, một điệu nhảy khiêu vũ nhanh, đơn giản, sôi động. Âm nhạc Trot đƣợc mô tả là nhịp điệu hai nhịp hoặc nhịp truyền thống 5-7, cùng phong cách thanh nhạc độc đáo đƣợc gọi là Gagok. Trot theo nghĩa tiếng Anh có nghĩa là những bƣớc chân nhanh", chạy bằng những bƣớc chân vội vã". Thuật ngữ này xuất hiện thịnh hành tại Mĩ và Anh từ sau năm 1914 và nó đƣợc dùng để chỉ nhịp điệu của thể loại biểu diễn fox-trot hoặc các nhịp khiêu vũ 4/4 theo nhạc Jazz, nhạc ragtime của ngƣời Mỹ da đen. Tuy nhiên hiện nay tại Châu Âu, Trot chỉ đƣợc dùng nhƣ một thuật ngữ trong điệu nhảy khiêu vũ chứ không còn tồn tại trong biểu diễn âm nhạc nữa. Nhạc Trot của Hàn Quốc cũng hình thành trên cơ sở của fox-trot. Dòng nhạc Trot đƣợc hình thành ở Hàn Quốc trong thời gian cai trị của Nhật Bản những năm 1900, do vậy, nó không chỉ chịu ảnh hƣởng bởi yếu tố âm nhạc của phƣơng Tây mà còn của cả Nhật Bản. Nhƣng trong quá trình du nhập và phát triển tại Hàn Quốc, thể loại này trải qua rất nhiều thăng trầm, biến đổi. Trot cũng hiện diện dƣới nhiều tên gọi khác nhau, nhƣ: yuhaengga ( 유행가 ), bbongjjak ( 뽕짝 ) và gần đây nhất là teuroteu ( 트로트 - cách phát âm tiếng Hàn của từ Trot). 2. Bối cảnh lịch sử - Nguồn gốc ra đời Âm nhạc vốn ra đời giữa những buồn vui của cuộc đời, bới đó là cảm xúc đƣợc con ngƣời cất lên bằng giai điệu trong những bối cảnh nhất định. Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm của nhạc Trot, chúng tôi cũng tìm hiểu về bối cảnh lịch sử, nguồn gốc ra đời của dòng nhạc này. Điều đó quyết đinh hƣớng đi, giai điệu, cũng nhƣ chất riêng của nhạc Trot sau này. 101
Âm nhạc Trot đƣợc xây dựng trong thời gian cai trị thực dân của Nhật Bản tại Triều Tiên 1910-1945. Làn sóng nhạc Trot du nhập vào Hàn Quốc từ cuối năm 1920 trong thời kỳ Nhật trị. Trƣớc đó, ở Nhật Bản, có một thể loại nhạc phổ biển, kết hợp giữa nhạc cổ truyền với fox-trot của phƣơng Tây, gọi là Enka. Cũng trong thời kì đó, Hàn Quốc vẫn thịnh hành các bài hát đƣợc soạn lại trên các làn điệu dân ca truyền thống. Kể từ năm 1928, khi nền công nghiệp ghi âm băng đĩa phát triển, có rất nhiều bài hát Nhật đã đƣợc dịch sang tiếng Hàn và ngƣợc lại. Kết quả của quá trình đó là giai điệu của Hàn Quốc và Nhật dần dần đƣợc hòa quyện với nhau một cách tự nhiên. Đến năm 1930, do ảnh hƣởng của chính sách phát triển ngôn ngữ Choseon nên âm nhạc Hàn Quốc ngày càng đồng hóa với âm nhạc Nhật Bản. Vào năm 1931, sau khi nhạc sĩ Chaegyuyeop chuyển thể một bài hát Enka của Nhật có tên Rƣợu là nƣớc mắt hay tiếng thở dài ( 술이란눈물이냐한숨이냐 ) sang tiếng Hàn thì bài hát này, cho đến tận ngày giải phóng, vẫn đƣợc coi là một trong những bài hát thịnh hành nhất tại Hàn Quốc. Sau khi giành độc lập, nhằm nâng cao tính tự tập trong sáng tác cũng nhƣ phổ cập âm nhạc, đồng thời bài trừ các thể loại văn hóa lai Nhật, các thể loại nhạc Pop, Jazz, Balad dần đƣợc du nhập và làn sóng nhạc Enka của Nhật cũng đƣợc đổi sang một cái tên khác là Trot. Nhạc Trot tại Hàn Quốc từ năm 1960 lại bắt đầu phát triển và đến năm 1970 đƣợc hoàn thiện nhƣ Trot của ngày nay, đƣợc biết đến là thể loại nhịp 4/4 dựa trên fox-trot với cách kết hợp các nhịp cƣơng nhu đều đặn, cách nhấn và nhả nhịp độc đáo, sáng tạo. Trong giới âm nhạc từ trƣơc đến nay, có rất nhiều ý kiến đánh giá về Trot. Có ngƣời kì thị nó là thứ âm nhạc lai Nhật, có ngƣời lại cho nó là sự bắt chƣớc điệu fox-trot của phƣơng Tây, tuy vậy cũng có nhiều ý kiến ngợi khen nó là sự gặp gỡ và sáng tạo kì diệu giữa Châu Âu và Châu Á. 3. Các giai đoạn phát triển của nhạc Trot từ năm 1945 đến nay Dù ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt khi đất nƣớc gặp biến cố, nhạc Trot vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ, trở thành tài sản tinh thần vô giá của ngƣời dân Hàn Quốc. Bài nghiên cứu của chúng tôi xin đƣa ra những giai đoạn phát triển rực rỡ cũng nhƣ thăng trầm của dòng nhạc này. 3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến những năm 50 thế kỉ XX Trong thời kì này, có nhiều nhạc phẩm kinh điển đã đƣợc ra đời, tiêu biểu nhất là Đêm trăng Silla 신라의달밤 (năm 1947). Năm 1950, Hàn Quốc rơi vào thời kỳ chiến tranh. Khi ấy những bản nhạc Trot đi vào trong đời sống tinh thần của nhân dân Hàn Quốc với giai điệu và ca từ thấm đẫm đau thƣơng, thấm đẫm nỗi buồn của ngƣời lính ra trận, của những ngƣời vợ có chồng chinh chiến, của những sự mất mát do chiến tranh gây ra không sao bù đắp đƣợc. Có thể kể ra một số những bản nhạc nổi tiếng mà không một ngƣời dân Hàn nào không biết, nhƣ là: Đồng chí hãy yên nghỉ ( 전우여잘자라 ), Can đảm lên nhé, Geum Sun ơi ( 굳세어라금순아 ), Tạm biệt ga Busan ( 이별의부산정거장 )... 102
Vào năm 1957, nữ hoàng nhạc Trot thời bấy giờ với nghệ danh Lee Mi Ja ( 이미자 ) đã phát hành album và đạt doanh số bán hàng cao kỉ lục 1959 bản khắp toàn quốc. Sau đó, vì những vấn đề liên quan đến chiến tranh và chính trị trong giai đoạn này, chính phủ đã có lệnh cấm phát hành những bài hát nhạc Trot nhƣng vẫn không thể nào dập tắt đƣợc sự lan truyền của các ca khúc dòng nhạc này trong đời sống. 3.2. Giai đoạn từ 1960 đến hết những năm 70 thế kỉ XX Đây là thời kì đỉnh cao của nhạc Trot. Ca sĩ nhạc Trot nổi tiếng Lee Mi Ja tiếp tục mở rộng hoạt động một cách mạnh mẽ. Bà đã trở thành trung tâm của làng giải trí lúc bây giờ. Cũng vào giai đoạn này, bên cạnh Lee Mi Ja, có rất nhiều ngôi sao nhạc Trot đã xuất hiện và nổi tiếng không chỉ ở trong đất nƣớc Hàn Quốc. Có biết bao bài hát đƣợc quần chúng yêu thích, với ca từ da diết, đậm chất tự sự đã ra đời, nhƣ: Trở lại Busan ( 돌아와요 부산항에 ) của ca sĩ Jo Yong Pil, Sương đêm ( 밤안개 ) của Yun Bok Hee, Đau lòng ( 가슴아프게 ) của Nam Jin. Trong thời kì này, hai ca sĩ đƣợc yêu thích nhất trong thị trƣờng âm nhạc Trot Nam Jin và Na Hoon đƣợc coi là hai đối thủ cạnh tranh nhau, đã tạo ra nhiều bản nhạc đƣợc yêu thích đáng kể, cũng nhờ đó mà thị trƣờng âm nhạc Hàn Quốc ngày càng phát triển, bắt đầu những bƣớc đầu tiên vƣơn ra thị trƣờng khu vực và thế giới. Cũng từ đây, nhạc Trot đã dần dần vƣơn sang Nhật Bản một thị trƣờng đƣợc coi là rất khó tính trên thế giới. 3.3. Giai đoạn 1980 1990 Thời kì này, nhạc Trot tiếp tục phát triển thông qua cuộc canh tranh gay gắt để giành ngôi vị ông hoàng nhạc Trot giữa hai nghệ sĩ Nam Jin và Na Hoon. Sau đó, Trot tiếp tục bùng nổ với các bài hát nổi tiếng và hàng vạn bản thu đƣợc bán ra. Cùng với sự xuất hiện đông đảo của fan hâm mộ tới xem các buổi biểu diễn, nhạc Trot dần nhận đƣợc những giải thƣởng trong những lễ hội âm nhạc của các đài truyền hình lớn nhƣ MBC hay KBS, đồng thời lọt vào bảng xếp hạng của thế giới. Với giải thƣởng Đĩa Vàng (Golden Disk Award) ra đời từ năm 1986, dòng nhạc Trot đã góp mặt với những đại diện tiêu biểu nhận đƣợc giải Đĩa Vàng nhƣ Jo Yong Pil ( 조용필 ) với bài hát Empty Space (1986), Lee Moon Sae ( 이문세 ) với bài When Love Goes Away (1987) hay Joo Hyun Mi ( 주현미 ) với bài hát The Man from Sinsadong (1988). 3.4. Giai đoạn 1990-2000 Một số đặc điểm của nhạc Trot đã đƣợc biến đổi để hòa nhập hơn nữa vào cộng đồng nhƣng sự xuất hiện của các dòng nhạc khác hiện đại hơn đã dẫn đến sự suy thoái của dòng nhạc Trot trong một khoảng thời gian. Nhƣng không chịu dừng lại ở đây, Trot cũng dần biến đổi theo và không hề bị rơi vào quên lãng. 103
3.5. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay Âm nhạc Trot vẫn tiếp tục duy trì và phát triển, liên tục phi nƣớc kiệu với những bƣớc tiến vƣợt bậc và có chỗ đứng riêng trong lòng mỗi ngƣời dân Hàn Quốc. Ý thức đƣợc giá trị và ảnh hƣởng của nhạc Trot trong lòng nhân dân, các thần tƣợng âm nhạc, ngôi sao Hàn cũng yêu thích và đi theo con đƣờng biểu diễn nhạc Trot. Thời kỳ này xuất hiện một số bài hát nổi tiếng nhƣ: Shabang Shabang của Park Hyun Bin, hay Unconditional của Park Sang Chul... Ngày nay, tuy bị cạnh tranh bởi những dòng nhạc mới mang hơi hƣớng phƣơng Tây cùng dàn ca sĩ thần tƣợng xinh đẹp, tài năng, thu hút lƣợng lớn ngƣời nghe nhạc, Trot vẫn chiếm đƣợc tình cảm trong lòng ngƣời dân Hàn Quốc, đặc biệt là tầng lớp trung niên và cao niên. 4. Một số bài hát nhạc Trot nổi tiếng và ca sĩ, nghệ sĩ tiêu biểu Nhƣ đã nêu ở phần 3, mỗi giai đoạn phát triển của nhạc Trot đều xuất hiện những bài hát và nghệ sĩ tiêu biểu, đƣa nhạc Trot trở thành một trong những dòng nhạc quốc dân của Hàn Quốc. Ở phần này bài nghiên cứu sẽ đƣa một số thông tin chi tiết về ca sĩ, bài hát tiêu biểu của nhạc Trot. Trƣớc đây, vào đầu thế kỉ XX, ngƣời ta biết đến Trot qua những ca khúc nhƣ: 30 năm đã mất ( 잃어버린 30 년 ) của Seol Un Do, Love battery của Hong Jin Young, You my beloved của Kim Yong Im, Anh là người hát rong ( 오빠는풍각쟁이 ) của Park Hyang Rim,... Những năm cuối thế kỉ XX, chúng ta không thể không nhắc đến huyền thoại nhạc Trot Tae Jin Ah với những bản nhạc Trot đình đám đƣợc yêu thích cho đến tận bây giờ nhƣ: Song of Adoration, Not anyone can love, Companion, I like you, White Snow... Huyền thoại nhạc Trot Nghệ sĩ Tae Jin Ah Ngoài ra còn có một số bản nhạc nổi tiếng khác: Nào ta cùng Cha cha cha ( 다함께차차차 ), Ariang vui vẻ ( 즐거운아리앙 ), Giày thủy tinh ( 유리구두 ), Ngày mới sang ( 해뜰날 ), 4 beats ( 네박자 ), 미워도미워도 (My love, My love) Hiện nay, vào những năm đầu của thế kỉ XXI, nhạc Trot đƣợc biết đến rộng rãi nhất thông qua 2 nghệ sĩ nhạc Trot thế hệ mới, trong đó, một ngƣời đƣợc gọi là Nữ hoàng nhạc Trot Jang Yoon Jeong, một ngƣời đƣợc mênh danh là Hoàng Tử nhạc Trot Park Hyun Bin. Nữ hoàng nhạc Trot Jang Yoon Jeong đƣợc biết đến với những bản nhạc nổi tiếng nhƣ 어머나 (Oh My Goodness), 짠짜라 (Really!), 트로트리메이크앨범 (Trot Remake Album), 이따, 이따요 (Later, Later), còn Hoàng tử Trot Park Hyun Bin lại là một trong những ngƣời đi đầu trong làn sóng nhạc Trot thế hệ mới. Chàng ca sỹ sinh năm 1982 đã gây một cơn sốt trong ngƣời hâm mộ với các ca khúc nhƣ Bba-ra-bba- 104
bba và Gondeurae Mandeurae, Shabang Shabang. Park Hyun-Bin đã trở thành cái tên quen thuộc tại Hàn Quốc kể từ khi phát hành ca khúc lừng danh vào năm 2006 và album Gondeureh Mandeureh (Dead Drunk). Tên tuổi của anh tiếp tục đƣợc củng cố với thể loại âm nhạc mới và những show diễn trên truyền hình. Ngoài ra, hiện nay còn có ca sĩ khác cũng đang đi theo con đƣờng hát nhạc Trot, đƣợc công chúng biết tới với những bản nhạc đƣợc yêu thích, nhƣ: Tattabeul nhóm nhạc Aurora, Rokkugo, Don t go away Super Junior T, Big Hit, Shy Shy Wink, Look at me Gwisun Ca khúc solo đầu tiên của thành viên DaeSung thuộc nhóm nhạc nam hàng đầu Hàn Quốc Big Bang, 5. Nhạc Trot trong lòng người dân Hàn Quốc Nhƣ đã nói ở phần trƣớc, ở Hàn Quốc, thể loại nhạc Trot đã bám rễ sâu trong nền văn hóa quần chúng, trở thành một tài sản giá trị, có nhiều ý nghĩa đối với mỗi con ngƣời Hàn Quốc. Trot là một món ăn tinh thần thú vị của ngƣời Hàn Quốc. Việc nghe nhạc Trot giúp cho tinh thần thoải mái, giải tỏa căng thẳng, khiến cho con ngƣời ta cảm thấy yêu đời hơn, vui vẻ hơn sau nhƣng giờ làm việc căng thẳng. Ca sĩ IU đƣợc mệnh danh là em gái quốc dân - đã thu hút sự chú ý khi ca ngợi nhạc Trot rằng: Nhạc Trot rất thích hợp dể khơi dậy bầu không khí, vì vậy tôi nghĩ đó là loại nhạc tốt nếu bạn muốn vui vẻ. Hiệu quả của nó trong việc nâng cao tâm trạng cao gấp đôi những bản nhạc dance.. Trƣớc đây, vào thế kỉ 20, Trot chính là thứ âm nhạc chính của Hàn Quốc. Bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Hàn Quốc đều âm vang nhạc Trot. Từ ngƣời trẻ cho đến ngƣời già, ai ai cũng ƣa thích và thuộc lời các bài hát Trot thịnh hành lúc bấy giờ. Ngày nay, nhạc Trot bị cạnh tranh với nhiều thể loại âm nhạc thị trƣờng khác, nhƣng không vì thế mà Trot bị mất đi thƣơng hiệu đặc biệt của mình. Trong nhũng lễ trao âm nhạc lớn hàng năm (SBS Music Award, MBC Music Award, KBS Music Award, Golden Disk Award ), những hạng mục giải thƣởng nhạc Trot vẫn xuất hiện. Hơn thế, đài KBS đã tách riêng trao giải thƣởng các hạng mục nhạc Trot thành một lễ trao giải riêng thuộc về nhạc Trot, bắt đầu tổ chức từ năm 2007 cho đến nay, là KBS Trot Festival Liên hoan nhạc Trot KBS - KBS 트로트대축제. Điều đó cho thấy rằng, Trot quả là có một sức ảnh hƣởng, ý nghĩa đặc biệt cũng nhƣ giá trị tinh thần to lớn đối với mỗi ngƣời dân Hàn trong đời sống. Chương trình Liên hoan nhạc Trot của đài KBS Chương trình I am a Trot singer 105
Không chỉ thế, hiện nay, đài MBC đang phát sóng chƣơng trình dành riêng cho thể loại nhạc Trot mang tên I am a Trot singer. Đài KBS phát sóng chƣơng trình Immortal Song Những bài hát bất hủ nhằm lƣu giữ, lƣu truyền các thể loại nhạc Hàn Quốc và đặc biệt Trot là một trong những thể loại có nhiều bài hát đƣợc thể hiện lại. Bên cạnh đó, trong chƣơng trình 1000 songs challenge của đài SBS, không chỉ có những bài hát thời thƣợng hiện nay đƣợc biểu diễn, mà cả những bản nhạc Trot bất hủ cũng đƣợc cất lên trên sân khấu âm nhạc, một lần nữa lại làm lay động biết bao trái tim yêu nhạc Trot. Trong những buổi tiệc trang trọng, thông thƣờng, ngƣời Hàn Quốc sẽ hát opera hoặc ballad. Nhƣng đến khi say trong men rƣợu và niềm hứng khởi, họ sẽ cầm mic và ngân nga các bài Trot theo một cách tự nhiên nhất. Đa phần giới trẻ Hàn Quốc ngày nay cũng chỉ ƣa chuộng những thể loại trẻ nhƣ Pop, Rock, Ballad đƣợc du nhập từ phƣơng Tây nhƣng khi đến một độ tuổi trƣởng thành, khi đủ chín", họ sẽ lại quay về với Trot. Có thể khuấy động một đám đông, giữ chân khách bộ hành ở những buổi biểu diễn công cộng, cách khiến những Ajuma tóc xoăn (tầng lớp phụ nữ trung niên đã có gia đình tại Hàn Quốc) quên đi tuổi tác và cuộc sống hiện tại để vỗ tay, nhún nhẩy theo điệu nhạc - chỉ có thể là Trot. Khi có cơ hội tham gia vào một buổi biểu diễn nhạc Trot, bạn hãy thử vừa lắng nghe vừa ngắm nhìn những khuôn mặt rạng ngời đang say sƣa theo điệu nhạc. Đó chính là sức hấp dẫn của Trot, nồng nàn nhƣ men rƣợu Soju. Các phòng karaoke của Hàn Quốc không thể thiếu đi đƣợc những danh sách dài những bài nhạc Trot nổi tiếng: Shabang Shabang, Rokkugo, Big Hit, Look at me Gwisun, Oppaneun punggakjaengi. Không chỉ vậy, trong các chƣơng trình phát thanh, ngƣời ta vẫn gửi lời yêu thƣơng cho nhau qua các bản nhạc Trot. Theo thông kế về thị trƣờng âm nhạc của Cục văn hóa âm nhạc Hàn Quốc, ấn phẩm của Trot luôn luôn bán chạy nhất so với các thể loại nhạc khác và các ca sĩ của dòng này chiếm giữ ngôi vị cũng nhƣ sự yêu quý của khán giả rất lâu bền. Điều đó cho thấy, hơn một nửa số dân Hàn Quốc yêu thích và ca hát thể loại Trot. Hiện nay, nhạc Pop Hàn Quốc đang xuất hiện trào lƣu đƣa âm nhạc truyền thống - Trot vào ca khúc hit của các nhóm nhạc thần tƣợng. Nhóm Super Junior T (Super Junior Trot, một nhóm nhỏ của Super Junior). Nhận thấy sự đi xuống của dòng nhạc Trot, chủ tịch Lee Soo Man (SM Entertainment công ty quản lý Super Junior) đã quyết định vực dậy xu hƣớng này bằng cách tạo ra một nhóm nhạc thần tƣợng chuyên hát nhạc Trot, đó chính là Super Junior T với những bài hát thành công của nhóm theo thể loại Trot nhƣ Rokkugo, First Express (Cheotcha) và đã gặt hái đƣợc nhiều thành công. Nhóm nhạc 2NE1 với ca khúc I love you- cũng là một ca khúc có sự pha trộn của dòng nhạc Trot nhƣng I Love You lại đem đến những dƣ âm và ấn tƣợng hoàn toàn khác Rokkugo của Super Junior. Trong khi Rokkugo vui tƣơi, sôi động thì I Love You của 2NE1 lại có chút quyến rũ, lôi cuốn, bay bổng và ma mị cộng thêm sự mạnh mẽ của những giai điệu điện tử hợp thời. Với ý tƣởng táo bạo này, 2NE1 là nhóm nhạc nữ đầu tiên thể hiện một ca khúc Electronic Pop kết hợp Trot. Nói về sản phẩm này, các cô gái cho biết: Chúng tôi luôn 106
muốn thử những điều mới mẻ. Chúng tôi cảm thấy rằng vì ca khúc có kết hợp với Trot nên người hâm mộ ở tất cả các độ tuổi sẽ dễ dàng hát theo". Ngoài ra, còn có nhóm nhạc Glam với ca khúc In front of the mirror, là sự kết hợp giữa nhạc Trot, hiphop; nhóm Jewelry với ca khúc mang hơi hƣớng Trot Hot&Cold. Hiện nay, nhạc Trot vẫn luôn đƣợc xuất hiện trên các chƣơng trình giải trí của Hàn Quốc và đƣợc nhiều lứa tuổi yêu thích. Các ca sĩ ngôi sao thần tƣợng Hàn Quốc cũng rất yêu thích thể loại này: Kim Jae Joong (DBSK - JYJ), DBSK, Jong Hyun (Shinee), Shinee, Bigbang, SNSD, Davichi, Lee Haeri, T-Ara, EXO, 2NE1, Super Junior. Trong đó, ca sĩ Kim Jae Joong (nhóm DBSK - JYJ) là một trong những ca sĩ rất yêu thích thể loại Trot. Anh đã từng song ca với Shim Chang Min trong chƣơng trình Love Letter đài SBS bản nhạc Trot It s raining men, và đã hát nhạc Trot trong rất nhiều chƣơng trình truyền hình khác. Thậm chí anh còn chuyển thể những bản hit của nhóm (Dong Bang Shin Ki) nhƣ Hug, Mirotic theo thể loại Trot trong các chƣơng trình Radio của Hàn Quốc. Còn Dae Sung (nhóm Big Bang) với Look at me Gwisoon - ca khúc solo đầu tiên của mình, ra mắt vào năm 2008, theo thể loại nhạc Trot truyền thống của Hàn Quốc đã giúp Big Bang và Dae Sung chiếm đƣợc nhiều cảm tình hơn từ các khán giả lớn tuổi và góp phần mang âm nhạc truyền thống đến với giới trẻ. Qua đây, ta thấy rằng, ngƣời Hàn Quốc rất yêu thích thể loại Trot và họ luôn xây dựng lòng tự tôn dân tộc, biết lƣu giữu và tuyên truyền, phát triển, quảng bá không chỉ ở trong nƣớc mà còn trên thế giới về thể loại nhạc này Trot, đó là âm nhạc quốc dân. Không chỉ đối với ngƣời dân Hàn Quốc, đối với ngƣời nƣớc ngoài, nhạc Trot là một thể loại nhạc thú vị và vô cùng sinh động. Những bản nhạc Trot có giai điệu vui tƣơi rất đặc biệt khiến cho ngƣời nghe cảm thấy yêu đời, tinh thần sảng khoái Chúng tôi cũng là những ngƣời yêu thích nhạc Trot bởi giai điệu đặc biệt, quyến rũ ngƣời nghe. Nhƣ vậy, tồn tại gần 100 năm, Trot vẫn có chỗ đứng riêng nhất định trong lòng mỗi ngƣời dân Hàn. Từ đó, ta có thể nói rằng Trot chính là một dòng nhạc bất hủ của Hàn Quốc. III. KÊ T LUẬN Trên đây là những tìm hiểu khái quát nhất của nhóm chúng tôi về nhạc Trot một dòng nhạc đặc biệt của Hàn Quốc, từ khái niệm, các giai đoạn lịch sử phát triển cho đến các bản nhạc bất hủ, các ca sĩ nổi tiếng, và ý nghĩa, giá trị của dòng nhạc này. Có thể nói ngôn ngữ và văn hóa là hai yếu tố không thể tách biệt. Chính vì vậy, chúng tôi những sinh viên ngành ngôn ngữ, không chỉ nghiên cứu, học tập ngoại ngữ mà còn cần phải trau dồi, tìm hiểu, khám phá văn hóa của đất nƣớc đó. Âm nhạc chính là một phƣơng diện thú vị không thể thiếu đƣợc khi chúng ta tìm hiểu về văn hóa của một đất nƣớc. Và trong nền âm nhạc Hàn Quốc, Trot chính là một nét độc đáo mà chỉ Hàn Quốc mới có. Nhạc Trot đƣợc coi là một thể loại nhạc truyền thống của Hàn Quốc, là bƣớc đi đầu tiên của nhạc K-Pop đƣơng đại. 107
Nhƣ vậy, Trot chính là món ăn tinh thần không thể thiếu của ngƣời Hàn Quốc. Trot hiện diện ở bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào, dù cho thời gian có qua đi, từ những ngƣời già, ngƣời trung niên cho đến ngƣời trẻ, tất cả mọi ngƣời đều yêu quý Trot và đều có ý thức phải gìn giữ, bảo vệ, và lƣu truyền thể loại nhạc này nhƣ một bản sắc dân tộc, một tài sản quốc gia. Trải qua gần một thế kỉ, qua biết bao thăng trầm của lịch sử, của thời gian, nhạc Trot vẫn nguyên vẹn giá trị của nó, nhƣ một tƣợng đài sống của nền âm nhạc Hàn Quốc xƣa và nay: Trot Một dòng nhạc bất hủ của Hàn Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tìm Hiểu Văn Hóa Hàn Quốc - Kiến Thức Văn Hóa Tác giả: Nguyễn Trƣờng Tân NXB Văn hóa thông tin 2. Hàn Quốc - Đất Nước Và Con Người Ngƣời dịch: Kiến Văn, Nguyễn Anh Dũng NXB Thời đại 3. thongtinhanquoc.com, 4. world.kbs.co.kr/vietnamese 5. allkpop.com 6. ko.wikipedia.org 7. vi.wikipedia.org 108
TÌM HIỂU ARIRANG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ARIRANG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN HÀN QUỐC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Mục đích nghiên cứu SVTH: Nguyễn Khánh Linh, Thạch Thị Kim Thơm 3H13 GVHD: ThS Bùi Thị Bạch Dương. Cùng với dòng chảy của sự hội nhập trên toàn Thế giới, mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang đà phát triển mạnh ở tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao, giáo dục,. Trong đó, sự quan tâm đặc biệt về giáo dục đã và đang là nhịp cầu nối để thúc đẩy tình hữu nghị cũng nhƣ nâng cao tầm hiểu biết của con ngƣời đối với nền văn hóa xứ sở Kim chi. Sự gắn kết ấy ngày càng mật thiết hơn khi mà số lƣợng ngƣời Việt có nhu cầu học tiếng Hàn Quốc và ngƣợc lại- đang gia tăng một cách đáng kể. Tuy nhiên, việc học ngôn ngữ Hàn Quốc là một điều không hề dễ dàng. Nếu nhƣ ngƣời học chỉ đọc và viết thành thạo về mặt chữ viết, từ vựng hay ngữ pháp thì mới chỉ hoàn thành một nửa công đoạn của việc học ngoại ngữ, còn nửa kia là những hiểu biết về văn hóa dân tộc. Nhƣ vậy, chúng ta không thể thừa nhận một ngƣời thành thạo tiếng Hàn là ngƣời có ít vốn kiến thức liên quan đến văn hóa quốc gia bởi sứ mệnh của ngƣời học là phải tích lũy đầy đủ cả hai yếu tố trên. Khi tìm hiểu về văn hóa Hàn Quốc, điều khiến chúng tôi thực sự ngỡ ngàng và ấn tƣợng là điệu hát dân ca Arirang- đƣợc coi là Quốc hồn quốc túy của dân tộc và là bài Quốc ca không chính thức đƣợc ngƣời dân Hàn Quốc yêu thích. Những giai điệu ấy đã đi vào lòng ngƣời một cách vô thức, là linh hồn, sức sống, nơi hòa mình của những tâm hồn đa cảm. Không giống với những bài hát cuồng nhiệt, những điệu nhảy chuyên nghiệp ngày nay, điệu dân ca Arirang nhẹ nhàng, day dứt, là nỗi lòng chất chứa bao ƣu tƣ, tình cảm, suy nghĩ của con ngƣời ẩn sau từng nét chữ. Không chỉ trƣớc đây mà ngay cả trong xã hội hiện đại thời nay, Arirang vẫn luôn có sức ảnh hƣởng to lớn đối với đời sống tinh thần của ngƣời Hàn Quốc. Sự gắn kết mật thiết ấy đã và đang tác động qua lại lẫn nhau, trở thành chủ đề khai thác thú vị khi tìm hiểu nền văn hóa Hàn Quốc. Với sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hƣớng dẫn cùng sự nỗ lực trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi mong bản báo cáo khoa học này sẽ giúp cho mọi ngƣời hiểu biết hơn về điệu hát dân ca Arirang, qua đó ta có thể hiểu đƣợc nét độc đáo trong đời sống của ngƣời Hàn Quốc. 2. Phạm vi nghiên cứu và phƣơng thức nghiên cứu Arirang đƣợc coi là đề tài khá rộng để tìm hiểu. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tìm hiểu nét đặc trƣng nhất trong toàn bộ vai trò, ý nghĩa của điệu dân ca cổ truyền- đó là ảnh hƣởng của Arirang đối với đời sống của ngƣời Hàn Quốc. Bài viết sử dụng một số tƣ liệu có sẵn đƣợc thu thập, tóm lƣợc giúp bản nghiên cứu chính xác và phong phú đồng thời giúp ngƣời đọc dễ tƣởng tƣợng và tiếp thu một cách tích cực hơn. 109
Phần 1 là những khái quát chung về điệu dân ca Arirang.Trong phần này chúng tôi sẽ lí giải nguồn gốc, những dạng biến thể và lời hát Arirang, giọng điệu khi thể hiện bài hát.nội dung ý nghĩa của Arirang đối với đời sống tinh thần ngƣời Hàn Quốc sẽ đƣợc nêu rõ qua phần 2. Vì là sinh viên năm thứ nhất, sự hiểu biết về đất nƣớc, con ngƣời cũng nhƣ văn hóa Hàn Quốc còn hạn hẹp nên không tránh khỏi sự thiếu sót trong quá trình nghiên cứu nhằm đƣa ra những thông tin đầy đủ cho bạn đọc. Do vậy, chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự phản hồi và những đóng góp từ phía các bạn để bài viết trở nên chính xác và phong phú hơn. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Arirang (tiếng Hàn là 아리랑 ) là điệu nhạc dân ca Hàn Quốc. Bài hát thƣờng bắt đầu bằng điệp khúc Arirang arirang araryo (tạm dịch nghĩa là tôi đang vƣợt đèo Arirang. Ari trong tiếng Hàn Quốc cổ là đẹp, đáng yêu. rang là thân mến. Còn araryo không có nghĩa, chỉ là những tiếng đệm. Có tài liệu nói rằng Arirang là một ngọn núi chính, nằm trên con đƣờng có từ thời Jeonseon cổ, giữa Seoul và phía đông nam tỉnh Gyeongsang. Vƣợt đèo Arirang chính là vƣợt qua những ngọn đồi ở giữa đông nam Seuol. 1. Khái quát chung về Arirang 1.1. Nguồn gốc của Arirang Có rất nhiều giả thuyết đƣợc đặt ra xung quanh vấn đề về nguồn gốc của Arirang. Dƣới đây, chúng tôi sẽ trình bày 4 giả thuyết đƣợc coi là tiêu biểu nhất. Giả thuyết thứ nhất đƣợc đặt ra là: Arirang ra đời vào thời Shilla hơn 1000 năm trƣớc.ngƣời xƣa đã căn cứ vào lời bài hát để đƣa ra nhận định này bởi lẽ họ tìm thấy những lời ca ngợi sự trinh tiết của Aryong- vợ ngƣời sáng lập ra triều đại Shilla. Trong khi đó, giả thuyết thứ hai lại cho rằng: điệu Arirang có cách đây khoảng 600 năm về trƣớc và khởi nguồn của điệu dân ca là vùng Jeongseon bởi Jeongseon Arirang đƣợc đánh giá là hay nhất, chuẩn mực nhất. Không giống với 2 giả thuyết trên, tiên đoán thứ 3 đƣa ra khá khác biệt: Arirang ra đời khoảng thế kỷ XIX- thời kỳ cuối của triều đại Jeonseon- khi những ngƣời công nhân đang xây lại lâu đài Gyeongbok vốn bị ngƣời Nhật phá hủy từ thế kỷ XVI. Tuy nhiên, trong Lời giới thiệu về các bài hát Arirang, tác giả lại viết Arirang có từ nghìn năm nay. Lúc đầu, đó là những bài Moiari dùng trong nghi lễ về các thần núi (Moiari, có nghĩa là âm thanh của núi). Moiari ngày càng phát triển, thành những bài Arirang của những ngƣời làm nghề trồng trọt. Tại một triển lãm đặc biệt riêng về Arirang ngày 4/4/2012 đƣợc tổ chức ở sân cung Geyongbokcung trung tâm Seoul do Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc mở cửa, một thông điệp trên tƣờng phòng viết rằng: Ai đó nói rằng bài hát này bắt đầu cùng thời điểm với lịch sử Hàn Quốc trong khi một số khác lại tranh luận rằng bài hát này bắt đầu vào giai đoạn sau của Triều đại Joseon. Nhƣ vậy, rất khó để đƣa ra kết luận chính xác về nguồn gốc của bản dân ca này. 110
1.2. Những dạng biến thể và lời bài hát Arirang Arirang không có một mẫu cố định. Nó có hàng trăm bài hát khác nhau, giai điệu và lời ca có thể thay đổi từ vùng này sang vùng khác, với những hoàn cảnh diễn xƣớng khác nhau. Mỗi địa phƣơng có một bản Arirang riêng biệt, tạo nên sức thu hút riêng cho bản dân ca này. Sự đa dạng đó sở dĩ phần lớn là do nhân dân sáng tạo nên. Họ đã sáng tác những bài hát của riêng mình bằng cách đặt lời mới cho nó dựa trên nguyên bản có sẵn mà không làm mất giọng điệu đặc trƣng vốn có. Ví nhƣ ban nhạc Yoon Do-hyun- nhóm ca sỹ đã phối Arirang theo phong cách nhạc Rock mạnh mẽ, rất phù hợp với bầu không khí lễ hội dành cho giới trẻ hay nhƣ những bài hát ru giản đơn mà bao ngƣời mẹ đã hát cho con mình, Một số bài hát nổi tiếng khác đã đƣợc các nhóm nhạc nhƣ Chị em nhà họ Kim thu âm hoặc trở thành những hành khúc quân đội. Chị em nhà họ Kim, nhóm nhạc nổi tiếng tại Mỹ vào những năm 50 và 60 giới thiệu một lối diễn Arirang của riêng họ trong album đầu tay (trái). Bảo tàng trưng bày sách lời bài hát cổ với bản dịch Arirang mới đây (phải). Mặc dù vậy thì Arirang vẫn đƣợc lƣu truyền chủ yếu với các biến thể tiêu biểu: - Arirang Jeongseon của Jeongseon, Gangwon-do (tỉnh Gangwon): Tiếng Hàn Quốc 아리랑아리랑아라리요 아리랑고개로넘어간다 나를버리고가시는님은 십리도못가서발병난다 아리랑아리랑아라리요 아리랑고개로넘어간다 청청하늘엔별도많고 우리네가슴엔꿈도많다 아리랑아리랑아라리요 111
아리랑고개로넘어간다 아리랑아리랑아라리요 아리랑고개로넘어간다 저기저산이백두산이라지 동지섣달에도꽃만핀다 Tạm dịch "Arirang Arirang Arariyo Hãy cho tôi vượt đèo Arirang " Bước qua lối Arirang Hỡi người đã bỏ rơi tôi "Arirang Arirang Arariyo Hãy cho tôi vượt đèo Arirang " Bước qua lối Arirang Hỡi người đã bỏ rơi tôi Sẽ không thể đi mười li trước khi chân người đau... Arirang Arirang Arariyo Hãy cho tôi vượt đèo Arirang Có bao nhiêu sao trên trời quang, Thì sẽ có bấy nhiêu mơ ước trong tim chu ng ta Arirang Arirang Arariyo Hãy cho tôi vượt đèo Arirang Arirang Arirang Arariyo Hãy cho tôi vượt đèo Arirang Đó, ở đó là nu i Baekdu, Nơi đó, ngay cả giữa mùa đông, những bông hoa vẫn nở Cùng với lời bài hát là những câu chuyện đƣợc tƣơng truyền lại đến tận sau này để giải thích về nguồn gốc của bài hát Arirang Jeongseon: Vào cuối triều đại Goryeo có 72 ngƣời còn lại của triều đại này đã phản đối thành lập triều đại Joseon. Họ sống ẩn dật tại Dumundong, sau đó 7 ngƣời trong đó có Jeonoryun đã dời tới Jeongseon và ẩn cƣ tại đó. Họ thề giữ lòn trung thành với vƣơng triều Goryeo, bóc vỏ cây Sannamul để sống qua ngày. Trong nỗi nhớ thƣơng, buồn đau và cô đơn khi nghĩ tới quê hƣơng và gia đình mà họ 112
đã bỏ lại và ra đi cùng với sự tôn thờ với vƣơng triều Joseon, họ đã ngâm thành một bài thơ. Sau này ngƣời ta gọi tên là Jeongseon Arirang. Bên cạnh đó còn một thuyết nữa kể lại rằng: Lời bài hát là câu chuyện tình yêu của một cô gái sống ở Yeoryang- bên cạnh sông Songcheon và một chàng trai ở Yucheon. Hàng ngày ngƣời con gái đều lấy cớ đi hái trà ở làng Ssari để qua Yucheon gặp ngƣời yêu. Thế nhƣng vào mùa mƣa nƣớc sông dâng lên làm cô gái không thể qua sông để gặp chàng trai, oán giận vì điều này đã đứng bên sông và hát. Nhạc điệu đƣợc thể hiện trong bài hát khá đặc biệt. Nó giản dị trong dòng chảy nhẹ nhàng, giống nhƣ hơi thở của ngƣời phụ nữ. Jeongseon Arirang không có nhiều biến âm, sự chênh lệch giữa âm cao nhất và âm thấp nhất không nhiều và sự biến đổi giai điệu cũng không lớn, do vậy nhịp hát khá chậm và đều. Arirang Jindo từ hòn đảo Jindo ở Jeollanam-do (phía Nam tỉnh Jeolla). (Điệp khu c) airang airang arariyo Hãy cho tôi vượt qua đèo Arirang Xin hãy đưa tôi qua sông Ahwooraji Bầu ở làng Ssarigol đã rụng hết rồi, Bầu rụng còn có lá rơi theo cùng, (tạm dịch) Nếu cháo ttak nấu bằng cỏ Gondeure sau nu i Hanchi có vị giống như tình yêu Thì cho dù có bị mất mùa vẫn sống qua được mùa xuân. Không phải là minh sa thập lý mà tại sao hoa hải đường lại nở Không phải là mùa xuân tháng 3 mà sao chim đỗ quyên lại hót Cối giã gạo ấp Jeongseon 4 mùa có nước và luôn quay đều thế mà Tại sao chồng tôi lại không biết ôm ấp yêu thương tôi. Đi kèm theo đó là câu chuyện tình yêu của chàng thanh niên ở Jindo và thiếu nữ ở Kyeongsang: Chàng thanh niên Jindo là nông nô ở một nhà quý tộc ở Kyeongsang và đã yêu cô con gái của chủ nhà. Hai ngƣời đã bỏ trốn đến Jindo để đƣợc tự do. Họ sống bên nhau hạnh phúc, và rồi chàng thanh niên qua đời vì bệnh. Trƣớc kia chàng trai Jindo và một cô gái đã có hôn ƣớc, nhƣng chàng trai đã dắt một cô gái khác vào đất liền. Câu chuyện này đã trở thành nguồn cảm hứng cho bài hát. Một câu chuyện khác nữa kể về Seol Yi Hyang và công tử So Yeong. Seo Yi Hyang và So Yeong đến Gultae, gặp nhau và yêu nhau. Và rồi một ngày công tử So Yeong bỏ đi mất. Seo Yi Hyang tràn ngập trong đâu khổ thì biết tin So Young đã kết hôn với một cô gái ở đất liền. Vì thờ thề nguyền sống chết cùng nhau, cô không thể chết, nên đã tự xuống tóc bằng con dao găm và quy y ở Ssangkyesa. 113
Nhịp điệu của bài hát là nhịp Semachi - thƣờng là nhịp 4/6 nhanh, ngoài ra cũng có nhịp 8/9. Giai điệu dân gian vui tƣơi sống động với những âm luyến và âm mũi làm nền tảng đã góp phần tạo nên âm điệu riêng biệt cho bài hát. Miryang Arirang từ Miryang ở tỉnh Nam Gyeongsan. Đoạn 1: Hãy nhìn ta! Hãy nhìn ta! Hãy nhìn ta! Vào giữa mùa đông, khi người ngắm một đóa hoa, xin hãy nghĩ về ta! Điệp khu c: Ari- arirang! Ssurri- Ssurrirang! Arariga nanne! O er Arirang- ngọn đèo ta mong mỏi được đi qua hôm nay. Đoạn 2: Đèo Chim Moonkyung có quá nhiều khu c quanh Lượn lên, lượn xuống, ta đi trong lệ sầu. Đoạn 3: Mang tôi đi, mang tôi đi, mang tôi đi! Khi hoa nở, xin hãy mang tôi đi. Để lý giải nguồn gốc của bài hát, có một truyền thuyết đƣợc lƣu lại rằng: Ngày xƣa, phó sứ vùng Mirang có một một đứa con tên là Arang. Cô bé có dáng ngƣời xinh xắn lại rất hiền lành nên cô đƣợc mọi ngƣời yêu mến và ngƣỡng mộ. Lúc đó, ở Kwana có một chàng trai trẻ sau khi gặp Arang thì đem lòng yêu mến cô, chàng trai không thể quên Arang nên vào làm thợ may ở nhà Arang để quyển rũ cô. Arang đã bị ngƣời thợ may lôi kéo cùng đi ngắm trăng, chàng thanh niên không có chốn dung thân đã tha thiết mong chờ tình yêu của cô. Nhƣng mà Arang lại không chút rung động và còn trách móc thái độ vô lễ của anh. Không thể làm Arang rung động chàng trai vô cùng hoảng loạn, từ yêu cô hắn đã cảm thấy căm ghét cô và dùng một con dao đâm Arang chết thế là Arang đã bị chôn vùi trong rừng. Miryang Arirang đƣợc truyền lại cho đến tận bây giờ chính là do những ngƣời con gái ở Miryang lúc đó quá mến mộ sự trinh tiết của Arang và từ những câu hát Arang, arang đã đƣợc lan truyền khắp nơi và trở thành dân ca Arirang của ngày hôm nay. Tốc độ hát đƣợc thể hiện trong bài tƣơng đối nhanh, dứt khoát và có phần vui nhộn. Mặc dù cấu trúc ngôn ngữ đơn giản nhƣng lời hát, giai điệu, tiết tấu vô cùng phong phú, có khả năng diễn tả mọi cung bậc tình cảm. Mỗi biến thể đều tạo nên sự đa dạng cho bản dân ca này. Đó chính là cái hay và độc đáo của điệu nhạc Arirang. 114
II. ẢNH HƢỞNG CỦA ARIRANG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NGƢỜI DÂN HÀN QUỐC Nhà mỹ học Nga Biêlinxki thế kỷ XIX từng nói: Dân ca Nga- đó là lịch sử của tâm hồn Nga. Vậy liệu rằng chúng ta cũng có thể nói Arirang là lịch sử tâm hồn Hàn Quốc đƣợc chăng? 1. Ảnh hƣởng mang tính văn hóa Arirang là điệu hát tiêu biểu của đất nƣớc Hàn Quốc, là một trong số ít những bài dân ca mà ngƣời Hàn Quốc- từ trẻ em tới ngƣời già, từ ngƣời Hàn trong nƣớc đến Hàn kiều đều hát đƣợc. Đi tới bất kỳ nơi nào có ngƣời Hàn sinh sống thì ở đó đều vang vọng lên lời ca Arirang. Có thể nói, dân ca Arirang là một trong những dấu ấn văn hóa quan trọng nhất của Hàn Quốc trong suy nghĩ của ngƣời nƣớc ngoài. Khi muốn giới thiệu nét văn hóa nào đó ra thế giới, thứ đầu tiên ngƣời Hàn nghĩ đến chính là Arirang. Ngƣời Hàn Quốc không những coi Arirang nhƣ bài hát đại diện cho dân tộc mình, mà còn nhƣ bài Quốc ca thứ hai của đất nƣớc- một bài hát buồn về sự chia ly và mất mát trong tình yêu. Arirang là một biểu tƣợng quốc gia không chỉ của quá khứ xa xôi mà còn là lịch sử hiện đại đầy xáo động của Hàn Quốc. Bài hát này đƣợc coi là một biểu tƣợng cho sự đấu tranh giành độc lập chống lại Nhật Bản của Hàn Quốc và mối liên hệ của bài hát này vẫn còn lƣu lại qua suốt những thập kỷ chia ly và nội chiến. Arirang đã phản ánh quá trình lịch sử hiện đại của dân tộc và là sợi dây liên kết mọi tâm hồn Hàn, dù chính kiến không đồng nhất. Tại liên hoan Arirang lần thứ nhất ở Seoul, Arirang là bài hát hƣớng tới sự thống nhất của bán đảo Triều Tiên. Điệu dân ca ấy đã đƣợc hát lên ở Bình Nhƣỡng do đoàn nghệ thuật Seoul biểu diễn. Theo nhƣ phó Chủ tịch Ủy ban xúc tiến toàn cầu hóa ArirangLee Si-hwa cho rằng: Theo thời gian, Arirang còn ảnh hƣởng đến cả văn hóa đại chúng cũng nhƣ văn hóa nghệ thuật mang tính sáng tạo. Trong các sự kiện cần đến sự cổ vũ nhƣ World Cup hay Olympic, dù là ngƣời nhà, hàng xóm hay kiều bào, hễ gặp nhau là ngƣời Hàn lại cùng hát Arirang. 2. Ảnh hƣởng đến tinh thần của ngƣời dân Hàn Quốc - Nội dung của Arirang là toàn bộ đời sống tâm hồn ngƣời dân Hàn Quốc Trong nhịp sống hối hả, giữa những bộn bề công việc thì việc tìm cho mình một nguồn cảm hứng để cân bằng nhịp sống là điều không hề dễ dàng. Bởi vậy, khi điệu hát dân ca Arirang chứa đựng bao tình yêu, hạnh phúc, bất hạnh, nỗi khổ đau, những nhọc nhằn vất vả, sự không bằng lòng về cuộc sống hiện tại, lời than thân, trách móc, hờn giận ra đời thì nó đƣợc coi nhƣ một nơi lý tƣởng để trút bầu tâm sự. Phải chăng vì thế mà từ ngữ của lời ca Arirang thƣờng buồn rầu, đa cảm, có lúc đến mức thảm thƣơng, nhịp điệu khoan thai, thậm chí rất chậm. Nội dung Arirang có gì đó giống với những vang động sâu thẳm nhất từ trái tim Hàn Quốc: sự giận dữ và nỗi đau đớn. Ngƣời Hàn Quốc đã cố gắng giải quyết nỗi xúc động tinh thần của họ thông qua lối đi của thời gian hơn là tìm cách giải toả căng thẳng ngay lập tức. Lời lẽ của Arirang thƣờng là sự thú nhận những tình cảm thật của tình yêu, cũng nhƣ 115
sự tiếc nuối của chia l y, những tình cảm nồng nàn nhƣng rất đỗi dịu dàng. Đó là nỗi nhớ trong xa cách: Ơi người lái đò sông Awooraji Xin hãy đưa tôi qua sông Bầu ở làng Ssarigil đã rụng hết rồi Bầu rụng còn có lá rơi theo cùng Em không thể sống nếu thiếu anh. (Trích Arirang Jindo) - Arirang là bức tranh chân thực về một cuộc sống vất vả, khó khăn của con ngƣời Trƣớc hết, đó là nghề sông nƣớc của những chàng trai vùng Jeongseon đi đốn gỗ, thả bè xuôi về Seoul. Điệu dân ca Arirang đã theo họ suốt trong quá trình lao động. Điều kiện làm việc tƣơng đối khắc nghiệt và hiểm trở, bốn bề là núi cao và rừng rậm. Theo nhƣ Lee Joong Hwan- nhà địa lý học sống vào Trung kỳ triều đại Joseon, đã viết về vị trí của Jeongseon trong sách Taekriji: Dù đã đi bộ 4 ngày trong rừng mà vẫn không trông thấy trời và biển đâu cả". Đối với những ngƣời luôn phải vất vả vỡ hoang những dốc núi hiểm trở và sống một cuộc đời nghèo khó thì Arirang chính là thú tiêu khiển tốt nhất giúp họ quên đi những lo lắng, mệt mỏi hàng ngày. Arirang đƣợc cất lên ngay khi làm, bởi thế mà nhịp điệu của Jeongseon Arirang mang đậm đặc trƣng của con ngƣời và cách sống của họ ở vùng sơn cƣớc. Ông Jin Yong Seon, Viện trƣởng Viện nghiên cứu Jeongseon Arirang nói: Những câu hát bắt nguồn từ tỉnh Gangwon chủ yếu là những giai điệu thuộc gam nguyên. Những giai điệu đó bắt nguồn từ vùng đất này, gắn bó và hòa hợp với môi trƣờng nơi đây. Không giống với những điệu Arirang khác, lời bài hát Jeongseon Arirang lại ở thể bị động: Arirang Arirang Arariyo Hãy cho tôi vƣợt đèo Arirang bởi một lẽ dù họ đã hết sức cố gắng để vƣợt qua những chông gai nhƣng cuộc sống đầy khó khăn và ngăn cách với thế giới bên ngoài đã không cho phép họ. Vì thế, bây giờ, Arirang đối với ngƣời Jeongseon là âm nhạc, là điệu hát, nhƣng trƣớc đây nó chính là tiếng nói của họ. Arirang đã là một phần cuộc sống của những con ngƣời thời xƣa. Theo Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc cho biết Arirang thể hiện tất cả niềm vui và nỗi buồn trong lịch sử và cuộc sống của ngƣời Hàn Quốc. Nó ăn sâu vào cảm xúc của ngƣời Hàn Quốc nhƣ một DNA văn hóa. Xướng Nghệ thuật Dân Gian Jindo Silver biểu diễn Arirang tại Bảo tàng Dân gian Quốc gia Hàn Quốc. - Arirang mang lại niềm vui, giải toả mọi nỗi niềm và giúp cho những công việc nặng nhọc trở nên thú vị, đỡ nặng nề hơn 116
Arirang đƣợc con ngƣời nơi đây hát lên để an ủi, để xoa dịu đi nỗi vất vả của cuộc sống khó khăn, cực nhọc Tại hòn đảo Jindo- nơi đầu tiên phải đối đầu với bao lần xâm lƣợc của Nhật Bản, hình ảnh của bao ngƣời đàn ông đã ngã xuống không chỉ trong chiến tranh mà còn trong nghề đi biển khôn lƣờng đã khiến trái tim những ngƣời phụ nữ nhƣ câm lặng. Có những thời điểm hòn đảo này vắng quá nhiều bóng dáng đàn ông. Để xoa dịu nỗi đau tột cùng ấy, họ đã hát để biến nỗi buồn thành niềm vui, để đƣợc tiếp thêm sức mạnh. Thƣờng bắt đầu là những lời than thân trách phận, nhƣng cùng với lời ca, nỗi buồn chất chứa trong lòng cũng tan biến. Lời ca ấy nhƣ vang vọng mọi lúc ngay cả khi ăn, khi chiến đấu, thậm chí cận kề cái chết. Đối với những con ngƣời nơi đây thì Arirang trở thành cách duy nhất làm tiêu tan những ƣu phiền và khó nhọc của cuộc sống lao động ngoài đồng ruộng. Dù điều kiện sống khá khắc nghiệt nhƣng họ đã vƣợt qua tất cả khó khăn, vất vả bởi họ có Arirang. Vì vậy mà trong Arirang, cuộc sống của những con ngƣời nơi đây đƣợc miêu tả một cách đầy đủ và chân thật. Đối với ngƣời dân Hàn Quốc, Arirang giống nhƣ một phần cuộc sống của họnó khiến bao tâm hồn trở nên cứng cỏi, làm hóa giải mọi nỗi đau, giận dữ,.dù lời bài ca buồn nhƣng không hề xuất hiện sự nhụt chí hay thất vọng, ngƣợc lại, ý chí kiên cƣờng lại nổi lên mạnh mẽ. Phần lớn lời bài hát luôn chất chứa bao xúc cảm chân thực của con ngƣời: niềm hy vọng đƣợc thắp lên bên cạnh nỗi buồn, sự tự ý thức xóa mờ những lời than thân ai oán, ƣớc mơ đoàn tụ gia đình luôn rực cháy thay cho những cảm xúc bịn rịn khi chia tay, Và nhƣ một quy luật, khi hóa giải đƣợc nỗi buồn, niềm đau vào cái đẹp, điều ấy có nghĩa là họ đang hƣớng tới sự vĩnh cửu. Chính nỗi buồn trong sáng đó làm tiếp thêm nghị lực sống cho con ngƣời. Mọi công việc đều trở nên nhẹ nhàng hơn,tinh thần cởi mở hơn nhờ những âm điệu dịu dàng, mềm mại của điệu hát. Chính sự giao lƣu cởi mở lòng mình làm con ngƣời thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn, dám bƣớc qua mọi niềm đau để mà tồn tại. - Arirang là niềm mơ ƣớc giản đơn của ngƣời dân Hàn Ƣớc mơ đó đƣợc thể hiện qua lời hát: Hãy vượt qua Arirang Gogae. Gần cửa Đông tiểu môn của Seoul có núi Gogae. Gogae là ảo giác về một thế giới khác, là ranh giới giữa thế giới này và miền đất mơ ƣớc. Vƣợt qua Arirang Gogae là đến đƣợc vùng đất mơ ƣớc đó: Ở đó, tít bên kia nu i, đó là nu i Baekdu. Nơi đó, thậm chí vào giữa mùa đông hoa vẫn nở. Hoa nở vào mùa đông là biểu tƣợng của niềm mơ ƣớc không bao giờ lụi tàn của con ngƣời. Ngay cả trong tình huống khó khăn, họ vẫn giữ vững niềm tin và hi vọng- phải chăng đó là sức sống tiềm tàng của ngƣời dân Hàn Quốc thể hiện trong từng câu chữ? 3. Arirang và đời sống ngƣời dân Hàn Quốc trong hiện tại Cũng nhƣ trƣớc đây, Arirang đƣợc vang vọng mọi nơi. Những giai điệu của Arirang có thể để lại dƣ vị lâu dài trong lòng những ai đã từng thƣởng thức nó. Dàn nhạc Paul Mauriat đã thể hiện điệu dân ca Arirang thông qua bài hát Tình yêu phƣơng Đông với nội 117
dung là lời tâm sự của một cô gái đang thất vọng về tình yêu đã tạo nên sức quyến rũ đặc biệt cho khán thính giả đồng thời giải thích vì sao Arirang lại là điệu dân ca phổ biến nhất Hàn Quốc. Arirang đƣợc công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là một lời hứa hẹn để quảng bá và là cơ hội tốt để điệu dân ca Arirang đi sâu vào tâm hồn ngƣời dân toàn cầu. Giáo sƣ Im Don-hee tâm sự: Trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là bƣớc đầu tiên để toàn cầu hóa Arirang. Tuy nhiên phải đảm bảo mục đích bảo tồn di sản văn hóa truyền thống theo chủ trƣơng của UNESCO bằng cách thƣờng xuyên đào tạo nguồn nhân lực và phát triển Arirang. Chính bởi vậy mà một nhóm ngƣời ủng hộ gồm những thanh niên nhiệt huyết đã đƣợc thành lập và nhiệm vụ của họ là truyền bá các câu chuyện nói về Arirang cũng nhƣ phổ biến rộng khắp bài dân ca này hơn nữa trong thế kỷ XXI. Anh Chae Hee-do, một thành viên của nhóm đã rất bất ngờ về những phiên bản và sức sống mãnh liệt của Arirang khi tham gia vào những hoạt động nhƣ vậy: Lúc trƣớc tôi cứ nghĩ nó chỉ là một bài dân ca truyền thống, một bài hát đơn thuần, giờ thì tôi đã biết rằng nó là một bài hát tuyệt vời với lời ca đặc sắc cùng quá trình biến đổi, lƣu truyền ròng rã qua thời gian. Giai điệu của nó thú vị hơn tôi từng nghĩ vì chứa đựng cả tình yêu, nỗi oán giận hay tình cảm vợ chồng Mới đây một bộ phim công nghệ 3D đƣợc Ủy ban xúc tiến toàn cầu hóa Arirang thực hiện đã phác họa lại những chặng đƣờng phát triển của Arirang cũng nhƣ niềm tự hào của ngƣời dân Hàn về điệu dân ca cổ truyền này. PHẦN III. KẾT LUẬN Hàn Quốc đƣợc biết đến là một quốc gia có truyền thông văn hóa lâu đời. Arirang chỉ là một trong số nhiều nét văn hóa đặc sắc ấy nhƣng không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của nó đối với đời sống tinh thần ngƣời dân nơi đây. Những bản ca ấy vẫn vang lên đâu đây- ngay cả trong quá khứ và hiện tại. Nó trở thành nguồn sống, nơi giãi bày những ƣu tƣ, phiền muộn và hơn hết là tấm gƣơng phản ánh trung thực cuộc sống vất vả của ngƣời xƣa. Bên cạnh những xáo động đời sống hiện nay, Arirang vẫn luôn bình yên nhƣ chính giọng điệu đƣợc thể hiện trong bài hát, đƣợc bạn bè Thế giới đón nhận một cách tích cực. Tại buổi liên hoan chiêu đãi của Trung tâm Việt Nam học trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, một học sinh ngƣời Đan Mạch gốc Việt đã cùng cây đàn bầu cất lên điệu Arirang khiến tất cả sinh viên Hàn Quốc ngỡ ngàng. Phải chăng điều ấy đã hé mở một tƣơng lai tƣơi sáng cho bƣớc đi của Arirang vào văn hóa Việt Nam? Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo với đề tài: Arirang và ảnh hƣởng của Arirang đến đời sống của ngƣời dân Hàn Quốc. Mặc dù bài viết không hoàn toàn chi tiết và đầy đủ nhƣng nó đã góp phần giúp chúng ta hiểu thêm về văn hóa cũng nhƣ con ngƣời Hàn Quốc. 1. Arirang, Wikipedia, the free encyclopedia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 2. Bài viết Arirang- biểu tƣợng tâm hồn Hàn Quốc - PGS. TS Lê Lƣu Oanh (Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội ), Tại Danh mục: Bài viết Tạp chí» Năm 2007» -Số 11 118
3. Những bài hát tiêu biểu của Hàn Quốc - Ái quốc ca và Arirang - Thảo Nguyên - trên website thongtinhanquoc.com. 4. Kỷ yếu Khoa học sinh viên Khoa tiếng Hàn lần thứ hai - Đại học Hà Nội- tháng 4-2008. (Lƣu hành nội bộ) 5. Điệu Arirang vùng Jeongseon w.kbs.world/vietnamese, Đời sống và văn hoá, 5/11/2005. 6. Jindo, Hòn đảo hát w.kbs.world/vietnamese, Đời sống và văn hoá, 9/11/2005. 7. Arirang: Immortal Fokl Song, w.sowega.com/arirang.htm. 119
TÌM HIỂU NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP Ở HÀN QUỐC A. MỞ ĐẦU 1)Mục đích nghiên cứu SVTH: Lê Trà My, Hoàng Gia Bảo Trân 3H13 GVHD: Nguyễn Phương Dung Hàn Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời với 5000 năm xây dựng và phát triển, là đất nƣớc có nền kinh tế phát triển thứ 4 ở châu Á và thứ 15 trên toàn thế giới. Sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc đƣợc coi nhƣ một kì tích. Và trong khi thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, cùng với những nét đặc sắc văn hóa của dân tộc, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã dần dần từng bƣớc hình thành nên những nét văn hóa riêng biệt của mình. Hiện nay các tập đoàn, các công ty Hàn Quốc đang tích cực đầu tƣ và tham gia vào các dự án hay liên doanh ở nƣớc ngoài, trong đó có Việt Nam, đã và đang có rất nhiều công ty Hàn Quốc đặt chi nhánh tại Việt Nam, có thể kể đến nhƣ Sam Sung, LG, Lotte, Deawoo, Posco, Kumho Với mong muốn tìm hiểu và khám phá những nét đặc sắc của văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc, chúng tôi đã chọn đề tài này để mang đến một cái nhìn chung về văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc, để từ đó chúng ta có thể hiểu và hòa nhập tốt hơn với môi trƣờng làm việc của họ. 2) Phương pháp và phạm vi nghiên cứu Thông qua tài liệu sách báo, các thông tin thu thập trên Internet, từ đó tổng hợp đểtìm ra những nét tiêu biểu, nét đặc sắc của văn hóa doanh nghiệp ở Hàn Quốc. Bố cục chính của bài nghiên cứu: Gồm 5 phần: Phần 1: Khái niệm Doanh nghiệp và Văn hóa doanh nghiệp Phần 2: Những nét đặc sắc của văn hóa doanh nghiệp ở Hàn Quốc Phần 3: Một số yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc Phần 4: Sự tích cực của văn hóa doanh nghiệp ở Hàn Quốc Phần 5: Góc nhìn một vài khía cạnh giữa văn hóa doanh nghiệp của Hàn Quốc và quốc gia khác (Chủ yếu là Mỹ) Phạm vi nghiên cứu ở đây là tìm hiểu về Văn hóa Doanh nghiệp ở Hàn Quốc - môi trƣờng làm việc tƣơng lai, triển vọng. B. NÉT ĐẶC SẮC CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP HÀN QUốC 1) Khái niệm chung 120
Doanh nghiệp: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp: là hệ thống các chuẩn mực về tinh thần và vật chất, quy định mối quan hệ, thái độ và hành vi ứng xử của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp hƣớng tới những giá trị tốt đẹp tạo nên nét riêng độc đáo, đồng thời là sức mạnh lâu bền của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên hình tƣợng hay biểu tƣợng của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng đúc nên những nét tính cách, phong thái riêng nên rất dễ nhận ra của các thành viên của doanh nghiệp trong xã hội. 2) Những nét đặc sắc nổi bật của văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc sau: Có thể kể đến một vài nét đăc sắc tiêu biểu của văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc nhƣ 2.1.Quí trọng phẩm chất đạo đức Trong khi các nƣớc Tây Âu và Mỹ chú trọng bồi dƣỡng công nghệ chuyên ngành và giáo dục tri thức nghiệp vụ cho cán bộ thì Hàn Quốc lại hết sức coi trọng giáo dục phẩm chất đạo đức. Đặc biệt trong các doanh nghiệp thuộc ngành Ngân hàng, Thƣơng mại, Hàng Không Giáo trình cơ bản và quan trọng nhất là giáo dục cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) phải lấy phong cách phục vụ làm mục đích chủ yếu, họ phải lễ độ và phải biết kiềm chế trong mọi trƣờng hợp Coi trọng phẩm chất đạo đức của con ngƣời trong công tác quản lý CBCNV đƣợc các doanh nghiệp Hàn Quốc lấy làm trọng tâm và đây là nét đặc trƣng chủ yếu của văn hóa Hàn Quốc. 2.2.Tạo dựng một bầu không khí gia đình trong doanh nghiệp Các doanh nghiệp Hàn Quốc biết vận dụng một cách khéo léo các hình thức để thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với CBCNV và gia đình họ trong mọi trƣờng hợp: quan tâm con cái, hiếu hỷ đại sự đều đƣợc trợ cấp đặc biệt. Các doanh nghiệp cố gắng để CBCNV có thể yên tâm với công việc của mình ở doanh nghiệp, bồi dƣỡng cho họ tình cảm đối với doanh ngiệp nhƣ đôi với gia đình của họ. 2.3.Quí trọng các quan hệ đặc biệt Ở Hàn Quốc, phần lớn áp dụng quyền sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp theo chế độ cha truyền con nối. Vì vậy những ngƣời có quan hệ đặc biệt với chủ doanh nghiệp thƣờng đƣợc giao trọng trách cao. Trong các doanh nghiệp Hàn Quốc, thƣờng tồn tại nhiều nhóm nhỏ: hội đồng hƣơng, đồng môn, họ hàng, quan hệ đặc biệt 121
Trong một kết quả điều tra của Hàn Quốc cho thấy 59% số ngƣời cho rằng: Trƣớc khi vào làm việc ở một doanh nghiệp thì cần tìm hiểu và biết rõ lực lƣợng lãnh đạo, nhóm hợp thành rồi mới quyết định dự tuyển vào hay khồng. Và việc tranh thủ đặt quan hệ trƣớc diễn ra rất nhiều. 2.4.Quan tâm chú trọng đến công tác giáo dục, bồi dưỡng người có tài Để nhằm đào tạo và bồi dƣỡng những ngƣời có năng lực và trình độ, doanh nghiệp Hàn Quốc thực hiện những công việc nhƣ: Để một ngƣời linh động làm nhiều công việc, không chỉ cố định ở một lĩnh vực mà đƣợc thuyên chuyển đến các lĩnh vực có liên quan.điều này giúp nâng cao nhiều kỹ năng khác nhau, tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm. Bằng mọi cách truyền bá văn hóa doanh nghiệp cho CBCNV Thƣờng xuyên tổ chức đào tạo lại nghề nghiệp cho CBCNV. 2.5. Coi trọng sự trung thành với doanh nghiệp Một trong những nét văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc là chú trọng bồi dƣỡng tính trung thành của CBCNV với doanh nghiệp.doanh nghiệp Hàn Quốc đã biết kết hợp một cách khéo léo giữa mục tiêu của doanh nghiệp và Nhà nƣớc với lợi ích của từng CBCNV. 2.6.Tôn trọng CBCNV, bồi dưỡng ý thức tổ chức và kỉ luật Các doanh nghiệp Hàn Quốc rất tôn trọng thân thể và thể diện CBCNV, quan trọng vấn đề tổ chức và kỉ luật trong doanh nghiệp.điều này thể hiện ở chỗ biết tôn trọng cấp trên và mọi ngƣời, hết sức chú ý đến thể diện bản thân và ngƣời khác. Theo kết quả điều tra ở các doanh nghiệp Hàn Quốc thì khi giành đƣợc thành tích cao, 82% số ngƣời nhận lời chúc mừng của ngƣời khác mà không cần đáp lại bằng vật chất; 89,4% số ngƣời chọn lựa những doanh nghiệp có sự đối đãi tốt về nhân cách thay vì trả mức lƣơng cao. Ý thức và kỉ luật còn ở chỗ họ luôn kính trọng và phục tùng cấp trên, ngƣời lớn tuổi.dù điều này có giảm sút hơn so với khoảng thời gian trƣớc đây nhƣng đa số ngƣời Hàn vẫn cho rằng sự phục tùng chỉ đạo cấp trên là điều không thể thiếu. 3) Các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp Chúng ta có thể thấy đƣợc cái yếu tố này một cách khá rõ rang khi tìm hiểu về các công ty, doanh nghiệp Hàn Quốc, nhƣ cấu trúc của Sam Sung, khía cạnh cấp trên, cấp dƣới, đồng nghiệp. Các doanh nghiệp Hàn Quốc thƣờng có một cơ cấu tổ chức tập trung theo chiều dọc của việc ra quyết định ở cấp cao hơn và tập trung theo chiều ngang của chức năng kiểm soát trong các bộ phận nhân viên. Nho giáo đã có ảnh hƣởng lớn đến văn hóa tổ chức của công ty Hàn Quốc. Do đó, văn hóa doanh nghiệp nƣớc này là tình trạng xã hội phân cấp, 122
độc tài và hài hòa vẫn là một yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa cá nhân và doanh nghiệp tại Hàn Quốc. Việc sử dụng một lao động ngƣời Hàn Quốc ở địa vị xã hội thấp làm ngƣời quản lý nhờ khả năng tiếng Anh, kinh nghiệm và những năng lực khác của anh ta, và hy vọng anh ta quản lý hiệu quả các nhân viên có địa vị xã hội cao hơn sẽ gây ra những vấn đề lớn. Các nhóm quản lý quyền lực cũng đƣợc hình thành dựa trên các mối quan hệ chung về địa lý và môi trƣờng học tập. Những mối quan hệ không chính thức nhƣ các mối quan hệ môi trƣờng học tập là một yếu tố khá quan trọng do cảm giác về bản sắc chung và thuộc về bản sắc. Phần lớn cho thấy ngày tốt nghiệp rất đƣợc nhấn mạnh do tầm quan trọng của thâm niên. Tƣơng tác xã hội và các quyết định tuyển dụng biên chế chính thức bị ảnh hƣởng bởi một nền tảng chung và khả năng tƣơng thích từ khu vực tƣơng tự. Bởi vì mối quan hệ giữa nhà quản lý và ngƣời lao động tƣơng tự nhƣ giữa một ngƣời cha và con trai, các ông chủ Hàn Quốc đối xử với nhân viên của họ với tinh thần giác ngộ và quan tâm đến việc giữ cho nhân viên luôn trung thành và tận tụy Trong giao tiếp, bạn nên nhận ra rằng nghi thức chính thức là rất quan trọng. Ngày nay, chúng ta có thể nhận thấy rằng hành động cúi chào truyền thống vẫn là một nghi thức chào mừng hay chào tạm biệt một cách chính thức. Có nhiều kiểu hay mức cúi chào khác nhau của ngƣời Hàn Quốc, mỗi kiểu cúi chào tùy thuộc vào độ tuổi, cấp bậc và địa vị xã hội của các cá nhân liên quan cũng nhƣ các tình huống họ cúi chào. Những cuộc trò chuyện chính thức ở Hàn Quốc cũng là một cách khác để thể hiện địa vị xã hội. Nó đƣợc sử dụng trong các công việc chính thức đặc biệt nếu bạn thăm viếng một công ty lần đầu tiên. Điều này vô cùng lịch sự và thích hợp để sắp xếp các cuộc hẹn sau này. Để thể hiện sự tôn trọng, hầu hết các giám đốc điều hành của Hàn Quốc sẽ đứng khi một vị khách bƣớc vào văn phòng của họ.hành động đƣợc cho là bất lịch sự khi nhân viên cấp dƣới vẫn ngồi trong khi cấp trên của họ thì đang đứng. Giám đốc điều hành cấp cao của Hàn Quốc có thể không đứng lên khi một ngƣời nào đó mà họ không biết đi đến trừ khi đƣợc thông báo rằng vị khách đó ở vị trí cao hơn hoặc là một khách mời đặc biệt. Việc dành thời gian với các nhân viên Hàn Quốc ngoài giờ làm việc của họ đƣợc đánh giá cao. Nói chung, ngƣời Hàn Quốc không cảm thấy tự do để giao tiếp cởi mở với cấp trên của họ tại nơi làm việc. Tuy nhiên, họ sẵn sàng bày tỏ suy nghĩ của mình ở bên ngoài công sở. Trong những trƣờng hợp này, họ nói lên các vấn đề và sự không hài lòng của họ về công việc và các mối quan hệ. Bên cạnh đó, các cá nhân hay tổ chức đều không ngần ngại tham gia vào các sự kiện nhƣ một bữa tiệc ăn uống, một buổi ca hát vào ban đêm, hoặc một bữa ăn ngoài trời. Các mối quan hệ cá nhân và hoạt động tiếp xúc với nhau là rất quan trọng đối với doanh nghiệp Hàn Quốc. Về động cơ thăng chức cho nhân viên, những đánh giá trong các công ty Hàn Quốc đặt trọng tâm nhiều vào đóng góp cho công ty, khả năng hoạt động, thái độ và tính cách cá nhân. Các khía cạnh này bao gồm kiến thức chuyên môn, lập kế hoạch, sự hiểu biết, óc phán đoán, tiềm năng tăng trƣởng và phát triển. Thái độ và tính cách cá nhân bao gồm sự 123
thành thật, trách nhiệm, nỗ lực để tự phát triển và tự cải tiến các mối quan hệ con ngƣời.thái độ chăm chỉ làm việc và sự hài hòa giữa các nhân viên đƣợc đánh giá cao. Rất khó khăn để thăng chức cho một ngƣời nào đó có năng lực và khả năng đặc biệt mà không tính đến tình trạng thâm niên công tác. Một nhân viên thƣờng rời khỏi công ty nếu một đồng nghiệp mà anh ta nhận thấy có ít năng lực hơn mình đƣợc thăng tiến. Tuy nhiên, thâm niên càng quan trọng hơn trong các cấp thấp hơn của một tổ chức. Các tiêu chuẩn để thăng chức thông thƣờng trong các công ty Hàn Quốc là thời gian cống hiến, thành tích, trong đó có giải thƣởng, đào tạo, năng lực ngoại ngữ và nhân phẩm. Lao động nữ có cùng loại công việc, chức danh, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn vẫn đƣợc trả lƣơng thấp hơn nam giới bởi những ảnh hƣởng xã hội, vì xã hội Hàn Quốc là nam giới thống trị. Nếu bạn thăng chức cho một ngƣời phụ nữ, điều đó đƣợc hiểu rằng nó có thể khuyến khích để tạo ra một thỏa thuận chính thức với các nhân viên khác, nếu không thì sự thăng chức này có thể làm rạn nứt tinh thần của ngƣời lao động và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hiệu suất lao động. Nếu cấp trên thăng chức một ngƣời nào đó, đánh giá hiệu suất của một nhân viên, hoặc thƣởng một ai đó, họ sẽ xem xét các yếu tố đã đƣợc thảo luận trƣớc đây và quan trọng hơn cả, cố gắng duy trì sự hòa hợp giữa các nhân viên cấp dƣới. 4) Sự tích cực của văn hóa doanh nghiệp ở Hàn Quốc Văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc nhằm tạo ra quy tắc ứng xử cho CBCNV mà không phải tạo ra tác dụng chỉ đạo. Cách làm này thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện phƣơng thức kinh doanh lấy con ngƣời làm trung tâm và làm cho năng lực phát triển sản phẩm và năng lực đoàn kết hiệp đồng tập thể của doanh nghiệp trở nên phồn vinh, nâng cao hiệu quả lao động sản xuất. 5) Góc nhìn đa dạng giữa văn hóa doanh nghiệp của Hàn Quốc và quốc gia khác (Mỹ) Một số khác biệt lớn đã đƣợc ghi nhận khi so sánh phong cách lãnh đạo của các nhà quản lý Hàn Quốc và Mỹ. Một sự khác biệt lớn là các nhà quản lý có xu hƣớng nhìn nhận tầm quan trọng về văn hóa của các nhóm nhƣ thế nào. Ngƣời Mỹ có xu hƣớng tập trung vào các cá nhân, mỗi ngƣời tự chịu trách nhiệm về chính hành động của mình. Nhà quản lý thể hiện sự gƣơng mẫu hơn thông qua sự tƣơng tác ảnh hƣởng lẫn nhau và nhân viên thực thi nhiệm vụ để đạt đƣợc nguyện vọng cá nhân của chính mình. Ngƣời Hàn Quốc xem hiệu suất làm việc là đóng góp của cả nhóm. Điều này bắt nguồn từ thực tế là hầu hết các nƣớc trong khu vực Châu Á hoạt động theo cấu trúc nhóm cơ bản. Vì vậy, nhà quản lý đƣợc đề cao khi thông báo các chỉ thị cho toàn thể lực lƣợng lao động chứ không phải là một cá nhân. Coi trọng nhƣ nhau là cách quản lý đƣợc các nhân viên đánh giá cao trong doanh nghiệp. Ngƣời Mỹ có xu hƣớng xem cấp trên của họ nhƣ là địch thủ và mọi ngƣời tránh xa bằng mọi giá. Sự tôn trọng khiến họ giảm bớt nỗi sợ hãi và/hoặc lòng đố kỵ trong các mối quan hệ cơ bản và những việc liên quan đến công ty Ngƣời Hàn Quốc xem các nhà quản lý của họ nhƣ các nhà lãnh đạo xã hội quan 124
trọng.sự tôn trọng địa vị và mối quan hệ trong môi trƣờng kinh doanh khá cao, vì vậy, vai trò của nhà quản lý trở thành một biểu tƣợng tuyệt vời. Ngƣời quản lý đƣợc xem là đại diện của tổ chức và vị trí của họ có giá trị rất lớn trong việc tạo ra các liên kết mạnh mẽ trong cơ cấu tổ chức của công ty. Để chỉ thị đƣợc tôn trọng, thì các lễ nghi,phép tắc và tác phong phải đƣợc tuân thủ. Mối quan hệ ra quyết định giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động, cấp trên và cấp dƣới, giống nhƣ giữa các thành viên trong gia đình hơn là mối quan hệ chủ - tớ. Điều này giải thích lý do tại sao thâm niên công tác là một mối quan tâm lớn khi các công ty xem xét những ngƣời sẽ đƣợc thăng chức Ngƣời Hàn Quốc cũng xem cha nhƣ một nhân vật độc tài. Ông phải đƣợc tất cả các thành viên trong gia đình tôn trọng và lời nói của ông phải đƣợc tuân theo. Triết lý này cũng đƣợc phản ánh qua các chƣơng trình đào tạo ở hầu hết các công ty Hàn Quốc. Nhân viên đƣợc đào tạo để tuân thủ đúng nội quy và các công ty tạo điều kiện để nhân viên phát huy khả năng sáng tạo. Do đó, các nhân viên Hàn Quốc không tham gia vào việc ra quyết định kể từ khi việc làm này đƣợc dành riêng cho nhà quản lý đứng đầu. Hầu hết các công ty Hàn Quốc dựa trên trình độ kỹ thuật, một quy định thứ bậc cứng nhắc, để hệ thống hóa các quy tắc và luật lệ.trong hầu hết các công ty, một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để thăng chức một cách hợp thức là độ dài của thời gian cống hiến. Ngƣời có thời gian cống hiến lâu dài đƣợc coi là rất trung thành với công ty và trình độ giỏi hơn những ngƣời khác trong công ty. Đó là lý do tại sao việc ra quyết định tập trung ở các cấp trên của hệ thống phân cấp quản lý và những quyết định quan trọng, đặc biệt là những đòi hỏi về chi phí, phải thông qua một thủ tục chính thức cần có sự chấp thuận của ngƣời quản lý cấp trên. Quá trình phê duyệt chính thức này đƣợc coi là một phƣơng tiện của ngƣời nắm quyền và quyền lực của họ hơn là tham khảo ý kiến và sự tham gia của ngƣời khác. Không giống nhƣ Nhật Bản, ngƣời Hàn Quốc sẽ quyết định có lợi cho riêng mình khi đối mặt với sự lựa chọn giữa lợi ích của nhóm và lợi ích riêng của họ. Vì vậy, việc các nhà quản lý xem xét những lợi ích cho ngƣời lao động khi họ đƣa ra quyết định là rất quan trọng. Để làm điều này, các quyết định luôn luôn theo định hƣớng lâu dài. Khá thú vị là, kiểu ra quyết định này giống hệt nhƣ việc ngƣời cha chăm sóc những đứa con của mình, một lần nữa đề cập đến tầm quan trọng của gia đình trong văn hóa Hàn Quốc. Ngƣợc lại, những nhà quản lý trong các công ty Mỹ có ảnh hƣởng lớn qua ý tƣởng rằng họ nên tối đa hóa tài sản của cổ đông. Vì hầu hết các công ty Mỹ đang tồn tại hình thức sở hữu công khai, nhà quản lý, đặc biệt là giám đốc điều hành (CEO), đều đƣợc các cổ đông giám sát chặt chẽ. Hoạt động của họ đƣợc dựa trên giá trị tài sản họ có thể tạo ra cho các cổ đông là bao nhiêu, có bao nhiêu phúc lợi họ không thể tạo ra cho nhân viên của mình. Những ngƣời quản lý dƣới sự kiểm soát của giám đốc điều hành chắc chắn phải tuân theo cùng một khuôn mẫu. Không giống nhƣ các công ty Hàn Quốc, những nhà quản lý trong các công ty của Mỹ đƣợc lựa chọn chủ yếu thông qua hoạt động của họ trong công ty; thâm niên công tác không phải là một mối quan tâm lớn. Tƣơng tự nhƣ công ty Hàn Quốc, ở công ty Mỹ, những quyết định quan trọng thƣờng do các nhà quản lý cấp cao đƣa 125
ra sau khi tổ chức một số cuộc thảo luận nhóm, đôi khi, một quyết định có thể liên quan đến ngƣời lao động nhƣ quản đốc hoặc ngƣời giám sát và có thể đƣợc thực hiện mà không có sự chấp thuận của ngƣời quản lý cấp cao. Mối quan hệ giữa nhà quản lý và nhân viên trong công ty Mỹ không sâu sắc nhƣ trong công ty Hàn Quốc.Trong các công ty Mỹ, các nhà quản lý giống nhƣ một ngƣời đồng nghiệp hơn là một nhân vật độc tài. Ở Mỹ, nghĩa vụ đối với cán bộ quản lý trong việc chăm sóc cấp dƣới của mình không mạnh mẽ nhƣ tại Hàn Quốc. Đôi khi họ sẽ hy sinh phúc lợi của nhân viên để giữ cho công việc của mình. Các nhà quản lý Mỹ thƣờng đƣợc đánh giá mỗi năm một lần, và để có đƣợc một hiệu suất tốt hơn trong một khoảng thời gian ngắn và đƣợc thăng chức, quyết định của họ thƣờng đƣợc thực hiện để đạt đƣợc một mục tiêu ngắn hạn C. KẾT LUẬN Vai trò của văn hoá doanh nghiệp thực sự quan trọng. Sự thắng thế của bất cứ một doanh nghiệp nào không phải ở chỗ là có bao nhiêu vốn và sử dụng công nghệ gì mà nó đƣợc quyết định bởi việc tổ chức những con ngƣời nhƣ thế nào. Con ngƣời ta có thể đi lên từ tay không về vốn nhƣng không bao giờ từ tay không về văn hoá. Văn hoá chỉ có nền tảng chứ không có điểm mốc đầu cuối. Do vậy, xuất phát điểm của doanh nghiệp có thể sẽ là rất cao nếu nhƣ nó đƣợc xây dựng trên nền tảng văn hoá và các doanh nghiệp Hàn Quốc nhận thức rõ ràng đƣợc điều này. Văn hóa doanh nghiệp của Hàn Quốc có những nét đặc sắc với sự tích cực cùng hiệu quả của nó là một trong những thứ mà rất nhiều các doanh nghiệp của các quốc gia khác cần học hỏi theo, và nó cũng là đề tài nghiên cứu khoa học thú vị và hấp dẫn mà chúng tôi thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng thuật: Hà Hậu, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á (http://cks.inas.gov.vn/) 2. http://diendan.hanquochoc.edu.vn/ 3. http://songgianh.com.vn/ 4. http://www.termpaperwarehouse.com/essay-on/korean-vs-us-management-essay/27286 126
ÁO DÀI VÀ HANBOK TINH HOA TRONG NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC VIỆT HÀN I. LỜI MỞ ĐẦU SVTH: Bùi Phương Anh, Nguyễn Thị Hồng Duyên, Nguyễn Linh Huệ, Phạm Thị Bích Ngọc 3H13 GVHD: Lê Thị Hương Từ ngàn xƣa, ông cha ta đã nói Ngƣời đẹp vì lụa - tức là mỗi bộ trang phục đều có chức năng tô điểm và làm đẹp thêm cho con ngƣời. Và đó cũng chính là nhu cầu thiết yếu của mỗi chúng ta. Bởi vậy, trang phục luôn là một trong những yếu tố hàng đầu, phát triển cùng với mỗi bƣớc đi của lịch sử. Nhƣng dù có ở giai đoạn nào thì trang phục vẫn luôn gắn liền với con ngƣời và gắn với quan niệm về cái đẹp đƣơng thời. Hay nói cách khác, trang phục là hiện thân rõ nét của cá tính, của nét đặc trƣng, của tinh hoa mỗi dân tộc từ xƣa đến nay. Và loại trang phục làm tốt nhiệm vụ ấy nhất chính là TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG. Kimono của Nhật Bản, bộ Xƣờng xám duyên dáng của Trung Quốc, bộ Hanbok ấn tƣợng xứ Kim Chi Bạn có thể đã rất ngƣỡng mộ khi nhìn thấy những bộ trang phục ấy nhƣng chúng tôi tin chắc bạn cũng sẽ không bao giờ bạn thôi tự hào về tà áo dài Việt Nam. Đó đều là những nét đặc sắc, không chỉ thuộc về riêng một đất nƣớc, một quốc gia nào mà là tinh hoa của toàn nhân loại. 1. Lý do chọn đề tài Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó đƣợc, và có quý trọng dĩ vãng thì mới tìm đƣợc hƣớng đi cho tƣơng lai đó chính là lời của cố học giả Nguyễn Hiến Lê gửi tới những ai yêu thích và say mê với nền văn hóa dân tộc. Việt Nam là một trong những nƣớc có nền văn hóa cổ xƣa trên thế giới. Là những sinh viên khoa tiếng Hàn Quốc, chúng em muốn đi từ gốc rễ để tìm hiểu về văn hóa của đất nƣớc mình, và đồng thời cũng muốn tìm hiểu thêm đất nƣớc Hàn Quốc nhiều màu sắc, để từ đó có những đánh giá chính xác hơn về Việt Nam và Hàn Quốc. Trang phục là một trong những yếu tố thể hiện và phản ảnh văn hóa của mỗi quốc gia một cách rõ nét nhất nên chúng em quyết định chọn Áo dài và Hanbok Tinh hoa trong nền văn hóa dân tộc Việt - Hàn làm chủ đề nghiên cứu. Từ việc tìm hiểu về trang phục, chúng ta có cơ hội cùng nhìn lại lịch sử để khám phá ra những nét văn hóa tiềm ẩn củ dân tộc mình, sống dậy tình yêu quê hƣơng đất nƣớc, từ đó thêm yêu thƣơng, trân trọng, kế thừa, tiếp thu và sáng tạo có hiệu quả nét văn hóa truyền thống. Đồng thời, việc tìm hiểu về văn hóa nƣớc bạn sẽ mang lại cho chúng ta cái nhìn mới mẻ hơn, đa chiều hơn về văn hóa nhân loại. 127
2. Mục đích nghiên cứu Việc thực hiện đề tài này góp phần giúp cho mọi ngƣời có một cái nhìn toàn diện về áo dài và Hanbok cũng nhƣ là vai trò quan trọng của nó trong nền văn hóa hai đất nƣớc Việt Nam và Hàn Quốc. Thêm vào đó, việc nghiên cứu này đƣợc thực hiện với mục đích hƣớng mọi ngƣời về với cội nguồn, với lịch sử dân tôc, từ đó thêm yêu, thêm tự hào về đất nƣớc mà cố gắng gìn giữ, phát huy. Đồng thời, việc đặt tƣơng quan với trang phục truyền thống Hàn Quốc sẽ mang lại cái nhìn đa chiều hơn về trang phục truyền thống và đặc biệt là mỗi quan hệ giữa trang phục truyền thống và văn hóa của mỗi quốc gia. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập tài liệu Thu thập thông tin về đề tài nghiên cứu thông qua sách vở, tài liệu và các công trình nghiên cứu liên quan. Thông qua các tạp chí, trang web - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu và chứng minh II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận 1.1. Khái niệm và các thuật ngữ liên quan 1.1.1. Khái niệm Trang phục hay y phục là những đồ để mặc nhƣ quần, áo, váy ; để đội nhƣ mũ, nón, khăn và để đi nhƣ giầy, dép, ủng. Ngoài ra, trang phục còn có thêm thắt lƣng, gang tay, đồ trang sức. Chức năng thiết yếu nhất của trang phục chính là bảo vệ con ngƣời. Nói một cách khác, trang phục chính là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống mỗi con ngƣời. Với tính chất thực dụng nó là là một sản phẩm, nhƣng xét dƣới góc độ thẩm mỹ nó lại là một tác phẩm. Trong Ngàn năm áo mũ của Trần Quang Đức có đƣa ra một khái niệm về trang phục, đó là: trang phu c không chi là mô t nhân tô cu a sinh hoạt đời thƣờng mà trang phu c đƣợc hiểu là một phần của văn hiến nƣớc nhà. Truyền thống: chính là những đức tính, phong tục tập quán, tƣ tƣởng, lối sống... đƣợc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của mỗi quốc gia, dân tộc. Văn hoá: là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên qua n đến mọi mặt về cả tinh thần, vật chất của con ngƣời. Có thể hiểu, Văn hoá là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo để làm cho cuộc sống mỗi ngày một đẹp 128
hơn. Bản chất của văn hoá là mang đặc trƣng của một cộng đồng ngƣời chính vì vậy văn hoá không có tính cá nhân riêng biệt. Bên cạnh đó văn hoá là kết tinh của thiên tính và cá tính nên nó có rất nhiều cung bậc. Cung bậc ở đây ta có thể hiểu một cách khái quát là: thanh âm, màu sắc, và cũng có thể là giai điệu. Tất cả đều đƣợc xƣớng lên từ cội nguồn sâu xa của vă hoá truyền thống. Theo nhƣ Trần Ngọc Thêm, văn hóa đƣợc cho là một hệ thống hữu cơ các giá trị vất chất và tinh thần do con ngƣời tạo ra, tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên, xã hội. 1.1.2. Các thuật ngữ liên quan Áo dài là loại trang phục truyền thống của Việt Nam, che thân ngƣời từ cổ đến chân hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thƣờng đƣợc mặc vào các dịp lễ hội trang trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học. hễ nói đến phụ nữ Việt Nam thì không thể không nói đến áo dài. Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, đại diện cho một trong những nét điển hình nhất trong văn hóa xứ Hàn. Cũng giống nhƣ trang phục truyền thống của Việt Nam. Hanbok là trang phục truyền thống của Hàn Quốc, không thể thiếu trong những lễ hội và đƣợc sử dụng trong những dịp quan trọng. Trang phục han-bok ( 한복 )có đặc điểm là đƣờng may đơn giản, không có túi. Bộ han-bok cho phụ nữ gồm có một váy quấn và một áo vét kiểu bô-le-rô, thƣờng đƣợc gọi là ch''ima( 치마 )chogori ( 조고리 ). Ch''ima trong tiếng Hàn có nghĩa là váy còn chogori có nghĩa là áo vét. Bộ han-bok của nam giới thì gồm một áo vét ngắn và một chiếc quần, và đƣợc gọi là paji ( 바지 ). Thông thƣờng, hanbok nam rộng rãi và có viền ở gấu. Cả hai bộ y phục này đều có thể đƣợc mặc với một chiếc áo choàng dài có đƣờng nét tƣơng tự (gọi là turumagi) trùm ra bên ngoài. 1.2. Vai trò, vị trí của trang phục truyền thống trong nền văn hóa dân tộc Theo nhƣ Các Mác, trang phục là đối tƣợng của thị giác, một trong hai giác quan dễ cảm nhận cái đẹp một cách tinh tế phải là một biểu hiện bên ngoài và một của nội dung bên trong mang đầy đủ những chuẩn mực lành mạnh, hài hòa, thanh lịch và thực tiễn. Nếu nhƣ trang phục chỉ đơn giản là đồ để mặc lên ngƣời có tác dụng bảo vệ và làm đẹp thì trang phục truyền thống lại là một khái niệm có ý nghĩa hơn bởi nó gắn trong mình hai chữ truyền thống tức là vừa phải đảm nhận chức năng của trang phục vừa phải gắn liền với yếu tố lịch sử và văn hóa của mỗi quốc gia. Và trang phục truyền thống có một vai trò không nhỏ trong nền văn hóa của mỗi quốc gia. Tại sao lại có thể nói nhƣ vậy? Bởi trang phục chính là sự phản ảnh của văn hóa, của lối sống, của phong tục tập quán mỗi dân tộc. Tù nghìn xƣa, khi đã có sự xuất hiện của trang phục thì ông cha ta đã chú trọng để tao ra những trang phục có độ linh hoạt trong việc sử dụng cao, để phù hợp với tính chất công việc con ngƣời. Bởi thế, lối sông ấy cũng 129
đƣợc thể hiện qua trang phục. Trang phục còn thể hiện thị hiếu của con ngƣời, qua đó biểu lộ những đánh giá, quan niệm của con ngƣời. Và đặc biệt với trang phục truyền thống thì nó lại mang một giá trị lâu bền hơn bao giờ hết vì từ lúc nó xuất hiện, trải qua biết bao những thăng trầm của lịch sử nó vẫn giữ đƣợc nét đẹp của mình, và quan trọng là nét đẹp ấy vẫn đƣợc cho là chuẩn mực ở mọi thời kì lịch sử. Trang phục truyền thống là biểu tƣợng của mỗi đất nƣớc, là hiện thân của nhân dân. Bởi những ý nghĩa của nó, ở bất kì quốc gia nào, trang phục truyền thống luôn xuất hiện trong những sự kiện mang quan trọng của gia bản thân, của gia đình và của cả đất nƣớc nữa. Có thể thấy, không có một đất nƣớc nào là không có trang phục truyền thống. Mỗi quốc gia hình thành đều có quá trình phát triển, và gắn liền với nhu cầu ăn mặc của con ngƣời, mỗi vùng, mỗi đất nƣớc còn có những trang phục đặc trƣng khác nhau. Chính bởi sự phản ánh của văn hóa lên trang phục, trang phục, đặc biệt là trang phục truyền thống là một phần không thể thiếu của văn hóa. Đó không chỉ là cá tính, là khí phách mà còn là niềm tự hào của mỗi dân tộc. 2. Áo dài - tinh hoa trong nền văn hóa Việt 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Cây có cội,nƣớc có nguồn, để tìm hiểu về áo dài, hãy ngƣợc dòng thời gian để tìm về quá khứ, từ thời mà chiếc áo dài còn ở hình dáng sơ khai nhất. Cho đến nay vẫn chƣa ai có thể tìm rõ và xác định đƣợc nguồn gốc của áo dài nhƣng có ghi chép cho thấy thủy tổ của áo dài chính vốn làm bằng da thú và lông chim, xuất hiện vào thời Hai Bà Trƣng (năm 38-42 trƣớc Tây Lịch). Đó đƣợc coi là y phục xa xƣa nhất của ngƣời Việt, đƣợc xuất hiện trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lữ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Có tƣơng truyền, vào trận đánh cuối cùng với quân nhà Hán, hai Bà trƣng đã mặc áo hai tà giáp vàng, che lọng vàng với trang sức lộng lẫy. Và để tƣởng nhớ đến Hai Bà Trƣng, ngƣời phụ nữ Việt Nam đã tránh mặc chiếc áo có hai tà bằng cách thay bằng bốn tà, tƣợng trƣng cho bốn bậc sinh thành nên hai vợ chồng. Có nghiên cứu khác lại cho rằng, ở thời đó, với điều kiện thô sơ và hạn chế, chỉ có thể dệt đƣợc thành những mảnh vải khổ nhỏ nên phải ghép bốn mảnh mới có thể tạo thành một chiếc áo hoàn chỉnh, quen gọi là áo tứ thân. Nói một cách khác, có thể cho rằng, chiếc áo tứ thân mộc mạc đƣợc ƣa chuộng trong các dịp lễ hội thời xƣa đƣợc coi là tiền thân của tà áo dài truyền thống. Vũ Vƣơng Nguyễn Phúc Khoát đƣợc xem là ngƣời có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam. Chịu ảnh hƣởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ XVI, lối ăn mặc của ngƣời Việt Nam vẫn thƣờng hay theo ngƣời phƣơng Bắc. Trƣớc làn 130
sóng xâm nhập mới này, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vƣơng Nguyễn Phúc Khoát đã ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó mà thi hành. Trong sắc dụ đó, ngƣời ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, nhƣ sau: Thƣờng phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không đƣợc xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì đƣợc phép). Về lễ phục, thì dùng áo cổ đứng tay dài, vải xanh chàm, vải đen, hoặc vải trắng. Còn các bức viền cổ và kết lót thì vẫn dùng nhƣ trƣớc... (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên). Vậy, bộ quần áo có nút thay thế cho váy, áo xẻ ngực thắt dây đã ra đời. và Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức đƣợc công nhận là quốc phục dƣới triều chúa Nguyễn Vũ Vƣơng (1739-1765). Sau một thời gian, thấy quần hai ống không hợp với thuần phong mỹ tục, Nguyễn Phúc Khoát giao cho triều thần, pha phối từ mẫu áo dài của ngƣời Chăm để che kín bớt quần hai ống. Và lúc này áo dài giống nhƣ áo của ngƣời Chăm, nhƣng có xẻ nách. Đến đời Gia Long Minh Mạng, chiếc áo dài tứ thân đƣợc biến cải thành áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống; rất phổ thông trong giới quyền quý và dân thành thị. Áo ngũ thân cũng đƣợc may nhƣ áo tứ thân, nhƣng vạt áo bên phải phía trƣớc chỉ đƣợc may bằng một thân vải, còn vạt áo bên trái đƣợc may bằng hai thân vải nhƣ vạt áo đằng sau. Ngoài ra, áo ngũ thân có khuy áo nhƣ áo đàn ông, lúc mặc có thể cài khuy nhƣ áo dài ngày nay hoặc thắt vạt nhƣ áo tứ thân. Về ý nghĩa, bốn thân áo chính tƣợng trƣng cho tứ thân phụ mẫu, và thân thứ năm (vạt con) tƣợng trƣng cho ngƣời mặc áo; năm chiếc khuy tƣợng trƣng cho đạo làm ngƣời theo quan niệm Nho gia: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Bƣớc sang năm 1884, khi vƣơng triều Nguyễn không đủ khả năng kháng cự trƣớc sức mạnh xâm lƣợc của thực dân Pháp. Buộc phải ký hòa ƣớc Patenôtre chấp nhận sự cai trị của Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Dƣới chính sách cai trị của Pháp, làn sóng văn hóa Âu Tây có điều kiện tràn vào Việt Nam, ảnh hƣởng lớn đến thị hiếu của dân Việt. Những ngƣời tƣ sản, tiểu tƣ sản, tầng lớp thanh niên thành thị với các phong trào đã cụ, nghênh tân : Sống mới, Vui khỏe, Trẻ trung Chiếc áo dài xƣa cũng theo xu thế chung đó, bắt đầu đƣợc thay đổi.ngƣời mở đầu cho phong trào cách tân trong giai đoạn này là họa sĩ Nguyễn Cát Tƣờng với kiểu áo dài Lemur, năm 1934. Từ áo ngũ thân, Nguyễn Cát Tƣờng, ý tƣởng: Phần áo: Từ bụng trở, ta nên thu hẹp lại cho mất vẻ lòe xòe. Nhƣng có một điều tôi muốn các bạn để ý theo hơn hết là nên bỏ hẳn chiếc vạt con và cho chùng thêm các vạt chính. Ngoài hai việc lau tay và hỉ mũi, ta để vạt con không những không có ích gì thêm nữa, mà nó lại còn bất tiện, vì về mùa rét ta mặc hai, ba áo kép một lúc thì những vạt con ấy chồng chất lên nhau sẽ làm cho ta khó chịu và ngƣời trông sẽ thành một bên phồng cộm, còn một bên lép kẹp. Còn các vạt chính, tôi khuydên nên cho dài chút nữa 131
Phần quần: Nhƣng một ý tƣởng vụt qua làm tôi bàng hoàng sực nghĩ tới một thứ, một thứ mà đáng nhẽ ra phải nói ngay từ đầu, vì nó là phần đầu, phần chính, phần cốt yếu trong y phục. Nó là là nói ra sợ chẳng ai tin, nó là cái quần. Phải chính cái quần Phụ nữ ta mới ít đƣợc biết bỏ cái màu đen di truyền, nó âm thầm buồn tẻ mà may bằng những thứ màu trắng Vậy quần của bạn gái tôi thiết tƣởng nên thay đổi theo cách sau: Từ cạp đến đầu gối nên thu hẹp bớt để vừa khít với thân hình, nhƣ thế những vẻ đẹp thiên nhiên của từng ngƣời mới lộ ra đƣợc. còn từ đầu gối trở xuống đến chân, hai ống quần lại phải may rộng dần ra để khi đi đứng cái dáng điệu của các bạn đƣợc tăng thêm vẻ nhẹ nhàng. Còn trên cạp thì có hai lối: lối thứ nhất (trong hai hình tròn) may mổ tựa nhƣ quần tây, nhƣng hai miếng hai bên phải rộng và dài hơn để có thể buộc khép vào với nhau đƣợc. Dải rút ta sẽ thay vào hai cái rải cùng thứ vải may quần dính vào hai đầu cạp rồi thắt chéo sang cạnh sƣờn. Nếu muốn cẩn thận hơn chút nữa, ta có thể thêm mấy cái khuy bấm ở bên cạnh mép (chỗ quần mổ) cài vào với nhau. Lối thứ hai thì cũng nhƣ cạp quần thƣờng, nhƣng có một điều nên (để) ý là đừng may rộng quá. Cụ thể, áo dài Lemur, có cổ đứng cao từ 1cm đến 2 cm, tay thẳng, may liền vải, cổ tay hẹp, viền nhỏ. Có kiểu ở cửa tay, gấu, nẹp cài cúc đều viền vải khác màu thành đƣờng nẹp rộng khoảng 0,5cm gọi là áo lé nẹp, có loại gấu áo vê tròn lẳn.điểm đáng chú ý nhất của áo dài Lemur là khuy áo đƣợc cài trên vai, áo thắt eo, nối vai, tay phồng đi với quần ống loa. Chất liệu vải dùng để may áo là vải Tây, sử dụng các màu sắc tƣơi sáng thay cho các tối: nâu, đen. Nhƣng trong lúc này, chiếc áo dài Lemur, chỉ đƣợc một số ít có tƣ tƣởng Tây mặc, phần còn lại không mấy hoan ngênh. Vì theo văn hóa Nho gia truyền thống, đề cao cộng đồng xã hội và gia đình. Phụ nữ không đƣợc xem là những cá thể, bổn phận của phụ nữ là việc xó bếp, nên không cần phải làm dáng, không cần phải quần quần, áo áo làm đẹp (theo nghĩa hiện đại); do vậy, áo Lemur thắt lƣng, bó eo khêu gợi là điều tối kỵ, trái với quan niệm Nho phong, Lễ giáo. Chính vì những lẽ đó, áo dài Lemur đƣợc cách tân Trên cơ sở áo dài Lemur, một họa sĩ tên Lê Phổ: bỏ các điểm nhấn ở cổ áo, tay áo, phồng tay; đƣa thêm các yếu tố của áo tứ thân, ngũ thân vào. Tạo ra một kiểu áo vạt dài, cổ kín, cài nút bên phải, ôm sát thân ngƣời, trong khi hai vạt dƣới đƣợc tự do bay lƣợn, vẫn kết hợp với quần ống loa. Áo dài Lê Phổ đƣợc may bằng vải màu mặc với quần trắng kiểu áo này đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 1954), áo dài chỉ đƣợc phổ biến ở các thành phố do Pháp tạm chiếm. Còn các vùng khác, dƣờng nhƣ không đƣợc chú ý Ngay từ năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam vừa tuyên bố độc lập; các phong trào diệt giặc đói, giặc dốt đang đƣợc phát động. Đồng thời, nhằm tiết kiệm hơn nữa, ngày 20 tháng 3 năm 1947, Hồ Chí Minh, trong Đời sống mới đã vận động ngƣời dân vùng tự do bỏ thói quen mặc áo dài vì mặc áo dài không mấy tiện cho việc đi đứng. Lại thêm, áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may đƣợc ba cái áo ngắn. Nên nếu chỉ mặc áo ngắn có thể dƣ đƣợc một khoảng tiền lớn trong năm. Cuộc vận động này dần dần đã đƣợc ngƣời 132
dân hƣởng ứng. Cho nên có một thời gian, áo dài không còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam ở bắc vĩ tuyến 17. Từ sau năm 1954, với hiệp định Giơ-ne-vơ đất nƣớc bị chia cắt thành 2 miền, chiến tranh chống Mỹ nổ ra sau đó. Ở miền bắc áo dài vẫn không thích hợp với những cuộc sống khó khăn của dân Việt; áo dài chỉ đƣợc tiếp tục phát triển ở miền nam. Đầu thập niên 1960, nhà may Dung ở phƣờng Đakao, Sài Gòn đƣa ra một kiểu áo dài mới, áo dài Raglan (giác lăng). Điểm mới của áo dài nhà may Dung: tay dài raglan tay áo và thân áo đƣợc nối xéo góc khoảng 45 độ, hai bên nách và vai không có những đƣờng nhăn (so với kiểu áo trƣớc đó) ôm sát ngƣời hơn. Áo đƣợc mặc với quần xéo. Quần may bằng vải mềm, đƣợc xếp xéo góc khi cắt, có hông ôm sát ngƣời và hai ống dài qua mắt cá chân. Thời gian khi hàng ni-lông tràn ngập miền nam, áo dài lại có một biến tƣớng khác, các kiểu áo dài mỏng xuất hiện, cổ khoét sâu xuống, cổ tròn, cổ vuông, cổ nhọn có loại không tay, may liền, thân áo có hoa văn. Sang những năm 1968, áo dài lại biến dạng, mở đầu cho loại áo của giai đoạn này là Trần Lệ Xuân với phong trào Phụ nữ liên đới, lấy kiểu áo tầm vông của ngƣời phụ nữ Khmer chƣa chồng, may cổ hở cho chiếc áo dài Việt. Đây là loại áo dài Mini Raglan, vốn là áo Raglan nhƣng đƣợc cắt may ngắn hơn: tà áo rất hẹp, vạt ngắn đến đầu gối, cổ cao, tay áo ngắn, có tay rộng, tà đƣợc xẻ cao. Kiểu Mini Raglan này đƣợc các nữ sinh Sài Gòn ƣa chuộng mãi cho đến cuối tháng 4 năm 1975. Trong giai đoạn gần đây, do có sự đa dạng về vải, chiếc áo dài nữ vẫn tiếp tục có những thay đổi. Nhƣng sự thay đổi không lớn, về bản chất kết cấu trƣớc đó vẫn đƣợc đảm bảo. Cổ áo, gấu áo, và eo áo: cổ áo thì lúc cao, lúc thấp, lúc rộng, lúc hẹp; gấu áo thì lúc vén cao, lúc hạ thấp; eo áo thí lúc nhỏ lúc to. Những thay đổi này đi đôi với những thay đổi nhỏ của chiếc quần: chân què qua đáy giữa, lƣng quần thắt giải rút rồi tới giây thung, gài nút, và sau cùng là dùng phẹc-mo-tuya (fermeture), ống quần thì lúc rộng lúc hẹp theo thị hiếu thẩm mỹ của từng giai đoạn Trong giai đoạn hiện nay, áo dài lại có nhiều biến tấu khác, từ tay áo, cổ áo, vạt áo đến cách kết hợp với kiểu quần Rất đa dạng, tùy theo sở thích, ý tƣởng của từng ngƣời. Trong xã hội hội nhập hiện nay, áo dài góp phần tạo nên nét riêng độc đáo trong các buổi trình diễn tuần lễ thời trang quốc tế và trong các cuộc thi hoa hậu trong và ngoài nƣớc, các festival trang trọng và bề thế. Nhiều nhà thiết kế Áo Dài Việt Nam đã đƣợc biết đến trên thị trƣờng quốc tế nhƣ Minh Hạnh, Sỹ Hoàng, Võ Việt Chung, La Hằng Tất cả đều góp phần làm rạng danh tên tuổi trang phục Áo dài Biểu tƣợng văn hóa của Việt Nam. Để có sự phát triển nhƣ ngày hôm nay, nhìn lại quá khứ, chúng ta thấy chiếc áo dài quả thật có một lịch sử rất lâu đời 133
2.2. Các kiểu áo dài cơ bản 2.2.1. Áo dài nữ giới Thuở xƣa phụ nữ Việt Nam từ Bắc xuống Nam đều mặc váy. Đến ngày nay chiếc váy đó chỉ còn rải rác ở một số vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ. Chiếc áo dài đã trở thành biểu tƣợng của phụ nữ Việt Nam. Nhƣ lịch sử còn ghi lại cuộc chiến Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài gần 200 năm. Ở miền Bắc vua Lê chúa Trịnh trị vì, ở Miền Nam các chúa Nguyễn miệng nói thuần phục nhà Lê song thực chất họ đã lấy Phú Xuân làm thủ phủ của đằng trong để củng cố địa vị cho sự nghiệp: Vạn đại dung thân. Năm 1744 trong dân gian miền Nam bỗng lƣu truyền một câu sấm Bát đại thời hoàn trung đô (tức là ở lại kinh đô Thăng Long ngay). Câu sấm này làm cho chúa Nguyễn Phúc Khoát giật mình. Triều thần của Nguyễn Phúc Khoát đã họp bàn để tìm ra hƣớng giải quyết hoàn Trung Đô. Một thời gian sau các đại quan đã trình bày với chúa Nguyễn rằng Muốn thực sự có một vƣơng quốc mới để đổi mạng trời thì phải thay đổi lễ nhac, thay đổi văn hoá. Văn hoá đó là trang phục. Và kể từ đó phân biệt với phụ nữ hai miền thì phụ nữ miền Bắc mặc váy phụ nữ miền Nam mặc quần có đáy (hai ống) nhƣ đàn ông. Với con mắt phong kiến, võ vƣơng thấy phụ nữ mặc quần hai ống trông khêu gơi quá nên ông bèn cho triều thần nghiên cứu tham khảo áo dài của ngƣời Chăm (Giống áo ài Việt Nam ngày nay nhƣng không xẻ nách) và chiếc áo dài thƣợng Hải (xẻ đến đầu gối) để từ đó chế ra áo dài Việt Nam. Vì thế có thể coi chiếc áo dài của ngƣời phụ nữ đầu tiên giống nhƣ chiếc áo dài của ngừời Chàm nhƣng có xẻ nách. Chiếc áo dài ngày nay hội tụ cả hai yếu tố của phƣơng Bắc và phƣơng Nam tạo nên sự cân đối hài hoà. Cho đến đầu thế kỷ XX, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân hay năm tà. Mỗi thân áo trƣớc và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trƣớc. Tay áo may nối phía dƣới khuỷu tay. Sở dĩ áo phải nối thân và tay nhƣ thế là vì các loại vải tốt nhƣ lụa, sa, gấm, đoạn... ngày xƣa chỉ dệt đƣợc rộng nhất là 40 cm. Cổ, tay và thân trên áo thƣờng ôm sát ngƣời, rồi tà áo may rộng ra từ sƣờn đến gấu và không chiết eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80 cm ở gấu, cổ áo chỉ cao khoảng 2-3 cm. Trong thập niên từ 1930 đến 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, nhƣng phụ nữ thành thị bắt đầu dùng các loại vải màu tƣơi, sáng hơn, đƣợc nhập khẩu từ châu Âu. Thời kỳ này, gấu áo dài thƣờng đƣợc may trên mắt cá chân khoảng 20cm. Từ đây và tiếp tục cho đến gần cuối thế kỷ XX thiếu nữ khắp nơi mặc quần trắng với áo dài. Quần đen dành cho những phụ nữ đã lập gia đình. Một vài nhà tạo mẫu áo dài đã bắt đầu xuất hiện, nhƣng họ mới chỉ bỏ đi phần nối giữa sống áo vì vải của phƣơng Tây dệt có khổ rộng hơn vải ta. Tay áo vẫn may nối. Đến khoảng những năm 1950, sƣờn áo dài bắt đầu đƣợc may chiết eo. Các nhà may lúc đó đã cắt áo lƣợn theo thân ngƣời. Thân áo sau rộng hơn thân trƣớc, đặc biệt là phần 134
mông để áo ôm theo thân dáng mà không cần chiết eo; vạt áo cắt hẹp hơn, cổ áo cao lên trong khi gấu đƣợc hạ thấp xuống. Ngày nay, Việt Nam đã có một lực lƣợng đông đảo các nhà tạo mẫu áo dài, với đủ các loại chất liệu vải, họ vẫn luôn nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo đƣa ra những mẫu mốt mới...chất liệu mới cho áo Dài đƣợc kết hợp từ những tấm vải mẫu, thƣờng đƣợc trang trí bằng những đƣờng nét thủ công hoặc thêu thùa. Song, cũng chỉ dừng lại ở việc thay đổi chất vải và hoa văn trên áo dài còn về kiểu dáng vẫn phải giữ theo công thức cũ, nghĩa là không khác gì nhiều với cái áo dài của pho tƣợng Ngọc Nữ thế kỷ XVII. 2.2.2. Áo dài nam giới Có lẽ sẽ thật là thiếu sót nếu không đề cập tới trang phục áo dài dành cho nam giới. Theo nhà nghiên cứu Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là một trang phục truyền thống của phái nam. Tuy nhiên theo sắc dụ ban hành từ thời chúa Nguyễn Vũ Vƣơng thì sự quy định trang phục cho nam giới ít gò bó và thông thoáng hơn. Thƣờng phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng đƣợc (trích sắc dụ này). Từ thập niên 1930 trở đi mới xuất hiện áo dài nữ phục hai vạt, vậy về lý, áo dài nam phục hai vạt cũng phải xuất hiện khoảng thời gian đó. Một giả thuyết khác cho rằng từ khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về quốc phục đã xuất hiện lối ăn mặc theo cách Việt Nam ở phái nam cho khác biệt với lối ăn mặc của ngƣời khách trú. Cơ sở chính của cách tạo ra khác biệt là lối cài nút về bên trái thay vì bên phải giống nhƣ ngƣời Hoa kiều (theo sách Việt Nam Văn Hóa Sử, tác giả Đào Duy Anh ). Sự khác biệt thứ hai là trên chất liệu vải (thƣờng bằng the mỏng, và mặc ra ngoài áo bà ba trắng, với phụ tùng lệ bộ kèm theo là khăn đóng (tức khăn vành cho nam). Có thể ngay từ đầu, quốc phục sơ khai của nam giới đã chỉ có hai vạt và đƣợc biến cách trên chiếc áo Tàu nhà Thanh": dài gần tới gối và có đƣờng xẻ hai bên từ hông trở xuống. Đến thập kỷ 1930 khi xuất hiện áo nữ với hai tà dài thì đƣợc thay đổi chút ít cho gần gũi chiếc áo dài nữ phục. Ngày nay, ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh thanh niên mặc áo dài, chỉ những ngƣời có tuổi trong trang phục áo dài truyền thống. Ta có thể đƣa ra lí do giải thích cho điều này: Phải chăng áo dài nữ phục có quá trình hình thành và phát triển lâu hơn. Hơn nữa áo dài nữ đƣợc quy định bởi văn bản pháp quy (sắc dụ của chúa Nguyễn Vũ Vƣơng) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn (Chiếu quy định của Minh Mạng về trang phục hoàn chỉnh của áo dài nữ phục). Do đó khi nói tới áo dài ngƣời nƣớc ngoài và ngƣời ngoài nƣớc thƣờng nghĩ đến chiếc áo dài nữ giới. 2.3.3. Áo dài trẻ em Trẻ em Việt Nam thƣờng mặc áo dài trong dịp lễ tết, đám cƣới.trang phục áo dài của các em thƣờng có màu sáng nhƣ màu đỏ,màu hồng,và thƣờng đội khăn xếp tƣợng trƣng cho sự trong sáng,hồn nhiên.qua đó muốn gửi gắm thông điệp về một cuộc sống hạnh phục tƣơi đẹp. 135
2.3.4. Áo dài váo ngày lễ a. Áo dài trong ngày cƣới Nhân dân ta mỗi khi nói đến ngày cƣới vẫn thƣờng cho rằng: Trăm năm mới có một lần có lẽ do đó mà từ trƣớc đến ngày nay những bộ trang phục trong ngày cƣới bao giờ cũng hết sức đặc biệt. Thời xƣa bộ trang phục mà các co dâu mặc trong ngày cƣới cũng chính là trang phục các cô mặc trong ngày lễ hội cổ truyền của dân tộc: Áo tứ thân, áo ngũ thân, áo dài. Cho đến khi áo dài chính thức trở thành trang phục truyền thống của Việt Nam thì trong ngày cƣới cô dâu thƣờng mặc áo dài đỏ và trắng. Màu trắng biểu hiện sự tinh khiết cả về thể xác lẫn tâm hồn, còn màu đỏ thể hiện ƣớc mơ hai vợ chồng sẽ trăm năm hạnh phúc, son sắc, thuỷ chung. Nhƣng cho đến ngày nay áo dài chỉ đƣợc thấy trong các đám hỏi, nạp tài, dạm ngõ. Còn trong các ngày cƣới chính thức các cô dâu thƣờng chọn cho mình chiếc váy âu cách tân sang trọng. b. Áo dài trong tang lễ Đối với ngƣời Việt Nam chọn trang phục để mặc trong tang lễ là điều rất quan trọng. Vì không gian tang lễ khác hoàn toàn so với các không gian khác. Đến tang lễ không chỉ là chia buồn với gia đình ngƣời đã mất mà còn phải thể hiện sự tôn kính trân trọng đối với ngƣời đã khuất. Từ xƣa đến nay trang phục trong tang lễ là bộ đồ xô gai. Tuy vậy áo dài vẫn đƣợc lựa chọn để mặc. Và một điểm đáng chú ý ở đây nữa là áo dài phải là những ngƣời thân, hàng xóm đến chia buồn cùng gia quyến. 2.3. Vai trò của Áo dài đối với nền văn hóa dân tộc Việt Nam Áo dài là một biểu tƣợng của Việt Nam, vừa truyền thống lại vừa hiện đại. Trang phục này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng nhƣ những ngày lễ quốc gia, lễ cƣới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Phát triển với những bƣớc đi của lịch sử, có thể nói, áo dài chính là một minh chứng rõ nét của những thăng trầm trong đất nƣớc ta. Có một cái nhìn khái quát thông qua sự tiến triển thăng trầm của lịch sử giúp chúng ta khẳng định đƣợc bản lĩnh vững vàng của phong cách ngƣời Việt. Không ít nhà nghiên cứu đã lƣu ý đến tinh thần đấu tranh chống đồng hóa của ngƣời Việt thông qua trang phục. Điều này đúng nhƣng chƣa đủ. Đối với kẻ thì xâm lƣợc từ phƣơng Bắc đem theo chủ trƣơng đồng hóa triệt để bằng cách bắt nhân dân ta thay đổi trang phục, đầu tóc thì nhân dân ta kiên quyết chống lại, nhiều khi rất quyết liệt. Hay khi sang xâm lƣợc, thực dân Pháp đã lái sang những xu hƣớng thẩm mỹ về trang phục không lành mạnh; khi đế quốc Mỹ nhảy vào miền nam Việt Nam, chúng lại khuyến khích nhân dân ta Mỹ hóa trang phục. Để đấu tranh với với bọn thực dân mới, chống lại cái lỗ 136
lăng, cầu kì, xa lạ và phô trƣơng, nhân dân các đô thị miền Nam lại tìm cách trở về với truyền thống. Và để rồi chúng ta vẫn giữ đƣợc nét đặc trƣng trong trang phục để tạo thành nét truyền thống. Đó không chỉ là trang phục mà còn là tinh thần bất khuất, là ý chí kiên cƣờng, là tấm lòng, là tính cảm, là giá trị thẩm mĩ, là niềm tự hào to lớn của dân tộc ta. Bởi có giá trị to lớn nhƣ vậy, dễ hiểu tại sao, tà áo dài còn là hình ảnh quen thuộc và đẹp đẽ trong nền thi ca và hội họa Việt Nam. Hình ảnh phụ nữ Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã đƣợc nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là Áo lụa Hà Đông của Nguyên Sa, bài này đƣợc phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu: Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông... Trong những vần thơ của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh: Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong Hôm xƣa em đến mắt nhƣ lòng Nở bừng ánh sáng em đi đến Gót ngọc dồn hƣơng bƣớc tỏa hồng (Áo trắng) Chiếc áo dài cũng đƣợc xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam. Theo hồi ký, chính những bƣớc chân hoàng cung của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết nên bài Diễm xƣa nổi tiếng. Hay trong bài Hạ trắng", hình ảnh áo dài cũng chập chờn: Gọi nắng trên vai em gầy đƣờng xa áo bay... Bài Một thoáng quê hƣơng của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu: Tà áo em... bay, bay, bay, bay... trong gió nhẹ nhàng... Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đƣờng phố, sẽ thấy tâm hồn quê hƣơng ở đó... em ơi... Nhạc sĩ Nguyễn Đức Cƣờng với bài hát Em trong mắt tôi : Không quần jeans giầy cao gót em chọn riêng mình em áo dài duyên dáng... Giống nhƣ hoa kia bên thềm ngát hƣơng không khoe sắc màu ngàn đóa hoa đang rực rỡ không sánh bằng... Nhẹ nhàng tung bay tà áo dài... Em phụ nữ Việt Ánh lên bao rạng ngời ngƣời Phƣơng Đông 137
Hiện nay, tuy không còn nhiều nhƣng vẫn còn những trƣờng học lấy áo dài trắng làm đồng phục để toát lên vẻ trong sáng của lứa tuổi học trò. Hình ảnh cô học trò trong tà áo trắng với chiếc nón lá đã trở thành một hình ảnh không thể quên của mỗi du khách khi nhắc đến Việt Nam. Trong ngày tốt nghiệp, trong buổi lễ trƣởng thành, trong những bộ ảnh kỷ yếu, các sinh viên cũng chọn cho mình tà áo dài, gắn liền với truyền thống để đánh dấu sự kiện quan trọng của cuộc đời. Cô gái về nhà chồng, trong một vài thời điểm, họ có thể diện cho mình một bộ váy cƣới theo phong cách hiện đại sang trọng thì cũng không bao giờ bỏ qua chiếc áo dài đỏ thắm khi mới bƣớc về nhà chồng. Áo dài đã đi sâu, đã gắn liền và không thể nào tách khỏi đƣợc phong tục tập quán, khỏi nền văn hóa Việt. 3. Hanbok- Nét đẹp của đất nƣớc Hàn Quốc 3.1. Quá trình hình thành và phát triển Hanbok là trang phục truyền thống đại diện cho đất nƣớc Hàn Quốc. Trong lịch sử, ở Hàn Quốc có hai bộ Hàn phục. Giai cấp quý tộc sử dụng một loại trang phục khác may theo kiểu cách nƣớc ngoài (theo kiểu Trung quốc). Trong khi đó, ngƣời dân thƣờng mặc bộ trang phục bản địa ngày nay đƣợc biết đến với tên gọi là Hanbok. Tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển cho thấy, trang phục truyền thống Hàn Quốc (Hanbok) đƣợc khởi nguồn sớm nhất từ giai đoạn Tam Quốc (ba đất nƣớc, gồm Silla, Goguryeo và Baekje - Năm 57 trƣớc Công nguyên - năm 668 sau Công nguyên). Điều này đƣợc chứng thực qua các bức họa trên tƣờng những ngôi mộ xây dựng vào thời đó. Ngƣời ta thấy trong những bức tranh cổ trong mộ Cao Câu Ly đƣợc trang trí với hình nam nữ đều mặc trung phục gồm có: quần bó, ngắn và áo ngang eo. Kiểu trang phục cổ xƣa này đến nay hầu nhƣ vẫn không hề thay đổi. Đó chính là cơ sở ban đầu để hình thành nên Hanbok. Sau khi đƣợc khởi nguồn và định hình, đến cuối thời Tam Quốc Triều Tiên, những ngƣời phụ nữ quý tộc mới bắt đầu mặc áo khoác dài tới ngang hông (đƣợc thắt lại ở eo) và váy dài phủ kín chân, còn đàn ông quý tộc thì mặc quần rộng, bo lại ở mắt cá chân và áo chẽn có thắt lƣng ở eo. Khi vua nhà Cao Ly (918 1392) ký một hiệp ƣớc hòa bình với đế quốc Mông Cổ, nhà vua cƣới một vƣơng hậu ngƣời Mông Cổ, các quan lại trong triều cũng ăn mặc theo trang phục ngƣời Mông Cổ. Từ đó, váy đƣợc mặc ngắn hơn, áo jeogori chỉ mặc tới eo và trên ngực có thắt một chiếc nơ (thay cho thắt lƣng) còn ống tay áo đƣợc cắt lƣợn một đƣờng cong rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Trong triều đại Triều Tiên, áo jeogori của phụ nữ đƣợc thiết kế chật hơn và ngắn hơn. Vào thế kỷ 16, áo jeogori rất rộng và tận dƣới eo, nhƣng đến cuối triều vua Triều Tiên (thế kỷ 19), chiếc áo này còn đƣợc thiết kế ngắn lại tới mức nó không che đƣợc hết ngực. Từ đó ngƣời ta mặc thêm chiếc áo heoritti ở trong. Đến cuối thế kỷ 19, Hung tuyên Đại viện quân giới thiệu Magoja (mã quái, một loại áo theo kiểu Mãn Châu) đến với đất nƣớc Triều Tiên và ngày nay nó vẫn thƣờng đƣợc mặc với Hanbok. 138
Thời cuối triều Triều Tiên ngƣời dân Hàn Quốc mặc váy dài và áo jeogori ngắn, vừa vặn. Dƣới lớp váy ngƣời ta phải mặc rất nhiều lớp váy lót khác nhƣ darisokgot, soksokgot, dansokgot, and gojengi để váy phồng lên và đẹp hơn, tiện lợi cho mùa đông và cả cho thời gian mang thai. Phụ nữ thời Yangban thƣờng mặc chiếc váy quấn rộng 12 p'' ok (khổ rộng của vải) gấp vạt áo sang bên trái. Ngƣời dân thƣờng thì chỉ đƣợc mặc ch'' ima với khổ rộng hơn 10 hoặc 11 p'' ok và phải gấp vạt áo sang bên phải. Phía trong han-bok, phụ nữ thƣờng mặc một cái quần buộc túm dài, áo lót một mảnh cao trên eo, váy một mảnh, và một áo giống nhƣ áo vét nhỏ hơn chogori một chút. Hầu hết mọi ngƣời ngày nay cũng vẫn mặc nhƣ vậy. Độ rộng của ch'' ima cho phép ngƣời ta mặc đƣợc nhiều quần áo bên trong, tiện lợi cho mùa đông và cả cho thời gian mang thai. Ngày nay ngƣời ta thƣờng mặc những cái váy có độ rộng bằng hai lần rƣỡi khổ vải; tuy nhiên, vải ngày nay thƣờng có độ rộng gấp đôi khổ vải thời xa. Hầu hết các ch'' ima hiện đại đều có những dải đeo qua vai để cho dễ mặc. Để có một dáng đẹp thì ch'' ima phải đƣợc kéo chặt sao cho nó bó sát vào ngực tạo thành một mặt phẳng và đƣờng khâu phải nằm ngay dƣới xƣơng bả vai. Phía bên trái của ch'' ima cần đƣợc giữ chặt để khi đi lại không bị thõng xuống và hở ra những đồ mặc bên trong. Phụ nữ đứng tuổi thƣờng kéo phía mép ngực trái lên cao để tránh bị trễ xuống khi vận động. Hầu hết các chogori đều có một cái khoá dây hoặc một vài ruy băng nhỏ ở bên trong để giữ áo đƣợc chặt. Những chiếc ruy băng dài của áo vét đƣợc buộc chặt để tạo thành otkorum (nơ) - một kiểu nơ không giống hình con bớm của phƣơng Tây. Cái otkorum rất quan trọng bởi vì nó là một trong ba thứ để ngời ta đánh giá vẻ đẹp và chất lƣợng của bộ han-bok. Hai cái còn lại là đƣờng cong của tay áo và sự khéo léo trong việc hoàn thịên bộ áo đó bằng một băng vải đƣợc khâu nối liền với cổ và vạt phía trƣớc của chogori. Các góc của bộ áo này thƣờng là vuông vức. Ngƣời ta thƣờng lợc một chiếc cổ trắng có thể tháo rời (gọi là tongjong 동종 ) vào bộ áo. Vì han-bok không có túi, nên cả nam lẫn nữ thƣờng mang theo ví, hay còn gọi là chumoni. Chumoni đợc chia thành hai loại: loại tròn và loại gấp nếp, hơi giống hình tam giác, cả hai đều có dây rút. Chúng th ƣờng đƣợc trang điểm bằng những chiếc nút và những qủa tua cầu kỳ tuỳ theo địa vị và giới tính của ngời mặc bộ đồ. Trang phục Hanbok của tầng lớp thƣợng lƣu đƣợc dệt từ cây gai hoặc một loại vải nhẹ, cao cấp, làm bằng vải lụa trơn màu sáng hoặc in hoa. Giới thƣợng lƣu đƣợc mặc quần áo nhiều màu sắc sặc sỡ, những màu sáng đƣợc dành cho trẻ em và các bé gái, còn màu dịu hơn thì dành cho những ngƣời trung niên. Ngƣời dân thƣờng thì chỉ đƣợc phép mặc áo làm bằng chất liệu cotton đơn thuần, dùng các loại vải bông hoặc sợi gai tẩy trắng để may hanbok. Luật còn quy định chỉ đƣợc phép mặc quần áo màu trắng, nhƣng trong những dịp đặc biệt ngƣời dân đƣợc cho phép mặc các trang phục màu hồng nhạt, xanh lá cây nhạt, xám và màu than. Lịch sự hơn, khi đàn ông đi ra ngoài, họ mặc thêm một chiếc áo durumagi dài tới đầu gối. 139
Có ý kiến cho rằng, Hanbok cũng đã chịu ảnh hƣởng từ trang phục của Trung Hoa. Những ngƣời Paekche và Shilla cũng có những trang phục tƣơng tự: áo choàng dài bằng lụa của quan lại đƣợc du nhập vào Triều Tiên từ thời Đƣờng bên Trung Hoa. Sau đó đến năm 648, dƣới thời Shila, nó đợc cải biên để các quan chức và những ngƣời thuộc hoàng tộc mặc trùm ra ngoài trang phục dân tộc. Phụ nữ giàu sang thời đó mặc váy dài tới gót chân, quần dài và áo vét dài đến hông có tay rộng và đai ở eo. Đàn ông sang trọng thì mặc quần rộng, gấu hẹp và có viền, áo vét trùm ngoài, thắt eo lƣng, cổ tay lơ-vê. Trải qua nhiều triều đại, bộ đồ ch'' ima và chogori đã đợc biến cải khác nhiều. Dƣới thời Koryo( 고려 ), năm 935, ch'' ima đợc may ngắn đi, eo đƣợc kéo cao lên sát ngực và đợc buộc bằng một ruy băng rộng bản, dài. Kiểu áo này cho tới nay vẫn còn đƣợc coi là mốt. Bộ chogori cũng đƣợc may ngắn di, cánh tay hơi lƣợn. Đồng thời phụ nữ cũng chải đầu khác đi. Họ tết tóc thành bím trên đỉnh đầu; đàn ông thì bắt đầu cạo đầu nhƣng chỏm mào giữa đầu thì vẫn đƣợc giữ lại.đến năm 1392, khi triều đại Choson lên thay Koryo và đƣợc trị vì bởi một vị tƣớng của triều đại Koryo có tên là Yi Song-gye, thì bộ quần áo dân tộc lại có một chút thay đổi. Các vị vua triều đại này rất chú trọng đến lễ nghi nên đã qui định chặt chẽ cách thức ăn mặc của hoàng gia, quý tộc và dân thờng trong các nghi lễ khác nhau, kể cả cƣới xin và ma chay. ở thời này, đức tính chính trực, liêm chính của đàn ông và sự trong trắng của đàn bà là những giá trị xã hội đợc coi trọng hàng đầu và đƣợc thể hiện trong cách ăn mặc. Do đó, bộ han-bok của đàn ông có thay đổi chút ít, nhƣng bộ han-bok của phụ nữ thì thay đổi rất nhiều qua các thế kỷ.cho đến thế kỷ 15, phụ nữ mới bắt đầu mặc chogori dài và mặc chiếc váy dài gấp nếp để che dấu toàn bộ đƣờng nét của cơ thể. Tuy nhiên, cùng với thời gian, chogori dần dần bị thu ngắn lại và bây giờ thì nó chỉ còn che đƣợc ngực, do đó độ rộng của ch'' ima cũng cần phải thay đổi. Vì thế ngƣời ta may nó sát vào nách và giữ nguyên kiểu dáng đó cho đến ngày nay. Hiện tại, các nhà tạo mốt đang tìm cảm hứng từ bộ han-bok và các trang phục truyền thống khác để tạo ra những mốt Hàn Quốc độc đáo và để đáp ứng phong cách sống hiện đại. Họ tìm cách kết hợp các đƣờng nét, kiểu dáng của bộ han-bok trong thiết kế của mình và cố gắng sử dụng những chất liệu vải truyền thống nhƣ vải gai, vải thô, v.v Hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán quần áo nhỏ chuyên bán quần áo dân tộc Hàn Quốc, đồng thời cũng có những cửa hàng chuyên bán han-bok thế hệ mới làm trang phục hàng ngày. Chắc chắn, bộ han-bok với lịch sử nhiều thế kỷ của mình sẽ còn làm duyên dáng các đƣờng phố của Hàn Quốc. 3.2. Các loại Hanbok 3.2.1. Hanbok nữ giới Với chiếc áo dài Việt Nam, dáng vẻ mềm mại thƣớt tha, đƣờng lƣợn ôm sát ngƣời là tiêu chí đẻ đánh giá 1 chiếc áo đẹp, thì với han-bok, cánh tay áo cong, cổ trắng hẹp và chiếc nơ thắt 1 bên trên áo han-bok nữ là 3 điểm để đánh giá vẻ đẹp. 140
Bộ han-bok cho phụ nữ gồm có một váy quấn và một áo vét kiểu bô-le-rô, thƣờng đƣợc gọi là ch''ima, chogori. Ch''ima trong tiếng Hàn có nghĩa là váy còn chogori có nghĩa là áo vét. Phía trong han-bok, phụ nữ thƣờng mặc một cái quần buộc túm dài, áo lót một mảnh cao trên eo, váy một mảnh, và một áo giống nhƣ áo vét nhỏ hơn chogori một chút. Hầu hết mọi ngƣời ngày nay cũng vẫn mặc nhƣ vậy. Độ rộng của ch'' ima cho phép ngƣời ta mặc đƣợc nhiều quần áo bên trong, tiện lợi cho mùa đông và cả cho thời gian mang thai. Ngày nay ngƣời ta thƣờng mặc những cái váy có độ rộng bằng hai lần rƣỡi khổ vải; tuy nhiên, vải ngày nay thƣờng có độ rộng gấp đôi khổ vải thời xa. Hầu hết các ch'' ima hiện đại đều có những dải đeo qua vai để cho dễ mặc. Để có một dáng đẹp thì ch'' ima phải đƣợc kéo chặt sao cho nó bó sát vào ngực tạo thành một mặt phẳng và đƣờng khâu phải nằm ngay dƣới xƣơng bả vai. Phía bên trái của ch'' ima cần đƣợc giữ chặt để khi đi lại không bị thõng xuống và hở ra những đồ mặc bên trong. Phụ nữ đứng tuổi thƣờng kéo phía mép ngực trái lên cao để tránh bị trễ xuống khi vận động. Hầu hết các chogori đều có một cái khoá dây hoặc một vài ruy băng nhỏ ở bên trong để giữ áo đƣợc chặt. Những chiếc ruy băng dài của áo vét đƣợc buộc chặt để tạo thành otkorum (nơ) - một kiểu nơ không giống hình con bớm của phƣơng Tây. 3.2.2. Hanbok nam giới Hanbok nam gồm có quần dài, áo ngắn, áo vét hoặc áo khoác tay ngắn. Đặc điểm của từng loại nhƣ sau: áo ngắn tới hông, tay dài, có hai sợi dây buộc hai tà áo lại phía bên trái. Quần của hanbok thƣờng có ống rộng để suông, do đó ngƣời ta dùng một sợi dây để bó ống cho gọn gàng. Bên ngoài hanbok có thể mặc một chiếc áo vét kiểu phƣơng Tây hoặc là một chiếc áo khoác (hay còn gọi là áo choàng) có tay ngắn. Chiếc áo này về kiểu dáng khá giống với áo ngắn mặc bên trong nhƣng có màu sắc khác đi mà thôi. Yangban, một tầng lớp thƣợng lƣu theo kiểu cha trƣyền con nối, dựa trên học vị và quyền hành hơn là của cải thì mặc áo Hanbok màu sáng may bằng vải lụa in hoa hoặc lụa trơn trong thời tiết lạnh và loại vải xếp nếp hoặc những loại vải cao cấp là những chất liệu nhẹ trong thời tiết ấm áp. Trang phục phụ của đàn ông phần lớn gồm mũ bằng lông ngựa cứng (katsat thịnh hành từ thời Shilla cho tới đầu thế kỉ này) và một dây lụa dài buộc quanh ngực. Vào những ngày lễ lớn chỉ những ngƣời trong hoàng tộc hay những ngƣời có địa vị xã hội mới đƣợc mặc Hanbok đậm màu và kèm nhiều phụ kiện 3.2.3. Hanbok trẻ em Quần áo hàng ngày dành cho trẻ em đƣợc thiết kế sao cho đủ độ ấm cho đứa trẻ. Các gia đình thời xƣa thƣờng mặc cho con cái những bộ quần áo sáng màu, với đôi tất may chần trong ngày lễ sinh nhật đầu tiên của chúng, điều vẫn kéo dài cho đến ngày nay. Một bộ trang phục dành cho trẻ em đƣợc 1 năm tuổi gồm có cheonbok (một chiếc áo vest dài màu xanh nƣớc biển), mặc trùm qua chiếcdurumangi và bokkeon (chiếc mũ màu đen gắn đuôi dài). Những từ ngữ và biểu tƣợng liên quan đến trẻ em đƣợc thêu lên vải. Ban 141
đầu, các loại trang phục nhƣ vậy chỉ để dành cho con trai của những nhà thuộc tầng lớp thƣợng lƣu. Sau đó, phong tục và trang phục này đã đƣợc phổ biến rộng rãi ra cả các tầng lớp khác nữa, kể cả con gái cũng đƣợc mặc, nhƣng là một kiểu trang phục khác. Còn trong thời đại ngày nay sự phân biệt hoàng tộc và thƣờng dân không còn tồn tại nữa, cũng nhƣ không còn sự khinh miệt giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo. Do đó việc mặc trang phục nhƣ thế nào không còn là quy định khắt khe nữa. Hanbok lúc này cũng có sự thay đổi. Phụ nữ bắt đầu mặc váy dài, xếp li và Chogory ngắn chỉ vừa đủ che hết ngực. Những phụ kiện đi kèm cũng đơn giản hơn và không còn phải tự làm nữa mà có thể mua ở chợ. Hanbok của nam giới cũng có sự thay đổi. Áo cũng ngắn hơn chỉ vừa đủ dài hơn một chiếc áo sơ mi. Họ cũng không còn đội những chiếc mũ cứng vành lông đuôi ngựa nữa. Ngƣời Hàn ngày nay ƣa mặc trang phục phƣơng Tây. Trang phục châu Âu thâm nhập vào Hàn Quốc từ thời kì chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Trong thời kì công nghiệp hoá những năm 1960, 1970 ngƣời ta coi Hanbok không còn phù hợp nhƣ trƣớc nữa. Tuy nhiên, Hanbok đã đƣợc cải tiến cho đơn giản, phù hợp để trở thành trang phục trong cuộc sống hàng ngày của ngƣời Hàn Quốc. 3.2.4. Hanbok vào ngày lễ Vào những ngày lễ lớn ngƣời Hàn Quốc vẫn ƣa mặc những bộ Hanbok truyền thống chƣa bị cách tân quá nhiều. Hôn lễ phục và tang phục đƣợc coi là lễ phục. Trang phục mặc trong ngày cƣới là những bộ Hanbok thiết kế trang trọng và rực rỡ. Khi đính hôn mặc màu hồng, kết hôn mặc váy cƣới, sau tuần trăng mật mặc váy đỏ và áo xanh để chào bố mẹ chồng. Tang phục có hình thức đơn giản, chỉ là bộ đồ xô gai để tỏ lòng thƣơng tiếc ngƣời đã khuất. Vào ngày tết nguyên đán, tết trung thu hay vào các ngày lễ lớn, ngƣời Hàn Quốc mặc những bộ Hanbok đẹp nhất của mình, màu sắc rực rỡ tƣơi vui. Căn cứ vào màu sắc, biểu tƣợng của váy áo ngƣời ta còn đoán biết đƣợc lứa tuổi, ƣớc mong của ngƣời mặc. Chẳng hạn, ngƣời phụ nữ trung tuổi mặc sơ mi xanh chuối và chân váy vàng hoặc màu xanh lá cây sáng. Phụ nữ lớn tuổi hơn mặc áo màu xanh chuối nhạt hoặc màu xám sáng với chân váy màu xanh lá sẫm để thể hiện ƣớc muốn sống lâu. Còn phụ nữ kết hôn, nếu mặc váy hồng là ƣớc muốn sinh con gái, màu tím là ƣớc muốn sinh con trai, ống tay áo có sọc 5 màu biểu tƣợng cho ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ là mong ƣớc có cuộc sống vợ chồng hoà hợp. Các cô gài trẻ thì mặc váy màu đỏ và áo khoác màu vàng với ống tay áo kẻ sọc nhiều màu.vào những dịp khác, họ có thể mặc Hanbok với đủ màu sắc và chất liệu, bao gồm lụa thêu, vẽ hoặc mạ vàng. Hanbok đƣợc may bằng gấm lụa hay satanh cho mùa đông, bằng lụa mỏng khi thời tiết ấm áp và bằng vải sợi bông dệt bằng tay, hồ nhẹ cho mùa hè. Có thể nói rằng sự đa dạng của Hanbok là một nét độc đáo. Sự khác nhau giữa Hanbok của vua quan và ngƣời dân thƣờng, giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo, Hanbok mặc vào dịp tế, đám cƣới, đám tang hay ngày thƣờng đều có những ý nghĩa riêng. Việc phân 142
loại Hanbok chỉlà một cách giới thiệu sự đa dạng của Hanbok, còn vẻ đẹp thực sự của nó ẩn chứa bên trong chính linh hồn dân tộc của nó. 3.3. Vai trò của Hanbok trong nền văn hóa Hàn Quốc Cũng nhƣ chiếc Áo dài của Việt Nam, Xƣờng xám của Trung Quốc, Kimono của Nhật Bản hay Sari của Ấn Độ (Pakistane)... Hanbok tƣợng trƣng cho nét đẹp truyền thống của phụ nữ Hàn Quốc và nó cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của đất nƣớc này. Ngƣời Hàn từ truyền thống đã coi trọng vai trò của trang phục. Tục ngữ Hàn có câu: Trang phục là đôi cánh ( 옷이날개다 ); Không ai ăn mặc xấu lại đẹp, không ai ăn mặc đẹp lại xấu ( 못입어잘난놈없고잘입어못난놈없다 ). Đến thời hiện đại, qua Hàn lƣu (Korean Wave), có thể thấy rõ Hàn Quốc ý thức sâu sắc về đóng góp của văn hóa trang phục trong việc tạo dựng hình ảnh đất nƣớc (country s image), thƣơng hiệu quốc gia (national brand). Trang phục truyền thống hanbok thƣờng đƣợc mặc vào những ngày lễ đặc biệt nhƣ Tết âm lịch_seollal ( 설날 ) và Chuseok ( 추석 ) Hội mùa rằm trung thu, và các ngày lễ của gia đình nhƣ Hwoegap chanjji ( 회갑잔치 ) lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60, đám tang_changryae ( 장례 ), tiệc thôi nôi_dol chanjji ( 돌잔치 ). Đó là những bộ Hanbok đẹp nhất, màu sắc rực rỡ tƣơi vui. Ngày nay, phụ nữ thƣờng mặc bộ hanbok màu hồng tại các lễ cầu hôn, mặc váy cới kiểu phƣơng Tây và váy đỏ truyền thống cộng với áo vét xanh để chào bố mẹ chồng sau khi nghỉ tuần trăng mật về.trang phục mặc trong ngày cƣới vẫn là những bộ Hanbok thiết kế trang trọng và rực rỡ với cùng ý nghĩa nhƣ trong xã hội cũ. Tang phục có hình thức đơn giản, chỉ là bộ đồ xô gai để tỏ lòng thƣơng tiếc ngƣời đã khuất. Mặc dù hanbok ngày nay chỉ đƣợc mặc nhƣ trang phcuj nghi lễ vào những nhày lễ truyền thống; tuy nhiên tình yêu của ngƣời Hàn Quốc dành cho Hanbok là rất lớn. Sự phổ biến của trang phục này trong những bộ phim cổ trang Hàn Quốc đang thu hút rất nhiều ngƣời nƣớc ngoài quan tâm hơn đến trang phục truyền thống Hàn Quốc. Xét về yếu tố văn hóa dân tộc, Hanbok cũng giống nhƣ áo dài, đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc tô đậm dấu ấn dân tộc. Nhƣng xét trong xã hội hiện đại ngày nay, Hanbok đã vƣơn tầm ảnh hƣởng của mình ra tầm quốc tế. Hanbok không chỉ là nét tinh hoa trong văn hóa hàn mà còn là biểu tƣợng rõ nét của văn hóa Hàn, là công cụ để đƣa văn hóa Hàn Quốc nói riêng và đất nƣớc Hàn Quốc nói chung ngày càng tiến xa hơn nữa trên thị trƣờng quốc tế. Tìm hiểu về Hanbok mới có thể thấy đƣợc vai trò quan trọng của Hanbok trong văn hóa Hàn Quốc, đặc biệt là trong các lễ hội và trong đời sống tinh thần. Bởi vậy, việc bảo vệ những nét đẹp của Hanbok cũng chính là giữ gìn những nét văn hóa dân tộc Hàn. Hanbok trang phục truyền thống của Hàn Quốc có một không gian văn hóa riêng, chứa đựng 1600 năm lịch sử của Hanbok. Hanbok- trang phục truyền thống luôn ở trong trái tim của mọi ngƣời dân Hàn Quốc gắn liền với những thời điểm quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi ngƣời và là một phần của lịch sử. Chính vì vây, Hanbok đang đƣợc công 143
nhận là di sản văn hóa quý báu cần phải đƣợc giữ gìn. 4. Hanbok và Áo dài sự giao thoa trong nền văn hóa Hàn Quốc Việt Nam Một đặc điểm dễ nhận thấy nhất đó là cả áo dài và hanbok đều là trang phục truyền thống của hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc. Áo dài va hanbok là quốc phục, biểu trƣng cho quốc hồn, quốc tuý của hai quốc gia này với một quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Vậy chúng hãy cùng xem áo dài và hanbok có điểm tƣơng đồng gì đáng chú ý? Nhắc đến áo dài và hanbok ngƣời ta nhớ đến ngay hai loại trang phục nổi tiếng gắn liền với hình ảnh của ngƣời phụ nữ. Vẫn có áo dài và hanbok dành cho nam giới nhƣng thật sự áo dài và hanbok chủ yếu tôn vinh vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ. Và trong tiềm thức của đại đa số mọi ngƣời đây là trang phục của phái đẹp. Nếu xét về khía cạnh cụ thể, chúng ta sẽ thấy áo dài và hanbok có nhiều điểm giống nhau, ví dụ nhƣ: phong phú về kiểu dáng, thể loại; đa dạng về màu sắc. Tuy vậy màu sắc trong cả áo dài và hanbok đều đƣợc lựa chọn rất kĩ càng vì nó không chỉ phù hợp với tổng thể chiếc áo mà còn phù hợp với độ tuổi, tính cách của ngƣời mặc. Một điểm tƣơng đồng nữa đó là trên thực tế hiện nay cả áo dài và hanbok đều không giữ đƣợc vẻ đẹp truyền thống vốn có của nó. Hay nói cách khác, chúng đang đƣợc thƣơng mại hoá, đƣợc cách tân một cách hơi quá tay và lạm dụng quá đáng. Thiết kế thời trang đành rằng vẫn cần sáng tạo, cách tân, đột phá thậm chí là lập dị nhƣng chỉ có thể đem lên trên sàn catwalk đƣợc chứ không thể áp dụng với những loại trang phục đã đƣợc khẳng định giá trị truyền thống của nó qua năm tháng. Đúng là đã đến lúc chúng ta cần phải trả lại bản sắc, trả lại vẻ đẹp vốn có của những trang phục truyền thống. Xét trên phƣơng diện lịch sử, cả áo dài và Hanbok đều có một quá trình hình thành và phát triển lâu đời. Từ lúc xuất hiện cho đến lúc trở thành quốc phục cho một đất nƣớc nhƣ hiện nay, cả Áo dài và Hanbok đều đã phải trải qua một quá trình đấu tranh quyết liệt để có thể chống lại sự du nhập hay Tây hóa của nhiều loại trang phục. Hanbok và Áo dài đều gắn liền với lịch sử mỗi quốc gia. Dựa vào những quan điểm nêu trên, chúng ta có thể biết đƣợc Việt Nam và Hàn Quốc hai quốc gia riêng biệt lại có điểm tƣơng đồng trong trang phục đến thế. Những nét đẹp mà tạo hoá ban tặng cho áo dài và hanbok tuy đến nay đã đƣợc lội xác gọt vỏ nhiều lần nhƣng những gì là quốc hồn quốc tuý, là tinh hoa dân tộc luôn đƣợc trân trọng và nâng niu. Tuy nhiên, xét trên nhiều phƣơng diện, chúng ta cũng không khó để tìm ra những điểm khác biệt giữa áo dài và Hanbok, từ quá trình hình thành và phát triển đến những đặc điểm trang phục. Nếu xét về thời gian ra đời, áo dài xuất hiện trƣớc Hanbok một quãng thời gian không nhỏ. Xét về cấu tạo thì Hanbok tƣơng đối phức tạp so với áo dài, lƣợng phụ kiện đi kèm cũng nhiều hơn; cách mặc Hanbok cũng cần phải chú ý hơn khi mặc áo dài. Bởi thế, giá thành và yêu cầu bảo quản Hanbok cũng cao hơn so với áo dài. Nhƣng ngƣợc lại, dù cả 144
Hanbok và áo dài cùng đƣợc ƣa chuộng và là ƣu tiên hàng đầu trong các lễ hội truyền thống của hai đất nƣớc, nhƣng xét trên quy mô của một dân tộc thì áo dài lại phổ biến hơn. Trên đƣờng phố, bạn có thể dễ dàng gặp những cô nữ sinh trong bộ áo dài trắng thƣớt tha, các cô giáo thanh lịch trên giảng đƣờng, hay cả những ngƣời lớn tuổi trong những ngày lễ hội quan trọng nhƣng ở Hàn Quốc, bạn sẽ không thể nào tìm đƣợc một lớp học mà tất cả học sinh đang mặc Hanbok. Áo dài đƣợc ngƣời Việt Nam chọn từ việc học, việc chơi rồi đến cả những khoảnh khắc quan trọng nhƣ lễ tốt nghiệp, lễ đính hôn, lễ cƣới... Trong những sự kiện quan trọng nhƣ vậy, việc thiếu đi tà áo dài dƣờng nhƣ đã làm giảm bớt phần ý nghĩa quan trọng của ngày đặc biệt đó. Ở Hàn Quốc, mặc dù trong những dịp lễ tết hay những sự kiện quan trọng nhƣ lễ cƣới, lễ thôi nôi,... Hanbok là một trang phục không thể thiếu nhƣng vì những đặc điểm cấu tạo riêng biệt mà nó không đƣợc sử dụng nhiều trong những hoạt động thƣờng ngày nhƣ Áo dài ở Việt Nam. Hàn Quốc và Việt Nam, hai quốc gia, hai dân tộc khác nhau, với những quan điểm và suy nghĩ khác nhau trên nhiều phƣơng diện, đặc biệt là về trang phục; rất khó để có thể đem ra so sánh, đối chiếu. Tuy nhiên, xét trên một mức độ nào đó, có thể thấy, ngoài những nét đặc trƣng riêng biệt, tiêu biểu cho quốc hồn, quốc túy của mỗi đất nƣớc thì giữa Hanbok và Áo dài đã có những điểm tƣơng đồng đáng chú ý. Để giải thích cho sự tƣơng đồng ấy, có thể tìm về với lịch sử xa xƣa, khi mà cả Hàn Quốc và Việt Nam, đều là những những nƣớc phƣơng Đông, với nền văn hóa đã từng bị ảnh hƣởng từ văn hóa Trung Hoa; bởi thế những quan niệm tƣơng đồng cũng là điều tất yếu. Nhƣng chính bởi đặc trƣng về đất nƣớc và con ngƣời mỗi quốc gia một khác, qua quá trình, mới có thể tạo nên áo dài và Hanbok nhƣ ngày hôm nay - niềm tự hào lớn của Việt Nam và Hàn Quốc III. KẾT LUẬN Trang phục truyền thống của dân tộc Hàn với tên gọi Hanbok, đã đƣợc lƣu truyền từ hàng ngàn năm nay với kiểu dáng hầu nhƣ không đổi, ngoại trừ chiều dài của Jeogori và Chima. Mặc dù đã trải qua rất nhiều năm thay đổi và cách tân nhƣng trang phục Hanbok vẫn giữ nguyên đƣợc nét đẹp thuần khiết dịu dàng mà cũng rất đỗi đằm thắm và sang trọng. Hàn Quốc là đất nƣớc có nhiều truyền thống văn hóa lâu đời, trang phục Hanbok từ lâu đã đƣợc xem nhƣ trang phục rất trang trọng làm nên nét đẹp duyên dáng và kín đáo của ngƣời phụ nữ Hàn. Ngày nay, Hanbok đƣợc bạn bè thế giới yêu thích và đón nhận. Có thể nói rằng trang phục truyền thống nói chung và Hanbok nói riêng chắc chắn sẽ đƣợc bảo tồn và phát huy, đƣợc gìn giữ nhƣ chính linh hồn của dân tộc Hàn. Đối với áo dài một niềm tự hào to lớn của dân tộc Việt Nam, trải qua biết bao biến động cùng với những thăng trầm của lịch sử, vẫn giữ đƣợc những nét đẹp của mình, là biểu trƣơng, đại diện cho tấm lòng, cho phẩm chất ý chí của con ngƣời Việt Nam nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Tìm hiểu về văn hóa nƣớc mình đã là một điều thú vị, thế nhƣng lại càng hấp dẫn hơn 145
khi đem nó ra so sánh và đối chiếu với đất nƣớc khác. Áo dài và Hanbok đều có lịch sử phát triển lâu đời và bề dày lịch sử, văn hóa. Và đã là truyền thống thì đều mang nét đẹp chung nhất biểu tƣợng cho cả dân tộc, gắn liền nhiều thời kì phát triển của cả dân tộc, quốc gia ấy. Không chỉ vậy, cả Áo Dài và Hanbok đều làm toát lên vẻ đẹp riêng có của những ngƣời phụ nữ, nét duyên dáng, gợi cảm, vẻ tinh tế, tao nhã. Qua hình ảnh hai loại trang phục này cũng nhận thấy đƣợc, ở mỗi quốc gia, dân tộc lại có những quan điểm và suy nghĩ khác nhau trên mọi phƣơng diện của cuộc sống, đặc biệt là trong cách ăn mặc. tất cả đều không dễ để đem ra so sánh một cách chính xác nhƣng qua đó ta vẫn có thể hiểu đƣợc rõ cách sống, cách sinh hoạt cũng nhƣ tƣ duy thẩm mỹ của mỗi dân tộc để từ đó khám phá ra những nét riêng biệt hấp dẫn, từ đó thôi thúc mỗi con ngƣời không ngừng tìm tòi, học hỏi và khám phá nhiều nền văn hóa đặc sắc khác nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh, NXB Văn hóa Thông tin, năm 2002. 2. Đại Nam thực lục tiền biên, Nhiều tác giả, NXB Giáo Dục, Tái bản 2002 3. Ngàn năm áo mũ, Trần Quang Đức, NXB Thế Giới, năm 2013 4. Hàn Quốc Đất nƣớc và con ngƣời, Biên dịch: Anh Vân, Nguyễn Kiên Dũng, NXB Thời Đại, năm 2005 5. Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, NXB Giáo Dục, tái bản lần 2, 1999 6. Các trang web - http:///www.vi.wikipedia.org - http://www.dantri.com.vn 146
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN HÀN QUỐC VỀ CUỘC SỐNG - NGHỊCH LÝ GIỮA KINH TẾ VÀ XÃ HỘI, VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN I. Phần mở đầu 1. Lí do và mục đích chọn đề tài SVTH: Đỗ Thị Hải Yến 1H12 GVHD: ThS Phạm Thị Ngọc Hàn Quốc đƣợc xem là một trong những nƣớc có nền kinh tế khá phát triển ở châu Á. Nhắc đến xứ sở kim chi, ngƣời ta nghĩ ngay về một đất nƣớc có kinh tế phát triển, trình độ tri thức cao, thu nhập cao, phúc lợi xã hội tốt, nhiều danh lam thắng cảnh, dịch vụ, giải trí tốt... Không những vậy, đất nƣớc Hàn Quốc còn có một bề dày lịch sử, kho tàng văn hóa giàu đẹp và đặc sắc. Theo lẽ thƣờng, một đất nƣớc có kiều kiện sống tốt nhƣ vậy thì ngƣời dân đất nƣớc đó sẽ phải cảm thấy hạnh phúc, thỏa mãn với cuộc sống. Tuy nhiên, có một điều lạ là trong thời gian gần đây, theo điều tra của các tổ chức trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc, tỉ lệ ngƣời dân Hàn Quốc hài lòng về cuộc sống của mình là thấp và thấp hơn so với nhiều nƣớc khác trong khu vực và thế giới. Xã hội Hàn Quốc ngày nay đang phải đối mặt với khá nhiều các vấn đề xã hội và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề này có chiều hƣớng gia tăng. Vậy thì điều gì đang xảy ra ở Hàn Quốc? Ngƣời dân Hàn Quốc nghĩ nhƣ thế nào về cuộc sốngcủa họ? Đó phải chăng là một nghịch lí gợi cho chúng ta nhiều tò mò, suy nghĩ? Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành những khảo sát để tìm hiểu, phân tích thực trạng mức độ hài lòng về cuộc sống của ngƣời dân Hàn Quốc và thực trạng về xã hội mà ngƣời dân Hàn Quốc đang sống. Trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu và phân tích về sự nghịch lý giữa điều kiện sống tốt mà ngƣời dân lại không cảm thấy hài lòng mục đích của báo cáo nghiên cứu khoa học là tìm ra nguyên nhân vấn đề và đề xuất ra những phƣơng án, bài học khắc phục.từ đó liên hệ đến vấn đề này với Việt Nam xem nhƣ một bài học kinh nghiệm trong tƣơng lai để Việt Nam có thể tránh không rơi vào nghịch lí này. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong báo cáo này chúng tôi tập trung đi vào tìm hiểu và phân tích các vấn đề trong xã hội Hàn Quốc xét trong bối cảnh kinh tế phát triển. Qua việc phân tích tình hình kinh tế xã hội của Hàn Quốc và các vấn đề nảy sinh hiện nay ta có thể tìm ra nguyên nhân của nghịch lý vấn đề. Từ những phân tích nguyên nhân đó chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số phƣơng án giải quyết, khắc phục những vấn đề xã hội đang tồn tại đối với Hàn Quốc, đồng thời cũng sẽ liên hệ với tình hình thực tế của nƣớc ta và đƣa ra bài học đối với Việt Nam. 147
3. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, trên cơ sở các tài liệu thu thập đƣợc, báo cáo nghiên cứu đƣợc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, thống kê, khảo sát và tổng hợp những số liệu, thực trạng kinh tế xã hội Hàn Quốc rồi theo cách diễn dịch, quy nạp để nêu và trình bày các vấn đề tồn tại. Ngoài ra, báo cáo còn sử dụng phƣơng pháp đánh giá, phân tích để đƣa ra nguyên nhân, nhìn nhận, biện pháp khắc phục sau đó liên hệ với vấn đề này ở Việt Nam. 4. Bố cục của báo cáo Báo cáo này đƣợc chia ra làm 3 phần chính nhƣ sau: I. Phần mở đầu 1. Lí do và mục đích chọn đề tài 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3. Phƣơng pháp nghiên cứu 4. Bố cục II. Phần nội dung 1. Cơ sở lí luận và cơ thực tiễn a. Cơ sở lí luận b. Cơ sở thực tiễn 2. Thực trạng và nguyên nhân của vấn đề hội a. Thực trạng, nguyên nhân về độ hài lòng của ngƣời dân Hàn Quốc và các vấn đề xã b. Liên hệ thực trạng xã hội Việt Nam 3. Giải pháp và bài học kinh nghiệm từ những nhìn nhận và đánh giá. a..những nhìn nhận và đánh giá và bài học đối với Hàn Quốc b. Liên hệ và tìm ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam thời gian tới III. Kết luận II. Phần nội dung 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn a. Cơ sở lí luận Trƣớc tiên, chúng ta cùng xem lại mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội, vật chất và tinh thần. Kinh tế phát triển là động lực cơ bản thúc đẩy phát triển, là nhân tố quan trọng hàng đầu và điều kiện vật chất để giải quyết các vấn đề xã hội. Có kinh tế mới có thể an sinh xã hội. Ngƣợc lại, xã hội ổn định là nền tảng để kinh tế phát triển bền vững. Xã hội phát triển 148
giúp ngƣời dân nâng cao tri thức, có cơ hội tiếp cận khoa học kĩ thuật, giao lƣu kinh tế, Đây chính là những điều kiện để phát triển kinh tế. Nhƣ vậy, kinh tế và xã hội có quan hệ mật thiết và tƣơng tác qua lại với nhau. Kinh tế phát triển, vật chất đầy đủ là điều kiện để mọi ngƣời có thể quan tâm đến đời sống tinh thần, làm cho đời sống tinh thần đƣợc đảm bảo, xã hội phát triển. Có nhiều ý kiến khác nhau về quan niệm sự hài lòng về cuộc sống, tuy nhiên, dƣới đây là những điểm chung cần chú ý. Sự hài lòng về cuộc sống là sự thỏa mãn về thu nhập, việc làm, môi trƣờng xã hội, môi trƣờng sống, sức khỏe về thể chất và tinh thần, giáo dục, giải trí và cuộc sống riêng tƣ. Mức độ hài lòng của mọi ngƣời là khác nhau, nó phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của mỗi ngƣời. b. Cơ sở thực tiễn Mức độ hài lòng của ngƣời dân Hàn Quốc về cuộc sống hiện nay đang ở mức thấp. Xét trong điều kiện của Hàn Quốc, đây là đất nƣớc có chất lƣợng cuộc sống đƣợc cho là tốt với điều kiện sống lí tƣởng: kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, khí hậu ôn hòa, phúc lợi xã hội cao, cơ sở hạ tầng cao cấp, chất lƣợng dịch vụ tốt và ngành giải trí du lịch rất phát triển. Theo bảng xếp hạng của Liên Hợp Quốc, Hàn Quốc là có chất lƣợng cuộc sống cao thứ 12 trên toàn thế giới năm 2010 nhƣng theo chỉ số hành tinh hạnh phúc HPI trong đó có tiêu chí là mức độ hài lòng về cuộc sống của NEF (New Economics Foundation - một tổ chức nghiên cứu kinh tế-xã hội có trụ sở chính tại Vƣơng quốc Anh) công bố năm 2012 Hàn Quốc chỉ đứng thứ 68. Tổ chức thăm dò Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra xuyên quốc gia đối với 5190 ngƣời ở 10 quốc gia Kết quả cho thấy, số ngƣời Hàn Quốc đƣợc hỏi cho rằng mình rất hạnh phúc chỉ chiếm có 7,1%. Bảng 1: Báo cáo chỉ số hài lòng về cuộc sống năm 2013 Bảng kết quả trên có thể thấy, chỉ số hài lòng về cuộc sống của ngƣời Hàn Quốc chỉ đạt 6.0 điểm thấp hơn điểm trung bình do OECD đƣa ra là 6,62. Và cụ thể, mức độ hài lòng đối với cuộc sống của ngƣời dân Hàn Quốc thể hiện trong nhiều vấn đề xã hội. 2. Thực trạng và nguyên nhân của vấn đề a.thực trạng, nguyên nhân về các vấn đề xã hội liên quan đến mức độ hài lòng của người dân Hàn Quốc 149
Trƣớc hết, ngƣời dân Hàn Quốc do đang phải đối mặt với áp lực hết sức nặng nề mà không thể quan tâm tới các giá trị tinh thần. Kinh tế phát triển mang đến nhiều cơ hội nhƣng theo đà phát triển đó nhu cầu của đất nƣớc cũng nhƣ con ngƣời tăng lên mang đến không ít áp lực cho cuộc sống. Đối với trẻ em Hàn Quốc, áp lực đè nặng lên vai các em chính là áp lực học tập. Theo nghiên cứu PISA (một nghiên cứu về giáo dục) đƣợc thực hiện 3 năm một lần của quỹ hợp tác và phát triển kinh tế OECD năm 2012, chỉ số hạnh phúc của học sinh Hàn Quốc là thấp nhất trong 34 nƣớc đƣợc nghiên cứu. Bảng 2: Xếp hạng chỉ số hạnh phúc của học sinh trong chƣơng trình PISA năm 2012 Học sinh Hàn Quốc, cụ thể là học sinh trung học phổ thông không có đủ thời gian để nghỉ ngơi và thƣờng xuyên bị stress. Các em học sinh để đảm bảo việc tiếp thu đầy đủ kiến thức chỉ đƣợc nghỉ ngơi 4-5 tiếng mỗi ngày. Thời gian học tập quá dài khiến các em không còn đủ thời gian để phát triển tinh thần và quan tâm đến đời sống tinh thần. Do quan niệm coi trọng bằng cấp trong xã hội Hàn Quốc hiện nay và nỗi lo sợ thất nghiệp, áp lực học tập đối với học sinh Hàn Quốc cộng với áp lực từ sự kì vọng của bố mẹ mà áp lực đối với các em càng nặng nề hơn dẫn đến tình trạng trầm cảm và là nguyên nhân của các vụ tự tử. Mỗi năm ở Hàn Quốc đều xảy ra rất nhiều các vụ tự tử trƣớc kì thi Đại học, số học sinh bị mắc chứng trầm cảm cũng rất cao. Nhiệt huyết giáo dục của Hàn Quốc đƣợc đánh giá rất cao, tuy nhiên sự nhiệt huyết ấy làm nảy sinh một vấn đề đó là giáo dục trƣớc đi học, du học sớm, du học khi mới ở độ tuổi 0-6. Về mặt logic, việc học sớm rất tốt cho việc tiếp thu của đứa trẻ tuy nhiên về mặt xã hội lại làm xuất hiện hiện tƣợng 기러기아빠, việc học sớm cũng ảnh hƣởng xấu đến thể chất và tinh thần của trẻ. Đối với công nhân viên, áp lực công việc rất nặng nề, đó là áp lực làm sao để ổn định công việc, làm sao để thăng tiến, tần suất lao động cao. Theo một khảo sát của 연합뉴스 thì năm 2013, giờ làm việc bình quân của công nhân viên Hàn Quốc 20-60 tuổi là 9h26 phút. Nhƣ vậy, giờ làm việc kéo quá dài chƣa kể làm tăng ca, làm thêm giờ. Theo 150
một khảo sát với 1656 ngƣời năm 2013, nhân viên công sở ở độ tuổi 30 hài lòng với cuộc sống chỉ có 15,9%. Bảng 3: Tỉ lệ nhân viên công sở tuổi 30 hài lòng với cuộc sống Muốn có tiền thì phải kiếm việc làm, mà trong quan niệm của đa số ngƣời dân, muốn có việc làm cần phải có bằng cấp. Thế nhƣng giữa bằng cấp và việc làm vốn có tỉ lệ thuận với nhau lại biến thành mâu thuẫn gây ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ". Cũng theo điều tra của Pisa năm 2012, số thanh niên học đại học là 71% trong khi đó, theo một thống kê ở Hàn Quốc vào tháng 8 năm 2012 thì số lƣợng sinh viên học đại học, cao học là hơn 40% - đây là một con số quá lớn. Tỉ lệ tốt nghiệp đại học cao nhƣng số lƣợng công việc không đáp ứng lƣợng ngƣời có bằng cấp, gây ra tình trạng thất nghiệp, công việc không ổn định gây ra áp lực nặng về. Tuy nhiên, có một thực trạng là các doanh nghiệp sản xuất rất cần nguồn lao động làm việc trong các công xƣởng, nhà máy thế nhƣng phần lớn ngƣời có bằng cấp lại không hào hứng với các công việc này cho dù họ đang thất nghiệp gây ra tình trạng thiếu công nhân và buộc phải nhập khẩu lao động. Trong vấn đề hôn nhân, gia đình việc lựa chọn bạn đời có liên quan rất lớn đến vấn đề kinh tế nhƣ tiềm lực kinh tế, khả năng kiếm tiền. Các điều tra ở Hàn Quốc gần đây cho thấy, ngƣời Hàn Quốc có xu hƣớng kết hôn muộn. Gánh nặng kết hôn cùng với gánh nặng chi phí học tập quá lớn mà các gia đình ở Hàn Quốc đã hạn chế sinh con gây ra vấn đề tỉ lệ sinh thấp, dân số đang bị già hóa nhanh. Một mối lo ngại lớn của Hàn Quốc chính là trong tƣơng lai, dân số già hóa nhanh khiến cho nền kinh tế nƣớc nhà phát triển chậm do thiếu lực lƣợng trẻ kế cận để tiếp nối công cuộc xây dựng đất nƣớc. Theo vòng xoáy của thời đại công nghiệp, ngƣời dân Hàn Quốc bị ảnh hƣởng nhiều bởi lối sống vội, sống gấp. Vì phải đối phó với nhiều những áp lực mà họ không có thời gian chú ý đến các giá trị tinh thần. Các giá trị tinh thần bị lãng quên, một xã hội thực dụng, quá coi trọng đồng tiền đang lớn dần theo nhịp sống vội. Trong bối cảnh kinh tế phát triển, nhu cầu kiếm tiền là nhu cầu tất yếu ngƣời dân Hàn Quốc đang dần bị cuốn vào vòng xoáy vật chất. Tất cả đều xuất phát từ cuộc sống thời hiện đại ở Hàn Quốc đòi hỏi sự đảm bảo về vật chất. 151
Đa số ngƣời dân Hàn Quốc cảm thấy bất an trong cuộc sống mà nguyên nhân là nguy cơ chiến tranh, nạn bói toán, mê tín dị đoan đang tràn lan trong cộng đồng.năm 2010, những sự kiện nhƣ tàu chiến Choenan bị đánh chìm, đấu pháo trên đảo Yeonpyeong, vấn đề hạt nhân Triều Tiên đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cảm giác hạnh phúc của ngƣời Hàn Quốc.Trong cuộc thăm dò 10 nƣớc của Tổ chức Thăm dò Hàn Quốc, có 69,6% ngƣời Hàn Quốc cho biết: Mối đe dọa từ các nƣớc xung quanh đã phá vỡ cuộc sống hạnh phúc của tôi. Tỷ lệ này gấp hơn 2 lần tỷ lệ bình quân 10 nƣớc thăm dò (31%). Ngƣời Hàn Quốc lo ngại nhiều nhất về chiến tranh và khủng bố. Họ thƣờng không thể giải tỏa đƣợc những áp lực qua những biện pháp thông thƣờng mà thƣờng tìm đến rƣợu hay những thầy bói gây ra nạn mê tín dị đoan. Theo thống kê, hiện nay ở Hàn Quốc có không dƣới 450.000 thầy bói. Để giải tỏa tâm lí, ngƣời Hàn Quốc còn có cách giảm tải áp lực hiệu quả khác, đó là trải nghiệm cái chết. Một ngƣời đàn ông 39 tuổi ở thành phố Daejeon, Hàn Quốc tên là Zhengjun (Trịnh Tuấn) đã sáng lập ra Học viện Quan tài vào năm 2009, bất cứ ai chi ra 25 USD là có thể đến học viện này để chết 1 lần, trải nghiệm cảm giác kinh hoàng về cái chết. Đƣợc biết, dịch vụ tang lễ mô phỏng này hiện nay đã trở thành mốt tại Hàn Quốc, rất nhiều công ty lớn của Hàn Quốc, bao gồm cả Công ty Bảo hiểm Seoul đều tích cực bố trí cho nhân viên trải nghiệm, hy vọng nhờ cách thức đặc biệt này giúp cho nhân viên đối diện với công việc và cuộc sống với một thái độ tích cực hơn. b.liên hệ thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam Ở Việt Nam, dù kinh tế đang trên đà phát triển nhƣng vẫn gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, không đƣợc xếp vào top những nƣớc có chất lƣợng cuộc sống tốt nhƣng theo nhƣ bảng xếp hạng chỉ số hành tinh hạnh phúc HPI năm 2012 thì Việt Nam có chỉ số hạnh phúc đứng thứ 2 trong bảng tổng kết. Dù xã hội vẫn còn nhiều bất cập nhƣng ngƣời dân Việt Nam khá hài lòng với cuộc sống hiện tại dù GDP chƣa cao. Đời sống tinh thần của ngƣời dân khá đƣợc chú trọng tuy nhiên vẫn không thoát khỏi vòng xoáy hối hả mang tính chất công nghiệp. Từ khi nƣớc ta chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng nhƣ việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới ở nƣớc ta đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải đƣợc giải quyết. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tƣởng với lối sống ích kỉ, thực dụng đang diễn ra hàng ngày. Bên cạnh những hệ giá trị mới đƣợc hình thành trong quá trình hội nhập, những cái tiêu cực cũng đang xâm nhập vào đạo đức, lối sống của nhiều tầng lớp nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên. Một ví dụ điển hình là ngày Tết truyền thống. Dù vẫn mang nét thiêng liêng cần phải có nhƣng trên thực tế ngƣời dân hiện đại không còn háo hức đón chờ ngày Tết nhƣ trƣớc nữa. Lối sống phóng khoáng trụy lạc gây ra nhiều tệ nạn xã hội ở Việt Nam hiện nay. 152
3.Giải pháp và bài học kinh nghiệm a.những nhìn nhận và đánh giá và bài học đối với Hàn Quốc Hàn Quốc đang đứng trƣớc nhiều thách thức đối với các vấn đề xã hội. Chính phủ Hàn Quốc cần đƣa ra những chính sách giải quyết toàn diện.trong thông điệp chào năm mới 2014, tổng thống Park Geun Hye đã phát biểu: Đầu tiên, chúng tôi sẽ tạo ra nền tảng là nền kinh tế bền vững thông qua việc cải cách bắt đầu từ việc bình thường hóa những vấn đề bất bình thường lan truyền trong xã hội chúng ta. Về phía nhà nƣớc, cần phải xây dựng các cơ chế chính sách giúp ngƣời dân giảm bớt gánh nặng áp lực cuộc sống, cải cách giáo dục để giảm bớt áp lực cho trẻ em. Lí trí điều khiển hành vi, do đó cần có biện pháp tác động, làm thay đổi dần dần quan niệm của ngƣời dân Hàn Quốc về bằng cấp, quan tâm đến đời sống tinh thần, phát triển các giá trị tinh thần cho ngƣời dân. Về phía ngƣời dân, con ngƣời là nhân tố hình thành xã hội, kết hợp với những cơ chế chính sách của nhà nƣớc, mỗi ngƣời dân Hàn Quốc cần phải có những phƣơng pháp tích cực, hiệu quả làm cân bằng công việc và nghỉ ngơi, chú trọng nâng cao đời sống tinh thần. Các biện pháp giải trí và bộc phát ví dụ nhƣ học viện quan tài chỉ là một biện pháp nhất thời và không tận gốc, cái gốc là phải thay đổi nhận thức, suy nghĩ và lối sống. Cần phải thực hiện biện pháp cụ thể nhƣ: lựa chọn công việc phù hợp với bản thân, tham gia các hoạt động thể thao giải trí, củng cố các mối quan hệ gia đình, bạn bè, xã hội. b. Liên hệ và tìm ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam thời gian tới Dù chỉ số hài lòng của ngƣời dân Việt Nam đứng ở vị trí cao so với thế giới nhƣng đời sống tinh thần của ngƣời dân đang có những dấu hiệu đi xuống. Về phía nhà nƣớc, cần phải chú trọng phát triển kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển y tế khoa học kĩ thuật, nâng cao chất lƣợng cuộc sống, đời sống tinh thần của ngƣời dân. Việt Nam cần đƣa ra những chính sách đúng đắn về cải cách giáo dục, phúc lợi xã hội. Cần phải bảo tồn và phát huy các nét đẹp văn hóa từ lâu đời, giáo dục cho trẻ em về lối sống cân bằng giữa vật chất và tinh thần, nuôi dƣỡng tâm hồn cho mầm non của đất nƣớc. Về phía cá nhân, mỗi ngƣời đều phải tự xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, xây dựng tiềm lực kinh tế là điều cần thiết nhƣng không vì thế mà bị cuốn theo sức hút của đồng tiền để rồi đánh mất nhiều giá trị nhân văn, giá trị tinh thần khác. Cần phải chú trọng đến đời sống tinh thần, quan tâm đến mọi nguời xung quanh. Nghịch lí ngƣời giàu cũng khóc ở Việt Nam vẫn chƣa phải vấn đề nổi cộm, tuy nhiên Việt Nam cần phải có những kế hoạch lâu dài để chuẩn bị cho tƣơng lai kinh tế bền vữngxã hội phồn vinh. III. Kết Luận Qua báo cáo này, chúng ta đã tìm hiểu đƣợc thực trạng, nguyên nhân và biện pháp 153
cho vấn đề mức độ hài lòng ngƣời dân Hàn Quốc hiện nay đang ở mức thấp từ đó rút ra rằng dù không thể phủ nhận quan hệ giữa kinh tế và xã hội, vật chất và tinh thần nhƣng điều đó không có nghĩa rằng, không phải rằng đất nƣớc nào có kinh tế phát triển, điều kiện sống tốt thì ngƣời dân đều thõa mãn và hài lòng với cuộc sống của mình. Kinh tế phát triển là điều kiện phát triển xã hội đồng thời cũng là một mối đe dọa lớn đối với xã hội. Đây là vấn đề của xã hội Hàn Quốc nhƣng đồng thời cũng là vấn đề mà mà các nƣớc phát triển rất dễ gặp phải. Từ việc phân tích đƣợc nguyên nhân, ta thấy rằng mấu chốt của biện pháp giải quyết vấn đề về mức độ hài lòng của ngƣời dân là sự kết hợp nỗ lực giữa nhà nƣớc và cá nhân mỗi ngƣời dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 한국, 삶의만족도사회적지지감낮아 - SBS 조지현기자 2. 행복지수 36 개국중 27 위 - 연합뉴스 3. 삼십대직장인, 삶의만족도가떨어지는이유와극복방법은? 4. (http://www.freedomsquare.co.kr/1561#.uxivxt-szof) 5. Wikipedia Các tài liệu thống kê của Liên Hợp Quốc,Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD),bảng xếp hạng Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) của Quỹ kinh tế mới (NewEconomicsFoundation- NEF), http://www.oecd.org/pisa/keyfindings/pisa-2012-results.htm. 154
TÌM HIỂU hiện TRẠNG tổng TỈ SUẤT SINH 1 THẤP TẠI HÀN QUỐC ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài SVTH: Trần Ngọc Huyền, Phạm Châm Anh 2H12 GVHD: Lê Nguyệt Minh Cuối những năm 50 của thế kỷ XX, bùng nổ dân số tại Hàn Quốc khiến dân số tăng nhanh, tổng tỉ suất sinh năm 1955 lên tới 6.33 con/phụ nữ. Kwon Tae Hwan - nhà xã hội học và chuyên gia về dân số Hàn Quốc đã nhận định rằng năm 1955-1960 là giai đoạn tăng vọt tỷ lệ dân số của Hàn Quốc. 2 Bùng nổ dân số trong giai đoạn này đƣợc cho là một trong những nguyên nhân chính khiến cho kinh tế Hàn Quốc khi đó kém phát triển. Từ năm 1962, Hàn Quốc triển khai chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình đƣợc biết đến nhƣ một phƣơng tiện chính của chính sách kiểm soát dân số. Nhờ đó, đến giữa những năm 80 của thế kỉ XX, Hàn Quốc kiểm soát đƣợc việc gia tăng dân số và tổng tỉ suất sinh đã giảm mạnh. Tổng tỉ suất sinh tại Hàn Quốc năm 1985 đạt 1.66 con/phụ nữ. Tuy nhiên, từ sau 1980 tổng tỉ suất sinh của Hàn Quốc liên tục giảm, đặc biệt vào năm 2005 chỉ đạt 1.08 con/phụ nữ. Khác với giai đoạn trƣớc, hiện nay, Hàn Quốc - đất nƣớc với số dân trên 50 triệu ngƣời (năm 2012) đang phải đối mặt với những thách thức mới mang tính chất hoàn toàn trái ngƣợc: tỉ suất sinh giảm thấp dẫn đến già hóa dân số nhanh, ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Liên hệ với Việt nam, từ năm 2011, Việt Nam chính thức bƣớc vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ già hóa nhanh hàng đầu châu Á và cũng thuộc diện nhanh nhất thế giới. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó chính là tỉ suất sinh giảm xuống đạt 2.1 con/phụ nữ (năm 2012) (cùng với tỉ suất chết giảm và tuổi thọ bình quân ngày càng tăng). Vấn đề giảm tỉ suất sinh hiện đang là một thực trạng đáng báo động không những tại Hàn Quốc và Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Do đó, chúng tôi chọn đề tài: Tìm hiểu hiện trạng tổng tỉ suất sinh thấp tại Hàn Quốc với mong muốn bản thân và các bạn sinh viên học tiếng Hàn hiểu thêm về tình hình xã hội Hàn Quốc hiện nay, những khó khăn, thách thức Hàn Quốc đang phải đối mặt, cùng những chính sách đƣợc Hàn Quốc áp dụng để giải quyết vấn đề tỉ suất sinh thấp. Từ đó, chúng tôi liên hệ với Việt Nam để rút ra những kinh nghiệm ứng dụng vào tình hình dân số thực tại của nƣớc ta. 1 Tổng tỷ suất sinh (ký hiệu TFR - Total Fertility Rate) là số con trung bình của một phụ nữ tính đến hết tuổi sinh đẻ. (đơn vị: con/phụ nữ).tfr là chỉ tiêu phản ánh chính xác nhất mức sinh của dân số ở một địa phƣơng, một khu vực, một nƣớc, vì không bị ảnh hƣởng bởi cơ cấu tuổi.trong bài nghiên cứu, các cụm từ "tổng tỉ suất sinh", "tỉ suất sinh", "mức sinh" đều đƣợc hiểu chung theo một khái niệm tổng tỉ suất sinh (TFR). 2 Thạc sĩ Lê Đình Chỉnh, Vài nét về đặc điểm dân số và phúc lợi xã hội trƣớc tác động của đô thị hoá ở Hàn Quốc, p.12. 155
2. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của tiểu luận tập trung vào vấn đề tỉ suất sinh của Hàn Quốc (đặc biệt giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013) và liên hệ với tình hình hiện nay của Việt Nam. 3. Phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu Để tìm hiểu vấn đề tỉ suất sinh thấp tại Hàn Quốc, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích và xử lí tài liệu về vấn đề dân số của Hàn Quốc và Việt Nam (đặc biệt chú trọng giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013). Bài nghiên cứu tập trung làm rõ những nội dung sau: 1. Hiện trạng tỉ suất sinh tại Hàn Quốc 2. Các nhân tố tác động đến tỉ suất sinh thấp tại Hàn Quốc 2.1. Nhân tố tự nhiên - sinh học 2.2. Nhân tố kinh tế - xã hội 3. Ảnh hƣởng của tỉ suất sinh thấp đến kinh tế - xã hội Hàn Quốc 3.1. Nguy cơ số dân giảm 3.2. Già hóa dân số và thiếu lao động 3.3. Gánh nặng đối với phúc lợi xã hội 4. Chính sách đối phó với vấn đề tỉ suất sinh thấp tại Hàn Quốc 4.1. Từ năm 1996-2006 4.2. Từ năm 2006 trở đi 5. Liên hệ với Việt Nam GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Hiện trạng tỉ suất sinh thấp tại Hàn Quốc Vào cuối những năm 1950, Hàn Quốc lâm vào tình trạng bùng nổ dân số do số lƣợng trẻ sinh bù sau chiến tranh vƣợt quá mức cho phép. Năm 1955, tổng tỉ suất sinh đã đạt đến con số 6.33 con/ phụ nữ. Sau khi lên tới đỉnh điểm vào đầu những năm 1960 (trên 6.00 con/phụ nữ), để kìm hãm bùng nổ dân số, Chính phủ Hàn Quốc cho thi hành các chính sách kế hoạch hóa gia đình từ năm 1962, nhƣng phải đến năm 1965 mới đƣợc áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Các chính sách này bắt đầu cho thấy hiệu quả của nó khi mang lại những tác động tích cực đến tỉ suất sinh. Từ giữa thập niên 60, mức sinh tại Hàn Quốc có những bƣớc chuyển biến mang tính cách mạng. Mặc dù tổng tỉ suất sinh trung bình từ năm 1955 đến năm 1963 là 6.1 con/phụ nữ nhƣng từ sau khi thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tổng tỉ suất sinh đã giảm xuống một cách nhanh chóng chỉ còn 5.2 con/phụ nữ vào những năm 1964-1967 và 4.7 156
con/phụ nữ năm 1968-1971. Sau đó, trong những năm 1970, Chính phủ tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh các chính sách kế hoạch hóa gia đình. Bảng 1: Tổng tỉ suất sinh của Hàn Quốc từ năm 1980-2013 (Đơn vị: con/phụ nữ) Năm Tổng tỉ suất sinh Nguồn: Cục Thống kê Hàn Quốc(2013) 1980 2.83 1983 2.10 1984 1.74 1985 1.66 1998 1.45 2000 1.47 2002 1.17 2004 1.15 2005 1.08 2006 1.12 2007 1.25 2008 1.19 2009 1.15 2010 1.23 2011 1.24 2012 1.30 2013 1.18 Kết quả là đến năm 1980, tổng tỉ suất sinh chỉ còn 2.83 con/ phụ nữ. Các chính sách kế hoạch hóa gia đình của Chính phủ đạt thành công vào giữa những năm 80 khi mức sinh hạ xuống dƣới 2 con/một phụ nữ (năm 1983 là 2.1 con/phụ nữ; năm 1984 là 1.74 con/phụ nữ; năm 1985 là 1.66 con/phụ nữ). Thành quả của Hàn Quốc trong việc kìm hãm bùng nổ dân số chỉ trong vòng 20 năm là ngoài sức tƣởng tƣợng và gây sốc với nhiều nhà lập kế hoạch và dân số. Nếu tổng tỉ suất sinh có thể tiếp tục duy trì ở mức này thì đó sẽ là con số hoàn toàn lí tƣởng. 157
Tuy nhiên những thành quả Hàn Quốc đạt đƣợc nhƣ trên không chỉ dựa vào các chính sách kế hoạch hóa gia đình sáng suốt của Chính phủ mà còn nhờ vào sự phát triển kinh tế thần kì của Hàn Quốc. Từ giữa thập niên 70, kinh tế Hàn Quốc bắt đầu có những bƣớc chuyển biến tích cực do thực hiện các Kế hoạch Kinh Tế Xã Hội 5 năm. Giữa thập niên 80, xã hội Hàn Quốc chuyển mình mạnh mẽ hơn. Ý thức ngƣời dân đƣợc cải thiện, vị thế ngƣời phụ nữ đƣợc nâng cao, áp lực kinh tế về nuôi dạy con cái hình thành. Mặc dù mức sinh vẫn dao động trên dƣới khoảng 1.6-1.7 con/phụ nữ trong giai đoạn 1985-1995, nhƣng kể từ năm 1996, khi Hàn Quốc chuyển từ chính sách kiểm soát dân số sang chính sách nâng cao chất lƣợng dân số và phúc lợi xã hội nhằm duy trì mức sinh 1.6 con/phụ nữ cộng với sự ảnh hƣởng của những yếu tố trên đã khiến tổng tỉ suất sinh đạt đến đƣợc con số lí tƣởng vào những năm 1980. Nhƣng sau đó, tổng tỉ suất sinh vẫn tiếp tục giảm và không có dấu hiệu ngừng lại. Mức sinh liên tục giảm thấp từ những năm cuối thế kỉ 21: năm 1998 là 1.45, năm 2000 là 1.47, năm 2002 là 1.17, năm 2004 là 1.15 và đỉnh điểm là năm 2005 khi tỉ suất sinh tụt xuống chỉ còn 1.08, con số thấp kỉ lục trong lịch sử Hàn Quốc cũng nhƣ trên toàn thế giới. Theo các nhà nhân khẩu học, thông thƣờng tỉ suất này phải đạt 2.1 để duy trì ổn định dân số, nếu dƣới 1.5 thì đƣợc xem là mức siêu thấp, do vậy tỉ suất sinh chƣa đến 1.2 này quả thật là mức đáng báo động. 3 Bảng 2: Tỉ suất sinh của Hàn Quốc và một số nƣớc OECD(Đơn vị: con/phụ nữ) Năm Hàn Quốc Nhật Bản Anh Mỹ Pháp Canada 2001 1.30 1.33 1.64 2.03 1.89 1.54 2002 1.17 1.32 1.64 2.01 2005 1.08 1.32 1.94 2009 1.15 1.37 2010 1.23 1.39 Nguồn: Tống Thùy Linh, Tạp chí Hàn Quốc số 4 (6) 2013, Một số nội dung chính và các nhân tố dẫn tới việc hình thành quản lý thân thiện gia đình tại doanh nghiệp Hàn Quốc, p.44. Đứng trƣớc nguy cơ to lớn này, từ năm 2006, Hàn Quốc bắt đầu đƣa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ tỉ suất sinh giảm xuống mức quá thấp. Đặc biệt, Chính phủ đã dùng ngân sách nhà nƣớc để đảm bảo những điều kiện chăm sóc giúp ngƣời dân cảm thấy an tâm khi sinh và nuôi dƣỡng con cái. Nhƣng số tiền đó chỉ chiếm khoảng 0.4% GDP, 1 con số tƣơng đối thấp (so với mức 2.3% của các nƣớc khác trong khối OECD) 4, cùng với những chính sách không thực sự hiệu quả nên mặc dù tổng tỉ suất sinh có khởi sắc nhƣng vẫn chƣa đủ. 3 http://world.kbs.co.kr/vietnamese/program/program_economyplus_detail.htm?no=2134 4 http://world.kbs.co.kr/vietnamese/program/program_economyplus_detail.htm?no=2134 158
Mức sinh chỉ tăng nhẹ trong 2 năm 2006 (1.12 con/phụ nữ) và năm 2007 (1.25 con/phụ nữ). Đến năm 2008, mức sinh lại rơi vào tình trạng suy giảm khi chỉ còn 1.19, năm 2009 là 1.15, không bằng một nửa tổng tỉ suất sinh trung bình của thế giới (2.56) 5, thấp hơn cả những nƣớc châu Âu, những nƣớc nổi tiếng với mức sinh thấp. Nếu so với các nƣớc Đông Á có tỉ suất sinh thấp nhƣ Trung Quốc (1.77), Nhật Bản (1.3), Đài Loan (1.12) thì các nƣớc này vẫn cao hơn hẳn. Hàn Quốc bị liệt vào hàng nƣớc có tỉ suất sinh thấp nhất thế giới. Lúc này, không còn cách nào khác, Chính phủ bắt buộc phải tăng thêm ngân sách chi cho các hoạt động xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi của ngƣời dân. Từ năm 2010 đến 2012, mức sinh có sự biến chuyển nhẹ (năm 2010: 1.23; năm 2011: 1.24; năm 2012: 1.3). Nhƣng tỉ suất sinh vào năm ngoái (2013) đột nhiên lại sụt giảm một cách nghiêm trọng, xuống chỉ còn 1.18 con/phụ nữ, thấp nhất trong 4 năm trở lại đây. Trƣớc đây, số trẻ em đƣợc sinh ra thƣờng từ 800 nghìn đến 1 triệu trẻ/năm, nhƣng hiện nay con số đó chỉ còn khoảng một nửa, dao động từ 400 nghìn - 500 nghìn trẻ/năm. Theo nhƣ tính toán, nếu tình hình này còn tiếp tục kéo dài thì đến năm 2050, tổng dân số Hàn Quốc sẽ chỉ còn 42 triệu ngƣời, giảm 6 triệu ngƣời so với hiện nay, và 200 năm sau sẽ không quá con số 500 nghìn ngƣời. 6 2. Nguyên nhân gây ra tỉ suất sinh thấp tại Hàn Quốc 2.1 Nhân tố tự nhiên - sinh học 2.1.1 Tuổi kết hôn Tuổi kết hôn có ảnh hƣởng đến việc sinh sản của ngƣời phụ nữ. Nhìn chung, nếu không có các yếu tố kiểm soát sinh đẻ thì tuổi kết hôn càng sớm, số con càng đông. Còn nếu phụ nữ kết hôn muộn thì một phần thời gian trong khoảng tuổi sinh đẻ của họ bị mất đi, độ dài thời gian sinh đẻ ngắn lại, họ sẽ sinh ít con hơn. Bảng 3: Độ tuổi kết hôn của ngƣời Hàn Quốc từ năm 1990 đến năm 2012 (đơn vị: tuổi) Năm Giới 1990 1995 2000 2006 2012 Nam 27.8 28.4 29.3 30.9 32.1 Nữ 24.8 26.4 26.5 27.0 29.4 Nguồn: Cục Thống kê Hàn Quốc(2012) Xuất phát từ tâm lý muốn hƣởng thụ, kéo dài thời gian, trì hoãn hôn nhân dẫn đến độ tuổi kết hôn của giới trẻ Hàn Quốc có xu hƣớng ngày càng tăng. Tuổi kết hôn trung bình (năm 2012) của nam giới là 32.1 tuổi, nữ giới là 29.4 tuổi. Tại Hàn Quốc, việc sinh con phần lớn vẫn đến từ các cặp vợ chồng kết hôn hợp pháp (98.5% - năm 2007). 7 Do đó, việc 5 http://world.kbs.co.kr/vietnamese/program/program_economyplus_detail.htm?no=2134 6 http://world.kbs.co.kr/vietnamese/program/program_economyplus_detail.htm?no=2134 7 http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=337 159
tuổi kết hôn lần đầu ngày càng tăng, xu hƣớng trì hoãn hôn nhân, kết hôn muộn dẫn đến giảm mức độ khả năng sinh sản (giảm bớt nhịp sinh đẻ và tăng vô sinh) là một trong những nhân tố khiến cho tổng tỉ suất sinh giảm thấp tại Hàn Quốc. 2.1.2 Phong tục tập quán và tâm lý xã hội Phong tục tập quán nhƣ kết hôn sớm, muốn có nhiều con, tƣ tƣởng trọng nam khinh nữ, muốn có con trai nối dõi tông đƣờng... tác động khiến tỉ suất sinh cao. Ngày nay, kinh tế - xã hội và khoa học - kĩ thuật phát triển, trình độ văn hóa nâng cao dẫn đến việc nhận thức nam nữ bình đẳng, quy mô gia đình hạt nhân đƣợc ƣa chuộng, xu hƣớng kết hôn muộn... khiến cho mức sinh giảm. Những yếu tố tâm lý tác động đến quyết định sinh con, số con mong muốn, mô hình gia đình lý tƣởng, lựa chọn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, giá trị của con trai trong gia đình... ảnh hƣởng đến nhận thức, thái độ, hành vi sinh sản của con ngƣời. Bảng 4: Thái độ của ngƣời chƣa lập gia đình về hôn nhân (đơn vị: %) Đàn ông độc thân Phụ nữ độc thân Kết hôn là không cần thiết Tốt hơn nếu kết hôn Không thành vấn đề Tốt hơn nếu không kết hôn Không biết 12,8 36,3 44,9 3,7 2,2 29,4 42,1 23,4 2,2 2,9 Tổng 100,0 (1.204) 100,0 (1.461) Nguồn: Lee. và cộng sự, 2005. Khảo sát quốc gia về hôn nhân và sinh sản, Ủy ban về Hội người cao tuổi và Chính sách dân số, Bộ Y tế và Phu c lợi, KIHASA, 2006. Theo kết quả điều tra Thái độ của người chưa lập gia đình về hôn nhân năm 2005, đàn ông độc thân có thái độ tiêu cực với hôn nhân chiếm 16.5%, phụ nữ độc thân có thái độ tiêu cực với hôn nhân chiếm 31,6%. Bảng 5: Thái độ của phụ nữ đã lập gia đình về con cái (đơn vị: %) Phải có con Tốt hơn nếu có con Không vấn đề thành Không biết Tổng 1991 40,5 30,7 28,0 0,8 100,0 (7,448) 1994 26,3 34,3 38,9 0,5 100,0 (5.175) 1997 24,8 35,0 39,4 0,8 100,0 (5.409) 2000 16,2 43,2 39,5 1,1 100,0 (6.350) 2003 14,1 41,8 43,3 0,8 100,0 (6.599) 2006 10,2 39,3 49,8 0,7 100,0 (5.386) Nguồn: KIHASA, Khảo sát về khả năng sinh sản quốc gia và y tế gia đình mỗi năm Quan niệm của phụ nữ đã kết hôn về việc sinh con cũng có sự thay đổi. Chỉ có 10.2% 160
(năm 2006) phụ nữ đã kết hôn trả lời rằng phải có con, trong khi đó, đến 39.3% phụ nữ đã kết hôn cho rằng không có con sẽ tốt hơn. Chính vì các quan niệm về hôn nhân - gia đình, quan niệm về việc sinh con có những sự thay đổi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỉ suất sinh giảm tại Hàn Quốc. 2.2 Nhân tố kinh tế - xã hội Theo một cuộc điều tra đƣợc thực hiện bởi Viện Phát triển Phụ nữ Hàn Quốc (năm 2004) các lý do dẫn tới tỉ suất sinh thấp lần lƣợt là: lý do kinh tế (21%), gánh nặng tài chính trong việc nuôi dƣỡng con nhỏ (19.7%), ƣu tiên phát triển sự nghiệp của giới trẻ (15.9%), chi phí cao trong giáo dục trẻ nhỏ (15.8%), thiếu sự hỗ trợ xã hội cho gia đình có hai nguồn thu nhập (9.7%) và quan tâm tới chăm sóc trẻ chất lƣợng cao (7.2%) 8 2.2.1 Vai trò của ngƣời phụ nữ đối với xã hội ngày càng đƣợc nâng cao Ngày nay, tại Hàn Quốc, số lƣợng phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng nhiều. Bảng 6: Tỷ lệ phụ nữ Hàn Quốc tham gia hoạt động kinh tế năm 1995 và năm 2007 (đơn vị:%) Năm Nhóm tuổi 1995 2007 25-29 47.9 72.7 30-34 47.6 73.2 Nguồn: Cục Thống kê Hàn Quốc(2007) Khi tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội ngày càng lớn, họ không còn tập trung toàn bộ thời gian và sức lực cho các công việc nội trợ và nuôi dạy con cái nữa. Ngoài ra, việc kết hôn và sinh con cũng gây ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế của phụ nữ. Theo báo cáo Khảo sát quốc gia về hôn nhân và động lực thu c đẩy sinh sản năm 2005", có 60.6 % phụ nữ mất việc do hôn nhân và 49.8% phụ nữ mất việc do sinh con đầu lòng. Việc cân bằng giữa công việc gia đình và hoạt động kinh tế đƣợc coi là một thách thức lớn đối với phụ nữ. Do đó, phụ nữ Hàn Quốc hiện nay ngày càng tập trung vào phát triển sự nghiệp, phát triển bản thân dẫn đến tâm lý kết hôn muộn, sinh con muộn, không sinh con là nguyên nhân khiến cho tỉ suất sinh thấp. 8 Tống Thùy Linh, Tạp chí Hàn Quốc số 4 (6) 2013, Một số nội dung chính và các nhân tố dẫn tới việc hình thành quản lý thân thiện gia đình tại doanh nghiệp Hàn Quốc, p.45. 161
2.2.2 Gánh nặng tài chính trong việc nuôi dƣỡng con nho Bảng 7: Chi phí cho chăm sóc và giáo dục con tính trên mỗi hộ gia đình (đơn vị: nghìn won, %) Nhà có 1 con 0-2 tuổi 3-5 tuổi Tiểu học Trung học cơ sở Trung bình Nhà có 2 con Nhà có 3 con Hộ gia đình có thu nhập cao 214 (4,8) 432 (8,3) 843 (16,0) 1.027 (20,9) 660 (13,6) 898 (19,3) 1.160 (23,0) Hộ gia đình có thu nhập thấp 152 (8,2) 332 (16,7) 362 (17,0) 562 (26,0) 372 (19,6) 505 (24,3) 582 (26,7) Chu thích: 1) các tiêu chí là thu nhập trung bình hàng tháng (3.073.029 won) của gia đình hạt nhân năm 2003, cung cấp bởi KNSO. 2) () biểu thị tỷ lệ % của chi phí nuôi dạy và giáo dục con cái trên tổng thu nhập. Nguồn: Cục Thống kê Hàn Quốc(2013) Theo một nghiên cứu khác, chi phí giáo dục cho một đứa trẻ đến hết đại học mất ít nhất 2 trăm triệu won. Hơn nữa, Hàn Quốc là một quốc gia có nhiệt huyết giáo dục vô cùng lớn, gia đình dành một phần lớn thu nhập để đầu tƣ vào giáo dục cho con cái. Theo Viện nghiên cứu kinh tế Samsung ở Seoul, các gia đình Hàn Quốc dành 70% mức chi tiêu cho giáo dục tƣ để con cái họ có thể nhận đƣợc sự giáo dục vƣợt trội so với các gia đình khác. Có thể thấy, các chi phí nuôi dƣỡng, chi phí giáo dục một đứa trẻ từ khi chào đời đến hết đại học tạo một gánh nặng vô cùng to lớn cho bố mẹ, đặc biệt là đối với các gia đình có 2 con. Chính vì vậy, các cặp vợ chồng thƣờng có xu hƣớng sinh con muộn, chuẩn bị thật tốt về mặt kinh tế trƣớc khi quyết định có con và sinh ít con. Do đó, tổng tỉ suất sinh ngày càng giảm thấp. 2.2.3 Các cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội phục vụ cho việc nuôi dƣỡng trẻ còn thiếu Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc trông giữ trẻ tại Hàn Quốc vẫn chƣa thể đáp ứng đủ nhu cầu. Theo dữ liệu do ông Ahn Minseok thuộc Đảng Dân chủ đối lập công bố vào tháng 9 năm 2013: Các nhà trẻ và trung tâm chăm sóc trẻ em công lập của Hàn Quốc chỉ có khả năng tiếp nhận 21,6% số trẻ em đến tuổi đi nhà trẻ tính đến năm 2010, thấp hơn tỷ lệ bình quân 84,2% của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. 9 Tính đến năm 2010, Hàn Quốc có 1.4 triệu trẻ em đến tuổi đi nhà trẻ nhƣng chỉ có 4552 nhà trẻ công lập. Các 9 http://phunuonline.com.vn/the-gioi/the-gioi-quanh-ta/han-quoc-thieu-nha-tre-cong-lap/a103522.html 162
bậc phụ huynh cho con đến tuổi đi nhà trẻ ƣa chuộng các cơ sở trông giữ trẻ công lập bởi chất lƣợng đƣợc đảm bảo và chi phí thấp. Nhƣng số nhà trẻ công lập hiện có hoàn toàn không thể đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của các gia đình có con từ 3-5 tuổi. Vì vậy, các bậc cha mẹ thậm chí phải cạnh tranh 1 chọi 10 để có thể gửi con vào nhà trẻ công lập. Chế độ nghỉ thai sản của Hàn Quốc vẫn còn kém so với các quốc gia thuộc khối OECD khác. Tại Hàn Quốc, chế độ nghỉ thai sản là 90 ngày (khoảng 13 tuần) có trả lƣơng 100%, ít hơn so với các nƣớc nhƣ Úc, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan là nghỉ 16 tuần và có trả lƣơng 100%. Hơn thế nữa, chế độ nghỉ thai sản không đƣợc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Theo thống kê năm 2010, chỉ có 8,7% số bà mẹ đi làm đƣợc hƣởng chế độ này. 10 Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vu nhu cầu trông giữ, chăm sóc trẻ chƣa đáp ứng đủ cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng, các chế độ phúc lợi nhằm giúp phụ nữ cân bằng giữa công việc gia đình và hoạt động kinh tế cũng gặp nhiều hạn chế. Đó cũng là một trong những nguyên nhân giảm tỉ suất sinh tại Hàn Quốc. 3. Ảnh hƣởng của tỉ suất sinh thấp đến kinh tế - xã hội Hàn Quốc 3.1. Nguy cơ số dân giảm Theo dự báo từ Viện nghiên cứu Sức khỏe xã hội Hàn Quốc, Bộ Sức khỏe phúc lợi (năm 2003), lấy tổng tỉ suất sinh của Hàn Quốc là 1.17 con/phụ nữ (năm 2002), dân số Hàn Quốc từ 47 triệu ngƣời (năm 2000) tăng lên trên 49 triệu ngƣời (năm 2017) và sẽ liên tục giảm vào những năm sau đó. Dự tính đến năm 2100, số dân Hàn Quốc sẽ chỉ còn 16 triệu ngƣời (trong đó độ tuổi 15-64 chiếm 47.6%, số ngƣời trên 65 tuổi chiếm 45%). 11 Tỉ suất sinh liên tục giảm thấp dẫn đến giảm dân số sẽ khiến Hàn Quốc gặp khó khăn trong việc duy trì sự ổn định xã hội và phát triển đất nƣớc. Đặc biệt, số dân trong độ tuổi 18-35 giảm sẽ làm tăng nguy cơ thiếu ngƣời nhập ngũ, gây ảnh hƣởng đến vấn đề an ninh đất nƣớc. Mặt khác, mức sinh thấp cũng gây ra mối quan ngại về chất lƣợng dân số do sinh con muộn khiến xác suất ca sinh không khỏe mạnh tăng lên. 3.2 Già hóa dân số và thiếu lao động Hàn Quốc đã trở thành quốc gia có dân số già - xã hội già hóa từ năm 2000 (với số dân trên 65 tuổi chiếm hơn 7% dân số). Theo báo cáo Phương án mở rộng kinh doanh thân thiện với gia đình nhằm cân đối giữa công việc và gia đình dự tính đến năm 2018, Hàn Quốc sẽ chuyển sang xã hội già (14% dân số trên 65 tuổi) và sau 8 năm, vào năm 2026 sẽ trở thành xã hội siêu già hóa. 12 Tỉ suất sinh thấp dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu 10 Tống Thùy Linh, Tạp chí Hàn Quốc số 4 (6) 2013, Một số nội dung chính và các nhân tố dẫn tới việc hình thành quản lý thân thiện gia đình tại doanh nghiệp Hàn Quốc, p.45. 11 https://www.kihasa.re.kr/html/jsp/main.jsp 12 Tống Thùy Linh, Tạp chí Hàn Quốc số 4 (6) 2013, Một số nội dung chính và các nhân tố dẫn tới việc hình thành quản lý thân thiện gia đình tại doanh nghiệp Hàn Quốc, p.46 163
dân số: tỷ lệ trẻ em giảm, gián tiếp làm giảm tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động và số ngƣời trên 65 tuổi tăng dần. Việc giảm số ngƣời trong độ tuổi lao động dẫn đến nguy cơ thiếu lao động, giảm mức độ sản xuất và tiêu dùng, gây ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, thiếu lao động trong nƣớc khiến cho Hàn Quốc buộc phải nhập khẩu nhiều lao động nƣớc ngoài. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề phức tạp nhƣ mất ổn định xã hội, làm thay đổi cơ cấu dân tộc, chủng tộc, giới tính, trình độ văn hóa. 3.3 Gánh nặng đối với phúc lợi xã hội Tỉ suất sinh giảm thấp là nguyên nhân khiến cho số ngƣời trong độ tuổi lao động giảm, đồng thời số ngƣời già tăng. Từ đó, số ngƣời đóng bảo hiểm sẽ giảm trong khi số ngƣời nhận tiền bảo hiểm tăng. Điều này dẫn đến ngân sách nhà nƣớc phải chịu một gánh nặng lớn cho chế độ hƣu trí và chăm sóc ngƣời già. Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu doanh nghiệp toàn cầu thuộc đại học Turts đã ƣớc tính trong thời gian tới, 10-15% GDP của Hàn Quốc sẽ dành để hỗ trợ cho dân số già. Tình hình tài chính công của Hàn Quốc trở nên khó khăn vì nguồn thu ngân sách càng ngày càng suy giảm. 13 Theo dự tính, đến năm 2100, số ngƣời trong độ tuổi 15-64 chiếm 47.6%, số ngƣời trên 65 tuổi chiếm 45%. Điều này đồng nghĩa với việc cứ một ngƣời từ 15 đến 64 tuổi phải chăm lo cho một ngƣời già, tạo gánh nặng tài chính cho ngƣời lao động, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. 4. Chính sách Năm 1983, khi tổng tỉ suất sinh đạt mức thay thế 2.1 con/phụ nữ, Chính phủ Hàn Quốc đã mắc phải một sai lầm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả ngày nay. Theo Giáo sƣ Cho Young Tae - Trƣờng Đại học Y tế công cộng, Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc - cho biết: Thời điểm 1983, khi Hàn Quốc đạt mức sinh thay thế, nƣớc này vẫn tiếp tục duy trì công tác giảm sinh - kế hoạch hóa gia đình. Chính điều đó đã khiến mức sinh của Hàn Quốc giảm xuống quá thấp. Hai mƣơi năm qua, tốc độ giảm sinh diễn ra quá nhanh so với dự báo, bao nhiêu tiền của đổ vào để nâng mức sinh lên nhƣng đến nay kết quả vẫn không nhƣ ý muốn. 14. Cho đến năm 2005, mức sinh đã giảm xuống chỉ còn 1.08 con/phụ nữ, thấp nhất trong lịch sử Hàn Quốc cũng nhƣ trên thế giới. Hiện nay, Hàn Quốc đang là một trong những nƣớc có tỉ suất sinh thấp nhất thế giới và nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nó sẽ mang lại hậu quả khôn lƣờng ảnh hƣởng đến kinh tế cũng nhƣ xã hội. 4.1. Từ năm 1996-2006 Đứng trƣớc tình trạng đáng báo động trên, tháng 12/1994, Chính phủ cho thành lập Ủy ban Chính sách dân số để tập trung thực hiện lại chính sách dân số, xem xét những gì 13 Tống Thùy Linh, Tạp chí Hàn Quốc số 4 (6) 2013, Một số nội dung chính và các nhân tố dẫn tới việc hình thành quản lý thân thiện gia đình tại doanh nghiệp Hàn Quốc, p.46 14 http://giadinh.net.vn/dan-so/ung-pho-voi-tinh-trang-muc-sinh-rat-thap-va-gia-hoa-dan-so-nhanh-cua-hanquoc-kinh-nghiem-quy-cho-viet-nam-20130621100329512.htm 164
đã làm đƣợc trong quá khứ, triển vọng trong tƣơng lai, những vấn đề xã hội liên quan nhằm tìm ra giải pháp phù hợp khôi phục tổng tỉ suất sinh trong thời gian sớm nhất. Đến năm 1996, Chính phủ chính thức thông qua các điều khoản trong chính sách dân số mới, chuyển từ chính sách giảm sinh sang các chính sách chất lƣợng và phúc lợi dân số. Theo một báo cáo cho biết, mục tiêu của sự thay đổi này là: (1) Duy trì mức sinh và mức chết phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững (2) Tăng cƣờng sức khỏe và phúc lợi gia đình (3) Đảm bảo cân băng tỉ số giới tính khi sinh (4) Tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ trong lực lƣợng lao động và phúc lợi của họ (5) Nâng cao sức khỏe và phúc lợi cho ngƣời cao tuổi (6) Phân bố dân số một cách hợp lý. Năm 2004, Chính phủ thành lập Ủy ban về Già hóa và Xã hội Tƣơng lai để đề ra những chính sách mới nhằm đối phó với vấn đề mức sinh thấp và già hóa dân số. Cũng trong năm này, Hàn Quốc bắt đầu thực hiện các chính sách khuyến sinh nhƣ hỗ trợ khi sinh, khuyến khích sinh thêm con, ƣu đãi thuế đối với các chi phí nuôi và học hành của con cái. Đặc biệt, Hàn Quốc còn tập trung làm cân bằng các vấn đề kinh tế - xã hội để phù hợp với tổng tỉ suất sinh nhƣ giảm mức chết (gia tăng dân số cao tuổi). Nhƣng chính sách này lại gặp phải một vấn đề cũng nghiêm trọng không kém, đó là làm cho Hàn Quốc trở thành nƣớc có tốc độ già hóa nhanh hơn các quốc gia phát triển khác. 4.2. Từ năm 2006 đến nay Do mắc phải những trở ngại trên cũng nhƣ tổng tỉ suất sinh không có dấu hiệu tăng trở lại sau khi đã thực hiện rất nhiều những biện pháp khác nhau, nhận thức rõ tính chất nghiêm trọng của vấn đề, năm 2006, Chính phủ cho ban hành kế hoạch tổng quát mang tính chiến lƣợc Kế hoạch cơ bản đầu tiên về Tỉ suất sinh thấp và Xã hội già hóa lần thứ nhất(2006-2010). Mục đích của kế hoạch lần thứ nhất là thúc đẩy môi trƣờng ủng hộ việc nuôi dạy trẻ, thiết lập cơ sở cho việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống trong xã hội theo từng độ tuổi để đảm bảo nguồn lực cho tăng trƣởng kinh tế trong xã hội có tỉ suất sinh thấp và già hóa dân số. Kế hoạch này đƣợc thực hiện, kêu gọi sự tham gia của gần 20 bộ ban ngành liên quan, tập trung chủ yếu vào 5 lĩnh vực: (1) Tăng cƣờng đầu tƣ xã hội đối với nuôi dƣỡng thế hệ tƣơng lai (2) Đảm bảo cơ sở nuôi dƣỡng trẻ em (3) Đảm bảo môi trƣờng làm việc hài hòa giữa gia đình và nơi làm việc (4) Củng cố trách nhiệm xã hội đối với việc mang thai và sinh đẻ (5) Tạo môi trƣờng xã hội thân thiện với việc sinh con và gia đình. 165
Bảng 8: Ngân sách chi hàng năm cho vấn đề khắc phục tỉ suất sinh thấp lần thứ nhất (đơn vị: ngàn tỉ won) 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng Dự tính 2.1 3.2 4.0 4.6 5.0 18.9 Đã chi 2.1 3.0 3.8 4.7 5.9 19.5 Nguồn: Bộ Sức khỏe Phúc lợi Hàn Quốc,Kế hoạch cơ bản đầu tiên về Tỉ suất sinh thấp và Xã hội già hóa (bản hoàn thiện), p.35 Để thực hiện Kế hoạch cơ bản đầu tiên về Tỉ suất sinh thấp và Xã hội già hóa lần thứ nhất, trong 5 năm kể từ năm 2006 đến năm 2010, tổng ngân sách dự tính chi ra đã lên tới con số 18.9 ngàn tỉ won. Ban đầu, năm 2006, Chính phủ chỉ dự tính chi ra 2.1 ngàn tỉ won, nhƣng đến năm 2010, số tiền dự tính đã tăng gấp đôi. Không chỉ những ban ngành cấp cao mà cả cán bộ tại các địa phƣơng cũng tham gia vào kế hoạch, dựa trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, có những hỗ trợ riêng cho từng vùng. Số tiền quyên góp cho các hoạt động khắc phục mức sinh thấp cũng là những con số đáng kể, tăng từ 1.6 ngàn tỉ won năm 2007 lên 1.8 ngàn tỉ won năm 2008. 15 Bảng 9: Ví dụ về chính sách ở một số tỉnh, thành phố Trợ cấp tiền mừng sinh con Phát hành thẻ ƣu đãi cho các hộ gia đình đông con (đến năm 2008 trên cả nƣớc đã có 16 tỉnh thành phố thực hiên) Xe lƣu động hỗ trợ sản phụ ở vùng nông ngƣ nghiệp (Gyeong-nam) Mở trung tâm hỗ trợ dân địa phƣơng, xây dựng các khu vui chơi, cơ sở trông giữ trẻ theo giờ(seoul) Giảm phí sử dụng các cơ sở giáo dục đối với con của các bà mẹ đang đi làm (Gyeonggi) Miễn phí tiêm chủng tại các cơ sở y tế, bệnh viện cho đối tƣợng là con thứ 3 trở lên (Je-ju) Tƣ vấn hôn nhân cho những ngƣời độc thân, hỗ trợ hôn nhân quốc tế (Jeon-buk Jeong-eup) Trợ cấp tiền học phí cho gia đình đông con (Từ con thứ 4 trở lên hỗ trợ 100% tiền học trung học; từ con thứ 5 trở lên hỗ trợ 100% tiền học đại học) (Gyeong-gi An-san) Nguồn: Bộ Sức khỏe Phúc lợi Hàn Quốc,Kế hoạch cơ bản đầu tiên về Tỉ suất sinh thấp và Xã hội già hóa (bản hoàn thiện), p.35 15 Bộ Sức khỏe Phúc lợi Hàn Quốc, Kế hoạch cơ bản đầu tiên về Tỉ suất sinh thấp và Xã hội già hóa (bản hoàn thiện), p.35 166
Nhờ những chính sách hợp lí và sự tham gia tích cực của các ban ngành, Kế hoạch cơ bản đầu tiên về Tỉ suất sinh thấp và Xã hội già hóa lần thứ nhất đã thu về đƣợc những thành quả nhất định. Nhân dân có thái độ khá tích cực trong việc ủng hộ và thực hiện chính sách. Bảng 10: Một số kết quả đầu ra của các chính sách 16 Tỉ lệ trợ cấp trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ (%) Tỉ lệ tham gia giáo dục sau giờ học (%) Số lƣợng các cơ sở công chăm sóc trẻ và nơi làm việc Số trẻ em tham gia dịch vụ chăm sóc trẻ dài ngày Tỉ lệ các trƣờng mẫu giáo trông trẻ cả tuần trên cả nƣớc (%) Tỉ lệ bà mẹ đƣợc hƣởng lợi ích từ dịch vụ bảo vệ thai sản (%) Nguồn: Cục Thống kê Hàn Quốc (2007) 2003 2004 2005 2006 2007 7.5 11.0 21.9 30.5 40.0-36.3 37.9 41.6 49.8 4405 6245 14459 17211 17650 4405 6218 14395 17138 17572-27.3 63.8 73.3 78.5 - - - 99.5 108.3 Quan trọng nhất, sau năm 2005, mức sinh đã có dấu hiêu tăng trở lại (năm 2005: 1.08; năm 2007: 1.25), số trẻ đƣợc sinh ra cũng đƣợc cải thiện phần nào khi tăng từ 438000 em năm 2005 lên 497000 em năm 2007. 17 Năm 2011, Chính phủ và các bộ ban ngành bắt đầu triển khai Kế hoạch cơ bản về Tổng tỉ suất sinh thấp và Xã hội già hóa lần thứ hai (2011-2015) với mục tiêu phục hồi ổn định tỉ suất sinh và củng cố hệ thống xã hội đối với xã hội già hóa. Bảng 11: Ngân sách dự tính chi hàng năm cho vấn đề khắc phục tỉ suất sinh thấp lần thứ hai (đơn vị: ngàn tỉ won) 2010 2011-2015 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng Số tiền 5.9 7.2 7.6 7.9 8.3 8.7 39.7 Nguồn:Rapportian 18 16 Nhóm tham khảo: tuổi mẹ (>35), trình độ học vấn của ngƣời mẹ (tốt nghiệp cấp 3 hoặc thấp hơn), thu nhập hộ gia đình (100% hoặc cao hơn so với mức bình thƣờng), hoạt động kinh tế (thất nghiệp),tình trạng kinh tế (ngƣời lao động không đƣợc trả lƣơng) 17 Bộ Sức khỏe Phúc lợi Hàn Quốc,Kế hoạch cơ bản đầu tiên về Tỉ suất sinh thấp và Xã hội già hóa (bản hoàn thiện), p.36 18 http://www.rapportian.com/n_news/news/view.html?page_code=movie&no=16124&movie_theme 167
So với mức ngân sách cho kế hoạch lần thứ nhất là 18.9 ngàn tỉ won (dự tính) thì số tiền chi cho kế hoạch lần thứ hai tăng gấp đôi (39.7 ngàn tỉ won). Kế hoạch lần thứ hai này chủ yếu sẽ tập trung vào các lĩnh vực phức lợi xã hội nhƣ: áp dụng luật cố định đối với chế độ nghỉ thai sản; nới lỏng các qui định về xây dựng cơ sở trông giữ trẻ tại nơi làm việc; mở rộng hỗ trợ chi phí nhà ở cho các cặp vợ chồng mới cƣới; hỗ trợ chi phí trông trẻ. Sau khi củng cố phục hổi, ổn định tổng tỉ suất sinh, đến năm 2016-2020, Chính phủ sẽ bắt tay thực hiện Kế hoạch cơ bản đầu tiên về Tỉ suất sinh thấp và Xã hội già hóa lần thứ 3, tăng tỉ suất sinh lên mức trung bình nhƣ các nƣớc OECD và thích nghi thành công với xã hội già hóa. 5. Liên hệ với Việt Nam Bảng 12: Tổng tỉ suất sinh của Việt Nam giai đoạn 1960 2013 (đơn vị: con/phụ nữ) Năm 1960 1979 1989 1999 2006 2009 2012 2013 Tổng tỉ suất sinh 6.4 4.8 3.8 2.3 2.1 2.03 2.05 2.1 Nguồn:Tổng cục Thống kê,tổng điều tra dân số và nhà ở 2009; Điều tra biến động Dân số- Kế hoạch hóa gia đình 2006 và 2012 Việt Nam thực hiện Chƣơng trình Dân số - Kế hoạch hóa gia đình bắt đầu từ năm 1961 (trƣớc Hàn Quốc 1 năm). Từ đó đến nay tổng tỉ suất sinh của nƣớc ta liên tục giảm. Song so với tốc độ thành công thần kì của Hàn Quốc (từ năm 1980), nƣớc ta phải đến đầu thập niên 1990, tỉ suất sinh mới thực sự giảm mạnh và phần nào kiểm soát đƣợc vấn đề dân số. Đặc biệt, đến năm 2006, Việt Nam đã đạt đƣợc mức sinh thay thế là 2.1 con/phụ nữ. Từ năm 2006 đến nay, nƣớc ta vẫn đang nỗ lực duy trì con số lý tƣởng nay. Khác với Hàn Quốc, Việt Nam chƣa phải đƣơng đầu với thách thức về tỉ suất sinh giảm quá mạnh. Chúng ta hiện đang có mức sinh rất lý tƣởng. Một trong những nguyên nhân giải thích cho điều này là do quan niệm, tâm lý của ngƣời Việt Nam chƣa thay đổi mạnh mẽ nhƣ Hàn Quốc. Bảng 13: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của Việt Nam giai đoạn 1989-2009 (đơn vị: tuổi) Năm Nam Nữ 1989 24,4 23,2 1999 25,4 22,8 2009 26,2 22,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 168
Bảng 14: Tuổi kết hôn trung bình lần đầu chia theo giới tính, thành thị/nông thôn Việt Nam năm 2009 (đơn vị: tuổi) Nơi cƣ trú/các vùng kinh tế - xã hội Tuổi kết hôn trung bình lần đầu Nam Toàn quốc 26,2 22,8 Nữ Thành thị 27,7 24,4 Nông thôn 25,6 22,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê,tổng điều tra dân số và nhà ở 2009; Điều tra biến động Dân só - Kế hoạch hóa gia đình 2006 và 2012 Đối với hôn nhân, đặc biệt là nữ giới, ngƣời Việt Nam vẫn thƣờng quan niệm con gái có thì","tuổi xuân vùn vụt qua đi", do đó, tuy nƣớc ta cũng có xu hƣớng kết hôn muộn (đặc biệt đối với dân thành thị), song tuổi kết hôn lần đầu trong suốt 20 năm qua không có nhiều thay đổi (nữ giới: 22-25 tuổi, nam giới: 25-28 tuổi) Bên cạnh đó, ở Việt Nam tƣ tƣởng muốn sinh con trai, phải có con trai nối dõi còn ảnh hƣởng mạnh nên nhiều gia đình sinh vẫn con thứ 3, thậm chí là thứ 4. Ngƣời phụ nữ Việt Nam giỏi việc nƣớc, đảm việc nhà", từ thời chiến đến thời bình, họ vẫn luôn hoàn thành vai trò của mình trong gia đình và trong cả xã hội. Khác với phụ nữ Hàn Quốc tập trung vào sự nghiệp sẽ khó lo chu toàn cho gia đình và ngƣợc lại, phụ nữ Việt Nam hoàn toàn có thể cân bằng vai trò, trách nhiệm của ngƣời vợ, ngƣời mẹ, đồng thời hoàn thành tốt các hoạt động kinh tế - xã hội của bản thân. Phụ nữ Việt Nam không quá trì hoãn việc kết hôn, sinh con, và phần lớn đều muốn có từ 1 đến 2 con. Từ những lý do trên, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức, tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, tổng tỉ suất sinh của nƣớc ta hiện nay rất hợp lý. Song Việt Nam lại bƣớc vào thời kì dân số vô cùng nhạy cảm. Chúng ta đồng thời đối mặt với hai vấn đề: Già hóa dân số và nguy cơ bùng nổ dân số lần thứ hai. Đối với vấn đề già hóa dân số, Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (năm 2009) dự báo đến năm 2017, Việt Nam sẽ bƣớc vào giai đoạn già hóa dân số. Tuy nhiên, năm 2011, Việt Nam đã chính thức bƣớc vào giai đoạn già hóa dân số với tỷ trọng ngƣời trên 65 tuổi đạt 7% tổng dân số, sớm hơn dự báo sáu năm. 19 Điều đó làm cho tốc độ già hóa dân số của Việt Nam nhanh hàng đầu châu Á và cũng thuộc diện nhanh nhất thế giới. Già hóa dân số là kết quả của việc tỉ suất sinh đƣợc giảm mạnh, đồng thời tỉ suất chết giảm và tuổi thọ trung bình của ngƣời Việt Nam tăng. Khác với vấn đề già hóa của Hàn Quốc hiện nay, già hóa dân số của nƣớc ta đƣợc coi là một tiến trình tất yếu, là kết quả tổng hòa từ những 19 http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/21820602-viet-nam-la-mot-trong-nam-quoc-gia-co-tocdo-gia-hoa-dan-so-nhanh-nhat-the-gioi.html 169
thành tựu trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội đất nƣớc thời gian qua. Tuy nhiên, già hóa dân số với tốc độ nhanh khi các điều kiện kinh tế, an sinh xã hội còn chƣa đƣợc chuẩn bị vững chắc nhƣ nƣớc ta hiện nay cũng đồng thời đặt ra nhiều thách thức (nguy cơ thiếu nguồn lao động, vấn đề đảm bảo đời sống cho ngƣời cao tuổi...) Đối với nguy cơ bùng nổ dân số lần thứ 2, nguyên nhân là do số phụ nữ đƣợc sinh ra trong những năm 1985-1995, có quy mô lớn nhất trong lịch sử, hiện đang bƣớc vào độ tuổi 20-30, có tiềm năng sinh đẻ vô cùng lớn. 20 Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, nếu không kiểm soát đƣợc mức sinh thì tổng tỉ suất sinh của nƣớc ta sẽ lại tăng lên 2.35-2.5 con/phụ nữ, dẫn tới bùng nổ dân số lần thứ 2. Do đó, đối mặt với hai vấn đề này, Việt Nam cần phải nỗ lực duy trì mức sinh hợp lý (2 con/phụ nữ) nhằm đảm bảo khả năng tái sinh sản dân số trong bối cảnh dân số đang già hóa với tốc độ nhanh, tránh đƣợc những hệ quả bất lợi của việc tỉ lệ sinh thấp (thiếu lao động, tăng nhu cầu an sinh xã hội...). Đồng thời, mức sinh 2 con/phụ nữ là một mức sinh giúp ổn định quy mô dân số nƣớc ta, giúp đạt đƣợc mục tiêu của Chiến lƣợc Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam đề ra quy mô dân số không vƣợt quá 93 triệu ngƣời vào năm 2015. KẾT LUẬN Hiện nay, tình trạng tỉ suất sinh thấp đang là một trong những vấn đề đau đầu nhất đối với Chính phủ Hàn Quốc. Trái với thời kì bùng nổ dân số những năm 50 của thế kỉ XX, giờ đây tổng tỉ suất sinh của Hàn Quốc đang trong tình trạng báo động, là một trong những nƣớc có mức sinh thấp nhất trên thế giới. Mức sinh thấp khiến Hàn Quốc phải đƣơng đầu thêm với hàng loạt các thách thức khác nhƣ tình trạng thiếu lao động, gánh nặng phúc lợi xã hội, đặc biệt là vấn đề già hóa dân số ngày một nghiêm trọng. Đứng trƣớc những nguy cơ đáng báo động, Chính phủ đã cho triển khai một loạt các chính sách, bộ luật nhằm khôi phục lại mức sinh. Sau khi hoàn thành Kế hoạch cơ bản đầu tiên về Tỉ suất sinh thấp và Xã hội già hóa lần thứ nhất (2006-2010), Hàn Quốc đang bƣớc vào giai đoạn thực hiện kế hoạch lần thứ hai và hƣớng tới lần thứ ba, mục tiêu là đến năm 2020, tổng tỉ suất sinh sẽ đạt 1.6 con/phụ nữ. Bàì nghiên cứu trên đã phần nào tìm hiểu sơ lƣợc hiện trạng tỉ suất sinh thấp tại Hàn Quốc, nguyên nhân, ảnh hƣởng cũng nhƣ các chính sách Hàn Quốc đã, đang và sẽ thực hiện. Mặc dù Việt Nam chƣa phải đối mặt với vấn đề này nhƣng trong tƣơng lai lại là tình trạng khó có thể tránh khỏi. Vì vậy, qua bài nghiên cứu này, chúng tôi mong Việt Nam có thể rút ra một số bài học, kinh nghiệm từ Hàn Quốc trong việc quản lí dân số, cũng nhƣ hi vọng các bạn sinh viên hiểu đƣợc phần nào về Việt Nam và Hàn Quốc, từ đó có thêm sự quan tâm về tình hình xã hội ở hai đất nƣớc này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tống Thùy Linh, Tạp chí Hàn Quốc số 4 (6) 2013, Một số nội dung chính và các nhân tố dẫn tới việc hình thành quản lý thân thiện gia đình tại doanh nghiệp Hàn Quốc. 20 http://baodientu.chinhphu.vn/home/ung-pho-nguy-co-bung-no-dan-so-lan-2/20117/91085.vgp 170
2. Thạc sĩ Lê Đình Chỉnh, Vài nét về đặc điểm dân số và phúc lợi xã hội trƣớc tác động của đô thị hoá ở Hàn Quốc. 3. http://cks.inas.gov.vn/ 4. http://www.gopfp.gov.vn/ 5. https://www.kihasa.re.kr/html/jsp/main.jsp 6. http://giadinh.net.vn/dan-so.htm 7. http://phunuonline.com.vn/the-gioi/the-gioi-quanh-ta/han-quoc-thieu-nha-tre-conglap/a103522.html 8. http://www.nhandan.com.vn/suckhoe/tin-tuc/item/21820602-viet-nam-la-mot-trong-nam-quocgia-co-toc-do-gia-hoa-dan-so-nhanh-nhat-the-gioi.html 9. http://world.kbs.co.kr/vietnamese/program/program_economyplus_detail.htm?no=2134 10. http://www.rapportian.com/n_news/news/view.html?page_code=movie&no=16124&movie_the me 11. http://news.donga.com/3/all/20140213/60806377/1 171
VẾT THƯƠNG CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC HIỆN ĐẠI HÀN QUỐC TRỌNG TÂM QUA HAI TÁC PHẨM HAI ĐỜI THỌ NẠN CỦA HA GEUN CHAN VÀ AI ĐÃ ĂN HẾT NHỮNG CÂY SING- A NGÀY ẤY CỦA PARK WAN SUH I. Đặt vấn đề SVTH: Đỗ Thị Phương Loan, Vũ Liên Hương 1H10 GVHD: ThS Bùi Thị Bạch Dương Văn học là tấm gƣơng phản ánh chân thực và rõ rệt nhất về văn hóa, lịch sử, xã hội và tƣ tƣởng của mỗi dân tộc. Từ trƣớc đến nay, một trong những đề tài vẫn luôn khơi nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ trên thế giới chính là đề tài chiến tranh. Dù là cuộc chiến tranh phi nghĩa hay chiến tranh tự vệ chính đáng thì cũng luôn để lại những nỗi đau, những vết sẹo không bao giờ có thể quên đối với những ngƣời đã từng trải qua một thời máu lửa, bất kể là ngƣời lính ngƣời trực tiếp cầm súng tham gia chiến đấu hay là những ngƣời dân thƣờng vô tội. Các tác giả văn học viết về chiến tranh là họ tự trả một món nợ, viết cho những ngƣời nằm xuống, cho sự chia ly, cho những nỗi đau đã trả vào thinh lặng qua thời gian. Với độc giả hiện đại, tìm về những tác phẩm chiến tranh là tìm về những trang lịch sử vừa có tính tƣ liệu lịch sử, vừa có cái nhìn nhân văn xét ở những góc độ nhỏ nhặt của cuộc chiến. Trong mảng văn học chiến tranh Hàn Quốc, bối cảnh thƣờng đƣợc đem ra khai thác là hai cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử của dân tộc họ - chiến tranh Nhật trị và chiến tranh Nam Bắc triều. Khác với các tác phẩm chiến tranh của Việt Nam chủ yếu nhằm tái hiện lịch sử và mang tính chất cổ vũ, tuyên truyền và ca ngợi cách mạng, văn học chiến tranh Hàn Quốc tập trung lột tả nỗi đau thƣơng, mất mát, sự bất lực trƣớc sự thay đổi của thời cuộc. Thời gian gần đây đã có một số tác phẩm văn học Hàn Quốc đƣợc giới thiệu với bạn đọc Việt Nam. Trong số đó, những tác phẩm về chiến tranh đã để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng độc giả có thể kể đến Hai đời thọ nạn của tác giả Ha Geun Chan và Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? của tác giả Park Wan Suh. Trong bài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi muốn tập trung khai thác về những nỗi đau, những vết thƣơng chiến tranh mà ngƣời dân Hàn Quốc đã phải trải qua, đƣợc thể hiện trong các tác phẩm văn học hiện đại; mà trọng tâm là hai tác phẩm Hai đời thọ nạn và Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? Chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này với mong muốn có thể mang văn học Hàn Quốc đến gần hơn với bạn đọc Việt Nam, đặc biệt là những ai quan tâm và muốn tìm hiểu về văn hoá và lịch sử Hàn Quốc. Bên cạnh đó, độc giả sẽ có đƣợc cái nhìn toàn diện và rõ nét hơn về bối cảnh xã hội và con ngƣời Hàn Quốc thời loạn lạc. 172
II. Nội dung bài nghiên cứu CHƢƠNG 1: Bối cảnh lịch sử - xã hội của hai tác phẩm Cả hai tác phẩm đều lấy bối cảnh là hai cuộc chiến tranh Nhật trị và Nội chiến Nam Bắc Triều 6.25. Năm 1910, Nhật Bản hoàn toàn thôn tính Triều Tiên bằng Hiệp ƣớc sáp nhập Nhật Bản - Triều Tiên. Sau Chiến tranh Trung - Nhật năm 1937 và Thế chiến thứ II bùng nổ, Nhật Bản đã tìm cách tiêu diệt sự hiện diện của Triều Tiên với tƣ cách một quốc gia. Việc thờ cúng tại các miếu thờ Shinto Nhật Bản trở thành bắt buộc. Chƣơng trình học đƣợc sửa đổi triệt để để loại trừ việc dạy học bằng tiếng Triều Tiên và lịch Triều Tiên. Sự tiếp nối của văn hóa Triều Tiên bắt đầu bị coi là bất hợp pháp. Văn hóa và kinh tế Triều Tiên đã bị hủy hoại đáng kể. Ngôn ngữ Triều Tiên bị cấm đoán và ngƣời Triều Tiên bị buộc phải chấp nhận những cái tên Nhật Bản. Nhiều đồ vật thủ công văn hóa Triều Tiên bị phá hủy hay bị đƣa sang Nhật Bản. Tới ngày nay, những đồ thủ công giá trị của Triều Tiên thƣờng hiện diện trong các bảo tàng Nhật Bản hay nằm trong những bộ sƣu tập cá nhân. Báo chí bị cấm xuất bản bằng tiếng Triều Tiên và việc nghiên cứu lịch sử Triều Tiên cũng bị cấm đoán tại các trƣờng đại học, sách sử Triều Tiên bị đốt, phá hủy hay bị cấm đoán. Năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Liên Xô tuyên chiến với Đế quốc Nhật Bản và vào ngày 8 tháng 8 bắt đầu tấn công phía bắc Bán đảo Triều Tiên. Nhƣ đã thỏa thuận với Mỹ, Liên Xô dừng quân lại ở vĩ tuyến 38 độ bắc. Quân đội Hoa Kỳ ở phần phía nam của bán đảo. Năm 1949, cả hai lực lƣợng của Liên Xô và Hoa Kỳ rút khỏi Triều Tiên. Tổng thống Nam Triều Tiên Lý Thừa Vãn và Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành đều có ý định thống nhất bán đảo dƣới hệ thống chính trị của mình và đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự dọc theo ranh giới vào năm 1949 và đầu năm 1950. Suốt ba năm sau đó, cuộc chiến luôn luôn ở thế giằng co, với sự can thiệp của các thế lực bên ngoài, đặc biệt là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Sau những nỗ lực thống nhất đất nƣớc không thành của cả hai phía, đến ngày 27 tháng 7 năm 1953, lệnh ngừng bắn đƣợc thiết lập vào thời điểm tuyến đầu mặt trận quay trở lại quanh vĩ tuyến 38. 1. Tác phẩm Hai đời thọ nạn Câu chuyện lấy bối cảnh là một gia đình sống tại một ngôi làng nhỏ ở Hàn Quốc vào những năm 50 của thế kỉ trƣớc. Điều đáng nói về gia đình này là cả hai cha con đều từng là những ngƣời lính, bƣớc ra từ hai cuộc chiến tranh lớn của dân tộc. Họ đều đã bỏ lại một phần thân thể của mình nơi chiến trƣờng. Sau cuộc chiến sinh tử, hai ngƣời lính ấy lại trở về với cuộc sống với những mối lo toan thƣờng nhật của những ngƣời nông dân thôn quê. 2. Tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? Tác phẩm là những dòng hồi ức của cô bé Park Wan Suh, dựa trên chính những trải nghiệm của tác giả - một trong số ít ỏi những nhân chứng đã trải qua một chặng đƣờng dài 173
thật dài trong lịch sử của dân tộc Hàn. Sinh ra và lớn lên giữa thời kỳ đô hộ của Nhật Bản, trƣởng thành trong những năm tháng đau thƣơng của cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai miền Nam - Bắc, những thay đổi trong cuộc sống của Park Wan Suh đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc cả một thời kì loạn lạc và tăm tối, kéo dài dai dẳng cho đến tận những dòng cuối cùng của cuốn tiểu thuyết. CHƢƠNG 2: Giới thiệu hai tác phẩm 1. Tác phẩm Hai đời thọ nạn 1.1. Tác giả Ha Geun Chan Ha Geun Chan (1931 2007) là một tác gia viết tiểu thuyết của Hàn Quốc. Ông quê gốc ở Jinju và có hiệu là DongHak. Năm 1957, ông xuất hiện lần đầu tiên trên văn đàn văn học Hàn Quốc với tác phẩm Hai đời thọ nạn đƣợc in trên mục Văn nghệ của tờ Nhật báo Hàn Quốc. Do xuất thân từ nông thôn nên Ha Geun Chan rất thấu hiểu cuộc sống vất vả của những ngƣời nông dân Hàn Quốc cùng với sự tăm tối của xã hội đƣơng thời. Bối cảnh trong các tác phẩm của ông thƣờng là các hình ảnh đồng quê dân dã, thân thuộc, mang đậm tình ngƣời; nói về những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống thƣờng nhật của ngƣời dân quê nghèo. Thêm vào đó, khác với các nhà văn cùng thời, đề tài chính thƣờng xuất hiện trong các tác phẩm của Ha Geun Chan là: ông đi sâu khai thác nỗi đau, những vết thƣơng mà ngƣời dân Hàn Quốc phải chịu đựng trong và sau chiến tranh. Ông tập trung miêu tả một cách chân thực về những khó khăn mà đất nƣớc Hàn Quốc phải trải qua vào thời điểm đó. (1984). Các giải thƣởng: Giải thƣởng văn học Hàn Quốc (1970), Giải thƣởng văn học Yosan Một số tác phẩm chính của Ha Geun Chan: Hai đời thọ nạn, Chuyện trên một chuyến phà, Chòm râu bạc 1.2. Tác phẩm 1.2.1. Cảm hứng sáng tác Trong một chuyến du lịch Châu Âu, tác giả đã gặp một ông già bị mất một chân đang cắm cúi ngồi khâu giày. Tác giả đã hỏi rằng với một chân thì có bất tiện lắm không và ông lão đã kể rằng ông bị mất một chân trong đại chiến thế giới lần thứ 1 và ngƣời con trai của ông đã tử trận trong đại chiến thế giới lần thứ 2. Nội dung câu chuyện bi kịch thật đấy nhƣng điều mà tác giả ấn tƣởng hơn cả là ông lão vẫn cƣời và lạc quan trƣớc câu hỏi đó. Một ông lão với một chân đã bị mất đi nhƣng không hề oán thán cuộc đời mà lại rất lạc quan đã trở thành cảm hứng để Ha Geun Chan cho ra đời tác phẩm đầu tay của mình Hai đời thọ nạn 174
1.2.2. Tóm tắt tác phẩm Park Man Do nghe tin con trai duy nhất của mình từ chiến trận trở về, lòng ông trở nên bồn chồn hơn bao giờ hết. Mặc dù chuyến tàu chở con trai ông còn lâu mới đến nhƣng ông đã ra ga từ sớm. Hơi cảm thấy bất an khi nghe tin báo từ bệnh viện về nhƣng ông vẫn cố gắng giữ cho mình tâm trạng thật bình tĩnh, mong là con trai sẽ không bị thƣơng tật nhƣ bản thân mình. Ông nhớ lại lần bị mất một cánh tay trong khi làm binh dịch gây nổ phá núi để xây dựng sân bay thời Nhật chiến. Vừa nghĩ nhƣ vậy ông vừa mong thời gian trôi đi nhanh để mau chóng đƣợc gặp con trai của mình dù vẫn chƣa hết lo, liệu rằng nó có bị thƣơng không. Trên đƣờng ra ga, ông mua một con cá thu làm quà cho con trai của mình. Trong khi chờ đợi tàu đến, Park Man Do hồi tƣởng lại những chuyện đã trải qua trong quá khứ. Nghe tiếng còi tàu hỏa từ xa, Man Do đứng bật dậy.tim ông bắt đầu đập liên hồi. Tàu hỏa đang vào ga và mọi ngƣời bắt đầu xuống tàu nhƣng ông vẫn không nhìn thấy bóng dáng con trai ông đâu cả. Chỉ có một anh thƣơng binh đang đứng ở gần đó. Trong khi ông đang đi đi lại lại và nhìn ngó xung quanh thì nghe thấy từ đằng sau tiếng gọi Bố. Vào khoảng khắc đó, Man Do quay lại, há hốc miệng và mắt mở to nhạc nhiên đầy kinh hãi. Con trai ông không còn nhƣ trƣớc nữa rồi, một bên chân đã mất đi, cái ống quần bay trong gió đang đứng tựa vào hai cái nạng. Trƣớc mắt ông mọi thứ dƣờng nhƣ mờ đi. Hai cha con với dáng vẻ mệt mỏi, ngƣời trƣớc ngƣời sau hƣớng về nhà. Trên đƣờng về, Jinsu đã thở dài nói rằng với một chân thế này thì làm sao sống đƣợc. Man Do đã động viên con trai: Nhìn bố đây, mất đi một cánh tay mà vẫn sống tốt đây này. Ngƣời ta nhìn vào thì thấy mình bất tiện thật đấy nhƣng làm sao mà không sống đƣợc. Trên đƣờng có một cây cầu độc mộc bắc qua suối. Jinsu vì bị mất một chân nên không thể qua cầu đƣợc. Nhìn đứa con trai đang ngập ngừng, Man Do quay lại và cõng con trên lƣng, chầm chậm từng bƣớc qua cầu. Và con đèo hình đầu rồng đang đợi họ ở phía trƣớc. 2. Tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? 2.1. Tác giả Park Wan Suh (1931 2011) Sinh ra tại huyện Geapung, thuộc tỉnh Gyeonggi-do. Tốt nghiệp trƣờng trung học nữ Sookmyung, từng nhập học tại khoa Văn trƣờng Đại học Seoul, song bà lại không thể tiếp tục sự nghiệp học hành, bởi đó chính là thời gian cuộc chiến tranh hai miền Nam - Bắc Hàn bùng nổ. Đạt giải thƣởng của tạp chí Phụ nữ Đông Á ở tuổi 40, với tiểu thuyết Cây trụi lá, Park Wan Suh chính thức đăng đàn. Kể từ đó cho tới những năm của tuổi 80, bà vẫn chứng tỏ đƣợc độ sung sức và dẻo dai của một cây bút tài năng với nhiều tác phẩm có giá trị. Thế giới tác phẩm của Park Wan Suh thƣờng tập trung ở các chủ đề lớn nhƣ bi kịch chiến tranh, cuộc sống của tầng lớp bình dân, vấn đề phụ nữ Song mỗi tác phẩm lại biểu hiện một cái nhìn đầy cá tính rất đặc biệt và chứa đựng những cảm xúc chân thực đầy tính nhân văn, nên có thể nói thế giới tác phẩm của bà luôn thể hiện một cách đầy đủ và sâu sắc 175
về thế giới xung quanh. Bà tự nhận mình có sứ mệnh phải viết về chiến tranh, cuộc chiến tranh mà thời đại bà sinh ra đã là cuộc chiến gây nỗi đau lớn nhất trên bán đảo Triều Tiên, khi bà là một thiếu nữ. Bà cho rằng trong lịch sử chứa câu chuyện riêng của nó, và nhiệm vụ của ngƣời viết văn nhƣ bà là viết về nó, để lịch sử phơi bày nhƣ chính nó Các giải thƣởng: Giải thƣởng tác giả văn học Hàn Quốc (1980), Giải thƣởng văn học Lee Sang (1981), Giải thƣởng văn học Đại Hàn Dân Quốc (1990) Các tác phẩm tiêu biểu của Park Wan Suh: Cây trụi lá, Dạy cho biết xấu hổ, Năm hạn hán của đô thị, Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, Ngọn núi đó có thực ở đó chăng?, Cái cọc của mẹ, Bức bình minh họa của ngày tàn 2.2. Tác phẩm 2.2.1. Cảm hứng sáng tác Theo lời chia sẻ từ chính tác giả, tác phẩm này ra đời vốn bởi lời đề nghị của nhà xuất bản Woongjin, về một cuốn tiểu thuyết dành cho tuổi trƣởng thành. Trái với sự hào hứng và thoải mái ban đầu, đến khi thực sự bắt tay vào sáng tác, Park Wan Suh mới nhận ra việc nhìn lại, nhớ lại và tƣờng thuật lại chính bản thân mình trong những năm tháng đã qua từ rất lâu ấy, mới đau đớn và cần nhiều dũng khí đến thế nào. Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? là bức tranh toàn diện nhất về chính bản thân mình mà tác giả Park Wan Suh từng chia sẻ, đƣợc tác giả róc đến tận xƣơng cốt của mình mà viết vô cùng khổ sở. Và trên hết, gửi gắm sâu trong tác phẩm này chính là niềm mong mỏi đƣợc đóng góp những minh chứng sâu sắc, chân thực và đầy tính nhân văn về xã hội, về phong tục và về cả nhân tâm của giai đoạn lịch sử những năm 40 chuyển sang những năm 50, những điều vốn chỉ đƣợc chuẩn hóa bằng tài liệu. 2.2.2. Tóm tắt tác phẩm Cô bé Wan Suh sinh ra trong một gia đình nhiều thế hệ tại thôn Parkjeok. Những trò chơi con trẻ, bè bạn, lối xóm rồi cây và hoa, những đêm trăng hay những con đƣờng mòn nhập nhoạng tối, những ngày rộn ràng lễ tết, sự chiều chuộng của ông nội và những lần trúng gió chuyển bệnh của ông mọi kỉ niệm ở thôn Parkjeok luôn luôn im đậm trong ký ức của cô bé. Đến năm 8 tuổi, ngƣời mẹ luôn có tƣ tƣởng hiện đại quyết định phải cho con cái học hành ở thủ đô Seoul. Wan Suh và anh trai cùng mẹ phải chịu đựng cuộc sống khốn khó của ngƣời nhập cƣ, những ngày ngƣời mẹ phải nhận may đồ cho kỹ nữ - một việc đƣợc cho là nhục nhã thời kỳ đó - để kiếm tiền nuôi hai anh em ăn học. Wan Suh đƣợc vào học một trong những trƣờng tiểu học tốt nhất, nhƣng hoàn toàn trầm lặng và hầu nhƣ không có bạn bè. Tại đây, giữa thời Nhật trị, cô bé phải tôn vinh nƣớc Nhật, nói tiếng Nhật, đọc sách thánh hiền của Nhật. Lên trung học, thời thế lại ngày càng loạn lạc. Cuối thời Nhật trị, khắp đất nƣớc Triều Tiên đều bị oanh tạc, thanh niên bị gọi đi nhập ngũ. Gạo để ăn cũng phải rất khó khăn 176
chuyển từ dƣới quê lên thành phố. Nhật Bản thất bại, nhà của cô bị đập phá. Anh trai theo quân đỏ, cô cũng lên đại học và tham gia một tổ chức cộng sản, gia đình liên tục chuyển nhà. Nhƣng sau đó, dƣới sự khuyên nhủ của mẹ và vợ, anh trai cô đã quyết định rút ra khỏi Đảng, và cô cũng không tiếp tục tham gia tổ chức kia nữa. Cuộc chiến giằng co giữa Nam Hàn và Bắc Hàn ngày càng gay gắt. Ngƣời dân náo loạn tản cƣ. Bị hàng xóm tố cáo là quân đỏ, anh trai cô bị bắt đi, chú út bị xử tử hình. Sau khi trở về, ngƣời anh rơi vào trạng thái hoảng sợ mọi thứ, và vô tình bị đạn bắn vào chân. Tác phẩm kết thúc khi gia đình gồm mẹ, anh trai, chị dâu, Wan Suh và hai đứa bé mới sinh chƣa đƣợc bao lâu đang hòa vào dòng ngƣời chạy nạn. CHƢƠNG 3: Vết thƣơng chiến tranh trong hai tác phẩm I. Nỗi đau chiến tranh đối với ngƣời lính trong Hai đời thọ nạn 1. Từ một ngƣời dân thƣờng bị bắt đi làm lính, không quan tâm tới thời cuộc Ngƣời lính là những ngƣời trực tiếp cầm súng chiến đấu ngoài mặt trận, đối mặt với sinh tử cận kề cũng là nhân chứng sống cho thấy tội ác mà chiến tranh gây ra. Nhƣng trƣớc khi biết cầm súng, họ cũng chỉ là những ngƣời dân hiền lành, chất phác với những mối lo toan thƣờng nhật cơm áo gạo tiền. Khác với ngƣời dân Việt Nam quyết tâm đấu tranh bảo vệ giữ vững nền độc lập nƣớc nhà, những ngƣời lính Hàn ra trận mà không hề quan tâm đến những gì mà mình sắp phải đối mặt. Họ dửng dƣng trƣớc thời cuộc, không biết điều gì đang chờ mình ở nơi đến động vật còn khó sống chứ đừng nói là con ngƣời. Điều này đã đƣợc Ha Geun Chan khắc họa rất rõ nét qua những sự kiện mà nhân vật Park Man Do phải trải qua trong tác phẩm của mình. Trên đƣờng ra nhà ga đón đứa con trai duy nhất của mình trở về từ cuộc chiến tranh khốc liệt, Park Man Do đã hồi tƣởng lại những việc từng xảy ra trong quá khứ. Từ sự việc ông bị trƣợt chân ngã xuống dƣới suối hay những lúc đi vào ấp, rẽ qua quá rƣợu nhỏ uống vài chén và nói vài câu bông đùa với bà chủ quán ở đó. Có lần sau khi vào ấp uống rượu xong, trên đường trở về nhà, mình bước đi loạng choạng rồi ngã cả xuống suối. May mà khi ấy không có ai đi qua, chứ không chắc mình thành trò cười cho thiên hạ mất Mỗi khi có việc phải vào ấp, nơi mà Man Do nhất định phải ghé qua chính là quán rượu nhỏ. Ở đó, Man Do thường hay nói chuyện bông đùa với bà chủ quán có hàng lông mày dày Cuộc sống của những con ngƣời khi không còn cầm trên tay khẩu súng nữa cũng chỉ đơn giản và thanh thản nhƣ vậy thôi. Không có những nỗi lo sợ thƣờng trực, không phải nghe tiếng bom đạn, tiếng trực thăng bay vù vù ngay trên đầu. Cả lúc bƣớc lên trên tàu để ra đảo làm binh dịch, Man Do cũng không hề lo sợ hay có một chút quan tâm nào về những gì mà sắp tới mình phải đối mặt. Ông vẫn thản nhiên ngắm cảnh trên biển với tâm trạng của ngƣời lần đầu tiên đƣợc đi thuyền trên biển. Không phải đi Hokaido thì sẽ đi Nam Yang, không phải nữa thì chắc là đến Mãn Châu. Dù sao cũng là vẫn ở dƣới một bầu 177
trời nên ông cứ hút thuốc một cách sảng khoái và nhả khói thuốc nhƣ thể chẳng có gì phải bận tâm về cái nơi mà mình sắp phải đến hết. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Ha Geun Chan lại để cho Park Man Do hồi tƣởng về những ngày có cuộc sống yên bình trƣớc khi nhớ lại những gì xảy ra đối với mình trong lúc bị kéo đi làm binh dịch. Nó làm cho những hình ảnh mang dụng ý tố cáo tội ác chiến tranh mà tác giả nêu ra khi để Park Man Do nhớ lại cuộc sống khốc liệt trên đảo và việc mình bị mất một cánh tay ra sao càng trở nên chân thực, rõ ràng hơn bao giờ hết. Những gì chờ đón họ trên đảo là cái nóng khủng khiếp, lao động cưỡng chế và làm bạn với đàn chuồn chuồn hay đàn muỗi Nước không uống nổi, thức ăn cũng khó có thể cho được vào miệng, thêm vào đó còn cả bệnh tật nữa. Những câu văn tƣởng chừng chỉ là những câu kể bình thƣờng nhƣng đặt vào bối cảnh trong truyện, nó chính là những chứng cứ cho hoàn cảnh sống khốc liệt mà con ngƣời phải chịu đựng trong chiến tranh. Có lẽ tiếng động cơ máy bay luôn là nỗi sợ hãi của mỗi ngƣời lính ngoài mặt trận. Mỗi khi nó vang lên không biết chừng trong số họ sẽ có ngƣời phải vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trƣờng. Nhƣng riêng đối với Park Man Do, ông lại cảm thấy thoải mái khi nghe thấy âm thanh đó. Vì nhờ những lúc nhƣ thế ông mới có thời gian đƣợc nghỉ ngơi. Thì ra cuộc sống binh dịch còn tàn khốc và khủng khiếp hơn cả cái chết bất ngờ do bom đạn. Sống trên đảo, những con ngƣời đó đang chết dần chết mòn với công việc phá núi, vác đất nặng nhọc cùng với điều kiện sống không thể tồi tệ hơn đƣợc nữa. Trong một lần đặt thuốc nổ để phá núi, đúng lúc có trực thăng của địch bay qua, Man Do lại phải chui vào ngay cái hầm mà mình đặt thuốc nổ. Chính vì thế mà ông đã mất đi một bên cánh tay của mình. Giá nhƣ là vì nền độc lập của đất nƣớc thì sự hy sinh đó thật đáng trân trọng và đáng quý biết bao. Vậy nhƣng Man Do lại mất một cánh tay trong lúc bị kéo đi làm binh dịch. Cái sự thật này quá tàn khốc đối với những con ngƣời bình thƣờng, không hề rõ nguyên cơ lại bị kéo vào cuộc chiến vô nghĩa nhƣ Park Man Do. Có lẽ nhân vật Park Man Do hiểu rất rõ những gì mà mình sẽ phải đối mặt với khi trở về với cuộc sống bình thƣờng nên sự kỳ vọng và chờ đợi trông mong đứa con trai duy nhất lành lặn trở về cũng xuất phát từ tâm lý này của ngƣời cha. 2. Tâm lý của hai cha con hai thƣơng binh trở về từ hai cuộc chiến tranh của dân tộc Những binh lính tham gia chiến trận, có ngƣời đã tử trận, có ngƣời không hề có tin tức gì, chẳng biết là còn sống hay đã chết. Vậy nên nhận đƣợc tin con trai Jinsu còn sống trở về, Man Do vui mừng khôn xiết. Thêm vào đó, ông là một thƣơng binh, bị mất một tay trong lúc đi binh dịch thời Nhật trị. Bởi vậy hơn ai hết ông hiểu rõ nỗi khổ, nỗi vất vả khi phải sống trong khi thiếu một phần thân thể. Cõ lẽ vì thế mà ông hy vọng biết bao đứa con trai của mình lành lặn trở về. Sự hồi hộp, chờ đợi và niềm vui sƣớng trên đƣờng đi ra nhà ga của Man Do đƣợc Ha Geun Chan tập trung miêu tả bằng cả cử chỉ, hành động và lời nói. Nhƣng trớ trêu thay, hy vọng càng nhiều thì nỗi thất vọng càng lớn. Khi nhìn đoàn ngƣời 178
từ trên tàu bƣớc xuống, Man Do chỉ chăm chú nhìn những con ngƣời khỏe mạnh lần lƣợt bƣớc xuống, ông không hề để ý thấy có một ngƣời thƣơng binh đang chống nạng bƣớc từng bƣớc đi khó nhọc bên tàu. Chỉ đến khi có tiếng gọi Cha cất lên, Man Do mới nhìn về phía sau. Lu c đó, hai mắt Man Do mở to hết cỡ, kinh ngạc đến nỗi miệng cũng không ngậm lại được. Đu ng là con trai Jinsu của mình, không sai chu t nào. Jinsu đứng đó chống nạng hai bên, một cơn gió thổi qua làm một bên ống quần bay phần phật theo gió. Man Do đứng chết lặng một lúc mà không nói nổi một câu nào. Bao hy vọng dồn cả vào đứa con duy nhất, chỉ mong nó không giống nhƣ mình, phải sống phần đời còn lại khi thiếu một phần thân thể. Vậy mà giờ thì sao. Jinsu trở về với hai chiếc nạng chống thay cho vị trí của một bên chân. Tạo hóa nhƣ đang trêu đùa với hai mảnh đời, hai số phận của hai con ngƣời trong cùng một gia đình. Còn gì bất hạnh hơn thế nữa. Ha Geun Chan không hề nhắc trực tiếp đến việc Jinsu bị mất một chân mà chỉ miêu tả bằng chi tiết gió thổi qua làm một bên ống quần bay phần phật. Có lẽ tác giả viết tác phẩm này còn có một mục đích cao hơn nữa chứ không chỉ nhằm vạch ra những tội ác mà chiến tranh gây ra. Nhƣng những gì chiến tranh mang lại cho con ngƣời vẫn luôn hiện hữu dù nó có kết thúc rồi đi chăng nữa. Đó là sự thật không ai có thể phủ nhận đƣợc. Kể từ lúc hai cha con Park Man Do gặp lại nhau, câu chuyện đã có những sự thay đổi lớn theo diễn biến tâm lý của hai nhân vật này. Vì quá đột ngột và bàng hoàng, chƣa kịp thích ứng với hoàn cảnh nên Park Man Do không biết phải cƣ xử nhƣ thế nào với đứa con mà mình gặp lại sau bao ngày xa cách. Ông chỉ buông một câu cụt lủn Đi thôi rồi cứ thế đi trƣớc, nhằm thẳng hƣớng đi về làng. Có lẽ sự tức giận này của Park Man Do không hẳn là dành cho Jinsu mà còn là cho cái hiện thực quá phũ phàng. Thời thế thay đổi nhƣng nỗi đau thì vẫn còn đó. Hai thế hệ của cùng một gia đình lại vấp phải cùng một bi kịch trong cuộc đời. Sự tức giận của Park Man Do đƣợc cho là phản ứng nhƣ lẽ tự nhiên của một nam nhân một ngƣời cha đã từng trải qua sóng gió trong đời. Nếu đổi lại là cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thì có lẽ ngƣời mẹ chỉ biết khóc trƣớc nỗi đau mà con trai mình đang mang mà thôi. Trƣớc phản ứng của cha, Jinsu lại càng có cảm giác mình trở về là một kẻ mang tội. Jinsu đi phía sau, cố gắng chống nạng bƣớc từng bƣớc để có thể đuổi kịp theo cha mình. Jinsu liếm những giọt nước mắt rơi trên môi vào trong Anh cắn chặt hai hàm răng như đang cố kìm nén mọi cảm xu c đang chực trào ra ngoài. Jinsu biết rất rõ bất hạnh mà mình đang gặp phải nhƣng anh không ngờ rằng Park Man Do lại thể hiện thái độ nhƣ vậy khi gặp lại anh. Hiện tại chính Jinsu là ngƣời cần đƣợc an ủi, cần đƣợc vực dậy và thoát ra khỏi cái suy nghĩ tiêu cực, chán nản với tƣơng lai phía trƣớc. Vậy mà anh chỉ có thể liếm những giọt nƣớc mắt vào trong với những suy nghĩ ngổn ngang trong đầu trong khi di chuyển từng bƣớc khó nhọc trên đôi nạng của mình. Quán rƣợu mà Park Man Do thƣờng hay ghé qua lại đóng vai trò quan trọng trong 179
việc giúp hai cha con giải tỏa mọi khúc mắc trong lòng, cởi mở với nhau hơn. Trong quán, tình phụ tử giữa hai cha con cũng đƣợc thể hiện rõ rệt nhất. Từ sự chu đáo của Man Do khi nhắc bà chủ quán cho thêm nhiều dầu vừng cho đến việc bảo Jinsu ăn thêm một bát mỳ nữa, tất cả đều là minh chứng cho tình yêu của ngƣời cha luôn không hề thay đổi dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Thêm vào đó, rƣợu chính là chất xúc tác làm cho Park Man Do có thêm dũng khí hỏi nguyên nhân tại sao Jinsu bị mất một bên chân. Trong đoạn đối thoại ngắn ngủi giữa hai cha con, Man Do chính là ngƣời đã giúp cho Jinsu tìm lại niềm tin vào cuộc sống, vực dậy ý chí sống nơi đứa con trai bị mất một chân của mình. Sống thế nào là thế nào. Chỉ cần còn thở thì còn phải sống Nhìn đây này, kẻ mất một cánh tay mà vẫn sống tốt đấy thôi Có gì mà không sống được. Không hề triết lý sâu xa, những ngƣời dân động viên nhau cũng giản dị và chân thật nhƣ chính con ngƣời họ vậy. Bằng sự trải nghiệm của mình, Park Man Do đã cho con trai thấy rằng việc mất một cánh tay hay mất một bên chân không phải là chuyện gì quá to tát cả. Đƣơng nhiên trong cuộc sống sẽ gặp nhiều bất tiện so với những ngƣời bình thƣờng khác nhƣng chỉ cần hai cha con dựa vào nhau là đƣợc, mọi khó khăn đều có thể giải quyết hết. Hình ảnh hai cha con cõng nhau chầm chậm bƣớc qua cây cầu độc mộc là một điểm sáng trong toàn bộ những bi kịch cuộc đời mà cả hai cha con nhà Park Man Do phải chịu đựng. Không phải bố cõng mày qua cây cầu này là được hay sao Chỉ một câu nói ngắn gọn vậy thôi nhƣng nó chứa đựng ý chí sống mãnh liệt, khắc phục mọi khó khăn thử thách để hƣớng về tƣơng lai phía trƣớc. Cây cầu độc mộc kia nhƣ một thử thách, thách thức hai con ngƣời ngƣời mất tay, ngƣời mất chân làm nhƣ thế nào để có thể đi qua cây cầu đó. Nếu không có thử thách thì chúng ta sẽ không biết đƣợc bản thân mình sẽ thay đổi ra sao. Từng bƣớc từng bƣớc Man Do bƣớc đi chầm chậm và cẩn trọng trên cây cầu độc mộc đó nhƣ thể hiện quyết tâm bỏ lại sau lƣng những mất mát, đau thƣơng mà cả hai cha con đang mang bên mình. Họ chỉ hƣớng về phía trƣớc, về tƣơng lai mà ở đó dù cuộc sống thƣờng nhật có nhiều bất tiện đi chăng nữa nhƣng họ đƣợc sống trong hòa bình, không có nỗi lo sợ về cái chết luôn rình rập xung quanh. Chi tiết hai cha con cõng nhau đi qua cây cầu độc mộc cho thấy tình phụ tử của hai nhân vật trong truyện, đồng thời nó cũng phản ánh sự dung hòa trong cuộc sống của hai thế hệ trong một gia đình cùng chịu những mất mát do chiến tranh gây ra. Truyện kết thúc với hình ảnh Phía trƣớc là con đèo hình đầu rồng sừng sững đang lặng lẽ nhìn xuống hai cha con. Một ngƣời mất tay, một ngƣời mất chân nhƣng không phải vì thế mà họ mất đi ý chí và ƣớc mong đƣợc sống. Hình ảnh con đèo hình đầu rồng tƣợng trƣng cho những khó khăn, vất vả trong cuộc sống mà hai cha con Park Man Do sẽ phải đối mặt. Nhƣng chỉ cần hai cha con luôn dựa vào nhau, cùng nhau khắc phục những nỗi đau mà mình đang mang thì việc vƣợt qua con đèo sừng sững kia cũng không phải là việc không thể nào làm đƣợc. 180
Trong tác phẩm đầu tay của mình, có thể nói Ha Geun Chan đã tập trung làm rõ ý chí, nghị lực sống của hai cha con Park Man Do, cùng nhau vƣợt qua những mất mát, đau thƣơng mà chiến tranh mang lại. Tác giả xây dựng nhân vật đứa con tinh thần của mình không hề có lời ca thán, oán trách với số phận, với thể chế xã hội đã làm cho họ thành những con ngƣời không còn lành lặn nữa. Thay vào đó, trong bi kịch nối tiếp hai đời đó vẫn hiện lên một tia hy vọng, vẫn khơi dậy một ý chí sống thông qua chi tiết hai cha con cùng cõng nhau, giúp nhau đi qua cây cầu độc mộc an toàn. Đây cũng chính là hình ảnh khắc phục nỗi đau mà hai cuộc chiến tranh để lại cho hai mảnh đời hai cha con của hai thế hệ nối tiếp. Ha Geun Chan nhƣ muốn gửi gắm trong đó một niềm tin về sự vƣợt qua khó khăn tiếp nối khó khăn thông qua bức tranh một gia đình mà mở rộng ra chính là xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ. II. Nỗi đau chiến tranh đối với ngƣời dân trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? Tác giả Park Wan Suh viết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? dựa trên những hồi tƣởng của chính mình. Từng bƣớc trƣởng thành của cô bé Wan Suh trong truyện, dọc theo dòng chảy thời gian, cũng gắn liền với những biến chuyển trong lịch sử dân tộc. Thông qua việc phân tích sự thay đổi trong cuộc sống, những thƣơng tổn của cô bé Wah Suh cùng gia đình và những ngƣời xung quanh phải gánh chịu theo mỗi giai đoạn lịch sử, ta có thể thấy đƣợc phần nào tầm ảnh hƣởng tàn khốc và nỗi đau mà chiến tranh đem tới cho những ngƣời dân vô tội này. 1. Thời kì Nhật trị Đất nƣớc Triều Tiên những năm 30, tất cả đều nằm trong vòng kiểm soát của ngƣời Nhật. Thế nhƣng, với những ngƣời dân nông thôn quê mùa và lạc hậu, điều đó dƣờng nhƣ chẳng có gì khác biệt. Tuổi thơ của cô bé Wan Suh trôi qua trong êm đềm, bình an và đầy kỉ niệm, trong một gia đình lƣỡng ban nhiều thế hệ. Ngƣời thôn Parkjeok mê mẩn thứ màu nhuộm của Đức quốc, thi thoảng mới ra khỏi quả đồi, phẫn nộ vì cậu cháu trai theo học ở Seoul, và đâu hiểu gì những thứ gọi là tự tôn dân tộc Phải đến khi theo mẹ lên thành phố, cuộc sống của một ngƣời dân thuộc địa mới hiện lên thực sự rõ ràng trong tiềm thức của cô bé, cũng nhƣ trong mắt độc giả. Seoul bức bối và đầy luật lệ. Theo lời mẹ, cô bé Wan Suh vất vả thi vào trƣờng tiểu học đƣợc coi là tốt nhất bấy giờ. Ở nơi ấy, lũ trẻ đƣợc dạy phải cúi lạy Houanten - Phụng an điện, nơi cất giữ những sắc dụ của Thiên Hoàng, phải thể hiện lòng kính trọng và cung phụng nƣớc Nhật xa xôi. Ở nơi ấy, những đứa trẻ con Hàn Quốc bị cấm không đƣợc nói tiếng Hàn, không đƣợc học bảng chữ cái tiếng Hàn, học văn học và văn hóa Nhật, đến nỗi mà mọi sự xung quanh đều đƣợc tái sinh. Dƣờng nhƣ cả một nền văn hóa và lịch sử Triều Tiên Hàn Quốc đã gần nhƣ bị xóa sổ trong giai đoạn ấy. Anh trai cô bé đi làm ở Phủ toàn quyền, rồi chuyển tới một xƣởng sắt của Nhật. Chú cô bé thì xin đƣợc vào làm thƣ kí xã, với sự hậu thuẫn của một ngƣời giữ tƣớc vị ở Nhật 181
Bản, có ngƣời cha bán nƣớc thậm chí đƣợc ghi vào sách giáo khoa. Ở thành phố, ngƣời ta ăn Tết Nhật Bản, xây nhà kiểu Nhật, đổ xô đi làm cho Nhật. Ngƣời Triều Tiên lúc này cứ mặc nhiên coi việc chung sống dƣới sự thống trị của ngƣời Nhật là một điều tất nhiên, tất cả những gì họ mƣu cầu chỉ là cuộc sống bình thƣờng nhất, cơm no áo ấm, yên ổn làm ăn. Ngƣời ta mất niềm tin ở mình, ngại ngần nhau, và sợ sệt mọi thứ. Những tay lính tuần tra mà chỉ chớm trông thấy lưỡi gươm sáng lóa của họ từ đằng xa thôi, cũng đã thấy hồn xiêu phách lạc, chẳng có tội cũng ba chân bốn cẳng tháo chạy cho nhanh; những tên cai ngục đối xử với phạm nhân bị xích đầy xiềng xích ở cổ chân chẳng khác nào như với loài thú vật; cô giáo người Nhật với ánh mắt tỏ vẻ vừa khinh miệt lẫn thương hại, nhìn một người không biết một chữ tiếng Nhật như mẹ tôi như nhìn một kẻ man di lu c đến nhà, vân vân và vân vân Có lẽ sẽ chẳng bao giờ có thể chấm dứt được khi phải liệt kê những cơn ác mộng chán ngấy của đế quốc Nhật Bản đè nặng lên tâm tư tôi những ngày thơ ấu và những ngày niên thiếu ấy. 2. Chiến tranh thế giới thứ hai và sự thất bại của Nhật Bản Cuộc chiến nổ ra giữa lúc gia đình cô bé đang đƣợc sống trong những ngày ổn định và yên bình. Dƣới ách thống trị của ngƣời Nhật, những ngƣời Triều Tiên khi ấy đã đƣợc dạy cho những suy nghĩ tích cực về chiến tranh. Hàng ngày, lũ học sinh cùng tuyên thệ lời thề của những công dân mới của Hoàng quốc, gọi Trung Quốc - đối thủ bấy giờ của Nhật - bằng những lời lẽ miệt thị, coi đó là những câu chửi xúc phạm nặng nề nhất. Dòng nhiệt huyết bấy giờ của lũ trẻ dành trọn cho việc chúc tụng những tin thắng trận của đế quốc Nhật, cầm đuốc rƣớc khắp đƣờng phố, và náo nức ngóng chờ tin tức mỗi ngày. Không chỉ là tri thức, văn hóa, mà cả tƣ tƣởng và nhận thức của một bộ phận lớn ngƣời Triều Tiên, sau mấy chục năm thuộc địa, giờ cũng bị tha hóa và méo mó đi quá nhiều. Chu ng tôi cũng không ngờ được rằng trong mình lại tràn trề niềm kiêu hãnh về kẻ thù lớn của chính mình như thế. Lệnh thay đổi họ tên đƣợc ban bố khắp nơi từ lâu, và giờ đây lại càng thắt chặt hơn. Chính phủ Nhật ra lệnh cho ngƣời Triều Tiên thay đổi họ tên của mình, tự chối bỏ chính gốc gác, truyền thống và tổ tiên của mình; và đáng buồn là đại đa số ngƣời dân lại nhất mực tuân theo. Mỗi ngƣời một ý, quá nhiều mâu thuẫn nảy sinh, từ xã hội bên ngoài cho đến bên trong nội tâm con ngƣời. Gia đình cô bé Wan Suh không đổi họ do ông nội phản đối; nhƣng vì sao ông lại phản đối cơ chứ, khi mà cái sự nghiệp của ngƣời con thứ có đƣợc nhờ dựa lƣng ngƣời Nhật đã đƣợc ông coi là điều danh giá ở đời? Nhiều ngƣời trong làng bất chấp tất cả để giữ lấy cái Tết theo lịch Triều Tiên, nhƣng lại đổi họ dễ dàng và mau chóng. Gia đình chú út lo lắng vì việc buôn bán bởi không đổi họ mà trở nên khó khăn, nhƣng cũng chẳng nỡ cắt hộ khẩu để làm cho rõ ràng. Còn mẹ cô bé cũng thấp thỏm sợ cuộc sống xã hội của hai anh em cô bé bị ảnh hƣởng, nhƣng mỗi khi xuất hiện trong buổi họp phụ huynh cùng những ngƣời Triều Tiên nói tiếng Nhật, mẹ lại tỏ ra phẫn nộ và gọi họ là những kẻ đã đánh rơi mất cả mật Ngƣời Triều Tiên khi ấy hoang mang tột độ. Họ 182
không biết làm thế nào là đúng, thế nào là sai, không nhận thức đƣợc những thứ gọi là ý thức dân tộc, nhƣng trong tiềm thức vẫn đầy tự trọng cá nhân. Tất cả hi vọng, mong đợi về cuộc sống tƣơng lai của họ, vẫn chỉ nằm trong phạm vi ảnh hƣởng của cái bóng đế quốc Nhật Bản. Và họ, những ngƣời dân bình thƣờng ấy, chẳng có lấy một chút, dù chỉ bé bằng cái lỗ kim khâu, những dự cảm về vận mệnh tự chủ của Triều Tiên. Không chỉ tuyên truyền cổ động, giờ đây chế độ tòng quân đã trở thành bắt buộc đối với mọi công dân Triều Tiên. Những ngƣời tự nguyện ra trận chết thay cho quân Nhật đƣợc tặng danh hiệu anh hùng, cả cuộc đời đƣợc phổ nhạc thành bài ca bi tráng, và dần dần việc đó đã trở thành cả một phong trào sôi nổi. Tại trƣờng học, những đứa trẻ liên tục đƣợc khơi dậy ý thức cạnh tranh với nhau, thông qua hình phạt kinh khủng của chính một cô giáo ngƣời Triều Tiên: tự tát vào mặt nhau. Ý thức của ngƣời Triều Tiên đã méo mó đến mức độ nào, mới có thể nghĩ ra những trò hành hạ đồng bào mình quái ác đến chừng này? Hãy thử tưởng tượng xem. Cảnh những đứa con gái mới mười ba, mười bốn tuổi, đứng đối diện nhau và cùng đẩy lòng thù hận lên đến vô hạn, trừng phạt lẫn nhau cho đến khi những gò má đẹp như những bông hoa bị tấy đỏ lên mới ngừng. Đó thật là con đường dẫn đến địa ngục, không có lối thoát Thật không hiểu nổi tại sao cô giáo tôi, một người mà theo như lời của mẹ, thật nhã nhặn và có cảm tình nhất trong số những cô giáo chủ nhiệm từ trước tới giờ ấy, lại có thể ép những đứa trẻ ở lứa tuổi chúng tôi phải trải qua những giờ phu t đầy thu tính như thế. Sự suy tàn của đế quốc Nhật càng tới gần, thì cuộc sống của ngƣời Triều Tiên lại càng hỗn loạn. Những giờ học chính quy dừng lại, lũ học sinh trung học đƣợc huy động đi sản xuất đồ quân dụng, làm những việc mà chính chúng cũng không hiểu để làm gì. Những giờ diễn tập phòng không diễn ra một cách thƣờng xuyên, với nỗi lo sợ thƣờng trực rằng mình có thể chết bất cứ lúc nào. Những lời đồn đại, truyền đơn, lệnh cấm tràn lan khắp nơi, để những ngƣời dân hoang mang và thiếu hiểu biết cũng chỉ có thể an ủi nhau bằng những câu chuyện tầm phào. Dƣới ảnh hƣởng của cuộc chiến, cuộc sống và sự sinh tồn ngƣời dân Triều Tiên càng ngày càng rơi vào khủng hoảng. Gạo, giày, dép cao su, mọi thứ đều trở thành những mặt hàng bao cấp, rồi cũng cứ thƣa thớt dần đi, cho đến lúc thậm chí phải trộn lẫn những thứ không thể ăn nhƣ bã đậu vào cơm. Vùng làng quê vốn tƣởng chừng yên bình, giờ đây cũng rối tung lên hết cả. Những viên lính tuần tra đi từng nhà để thu vét lƣơng thực, trên tay cầm thanh gậy đầu sắt sắc nhọn nhƣ lƣỡi kiếm, xiên một cách thô bạo vào các mái nhà, đống rơm, đến chết cả ngƣời. Con trai bị bắt đi lính, con gái thì bị bắt đi làm Jeongsindae (nô lệ tình dục cho lính Nhật), đến nỗi nhà nhà thi nhau gả con đi làm đám cƣới với hi vọng mong manh thoát khỏi số mệnh khủng khiếp ấy. Lệnh khai thông đƣợc tung ra, và các gia đình trên thành phố náo loạn sơ tán về quê. Biết đâu đấy, rồi Seoul cũng sẽ thành biển lửa nhƣ Tokyo, hoặc không thì dù sao cũng chết đói vì chẳng còn lƣơng thực mà ăn. 183
Nỗi sợ bị cướp người còn lớn hơn cả nỗi sợ bị cướp cái ăn, vậy mà cả người lẫn cái ăn đều bị cướp đoạt. Cuộc sống đã tới ngày tận thế. 3. Nhật rút kho i Triều Tiên, chiến tranh Nam - Bắc Triều nổ ra Tin tức Nhật Bản thất bại đến với gia đình Wan Suh qua một cuộc tấn công dữ dội bất ngờ. Một đám thanh niên lạ mặt cầm gậy gộc xông vào nhà của đại gia đình ở thôn Parkjeok, cáo buộc gia đình cô là thân Nhật, và đập phá mọi thứ. Nhƣ những kẻ man rợ, họ bẻ gẫy cả cánh cửa rồi đập nát tan tành, rồi bóc cả biển tên và bắt đầu quăng mạnh. Điều này đã khiến Wan Suh gần nhƣ phát điên: Tôi gào lên một cách vô vọng và xông thẳng vào tên đó Lúc ấy, tôi không hề cảm thấy sợ hãi trƣớc cảnh bạo lực mà lần đầu tiên trong đời đƣợc chứng kiến ấy. Là một ngƣời dân bình thƣờng và thậm chí còn đƣợc gia đình bao bọc, dù cuộc sống khó khăn đến mấy, Wan Suh trƣớc đó vẫn chƣa hề phải mặt đối mặt với những cuộc chiến đẫm máu bên ngoài. Nhƣng giờ đây, bàn tay lạnh lẽo của chiến tranh đã thực sự chạm đến họ thật rồi. Bóng tối u ám phủ đầy khói bụi và mƣa bom bão đạn bao trùm lên khắp đất nƣớc Triều Tiên, báo hiệu những tháng ngày gian nan đến nghẹt thở. Quân Mỹ rút đi, đến lƣợt quân Liên Xô tràn vào. Từ Dawai (đƣa đây) bỗng trở nên phổ biến. Chợ cũng bị dawai, rau trên cánh đồng cũng bị dawai, đến cả phụ nữ cũng bị dawai. Mọi thứ bị cƣớp đi trắng trợn và thản nhiên nhƣ vậy đấy. Giao thông bị cắt đứt. Các chuyến tàu cũng trở nên lộn xộn. Ngƣời dân kiệt sức và mệt mỏi mới có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Những ngƣời Nhật bị trục xuất khi ấy bị phỉ báng, chửi rủa thậm tệ; nhƣng cũng chẳng đáng là bao so với nỗi khổ sở của những đồng bào trở về quê hƣơng vừa mới đƣợc giải phóng. Thế đấy, thời thế thay đổi, vận mệnh chuyển rời, vị thế của con ngƣời cũng biến chuyển, và chẳng biết phải bám tựa vào đâu. Những đứa trẻ bắt đầu cuống cuồng vì giờ đây phải chuyển sang học một thứ ngôn ngữ mới; trái ngang thay, ngôn ngữ mới ấy lại là tiếng mẹ đẻ của chúng - Hangul. Với Wan Suh, việc đã biết Hangul từ trƣớc đó dấy nên cảm giác hãnh diện về bản thân khó mà tả nổi: Niềm tự hào bởi một sự thật vô cùng hiển nhiên, đó là hiểu đƣợc văn tự của nƣớc mình. Sau bao nhiêu năm mới đƣợc nếm mùi giải phóng, ngƣời Triều Tiên khi ấy mới nhận ra, văn hóa nƣớc mình đã bị tàn phá biết bao nhiêu, để giờ đây chỉ toàn những thứ nghèo nàn và cằn cỗi. Ở trƣờng học bắt đầu xuất hiện hàng loạt những cuộc tranh luận gay gắt, những cuộc biểu tình, những khẩu hiệu chính trị tung hô hay đả đảo, với trọng tâm là sự đối lập của hai phe là cánh tả và cánh hữu. Wan Suh khi ấy ở tuổi thiếu niên, và cô đã bắt đầu có những chính kiến riêng của mình với việc nhận ra mình ủng hộ cánh tả nhiều hơn. Điều đó cũng xuất phát từ ảnh hƣởng của anh trai cô - ngƣời càng ngày càng lấn sâu vào các phong trào cộng sản. Hoạt động chính trị nguy hiểm nhƣ ngàn cân treo sợi tóc, điều này khiến cho mẹ cô suốt thời gian dài luôn luôn hoảng sợ, bất an và phải chuyển nhà liên miên. Hình ảnh ngƣời mẹ ấy dƣờng nhƣ cũng giống nhƣ mọi ngƣời dân bình thƣờng khác thời bấy giờ: Họ 184
sợ chính trị, họ bị ám ảnh quá sâu sắc về việc dính dáng tới những việc đao to búa lớn, để rồi tất cả tan tành và đổ vỡ, họ chỉ cầu cuộc sống ổn định và bình an nhất có thể mà thôi. Thế rồi dƣới sự tác động của mẹ và cô vợ mới, anh trai Wan Suh cũng quyết định chấm dứt cuộc đời quân đỏ, và bản thân Wan Suh cũng không muốn tiếp tục các hoạt động phong trào nữa. Nhƣng rồi thế sự lại thay đổi, chính phủ Đại Hàn Dân Quốc đƣợc thành lập ở Nam Hàn, và dù muốn hay không thì ngƣời anh trai cũng buộc phải gia nhập vào nhóm liên lạc thông tin. Việc chuyển đảng này làm anh cô - một ngƣời luôn bình tĩnh và tránh xa rƣợu chè - bỗng một ngày say rƣợu và khóc tu tu một cách tuyệt vọng; còn mẹ thì luôn hoang mang và day dứt. Nhƣng dù tinh thần thấp thỏm, lo âu chăng nữa, thì cuộc sống những ngày ấy vẫn yên bình và dễ chịu hơn bao giờ hết. Anh trai cô đi dạy học và đƣợc phân cho một ngôi nhà. Hi vọng về ngày mai bắt đầu đƣợc thắp lên, với những ngày mùa xuân ấm áp nhƣ hứng trọn lấy những tia nắng của mặt trời, với ƣớc vọng đƣợc tự do, có một khoảng vƣờn nhỏ xanh rập rờn màu rau... Nhƣng, đáng tiếc thay, tất cả cũng chỉ là hòa bình của đêm ngày hôm trƣớc. Đó là những thời khắc tháng Năm đẹp một cách lạ thường, đủ để cho cả mẹ và tôi ấp ủ những dự cảm về một cuộc sống mới đang ở trước mắt. Song, tại sao lại nhất định phải là tháng Năm của năm 1950 cơ chứ? Người mẹ sắc sảo hơn người của tôi cũng đã không thể biết được rằng chúng tôi thật khờ dại biết nhường nào khi chỉ biết mải miết đắm chìm trong ảo mộng, mà chẳng lường trước được sự tan vỡ của những ảo vọng ấy. Tháng Sáu của năm ấy đang tới thật gần. Tháng Sáu, quân Bắc Hàn vƣợt qua vĩ tuyến 38 và tiến xuống Nam Hàn. Trái với những suy nghĩ chủ quan của ngƣời dân và lời khẳng định chắc nịch về an toàn của chính phủ, cuộc chiến ấy đã hoàn toàn phá tan mọi giấc mơ trƣớc đó. Tiếng đạn pháo vang lên khắp nơi, những lời đồn thổi liên tục làm ngƣời dân hoang mang. Những ngƣời ngoài vòng cuộc chiến, họ chỉ biết an ủi nhau và tự trấn an mình bằng những lý lẽ viển vông. Con đƣờng về nhà bị bóng mây chiến tranh gấp gáp từng giờ từng khắc bao phủ. Không thể hiểu chuyện gì đang diễn ra, ngƣời ta chỉ biết vội vã chạy loạn. Mọi sự cứ thế rối tung lên. Quân Bắc Hàn chiến thắng. Thời thế thay đổi, và những dòng ngƣời đổ ra đƣờng tung hô cổ vũ bây giờ, lại không dành cho Nam Hàn nhƣ chỉ vài ngày trƣớc, mà đã lại dành cho Bắc Hàn. Vốn lẽ, ngƣời dân đâu có quan tâm đến cái gọi là chính quyền ấy đâu? Cái mà họ quan tâm, là ngƣời nhà họ sống sót ra sao, là liệu chiến tranh đã chấm dứt thật hay chƣa? Anh trai Wan Suh trở về trong sự tung hô của quân Bắc Hàn, về sự giúp đỡ và những đóng góp của anh trƣớc kia. Thế nhƣng, điều đó chẳng hề làm cho anh và gia đình vui mừng, mà chỉ càng thêm sợ hãi và bất an nhiều hơn. Trƣớc những biến chuyển không ngừng này, làm sao còn có thể tin vào con đƣờng chính trị nào đƣợc nữa? Thời thế loạn lạc khiến cho ngƣời với ngƣời càng lúc lại càng mất niềm tin ở nhau. Những gia đình hàng xóm nhìn nhà Wan Suh với ánh mắt sợ sệt và e ngại. Gia đình chú út bất đắc dĩ bị buộc trở thành đầu bếp cho nhóm quân Bắc Hàn, và điều đó khiến thím 185
út không dám ngẩng mặt lên mỗi khi giáp mặt hàng xóm làng giềng. Căng thẳng, cô độc và hoang mang, mọi nghị lực sống đều biến mất, đến nỗi cả một ngƣời luôn tự tin nhƣ mẹ Wan Suh cũng trở nên yếu ớt và nhút nhát. Anh trai cô lại bị bắt đi làm quân tình nguyện, gia nhập đoàn quân Bắc Hàn. Những sự kiện ngoài khả năng kiểm soát của con ngƣời nhƣ thế cứ liên tục diễn ra, mà tất cả những gì ngƣời ta có thể làm chỉ là cố gắng chấp nhận và cầu trời cho cuộc chiến mau chấm dứt. Ấy vậy nhƣng rồi, mới có mấy ngày mà trời đất lại đảo lộn hoàn toàn. Chiến thắng lại thuộc về quân Nam Hàn. Chiến tranh cứ giằng co nhƣ vậy mà tiếp diễn. Thật ghê tởm khi cuộc chiến nếu không giết ngƣời thì cũng bị ngƣời giết ấy lại là của chính những kẻ cùng chung một giống nòi. Nghiệt ngã làm sao, gia đình Wan Suh bị chính những ngƣời hàng xóm cạnh nhà tố cáo là quân đỏ. Bị giải đi, bị chịu vô vàn sự sỉ nhục, bị bêu riếu nhƣ không phải là ngƣời. Bọn họ nhìn tôi như thể nhìn một loài sâu bọ hay một con thu nào đó. Còn tôi thì trở thành những gì họ muốn. Tôi oằn mình như một loài sâu bọ. Tôi thật sự muốn trở thành một thứ sâu bọ ghê tởm để họ có thể đem ra làm trò chơi. Cũng bị hàng xóm tố cáo, chú út bị xử tử hình, và chỉ kịp để lại một lá thƣ nhắn gửi rằng mình quá oan ức. Muốn đƣợc công nhận là công dân, là ngƣời trong thời kì ấy, buộc phải có thẻ thị dân, và gia đình Wan Suh cũng phải chịu vô vàn khó khăn mới lấy đƣợc tấm thẻ ấy. Anh trai cô, bằng cách nào đó cũng đã trốn đƣợc về nhà, trở về trong bộ dạng ăn mày, thảm hại nhất trong tất cả các ăn mày. Ngƣời anh mà cô từng ngƣỡng mộ, ngƣời anh giỏi giang và chín chắn, vậy nhƣng đã trở thành cái gì thế này? Khóc khóc mếu mếu, cƣời cƣời cợt cợt, tỉnh tỉnh mơ mơ, hoảng sợ mọi thứ, luôn luôn bồn chồn và mẫn cảm. Wan Suh, anh trai cô, và những ngƣời Triều Tiên khác, chiến tranh đã làm gì để họ ra nông nỗi này? Điều tồi tệ nhất chƣa dừng lại ở đó. Chỉ vì một chuyện vô tình, anh trai Wan Suh bị đạn bắn vào chân. Đúng lúc đó, lệnh sơ tán cuối cùng mùng 4 tháng 1 đƣợc ban ra, tất cả những ngả đƣờng đều rung chuyển vì những cuộc chạy loạn ngổn ngang Nếu coi Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? là một cuốn hồi kí, thì cuốn hồi kí đầy xúc động và suy tƣ ấy đã trải dài cả một đoạn đƣờng lịch sử đầy biến động của dân tộc Hàn Quốc: Từ thời kì Nhật trị, đến sự suy tàn của đế quốc Nhật trong chiến tranh thế giới thứ hai, và giai đoạn cao trào nhất của cuộc nội chiến Nam - Bắc Triều. Dƣới con mắt quan sát của một ngƣời con gái từ tuổi hai lỗ mũi lúc nào cũng thò lò cho tới những năm tháng thiếu nữ tuổi hai mƣơi, những cuộc chiến tranh ấy đã hiện lên đầy sống động, chân thực, với vô số nỗi đau thƣơng sâu sắc in đậm trong tiềm thức của mọi ngƣời dân thời ấy, những nỗi đau mà không tƣ liệu lịch sử nào có thể truyền tải nổi. Và bên cạnh đó, cũng là cả những nỗi mất mát của toàn dân tộc, về con ngƣời, về vật chất, về tinh thần, về một nền văn hóa đã bị tàn phá nặng nề mà không có cách nào khôi phục nổi. 186
III. Xã hội Hàn Quốc trong hai cuộc chiến tranh Hai đời thọ nạn là tác phẩm viết về những mất mát đau thƣơng của ngƣời lính những con ngƣời đã trực tiếp tham gia vào cuộc chiến sinh tử ngoài trận mạc. Còn Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? lại viết về những biến đổi trong cuộc sống của những ngƣời dân thƣờng vô tội trong sự loạn lạc của thời thế. Tƣởng chừng nhƣ hai tác phẩm đang hƣớng đến hai đối tƣợng khác nhau trong xã hội Hàn Quốc những năm 50 của thế kỷ trƣớc nhƣng khi đặt hai câu chuyện đó lại với nhau, độc giả sẽ có một cái nhìn toàn cảnh về những gì mà ngƣời dân Hàn Quốc đã phải trải qua trong 2 cuộc chiến lớn của dân tộc. Dù là ngƣời lính tham chiến hay là ngƣời ngoài cuộc, tất cả đều vốn là những ngƣời dân lƣơng thiện, chỉ mong đƣợc sống yên bình. Họ đâu có quan tâm đến tại sao chiến tranh lại nổ ra. Họ cũng đâu cần biết cục diện chiến tranh hiện đang nghiêng về bên nào. Mọi quyết định và những nỗ lực cố gắng lúc đó chỉ hƣớng tới một mục đích duy nhất là làm sao họ có thể sống yên ổn, với mảnh ruộng trồng lúa hay khu vƣờn với những loài cây mà mình yêu thích. Ƣớc mơ đó phải chăng quá cao siêu và mơ hồ trong thời chiến, khi mà họ còn không thể lƣờng trƣớc đƣợc những con ngƣời ngày hôm nay còn trông thấy và chào hỏi nhau thôi nhƣng ngày mai đã là ngƣời của hai thế giới khác? Có lẽ lúc bấy giờ ngƣời dân Hàn Quốc chƣa có câu trả lời về số phận dân tộc và ý thức dân tộc. Họ coi việc phải cầm súng và tham gia vào cuộc chiến nhƣ một định mệnh, mặc nhiên chấp nhận điều đó mà không hề có sự phản kháng hay đấu tranh nào cả. Nỗi đau của một dân tộc mất nƣớc là bề nổi nhƣng đau đớn hơn là ngƣời dân của đất nƣớc đó đánh mất đi chính bản thân mình, chính nền văn hóa của mình hay nói cách khác là sự bỏ quên gốc rễ. Để miêu tả bức tranh toàn cảnh của xã hội Hàn Quốc giữa những cuộc chiến tranh, phải kể đến hình ảnh ga tàu, nhân chứng lịch sử xuất hiện trong cả hai tác phẩm. Trong Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, dọc theo chiều dài tác phẩm, hình ảnh sân ga và đoàn tàu đã cho thấy cục diện xã hội đang thay đổi nhƣ thế nào qua từng mốc thời gian. Từ sân ga tấp nập đông đúc ngày Wan Suh lần đầu lên Seoul; tới thời Nhật chiến bị cấm vận, ngƣời dân phải lén lút chuyển gạo từ quê lên thành phố; và đến khi cuộc nội chiến nổ ra, sân ga gần vĩ tuyến 38 ấy bị đập phá, bị cào nát, ngƣời dân chen chúc dẫm cả lên nhau trong cơn hoảng loạn để đi sơ tán. Còn trong Hai đời thọ nạn, ga tàu là bối cảnh cho sự hồi tƣởng của nhân vật Park Man Do, là niềm mong ngóng đƣợc nhìn thấy đứa con trai lành lặn trở về, nhƣng cũng là hiện thân của hiện thực tàn nhẫn khi hai cha con gặp lại nhau. Bao nhiêu năm vẫn vậy, Park Man Do mất mát ở đây, con trai ông cũng trở về trong đau xót ở đây. Cùng bao nhiêu gia đình ngƣời Hàn Quốc khác, họ tới sân ga mang theo hy vọng đƣợc đoàn tụ với ngƣời thân, liệu có bao nhiêu ngƣời đƣợc trở về trong niềm vui sƣớng? Dù mang những tầng ý nghĩa khác nhau, nhƣng với cả hai tác phẩm, ta có thể khẳng định, sân ga chính là một chứng nhân lịch sử, một biểu tƣợng của quá khứ mất mát, hiện thực tàn nhẫn, biểu tƣợng của niềm tin, hy vọng lẫn đau thƣơng của cả một dân tộc thời chiến. Trong hai tác phẩm này, hai tác giả tài năng Park Wan Suh và Ha Geun Chan đã đặt 187
ra những cái kết hoàn toàn khác biệt, nhƣng đều ấn tƣợng, sâu sắc và vô tình bổ sung cho nhau một cách hoàn hảo, phản ánh cho độc giả thấy đƣợc cái nhìn toàn diện về hiện thực cuộc sống xã hội lúc bấy giờ. Tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? khép lại giữa lúc cuộc chiến vẫn đang diễn ra, mọi thứ vẫn đang quá hỗn loạn và rối rắm. Gia đình Wan Suh đang khó nhọc tìm đƣờng sơ tán, tất cả đều hoảng hốt và kiệt sức, trong khi mƣa bom bão đạn và bóng đen chiến tranh bám đuổi ngay sau lƣng. Trang tiểu thuyết cuối cùng dừng lại một cách đột ngột, bỗng nhiên biến câu chuyện thành một đám tơ vò không đƣợc gỡ, cuộc sống trƣớc mặt các nhân vật hoàn toàn mờ mịt và tăm tối. Câu hỏi Ai đã ăn hết những cây sing-a? dƣờng nhƣ trở thành một nỗi ám ảnh đối với chính ngƣời viết cũng nhƣ độc giả. Cây sing-a, loài cây ngon lành trải dài khắp nẻo đồng quê mà lũ trẻ vẫn thƣờng hái lấy ăn, loài cây gắn bó với tuổi thơ, với bầu trời xanh yên ả và những điều cô bé con Wan Suh ngày nào trân trọng nhất, giờ đâu mất rồi? Là ai đã ăn hết lá cây? Là ai đã phá hoại xóm làng? Là ai đã giày xéo từng tấc đất?... Sự bí bách và bế tắc này, phần nào có thể khiến độc giả Việt Nam cảm thấy sự tƣơng đồng với các tác phẩm văn học Việt Nam trƣớc Cách mạng tháng 8 năm 1945 - thời kì đen tối bậc nhất lịch sử dân tộc chúng ta. Trong khi đó, ở tác phẩm Hai đời thọ nạn, bản thân truyện lấy bối cảnh là sau khi chiến tranh đã kết thúc. Cái kết của truyện mở ra hi vọng vào tƣơng lai, thấy rõ qua hình ảnh hai cha con vƣợt qua cây cầu độc mộc, dù ngọn núi đầu rồng vẫn sừng sững trƣớc mặt. Cây cầu hay ngọn núi, tất cả đều là những khó khăn, gian truân không thể tránh trên con đƣờng tƣơng lai phía trƣớc, mà hai cha con liệu có thể vƣợt qua bằng cách nƣơng tựa vào nhau? Chiến tranh qua rồi, không còn phải hoảng hốt với những cái chết và đau thƣơng rình rập, tất cả những gì còn lại chỉ là chút mong mỏi ở ngày mai, và khao khát không bao giờ phải đối mặt với bóng đen quá khứ thêm lần nào nữa. Những hình ảnh, những số phận đƣợc đƣa đến trong hai tác phẩm không chỉ của một gia đình, một dân tộc mà là câu chuyện của thời đại. Kể lại nó, làm sống lại nó, là một công việc không dễ dàng gì, nhƣ tác giả Park Wan Suh viết nó nhƣ róc cả xƣơng tủy. Và dù có là câu chuyện của chiến tranh, của thời đại, đọng lại trong lòng ngƣời đọc vừa là sự ấm áp sáng trong của kí ức đẹp thời thơ ấu có gia đình, bạn bè, quê hƣơng, và có những nỗ lực vƣơn về phía ánh sáng làm ấm lòng ngƣời đọc. Đó là sức hấp dẫn của tác phẩm, nét hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần con ngƣời. Cho dù cả hai cha con Park Man Do đều thiếu một phần thân thể và phải đối mặt với những khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày phía trƣớc, nhƣng họ không hề mất đi ý chí vào cuộc sống. Ngƣời cha đã động viên và giảng giải cho con trai của mình hiểu rằng mất một tay không phải là điều gì quá to tát cả. Còn hai anh em trong chuyện của Park Wan Suh lại đƣợc mẹ của mình vực dậy vào những lúc họ tƣởng chừng nhƣ bản thân mình không thể trụ vững thêm đƣợc nữa. Chính những ngƣời đi trƣớc mới lại là những ngƣời truyền nhiệt huyết sống cho thế hệ sau. Phải chăng điều đó xuất phát từ tình mẫu tử, phụ tử; từ những trải nghiệm trong cuộc đời họ và tâm lý chấp nhận quy luật trái ngang của cuộc sống này. Đây cũng chính là điểm sáng trong các tác phẩm văn học chiến tranh. Nó làm dậy lên giá trị nhân văn của tác phẩm và hƣớng 188
ngƣời đọc đến những gì tốt đẹp vẫn đang nhen nhúm trong bóng tối của lịch sử thời loạn lạc. IV. Kết luận Rất nhiều tác phẩm, tác giả đi qua chiến tranh, viết về chiến tranh đều để cho ngƣời đọc thấy rằng: bất cứ sự cầm súng nào đều gây ra tổn thất, đau đớn cho cả hai bên. Bất kì cuộc chiến nào trong một dân tộc đều dẫn đến sự bẽ bàng mà có lẽ không bao giờ có thể xóa bỏ. Đằng sau những cuộc chiến, những chiến tích, những thất bại, mà thời gian trôi qua, vết thƣơng thành sẹo, sự sứt mẻ chỉ có thể thấy trong bảo tàng. Nhƣng nỗi đau trong tâm hồn đâu dễ quên, đâu dễ nguôi ngoai, dù ngƣời ta có thể chết đi, chìm vào quên lãng. Khi đọc lại những tác phẩm về chiến tranh, chúng ta nhìn thấy con ngƣời rất thực, con ngƣời quằn quại, con ngƣời sống, vƣơn lên từ sự chà đạp, từ nỗi đau, nhƣng vẫn tha thứ để sống, đáp trả một cách nhân văn, một cách rất ngƣời. Cuối cùng, ngƣời ta không sống bằng kí ức, không nhìn lại kí ức. Nhƣng là con ngƣời, chúng ta luôn giữ trong tim và lấy làm sức mạnh từ sự đổ nát đó, mạnh mẽ đứng lên và xây dựng lại mọi thứ. Hàn Quốc đã trải qua nhiều cuộc biến động và hai cuộc chiến tranh lớn với sự đoàn tụ, phân ly vẫn còn tồn tại cho đến tận bây giờ. Với những tổn thất nặng nề dẫu đã đi qua bao nhiêu thập kỉ, những mất mát về vật chất, sự hoang tàn sau chiến tranh có thể đã đƣợc che phủ bởi sức sống vƣơn lên của thiên nhiên và con ngƣời, nhƣng những nỗi đau từ sâu thẳm trái tim, những vết sẹo trong tâm hồn và cả những vết thƣơng có từ chiến tranh vẫn luôn luôn nhức nhối, sƣng tấy chứ chƣa hề đƣợc vỗ về và chữa trị bởi thời gian. Chiến tranh để lại dấu ấn sâu đậm không chỉ trong những trang lịch sử phủ màu thời gian mà trong thế giới văn chƣơng, chiến tranh vẫn chiếm một đề tài khá lớn mà các nhà văn vẫn dùng nó nhƣ một phƣơng thuốc chữa trị vết thƣơng và một ghi chép lại những gì đằng sau lịch sử có cơ hội đƣợc đến với thế hệ sau. Với bài nghiên cứu về hai tác phẩm Hai đời thọ nạn và Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy?, chúng tôi mong rằng các độc giả yêu thích văn học Hàn Quốc sẽ có một cái nhìn tổng quan về những vết thƣơng do chiến tranh mang lại cho con ngƣời nơi đây. Và bài viết này cũng sẽ trở thành một tài liệu hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu về mảng văn học chiến tranh Hàn Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ha Geun Chan, 수난이대, sách văn học năm 3 khoa ngôn ngữ Hàn Quốc, trƣờng đại học Hà Nội. 2. Park Wansuh, Nguyễn Lệ Thu dịch, Ai đã ăn hết những cây singa ngày ấy, NXB Trẻ 2012. 3. Cuộc đời và sự nghiệp của Ha Geun Chan http://terms.naver.com/entry.nhn?docid=333999&cid=958&categoryid=1992 4. Cuộc đời và sự nghiệp của Park Wan Suh http://mirror.enha.kr/wiki/%eb%b0%95%ec%99%84%ec%84%9c 5. Phân tích tác phẩm Hai đời thọ nạn http://www.seelotus.com/gojeon/hyeon-dae/soseol/18-mun-hak-text/su-nan-2-dae.htm 189
6. Cuộc gặp gỡ giữa những vết thƣơng trong Hai đời thọ nạn http://blog.naver.com/becoffee?redirect=log&logno=130091478450 7. Phân tích tiểu thuyết Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? của tác giả Park Wan Suh http://www.reportshop.co.kr/dview/200669 Nghiên cứu về tiểu thuyết tự truyện của Park Wan Suh, trọng tâm là tác phẩm Ai đã ăn hết những cây sing-a ngày ấy? Luận văn thạc sĩ của Chae Yoo Ri, đại học Won Kwang. 190
I/ Dẫn nhập ĐÓNG GÓP CỦA PARK CHUNG HEE TRONG KÌ TÍCH SÔNG HÀN SVTH:Thân Đức Hiếu,Vũ Nhật Anh, Đinh Thị Thanh Tâm 3H13 GVHD: ThS Nguyễn Thị Ngọc Bích Hiện nay, trong khi CHDCND Triều Tiên vẫn đang tiếp tục xây dựng lực lƣợng quân sự, thì Hàn Quốc đã đƣa đất nƣớc trở thành một cƣờng quốc kinh tế của châu Á và thế giới. Con đƣờng phát triển kinh tế của Hàn Quốc là một bài học kinh nghiệm cho nhiều nƣớc phát triển. Nếu nhƣ kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ chóng mặt trong hai thập kỷ sau chiến tranh, làm nên Sự thần kỳ Nhật Bản đƣa nền kinh tế bị kiệt quệ sau chiến tranh trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào đầu thập niên 1970 của thế kỷ trƣớc, thì Hàn Quốc cũng làm nên Kỳ tích sông Hàn. Những năm 1950 và đầu những năm 1960, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, từ xuất phát điểm cực thấp sau chiến tranh, Hàn Quốc đã vƣơn lên mạnh mẽ về kinh tế để rồi dùng chính lĩnh vực này làm động lực phát triển toàn diện. 1. Mục đích nghiên cứu Trong bối cảnh của một đất nƣớc đã trải qua thời kì phong kiến lâu dài, rồi đến thời kì thực dân và ngay sau đó là cuộc chiến tranh tàn khốc, là một đất nƣớc không có tài nguyên thiên nhiên, không có nguồn vốn quốc nội, không có thị trƣờng chín muồi, nhƣng Hàn Quốc đã đạt đƣợc đồng thời một cách ổn định cả thể chế chính trị dân chủ lẫn sự tăng trƣởng kinh tế kỉ lục. Ngƣời ta đã biết đến Hàn Quốc nhƣ một trong Bốn con hổ Châu Á. Những đánh giá này cho thấy rõ thành tựu đáng kinh ngạc của Hàn Quốc. Các nhà chính trị học cho rằng sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc là do sự can thiệp của Nhà nƣớc và Chính phủ. Trong đó, không thể không nói tới chế độ độc tài Park Chung Hee. Ông là nhân vật có vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nƣớc. Sự phát triển kinh tế thần tốc của Hàn Quốc đã chỉ ra một hƣớng đi cho các nƣớc nghèo, đang phát triển trong đó có Việt Nam. Qua bài viết này, chúng tôi muốn ngƣời đọc có cái nhìn khách quan và trung thực nhất về một giai đoạn hoàng kim trong lịch sử kinh tế Hàn Quốc. 2. Phương pháp nghiên cứu và bố cục của bài nghiên cứu Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện bằng cách tổng hợp và phân tích các thông tin từ các tài liệu có liên quan và Internet. Bố cục của bài nghiên cứu đƣợc chia làm sáu phần 191
2.1. Kì tích sông Hàn và Park Chung Hee. 2.2. Tình hình Hàn Quốc sau chiến tranh (1953-1961). 2.3. Diễn biến quá trình cải cách của Park Chung Hee (1961-1979). 2.4. Sự phát triển của Hàn Quốc dƣới thời Park Chung Hee (1961-1979). 2.5. Những chính sách phát triển của Park Chung Hee. 2.6. Một số mặt hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế Park Chung Hee. II/ Nội dung 1. Kì tích Sông Hàn và Park Chung Hee. Sự tăng trưởng của kinh tế Hàn Quốc từ 30 tỷ USD (1960) đến ngưỡng 1000 tỷ USD (2007) Kì tích sông Hàn hay Kỳ tích sông Hán, Hán Giang kí tích là cụm từ đề cập tới thời kỳ tăng trƣởng kinh tế sau chiến tranh do xuất khẩu mang lại, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng, đạt đƣợc những thành tựu công nghệ to lớn, sự phát triển thần tốc về chất lƣợng giáo dục, mức sống và quá trình đô thị hóa, bùng nổ xây dựng cao ốc, tiến trình dân chủ hóa và toàn cầu hóa đã chuyển Hàn Quốc từ một quốc gia vô vọng trở thành 1 trong 4 con hổ châu Á (Cùng với Singapore, Hồng Kông và Đài Loan). Nhân tố quan trọng trong sự phát triển thần kì này chính là Park Chung Hee. Cụ thể hơn, cụm từ này ám chỉ sự phát triển kinh tế của Seoul, nơi có sông Hàn chảy qua, sau này thì nó đƣợc hiểu rộng ra là sự phát triển của cả Hàn Quốc. Cụm từ này bắt nguồn từ Kì tích sông Rhine, dùng để miêu tả sự hồi phục kinh tế của Tây Đức sau Thế chiến 2 nhờ Kế hoạch Marshall. Kì tích sông Hàn dùng để chỉ sự phát triển thần kì sau chiến tranh của Hàn Quốc và trở thành quốc gia kiểu mẫu của các nƣớc đang phát triển ở châu Á. Park Chung Hee (1917 1979) là một nhà hoạt động chính trị ngƣời Hàn Quốc, từng là Thủ lĩnh Đảng Dân chủ Cộng hòa. Park Chung Hee sinh ngày 14/11/1917 ở Gumi, tỉnh Gyeongbuk, Hàn Quốc (Lúc đó là thuộc địa của Nhật Bản). Ông là con út của gia đình lƣỡng ban nghèo có năm con trai và hai con gái. Thời niên thiếu, ông đƣợc nhận vào trƣờng đào tạo giáo viên ở Daegu và sau khi nhận bằng tốt nghiệp về 192
giảng dạy, ông đƣợc nhận làm giáo viên ở Mungyeong. Trong thời gian này, ông lấy bí danh tiếng Nhật là Takagi Masao. Theo diễn biến của cuộc chiến tranh Trung- Nhật lần 2, ông quyết định theo Học viện quân sự Changchun của Đế quốc Nhật. Với kết quả tốt nhất lớp, ông tốt nghiệp năm 1942 và đƣợc công nhận là một sỹ quan tài năng bởi ngƣời hƣớng dẫn của mình, ngƣời mà về sau đề nghị ông theo học Học viện quân sự Nhật Bản tại Nhật. Sau khi tốt nghiệp với vị trí thứ 3 lớp năm 1944, ông đƣợc chỉ định làm Trung úy của đạo quân tinh nhuệ Nhật Bản - Đạo quân Quan Đông - và phục vụ trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ 2. Park trở lại Hàn Quốc sau khi cuộc chiến kết thúc và ghi danh vào học viện quân sự Hàn Quốc. Ông tốt nghiệp năm 1946 và đạt đƣợc danh hiệu Đại uý, trở thành sỹ quan của Sở mật vụ dƣới sự kiểm soát của chính quyền Mỹ ở Hàn Quốc. Chính quyền non trẻ mới thành lập lúc đó, dƣới sự lãnh dạo của Syngman Rhee, đã bắt giữ Park vào tháng 11/1948 với tội danh lãnh đạo mầm mống Cộng sản. Ông bị kết án tử hình bởi Tòa án quân sự, nhƣng bản án của ông đã đc Rhee giảm xuống bởi sự tranh cãi của những sỹ quan cấp cao trong quân đội Hàn Quốc. Nhà xanh là dinh Tổng thống của Đại Hàn dân quốc, nằm tại quận Jongno, Seoul. Vụ ám sát Park Chung Hee (vụ 26/10) xảy ra tại tòa nhà của Cục tình báo trung ương (KCIA) trong Nhà Xanh. Park Chung Hee bị sát bởi chính giám đốc mật vụ của mình- Trung tướng Kim Jaegyu Sau khi cuộc Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, Park Chung Hee trở lại phục vụ với cấp Thiếu tá cho quân đội Hàn Quốc. Ông đã đƣợc thăng cấp lên Trung tá vào tháng 9/1950 và Đại tá vào tháng 4/1951. Với vai trò Đại tá, ông đã chỉ huy quân đoàn Pháo Binh II và III trong suốt cuộc chiến. Park đã trở thành Phó Giám Đốc của Cục tình báo quân đội vào năm 1952. Trƣớc khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1953, Park đã trở thành Thiếu tƣớng. Sau khi Hiệp định đình chiến giữa hai miền đƣợc kí kết, ông đã đƣợc lựa chọn cho khóa đào tạo sáu tháng ở Fort Sill, Mỹ. Sau khi trở về, Park thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp quân sự. Ông chỉ huy Sƣ đoàn 5 và Sƣ đoàn 7 trƣớc khi trở thành Trung tƣớng năm 1958. Park Chung Hee đc chỉ định là Tham mƣu trƣởng quân đội Cộng Hòa Hàn Quốc và trở thành ngƣời đứng đầu Quân khu 1 và Quân khu 6, quân đội Hàn Quốc, đƣợc giao nhiệm vụ cao cả là bảo vệ Seoul. Năm 1960, Park trở thành Trƣởng hội đồng tham mƣu quân đội và Phó tƣ lệnh của quân đội Hàn Quốc. Ông là ngƣời cầm đầu một cuộc đảo chính quân sự 193
vào ngày 16/5/1961, lên làm lãnh đạo của Ủy ban Cách mạng (tiền thân của Hội đồng Tối cao Tái thiết quốc gia sau này). Ông trở thành vị Tổng thống thứ ba của Đại Hàn Dân Quốc, tại nhiệm trong bốn nhiệm kỳ: Từ ngày 17/12/1963 đến khi bị ám sát vào ngày 26/10/1979 tại Nhà Xanh. Ông là ngƣời thành lập nền Cộng hòa thứ ba trong lịch sử Hàn Quốc. Tên tuổi ông gắn liền với công cuộc hiện đại hóa Hàn Quốc nhờ đƣờng lối phát triển kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo. Mặt khác, trong 18 năm cầm quyền ông đã thực hiện chính sách độc tài, vi phạm nhân quyền, trấn áp những ngƣời theo đƣờng lối Cộng sản và cả những ngƣời bất đồng chính kiến và cho gián điệp theo dõi các trƣờng học. Năm 1999, ông đƣợc tạp chí Times bình chọn là một trong mƣời Ngƣời châu Á của thế kỷ. 2. Tình hình Hàn Quốc sau chiến tranh (1953-1961) Những năm 1950 và đầu những năm 1960, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, từ xuất phát điểm cực thấp sau chiến tranh, Hàn Quốc đã vƣơn lên mạnh mẽ về kinh tế để rồi dùng chính lĩnh vực này làm động lực phát triển toàn diện. Syngman Rhee (1875-1965) Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Từ sau Chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc trở nên độc đoán hơn vì chính sách chống Cộng của Tổng thống Syngman Rhee. Vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 1960, Rhee và các thành viên Đảng tự do đã gian lận số phiếu nhằm củng cố quyền lực của mình. Việc này đã làm dấy lên cuộc biểu tình phản đối của sinh viên trên khắp cả nƣớc, chính quyền của Rhee sụp đổ, Chang Myon - ngƣời đứng đầu Đảng dân chủ đứng lên nắm quyền. Tuy nhiên, khi các vấn đề xã hội và kinh tế trở nên trầm trọng vào năm 1961, một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Đảng dân chủ đã đƣợc Tƣớng Park Chung Hee thực hiện, dẫn đến việc thành lập một chính quyền quân sự (Chính quyền đƣợc lãnh đạo bởi các nhà lãnh đạo quân sự) Trƣớc khi Park Chung Hee lên nắm quyền, thu nhập bình quân đầu ngƣời ở mức $72/năm. Hàn Quốc chủ yếu nhận viện trợ từ nƣớc ngoài, phần lớn là từ Nhật Bản (nhờ Hiệp ƣớc quan hệ Nhật Bản Hàn Quốc) và Mỹ (nhƣ một sự trao đổi vì đã tham gia vào chiến tranh Việt Nam). Cơ sở hạ tầng của Seoul bị phá huỷ gần nhƣ hoàn toàn bởi Chiến tranh Triều Tiên, hàng triệu ngƣời sống trong nghèo đói và hàng nghìn ngƣời thất nghiệp không đƣợc đáp ứng những nhu cầu sống tối thiểu. 194
Thủ đô Seoul những năm 1960 Sau khi nắm chính quyền tháng 7/1961, Tƣớng Park Chung Hee đã nói trƣớc 20.000 sinh viên đại học Seoul nhƣ sau: Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng vào mà làm việc nếu muốn được sống còn. Làm cách nào trong vòng 10 năm, chu ng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta. Hôm nay, có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mị dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra. Theo ông, việc xây dựng kinh tế và phát triển tinh thần không phải là hai ý niệm riêng biệt mà cả hai phải đi song hành với nhau. Xây dựng kinh tế không thể thiếu tinh thần và ngƣợc lại. 3. Diễn biến quá trình cải cách của Park Chung Hee (1961-1979) Từ các phân tích trên, có thể thấy Park Chung Hee đã sử dụng cơ chế quản lí độc tài nhƣ một phiên bản mới của chủ nghĩa dân tộc. Có thể hiểu chủ nghĩa độc tài gần với chủ nghĩa phát xít, một cuộc tiến hoá ngƣợc của hiện đại hoá xã hội. Dƣới cơ chế này, luật pháp ƣu tiên việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc lên trên tất cả, phủ định nền dân chủ và quyền công dân. Trong lịch sử, những chế độ nhƣ thế đã xuất hiện tại Đức và Nhật ở thế kỉ XIX. Tuy nhiên, cơ chế mới của Park không giống y hệt với Nhật và Đức mà nó đã đƣợc chỉnh sửa lại để phù hợp với điều kiện của một quốc gia trƣớc thực dân nhƣ Hàn Quốc. Lợi dụng những bất ổn xảy ra trong cuộc Chiến tranh lạnh và sự phân chia lãnh thổ quốc gia, Park đã kết hợp chủ nghĩa độc tài và chủ nghĩa phát xít - chống Cộng, lấy danh nghĩa một nƣớc tƣ bản chủ nghĩa nhƣng trị dân theo lối xã hội chủ nghĩa. Không giống nhƣ Nhật và Đức luôn tìm cách bắt kịp các nƣớc phát triển và khẳng định vị thế Đế quốc, chủ nghĩa độc tài ở Hàn Quốc lại hƣớng quốc gia này trở thành một nƣớc bán ngoại vi (semi- periphery), đƣợc bảo vệ và kiểm soát bởi Đế quốc Mỹ. Một điểm khác biệt khác là sự mở cửa và hợp tác kinh tế với các nƣớc liên minh, cho tự do đầu tƣ và đấu thầu các công trình trong nƣớc. Thậm chí quá trình công nghiệp hoá ở Hàn Quốc còn kéo theo các biến đổi trong hình thái xã hội. Cái gọi là Kì tích sông Hàn đã giúp ngƣời dân nơi đây thoát ra khỏi vòng vây nghèo khó luẩn quẩn và tiếp cận với những thành tựu hiện đại của nhân loại. Hơn nữa, sự tái thiết lập kinh tế mạnh mẽ này đã giúp Hàn Quốc không phải cầu xin viện trợ quốc tế, đồng thời khẳng định đƣợc vị thế của một nƣớc có chủ quyền. Việc Hàn Quốc bắt kịp với sự phát triển của các nƣớc phƣơng Tây chỉ trong một nửa thế kỉ thật đáng kinh ngạc. 18 năm cai trị của Park Chung Hee có thể chia ra làm 3 giai đoạn: 195
- Thời kì tái thiết đất nƣớc (1961-1963) - Thời kì Hiện đại hoá (1964-1971) - Thời kì An ninh toàn diện hay Tất cả vì an ninh quốc gia (1972-1979) 3.1. Thời kì tái thiết đất nƣớc (1961 1963) Theo quan điểm lịch sử hiện đại, chế độ Park bị coi là mang tính chính nghĩa giả tạo. Cụm từ này ám chỉ những xung đột về tƣ tƣởng giữa mục tiêu của cuộc đảo chính quân sự 16/5/1961 và Cách mạng dân chủ 19/4/1960; giữa một bên là Chiến tranh lạnh chống Cộng, đối đầu Nam Bắc Triều Tiên, chế độ độc tài phát triển quốc gia cực đoan, với một bên là chế độ dân chủ dân sự hậu Chiến tranh lạnh, hòa giải hai miền Nam Bắc Triều Tiên và chủ nghĩa dân tộc tự do. Chế độ của Park có những điểm khác biệt ngay cả với chế độ ở những quốc gia Đông Á khác. Quyền lực của ông đƣợc xây dựng trên một nền tảng kém bền vững và thiếu chính nghĩa (Han Bae Ho). Bởi vậy chế độ này đã gặp phải sự kháng cự của tƣ tƣởng dân chủ và sự chống đối của đông đảo các tầng lớp sinh viên, nông dân, công nhân, các lãnh đạo quần chúng và tu sĩ. Để vƣợt qua đƣợc những khó khăn ấy, chế độ của Park phải tập trung vào tăng trƣởng đồng thời tận dụng tối đa hệ tƣ tƣởng và chiến thuật chống Cộng mà cả hai lần lƣợt bị kịch liệt phản đối bởi các liên minh dân chủ. Trong suốt giai đoạn đầu tiên, do ảnh hƣởng và dƣ âm của các cuộc phản kháng 19/4 nên Park đã hạn chế việc kêu gọi ủng hộ Chiến tranh lạnh chống Cộng sản và chủ nghĩa dân tộc xuất phát từ chủ nghĩa quân phiệt phát xít Nhật. Ngƣợc lại, bƣớc sang nhiệm kỳ thứ hai, ông đẩy mạnh chủ nghĩa chống Cộng để gia tăng sức ép lên xung đột hai miền Nam Bắc Triều Tiên vốn đã luôn trong tình trạng căng thẳng sau khi đàn áp cuộc nổi dậy của sinh viên vào ngày 3/6/ 1964 nhằm phản đối việc bình thƣờng hóa quan hệ với Nhật Bản. Sau đó, ông tiếp tục gỡ bỏ các rào cản trong quan hệ ngoại giao với Nhật Bản đồng thời tham chiến tại Việt Nam với tƣ cách là liên minh của Hoa Kỳ. 3.2. Mô hình độc tài phát triển A: Thời kì Hiện đại hoá (1964-1971) Có thể thấy tƣ tƣởng của Park có nguồn gốc từ hệ tƣ tƣởng của Phát xít Nhật. Tuy nhiên, khát vọng về một nền dân chủ dấy lên từ cuộc nổi dậy của sinh viên vào ngày 19/4 đã buộc ông phải tập trung vào việc tạo ra tính chính thống cho thể chế của mình dựa trên chính hệ tƣ tƣởng của ông. Hơn thế nữa, việc ông là thành viên phe cánh tả đã làm lan rộng những nghi ngờ về định hƣớng tƣ tƣởng của ông trong cuộc tranh cử tổng thống trƣớc đối thủ là Yun Po-sun, cũng nhƣ trong mối quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Thực tế, khi tôn thờ chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Đế quốc Nhật và chủ nghĩa Phát xít Hit-le, thì những vấn đề mà Park gặp phải có thể lƣờng trƣớc đƣợc. Vào thời gian đầu của chế độ mình, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân túy đƣợc thể hiện thông qua chính sách kinh tế của chủ nghĩa tƣ bản nhà nƣớc và chính sách ngoại giao tách Hàn Quốc khỏi sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ. Ngày 3/6/1964, các sinh viên Hàn Quốc nổi dậy chống lại chính sách ngoại giao nhu 196
nhƣợc của chế độ Park với Nhật Bản. Đáp trả lại sự việc này, Park, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã khẩn cấp dập tắt cuộc nổi dậy của sinh viên và liên tục củng cố cho chủ nghĩa độc tài của mình. Các yếu tố chủ nghĩa dân tộc và dân túy trong định hƣớng tƣ tƣởng vào thời kỳ đầu của cuộc đảo chính đã không còn chỗ đứng (Lee Gwang Il). Thế nhƣng những thành công bƣớc đầu trong việc làm cất cánh nền kinh tế đã đem lại cho Park chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 5/1967. Trƣớc tiên, sau bầu cử, Park đã chuyển hƣớng mối ƣu tiên hàng đầu của quốc gia thành Hiện đại hóa đất nƣớc thông qua khẩu hiệu Hãy sống một cuộc đời giàu có nhằm bù đắp lại những thiếu sót về tính chính thống hay quyền lực của chế độ ông. Park bắt đầu gạt bỏ quá khứ, hâm nóng lại mối quan hệ với Hoa Kỳ và trở thành một nƣớc chƣ hầu của Mỹ; ông hợp tác với đối tác cấp cao trong liên minh chống Cộng tại Đông Bắc Á cầm đầu bởi Mỹ chống lại liên minh Cộng sản cầm đầu bởi Liên bang Xô Viết. Cùng với những thay đổi chiến lƣợc này, ông đã khôi phục lại mối quan hệ ngoại giao với Nhật Bản và cử quân đến tham chiến tại Việt Nam. Nhƣ vậy, Park Chung Hee đã tạo ra đƣợc 2 vòng quan hệ ngoại giao có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện cất cánh nền kinh tế: một bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc và một bao gồm Mỹ, Việt Nam và Hàn Quốc. Dựa trên nền tảng này, chủ nghĩa chống Cộng của Park đã đƣợc tổ chức lại và chuyển sang một hệ tƣ tƣởng khá phản động. Chỉ sau khoảng thời gian này thì mối quan hệ giữa nhà nƣớc và xã hội mới trở thành, trên danh nghĩa và thực chất, một liên kết của nhà nƣớc mạnh và xã hội yếu. Năm 1966, Tạp chí Times ví Hàn Quốc như một con chim phượng hoàng thực sự vươn lên từ đống tro tàn của chiến tranh. Hilton và Intercontinental hứa hẹn mở những khách sạn đầu tiên ở Seoul. Điều quan trọng là một chính sách tăng trƣởng kép độc đáo của Hàn Quốc đã ra đời sau quá trình thử nghiệm nền kinh tế tƣ bản quản lý bởi Nhà nƣớc của Park Chung Hee, chọn lọc những lời khuyên và đáp lại những áp lực từ Mỹ đồng thời học hỏi từ những kinh nghiệm sau chiến tranh của nƣớc láng giềng Nhật Bản. Chính sách song hành công nghiệp và thƣơng mại đã đƣợc thiết kế nhằm kết hợp đẩy mạnh xuất khẩu với thay thế nhập khẩu, và tăng chất lƣợng của sự kết hợp này thông qua thay thế xuất khẩu. Nhằm thực hiện mục đích đó, ông đã tạo ra một liên minh mới của nhà nƣớc, Chaebols, và các ngân hàng trong khi đàn áp và huy động lạo động. Các liên minh mới và lao động đã lập thành hai trụ cột 197
của chủ nghĩa phát triển đƣợc điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh của Hàn Quốc. Tuy nhiên, mô hình A của những năm 1960 khác rất nhiều so với mô hình B của những năm 1970. Mô hình A khá linh hoạt và có chính sách công nghiệp, chỉ đạo của Nhà nƣớc đối với Ngân hàng và khu vực tài chính, chính sách lao động cũng nhƣ những quy định về đình công và tụ tập mềm mỏng hơn. Thêm vào đó, tỷ trọng sở hữu công trong nền kinh tế những năm 1960 cũng lớn hơn những năm 1970. 3.3. Mô hình độc tài phát triển B: Chế độ Yushin với tƣ tƣởng Tất cả vì an ninh quốc gia (1972-1979) Giai đoạn hai của chế độ độc tài phát triển xuất phát từ những mâu thuẫn của mô hình A, và sau đó là phản ứng của Park trƣớc vấn đề khủng hoảng niềm tin vào chế độ trong Giai đoạn 1 mà nguyên nhân là do bối cảnh trong nƣớc và quốc tế có những diễn biến mới. Cũng giống nhƣ nhiều nhà độc tài khác, Park Chung Hee luôn mang trong mình tƣ tƣởng Tôi là quốc gia, cũng nhƣ những khát khao về uy quyền trƣờng tồn và tập trung sức mạnh độc tài. Để hiện thực hóa tham vọng này, Park đã nỗ lực thực hiện một loạt các biện pháp khẩn cấp: Tháng 10/1969, Hiến pháp đƣợc sửa đổi cho phép nhiệm kỳ tổng thống thứ ba; 6/12/1971, chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn đất nƣớc; 27/12/1971, một đạo luật về các biện pháp đặc biệt nhằm đảm bảo an ninh quốc gia đã đƣợc thông qua. Ngày 4/7/1972, hai miền Nam Bắc Triều Tiên đƣa ra tuyên bố chung sẽ thống nhất đất nƣớc trong hòa bình; tháng 10/1972, một văn bản luật làm cơ sở cho Hiến pháp Yushin đã đƣợc tuyên bố. Bởi vậy, Giai đoạn hai có thể gọi tên là kỷ nguyên của Chongryeok-anbo ( Tất cả vì an ninh quốc gia ). Từ Yushin đƣợc mƣợn từ sử sách Nhật Bản, hàm ý ảnh hƣởng sâu sắc của chủ nghĩa Đế quốc và chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Nhật Bản. Nó liên quan đến thời Phục hƣng Meiji, giai đoạn mà Hoàng đế có quyền lực và ảnh hƣởng tuyệt đối đến chính phủ và quốc gia. Mặc dù Park cho rằng Yushin hàm ý về một cuộc cải cách toàn diện nhƣng có thể thấy đó chắc chắn là một hình thức độc tài bất diệt của Hàn Quốc. Quá trình tích lũy quyền lực độc tài dẫn đến kết quả là một sắc lệnh ngày 13/5/1975 ngăn cấm bất cứ nỗ lực nào nhằm biểu tình hay chỉ trích Hiến pháp. Cũng giống nhƣ những gì mà sự kiện ngày 3/6/1964 tác động đến mô hình A, việc sửa đổi Hiến pháp cho phép nhiệm kỳ tổng thống thứ ba vào năm 1969 đã tạo ra bƣớc chuyển lớn trong mô hình độc tài phát triển của Park. Khi mô hình A bắt đầu bộc lộ nhiều mâu thuẫn, ngƣời dân bắt đầu biểu tình chống lại những sửa đổi, sự đàn áp và phân chia giai cấp xã hội. Những nỗ lực của Park nhằm củng cố tính chính nghĩa của chế độ mình thông qua thành quả kinh tế đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, và chế độ này đứng trƣớc nguy cơ đánh mất tính chính nghĩa của nó khi sự bất mãn lan rộng có nguy cơ bị chính trị hóa. Sinh viên, trí thức, công nhân và các nhà hoạt động tôn giáo đã công khai chống lại quyền lực độc tài của chế độ và những đặc quyền của chaebols. Sự kiện Chun Tae-il, một lãnh đạo công nhân trong nhà máy bọc lột sức lao động tại Hàn Quốc, đã tự thiêu, tạo nên một bƣớc ngoặt lớn cho hàng loạt các phong trào nổi dậy chống lại áp bức chính trị và bóc lột kinh tế. Tƣ tƣởng chống lại bá quyền của nhân dân lan rộng trong các 198
tầng lớp xã hội, tạo nền tảng cho sự đoàn kết và liên minh của nhiều thành phần trong xã hội. Tƣ tƣởng hiện đại hóa đất nƣớc đã không còn phát huy hiệu quả (Han Bae Ho, Lee Byeong Cheon). Trƣớc tình thế đó, một nhà chính trị đối lập là Kim Dae Jung đã xuất hiện và trở thành mối đe dọa cho chế độ Park. Kim Dae Jung là ngƣời đấu tranh cho hòa giải hai miền Nam-Bắc Triều Tiên và kinh tế tập trung với mục tiêu đem lại lợi ích nhiều hơn cho ngƣời dân (1). Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1971, Kim Dae Jung đã gần đánh bại đƣợc Park Chung Hee. Mặt khác, Park cũng phải đối mặt với những áp lực từ bên ngoài và quyền lực độc tài của ông cũng không còn chỗ dựa vững chắc là nhằm chống lại những nguy cơ an ninh quốc gia. Thời điểm đó, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã đƣa ra một thông báo về chính sách ngoại giao mới của Hoa Kỳ đối với các nƣớc Đông Á, gọi là Học thuyết Guam. Theo nhƣ học thuyết này, Hoa Kỳ sẽ không sử dụng lực lƣợng quân đội của mình để giúp các nƣớc Đông Á chống lại chủ nghĩa Cộng sản. Thực tế, đây là một nỗ lực nhằm cô lập Cộng sản Việt Nam khỏi Cộng sản Trung Quốc, sau đó sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao Sino-Hoa Kỳ. Sự tổng hòa các yếu tố bên ngoài nói trên đã thổi bay một trong hai trụ cột của chế độ Park Chung Hee, đó là chống Cộng, dẫn đến một cuộc khủng hoảng thế chế sâu sắc. Trong tình thế đó, Park đã bỏ qua cơ hội củng cố mối quan hệ liên Triều và lựa chọn con đƣờng tiếp tục theo đuổi Chiến tranh lạnh chống Cộng. Điều này đƣợc thể chế hóa cùng với an ninh quốc gia và tăng trƣởng kinh tế theo những quy định trong văn bản luật (2). Kim Dae Jung (1925-2009), người về sau thành Tổng thống Hàn Quốc (1998-2003), chủ nhân giải Nobel Hòa bình 2000 Mô hình B đƣợc xây dựng dựa trên những điều kiện của cuộc Chiến tranh lạnh và Hàn Quốc cần tận dụng có hiệu quả những điều kiện này để củng cố chế độ độc tài phát triển. Khi Mỹ tuyên bố chính sách châu Á mới nhằm rút khỏi sự bá quyền trong chiến tranh Lạnh trƣớc đó, mô hình chiến tranh Lạnh ở các nƣớc Đông Á, bao gồm Hàn Quốc, bắt đầu lung lay, tạo thời cơ hiếm có cho hai miền đất nƣớc đi đến hòa giải, hòa bình. Tuy nhiên, Park Chung Hee chọn cách đi ngƣợc lại và tiếp tục theo đuổi chính sách dựa trên tƣ tƣởng Chiến tranh Lạnh dƣới danh nghĩa thống nhất đất nƣớc, vì an ninh quốc gia. Kỷ nguyên Yushin đƣợc đánh dấu bởi việc chỉnh đốn các mối quan hệ nhà nƣớc nhân dân vốn bị biến tƣớng thành chủ nghĩa độc tài áp bức và gần nhƣ không có tự do 1 Học thuyết kinh tế của Park Hyun Chae về nhân dân và chủ nghĩa dân tộc, thể hiện tƣ tƣởng kinh tế cấp tiến của ngƣời Hàn Quốc chống lại chế độ độc tài phát triển và tƣ tƣởng của nó. Học thuyết lần đầu tiên đƣợc đƣa ra trong giai đoạn này. 2 Chế độ của Park thực tế đã dành đƣợc phần lớn số phiếu bầu khi Hiến pháp Yushin đƣợc đƣa ra trƣng cầu ý dân vào ngày 21.11.1972. Tuy nhiên, các nhà hoạt động chính trị và tự do chống đối lại chính phủ bị cấm tham gia theo quy định mới, và chế độ đã sử dụng những công cụ có phần nham hiểm làm cho nhân dân tin rằng chống lại Hiến pháp Yushin đồng nghĩa với việc xoá bổ sự tồn tại hoà bình của hai miền Triều Tiên và khả năng thống nhất hai miền. 199
hay nhân quyền. Cơ quan tình báo trung ƣơng Hàn Quốc (KCIA) đã thâm nhập vào tất cả ngõ ngách của xã hội Hàn Quốc. Do vậy, Park Chung Hee có thể kết hợp tƣ tƣởng chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa dân tộc cực đoan theo cơ cấu liên Triều. Trong thời kỳ này, vấn đề chính trị đối với Park không phải là sự lệ thuộc dƣới trƣớng của Hoa Kỳ, mà là sự đơn độc trong chủ nghĩa dân tộc chống Cộng mang hơi hƣớng phát xít chống lại Bắc Triều Tiên. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ đã hỗ trợ cho mô hình B bằng cách ủng hộ ngầm chiến lƣợc của Park và tƣ tƣởng tập trung vào công nghiệp hóa các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất. Trên thực tế, việc thay đổi chiều hƣớng này về cơ bản là để chống đỡ cho an ninh quốc gia và tự chủ quân sự nhằm chống lại Cộng sản Triều Tiên. Do vậy, nó càng làm xấu hơn chế độ độc tài phát triển của Park. Mô hình B đã tạo ra sự tăng trƣởng biến dạng và mất cân bằng lớn giữa các tầng lớp, khu vực, ngành, nghề. 4. Sự phát triển của Hàn Quốc dưới thời Park Chung Hee (1961-1979) Dƣới sự lãnh đạo của Park Chung Hee, Hàn Quốc bắt đầu khôi phục thành công nền kinh tế của mình. Park Chung Hee đƣa ra kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất, huy động tài nguyên nhằm thành lập nền kinh tế công nghiệp tự cung tự cấp. Điều này Cộng với khẩu hiệu Đối xử với công nhân nhƣ ngƣời nhà đã ảnh hƣởng đến tâm lý ngƣời lao động, dẫn tới năng suất lao động của họ hiệu quả gấp 2,5 lần công nhân Mỹ mặc dù chỉ đƣợc trả lƣơng bằng 1/10 công nhân Mỹ. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Hàn Quốc vào năm 1963 là 100 USD, năm 1977 là 1.000 USD và đến cuối thời Park Chung Hee tăng mạnh lên 10.000 USD. Trên thế giới không một nơi đâu có xu thế tăng nhanh nhƣ vậy. Bất chấp khủng hoảng kinh tế thế giới, kim ngạch thƣơng mại của Hàn Quốc vẫn đột phá mục tiêu 1.000 tỷ USD và vƣơn lên đứng thứ 9 thế giới về quy mô thƣơng mại. Quy mô kim ngạch xuất khẩu từ 30 triệu USD (Năm 1960) tăng vọt lên 1 tỷ USD (Năm 1970), đứng thứ 7 trên thế giới (dựa trên 5 tiêu chí: Giáo dục, Sức khỏe, Chất lƣợng cuộc sống, Sự năng động của nền kinh tế và Sự ổn định chính trị) do Tờ Newsweek của Mỹ bình chọn, hơn 70 % dân số tự nhận là tầng lớp trung lƣu. Ngoài ra, Park Chung Hee cũng có những đóng góp đáng kể cho hoạt động phúc lợi xã hội của Hàn Quốc, giúp sự tăng trƣởng về văn hóa và năng lực ngoại giao của Hàn Quốc phát triển hơn trƣớc nhiều. Xa lộ Seoul-Busan sau khi xây dựng xong và hiện nay Bằng việc bình thƣờng hoá quan hệ với Nhật Bản, Park Chung Hee đã giúp giải quyết 200
đƣợc nhiều vấn đề xung đột giữa hai nƣớc nhƣ quyền đánh cá ở vùng biển giữa Nhật và Hàn Quốc, và hồi phục địa vị ngƣời Hàn Quốc sống ở Nhật, nhƣng quan trọng nhất là mở đƣờng cho việc phát triển thƣơng mại, với mức gia tăng buôn bán từ 400 triệu đô la Mỹ năm 1967 lên 9 tỉ năm 1980, và Nhật Bản trở thành khách hàng lớn thứ nhì sau Mỹ. Cùng với thƣơng mại, Nhật cũng là nƣớc đầu tƣ hàng đầu vào Hàn Quốc trong các ngành kỹ nghệ lọc dầu, đóng tàu, điện tử và nhiều loại kỹ nghệ khác, với tổng số vốn đầu tƣ, đến năm 1980, đã lên tới 1 tỉ đô la Mỹ. Trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở, Park Chung Hee đã thực hiện đƣợc một kỳ công là xa lộ Seoul Busan, công trình xây dựng cầu đƣờng lớn nhất trong lịch sử Hàn Quốc, chạy dọc theo chiều dài của Hàn Quốc, từ thủ đô Seoul tới hải cảng Busan ở bờ biển phía Nam với 4 làn xe chạy, xuyên qua những rặng núi với địa thế kinh hoàng. Khi đƣa ra chƣơng trình này, ông nhằm hai mục tiêu: Thứ nhất là giải quyết việc giao thông cho phát triển kinh tế, và thứ hai - quan trọng hơn là đem lại cho ngƣời dân một niềm tin là họ có khả năng xây dựng và sáng tạo lớn. Ngày 1/2/1968, ông ra lệnh khởi công. Toàn thể xa lộ dài 428 km, băng qua 29 cầu chính, 208 cầu nhỏ và 6 đƣờng hầm chính đã hoàn tất ngày 30/6/1970. Các chuyên viên vận tải thuộc Ngân Hàng Phát Triển Á Châu cho biết là với phí tổn 330 đô la Mỹ cho 1 cây số, có thể là thấp nhất trong lịch sử xây dựng xa lộ loại này. Trong ba năm đầu, xa lộ Seoul Busan đã phục vụ cho khu vực tạo ra 70% tổng sản lƣợng quốc gia, và xe cộ sử dụng con đƣờng đã chiếm tới 80% lƣợng xe lƣu thông trong nƣớc. 5. Những chính sách phát triển của Park Chung Hee Bất chấp áp lực liên tục từ Bắc Triều Tiên, Tổng thống Park Chung Hee xây dựng một kế hoạch 5 năm để thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc với một số mục tiêu: - Phát triển công nghiệp năng lƣợng (Sản xuất than và điện). - Mở rộng sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tăng thu nhập cho nông dân và điều chỉnh sự mất cân đối về cơ cấu kinh tế của quốc gia. - Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ và cơ sở hạ tầng. - Sử dụng triệt để nguồn nhân lực nhàn rỗi, tăng việc làm, bảo tồn và tận dụng đất. - Xúc tiến xuất khẩu để cân bằng cán cân thƣơng mại. - Thúc đẩy khoa học và công nghệ. Mặc dù chính sách đầy tham vọng này đã không thành công theo đúng kế hoạch 5 năm nhƣng nó đã thành công trong việc chuẩn bị cho sự phát triển kinh tế dài hạn. Việc phát triển kinh tế này kéo theo sự cải thiện của xã hội, chính trị, và nhiều nhân tố khác. Có ngƣời nhận định chính sách của Park là lấy giáo dục làm gốc để phát triển mọi mặt. Bắt nguồn từ triết lý hiếu học của Nho giáo, nhà nƣớc đã thiết lập hệ thống giáo dục bắt buộc với nhiều học bổng và chính sách khuyến khích học tập để cho ra đội ngũ lao động tay nghề cao trong khi chi phí nhân công vẫn còn tƣơng đối thấp. 201
Ngoài ra, sự kết hợp của ba yếu tố chủ chốt (đƣợc gọi là Tam Giác Sắt ) đƣợc ông sử dụng cho việc tái sinh đất nƣớc là sức mạnh của nhà nƣớc, bộ máy quan liêu và các doanh nghiệp Chaebol (Một mô hình tập đoàn thuộc sở hữu và điều hành bởi một gia đình. Các Chaebol của Hàn Quốc thƣờng mang hình thức của một công ty mẹ, và có nhiều công ty con hoạt động để đáp ứng yêu cầu vật tƣ và dịch vụ của công ty mẹ) Ông đã kết hợp sức mạnh kinh tế của các công ty nhà nƣớc và công ty tƣ nhân bằng các chính sách kinh tế nhƣ cho vay chính sách, đầu tƣ công nghiệp... Trong suốt thời gian nắm quyền, Park Chung Hee luôn luôn tận dụng tài năng và sản nghiệp của giới doanh nhân, đặt nền móng cho mối tƣơng quan chính quyền và doanh nghiệp theo hƣớng có lợi cho chƣơng trình phát triển kinh tế. - Theo Luật Giải Quyết Việc Tích Lũy Tài Sản Bất Hợp Pháp mới đƣợc ban hành, chính quyền bắt hầu hết những doanh nhân hàng đầu và đe dọa tịch thu toàn bộ tài sản của những ngƣời này. Sau đó, Park đã thực hiện một cuộc họp với 10 nhân vật lãnh đạo đầu não trong số doanh nhân bị bắt, và đi đến một biện pháp hòa giải là họ sẽ không bị truy tố nếu đóng một khoản tiền phạt lớn (đƣợc xung quỹ quốc gia) và ủng hộ hƣớng phát triển kinh tế theo kế hoạch của chính quyền. - Park đã gửi 13 nhân vật hàng đầu của giới này ra nƣớc ngoài để nghiên cứu thị trƣờng và thu hút đầu tƣ. Một trong những kết quả đạt đƣợc là sự thiết lập hải cảng kỹ nghệ ở Ulsan. Sau đó, dƣới sự yểm trợ của chính quyển, tầng lớp kỹ nghệ gia, thƣơng gia đã thành lập những tổ chức mới hoặc chỉnh đốn lại những tổ chức cũ thích ứng với hƣớng đi mới. Trong những tổ chức này, đáng kể nhất là Liên Đoàn Kỹ Nghệ Hàn Quốc, Phòng Thƣơng Mại, Hội Thƣơng Gia Hàn Quốc, Hội Hợp Tác Các Xí Nghiệp Nhỏ và Trung và những hội kỹ nghệ đại diện cho những ngành kỹ nghệ đặc biệt. Kết quả của những biện pháp trên đây là Park Chung Hee đã chèo lái và chế ngự doanh nhân trên hƣớng hợp tác và quan trọng hơn là đã có thể vận dụng năng lực và tài sản của họ vào hƣớng hoạt động phát triển sản xuất. Ngoài vấn đề phát triển sản xuất, Park Chung Hee đã thực hiện chính sách toàn quốc thắt lƣng buộc bụng, từ chính quyền đến dân chúng. Làm việc nhiều nhƣng sống giản dị, hàng tuần mỗi ngƣời phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc nhập khẩu, không uống cà phê. Đến cuối thập niên 1970, Hàn Quốc đã sản xuất hàng loạt máy truyền hình màu, nhƣng chỉ để xuất cảng, còn trong nƣớc tiếp tục dùng TV đen trắng. Với Park Chung Hee, tiết kiệm là quốc sách để Hàn Quốc có thể đứng dậy, thoát vòng lệ thuộc. Vì thế, trong nhiều bài diễn văn, ông thƣờng nói: Một xu ngoại tệ là một giọt máu. Tất nhiên đây không phải là thứ ngôn ngữ hùng biện, nói cho hay mà ông đã sống tiết kiệm bằng chính nếp sống thanh đạm của mình. Bằng chứng là sau giai đoạn cầm quyền 18 năm của mình, khi chết tài sản của ông chỉ có trên $10000. 6. Một số mặt hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế Park Chung Hee. Tới giờ vẫn có rất nhiều ý kiến trái chiều về những đóng góp của Park Chung Hee. Có 202
nhiều ngƣời khen ngợi ông vì những đóng góp cho sự phục hồi kinh tế Hàn Quốc nhƣng có những ngƣời khác đã lên án ông nhƣ một kẻ độc tài. Sau cuộc đảo chính quân sự ở thập kỉ 60, Park đã thiết lập một chế độ độc tài đơn đảng. Trong chế độ này, Đảng lãnh đạo chỉ có một số lƣợng rất ít cử tri, mà vốn dĩ cũng đến từ tầng lớp cầm quyền hoặc quân đội. Sau gần hai thập niên sử dụng những biện pháp độc tài, chế độ Park Chung Hee đã thực hiện đƣợc cuộc cách mạng kinh tế, đƣa Hàn Quốc từ một nƣớc nghèo đói, chậm tiến lên hàng những quốc gia phát triển giàu mạnh. Vì thế, từ khởi đầu cuộc cách mạng kinh tế, có thể nhiều ngƣời đồng ý là những biện pháp độc tài của Park Chung Hee cần thiết để chấm dứt tình trạng khủng hoảng chính trị, bất ổn xã hội kéo dài, và cũng cần thiết để chính quyền có thể dễ dàng huy động tài nguyên nhân vật lực thực hiện các chính sách xây dựng kinh tế. Trong nhiệm kỳ của Park, Hàn Quốc phải chịu sự kiểm duyệt gắt gao trong việc tuyên truyền báo chí và truyền thông do sự thù ghét chủ nghĩa Cộng sản. Bất châp việc vi phạm nhân quyền, ông tận dụng nguồn cung cấp lao động dồi dào với giá rẻ mạt và đặt ƣu tiên hàng đầu cho sự phục hồi kinh tế Hàn Quốc. Những đạo luật về đạo đức và lệnh giới nghiêm đƣợc đƣa ra nhằm vào trang phục và văn nghệ nhƣ phụ nữ không đƣợc mặc váy ngắn khi ra đƣờng... Phát biểu trong chƣơng trình Revitalizing Reforms của Yushin Kaehyuk, ông cho rằng nền điện ảnh Hàn Quốc đang hấp hối và đang ở giai đoạn đình trệ nhất. Sông Hàn dài 514km là nguồn cảm hứng cho cụm từ kì tích sông Hàn. Ở địa phận Seoul có 25 cây cầu bắc qua sông Sự tăng trƣởng thần tốc về kinh tế đã phải đánh đổi bằng sự tự do của nhân dân. Mặc dù Park Chung Hee đã thành công trong việc phục hồi kinh tế Hàn Quốc, nhƣng ông cũng đã chà đạp nhân quyền và bỏ tù những ai nghi ngờ khả năng lãnh đạo của ông. Park nghĩ rằng Hàn Quốc chƣa sẵn sàng để trở thành một quốc gia dân chủ và tự do. Ông tuyên bố: Nền dân chủ không thể trở thành hiện thực nếu không có một cuộc cách mạng về kinh tế". Park Chung Hee cho rằng một quốc gia nghèo sẽ rất dễ bị xâm phạm và coi thƣờng nên nhiệm vụ cấp bách hiện tại là xoá đói giảm nghèo chứ không phải thiết lập nền dân chủ. Trong nhiệm kì tổng thống của Park, cơ quan tình báo Hàn Quốc là một nỗi ám ảnh với nhân dân, chính phủ sẵn sàng bỏ tù bất cứ ai chống đối lại họ. 203
Nhƣng theo thời gian cầm quyền cùng với những thành tựu kinh tế, Park Chung Hee, qua nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, đã tự coi mình là ngƣời không thể thay thế đối với vận mệnh của Hàn Quốc. Từ tham vọng này, Park đã tạo ra một tình thế tƣơng tranh thƣờng trực giữa độc tài và dân chủ. Rồi vì cần duy trì quyền lực, ông càng ngày càng lún sâu vào con đƣờng chối bỏ tự do dân chủ nhân danh sự ổn định và phát triển. Từ quan niệm cho rằng Nhân dân Châu Á sợ hãi đói nghèo hơn là sợ chế độ độc tài, và thứ ngọc thiếu ánh sáng được gọi là chế độ dân chủ thì vô nghĩa đối với người dân chết đói và tuyệt vọng (Michael Keon), ông đã nhìn lệch giá trị nhân sinh, chối bỏ lịch sử tiến hóa của con ngƣời theo kiểu ngụy biện của một nhà chính trị độc tài. Theo cách nhìn này, ông đã giảm trừ giá trị con ngƣời vào chuyện cơm áo mà quên cùng đích của việc giải phóng con ngƣời là tự do, dân chủ và công lý, nhất là lịch sử của dân tộc Hàn Quốc cho đến đời của Park là lịch sử của nửa thế kỷ bị nô lệ, áp chế và tủi nhục. Việc coi thƣờng ý thức dân chủ thời đại, coi thƣờng khát vọng dân chủ của nhân dân Hàn Quốc đã đƣa ông đến cái chết thảm khốc ngày 26/10/1979 và hạ thấp sự nghiệp chính trị của ông. Thực tế là con đƣờng độc tài của Park Chung Hee đã không đem lại sự ổn định nhƣ ông mong muốn, mà ngƣời dân Hàn Quốc đã trả lời ông rằng ngƣời Châu Á cũng là ngƣời nhƣ các dân tộc khác trên thế giới, ai cũng muốn có tự do và dân chủ. C/ Kết luận Dù không có Park Chung Hee nhƣng đến năm 1997, Kì tích sông Hàn mới dừng lại. Hàn Quốc phải đối mặt với Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 nhƣ mọi quốc gia châu Á khác. Những thế hệ đi trƣớc thì có niềm tin vào ông vì đã tái thiết, đặt nền móng cho kinh tế nƣớc nhà và bảo vệ Hàn Quốc khỏi chủ nghĩa xã hội của Bắc Hàn, nhƣng các thế hệ sau này và những ngƣời bảo vệ nền dân chủ thì tin rằng chế độ độc tài của ông là phi lý vả cản trở sự chuyển đổi sang nền dân chủ của Hàn Quốc. Nhƣng dù thế nào đi nữa thì khi nhắc tới Hàn Quốc, thì ngƣời ta không thể quên Park Chung Hee - ngƣời có công lớn nhất trong công cuộc hồi phục kinh tế sau chiến tranh và tạo nên Kì tích sông Hàn. Trên đây là nội dung bài nghiên cứu khoa học của chúng tôi với đề tài: Đóng góp của Park Chung Hee trong kì tích Sông Hàn. Qua bài nghiên cứu, chúng tôi mong rằng nó có thể đem đến cho các bạn sinh viên và những ngƣời đang quan tâm đến vấn đề này những kiến thức bổ ích và cần thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Barack Obama, S. Korea Is a Role Model for Africa, The Korean Times, 11/07/2009 2. Jurgen Kleiner, Korea: A Century of Change, NXB World Scientific, 2001 3. Lee Byeong Cheon, Developmental Dictatorship and the Park Chung-hee Era: The Shaping of Modernity in the Republic of Korea, 2005. 204
A.Đặt vấn đề CHU A PHẬT QUỐC VÀ THÔNG ĐIỆP CỔ VẬT 1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu SVTH: Đỗ Thu y Quỳnh, Nguyê n Thoa i My 1H12 GVHD: Lê Nguyê t Minh Nhƣ hầu hết những nƣớc Đông Á, Phật giáo đã đƣợc du nhập vào Hàn Quốc từ rất sớm và trở thành tôn giáo lâu đời, có ảnh hƣởng lớn nhất trong lịch sử. Trải qua những biến động của thời thế, có những lúc đƣợc coi là quốc giáo vào thời kì Silla, có những lúc bị bài trừ vào thời Joseon, nhƣng Phật giáo cho đến ngày nay vẫn là một trong những tôn giáo chính của ngƣời Hàn Quốc với số lƣợng Phật tử chiếm khoảng 47% (trên tổng số 54% số ngƣời theo đạo) (theo cục thống kê năm 2003). Ngày lễ Phật Đản Hàn Quốc, tổ chức vào ngày mồng 4 tháng tám âm lịch hàng năm, trở thành quốc lễ. Vì là một tôn giáo lâu đời, Phật giáo đã có những tác động mạnh mẽ lên tƣ tƣởng truyền thống Hàn Quốc cũng nhƣ nhận nhiều ảnh hƣởng từ hệ tƣ tƣởng này. Việc nghiên cứu, bảo tồn những di sản của Phật giáo từ lâu đã không còn mang nặng ý nghĩa tôn giáo nữa mà hơn hết đó là việc bảo tồn những tinh hoa văn hóa truyền thống của ngƣời Hàn Quốc. Những di sản Phật giáo ấy có thể kể đến nhƣ chùa Haeinsa nơi lƣu giữ những bảng kinh Phật Tripitaka Koreana (Tam Tạng) (1), Buseoksa lƣu giữ tới 5 quốc bảo của đất nƣớc trong đó có những tòa nhà gỗ cổ nhất, hay nhƣ Beopjusa còn 30 tòa nhà với rất nhiều hiện vật văn hóa. Thế nhƣng chúng tôi lại chọn chùa Phật Quốc để nghiên cứu bởi ngôi chùa đƣợc coi là kinh đô Phật giáo vào thời Silla-thời kì thình vƣợng nhất của tôn giáo này. Do vậy ngôi chùa quy tụ những tinh hoa văn hóa, những nét đặc sắc nhất trong trí tuệ và tài năng của tổ tiên ngƣời Hàn Quốc. Năm 1995, chùa Phật Quốc đƣợc tô chƣ c UNESCO công nhận là di sản văn ho a thế giới nhƣ một công nhận v ới kiệt tác nổi bật của nhân loại, một sự minh họa tuyệt vời cho mẫu kiến trúc Phật giáo đặc sắc trong lịch sử nhân loại. Ngày nay, quan hệ Việt Hàn đang đƣợc thắt chặt trên mọi mặt văn hóa, kinh tế, chính trị mở ra rất nhiều cơ hội cho sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn. Vậy nên việc tìm hiểu văn ho a li ch sƣ cu a Hàn Quô c để co ki ến thức văn ho a sâu rô ng, tạo điều kiện tốt cho việc học tập và công việc sau này đô i với sinh viên chuyên ngành tiếng Hàn là mô t yêu cầu thiết yếu. Hơn nƣ a việc ti m hiểu văn ho a lịch sử Hàn Quốc cũng giúp việc học tiếng Hàn trở nên thu vi, hiệu quả hơn. Bởi nhƣ ng li do trên, chúng tôi chọn chùa Ph ật Quốc làm đề tài cho bài nghiên cƣ u này với mong muốn sinh viên học tiếng Hàn sẽ có sự hiểu biết sâu hơn, thú vị hơn về biểu tƣợng cho văn hóa truyền thống Hàn Quốc mà tập trung chủ yếu là chùa Phật Quốc. 1 Tam tạng : một bộ sƣu tập đầy đủ nhất các bản kinh, giáo pháp và những thoả ƣớc Phật giáo còn tồn tại cho đến ngày nay đƣợc khắc trên 80.000 tấm gỗ 205
2. Nhiệm vu nghiên cƣ u Trong tiểu luận này, nhiệm vu nghiên cƣ u chi nh là qua vi ệc tìm hiểu về kiến trúc của Chùa Phật Quốc để thấy đƣợc những đặc trƣng văn hóa Hàn Quốc đƣợc ẩn dấu trong ngôi chùa nghìn năm tuổi này, đồng thời hiểu rõ hơn về hệ tƣ tƣởng truyền thống của ngƣời dân Hàn Quốc cũng nhƣ tầm quan trọng của Phật giáo đối với ngƣời dân xứ sở Kim Chi. 3. Phƣơng pha p nghiên cƣ u và nội dung nghiên cứu Phương pha p : nghiên cƣ u lý thuyết các tài liệu tham khảo chuyên ngành về Chùa Phật Quốc và Phật giáo Hàn Quô c, sau đo phân ti ch, tổng hợp nội dung để đi đến kết luận cuô i cu ng về đặc trƣng Hàn Quốc thể hiện trong kiến trúc của Chùa Phật Quốc. Nội dung nghiên cứu: trình bày khái quát sơ lƣợc đƣợc lịch sử của Chùa Ph ật Quốc, cách bài trí trong ngôi chùa và ý nghĩa c ủa sự bài trí, tìm ra những nét đặc trƣng về kiến trúc tiêu biểu cho văn hóa Hàn Quốc. Nội dung này đƣợc triển khai với các ý nhƣ sau: I.Chƣơng 1: Khái quát về Chùa Phật Quốc 1.Bối cảnh xây dựng và lịch sử ngôi chùa 1.1. Bối cảnh lịch sử 1.2. Lịch sử của Chùa Phật Quốc 1.2.1. Lịch sử xây dựng 1.2.2. Quá trình trùng tu 2.Kiến trúc của chùa và ý nghĩa bài trí 2.1. Xét theo phƣơng dọc 2.2. Xét theo phƣơng ngang 2.2.1. Khu vực điện Đại Giác 2.2.2. Khu vực điện Cực Lạc 2.2.3. Khu vực điện Đại Nhật 2.2.4. Khu vực điện Quan Thế Âm II.Chƣơng 2: Thông điệp cổ vật 1. Cầu Thanh Vân Cầu Bạch Vân và Cầu Liên Hoa Cầu Thất Bảo 2. Tháp Thích Ca và tháp Đa Bảo 3. Đèn đá 4. Thống nhất tên gọi Các công trình kiến trúc đƣợc đặt trong chùa Phật Quốc đều là từ Hán Hàn, nên chúng tôi sẽ dịch ra từ Hán-Việt để tiện cho việc giải thích ý nghĩa tên gọi. 206
1. 불국사 ( 佛國寺 ) Chùa Phật Quốc 2. 대웅전 ( 大雄殿 ) Điện Đại Giác 3. 비로전 ( 毘盧殿 ) Điện Đại Nhật 4. 극락전 ( 極樂殿 ) Điện Cực Lạc 5. 무설전 ( 無說殿 ) Điện Vô Thuyết 6. 관음전 ( 觀音殿 ) Điện Quan Thế Âm 7. 청운교 ( 淸雲橋 ) Cầu Thanh Vân 8. 백운교 ( 白雲橋 ) Cầu Bạch Vân 9. 연화교 ( 蓮華橋 ) Cầu Liên Hoa 10. 칠보교 ( 七寶橋 ) Cầu Thất Bảo 11. 자하문 ( 紫霞門 ) Cƣ a Tử Hạ 12. 안양문 ( 安養門 ) Cƣ a An Dƣỡng 13. 다보탑 ( 多寶塔 ) Tháp Đa Bảo 14. 석가탑 ( 釋迦塔 ) Tháp Thích Ca 5. Một số khái niệm trong Phật giáo Để giúp ngƣời đọc có thể hiểu và nắm bắt nội dung của bài tiểu luận dễ dàng hơn, chúng tôi sẽ giải thích một số khái niệm Phật giáo xuất hiện trong bài. 1. Kinh Hoa Nghiêm: là bộ kinh có cái nhìn sâu nhất về Đức Phật. Bộ Kinh này chủ trƣơng Đức Phật có 3 thân (pháp thân, ứng thân, báo thân). Trong đó Pháp thân của ngài vẫn tiếp tục giảng hóa cho chúng sinh. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của lịch sử kinh Hoa Nghiêm 2. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa(Pháp Hoa): là bộ kinh đƣợc Phật Thích Ca thuyết pháp lúc cuối đời tại núi Linh Thứu.Kinh này chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Đại thừa Phật giáo, đó là giáo pháp về sự chuyển hoá của Phật tính và khả năng giải thoát. 3. Kinh A Di Đà: là kinh do Phật Thích Ca giảng pháp cho các đệ tử của ngài về Phật A Di Đà và cõi Tây phƣơng Cực Lạc do Phật A Di Đà. Trong kinh A Di Đà, Phật Thích Ca khen ngợi những giá trị tốt đẹp và thừa nhận những giá trị đặc biệt của cõi Cực Lạc, những thứ không có trong thế giới Ta Bà của mình. Đức Phật Thích Ca từ bi khuyên chúng sinh của mình phát nguyện sinh để về cõi ấy nếu nhƣ có nguyện vọng. 4. Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm: nằm trong bộ kinh Pháp Hoa, là những lời thuyết giảng của Phật Thích Ca về Quan Thế Âm Bồ Tát. 5. Kinh Đại Nhật: Theo sự ghi nhận từ các tƣ liệu Hán ngữ thì bộ kinh này do Sƣ Vô Hành đi sang Ấn Độ để thỉnh về. Đến năm 724, Đƣờng Huyền Tông đã hạ chiếu thỉnh hai đại sƣ là Thiện Vô Úy và Nhất Hạnh đến Trƣờng An dịch bộ kinh này. 207
6. Phật Thích Ca: là ngƣời sáng lập nên Đạo Phật, là con ngƣời có thật đƣợc ghi nhận trong lịch sử, sau đã trở thành Phật tại Ấn Độ. Thích Ca sinh khoảng năm 624 TCN,tịch diệt năm 544 TCN, thuyết pháp 45 năm.ngài còn đƣợc gọi là Phật Tổ Nhƣ Lai, Phật hiện tại 7. Phật A Di Đà: là vị Phật lịch sử là giáo chủ cõi tây phƣơng Cực Lạc. trƣớc Phật Thích Ca đã có vô số các vị Phật và Phật A Di Đà là một trong số các vị Phật đó 8. Đại Phật Nhƣ Lai: là pháp thân của Phật Tổ Thíc Ca. Ngài còn thuyết pháp cho đến tận bây giờ 9. Phật Đa Bảo: là vị Phật lịch sử, đƣợc nhắc đến trong Quan Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm. Tên gọi của ngài gắn liền với tích tòa tháp đa báu của ngài. 10. Quan Thế Âm Bồ Tát: là một vị thái tử tên là Bất Huyền, con của vua Vô Tránh Niệm, ngƣời sau này trở thành Phật A Di Đà, là vị Bồ Tát lắng nghe âm thanh đau khổ của thế giới mà cứu độ chúng sinh 11. Bồ Tát Di Lạc: là vị Bồ Tát chƣa tu thành Phật, đợi đến ngày giáng sinh làm ngƣời ở trần thế mới tu thành Phật, tức là vị Phật tƣơng lai nối sau Phật Thích Ca cũng là vị Phật cuối cùng trên trái đất. Tuy nhiên nhiều nơi vẫn thờ ngài nhƣ một vị Phật, trong đó có Việt Nam. 12. Ngài Ca Diếp và Ngài A Na: hai ngài là đệ tử của Phật Thích Ca, sau khi Phật Thích Ca tịch diệt, hai ngài thay Phật giảng kinh ở thời kì đầu. 13. Cõi Cực Lạc nơi chúng sinh chỉ không có khổ đau chỉ toàn niềm vui, nên tên là Cực Lạc. Nằm ở phía Tây do Phật A Di Đà cai quản. 14. Cõi Ta Ba : chúng sinh sống trong cõi này đều giả tạm, vô thƣờng, không thật. Suốt cả cuộc đời chúng ta xoay vòng với sinh, lão, bệnh, tử, bị tiền tài, danh vọng chi phối, bức bách thật khổ não. Thế giới chúng ta đang sống chỉ là một trong phần của cõi Ta Bà do Phật Thích Ca cai quản. B. Giải quyết vấn đề I. Chƣơng 1: Khái quát về ngôi chu a Chu a Phật Quốc 1. Bô i ca nh xây dƣ ng va li ch sƣ cu a ngôi chu a 1.1. Bô i ca nh li ch sư Phật giáo du nhập vào bán đ ảo Triều Tiên tƣ năm 372 ở thời kì Tam Quốc (57TCN- 668). Nơi đầu tiên đạo Phật đƣợc truyền tới là Vƣơng qu ốc Goguryeo (37TCN 668), sau đo là Vƣơng qu ốc Baekje (18TCN 660) vào năm 384, và cuối cùng là đến Vƣơng qu ốc Silla (57TCN 935) (do Silla nằm ở phía dƣới cùng của bán đảo Triều Tiên nên tiếp xúc Phật giáo muộn nhất) năm 527. Tuy là nơi tiếp nhận Phật giáo muô n nhất trong sô 3 nƣớc thời ki Tam quô c nhƣng cuô i cu ng Phật giáo lại trở nên cƣ c thi nh ở Vƣơng qu ốc Silla và Phật giáo Silla thƣờng đƣợc đại diện cho Phật giáo trong thời ki Tam quô c. Phật giáo thời 208
kì này đƣợc coi là tôn giáo chính thống ở cả 3 quô c gia và co sƣ ảnh hƣởng vô cu ng to lớn đến hệ tƣ tƣởng, hoạt động tri thức cũ ng nhƣ phát triển văn ho a cu a ngƣời dân thời ki này. Cũng nhờ lấy Phật giáo làm qu ốc giáo mà Vƣơng triều Silla đã co thể thô ng nhất 3 vƣơng quô c thành Silla thống nhất. Chùa Phật Quốc đƣợc xây dƣ ng trong thời ki Phật giáo thi nh trị nhƣ vậy. 1.2. Lịch sử của Chùa Phật Quốc 1.2.1. Lịch sử xây dựng Theo mô t vài ghi chép khác nhau, ngƣời ta cho rằng Chùa Ph ật Quốc đƣợc khởi công xây dƣ ng bời Kim Daeseong năm 751. Nhƣng theo ghi chép lâu đời nhất về Chùa Ph ật Quốc (cuô n 불국사고금창기 ), ngôi chùa đƣợc xây dựng vào năm 528 thời vua Beopheung tri vi (514-540). Ban đầu, với mu c đi ch cầu mong sƣ phô n thi nh và an bi nh cho vƣơng quô c, ngôi chu a đƣợc xây dƣ ng ở quy mô nho và đƣợc đặt tên là Hoa Nghiêm Chùa Phật Quốc. Đến năm 574, dƣới thời vua Jinheung(540 576) ngôi chu a đã đƣợc mở rô ng quy mô, đô ng thời tƣợng Phật Đại Nhật Nhƣ Lai và Phật A Di Đà đƣợc đu c và thờ tại chu a. Năm 670, thời vua Munmu (661 681), điện Vô Thuyết đƣợc xây dƣ ng để làm nơi thuyết giảng kinh Hoa Nghiêm. Năm 751, dƣới thời vua Kyungdeok (742-765), Kim Daeseong đã tái thiết, mở rô ng quy mô và xây dƣ ng thêm các tháp cu ng nhƣ cầu đá. Tuy nhiên Kim Daeseong đã không thể hoàn thành việc xây dƣ ng n gôi chu a và mất năm 774. Sau khi ông mất, nhà nƣớc đã tiếp quản lại việc tái thiết chu a và sau hơn 23 năm Chùa Phật Quốc đã đƣợc hoàn thành dƣới thời vua Hyegong (756 780). 1.2.2. Quá trình trùng tu Dƣới thời Goryeo (918-1392) và thời Joseon (1392-1910), Chùa Phật Quốc đã trải qua vô sô lần tu sƣ a do sƣ hu y hoại cu a nhƣ ng cuô c chi nh biến và thời gian. Tuy nhiên, điều đáng lƣu ý là ngôi chu a hiện nay là ngôi chu a đƣợc xây dƣ ng tái thiết lại chƣ không phải là ngôi chu a đƣợc truyền lại tƣ thời đại Silla thô ng nhất bởi vào năm 1592 thời ki loạn giặc Nhật xâm lăng (1592-1598), trƣ mô t phần nho ra thi toàn bô ngôi chu a đã bi thiêu ru i hoàn toàn. Sau đo, tƣ năm 1604, Chùa Phật Quốc đƣợc xậy dƣ ng lại lần nƣ a và tu sƣ a khoảng 40 lần cho đến tận năm 1805. Tƣ năm 1910 đến năm 1945, trong thời gian phát xít Nhật chiếm đóng Hàn Quô c, họ có thực hiện phục hồi chùa nhƣng không có hồ sơ nào ghi chép cụ thể về vi ệc sửa chữa này. Thời ki này cu ng ghi nhận hàng loạt kho báu, cô vật bi mất. Năm 1969, Hô i đô ng Tru ng tu Chùa Ph ật Quốc đƣợc thành lập và Điện Vô Thuyết, Điện Quan Thế Âm, Điện Đại Nhật nhƣ ng khu đất mà ngôi chu a gô c tô n tại đã đƣợc tái dƣ ng năm 1973. Nhƣ ng khu vƣ c cu hay bi hƣ hại nhƣ Đi ện Đại Giác, Điện Cực Lạc, đƣợc tu sƣ a lại. Năm 1995, Chùa Phật Quốc đƣợc UNESCO công nhận là di sản văn ho a thế giới. 209
2. Kiến tru c cu a chu a va y nghi a ba i tri Chùa Phật Quô c là mô t trong nhƣ ng ngôi chu a lớn và đẹp nhất cu a Hàn Quô c nằm trên ngo n đô i Tohamsan, cách trung tâm thành phố Gyeongju khoảng 16km về phi a đông nam 2.1. Xét theo phƣơng dọc: Chùa Phật Quốc đƣợc xây dựng theo lối kiến trúc phân tầng. Mỗi điện đƣợc nằm ở một độ cao khác nhau. Khu vực điện Cực Lạc là nơi thấp nhất, trong khi đó điện Quan Thế Âm lại nằm ở vị trí cao nhất. (1)Bản đồ phân bố độ cao Ngôi chùa xây trên mặt phẳng nghiêng tự nhiên của dốc núi. Vì vậy ngƣời ta cho xây dựng những đê bao bằng đá tạo nền cho khuôn viên từng điện. Hầu hết những ngôi chùa đều đƣợc xây trên núi nên việc xây đê bao không có gì đăc biêt. Nhƣng không có một cái nền đá nào tinh xảo đƣợc nhƣ ở chùa Phật Quốc. Bởi vào thời kì này kĩ thuật xây dựng đƣợc cải tiến để những công trình tuy khác nhau về vật liệu(nhƣ gỗ, đá, ) nhƣng vẫn tạo thành một thể hài hòa. Nền đá đƣợc xếp khéo léo sao cho các viên đá đƣợc xếp khít nhau, dù không có vật liệu liên kết nhƣng vẫn vững chắc qua nghìn năm. Sƣ sắp xếp bài tri phân tầng bậc cu a ngôi chu a h ẳn không phải mô t sƣ ngẫu nhiên. Sự chênh lệch độ cao giữa điện Đại Giác và điện Cực Lạc thể hiện cái nhìn, đánh giá của ngƣời Hàn Quốc về Đạo Phật (ý nghĩa này sẽ đƣợc giải thích kĩ ở phần 2 chƣơng II). Điện Đại Nhật đƣợc đặt cao hơn điện Đại Giác thể hiện sƣ hiểu biết về sâu sắc về Phật Đại Nhật Nhƣ Lai, đƣợc coi là vị Phật quan trọng nhất trong số các vị Phật.Vì thế nên điện đại nhật có vị trí cao hơn điện đại giác. Ở các chùa Hàn Quốc điện Quan Thế Âm đƣợc đặt ở vi tri cao nhất và ở chùa Phật Quốc thì điều này cũng k hông phải ngoại lệ. Việc xây dƣ ng điện Quan Thế Âm ở vi tri cao nhất co thể hiểu rằng bởi vi để giáo ho a chu ng sinh Quan Th ế Âm đã cƣ tru ở một vách nu i cao trên ngo n nu i Potalaka nằm ở biển phi a nam (theo truyền thuyết về Quan Thế Âm Bồ Tát). 2.2. Xét theo phƣơng ngang Ta có thể chia ngôi chùa làm bốn khu vực chính, đo là khu vƣ c đi ện Đại Giác, khu vƣ c điện Cực Lạc, khu vƣ c điện Đại Nhật và khu vƣ c điện Quan Thế Âm 210
2.2.1. Khu vƣ c điện Đại Giác (2)Bố trí của ngôi chùa Khu vƣ c Đại Giác là khu vƣ c lớn nhất trong chu a. Đây là mô t không gian đƣợc bô tri hết sƣ c khoa h ọc và co ti nh hệ thô ng đƣợc liên kết với nhau bở i nhƣ ng dãy hành lang dài nô i các tòa nhà và cƣ a chi nh lại với nhau. Để vào đƣợc khu vƣ c Đ ại Giác ta đi qua chiếc cầu Thanh Vân-Bạch Vân và nó sẽ dẫn ta đến cửa T ử Hạ cánh cửa dẫn vào thế giới của Phật Thi ch Ca Mâu Ni. Điện Đại Giác đƣợc đặt ở vi tri trung tâm cu a khu đất rô ng lớn. Bên trong điện, ở giữa đặt tƣợng Phật Thi ch Ca Mâu Ni đƣợc làm bằng gô, hai bên tả hƣ u là tƣợng Di Lạc Bô Tát và Galla Bô Tát. Ngoài cùng là tƣợng hai đệ tử của Phật Thích Ca là ngài Ca Di ếp với vẻ mặt già và Ngài A nan với vẻ mặt trẻ đƣợc làm bằng đất. Phía trƣớc điện co một chiếc đèn đá, trên sân phi a đông là tháp Đa Bảo, trên sân phi a tây là tháp Thích Ca Phía sau chính điện là tòa nhà lớn nhất mang tên Vô Thuyết với ngu ý sâu xa cu a Phật giáo đó là chân lý không thể có đƣợc chỉ thông qua bài giảng mà chỉ có thể đạt đƣợc bằng việc tƣ mi nh tu luyện để đạt đến cảnh giới cao nhất. Vì đây là phần trung tâm của chùa nên điện này là nơi thể hiện nhiều dụng ý bố trí nhất. Tất cả các công trình đều gắn kết với nhau một cách chặt chẽ. Thậm chí một số công trình có thể nằm trong nhiều hệ thống liên kết khác nhau. Hệ thống liên kết này chính là hệ thống hình học.tất cả đều phục vụ cho mục đích lý tƣởng hóa cõi Phật. (3)Hình ảnh hai tam giác đều lồng nhau. Riêng hình tam giác đều bên trong lấy đèn đá làm trọng tâm 211
(4)Hình tròn có tâm là bậc cầu thang của điện Đại Giác 2.2.2. Khu vƣ c điện Cực Lạc Khu vƣ c C ực Lạc co diện ti ch nho hơn và nằm ở vi tri thấp hơn m ột bậc về phía Tây so với khu vực Đ ại Giác nhƣng lại có cấu trúc tƣơng đối giống với khu vƣ c Đại Giác. Khu vƣ c này cu ng đƣợc bao bo c bởi hệ thô ng hành lang khép ki n tạo th ành 1 thế giới riêng biệt thế giới Cƣ c Lạc cu a Phật A Di Đà. Để đến đƣợc thế giới ấy ta phải trải qua hai chiếc cầu Thất Bảo và Liên Hoa rồi sau đó bƣớc qua cánh An Dƣ ỡng. Điện Cực Lạc cu ng đƣợc đặt ở trung tâm, phía trƣớc điện cũng có một đèn đá. (5)Tượng Phật A Di Đà bằng đồng mạ vàng Bên trong điện thờ Phật A-Di-Da, quốc bảo số 27. Phật ngồi ở tƣ thế đang thuyết giảng về cuộc đời ở cõi trời A Di Đà. Mặt Phật thanh thoát, trầm tĩnh, rất từ bi. Tay trái mở ra, lòng bàn tay hƣớng về phía trƣớc, đƣa lên ngang vai và tay phải để trên đùi 2.2.3. Khu vƣ c điện Đại Nhật Khu vƣ c này nằm ở sau, lệch về phi a Tây và cao hơn so với khu vƣ c Đ ại Giác. Để lên đƣợc đến vu ng đất cu a Phật Đại Nhật Nhƣ Lai này ta chi co cá ch đi qua khu vƣ c C ực Lạc hoặc Đại Giác. (6)Tượng Đại Nhật Như Lai Bên trong điện Đ ại Nhật thờ tƣợng Phật Đại Nhật Nhƣ Lai Quô c bảo sô 26. tƣợng Phật bằng đồng mạ vàng với kiểu nắm tay đặc trƣng. Đại Nhật nghĩa là ánh sáng lớn, loại ánh sáng duy nhất có thể chiếu sáng tất cả 10 phƣơng trời, bất kể ngày hay đêm. Phật Đại Nhật Nhƣ Lai biểu tƣợng cho Sự Thực, Trí Tuệ và Sức Mạnh Vũ Trụ. 2.2.4. Khu vƣ c điện Quan Thế Âm Đây là khu vƣ c cao nhất trong tô ng thể bài tri cu a ngôi chu a. Nó nằm ở s au, lệch về phi a Đông so với khu vƣ c Đại Giác. (7)Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Điện thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Một điều thú vị ở đây là trong khi tại Trung Quốc và các nƣớc Phật giáo Đại 212
Thừa (2) khác Bồ Tát đƣợc thể hiện dƣới hình thức là ngƣời nữ giới còn Hàn Quốc lại là nam giới. Về mặt này, nền Phật giáo của Hàn Quốc đã chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ Phật giáo Ấn Độ mà không thông qua Trung Quốc. Nhìn vào cấu trúc ngôi chu a, ta tƣởng chƣ ng nhƣ chu a đƣợc phân tách ra thành nhƣ ng khu vƣ c biệt lập không liên quan đến nhau nhƣng thƣ c chất chu ng lại co mô i liên hệ mật thiết. Bởi ngôi chu a là m ột sự nỗ lực mới trong việc dung hòa nhiều trƣờng phái Phật giáo gồm co Kinh Hoa Nghiêm, Diệu Pháp Liên Hoa và Quan Thế Âm Ph ổ Môn Phẩm, kinh A Di Đà và kinh Đ ại Nhật. Tất cả những bộ kinh này đều do Đức Phật giảng giải nhƣng từ mỗi bộ kinh lại phát triển thành một phái khác nhau) Những ngôi chùa khác thông thƣờng mang những đặc trƣng của một loại kinh nhất định, ví dụ nhƣ chùa Yeongju nổi tiếng là chùa đại diện cho phái Hoa Nghiêm kinh của Phật giáo thời Silla. Còn ở đây mỗi khu vực lại mô phỏng theo một loại kinh khác nhau. Điện Đại Giác đặc trƣng cho kinh Diệu Pháp Liên Hoa kết hợp với kinh Đại Nhật. Điện Cực Lạc đặc trƣng cho kinh A Di Đà. Điện Đại Nhật theo tƣ tƣởng của kinh Hoa Nghiêm. Điện Quan Thế Âm mô phỏng theo Quan Thế Âm Phổ Môn Phẩm. II. Chƣơng 2: Thông điệp cô vâ t 1. Cầu Thanh Vân Bạch Vân và cầu Thâ t Ba o - Liên Hoa Ngay từ những bƣớc chân đầu tiên, chúng ta đã cảm nhận thấy vẻ đẹp trang nghiêm, thanh tịnh của ngôi chùa. Bố cục mặt tiền điện vô cùng sáng tạo, một bố cục vừa hài hòa giữa những chi tiết vừa hoà hợp với khung cảnh thiên nhiên. Cảm giác ấy có đƣợc là nhờ bốn cây cầu đƣợc xây dựng bằng đá, tạo sự liên kết thống nhất giữa tòa nhà bằng gỗ và nền đá. Bốn cây cầu chia làm hai hệ thống cầu: phía bên đông dẫn lên cổng Tử Hạ cánh cổng của điện Đại Giác, phía bên tây dẫn lên cổng An Dƣỡng cổng đƣa vào điện Cực Lạc. (8)Mặt tiền điện của chùa Phật Quốc Thực chất đây là hai cầu thang dẫn vào hai điện. Tuy nhiên chúng lại đƣợc gọi là cây cầu ( 橋 ). Nếu theo hình dáng và chức năng của cầu thông thƣờng nhƣ chúng ta biết thì cầu đuợc dùng để vuợt qua suối, kênh hay vật cản nào đó. Nhƣng ở đây không có dòng nƣớc nào nhƣ thế cả. (Có chăng, dựa vào những vết tích của nền đá và sự xuất hiện của những 2 Đại Thừa còn đƣợc hiểu là Phật giáo Bắc truyền, trƣớc kia thông qua Con đƣờng tơ lụa đến Trung Á và Trung Quốc, sau đó tiếp tục đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam 213
máng dẫn nƣớc trên bức vách, chúng ta có thể biết rằng trƣớc đây khu vực này có một hồ sen lớn nằm cách xa cầu). Để giải thích cho vấn đề này chúng ta cần xem xét những chiếc cầu trên vai trò là biểu tƣợng một con đƣờng kết nối giữa hạ thế với cõi Phật. Nƣớc biểu trƣng cho hạ thế, để vƣợt qua nƣớc theo thế giới quan của con ngƣời cần có một cây cầu. Điều này đồng nghĩa với việc để từ hạ giới lên cõi Phật cần có một cây cầu. Nhƣng ngôi chùa đƣợc xây trên những đƣờng đê tạo cấu trúc phân bậc nên cần xây dựng cầu thang để lên chùa. Vậy là ngƣời ta đã xây dựng cầu thang nhƣng mô phỏng theo kiểu một cây cầu.những vòm cầu càng chứng minh cho dụng ý ấy. Vòm cầu này thƣờng đƣợc nhìn thấy ở những cây cầu bắc qua kênh thời Silla.Từ đây nảy sinh ra khái niệm stairway bridges"- những cây cầu có bậc thang. Điều này khác với quan niệm của ngƣời phƣơng tây để lên đƣợc thiên đàng cần stairway"-cầu thang. Tới đây chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về vai trò của chúng nhƣ một con đƣờng lên cõi Phật. (9)Cầu Thanh Vân và cầu Bạch Vân Xét từ đông sang tây nhìn theo trục bắc nam gồm có hai cây cầu, cầu Thanh Vân và cầu Bạch Vân (quốc bảo số 23). Cầu Thanh Vân có 17 bậc nằm ở dƣới, phần trên là cầu Bạch Vân 16 bậc. Theo thuyết Vũ Trụ Giáo (3), Thanh Vân nghĩa là mây xanh cùng con số 17 tƣợng trƣng cho nƣớc thái âm, nƣớc nặng vì thế cầu Thanh Vân ở dƣới. Bạch Vân với 16 bậc thể hiện cho mây trắng mang tính dƣơng, khí gió nhẹ vì vậy cầu Bạch Vân ở phía trên. Hai cây cầu hợp thành 33 bậc tƣơng ứng với 33 bậc giác ngộ trong kinh Phật. Bƣớc lên cây cầu ấy, con ngƣời từ hạ thế lên trung thế qua cầu Thanh Vân, từ trung thế lên thƣợng thế qua cầu Bạch Vân. Cây cầu dẫn đến cổng Tử Hạ(Mù Sƣơng Tím). Sở dĩ nó có tên nhƣ vậy là do ánh hào quang pha sắc tím tỏa ra từ thân Phật Thích Ca nhìn từ phía xa trông mờ ảo nhƣ sƣơng mù. Bƣớc qua cổng này cũng nhƣ đã đặt chân vào cõi Niết Bàn bởi ngƣời tu hành hoàn toàn giác ngộ, đã tu thành chính quả. Tiếp đến ở phía tây là cầu Liên Hoa và cầu Thất Bảo. Cầu Liên Hoa ở dƣới có 10 bậc hợp với 8 bậc của cầu Thất Bảo ở phía trên tạo thành lối dẫn lên cổng An Dƣỡng. Hai cây cầu này đƣợc xây dựng theo những miêu tả trong kinh A Di Đà và đều biểu tƣợng cho con đƣờng dẫn lên cõi Cực Lạc. 3 Thuyết Vũ Trụ Giáo là một loại thuyết giải thích về nguồn gốc vũ trụ theo dân gian 214
Theo kinh A Di Đà, cõi Cực Lạc có ao làm từ bảy báu là bảy thứ quý nhất thế gian gồm vàng, bạc, lƣu ly, xà cừ, xích châu, mã não. Trong ao, có nƣớc tám công đức, không phải là loại nƣớc ngọt nƣớc mặn nhƣ ở cõi Ta Bà. Nƣớc tám công đức ấy theo thứ tự là trong sạch, thấm nhuần, mát mẻ, hƣơng thơm, ngọt ngào, êm dịu, khả năng giải thoát, giúp cho thân thể khỏe mạnh(theo bản dịch kinh A Di Đà của Giác Hạnh Đức). Chính vì lẽ đó cây phía trên có tên là Thất Bảo và đƣợc xây đủ 8 bậc tƣơng ứng với nƣớc tám công đức. Trong ao Thất Bảo ngoài nƣớc tám công đức còn có Liên Hoa Báu. Vì vậy mà cây cầu phía dƣới đƣợc đặt tên là Liên Hoa và mỗi bậc thang đều đƣợc khắc chạm một bông hoa sen. Trong Phật giáo, hoa sen tƣợng trƣng cho sự tái sinh. Hai cây cầu đƣợc sắp xếp theo thứ tự mô phỏng quá trình từ khi tái sinh đến khi tắm tại hồ bảy báu để gột sạch bụi trần, bƣớc qua cổng An Dƣỡng để đến với cõi bất tử. (10)Câ u Liên Hoa va câ u Thâ t Ba o Hai hệ thống cầu (Thanh Vân-Bạch Vân và Liên Hoa-Thất Bảo) khác hẳn nhau về mặt số lƣợng bậc thang. Cùng mô phỏng quá trình lên cõi Phật nhƣng một bên có tới 33 bậc một bên chỉ có 18 bậc. Đó là bởi số bậc mô tả tƣơng ứng với bậc giác ngộ. Để lên đƣợc cõi Niết Bàn của Phật Thích Ca, ngƣời tu hành phải tu khổ hạnh hơn. Dù Phật đã thuyết pháp nhƣng để đạt đƣợc đỉnh giới cuối cùng phải dựa hoàn toàn vào mình, đây gọi là tự giác". Còn để lên đƣợc cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, ngƣời tu hành có bảy yếu tố hỗ trợ sự giác ngộ, con đƣờng giác ngộ nhanh hơn nhờ sự giúp đỡ Phật A Di Đà, gọi là giác tha".bảy yếu tố hỗ trợ giác ngộ ấy cũng trở thành bảy vật báu làm nên Cực Lạc. Sự khác biệt về số lƣợng bậc, ngoài đem lại những giải thích về con đƣờng giác ngộ còn thể hiện chính tình cảm, cách đánh giá sự vật sự việc của ngƣời Hàn. Hệ thống hai cây cầu tạo nên sự chênh lệch độ cao của khuôn viên của hai điện Đại Giác và Cực Lạc. Hệ thống hai cây cầu này có số bậc giác ngộ khác nhau, dẫn tới hai kiểu ngƣời tu hành. Kiểu ngƣời tu hành thứ nhất tìm đến những giá trị tốt đẹp hơn, hƣớng đến đó trở thành dân cƣ mới của cõi Tây phƣơng Cực Lạc. Kiểu ngƣời tu hành thứ hai (những ngƣời tu luyện để đến đƣợc cõi Niết Bàn) tích cực, có giá trị về nhân văn hơn, đó là cố gắng tạo ra những giá trị tốt đẹp nhƣ Tây phƣơng Cực Lạc ngay tại cõi Ta Bà. Từ bỏ một nơi khổ đau để đến nơi an vui, hạnh phúc rất dễ, ngƣời tu hành thứ nhất không cần quá nhiều nỗ lực. Nhƣng ngƣời tu hành thứ hai là những ngƣời từ bỏ cõi an vui, chịu tu luyện khổ hạnh hơn để cứu giúp 215
chúng sinh, nếu không có tâm nguyện Bồ Tát không thể làm đƣợc. Vậy là việc bố trí hai hệ thống cầu này thể hiện lòng thành kính đối với công lao to lớn của Đức Phật Thích Ca và các đệ tử của ngài. Tóm lại ngôi chùa mô phỏng thành công đất Phật gián tiếp qua việc xây dựng bốn cây cầu. Lòng thành kính với Đức Phật đan xen những tƣ tƣởng truyền thống tạo nên những dấu ấn của khác biệt của Phật giáo Hàn Quốc. 2. Tháp Thích Ca và tháp Đa Bảo Bảo vật quốc gia Hàn Quốc số 20, 21 là tháp Thích Ca và tháp Đa Bảo nằm ở sân trƣớc điện Đại Giác. Hầu hết những ngôi chùa ở Hàn Quốc đều có tháp này ở sân điện chính cho dù ngôi chùa đƣợc xây dựng trên núi hay ở đồng bằng. Tùy theo diện tích mặt bằng sân chùa mà có một hoặc hai ngôi tháp. Chùa Phật Quốc là một ví dụ điển hình cho ngôi chùa có tháp đôi. (11)Hình vẽ của hai ngọn tháp Tháp Thi ch Ca (bên tra i) Tháp Đa Bảo(bên pha i) Tuy nhiên ở những ngôi chùa thông thƣờng, nếu có hai ngôi tháp thì chúng sẽ đƣợc xây dựng theo phƣơng thức giống nhau, riêng ở Chùa Phật Quốc hai ngôi tháp đƣợc xây dựng khác nhau một cách rõ rệt. Tháp Thích Ca đƣợc xây dựng theo kĩ thuật truyền thống đặc trƣng của thời Silla, đồng thời nó trở thành kiểu mẫu cho các tháp xây sau này. Tháp nằm ở phía tây gồm 3 tầng với chiều cao là 8,2 m. Tháp đá vuông này đƣợc xây dựng trên những tỉ lệ hoàn hảo, một vẻ đẹp đơn giản nhƣng vẫn không mất đi sự uy nghi. Xung quanh tháp là đƣờng viền bằng đá khắc chạm những bông hoa sen. Tám bông hoa sen ấy theo các học giả là hình ảnh tƣợng trƣng cho tám bệ hoa ngồi của tám vị Bồ Tát hộ pháp. (12)Tám bông hoa sen 216
Trong khi đó tháp Đa Bảo lại mang vẻ đẹp mềm mại, hoa lệ. Đó là một ngọn tháp độc nhất vô nhị với những đƣờng nét sáng tạo chƣa từng có tiền lệ. Tòa tháp đƣợc đặt tại phía đông, cao 10m, kết cấu 3 tầng. Tháp đƣợc đặt trên bốn cầu thang đá, mỗi cầu thang chia làm 10 bậc. Tầng thứ nhất hợp bởi bốn trụ đá đặt tại bốn góc. Tầng thứ hai là lan can kép tứ giác cùng với phiến đá mỏng phẳng tạo thành mái cho tầng thứ nhất. Tầng thứ ba lan can hình bát giác đƣợc miêu tả trong kinh Phật là bệ đỡ đài hoa sen. Đỉnh tháp đặc trƣng với nghệ thuật chạm mái hình bánh xe. Tháp Đa Bảo là biểu tƣợng cho con mắt nghệ thuật sáng tạo, một đôi tay khéo léo lành nghề và sự hợp nhất giữa tâm thức ngƣời nghệ sĩ dân gian với tác phẩm điêu khắc khiến cho bất kì ai đến chiêm ngƣỡng đều cảm thấy nhƣ đang đƣợc diện kiến Đức Phật. Sự khác biệt trong hình thức thể hiện hai tòa tháp khiến chúng ta phải tìm hiểu về vai trò thật sự của chúng là gì. Đề tìm câu trả lời phải nhắc đến điển tích của Phật giáo dựa trên cuốn kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Pháp Hoa). Ngôi tháp vƣợt qua vai trò thông thƣờng để trở thành biểu tƣợng cho đất Phật cũng nhƣ đúng khái niệm mà ngôi chùa này lấy làm tên. Điển tích nhắc đến Đa Bảo Phật, một vị Phật lịch sử (Phật Thích Ca đƣợc coi là Phật hiên tai). Ngài từng tuyên thệ rằng sau khi ngài nhập tịch, ở 10 phƣơng trời ở đâu nói kinh Pháp Hoa, tháp miếu của ta vì nghe kinh này mà trồi lên. Ngày ấy Đức Phật Thích Ca ngồi giảng pháp Hoa trên núi Linh Thứu, nói xong phần Chánh Tông, lúc sắp giảng đến phần Lƣu Tông, chợt có một tháp báu từ dƣới đất vọt lên không trung. Tháp bằng 7 báu, cao 500 do tuần (1 do tuần=16 km), rộng 250 do tuần, vô số báu vật mƣời phƣơng treo trên tháp. Trong tháp phát ra âm thanh lớn khen rằng: Lành thay! Lành thay! Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn có thể đem pháp bình đẳng đại huệ dạy các Bồ Tát là kinh Diệu Pháp Liên Hoa - [là kinh] đƣợc chƣ Phật hộ niệm - nói cho đại chúng. Đúng nhƣ vậy! Đúng nhƣ thế! Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn, những lời Ngài đã nói đều là chân thật". Bấy giờ, Phật 10 phƣơng nghe tin ấy tìm về cúng dƣờng tháp báu. Nay thấy Đức Phật đã diệt độ vô lƣợng nghìn muôn kiếp trƣớc nói lời khen nhƣ thế là việc chƣa từng có càng thêm lòng cung kính. Đa bảo Phật chia nửa tòa báu cho Phật Thích Ca, hai Đức Phật Nhƣ Lai xếp ngang hàng trong tòa báu. Bồ Tát nhận định chẳng thể cúng dƣờng một Phật cho nên chia làm hai phần một thờ Thích Ca Mâu Ni, một thờ Phật Đa Bảo. Ngƣời Hàn xƣa dựa vào miêu tả trong tích này mà xây dựng hai tháp. Đa Bảo tháp thờ Đa Bảo Phật trụ trì cõi đông mà đƣợc đặt ở bên đông, bên còn lại đặt tháp Thích Ca. Không chỉ dừng lại ở biểu tƣợng cho vùng đất Phật nó còn là biểu tƣợng cho lối tƣ duy quan niệm của ngƣời Hàn Quốc đƣơng thời. Vƣợt qua những ý nghĩa Phật giáo, nó là hệ thống quan điểm từ xa xƣa về mối quan hệ không thể tách rời giữa âm-dƣơng và sự cân bằng giữa các yếu tố đạt tới trạng thái kết hợp tốt nhất. Theo quan niệm ấy, tháp Đa Bảo tƣợng trƣng cho âm khí, phái nữ, đó là bóng tối nơi hạ giới. Bốn cầu thang đi lên thể hiện ƣớc vọng đƣợc giác ngộ bƣớc vào cõi Phật. Ngƣợc lại tháp Thích Ca với những đƣờng nét cứng cáp tƣợng trƣng cho khí dƣơng, nam giới, đó là ánh sáng của chân lí đẩy lùi bóng tối, cứu thoát chúng sinh. 217
Cũng có một bắt gặp thú vị đƣợc tìm thấy ở ngọn tháp này là sự tôn sùng với những con số lẻ, mà ở đây đặc biệt là con số 3. Quan niệm này không xuất phát từ tôn giáo mà là một quan niệm cố hữu xuất phát từ thuyết Tam Tài thời cổ đại Trung Quốc, chi phối đến lối suy nghĩ của cƣ dân nông nghiệp. Quan niệm này xuất hiện trong thần thoại kiến quốc của ngƣời Hàn ( 단군신화 ), Hwanung (thiên) hạ thế xuống đỉnh núi cao nhất chính là biểu tƣợng cho gạch nối giữa trời và đất. Và đặc biệt vua Sejong cũng đã dựa vào thuyết này để sáng tạo lên bảng chữ cái tiếng Hàn dựa theo khẩu hình phát âm và ba yếu tố: thiên, địa, nhân. Học thuyết đề cập đến mối quan hệ biện chứng giữa ba yếu tố: trời, đất, con ngƣời; trời mang tính dƣơng, đất âm tính, con ngƣời ở giữa(âm hơn trời, dƣơng hơn đất). Ba yếu tố này tạo nên vũ trụ mà ở đó con ngƣời là tiểu vũ trụ nhận sự tác động từ trời và đất. Mục đích của thuyết tam tài là hƣớng con ngƣời đi đến trạng thái hài hòa với thiên nhiên trời đất. Từ xa xƣa tƣ tƣởng ấy đã truyền sang Hàn Quốc với đa số là cƣ dân nông nghiệp. Họ sống hài hòa với tự nhiên bằng phƣơng thức lấy những nguyên tắc, quy luật tự nhiên áp dụng vào trong cuộc sống thực tiễn. Ngƣời Hàn cổ cũng cho rằng bất kì cá nhân nào làm chủ đƣợc những nguyên tắc ấy sẽ ngang hàng với Đức Trời. Và cách ứng dụng những nguyên tắc tự nhiên đơn giản nhất chính là sử dụng những con số lẻ, đặc biệt là con số 3 đƣợc tìm thấy ở trong cả vật hữu hình lẫn vô hình. Hiện nay những bảo vật mà hai ngôi tháp này từng lƣu giữ đang đƣợc trƣng bày tại bảo tàng Viện Quốc Gia Khánh Châu gồm có bản kinh Phật khắc gỗ lâu đời nhất trên thế giới, hòm đựng xá lị của Phật. Riêng tháp Đa Bảo đƣợc khắc trên đồng 10 xu, trở thành niềm tự hòa của ngƣời dân Hàn Quốc. 3. Đèn đa Nhƣ đã tri nh bày ở trên, trƣớc điện Đ ại Giác và điện C ực Lạc đều co môt chiếc đèn đá. Vô n di ban đầu trƣớc mô i điện Đại Giác, Cực Lạc, Đại Nhật, Quan Thế Âm đều co một chiếc đèn đá nhƣng hiện nay chi co n lại hai chiếc đèn này. Lí do tại sao trƣớc mỗi điện đều đƣợc đặt một chiếc đèn đá là do công du ng cu ng nhƣ ý nghi a cu a đèn. (13)Chiếc đèn đa trước điện Đa i Gia c Đèn co chƣ c năng chiếu sáng để nhi n đƣợc mo i vật xung quanh trong bo ng tô i. 218
Nhƣng chiếc đèn đá trong chu a lại không chi dƣ ng lại ở chƣ c năng chiếu sáng mà no co n mang ý nghi a biểu trƣng cho lời cu a Phật và ánh sá ng phát ra tƣ đèn chi nh là thể hiện lời răn cu a Phật tƣ a nhƣ chân lý dẫn lô i chi đƣờng cho chu ng sinh thoát kho i bể khô. Theo nhƣ Đại Nhật Kinh, ngọn đèn đá này là thể hiện cho trí tuệ của Đức Phật và khi chiếc đèn đƣợ c thắp lên thi ánh sáng tƣ chiếc đèn sẽ to a rạng khắp thế gian, xua đi bo ng tô i cu ng với sƣ đau khô cu a chu ng sinh. Vậy cây đèn đá ngoài ý nghĩa là biểu tƣợng Phật giáo còn mang ý nghĩa nào khác khổng? Xét về cấu trúc tổng thể ngôi chu a đƣợc chia làm 4 khu vƣ c, mô i khu vƣ c lại dƣ a theo một kinh khác nhau để thờ mô i Đƣ c Phật khác nhau. Bởi vậy, mô i khu vƣ c riêng lại co một chiếc đèn đá. Ở bất kì ngôi chùa nào du sân chu a co rô ng đến thế nào thi cu ng chỉ đƣợc đặt một chiếc đèn đá trƣớc điện th ờ. Cách bài trí này bị ảnh hƣởng bởi thuyết Vũ Trụ Giáo, trong đó chiếc đèn là biểu tƣợng Cây Đời. Chiếc đèn đá còn cho chúng ta thấy trình độ, trí tuệ của ngƣời xƣa trong việc sắp đặt vị trí, tính toán độ cao chuẩn xác. Trƣớc mô i chiếc đèn đều co m ột bu c đá co tên go i là Bongrodae - là nơi để dâng hƣơng hoa, lễ vật lên Đƣ c Phật. Nếu đƣ ng lên chiếc bu c này và nhìn qua hô c nơi thắp đèn thi ta co thể thấy tƣợng Phật Thi ch Ca Mâu Ni xuất hiện cân đô i chính giƣ a hô c. C. Kết luận Chùa Phật Quốc không chỉ là biểu tƣợng văn hóa lịch sử cho thời kì Phật giáo thịnh trị nhất ở Hàn Quốc mà còn là kiệt tác nghệ thuật kiến trúc vĩ đại đƣợc cả thế giớ i công nhận. Bài tiểu luận này đã đƣa ra đƣợc một vài nét đặc trƣng cơ bản của chu a Phật Quô c và qua đo khái quát lên tƣ tƣởng, cách nhìn của ngƣời Hàn Quốc trong m ối tƣơng quan với Phật giáo. Thứ nhất ngƣời Hàn không chỉ rất tôn sùng đạo Phật, họ còn rất am hiểu kinh Phật. Điều này khiến tƣ tƣởng của họ chứa đựng tƣ tƣởng Phật giáo tạo nên những văn hóa đặc trƣng nổi tiếng nhƣ văn hóa công đồng, văn hóa thờ cúng tổ tiên (cho rằng linh hồn vẫn tồn tại sau khi con ngƣời chết). Thứ hai, ngƣời Hàn tiếp nhận một tôn giáo ngoại lai nhƣ Phật giáo nhƣng lại có ý thức mạnh mẽ biến nó trở thành tôn giáo của dân tộc mình. họ đƣa những tƣ tƣởng có từ lâu đời nhƣ sự hòa hợp giữa con ngƣời với trời đất theo thuyết Tam Tài, sự cân bằng âm dƣơng theo thuyết Vũ Trụ Giáo vào trong các công trình Phật giáo. Bài tiểu luận giúp cho những ngƣời yêu thích văn hóa, lịch sử, kiến tru c Hàn Quô c co thể hiểu nền tảng cốt lõi làm nên tƣ tƣởng của ngƣời Hàn Quốc cho đến ngày nay, cũng nhƣ cho thấy cái vẻ đẹp ẩn chứa trong những công trình cổ xƣa- những bảo vật tâm linh vô cùng quí báu mà ngƣời Hàn Quốc từ ngàn đòi vẫn luôn bảo vệ nhƣ bảo vệ chính nguồn cội của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Korean temple motifs, written by Heo Gyun, Translated by Timothy V.A Atkinson. 2.Buddhist Sculpture of Korea, written by Lena Kim 219
3. 불국사, written by 김동형, 1992 4.Thế giới Cực Lạc phân tích ứng dụng kinh A Di Đà, biên tập Giác Hạnh Đức 5.Quan Thế Âm phổ môn phẩm, bài Giảng kí, quyển 3 6. Bồ Tát Quan Thế Âm trong văn hóa ngƣời Việt Nam, bài nghiên cứu của Thích Nữ Tâm Tú. 7. 불교건축, written by 김봉렬 8. http://vi.wikipedia.org/wiki 9. http://www.tangthuphathoc.net 10. http://www.vietnamtravellook.com/vn/diem-den/612--chua-chùa Phật Quốc--quoc-bao-xu-han-.html 11. http://blog.daum.net/kinhj4801/15961398 12. http://blog.daum.net/kinhj4801/15961767 13. http://www.bulguksa.or.kr/ 14.http://minhhanhdp.brinkster.net/chua_Tren_Thegioi/ChùaPhật Quốc_PhungAn.html 15. http://navercast.naver.com/contents.nhn?rid=92&contents_id=2286 220
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ QUỐC HIỆU KOREA QUA CÁC THỜI ĐẠI A.MỞ ĐẦU SVTH: Bùi Thị Ngọc Hà, Vũ Thị Hiền 1H12 GVHD: Vương Thị Năm Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, không chỉ có ý nghĩa biểu thị chủ quyền lãnh thổ mà còn là danh xƣng chính thức đƣợc dùng trong ngoại giao; biểu thị thể chế và mục tiêu chính trị của một nƣớc. Dù thể hiện dƣới dạng tiếng nói hay chữ viết, đối với mỗi công dân, quốc hiệu luôn là lòng tự hào dân tộc. Chính vì vậy, tìm hiểu một dân tô c cùng nền văn hoá của dân tộc và quốc gia ấy không thể bỏ qua việc nghiên c ứu các quô c hiệu và ý nghi a cu a chu ng qua các thời đại. Mục đích chính của bài nghiên cứu này là giới thiệu về Quốc hiệu và tên gọi của đất nƣớc Hàn Quốc, đồng thời so sánh với lịch sử, tên gọi của Việt Nam qua các mốc thời gian.đồng thời, thông qua việc tìm hiểu về quốc hiệu Hàn Quốc, giúp ngƣời học tiếng Hàn có thêm thông tin về văn hóa cũng nhƣ quá trình phát triển của đất nƣớc này để từ đó giúp ích cho việc học tiếng Hàn. I.NỘI DUNG 1. Khái niệm quốc hiệu Quốc hiệu là tên chính thức của một quốc gia, đƣợc ghi trong Hiến Pháp của nƣớc đó. Ý nghĩa của quốc hiệu: Nó biểu lộ chủ quyền của quốc gia trên vùng lãnh thổ của mình. Nó có thể khác với tên địa lý đƣợc gắn cho vùng đất hay vùng dân cƣ đó. Quốc hiệu cũng thƣờng biểu lộ các yếu tố chính trị cho vùng đất hay cƣ dân chủ thể của quốc hiệu. Nó là danh xƣng chính thức đƣợc dùng trong ngoại giao và bang giao quốc tế. Trong thời cận và hiện đại, quốc hiệu thƣờng biểu lộ thể chế chính trị hay ƣớc muốn chính trị của quốc gia.. 2. Các quốc hiệu phổ biến cuả Korea 2.1 Quô c hiệu 조선 (Triều Tiên) (năm 2333 TCN) Tên gọi chính thức đầu tiên trên bán đảo Hàn tồn tại trong thiên niên kỷ I TCN là Joseon ( 조선, Triều Tiên). Theo truyền thuyết DanGun( 단군 ), vào khoảng năm 2333 TCN, bộ tộc đầu tiên của Hàn Quốc (tên ngày nay) đã dựng lên nƣớc Joseon. Có nhiều nghi vấn về việc giải thích khởi thuỷ lập quốc bằng truyền thuyết, nhƣng vì mốc thời gian khoảng năm 2333 TCN cũng tƣơng đƣơng với thời điểm khởi đầu của lịch sử Việt Nam 221
(theo lịch sử dựng nƣớc của Việt Nam) 1. Ngoài ra, các công trình khảo cổ cho thấy rằng quốc gia đƣợc thành lập đầu tiên trên bán đảo Hàn là vào khoảng thế kỷ thứ X TCN. Từ đó cho thấy Việt Nam cũng nhƣ Hàn Quốc có lịch sử và truyền thống văn hoá rất lâu đời. Để phân biệt với Joseon cu a triều Lý, các sử gia đã gọi quốc gia Joseon đầu tiên là Joseon cô ( 고조선 ). Nơi định đô của Joseon cổ là ở giữa lƣu vực sông Liao (Liêu) và sông Daedong ( 대동, Đại Đồng). Khoảng thế kỉ II TCN, sau khi Nhà Tần su p đô, mô t đại thần của nƣớc Yên tên là Wiman (Vệ Mãn) đã kéo theo hơn 1.000 ngƣời chạy loạn đến Joseon, lúc đầu theo phò vua Chun ( 준왕 ), rô i sau đã l ợi dụng chiếm ngôi (khoảng năm 194 TCN). Khi đó, tên Joseon đƣợc tiếp tục duy trì trong quốc hiệu Wiman Joseon ( 위만조선 ). Tên gọi Joseon xuất hiện trở lại lần thứ hai trong li ch sƣ bán đảo Hàn vào cuối thế kỷ XIV. Năm 1392, sau khi tƣớng Yi Seong-ye ( 이성계 -Lý Thành Quế) tiến hành đảo chính thành công và lập nên triều Yi ( 이 -Lý), ông đã quyết định lấy lại tên gọi cổ nhất là Joseon làm quốc hiệu. Tên gọi Joseon triều Lý ti ếp tục tồn tại cu ng với vƣơng triều su ốt 5 thế kỷ cho đến tháng 10-1897, khi vua Gojong ( 고동 -Cao Tông) đổi tên nƣớc thành Daehan Jeguk ( 대한제국, Đại Hàn Đế Quốc). Từ năm 1910, thực dân Nhật Bản đã dùng lại tên Joseon để gọi vùng đất thuộc địa này. Đất nƣớc Joseon hay Triều Tiên trở nên độc lập sau khi Nhật Bản bại trận năm 1945. Đất nƣớc Triều Tiên khi đó bị chia đôi, miền Bắc do Liên Xô chiếm đóng và miền Nam do Mỹ chiếm đóng 2. Sau năm 1945, chính quyền của những ngƣời cộng sản ở phía Bắc đã tiếp tục sử dụng tên gọi Joseon : Năm 1946 là Ủy ban Nhân dân Lâm thời Triều Tiên, rồi năm 1947 là Ủy Ban Nhân Dân Triều Tiên, và cuối cùng năm 1948 cho đến nay Bắc Hàn đƣợc mang tên là Nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ( 조선민주주의인민공화국 ). Tóm tắt và so sánh với mốc lịch sử Việt Nam (Bảng 1) Lịch sử Hàn Quốc Niên đại Lịch sử Việt Nam Thành lập nhà nƣớc Joseon cổ( 고조선 ) Vệ Mãn chấp quyền Năm 2333 TCN Thế kỉ VII TCN Năm 208~179 TCN Năm 194 TCN Năm 179 TCN Nhà nƣớc Văn Lang Nƣớc Âu Lạc Thành lập nhà nƣớc Nam Việt 1 Theo truyền thuyết, cha của Lạc Long Quân, ông tổ của dân tộc Việt Nam chính là Kinh Dƣơng Vƣơng. Kinh Dƣơng Vƣơng là con của Đế Minh và Đế Minh là cháu đời thứ ba của Thần Nông, một trong các vị Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Quốc 2 Miền Bắc và miền Nam đối đầu trực tiếp với nhau trong cuộc chiến Triều Tiên năm 1950 và vẫn duy trì tình trạng chiến tranh đến ngày nay. 222
Joseon cổ ( 고조선 ) diệt vong Năm 111 TCN Năm 108 TCN Hán Vũ đế chinh phục Nam Việt Vƣơng triều Joseon ( 조선 ) thành lập Nhật Bản xâm lƣợc bán đảo Hàn Đế quốc Nhật chiếm đoạt quốc quyền (dùng lại tên Joseon) Độc lập, miền Bắc lấy tên Joseon Miền Bắc: Ủy ban Nhân dân Lâm thời Triều Tiên Miền Bắc: Ủy ban Nhân dân Triều Tiên Miền Bắc: Nƣớc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Năm 1392 Năm 1400~1407 Năm 1407~1427 Vƣơng triều Hồ Thời kì đô hộ của nhà Minh Năm 1428 Bắt đầu thời Lê Sơ (1428~1789) Năm 1460~1497 Năm 1527~1592 Năm 1592 Năm 1677 Năm 1802~1945 Năm 1820~1840 Năm 1858~1884 Năm 1910 Năm 1945 Năm 1946 Năm 1947 Năm 1948 Thời kì trị vì của vua Lê Thánh Tông Chính quyền nhà Mạc Vua Lê quay về Thăng Long Nhà Mạc ở Cao Bằng sụp đổ Vƣơng triều nhà Nguyễn, lấy quốc hiệu là Việt Nam (1804) Thời kì trị vì của vua Minh Mạng Quân Pháp xâm lƣợc Thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Nhƣ vậy, Joseon là quốc hiệu cổ nhất và đƣợc dùng nhiều lần với tổng thời gian lâu dài nhất trong li ch sƣ bán đảo Hàn. Tuy vậy, Joseon là một từ cổ thuần Hàn mà cho đến nay ngƣời ta vẫn chƣa xác định đƣợc ý nghĩa rõ ràng của nó. Theo GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, căn cứ vào những quy luật biến đổi ngữ âm, các nhà ngôn ngƣ ho c khôi ph ục cách phát âm gần đúng của từ này vào thời xƣa là /*trjaw-senx/. Ngƣời Hoa Hạ khi tiếp xúc với ngƣời Hàn đã ghi l ại tên này. Nhƣng chữ Hán là một thứ chữ tƣợng hình, mỗi âm tiết đƣợc ghi bằng một chữ, nên không thể nào phiên âm tên nƣớc ngoài theo cách ghép chữ cái đƣợc. Bởi vậy, họ phải tìm những 223
chữ có cách phát âm gần giống để biểu thị từng âm tiết một. Theo cách ấy, tên nƣớc Joseon đã đƣợc ngƣời Hoa Hạ ghi lại, mà âm Hán -Việt là Triều Tiên. Chữ Triều ngoài nghĩa thời trị vì của một vị vua (vƣơng triều ), còn có nghĩa buổi sáng (triều dƣơng). Chữ Tiên có nghĩa là mới, tƣơi, sống, sạch, đẹp. Gộp lại, có thể hiểu Triều Tiên là triều đại mới, hoặc xƣ sở có buổi sáng mát mẻ. Cách dịch ra tiếng phƣơng Tây thành Land of Morning Calm (Mảnh đất Ban mai Yên tĩnh) có lẽ xuất phát từ một nhà truyền giáo ngƣời Pháp, cách giải nghĩa này chỉ có thể xem nhƣ một hình tƣợng văn chƣơng giàu chất trữ tình, chứ không thể coi là một cách giải nghĩa khoa ho c nghiêm chỉnh nhƣ rất nhiều sách vở, luận văn, luận án lâu nay đã viện dẫn 3. 2.2 Quô c hiệu 고려 (Cao Ly) (năm 37 TCN) Khái quát thời kì Tam quốc (Thế kỷ thứ I TCN ~ năm 668 sau CN) Vào thời nhà Hán, Cổ Joseon bị xâm lƣợc và sau một thời gian dài chống xâm lƣợc, đã bị thất thủ hoàn toàn vào năm 108 TCN. Nhà Hán chia miền Bắc Bán đảo Hàn ra làm 4 quận. Giống nhƣ Hàn Quốc, Việt Nam bị nhà Hán xâm lƣợc vào năm 111 TCN, trƣớc Hàn Quốc 3 năm, rốt cuộc, nƣớc Nam Việt (tên bấy giờ của Việt Nam) bị chinh phục và bị ngƣời Hán chia thành 3 quận (Giao chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam).Qua các cuộc đấu tranh, 4 quận mà nhà Hán lập ra bị xoá bỏ, 3 quốc gia tự trị đƣợc thành lập: Goguryo, Baekje và Silla. Bán đảo Hàn chuyển sang thời kỳ Tam Quốc. Thời kỳ Tam Quốc đƣợc hình thành từ khoảng đầu sau Công nguyên đến khoảng giữa thế kỷ thứ VII. Goguryo ( 고구려 ) (Năm 37 trƣớc CN ~ năm 668 sau CN) Là vƣơng quốc của bộ tộc Buyeo ( 부여 ) do Jumong ( 주몽, Đông Minh Thánh Vƣơng) xây dựng trên khu vực Nam Mãn Châu, Goguryo đã thống trị toàn bộ khu vực Mãn Châu và một phần phía Bắc của bán đảo Hàn Quốc. Trong thời kỳ Tam Quốc, triều đại Goguryo có lãnh thổ lớn nhất và lực lƣợng quân sự mạnh nhất. Baekjae ( 백제 ) (Năm 18 trƣớc CN ~ năm 660 sau CN) Theo truyền thuyết, Onjo ( 온조 ) và Biryu ( 비류 ), hai con trai của vua Đông Minh Thánh Vƣơng nƣớc Goguryo bị vua cha đuổi. Họ di chuyển xuống phía Nam và lập nên vƣơng quốc Baekjae. nhất) Silla ( 신라 ) (Năm 57 trƣớc CN ~ Năm 935 sau CN, bao gồm thời đại Silla thống Cả Goguryo và Baekjae đều là các đất nƣớc xuất phát từ Buyeo, trong khi Silla là dựa theo truyền thuyết tổ tiên của Silla là Bakhyukkeose ( 박혁거세 ) từ trong trứng sinh ra. Nói cách khác, Silla đƣợc hình thành nhờ sự kết hợp giữa những ngƣời thuộc nền văn minh tiên tiến hơn ở bên ngoài và ngƣời dân bản địa.nếu tính cả Silla thống nhất thì vƣơng quốc 3 Trích Quốc hiệu Korea qua các thời đại của GS-TSKH Trần Ngọc Thêm 224
này tồn tại đƣợc 992 năm, qua 56 đời vua và đƣợc gọi là Vƣơng quốc ngàn năm. Silla đã liên kết với nhà Đƣờng và lần lƣợt đánh bại quân Baekjae và Goguryo để thống nhất lãnh thổ.sau khi thống nhất 3 nƣớc, Silla đã dẹp bỏ đƣợc sự can thiệp của nhà Đƣờng và chiếm lĩnh hầu nhƣ toàn bộ bán đảo Hàn, chỉ ngoại trừ vƣơng quốc Balhae do các du dân của Goguryo lập nên ở phía Bắc 4. Tóm tắt và so sánh với mốc lịch sử Việt Nam (Bảng 2) Lịch sử Hàn Quốc Niên đại Lịch sử Việt Nam Thành lập nhà nƣớc Silla ( 신라 ) Năm 57 TCN Thành lập nhà nƣớc Goguryeo( 고구려 ) Thành lập nhà nƣớc Baekje ( 백제 ) Năm 37 TCN Năm 18 TCN Baekje diệt vong Năm 660 Goguryeo diệt vong Năm 668 Silla thống nhất Tam quốc Năm 676 Thành lập nƣớc Hu-Baekje ( 후백제 ) Năm 900 Thành lập nƣớc Hu-Goguryeo ( 후고구려 ) Năm 901 Thành lập nƣớc Goryeo ( 고려 ) Năm 918 Balhae ( 발해 ) diệt vong Năm 926 Silla diệt vong Năm 935 Năm 541~547 Nhà nƣớc Vạn Xuân (Lí Bí) Hu-Baekje diệt vong, Goryeo thống nhất Hậu Tam quốc Năm 936 Goguryeo thuộc vùng đất Yemaek ( 예맥, Uế Mạch), nằm trong khoảng từ giữa sông Amnok ( 압록, Áp Lục) đến lƣu vực sông Tungchia (Đồng Giai). Tên Goguryeo là một từ cổ thuần Hàn, có ý kiến cho rằng nó có nghĩa là thành (trên) núi, hay kinh đô. Ngƣời Hán đã phiên âm tên này thành Cao Câu Ly, Cao Cú Ly, Cao Cú Lệ. Đến năm 918, khi Thái Tổ Wangkeon ( 왕건, Vƣơng Kiến) tái thống nhất đất nƣớc và lên làm vua cu a vƣơng qu ốc Hậu Goguryeo, ông đã cho ru t go n tên nƣớc Goguryeo thành Goryeo ( 고려 ). Tóm tắt và so sánh với mốc lịch sử Việt Nam (Bảng 3) 4 Nguồn 한국의역사 삼국시대 225
Lịch sử Hàn Quốc Niên đại Lịch sử Việt Nam Thành lập vƣơng triều Goryeo ( 고려 ) Goryeo diệt vong, Joseon kiến quốc Năm 918 Năm 939~944 Năm 968~980 Năm 976 Năm 1009~1225 Năm 1226 Năm 1392 Vƣơng triều họ Ngô Nƣớc Đại Cồ Việt của họ Đinh Vƣơng triều Tiền Lê của Lê Hoàn Vƣơng triều nhà Lý Vƣơng triều Trần thiết lập Tuy tên gọi Joseon đƣợc dùng với thời gian dài nhất trong li ch sƣ Hàn Qu nhƣng Goryeo lại là tên đại diện cho bán đảo Hàn ở phƣơng Tây. Cuối thế kỉ XIV, khi vƣơng triều Goryeo bị diệt vong, tên Joseon đƣợc sử dụng là quốc hiệu chính thức trên bán đảo Hàn, thì tên gọi Goryeo vẫn đƣợc biết đến và đƣợc sử dụng rộng rãi ở phƣơng Tây dƣới cách viết là Corai hay Corea. Tên gọi Goryeo dần trở nên phổ biến cho đến thế kỉ XVII, khoảng đầu năm 1738 cách viết Korea xuất hiện và sau đo đã đƣợc chấp nhận rộng rãi vào thế kỉ XIX. Trong khi đo, cách viết Corea vẫn còn tiếp tục đƣợc dùng đến tận năm 1940. Riêng ngƣời Pháp ngày nay vẫn giƣ tên này ở dạng Corée. Ở Trung Hoa, Goryeo đƣợc phiên âm dƣới dạng Gaoli (âm Hán-Việt là Cao Ly ) và ở Nhật Bản dƣới dạng Korai. Cũng giống nhƣ Triều Tiên trở thành Mảnh đất ban mai yên tĩnh, một số ngƣời phƣơng Tây đã căn cứ vào ý nghĩa của hai chữ Cao Ly trong tiếng Hán mà giải nghĩa thành Cao và Sáng, vì chữ ly với tƣ cách là tên m ột quẻ trong bát quái hậu thiên thì có nghĩa là phƣơng Nam và ánh sáng. Cách giải nghĩa này cũng chỉ có thể dùng nhƣ một hình tƣợng văn chƣơng chứ không thể xem là một cách giải nghĩa khoa ho c nghiêm chỉnh đƣợc 5. Tuy nhiên cách giải thích Cao và Sáng lại mô tả rất đạt những dãy núi nhấp nhô và những dòng suối sáng trắng vốn là đặc trƣng của lãnh thổ Đại Hàn [Trịnh Huy Hóa 2002:12] Đôi chút về quan hệ giữa Hàn Quốc và Việt Nam: Quan hệ Lịch sử giữa Hàn Quốc và Việt Nam bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ XIII, trong đó ấn tƣợng nhất là sự hiện Hoàng tử Lý Long Tƣờng, con thứ sáu của vua Lý Anh Tông (1138-1175)vƣợt biển đến Hàn Quốc sinh sống. Lý Long Tƣờng đƣợc coi là anh hùng của nƣớc Cao Ly trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông vào năm 1253, ông đƣợc vua Cao Ly phong làm Hoa Sơn Quân, ban 30 dặm đất, lập biển ghi công trạng, cho làm thái ấp để phụng thờ tổ tiên và con cháu đời đời đƣợc nhập tịch ở Hoa Sơn 6. ốc, 5 Trích Quốc hiệu Korea qua các thời đại của GS-TSKH Trần Ngọc Thêm 6 Nguồn Quan hệ Việt-Triều 226
Hiện nay, so với Joseon tên Goryeo hay 백제, 신라 không đƣợc sử dụng phổ biến nhiều. Cũng nhƣ ở Việt Nam, tên các quốc hiệu cũ thƣờng đƣợc đặt tên cho các trƣờng đại học,bệnh viện... nhƣ 고려대학교, 신라대학교, 백제병원... 2.3 Quốc hiệu 대한민국 (Đại Hàn Dân Quốc) Ý nghĩa của quốc hiệu Đại Hàn Dân Quốc là gì và nó có mối liên hệ nhƣ thế nào với lịch sử dân tộc Hàn? Quốc hiệu này đƣợc sử dụng chính thức bắt đầu từ phong trào yêu nƣớc giải phóng dân tộc mùng 1 tháng 3 năm 1919 do 33 chí sĩ yêu nƣớc khởi xƣớng. Tuy nhiên, ngọn nguồn của tên gọi Đại Hàn Dân Quốc lại có từ trƣớc đó rất lâu khi vua Cao Tông ( 고종 1863~1919) - vị vua đời thứ 26 của triều đại Chosun đã đổi quốc hiệu từ Chosun sang thành Đại Hàn Đế Quốc để khẳng định tính tự chủ và tính độc lập của đất nƣớc mình. Sau khi Chosun đổi tiên thành Đại Hàn Đế Quốc (1897) thì ông cũng trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Đại Hàn Đế Quốc. Chữ Đại Hàn ( 대한 ) có nguồn gốc từ chữ Tam hàn ( 삼한 ), tức là tên của ba vƣơng quốc tồn tại trên bán đảo Hàn vào thế kỷ 4 (TCN) với các tên gọi lần lƣợt là Mã Hàn ( 마한 ), Biền Hàn ( 번한 ), Chân Hàn ( 진한 ). Hai tiếng Đại Hàn vừa khẳng định tầm vóc của dân tộc Hàn trên thế giới, vừa chứa đựng lòng tự cƣờng dân tộc vì vậy nó rất thích hợp để hiệu triệu lòng yêu nƣớc và tinh thần dân tộc của ngƣời Hàn khi mà bán đảo Hàn rơi vào tay thực dân Nhật (1910) và Triều Tiên hoàn toàn mất chủ quyền. Ngày mùng 1 tháng 3 năm 1919, phong trào khởi nghĩa dân tộc đầu tiên của Hàn quốc nổ ra và các chí sĩ yêu nƣớc đã hô vang khẩu hiệu Đại Hàn Dân Quốc ( 대한민국 ) để kêu gọi cả dân tộc vùng dậy đấu tranh chống ách đô hộ của Nhật. Đến tháng 4 năm 1919, chính phủ lƣu vong thành lập ở Thƣợng Hải tháng 4-1919 đã lấy tên là Daehan Minguk Imsi Cheongbu ( 대한민국임시정부, Đại Hàn Dân quốc Lâm thời Chính phủ) và đã tìm kiếm đƣợc sự ủng hộ của thế giới và các quốc gia phƣơng Tây, trong đó có Mỹ. Năm 1945, họ trở về tham gia lãnh đạo phía Nam. Và để kế tục truyền thống của mình, năm 1948 các nhà lãnh đạo phía Nam đã lấy tên nƣớc là Daehan Minguk ( 대한민국, Đại Hàn Dân quốc), gọi tắt là Hanguk ( 한국, Hàn Quốc), còn gọi là Nam Hàn, Nam Triều Tiên, Đại Hàn. Tóm tắt và so sánh với mốc lịch sử Việt Nam (Bảng 4) Lịch sử Hàn Quốc Niên đại Lịch sử Việt Nam Đại Hàn Đế Quốc 대한제국 ra đời Năm 1897 Chủ quyền đất nƣớc rơi vào tay Đế quốc Nhật Thành lập chính phủ lâm thời Đại Hàn dân quốc ( 대한민국임시정부 ) Năm 1910 Năm 1919 Độc lập Năm 1945 Thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Miền Nam: Thành lập nƣớc Đại Hàn Dân Quốc 대한민국 Năm 1948 227
Nhiều ngƣời lý giải chữ Hàn có nghĩa là là lạnh - chỉ Hàn Quốc là dân tộc nằm ở vùng xứ lạnh, nhƣng đây là cách hiểu hoàn toàn sai. Chữ Hàn đƣợc ghi trong sử sách Trung Quốc nhƣng nó không có liên quan và không chịu ảnh hƣởng của tiếng Hán mà bản thân nó là tiếng Hàn gốc. Khi đó do Hàn Quốc chỉ có ngôn ngữ mà chƣa có chữ viết, vì vậy không có cách nào dùng chữ viết để ghi lại tên những quốc gia này, cho nên đã phải dùng cách thông dụng thời đó là lấy chữ Hán ghi lại ngữ âm Hàn Quốc, mƣợn chữ Hàn trong chữ Hàn Quốc của lịch sử Trung Quốc 7. 3. Tên gọi 동이 (Đông Di) Là tên gọi phổ biến nhất trong các biệt hiệu do các dân tô c khác đặt ra để gọi bán đảo Triều Tiên. Dongyi (Đông Di) là tên gọi do ngƣời Hán đặt ra, tiếng Hàn là 동이 (Dongi). Theo giáo sƣ Kim Ki-su ( 김기수 ) thì Dongyi (Đông Di) với Donghu (Đông Hầu) đều là những biến thể của cùng một tên gọi và đều xuất phát từ tiếng Trung Hoa. Tên gọi này ban đầu không có ý khinh miệt, chỉ có từ thời Tần-Hán về sau, khi Hoa Hạ đã trở nên lớn mạnh cả về diện tích, dân số và văn hoá, nhờ tích hợp đƣợc diện tích, dân số và văn hoá của các dân tô c phía Đông và phía Nam, họ mới bắt đầu tỏ ra khinh miệt tứ di, và các tên nhƣ Đông Di (để gọi xứ của ngƣời Hàn), Nam Man (để gọi xứ của ngƣời Việt) trở nên có nghĩa miệt thị 8. Bảng tóm tắt các tên gọi phổ biến (Bảng 5) Stt Tên Thời ky Chủ thể Nguô n gô c Biến thể âm va nghi a 1. 조선 /Joseon TCN 2. 조선 /Joseon Triều Lý 3. 고려 /Goryeo Tk. X~XIII 4. 한국 /Hàn Quốc 5. 동이 /Dongi Tƣ trcn Ngƣời Hàn Ko-Joseon ( 고조선 ) Ngƣời Hàn Ngƣời Hàn Tƣ 1897 và Ngƣời 1948 Hàn 4. Các tên gọi không phổ biến Ngƣời Hán Joseon cô 고구려 / Goguryeo Daehan Jeguk vàdaehan Minguk Đông Di Triều Tiên, Land of Morning Calm Cao Ly, Korea, Corée, Cao và Sáng Donghu (Đông hầu), Tunghou, Tungus Ngoài các tên gọi phổ biến,còn tồn tại rất nhiều tên gọi không phổ biến, do ngƣời Hàn hoặc ngƣời nƣớc ngoài đặt để gọi tên bán đảo này: Tên gọi Hwanguk ( 환국, 환단고기 ) đƣợc cho là xuất hiện trƣớc quốc hiệu Joseon (Joseon cổ, 2333 TCN) gần 5000 năm, là vào khoảng năm 7199 TCN. 7 Trích Quốc hiệu Đại Hàn Dân Quốc 8 Trích Quốc hiệu Korea qua các thời đại của GS-TSKH Trần Ngọc Thêm 228
Từ Hwan trong Hwanguk với từ Han trong Hanguk hiện tại có nghĩa giống nhau. Và nếu tra từ Hwan trong từ điển thì sẽ nhận đƣợc kết quả là 한의옛말 nghĩa là từ cổ của từ Han. Trƣớc quốc hiệu Joseon cũng từng tồn tại tên gọi Baedalguk ( 배달국 ), tên gọi này tồn tại vào khoảng năm 3898 TCN, tức là tồn tại trƣớc quốc hiệu Joseon khoảng 1565 năm. Theo cuốn Sơn Hải kinh 9, Quân tử chi quốc ( 군자지국 ) là một tên gọi khác có lẽ cũng xuất phát từ ngƣời Hán, nghĩa là đất nƣớc của những ngƣời quân tử. Cũng trong Sơn Hải kinh, bán đảo Hàn còn đƣ ợc gọi là Thanh Khâu ( 청구 ) nghĩa là Gò xanh. Ngoài ra trong cuốn Sơn Hải Kinh cũng có ghi chép về mô t loại hoa rất gắn bo và linh thiêng đối với ngƣời Hàn Quốc, đó là Mugunghwa ( 무궁화 ). Loại hoa này đƣợc coi là một biểu tƣợng của tinh thần dân tộc Hàn. Theo tiếng Hán, hoa Mugung đƣợc dịch là hoa dâm bụt. Cuốn sách có ghi rằng Ở nƣớc quân tử có quân hoa thảo, sáng nở tối tàn. Nƣớc quân tử ở đây là chỉ Hàn Quốc, còn quân hoa thảo là chỉ hoa Mugung. Đây là loài hoa co sƣ c sô ng bền bi, mãnh liệt, nó nở mô t cách thầm lặng ở khắp nơi trên đất Hàn, suốt từ đầu hè đến cuối thu. Chính bởi sự vĩnh cửu,dẻo dai mà giản dị, biểu tƣợng cho tính cách của ngƣời Hàn Quốc, nên hoa Mugung đƣợc chọn làm quốc hoa. Vƣơng quốc Silla đã từng tự xƣng là Mugunghwa-guk ( 무궁화국 ) nghĩa là Đất nƣớc hoa vĩnh cửu. Đầu thế kỉ XX xuất hiện tên go i Geunyeok ( 근역 ), trong đó geun là hoa vĩnh cửu, yeok là khu vƣ c. Nhƣ vậy Geunyeok là Vƣờn hoa Vĩnh cửu hay có thể hiểu là Đất nƣớc hoa Vĩnh Cửu. Việt Nam và Hàn Qu ốc có mối quan hệ đặc biệt và ảnh hƣởng ít nhiều từ Trung Hoa, do vị trí ở phía nam của Trung Hoa nên Việt Nam cũng có các tên gọi tƣơng ứng nhƣ: Nam Việt, Nam Quốc, Đại Nam. Còn vị trí của bán đảo Triều Tiên là ở phía đông Trung Hoa nên có một loạt tên gọi nhƣ sau: Haedong ( 해동, Đông Hải - nƣớc ở phía Đông của Biển); Dongto ( 동토, Đông Thổ- đất ở phía Đông); Dongguk ( 동국, Đông Quốc - nƣớc ở phía Đông); Daedong ( 대동, Đại Đông - nƣớc Đông Lớn). Cách tƣ duy lấy Trung Hoa làm chuẩn mực để so sánh còn sản sinh ra một tên gọi nữa là Sohwa ( 소화, Tiểu Hoa) nghĩa là Hoa nhỏ, còn Trung Hoa là Hoa lớn. Một cái tên nữa cũng liên quan đến vị trí phía đông, tên gọi Gyerim ( 계림, Kê Lâm) nghe có vẻ xuất phát từ ngƣời Trung Hoa nhƣng thực chất là do giới Nho sĩ ngƣời Hàn sáng tạo ra, nó có nghĩa là Rừng Gà. Sở dĩ có tên đó là vì bán đảo Triều Tiên nằm ở phía đông nên đón bình minh sớm, mà gà gáy là báo hiệu bình minh đến. Jindan ( 진단, Chấn Đàn) cũng là một tên gọi bán đảo Hàn, có thể hiểu theo nghĩa là đất nƣớc chúng ta. Theo GS-TSKH Trần Ngọc Thêm thì Chấn ở đây chi nh là 9 Cuốn bách khoa toàn thƣ cổ đại về địa lý Trung Quốc, đƣợc cho là biên soạn vào trƣớc thế kỷ II 229
quẻ chấn trong Bát quái, quẻ Chấn nằm ở phía đông bắc ƣ ng với v ị trí của bán đảo Hàn. Còn đàn là cây thần chiên đàn trong huyền thoại lập quốc DanGun (Đàn Quân). Asadal ( 아사달 ) là một tên khác ngƣời Hàn dùng để gọi đất nƣớc mình. Asadal là một từ cổ thuần Hàn. Asa có nghĩa là buổi sáng ( 아침 ), và Dal có nghĩa là nơi, chốn ( 곳 ), đất hay núi. Nhƣ vậy Asadal nghi a là vùng đất sáng sớm, khá gần nghĩa với Joseon (xứ sở ban mai yên tĩnh). Tên gọi Vƣơng quốc Ẩn sĩ (Hermit Kingdom) do ngƣời phƣơng Tây đặt ra để chỉ đất nƣớc Hàn Quốc. Sở dĩ xuất hiện tên này vì triều đại Joseon của Hàn Quốc thƣờng đƣợc mô tả nhƣ một vƣơng quốc ẩn dật. Thuật ngữ này vẫn còn phổ biến khắp Hàn Quốc và thƣờng đƣợc sử dụng bởi ngƣời Hàn Quốc để mô tả đất nƣớc Hàn Quốc thời tiền hiện đại 10. Bảng tóm tắt các tên gọi không phổ biến (Bảng 6) Stt Tên Thời ky Chủ thể Nguô n gô c 1. 군자지국 / Kunja-ji-guk TCN Ngƣời Hán Quân tử chi quốc (âm Hán- Việt) 2. 해동 / Haedong Hải Đông (âm Hán-Việt) 3. 동토 / Dongto Đông Thổ (âm Hán-Việt) 4. 동국 / Dongguk Đông Quốc (âm Hán-Việt) 5. 대동 / Daedong Ngƣời Hàn Đại Đông (âm Hán-Việt) 6. 계림 / Gyerim Kê Lâm (âm Hán-Việt) 7. 소화 / Sohwa Tiểu Hoa (âm Hán-Việt) 8. 진단 / Jindan Ngƣời Hàn Chấn Đàn (âm Hán-Việt) 9. 아사달 / Asadal Ngƣời Hàn Từ cổ 10. 무궁화국 / Mugunghwa-guk Silla Ngƣời Hàn 11. 근역 / Geunyeok Đầu tk. XX Ngƣời Hàn 12. 쇄국 /Swoeguk 둔국 / Tunguk KẾT LUẬN Tƣ tk. IX Phƣơng Tây Hermit Kingdom / Vƣơng quốc Ẩn sĩ Qua việc tìm hiểu về những quốc hiệu và tên gọi (phổ biến và không phổ biến) của Hàn Quốc, chúng ta đã phần nào hiểu thêm về lịch sử con ngƣời Hàn Quốc. Đồng thời làm sáng tỏ những khúc mắc về lịch sử văn hóa hay bản sắc dân tộc của họ, cho thấy mối liên hệ đối với lịch sử Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Huy Hóa (biên dịch) (2001) với các nền văn hóa Triều Tiên, NXB Trẻ 199tr. 10 Nguồn Hermit kingdom - Wikimedia 230
2. Lịch sử Hàn Quốc 한국의역사, 서울대학교출판부 268 p. NXB ĐH Quốc gia Seoul. 3. Hàn Quốc Đất Nước Con Người, NXB Thế Giới 251 tr. 4. 대한민국국호의유래 (http://k.daum.net/qna/view.html?qid=2fmms) 5. 한국의역사 (http://world.kbs.co.kr/korean/korea/korea_abouthistory.htm) 6. Quốc hiệu Korea qua các thời đại (http://www.vanhoahoc.vn/nghien-cuu/van-hoa-thegioi/van-hoa-trung-hoa/1972-tran-ngoc-them-quoc-hieu-va-ten-goi-korea-qua-cac-thoi-dai.html ) 7. Lịch sử Hàn Quốc - HQ đất nước con người (http://www.kanata.com.vn/baiviet.asp?idbv=378) 8. Tên gọi Triều Tiên (http://vi.wikipedia.org/wiki/t%c3%aan_g%e1%bb%8di_tri%e1%bb%81u_ti%c3%aan# Goryeo) 9. So sánh lịch sử và văn hóa Hàn Quốc với Việt Nam (http://www.inas.gov.vn/303-lich-su-vavan-hoa-han-quoc-so-sanh-voi-vet-nam.html) 10. Quan hệ Việt-Triều (http://tiasang.com.vn/default.aspx?tabid=116&categoryid=42&news=5800) 11. Quốc hiệu Đại Hàn Dân Quốc (http://thongtinhanquoc.com/ma-han-quoc-quoc-hieu-dai-handan-quoc/ ) 12. Quốc hiệu Việt Nam Định nghĩa quốc hiệu (http://namkyluctinh.org/alichsu/quochieuvn/quanhung-quochieuvn.htm) 231
TÌM HIỂU CƠ BẢN VỀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM TRONG NHIỆT TÌNH GIÁO DỤC CAO CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC VÀ LIÊN HỆ TÌM RA BÀI HỌC CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do và mục đích chọn đề tài SVTH: Quách Hồng Hồng; Nguyễn Cẩm Vân 1H12 GVHD: ThS Phạm Thị Ngọc Hàn Quốc là một quốc gia phát triển ở khu vực châu Á, đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc Á. Những năm gần đây, Hàn Quốc phát triển vƣợt bậc về mọi mặt, trong số đó không thể không kể đến giáo dục. Chính phủ Hàn Quốc rất chú trọng đến vấn đề giáo dục và coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính sự đề cao vị trí đặc biệt của giáo dục trong xã hội, tinh thần hiếu học cùng sự nhiệt tình cao trong giáo dục của ngƣời Hàn đã góp phần thúc đẩy giáo dục Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ nhƣ ngày nay. Trong bối cảnh nền kinh tế rất phát triển, sự nhiệt tình cao trong giáo dục đã trở thành nguồn động lực lớn cho phát triển kinh tế đất nƣớc, đƣa Hàn Quốc từ một đất nƣớc nhận viện trợ trở thành đất nƣớc viện trợ. Cũng là một nƣớc nằm ở khu vực châu Á, Việt Nam có nhiều điểm tƣơng đồng với Hàn Quốc. Trong bối cảnh hiện tại, Đảng và Nhà nƣớc đang xem giáo dục là quốc sách hàng đầu. Với tinh thần đó, giáo dục ngày càng đƣợc coi trọng và sự nhiệt tình trong giáo dục của ngƣời Việt cũng dần tăng lên theo thời gian. Với mục đích tìm hiểu sâu hơn về nhiệt tình trong giáo dục của ngƣời Hàn Quốc chúng tôi đã chọn báo cáo này. Việc tìm ra những ƣu nhƣợc điểm trong nhiệt tình giáo dục của ngƣời Hàn Quốc sẽ giúp chúng tôi đƣa ra những bài học, kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển giáo dục trƣớc xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Trong báo cáo này, chúng tôi chỉ khảo sát thực tế bối cảnh và ƣu nhƣợc điểm trong nhiệt tình giáo dục của ngƣời Hàn Quốc trong giai đoạn hiện nay. Từ đó tìm ra những bài học bổ ích cho Việt Nam. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp phân tích, khảo sát, tổng hợp, đánh giá, thống kê số liệu. 4. Lịch sử nghiên cứu Liên quan đến chủ đề này hiện đã có Bài tiểu luận về thực trạng nền giáo dục Việt Nam (Nguyễn Minh Hải 2012) và Thực trạng giáo dục và những kiến nghị (GS. Nguyễn Lân Dũng 2012). Dƣới góc độ là một sinh viên, mặc dù đã có những nghiên cứu nhƣ đã kể trên nhƣng chúng tôi vẫn mạnh dạn chọn đề tài này với mục đích tìm hiểu và đề 232
ra một số giải pháp cho giáo dục Việt Nam dựa trên bài học từ giáo dục Hàn Quốc, để từ đó có cái nhìn đa chiều hơn về giáo dục. 5. Bố cục của báo cáo I. Phần mở đầu. 1. Lí do và mục đích chọn đề tài. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu. 4. Lịch sử nghiên cứu. 5. Mục lục II. Phần nội dung. 1. Giải thích khái niệm. 1.1. Khái niệm chung về nhiệt tình giáo dục. 1.2. Khái niệm nhiệt tình giáo dục trong xã hội Hàn Quốc. 2. Ƣu, nhƣợc điểm trong nhiệt tình giáo dục cao của ngƣời Hàn Quốc và giải pháp khắc phục nhƣợc điểm. 2.1. Thực trạng nhiệt tình giáo dục cao của ngƣời Hàn Quốc. 2.1.1. Lý do nhiệt tình trong giáo dục của ngƣời Hàn Quốc cao hơn so với các nƣớc khác. 2.1.2. Thực trạng. 2.2. Ƣu nhƣợc điểm của sự nhiệt tình cao trong giáo dục của ngƣời Hàn Quốc. 2.2.1. Ƣu điểm. 2.2.2. Nhƣợc điểm. 2.3. Giải pháp khắc phục nhƣợc điểm. 3. Bài học cho giáo dục Việt Nam từ sự nhiệt tình cao trong giáo dục của ngƣời Hàn Quốc. 3.1. Thực trạng giáo dục Việt Nam. 3.2. Sự nhiệt tình trong giáo dục của ngƣời Việt Nam. 3.3. Bài học cho Việt Nam từ nhiệt tình giáo dục mang lại cho Hàn Quốc. III. Phần kết luận. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Giải thích khái niệm 233
1.1. Khái niệm chung về nhiệt tình giáo dục Một ngọn lửa nếu nhƣ cháy ở trên cùng của một nhà cao tầng thì chắc chắn sẽ ít ngƣời quan tâm chú ý đến; nhƣng nếu ngon lửa ấy bắt đầu từ tầng dƣới, sau đó lan lên những tầng trên thì tất cả mọi ngƣời đều quan tâm. Nhiệt tình trong giáo dục cũng giống nhƣ ngọn lửa bắt nguồn từ tầng dƣới của một tòa nhà. Trong xã hội đề cao bằng cấp, đề cao học vị nhƣ hiện nay thì nhà nhà, ngƣời ngƣời đua nhau đầu tƣ cho con cái học hành đã trở thành một trào lƣu, lan rộng khắp thế giới. Hiểu một cách đơn giản nhất, nhiệt tình giáo dục chính là sự cạnh tranh trong học tập, là sự quan tâm, đầu tƣ cho giáo dục. Tuy nhiên, nhiệt tình trong giáo dục cũng là con dao hai lƣỡi với sự phát triển của một quốc gia nếu nhƣ nó trở nên quá mức. 1.2. Khái niệm nhiệt tình giáo dục trong xã hội Hàn Quốc Trong xã hội Hàn Quốc, khái niệm nhiệt tình giáo dục là nhằm nói đến nhiệt huyết, sự kỳ vọng vào giáo dục của các bậc phụ huynh. Theo 김용숙 (1986), khái niệm nhiệt tình giáo dục để chỉ những căn bệnh nhƣ bệnh về học thêm, học lực hay điểm số, là sự mong muốn cá nhân đối với việc con cái phải có đƣợc bằng cấp giỏi hay học vấn xuất sắc nhất cần thiết để có thể thành đạt. 김영화 lại cho rằng nhiệt tình giáo dục có thể tạm coi là nhƣ cầu mang tính xã hội về giáo dục. Còn 이돈희 (1985) thì so sánh nhiệt tình giáo dục của ngƣời Hàn Quốc với bệnh sốt, đồng thời bày tỏ quan ngại về những tác động tiêu cực của chi phí học thêm do sự nhiệt tình trong giáo dục mang lại 1. Tuy nhiên 이종각 cho rằng bản chất của nhiệt tình giáo dục không có tiêu cực, mà chỉ có hiện tƣợng làm tiêu cực hóa sự nhiệt tình giáo dục từ xã hội Hàn Quốc. 2. Ƣu, nhƣợc điểm trong nhiệt tình giáo dục cao của ngƣời Hàn Quốc và giải pháp 2.1. Thực trạng nhiệt tình giáo dục cao của ngƣời Hàn Quốc 2.1.1 Lý do nhiệt tình trong giáo dục của ngƣời Hàn Quốc cao hơn so với các nƣớc khác Xã hội Hàn Quốc rất coi trọng học hàm, học vị và coi sự thành công về mặt học vấn chính là điều kiện thiết yếu cho sự thành công về mặt xã hội. Ngƣời Hàn cho rằng ngƣời có học vị cao, tốt nghiệp từ trƣờng đại học danh tiếng sẽ dễ xin việc và có cơ hội thăng tiến cao. Đồng thời học vị chính là sự minh chứng cho địa vị xã hội. Tuy nhiên số lƣợng ngƣời học thì nhiều mà số lƣợng các trƣờng đại học uy tín nhƣ đại học quốc gia Seoul, đại học Korea, đại học Yonsei, lại có hạn nên sự cạnh tranh để vào một trong số những trƣờng này thực sự khốc liệt. Bản thân những ngƣời làm cha làm mẹ luôn mong mỏi con cái không bị tụt lại và có thể phát triển cả về mặt kinh tế cũng nhƣ địa vị trong xã hội nên không còn cách nào khác ngoài việc ép buộc con cái họ vào việc học một cách quá mức. Hơn nữa, một đất nƣớc nghèo tài nguyên thiên nhiên nhƣ Hàn Quốc thì nguồn lực con 1 Theo 이종각, 한국의교육열, 세계의교육열, 하우, 2005 년 p.18. 234
ngƣời hết sức quan trọng. Để có thể phát triển đƣợc con ngƣời tài giỏi phục vụ cho đất nƣớc thì trƣớc hết phải nằm ở giáo dục. Giáo dục cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho sự phát triển kinh tế. Tăng trƣởng kinh tế tạo ra thị trƣờng lao động cho học sinh - sinh viên, cung cấp vốn cho Nhà nƣớc đầu tƣ vào giáo dục, đáp ứng nhu cầu cung cấp nhân tài cho việc phát triển nền kinh tế, đẩy mạnh giáo dục học đƣờng. Hai yếu tố này có tác động qua lại với nhau và không thể tách rời. Vì vậy giáo dục luôn đƣợc nhiều quốc gia xem là quốc sách hàng đầu. 2.1.2. Thực trạng Nhƣ đã trình bày ở trên, Hàn Quốc là đất nƣớc đƣợc biết đến với sự nhiệt tình trong giáo dục cao hơn so với các nƣớc khác. Tuy nhiên trong xã hội Hàn Quốc, rất khó để nhìn nhận sự nhiệt tình này một cách tích cực. Đó chính là bởi sự kỳ vọng quá mức vào việc con cái phải đƣợc học trong trƣờng học danh tiếng, có đƣợc công việc theo mong muốn và vị trí xã hội cao của các bậc phụ huynh ở đất nƣớc này. Những bậc phụ huynh thay vì là ngƣời hƣớng dẫn để con cái trƣởng thành và thành công thì vai trò của họ ngày một bị bóp méo bởi sự kỳ vọng quá mức ấy đã trở thành áp lực nặng nề cho chính con cái cũng nhƣ bản thân họ. Theo báo cáo của chƣơng trình đánh giá sinh viên quốc tế Pisa của OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) vào năm 2012, sự kỳ vọng của cha mẹ vào việc con cái có bằng đại học của Hàn Quốc là cao nhất trong các nƣớc OECD với gần 90% (biểu đồ 1). Biểu đồ 1. Sự kỳ vọng của cha mẹ với việc con cái có bằng đại học Nguồn: OECD, PISA 2012 Database; Table III.6.1c. Cũng bởi sự kỳ vọng quá lớn vào tƣơng lai của con cái mà ngay khi con còn nhỏ, các bậc phụ huynh Hàn Quốc đã tự nguyện đầu tƣ rất nhiều thời gian và tiền bạc. Cựu tổng thống Hàn Quốc 이명박 đã từng nói rằng thách thức lớn nhất đối với ông trong ngành giáo dục chính là sự đòi hỏi của các bậc phụ huynh. Dù gia đình không có điều kiện nhƣng họ vẫn luôn cố gắng để con mình có thể nhận đƣợc sự giáo dục tốt nhất. Vì vậy để đáp ứng mong muốn của phụ huynh rằng con họ phải đƣợc học tiếng Anh một cách tốt nhất ở trƣờng tiểu học, ông đã phải mời hàng nghìn giáo viên nƣớc ngoài về Hàn Quốc 2. Đúng nhƣ vậy, thống kê của OECD năm 2010 cho thấy chi phí dành cho giáo dục của Hàn Quốc 2 Theo phát biểu của tổng thống Mỹ Barack Obama trong chiến dịch Đổi mới giáo dục năm 2009 235
chiếm đến 7,6% tổng thu nhập quốc dân, thuộc top cao nhất trong khối các nƣớc OECD. Đặc biệt năm 2013 theo số liệu của cục thống kê Hàn Quốc tổng chi phí dành cho việc học thêm ở cấp tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông ở nƣớc này là 18,6 nghìn tỉ won, giảm 2,3% so với năm 2012 (khoảng 19 nghìn tỉ won) nhƣng vẫn là một con số rất lớn. Điều đó cho thấy sự đầu tƣ rất lớn của cả chính phủ cũng nhƣ các gia đình trong giáo dục.. Không chỉ dừng lại ở đó, để đáp ứng nhu cầu của các bậc phụ huynh có sự nhiệt tình trong giáo dục cao nhƣ vậy, các trung tâm đƣợc gọi là 자물쇠학원 đã xuất hiện và đặc biệt thu hút trong kỳ nghỉ đông của học sinh. 자물쇠학원 trở thành tên gọi chung cho các trung tâm mà ở đó giờ học bắt đầu lúc 10 giờ sáng và chỉ kết thúc khi đã quá 10 giờ đêm. Ở đây, giờ nghỉ giải lao học sinh không đƣợc phép ra khỏi lớp học, trong giờ học không đƣợc phép đùa nghịch hay lơ đãng, nếu không sẽ phải chịu bị đánh. Sự ra đời của các trung tâm nhƣ vậy thực sự là một cú sốc nhƣng còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết đƣợc rằng chính các bậc phụ huynh cũng đồng tình và hài lòng với cách giáo dục nhƣ vậy. Có thể nói chính áp lực học hành, sự kỳ vọng quá mức của cha mẹ đã đẩy học sinh Hàn Quốc vào một cuộc chiến học hành mệt mỏi. 2.2. Ƣu nhƣợc điểm của sự nhiệt tình cao trong giáo dục của ngƣời Hàn Quốc 2.2.1. Ƣu điểm Hàn Quốc là một ví dụ điển hình chứng minh số phận thay đổi thông qua giáo dục. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã từng phát biểu: Một đất nƣớc từng nghèo hơn cả Kenya - quê hƣơng của ông tôi là Hàn Quốc thời nay đang gia nhập các nƣớc phát triển. Lý do chính là nhờ nhiệt huyết giáo dục cháy bỏng của Hàn Quốc. Những năm 1950 và đầu những năm 1960, Hàn Quốc là một trong các quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Tuy nhiên, từ xuất phát điểm cực thấp trong đống tro tàn của cuộc chiến tranh Triều Tiên, Hàn Quốc đã vƣơn lên mạnh mẽ trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế lớn ở châu Á. Chính sự nhiệt tình trong giáo dục đã giúp tăng cƣờng khả năng cạnh tranh, tạo ra nhiều nhân tài cho đất nƣớc, trở thành nguồn động lực lớn trong việc phát triển kinh tế Hàn Quốc. Ngoài ra, một đất nƣớc có sự nhiệt tình với giáo dục thì chắc chắn là tiêu chuẩn giáo dục cũng sẽ cao. Tiêu chuẩn giáo dục cao sẽ đào tạo ra đƣợc nhiều con ngƣời có trình độ cao để phục vụ cho đất nƣớc. Đồng thời, trong thế kỉ 21 đầy sự cạnh tranh, một đất nƣớc có nhiều con ngƣời có trình độ, có học thức thì nền kinh tế cũng sẽ phát triển. Theo ấn bản thƣờng niên The World Factbook của CIA, thu nhập bình quân đầu ngƣời của Hàn Quốc từ năm 2004 liên tục tăng và đến năm 2012 đạt 32800 USD. Kinh tế phát triển tạo điều kiện để chính phủ đầu tƣ đƣợc nhiều hơn cho giáo dục, nâng cấp trang thiết bị cơ sở vật chất, mở ra nhiều cơ hội học tập cho ngƣời dân. Tỷ lệ xóa nạn mù chữ hiện nay ở Hàn Quốc là 97,8% trong khi đó vào năm 1945 là 22%. Thành tựu này cũng có sự đóng góp rất lớn từ sự nhiệt tình trong giáo dục của ngƣời Hàn Quốc. 2.2.2. Nhƣợc điểm Không thể phủ nhận những thành tựu mà Hàn Quốc có đƣợc nhƣ ngày nay là nhờ một 236
phần rất lớn ở sự nhiệt tình cao trong giáo dục của họ nhƣng cũng chính điều này đã dẫn đến những hiện tƣợng bất cập ở xã hội Hàn Quốc. Một hiện tƣợng điển hình phát sinh từ sự nhiệt tình giáo dục quá mức chính là 기러기아빠. 기러기아빠 là một từ mới xuất hiện dùng để chỉ những ông bố vì việc học của con cái mà đƣa vợ và con ra nƣớc ngoài còn bản thân ở lại Hàn Quốc một mình làm việc kiếm tiền nuôi vợ con. Theo một kết quả điều tra về hiện tƣợng du học sớm ( 조기유학 ) của Bộ giáo dục Hàn Quốc từ năm 2004 đến năm 2011 thì mỗi năm tại đất nƣớc này xuất hiện thêm khoảng 22 nghìn 기러기아빠. Đây là một thực trạng đáng báo động bởi nó có thể gây ảnh hƣởng lớn đến hạnh phúc gia đình cũng nhƣ những ông bố ngày đêm nỗ lực làm việc để chăm lo đƣợc cuộc sống cho cả vợ và con ở nƣớc ngoài. Những vấn đề mà một ông bố 기러기 dễ dàng gặp phải chính là sự cô đơn, giảm sút sức khỏe do uống rƣợu thƣờng xuyên, cảm thấy chán chƣờng, có suy nghĩ tự sát hoặc muốn ly hôn Điều này tất yếu sẽ dẫn đến sự tan vỡ hạnh phúc gia đình. Hơn nữa, việc giáo dục trƣớc lúc vào học đƣợc gọi là 조기교육 gây áp lực cho trẻ em khi còn chƣa đến độ tuổi đi học, ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất cũng nhƣ tinh thần. 조기교육 đƣợc định nghĩa là việc giáo dục con trẻ trƣớc khi đi học tiểu học các môn nhƣ ngoại ngữ, âm nhạc, thể thao,... dựa trên ý muốn của các bậc phụ huynh. Đây không phải một hiện tƣợng xấu nhƣng chính sự hối thúc con cái học hành phát từ sự nhiệt tình quá cao trong giáo dục đã bóp méo bản chất của việc giáo dục sớm và dẫn đến những hệ quả tiêu cực. Trẻ em phải đi học quá sớm và quá nhiều dễ dẫn đến căng thẳng quá độ, sự tƣơng tác với xã hội kém, quan hệ giữa bố mẹ và con cái dần xa cách và mất hứng thú trong việc học tập, tìm tòi. Không chỉ có vậy, nhƣ đã trình bày ở phần thực trạng, các bậc phụ huynh Hàn Quốc luôn tha thiết con mình có đƣợc sự giáo dục tốt nhất, vì vậy họ đã chi rất nhiều cho việc học thêm của con cái. Điều này đã gây ra áp lực về mặt kinh tế rất nặng nề cho họ khi mà chi phí học thêm cũng nhƣ chi phí học đại học quá tốn kém so với kết quả đạt đƣợc. Theo một cuộc khảo sát đƣợc thực hiện tháng 11/2012, 56,6% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết họ xếp mình vào nhóm nhà nghèo đi học. Khoảng một phần tƣ cho biết họ tiêu từ 500.000 đến 600.000 won, 19,1% cho biết họ phải trả từ 400.000 đến 500.000 won chi phí giáo dục cho mỗi đứa trẻ một tháng. Chính phủ thậm chí còn tin nỗi ám ảnh giáo dục đang phá hủy xã hội, mức chi tiêu gia đình cho học hành đã đẩy tỷ lệ nợ hộ gia đình lên các mức cao kỷ lục. Theo Viện nghiên cứu kinh tế LG, 28% hộ gia đình Hàn Quốc không đủ khả năng hoàn trả các khoản nợ hàng tháng, và khó có thể sống nhờ thu nhập của họ. Trong khi đó, 70% thu nhập của một gia đình ở nƣớc này lại đƣợc dồn vào việc đầu tƣ cho con em ăn học, đặc biệt là ở những trƣờng tƣ, theo thống kê của Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung. Hơn thế việc phải ngồi học hơn 12 tiếng đồng hồ một ngày ngay cả trong kỳ nghỉ ở các trung tâm dạy thêm, áp lực từ việc thi cử, sự cạnh tranh khốc liệt để vào đƣợc những ngôi trƣờng uy tín khiến học sinh Hàn Quốc tỏ ra không mấy hứng thú với việc học cũng nhƣ trƣờng học. Theo thống kê của OECD năm 2012, mức độ hạnh phúc của học sinh Hàn Quốc thấp nhất trong các nƣớc OECD (Biểu đồ 2). Không có gì bí mật về việc học sinh 237
Hàn Quốc tỏ ra đau khổ, đặc biệt ở cấp trung học phổ thông cấp học chuẩn bị cho đại học. Học sinh sẽ phải chiến đấu với một cuộc kiểm tra có tính cạnh tranh cao để tìm đƣợc một vị trí tại các trƣờng đại học uy tín ở trong nƣớc (Đại học quốc gia Seoul, Đại học Yonsei ). Họ kỳ vọng rằng sau khi đỗ đạt vào các trƣờng này, lúc ra trƣờng, họ sẽ có lợi thế lớn trong quá trình tìm việc của mình. Áp lực này càng trở nên trầm trọng hơn khi bị đè nặng bởi kỳ vọng của các bậc cha mẹ ở Hàn Quốc. của Biểu đồ 2. Mức độ hạnh phúc học sinh khi ở trƣờng học. Nguồn: OECD, PISA 2012 Database; Figure III.1.2. Việc học đè nặng liên miên dễ dẫn đến những hệ lụy nhƣ phát sinh bệnh tâm lý nhƣ thần kinh, trầm cảm và xuất hiện ý muốn tự sát. Thống kê của cục thống kê Hàn Quốc về thanh thiếu niên trong khoảng từ 15 đến 24 tuổi năm 2010 đã chỉ ra rằng tự sát chính là nguyên nhân khiến thanh thiếu niên của đất nƣớc này tử vong nhiều nhất. Trong khi đó vào năm 2000 thì nguyên nhân do tai nạn giao thông mới là chủ yếu. Bảng 1. Nguyên nhân tử vong của thanh thiếu niên (15-24 tuổi) (Đơn vị: ngƣời/100 nghìn ngƣời) Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Năm 1999 Tai nạn giao thông (19,8) Tự sát (10,1) Ung thƣ (5,1) Chết đuối (3,2) Bệnh tim (2,3) Năm 2000 Tai nạn giao thông (19,3) Tự sát (8,7) Ung thƣ (4,9) Chết đuối (3,5) Bệnh tim (1,8) Năm 2008 Tự sát (13,5) Tai nạn giao thông (9,2) Ung thƣ (3,7) Chết đuối (1,3) Bệnh tim (0,9) Năm 2010 Tự sát (13,0) Tai nạn giao thông (8,3) Ung thƣ (3,6) Bệnh tim (1,2) Chết đuối (1,0) Nguồn: 2012 청소년통계 통계청 238
Từ bảng trên có thể thấy đƣợc nguyên nhân tử vong của thanh thiếu niên Hàn Quốc phần lớn là do tự sát. Nhƣng còn đáng báo động hơn nữa cho tình trạng học quá tải đó chính là nguyên nhân tự sát chủ yếu là do vấn đề học hành và áp lực điểm số (37,8%). Không chỉ có vậy, một ngƣời phụ nữ càng đƣợc giáo dục thì càng sinh ít con. Giáo dục ảnh hƣởng đến mức độ sinh sản do làm tăng tuổi lập gia đình của phụ nữ và tăng việc sử dụng các biện pháp tránh thai 3. Tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc đã giảm đến mức thấp nhất trong các nƣớc có thu nhập cao thuộc khối OECD (tính đến năm 2011), trong đó, nguyên nhân một phần cũng là bởi gánh nặng chi phí cho giáo dục ở Hàn Quốc quá nặng nề và thời gian dành cho việc học quá nhiều. Theo dữ liệu từ Ngân hàng thế giới về số trẻ em bình quân đƣợc sinh bởi 1 ngƣời phụ nữ trong độ tuổi từ 15-49, Hàn Quốc đã giảm mạnh từ 6,16 ngƣời (năm 1960) xuống 1,24 ngƣời (năm 2011). Tỷ lệ sinh thấp đã làm cho Hàn Quốc trở thành một trong những xã hội già hóa nhanh nhất trên trái đất, có nguy cơ làm chậm tăng trƣởng kinh tế của nƣớc này trong những thập kỷ tới. Việc ngƣời ngƣời nhà nhà học đại học đã phát sinh hiện tƣợng thừa thầy thiếu thợ, có nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, cao học nhƣng vẫn thất nghiệp. Trong khi đó công nhân làm việc trong các nhà máy thiếu trầm trọng, khiến Hàn Quốc phải nhập khẩu lao động nƣớc ngoài. Sự nhiệt tình quá mức trong giáo dục còn dẫn đến vấn đề mất cân bằng về mặt dân số vì tất cả những ngƣời đi học tập trung ở thủ đô, ở nông thôn chỉ còn những ngƣời làm nông nghiệp. Điều này dẫn đến hiện tƣợng kết hôn quốc tế và gia đình đa văn hóa ngày một tăng tại Hàn Quốc do những ngƣời đàn ông ở nông thôn không lấy đƣợc vợ. 2.3. Giải pháp khắc phục nhƣợc điểm Để hạ đƣợc nhiệt của cơn sốt trong giáo dục này cần có sự chuyển hóa trong tƣ duy của các bậc phụ huynh trong việc học hành của con cái. Bậc phụ huynh thay vì ép con cái học thật nhiều, chỉ có học hay phải học thật giỏi thì nên có giải pháp khuyến khích con trẻ tự nguyện học tập. Vai trò của những ngƣời làm cha mẹ phải giúp con cái nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc học để chúng cảm thấy hứng thú thì sẽ tự tạo cho mình thói quen học tập một cách chủ động, không cần đến sự thúc giục hay quản lý của bố mẹ. Đồng thời cha mẹ cần có thời gian để nói chuyện với con cái, nghe con mình tâm sự, gỡ bỏ những khúc mắc và đƣa ra lời khuyên thích đáng. Nói một cách khác, vai trò của bậc làm cha mẹ đó là giúp đỡ con cái trong việc học chứ không phải đặt áp lực lên con trẻ. Đồng thời, gia đình, nhà trƣờng, xã hội cũng nên khuyến khích để học sinh phát triển theo năng lực, tố chất. Bởi tố chất bẩm sinh không phải là yếu tố quyết định nhƣng là tiền đề giúp cá nhân học sinh phát huy đƣợc hết năng khiếu, sở trƣờng. Ngoài ra nhà nƣớc cần có những cơ chế, chính sách để nếu học sinh năng lực hạn chế thì có thể cho học nghề để phù hợp với năng lực, mở ra nhiều trƣờng nghề. Khi đƣợc đào tạo đúng với năng lực, sở trƣờng thì học sinh có thể phát huy đƣợc hết khả năng của mình, trở thành nhân tài cống hiến đƣợc nhiều cho sự phát triển của đất nƣớc. 3 Những ƣu tiên và chiến lƣợc cho giáo dục, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, p31. 239
3. Bài học cho giáo dục Việt Nam từ sự nhiệt tình cao trong giáo dục của ngƣời Hàn Quốc 3.1. Thực trạng giáo dục Việt Nam Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bƣớc phát triển, có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nƣớc. Nhƣng đồng thời nền giáo dục đang ẩn chứa rất nhiều yếu kém, bất cập, trong đó tồn tại lớn nhất tập trung vào chất lƣợng đào tạo chƣa cao, quan tâm đến số lƣợng nhiều hơn chất lƣợng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó các nguyên nhân chính tập trung vào sự yếu kém, bất hợp lý trong phƣơng pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, chƣơng trình giảng dạy và đào tạo, tài liệu học tập, sách giáo khoa, giáo trình. Việt Nam đƣợc các quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá là nƣớc có nhiều thành tựu đáng kể về giáo dục đào tạo. Nhìn từ tình hình thực tế, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt đƣợc Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỉ (MDG Millennium Development Goals) về phổ cập giáo dục tiểu học năm 2015. Việt Nam đã xây dựng đƣợc một hệ thống giáo dục đầy đủ các cấp ở mọi vùng miền với nhiều loại hình trƣờng lớp với số lƣợng học sinh đến trƣờng ở các cấp ngày một tăng. Giáo dục đại học, cao đẳng cũng ngày càng đƣợc mở rộng về quy mô đào tạo, cơ sở vật chất ngày càng đƣợc nâng cấp, chƣơng trình đào tạo dần dần đƣợc đổi mới. Tuy nhiên, số lƣợng giáo sƣ, tiến sĩ của chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhƣng không có trƣờng Đại học Việt Nam nào đƣợc đứng trong bảng xếp hạng 500 trƣờng Đại học hàng đầu thế giới. Số lƣợng các bài báo công bố quốc tế của cả nƣớc gần 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng số lƣợng của một trƣờng đại học ở Thái Lan 4. Ở Việt Nam, đầu tƣ ngân sách cho giáo dục chiếm 20% tổng chi ngân sách Nhà nƣớc. Đây là một con số không hề nhỏ thế nhƣng hiện tại chất lƣợng giáo dục lại không đƣợc đẩy mạnh. Có thể thấy rõ đầu tƣ nhiều cho giáo dục không hẳn là đã đạt đƣợc giáo dục tốt, mà vấn đề là ở chỗ đầu tƣ nhƣ thế nào. Bên cạnh thực trạng đó, hệ thống giáo dục hiện nay còn mang tính hàn lâm và thiếu tính thực tế. Đối với 2 môn học thực nghiệm: Vật lý và hóa học, chƣơng trình lại nặng về lý thuyết toán học. Ví dụ môn Hóa học cứ cho học sinh làm những bài toán lọ mất nhãn (mà trong thực tế thì ngƣời ta vứt đi) để cuối cùng đƣa đến một hệ thống 5, 6 phƣơng trình toán học. Trong Vật lý, con lắc đồng hồ chỉ có giá trị lịch sử thì làm những bài toán cực kỳ hóc búa. Điện một chiều thực tế sử dụng rất ít thì lại kéo dài cả gần một năm học với bài tập đánh đố cực khó. Trong lúc các kiến thức hiện đại về điện tử, chip, tia laser, phi thuyền, vệ tinh... thì học sinh rất mù mờ. Trong môn Sinh học, nếu hỏi gan nằm ở đâu, ruột thừa nằm bên phải hay bên trái thì rất ít học sinh biết. Chƣơng trình môn này quá nặng về di truyền học; bài tập cũng nặng về toán học trong lúc kiến thức phổ thông lại quá hời hợt.. 4 PGS-TS. PHẠM BÍCH SAN - Phó tổng thƣ ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam 240
Không những thế, hệ thống giáo dục còn nặng về thi cử và bệnh thành tích. Hẹ thống giáo dục nƣớc ta nặng về thi cử với những kỳ thi kéo dài triền mien gây áp lực cho cả thí sinh lẫn phụ huynh. Mặt trái của thi cử là tâm lí đối phó thƣờng trực nơi ngƣời học và cuộc chạy đua hành lang nơi phụ huynh nhằm tìm kiếm cho con em mình hững bảng điểm lấp lánh thành tích ở những ngôi trƣờng tốt. Hiện nay căn bệnh thành tích đang lan tràn trong giáo dục và trong xã hội. 3.2. Sự nhiệt tình trong giáo dục của ngƣời Việt Nam Ngƣời dân Việt Nam rất coi trọng sự học. Ngày nay, Đảng và Nhà nƣớc ta đang áp dụng mọi chính sách, mọi biện pháp nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, bồi dƣỡng nguồn nhân lực nhƣ: phổ cập giáo dục, cử học sinh đi du học ở nƣớc ngoài, cử cán bộ sang nƣớc ngoài để nghiên cứu,v.v... Bên cạnh đó, sự đầu tƣ về giáo dục của ngƣời Việt Nam cho con em ngày càng tăng: đầu tƣ cho con em đi du học, học thêm, học ngoại ngữ từ bé, học trƣớc chƣơng trình trên lớp, các lò luyện thi Đại học đông đúc với hàng trăm học sinh mỗi ca học. Thậm chí, gần đây ở Việt Nam còn xảy ra hiện tƣợng nhiều phụ huynh bất chấp hoàn cảnh, đạp đổ cổng trƣờng để tranh nhau mua suất hồ sơ cho con vào học lớp 1. Trên thực tế, có nhiều gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn về kinh tế nhƣng bố mẹ vẫn cố gắng khắc phục hoàn cảnh để mong sao có đủ điều kiện cho con đi học; con học giỏi đỗ đạt coi nhƣ thành công. Đầu tƣ cho con học nhiều nhƣng lại thiếu sự định hƣớng để con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn năng lực. Ngoài ra, tình trạng bố mẹ áp đặt con cái trong việc học cũng ngày một trở nên phổ biến. Ví dụ nhƣ có trƣờng hợp của M.A có bố là một nhà kinh doanh thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mẹ là cán bộ ngành thuế. Ngay từ nhỏ M.A đã muốn trở thành một nhà nghiên cứu về công nghệ hóa, tuy nhiên khi học hết phổ thông ba M.A nhất quyết bắt M.A sang Mỹ học ngành Công nghệ thông tin mà không hề thích thú và mong muốn. Sang đất khách quê ngƣời du học, M.A cảm thấy chán nản, mệt mỏi và không có hứng thú học. M.A không ăn chơi đua đòi, suốt ngày cắm đầu vào các trò chơi máy tính. Môi trƣờng một mình thuận tiện, lại học ngành suốt ngày sử dụng máy tính, cộng thêm sự chán nản, cô đơn, kém kiểm soát bản thân, M.A. có triệu chứng nghiện Internet, học hành sa sút, các mối quan hệ bị khủng hoảng. Ba M.A phải bay sang Mỹ đƣa em về Việt Nam và cho em học hệ tại chức một trƣờng đại học, vẫn ngành công nghệ thông tin. Tuy nhiên, về Việt Nam em vẫn khó tập trung học tập, vẫn nghiện Internet và khó thoát khỏi nó, cần phải điều trị phục hồi một thời gian dài 5. 3.3. Bài học cho Việt Nam từ sự nhiệt tình cao trong giáo dục của ngƣời Hàn Quốc Không thể phủ nhận từ sự quan tâm, nhiệt huyết dành cho giáo dục mà Hàn Quốc đã đạt đƣợc những thành tựu lớn về kinh tế. Tuy nhiên Hàn Quốc cũng đang gặp phải nhiều vấn đề nhƣ chúng tôi đã trình bày ở trên. Hiện tại, Việt Nam cũng đang trong tình thế nhiệt 5 Theo báo Tuổi trẻ Online. 241
tình giáo dục cao. Trên thực tế có nhiều gia đình đƣa con đi du học ở nƣớc ngoài với chi phí rất đắt đỏ so với Việt Nam ngay khi con em họ mới ở bậc học trung học cơ sở. Thậm chí ngay từ bậc tiểu học đã phải học rất nhiều kiến thức trong khi đó các em lại thiếu các hoạt động tƣơng tác, giao tiếp. Chính vì vậy mà các em thiếu kỹ năng mềm, trong khi khối lƣợng kiến thức hàn lâm là quá nhiều. Vì vậy, Việt Nam cần phải đổi mới chƣơng trình giáo dục. Việc đƣa ra chính sách đổi mới, phát triển cho giáo dục là yêu cầu khách quan, tất yếu để xây dựng đất nƣớc mà trƣớc tiên là phát triển kinh tế. Tuy nhiên, đây là quá trình nan giải và khó khăn, luôn tiềm ẩn những sai lầm dẫn tới thất bại. Việc nắm vững quan điểm, đƣờng lối, mục tiêu cho giáo dục và áp dụng một cách khoa học, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn là việc làm vô cùng cần thiết. Cải cách và phát triển giáo dục đòi hỏi phải có tính sáng tạo; bởi bản thân giáo dục đã mang tính chất sáng tạo, đổi mới để đào tạo ra nhƣng con ngƣời sáng tạo. Hơn nữa, xã hội cần thay đổi cái nhìn đối với học hàm, học vị; cần nhìn nhận lại một cách đúng đắn hơn trong công tác Giáo dục - đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Trong đó cần chú ý khi cho cán bộ đi học cần đặt ra yêu cầu sử dụng sau khi tốt nghiệp, hoặc ít nhất cũng phải sử dụng đƣợc với công việc chuyên môn. Việc tuyển dụng, phân công, bổ nhiệm cán bộ, không nên chỉ dựa vào tiêu chí là Thạc sỹ, Tiến sỹ, giáo sƣ, phó giáo sƣ mà cái cần là chất lƣợng, kết quả công việc, thực sự tận tâm với công việc, phải có uy tín với tập thể và đƣợc tập thể tôn vinh. Chính phủ cần phải đầu tƣ đúng mức các nguồn lực, đặc biệt là đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên. Có sự phối hợp để thay đổi tƣ duy của các bậc phụ huynh trong việc đầu tƣ cho giáo dục. Tạo môi trƣờng giáo dục lành mạnh, có hiệu quả. Đồng thời, ngƣời dạy cần nâng cao phƣơng pháp giảng dạy, kết hợp lý thuyết và thực hành, giúp ngƣời học tiếp thu kiến thức một cách chủ động. Phƣơng pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng đào tạo. Một phƣơng pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giảng viên, và ngƣời học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tƣ duy. Một phƣơng pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của ngƣời thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của ngƣời học. Ngoài ra, ngƣời học cần tránh lối học theo phong trào, học cho qua, học theo hội chứng bằng cấp; cần có tính tƣ duy, chủ động sáng tạo trong học tập. Bên cạnh việc học kiến thức sách vở, ngƣời học cần tu dƣỡng và rèn luyện đạo đức, bởi Có tài mà không có đức là ngƣời vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó (Hồ Chí Minh ). Không chỉ có vậy, chƣơng trình đào tạo cần phải cập nhật thực tiễn, đổi mới nội dung và chƣơng trình sách giáo khoa cho phù hợp với bối cảnh. Ngoài việc dạy các kiến thức trong sách vở, cần đào tạo kỹ năng làm việc, kỹ năng tƣ duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm v.v... Chính sách truyền thông cũng cần góp vai trò trong việc thay đổi nhận thức của các 242
bậc phụ huynh. Thực tế đã cho thấy, sự thiếu hiểu biết trong việc giáo dục con cái đã gây ra rất nhiều hệ lụy. Theo lời kể của BS Nguyễn Văn Dũng, Trƣởng phòng T4, Viện Sức khỏe tâm thần: Đã từng có một gia đình kiên quyết bằng mọi cách đầu tƣ để con học đại học. Cậu con trai bị ép học ngày học đêm để kỳ thi đại học có kết quả tốt nhất. Khi đỗ vào đƣợc trƣờng đại học này thì cậu sinh viên bắt đầu phát bệnh. Tuy nhiên, do gia đình thiếu hiểu biết nên chỉ cho rằng biểu hiện của con là do căng thẳng, mệt mỏi thông thƣờng, gia đình điều trị qua loa rồi lại để con tiếp tục việc học tại trƣờng. Sau năm học đầu tiên, cậu sinh viên này phát bệnh hoang tƣởng, lúc đó, gia đình mới hoảng hốt đƣa con nhập viện. Qua quá trình điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần, bệnh tình của cậu sinh viên này cũng có chút thuyên giảm nhƣng việc học không thể tiếp tục đƣợc nữa. Lúc này, bố mẹ cậu mới hiểu ra, bằng cấp chỉ là phụ, sức khỏe của con mình mới là điều quan trọng nhất. Các bậc phụ huynh không nên áp đặt con cái học hành mà nên tạo một môi trƣờng học tập thoải mái, tạo điều kiện để các em phát huy năng khiếu, sở trƣờng một cách tự nhiên nhất. Phụ huynh không những phải luôn gƣơng mẫu trong hành xử và còn phải thƣờng xuyên nắm bắt những gì nhà trƣờng truyền đạt thì việc giáo dục mới có hiệu quả. Tóm lại, sự phát triển của giáo dục đại học Hàn Quốc trong thời gian 40 năm qua rất đáng làm bài học để Việt Nam tham khảo. Bài học quan trọng nhất có lẽ là cần phải hoàn thiện hệ thống giáo dục tiểu học và trung học trƣớc khi có đƣợc một hệ thống đại học có chất lƣợng cao. Bài học khác là cần phải quan tâm đến chất lƣợng đào tạo trong khi mở rộng hệ thống đại học tƣ lập. Việt Nam hoàn toàn có khả năng xây dựng một nền giáo dục đại học nhƣ Hàn Quốc, nhƣng cần phải có một chƣơng trình cải cách lâu dài và có hệ thống. III. PHẦN KẾT LUẬN Qua phân tích và qua những kết quả mà Hàn Quốc đã đạt đƣợc, chúng ta thấy: sự nhiệt tình trong giáo dục bên cạnh những yếu tố tích cực vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề tiêu cực ảnh hƣởng tới sự phát triển lâu dài về phẩm chất và năng lực cho thế hệ tƣơng lai. Sự nhiệt huyết trong giáo dục là yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy nền giáo dục của một quốc gia phát triển. Tuy nhiên, nhƣ báo cáo của chúng tôi đã nói ở trên nhiệt huyết trong giáo dục quá cao sẽ dẫn đến rất nhiều bất cập trong xã hội, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Đó cũng là một bài học cho Việt Nam hiện tại. Chúng ta cần phải khắc phục để xây dựng đƣợc hệ thống giáo dục và tinh thần giáo dục tốt. Đồng thời, Việt Nam cần xây dựng một xã hội học tập, học tập suốt đời, học tập theo từng giai đoạn. Nghiên cứu của chúng tôi đã nêu lên đƣợc phần nào những đánh giá thực trạng khách quan về nền giáo dục của Hàn Quốc cũng nhƣ của Việt Nam hiện nay. Qua đó chúng tôi mong muốn rằng mọi ngƣời sẽ có cái nhìn khách quan hơn về nền giáo dục nƣớc nhà, mỗi cá nhân sẽ nhận thức đƣợc vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nƣớc. Có đƣợc nhƣ vậy thì chúng tôi tin chắc rằng trong một tƣơng lai không xa Việt Nam sẽ đƣợc bè bạn quốc tế biết đến nhƣ là một đất nƣớc có nền giáo dục tiến bộ và chất lƣợng. Nhƣ Bác Hồ đã từng nói: Non sông Việt Nam có trở nên tƣơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bƣớc tới đài vinh 243
quang để sánh vai với các cƣờng quốc năm châu đƣợc hay không, chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Đặng Thị Thanh Huyền, Giáo dục phổ thông với phát triển chất lƣợng nguồn nhân lực. Những bài học thực tiễn từ Nhật Bản, NXB Khoa học xã hội, 2001. 2. Những ƣu tiên và chiến lƣợc cho giáo dục nghiên cứu của Ngân hàng thế giới. 3. Remarks by the President on the Education To Innovate Campaign. 4. OECD Pisa 2012 Results. 5. 한국가정의교육열과그병리현상논문. 6. [2001. 교육마당 2 월호 / 쟁점과전망 ] 교육열및학력병의사회문화적진단과처방. 7. 한국사회의교육열과자녀의성공적인학업성취논문. 8. 이종각, 한국의교육열, 세계의교육열, 하우,2005 년. 9. Tổng quan về giáo dục Hàn Quốc (http://vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nhin-rathe-gioi41/tong-quan-ve-giao-duc-han-quoc ). 10. Nghịch lý giáo dục ở Hàn Quốc (http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/nghich-ly-giao-duc-ohan-quoc.html ). Luận văn Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục ở đơn vị (http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-thuc-trang-va-giai-phap-nang-cao-chat-luong-giao-duc-odon-vi-53333/). 244
I. MỞ ĐẦU VĂN HÓA TẮM XÔNG HƠI JIMJILBANG CỦA HÀN QUỐC SVTH: Triệu Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Linh GVHD: Vương Thị Năm Mối bang giao giữa Hàn quốc và Việt Nam đã không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực kể từ khi chính thức đƣợc thiết lập vào năm 1992. Ngày càng nhiều các công ty Hàn quốc đầu tƣ vào Việt Nam, nhiều khách du lịch Hàn quốc tìm đến Việt Nam và số lƣợng ngƣời Việt Nam học tập, lao động, du lịch tại Hàn quốc đang ngày càng tăng nhanh. Vì thế, việc học ngôn ngữ Hàn quốc, tìm hiểu về đất nƣớc, lịch sử và văn hóa Hàn quốc là nhu cầu chính đáng của nhiều ngƣời Việt nam hiện nay. Ngày nay, Hàn Quốc đã và đang là một quốc gia có vị thế lớn về kinh tế ở Châu Á cũng nhƣ trên toàn thế giới. Phải chăng một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển ấy chính là do Hàn Quốc vẫn luôn duy trì đƣợc những đặc trƣng riêng có của dân tộc mình. Đó là sự siêng năng, cần cù nhƣng có lẽ tính cộng đồng mới chính là điểm nổi bật nhất và cũng là điều khiến ngƣời Hàn Quốc tự hào nhất về dân tộc mình. Cùng với sự phát triển về kinh tế cũng nhƣ việc hòa nhập ra thế giới thì việc làm thế nào để xây dựng đƣợc ý thức tập thể và việc làm thế nào để hòa nhập mà không hòa tan vẫn không bao giờ là xƣa cũ trong xã hội Hàn Quốc. Và vì vậy, trong thời đại hòa bình này, tính tập thể vẫn luôn đƣợc Hàn Quốc coi trọng, giữ gìn, đồng thời phát huy một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra một môi trƣờng sinh hoạt lành mạnh, có tác dụng định hƣớng văn hóa cho cả một cộng đồng. Và văn hóa tắm tập thể chính là một dẫn chứng điển hình nhất cho nét văn hóa này của một quốc gia văn minh phát triển. Do sự chi phối bởi yếu tố về lịch sử Hàn Quốc nên bài nghiên cứu này tập trung vào việc nghiên cứu văn hóa tắm tập thể trên bán đảo Hàn Quốc trƣớc năm 1945 và tại Hàn Quốc sau năm 1945 đến nay. II. NỘI DUNG 1.Văn hóa tắm và nhà tắm công cộng trên thế giới Từ xa xƣa, trên thế giới, từ phƣơng đông đến phƣơng tây, hình thức tắm tại nhà tắm công cộng đã xuất hiện và đƣợc khá nhiều quốc gia ƣa chuộng. Với nhiều quốc gia, việc tắm tại nhà tắm công cộng đã trở thành một nét văn hóa độc đáo, thể hiện đƣợc rõ lối sống, cách suy nghĩ và tƣ duy của đất nƣớc đó. Thời kỳ từ 605-562 trƣớc công nguyên, khi vua Nebucha-denezzar là bá chủ vùng Lƣỡng hà, bồn tắm là thứ chƣa hề có trên đời. Ngƣời dân vùng này chỉ có mỗi cách tắm duy nhất làl nhảy ùm xuống sông Tigris và Euphrate để tắm rửa, vệ sinh cá nhân. Các bậc vƣơng tôn, công tử thì có nô lệ rƣới nƣớc lên đầu, lên thân. Họ dùng thảo mộc thơm đốt lấy tro trộn với chất béo để làm xà bông thơm mà tắm gội cho các thành viên trong triều 245
đình. Thời kỳ từ năm 100 trƣớc công nguyên đến năm 400 sau công nguyên, ngƣời La Mã đã có hình thức nhà tắm công cộng dành cho giai cấp quyền thế, giàu có. Việc nam nữ tắm chung ở nơi tắm tập thể bị cấm dƣới thời hoàng đế Julius Cesar (100-44 trƣớc công nguyên) nhƣng sau đó thì lệnh cấm đã đƣợc gỡ bỏ. Thời trung cổ, phòng tắm tập thể mất sức hút đối với giai cấp quý tộc giàu có, họ bắt đầu thiết kế phòng tắm riêng ở lâu đài, biệt thự. Do khan hiếm nƣớc, không dự trữ sẵn đƣợc mà phải lấy lên từ sông, giếng nên đã xuất hiện việc thuê gánh nƣớc và quy định giới hạn số xô nƣớc cho từng hộ. Thậm chí, có đội kiểm tra việc này. Cũng vì thế cũng đã sinh ra tệ nạn ép các cô gái và thiếu phụ phải khoả thân nếu muốn đƣợc lấy thêm nhiều xô nƣớc hơn so với quy định chung. Các hiệp sĩ thì luôn đƣợc các trinh nữ xinh đẹp tắm gội cho mỗi khi sắp sửa lên ngựa ra chiến trƣờng. Ở một số quốc gia, do điều kiện tự nhiên và địa lý, kinh tế, hoàn cảnh lịch sử, văn minh, triết lý và ảnh hƣởng tôn giáo khác nhau mà văn hóa tắm tập thể cũng phát triển theo những cách khác nhau. Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng trên thế giới về văn hóa tắm tập thể. Điều kiện khí hậu lạnh và những suối nƣớc nóng là một thuận lợi lớn cho văn hóa tắm tập thể phát triển ở Nhật Bản. Nhà tắm tập thể của Nhật Bản lần đầu tiên đƣợc xây dựng vào năm 1591 với tên gọi Sentō và vẫn tồn tại cho đến nay. Ngƣời Nhật thƣờng đi tắm trần cùng nhau tại các Sentō với mục đích giải tỏa mệt mỏi, tri bệnh và làm đẹp da. Ngƣợc lại, tại Trung Quốc, văn hóa tắm tập thể không hề phát triển. Ở Trung Quốc, nƣớc đƣợc coi là thứ quý hiếm nên các bồn tắm lớn hay nhà tắm công cộng không đƣợc chú trọng xây dựng. Thêm vào đó, do điều kiện khí hậu có tính chất lục địa gây nhiều ảnh hƣởng đến da, tiếp xúc lâu với nƣớc cũng dễ mắc bệnh nên văn hóa tắm tập thể lại càng không có điều kiện để phát triển ở Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ, các phòng tắm tập thể không chỉ là nơi gột rửa bụi bặm trên cơ thể mà còn là nơi có ý nghĩa quan trọng tới việc hôn nhân của nam nữ. Trƣớc đây, các phòng tắm tập thể tại đất nƣớc có sự pha trộn đặc biệt của văn hóa Á Âu này thƣờng phân thành các khu vực riêng cho nam, nữ. Nhƣng ngày nay, hình thức này đã dần đƣợc thay thế bởi các phòng tắm chung rộng rãi cho cả hai phái. Đàn ông, phụ nữ đều tự nhiên đi lại trong phòng và trò chuyện thoải mái. Thông qua những lời trò chuyện cởi mở, nếu hai ngƣời cảm thấy tâm đầu, ý hợp có thể giữ liên lạc thƣờng xuyên và nảy nở tình cảm yêu đƣơng về sau. 2. Văn hóa tắm và nhà tắm công cộng ở Hàn quốc Ở Hàn Quốc, hình thức nhà tắm công cộng xuất hiện từ rất sớm (từ thời Tam Quốc), và qua mỗi thời kỳ, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện xã hội chi phối thì hình thức của nó cũng bị biến đổi theo. 246
2.1 Vƣơng triều Shilla Vào thời tam quốc, vƣơng triều Shilla, văn hóa tắm tập thể phát triển mạnh mẽ nhất.vào thời đó, tắm tập thể đã gần nhƣ phổ biến với tất cả tầng lớp, từ quý tộc đến dân thƣờng. Xã hội Shilla thời kỳ này chịu tác động khá nhiều bởi đạo Phật. Theo Phật Giáo, tắm là việc không chỉ giúp con ngƣời làm sạch cơ thể mà còn giúp làm sạch tâm hồn, rửa tội và tránh xa những điều sai trái. Hơn nữa, trƣớc mỗi sự kiện có tính chất quan trọng của quốc gia hay của mỗi khu vực hoặc đơn giản trƣớc khi tiến hành cúng tế thì việc tắm nhất thiết phải đƣợc thực hiện. Vì vậy, tại mỗi ngôi chùa đều cho xây dựng những bồn tắm chung lớn và trong mỗi gia đình cũng đều có bồn tắm riêng. Nhiều ngƣời phải tắm đồng thời cùng lúc nên hình thức tắm tập thể đã dần dần đƣợc hình thành và văn hóa tắm tập thể cũng dần phát triển. Cùng với sự ra đời của hình thức tắm tập thể thì các loại sản phẩm dành phục vụ cho việc tắm cũng đƣợc ra đời theo. Vào thời đó, ngƣời ta đã phát minh ra một loại hƣơng liệu tắm đƣợc làm từ bột của các loại ngũ cốc nhƣ đậu đỏ nhằm giúp loại bỏ mùi cơ thể và tạo hƣơng thơm. 2.2 Thời đại Goryeo So với thời Shilla, văn hóa tắm tập thể ở thời Goryeo trở nên một khái niệm xa xỉ. Dƣới triều đại này, quan niệm về phân biệt nam nữ có phần cởi mở hơn nên cả nam và nữ đều có thể tắm chung với nhau. Trong xã hội thƣợng lƣu, ngƣời ta dùng hoa đào hay hoa lan thả vào nƣớc tắm dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em để làm trắng, mềm da và tạo ra hƣơng thơm cho cơ thể. 2.3 Thời Joseon Đến thời Joseon, khi Nho giáo bắt đầu thế chỗ của Phật giáo với vai trò là một quốc giáo, sự bình đẳng tƣơng đối giữa nam và nữ từng tồn tại trong thời Goryeo cũng không còn tồn tại. Đồng thời, văn hóa tắm tập thể của thời kỳ này cũng phản ánh đậm chất Nho Giáo của xã hội khi ấy. Trƣớc khi tế lễ, việc tắm rửa vẫn đƣợc thực hiện nhƣng nhất định nam nữ không đƣợc tắm trần và tuyệt đối không đƣợc tắm chung. Hình thức tắm và địa điểm tắm cũng khác nhau tùy theo thân phận. Ngƣời dân thƣờng thời đó chỉ đƣợc tắm ở những chỗ nhƣ bờ song bờ suối còn tầng lớp quý tộc thì đƣợc tắm ở một nơi đƣợc thiết kế sẵn trong nhà gọi là jeongbang ( 정방 ). 2.4 Thời kỳ mở cửa Xã hội Chosun dần phát triển và bắt đầu mở cửa ra giao lƣu với nhiều nƣớc trên thế giới. Lúc này, những ngƣời phƣơng Tây đến Chosun cảm thấy bất tiện với loại hình văn hóa tắm tập thể và để giải quyết vấn đề này thì nhà Chosun bắt đầu cho xây dựng những khách sạn hoặc nhà nghỉ và lắp đặt nhà tắm riêng ở trong. Đầu năm 1905, hệ thống suối nƣớc nóng ở Busan đã đƣợc khai thác và đƣa vào sử dụng với mục đích tắm để phòng bệnh và chữa bệnh. Tại đây, một nhà tắm tập thể lớn dành cho nhiều ngƣời tắm cùng lúc đã đƣợc ra đời, áp dụng theo cách xây dựng hệ thống sƣởi ấm sàn truyền thống và đƣợc đặt tên là Hanjeungmak ( 한중막 ). Trƣớc khi có loại hình nhà tắm tập thể này, trừ mùa lạnh, 247
ngƣời dân thƣờng phải tắm ở sông, suối hay hồ, còn vào mùa đông thì phải đun nƣớc nóng lên và tắm ở trong bếp hay kho chứa đồ còn tầng lớp quý tộc thì tắm trong bồn đƣợc làm bằng gỗ và đặt sẵn trong phòng. Đây có thể coi là khởi đầu của loại hình nhà tắm tập thể hiện đại của xã hội Hàn Quốc sau này. 2.5 Thời hiện đại Năm 1905, nhà tắm tập thể lớn đầu tiên của Triều Tiên đƣợc xây dựng, tuy nhiên, vì ngƣời Triều Tiên khi ấy vẫn chƣa thể thích ứng ngay với việc tắm mà cởi bỏ hết đồ trƣớc mặt mọi ngƣời do rào cản mà văn hóa Nho giáo đem lại. Phải đến khoảng 10 năm sau, văn hóa tắm tập thể mới chính thức đƣợc phổ biến một cách rộng rãi ở đây. Năm 1924, vào thời kỳ Nhật xâm lƣợc, Nhật Bản đã cho xây dựng tại Triều Tiên một nhà tắm tập thể hiện đại tại Bình Nhƣỡng, và sau đó, năm 1925 tiếp tục đƣợc xây dựng ở Seoul một nhà tắm khác. Dần dần, các nhà tắm tập thể xuất hiện ngày càng nhiều ở Triều Tiên. Tuy vậy, cho đến tận năm 1960, ngƣời dân thƣờng vẫn chƣa thể đến nhà tắm tập thể thƣờng xuyên do không đủ tiền để vào cửa. Nhƣng hàng năm, vào mỗi dịp trung thu hoặc tết âm lịch thì tất cả các nhà tắm tập thể lại trở nên đông đúc với những ngƣời dân mà một năm chỉ dám đi nhà tắm hai ba lần do không đủ khả năng chi trả cho hoạt động này. 3.Tắm xông hơi Jjimjilbang 3.1 Ý nghĩa của Jjimjilbang đối với văn hóa cộng đồng của ngƣời Hàn Quốc hiện đại Xã hội Hàn Quốc dần phát triển theo hƣớng hiện đại hóa, công nghiệp hóa ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn nhƣng hình thức văn hóa tắm tập thể truyền thống không vì thế mà mai một mà ngƣợc lại nó ngày càng rộng khắp hơn, đa dạng hơn để phù hợp với xã hội hiện đại. Về hình thức, các nhà tắm tập thể xƣa kia nay đƣợc thay vào đó là các sauna xông hơi và một loại hình nhà tắm cộng cộng kết hợp cả hình thức tắm truyền thống và sauna xông hơi mang tên jjimjilbang ( 찜질방 ). Jjimjilbang ( 찜질방 ) ra đời là một bƣớc ngoặt lớn thể hiện rõ đƣợc tính tập thể của dân tộc Hàn Quốc và làm nên nét khác biệt giữa văn hóa cộng đồng của Hàn Quốc với các quốc gia khác trong khu vực cũng nhƣ trên toàn thế giới. Ở Hàn Quốc, Jjim-jil-bang đầu tiên xuất hiện ở Busan vào đầu năm 1990, sau đó năm 1995 đã có mặt ở khắp Seoul và nhanh chóng lan ra khắp cả nƣớc. Trong tiếng Hàn, Jjimjil-bang ( 찜질방 ) là từ ghép của Jjim-jil (xông hơi) và bang (phòng). Jjim-jil (xông hơi) là một phƣơng pháp chữa bệnh bằng cách dùng những vật nóng hoặc lạnh chƣờm lên bề mặt cơ thể hoặc ngâm cả cơ thể vào nƣớc nóng hay cát nhằm giúp cơ thể tiết mồ hôi. Đây chính là phƣơng pháp áp dụng theo hình thức chữa bệnh bằng liệu pháp dân gian giống với cách đã đƣợc sử dụng ở các Hanjeungmak thời cận đại. Mỗi Jjim-jil-bang ngày nay có thể có các quy mô lớn nhỏ khác nhau nhƣng cơ bản đều đảm bảo có các khu riêng biệt nhƣ: khu tắm riêng cho nữ, khu tắm riêng cho nam, khu tắm xông hơi chung cho cả nam lẫn nữ, khu vực nghỉ ngơi tập thể. Những Jjim-jil-bang hiện đại, có qui mô lớn còn có thêm các loại hình dịch vụ nhƣ: phòng tập thể hình, phòng 248
chiếu phim miễn phí, phòng đọc sách, phòng internet Có Jjim-jil-bang còn thiết kế cả phòng massage, phòng dành riêng cho chăm sóc móng tay và phòng karaoke phục vụ khách. Nhƣ vậy Jjim-jil-bang là sự kết hợp hài hòa nhất về cả nét hiện đại và truyền thống của văn hóa Hàn Quốc, chứa đựng không gian sinh hoạt văn hóa chung của cả một tập thể. 3.2 Những nét thú vị khi đến với Jjim-jil-bang Ngƣời Hàn Quốc chọn Jjim-jil-bang là nơi tuyệt vời nhất để thể hiện sự gắn kết về tình cảm giữa ngƣời với ngƣời. Với bất kể điều kiện thời tiết nào, dù mùa hè nóng nực hay mùa đông lạnh giá thì ngƣời Hàn, sau những khoảng thời gian làm việc căng thẳng, vất vả, đƣợc ngâm mình trong những bể nƣớc nóng của Jjim-jil-bang là cách giải tỏa stress hữu hiệu nhất. Ngƣời Hàn Quốc ít khi đi Jjim-jil-bang một mình. Họ đến Jjim-jil-bang với ít nhất từ 2 ngƣời trở lên. Họ có thể đến Jjim-jil-bang với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời yêu Jjim-jil-bang không giới hạn lứa tuổi, tầng lớp hay nghề nghiệp. Tất cả mọi ngƣời, khi bƣớc chân vào Jjim-jil-bang đều bỏ lại tất cả mọi tham vọng cũng nhƣ ƣu phiền, đều trở thành những cá thể bình đẳng có chung mục đích là tìm sự thƣ giãn, nghỉ ngơi. Đặc biệt, với ngƣời Hàn Quốc, nếu họ đi đến Jjim-jil-bang với một ngƣời nào đó không phải ngƣời thân thì đó là sự thế hiện mối quan hệ khá thân thiết với đối phƣơng, bởi vì không dễ gì những ngƣời không có quan hệ thân mật lại có thể cùng tắm trần và kỳ cọ lƣng cho nhau. Khi đến Jjim-jil-bang, điều đầu tiên là phải gửi lại đồ đạc vào tủ riêng và tắm qua bằng vòi sen để làm sạch cơ thể, tiếp đó là việc tắm ở các bồn tắm lớn dành riệng cho nam và nữ. Khi bƣớc vào khu vực tắm riêng này mọi ngƣời từ già trẻ, lớn bé đều nude một cách tự nhiên. Tất cả quần áo tƣợng trƣng cho những lễ nghĩa, thứ bậc xã hội đều đƣợc trút bỏ, và khi đã bƣớc vào khu vực tắm thì ai cũng nhƣ ai. Ở đây mỗi ngƣời có thể ngâm mình trong làn nƣớc ấm, thƣ giãn và kỳ cọ lƣng cho nhau. Đây là một nét văn hóa khá độc đáo trong văn hóa tắm tập thể của ngƣời Hàn Quốc, thể hiện tình cảm thân thiết giữa mọi ngƣời và cũng là một hoạt động khá hữu ích để kết nối tình thân. Sau đó có thể chọn tắm xông hơi bằng những căn phòng đá, phòng muối, phòng thạch anh(thay vì các nguyên liệu truyền thống) với những mức nhiệt độ khác nhau để tiết mồ hôi nhằm thƣ giãn, giải độc, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da và giảm cân. Sau khi tắm ở khu vực riêng và xông hơi, hoặc có thể nếu không thích xông hơi, mọi ngƣời sẽ đeo chìa khóa tủ gửi đồ của mình ở dƣới chân và di chuyển tới khu sinh hoạt chung cả nam lẫn nữ, tụ tập với gia đình, bạn bè của mình tại đây, tận hƣởng những giây phút thoải mái cùng ngƣời thân, bạn bè tại bất cứ vị trí nào của sảnh chung. Vì đây là không gian tự do nên mọi ngƣời đƣợc quyền chọn cho mình những địa điểm tùy thích trên sàn nhà đƣợc lát gỗ hoặc đá luôn đƣợc lau chùi và giữ gìn sạch sẽ để cùng trò chuyện, ăn uống, xem ti vi.. Tuy là không gian sinh hoạt tự do nhƣng không có nghĩa là lộn xộn. Ngƣời Hàn Quốc ngay từ nhỏ đã đƣợc giáo dục ý thức, đạo đức sinh hoạt nơi tập thể nên mọi ngƣời luôn có ý thức, tôn trọng không gian riêng và không làm ảnh hƣởng đến ngƣời 249
khác. Hoạt động thƣờng thấy nhất trong phòng sinh hoạt chung là ngủ. Với ngƣời Hàn Quốc, ngủ đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu khi đến Jjim-jil-bang. Nhiều ngƣời còn ngủ lại qua đêm hoặc thậm chí là ngủ lại cả tuần tại các phòng ngủ ở Jjim-jil-bang. Vì là không gian sinh hoạt tập thể nên các phòng ngủ cũng thƣờng đƣợc thiết kế riêng biệt, yên tĩnh để đảm bảo sự thoải mái cho mỗi ngƣời. Ăn uống cũng là hoạt động không thể thiếu sau khi tắm và xông hơi. Ngoài các đồ uống thông thƣờng thì ngƣời Hàn Quốc rất thích đƣợc thƣởng thức sikhye một loại thức uống cổ truyền đƣợc làm từ gạo, còn về đồ ăn thì bánh gạo và trứng luộc là những món phổ biến nhất. Thay vì đập trứng xuống sàn nhà thì ngƣời Hàn Quốc lựa chọn đập trứng vào đầu mình hoặc đầu ngƣời bạn đi cùng. Đây là nét truyền thống đặc biệt trong văn hóa tắm hơi ở Hàn chứ không hề có ý xúc phạm hay vô phép, là sự thể hiện mối quan hệ thân tình giữa gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời yêu Một nét thú vị nữa ở Jjim-jil-bang đƣợc yêu thích đó là việc quấn khăn. Khi tắm xong, ngƣời Hàn Quốc thƣờng quấn khăn lên đầu và gọi đó là yang mori( 양머리 ). Ngƣời Hàn Quốc rất thích đội chiếc khăn này, không phải chỉ vì để làm khô tóc mà còn vì họ rất thích đùa, họ thích vẻ ngộ nghĩnh của mọi ngƣời khi đội nó. Yang mori còn đƣợc gọi bằng những cái tên khác nhƣ khăn tắm hình chú cừu hay khăn Jjim-jil-bang, và ý nghĩa quan trọng nhất của nó là có thể tạo ra đƣợc niềm vui và tiếng cƣời cho tất cả cả mọi ngƣời trong không gian sinh hoạt văn hóa chung ấy. Jjim-jil-bang là hình thức nhà tắm tập thể duy trì đƣợc những nét truyền thống nhƣng cũngchứa đựng cả những nét hiện đại trong văn hóa tắm tập thể của Hàn Quốc. Vốn dĩ, ở Nhật Bản và nhiều quốc gia khác, tắm tập thể ra đời trƣớc và cũng phát triển khá mạnh mẽ,tuy nhiên, tính đến nay vẫn chƣa có một quốc gia nào lại có loại hình văn hóa tắm tập thể độc đáo và có nhiều hoạt động thú vị nhƣ loại hình tắm hơi Jjim-jil-bang của Hàn Quốc. Văn hóa tắm hơi Jjim-jil-bang nói riêng và tắm tập thể nói chung đã góp phần đƣa Hàn Quốc thành một quốc gia phát triển nhƣng vẫn lƣu giữ đƣợc những giá trị truyền thống từ xƣa đáng quý. II. KẾT LUẬN Qua việc tìm hiểu về lịch sử những nét độc đáo trong văn hóa tắm hơi hay tắm tập thể của Hàn Quốc ta thấy đƣợc những nét đẹp trong văn hóa, lối sống và cách suy nghĩ của một đất nƣớc. Trải qua bao khó khăn trong công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc, tinh thần đoàn kết và tính tập thể của dân tộc Hàn Quốc vẫn không hề mất đi mà ngày càng đƣợc củng cố và thắt chặt hơn. Qua một quá trình phát triển lâu dài, văn hóa tắm tập thể của Hàn Quốc đã trở thành nét riêng biệt chỉ có ở nơi đây, đồng thời cũng trở thành một trong những niềm tự hào của dân tộc Hàn Quốc với bạn bè trong khu vực và trên toàn thế giới. 250
1. 강만준지음한국문화생활사전 2006 년 2. 한국의찜질방문화 2009 년 3. thongtinhanquoc.com 4. newsplus.chosun.com 5. sgtt.vn/oldweb 6. http://www.cha.go.kr TÀI LIỆU THAM KHẢO 251
TI M HIỂU VỀ BÁNH TTEOK VÀ CÁC CÂU TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ LIÊN QUAN ĐẾN BÁNH TTEOK SVTH: Nguyễn Hồng Ngọc, Nguyễn Thị Như Hoa 2H-13 GVHD: ThS Lê Thành Trang I. PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Nô i bật lên nhƣ một trong Bốn con rô ng của châu Á vào giữa thập niên 1960 và thập niên 1990, Hàn quốc ngày nay không chỉ đƣợc biết đến là mô t đất nƣớc năng đô ng, hiện đại, có nền kinh tế phát triển mà còn là một đất nƣớc có truyền thống văn hóa lâu đời đƣợc xây dƣ ng và gi n giƣ qua hàng ngàn năm li ch sƣ. Văn ho a Hàn Quô c giàu co, đa dạng, phong phu và ẩ n chƣ a trong mi nh rất nhiều điều vô cùng kì thú. Chính vì vậy khám phá văn hóa Hàn Quốc luôn là mô t đề tài hấp dẫn mà nhiều ngƣời nƣớc ngoài đặc biệt là nhƣ ng ngƣời trẻ giô ng nhƣ chu ng tôi muô n tìm tòi và nghiên cƣ u mô t cách sâu sắc hơn. Nhắc đến văn ho a Hàn Quô c không thể không kể đến mô t nền ẩm thƣ c đô c đáo luôn đƣợc ngƣời dân Hàn Quô c tƣ hào giới thiệu mô i khi quảng bá hi nh ảnh đất nƣớc mi nh ra với bạn bè năm châu. Và trong nền ẩm thực đ ã trải qua bao năm lịch sử ấy chúng tôi bắt gặp hi nh ảnh bánh tteok ( 떡 ) - biểu tƣợng văn hóa điển hình của đất nƣớc và con ngƣời xứ Cao Ly. Hơn là mô t loại bánh đơn thu ần, Tteok đã mang cả giá trị tinh thần của con ngƣời nơi đây. Có một câu nói vẫn thƣờng đƣợc nhắc đến rằng: 태어나죽을때까지, 한국인의삶속엔떡이있었다 nghĩa là Tƣ khi sinh ra đến lu c chết đi trong cuô c đời cu a ngƣời Hàn Quốc đều có bánh tteok. Câu no i này th ể hiện tầm quan trọng của bánh tteok trong đời sống tinh thần của ngƣời dân Hàn Quốc. Bánh tteok là m ột món ăn không thể thiếu, luôn gắn liền với mô i phu t giây trong cuô c sống cu a họ.hình ảnh tteok còn đƣợc ngƣời dân Hàn Quốc ƣu ái đƣa vào chính những lời ăn tiếng của mình từ xa xƣa, mà cụ thể hơn là nhƣ ng câu tu c ngƣ hay nhƣ ng thành ngƣ.. Chính vì muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về điều này mà bài nghiên cứu khoa học Tìm hiểu về ba nh tteok thông qua ngôn ngƣ Ha n Quô c đã đƣợc thƣ c hiện. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Để đáp ƣ ng nhu cầu ti m hiểu về bánh Tteok và hi nh ảnh bánh Tteok trong tu c ngƣ và thành ngữ tiếng Hàn Quốc. 252
- Nâng cao khả năng thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu, rèn luyện kĩ năng nghiên cứu khoa học, kĩ năng viết và biên dịch của bản thân. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Giới thiệu sơ lƣợc và khái quát về bánh Tteok. - Phân tích khái quát về khái niệm và đặc điểm tục ngữ, thành ngữ, đặt cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. - Nghiên cứu tập trung vào phân tích ngữ nghĩa của các câu tu c ngƣ, thành ngữ. - Phân loại và có đối chiếu với một số các câu thành ngữ, tục ngữ tƣơng đồng trong Tiếng Việt 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Khảo sát tài liệu liên quan và các công trình nghiên cứu đã có để xây dựng cơ sở lí luận và thực tế cho nghiên cứu. Ngoài ra, còn sƣu tầm thêm tƣ liệu thông qua sách báo và Internet. - Sƣu tập và chọn lọc các đơn vị tục ngữ có liên quan đến nội dung nghiên cứu, dịch nghĩa và phân tích ý nghĩa, các yếu tố văn hóa hàm chứa tron g các đơn vị tục ngữ tiếng Hàn. - Tìm và đối chiếu với các đơn vị tục ngữ trong tiếng Việt có nghĩa tƣơng đƣơng. II.PHẦN 2: TÌM HIỂU CHUNG VỀ BÁNH TTEOK Truyền thống ẩm thực của Hàn Quốc kéo dài xuyên suốt lịch sử phát triển và tồn tại của nó: khoảng hơn 5000 năm về trƣớc. Với quãng thời gian tồn tại dài nhƣ vậy thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi những công thức, bí kíp nấu ăn lại phát triển cực kì hƣng thịnh. Đầu tiên và trên hết phải khẳng định 1 điều rằng, món ăn Hàn Quốc là đại diện cho sự cân bằng và sức khỏe, sự đa dạng, hòa hợp giữa âm- dƣơng về cả màu sắc lẫn hƣơng vị. Và bánh Tteok chính là một minh chứng tiêu biểu cho những đặc trƣng ấy. 1. Ý NGHĨA TÊN GỌI CỦA BÁNH 떡 Chƣ tteok có thể hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất, tteok là một từ thuần Hàn chỉ loại bánh đƣợc làm từ gạo,tạm đƣợc dịch là bánh gạo. Thứ hai, chữ tteok còn có thể đƣợc hiểu nhƣ cách làm món bánh từ gạo với các quy trình sẽ đƣợc nói ở phần sau. Ở đây, chữ tteok có thể đƣợc dịch nhƣ chữ chƣng hay chữ hấp trong tiếng Việt. Ngoài ra loại bánh này còn có mô t tên go i kh ác là pyeon nghĩa là phiến. Đây là một từ tiếng Hán có nghĩa là tấm, hay nó còn có ý nghĩa là nhỏ và phẳng. Ngày nay, bánh Tteok có rất nhiều loại, cùng với đó là rất nhiều tên gọi khác nhau. Từ chiếc bánh tteok 253
thuần túy, ngƣời ta đặt tên các loại bánh tteok theo các loại nguyên vật liệu đƣợc trộn vào trong quá trình làm bánh. 2.NGUÔ N GÔ C, CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂU VÀ MỘT SỐ LOẠI BÁNH TTEOK TIÊU BIỂU TRONG TƢ NG THƠ I KÌ. Từ kỉ nguyên đồ đồng, cƣ dân sinh sống ở bán đảo Hàn đã bắt đầu gieo trồng lúa.vì vậy có thể nói, ngƣời dân Hàn Quốc đã có truyền thống gắn bó với nền nông nghiệp trồng lúa từ lâu đời. Họ coi lúa gạo là nguồn gốc của tất cả các loại hạt trong vũ trụ, là quà tặng quý giá nhất cho sự sống trên mặt đất. Một hạt lúa cũng đƣợc coi nhƣ một bảo vật, là loại hạt đại diện cho bầu trời. Chính vì thế,nó không thể thiếu trong nghi thức tế lễ của ngƣời dân Hàn Quốc. Từ hạt gạo đơn thuần ban đầu, con ngƣời đã sáng tạo ra những món ăn khác đƣợc làm từ gạo. Ngƣời ta biết giã gạo và nặn thành hình bánh thật đẹp để dâng lên trời đất. Và sau đó bánh Tteok ra đời. Ttoek không chỉ là một trong những món ăn mang tính biểu tƣợng cho Hàn Quốc mà còn là một trong món ăn xuất hiện sớm nhất của đất nƣớc này. Youn- một nhà nghiên cứu ngƣời Hàn đã nói: Tại Hàn Quốc, ngƣời ta đã làm làm bánh Tteok từ khoảng 2000 năm trƣớc, tức là vào thời Tam quốc (Silla, Beakje và KoKuryo), tính đến nay đã có gần 200 loại bánh gạo khác nhau_nói một cách chính xác là 198 loại.. Sau đây, hãy cùng nhìn lại quá trình phát triển của bánh Tteok qua các thời kì: Trước thời Tam Quốc: Hầu hết các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng ngƣời Hàn Quốc đã biết làm thức ăn từ bột của các loại lƣơng thực và ngữ côc, đem hấp chín trong nồi đất. Đồ ăn đƣợc làm từ các loại hạt và đƣợc hấp chín trong nồi đất đầu tiên đƣợc gọi là 시루떡 ( Sirutteok trong đó Siru nghĩa là nồi đất ). Sau đó, theo một số ghi chép của tác giả ngƣời Nhật Totaychi trong tác phẩm Jongjangwonseomun năm 752, ta thấy có sự xuất hiện của các loại bánh giống bánh tteok ngày nay nhƣ: Tetupyeong (bánh đậu xanh), Sotupyeong (bánh đậu đỏ) Jeonpyeong (giống bánh đa) gọi là Irimochihi nghĩa là bánh tteok rán trong dầu Chứng tỏ, vào thời điểm đó, ngƣời Hàn đã biết làm các loại tteok đa dạng. Ngƣời ta dùng các loại tteok này chủ yếu trong các bữa ăn chung tƣợng trƣng cho sự đoàn kết và hƣng thịnh của cộng đồng. Thời Silla thống nhất Trải qua thời Tam Quốc, đến thời Silla thống nhất, xã hội ổn định và nền nông nghiệp với trọng tâm là việc trồng lúa ngày càng phát triển. Vì vậy trong thời kì này, việc làm 254
bánh tteok với nguyên liệu chủ yếu là gạo nếp trở nên phổ biến hơn. Ngoài ra, một số câu chuyện về thời Silla cũng cho chúng ta thấy một số loại bánh tteok mà họ ăn thời đó là ngũ cốc đƣợc hấp chín rồi trộn lên nhƣ Huintteok (bánh tteok trắng), Injolmi (bánh phủ bột đậu), hay Jolpyeon (bánh tteok in hình hoa) Đồng thời, phong tục ăn bánh tteok vào dịp cuối năm của ngƣời dân Hàn đã có từ thời kì đó. tế lễ. Tiếp nữa, trong Tam Quốc di sử, thời vua Hyoso(692~702) cũng có loại bánh tteok đƣợc gọi là Solpyeong. sol ở đây có nghĩa là lƣỡi và âm này cũng gần giống với âm jol trong Injolmi và Jolpyeon nên các loại bánh này đều có hình dáng giống nhƣ chiếc lƣỡi. Tteok thời kì này cũng đã đƣợc coi là một trong những món ăn quan trọng dùng để Thời Goryeo Đây là thời kì hƣng thịnh nhất so với các thời kì trƣớc. Cùng với sự phát triển kinh tế, việc tăng sản lƣợng của lƣơng thực và các loại ngũ cốc nhờ chính sách khuyến nông đã mang đến sự dƣ thừa về kinh tế và sự phát triển của văn hoá tteok lại đƣợc thúc đẩy thêm một bƣớc nữa. Trong tác phẩm có tên Geogapilyong của Trung Quốc có nói đến 1 loại tteok tên gọi là Goryeoyulgo và trong tác phẩm Lịch sử Haetong của Han Ji Yun cũng giới thiệu những kiến thức về loại bánh này, đồng thời khen ngƣời Goryeo làm Yulgo rất ngon. Yulgo là một loại Pamsolki (bánh tteok hạt dẻ) đƣợc làm từ bột gạo nếp và bột hạt dẻ trộn vào nhau, rƣới mật ong lên và hấp trong nồi đất. Trong tác phẩm Jipongyusol của Lee Su Kwang có viết làm Jongaepyeong vào ngày sangsa (Tết đoan ngọ) để ăn. Để làm bánh này, ngƣời ta trộn lá ngải nhỏ vào bột gạo làm bánh. Với cách làm nhƣ thế này, ta có thể đoán đây chính là nguyên hình của bánh Ssuksolki thời nay. Ngoài ra, thời đó cũng đã có các loại bánh nhƣ Songkitteok (bánh có vị vỏ thông) và Sansamsolki (bánh có vị sâm núi).trong một số tác phẩm khác còn có nhắc đến loại bánh tên Sutan (bằng bột mì và bột gạo, ăn với mật ong) và Susujonpyeong (bột kê,đậu đỏ, rán trong dầu) Trong cuốn Lịch sử Goryeo cũng nói đến việc ăn bánh Jongaepyeong vào ngày sangsa và ăn bánh Sutan vào dịp rằm tháng 6, cho thấy bánh tteok đã dần dần chiếm đƣợc vị trí nhƣ một món ăn trong các dịp lễ tết của dân tộc. Thời Joseon Bƣớc sang thời Joseon, cùng với sự phát triển của kĩ thuật sản xuất và các phƣơng pháp gia công chế biến trong nông nghiệp, văn 255
hoá ẩm thực của ngƣời dân Hàn Quốc cũng ngày càng phát triển. Theo đó, các loại bánh tteok và mùi vị của bánh cũng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú. Đặc biệt bánh tteok ngày càng đƣợc phát triển để phục vụ cho nhiều tầng lớ p nhân dân. Khác với loại bánh tteok thuần tuý đầu tiên chỉ đƣợc làm từ bột gạo hay bột ngũ cốc hấp chín, các loại bánh tteok này đƣợc kết hợp giữa các loại ngũ cốc khác nhau cùng với các loại trái cây, hoa, cây cỏ hoang dã, hay các loại thuốc, đã đem lại sự biến hoá đa dạng về hình dáng cũng nhƣ màu sắc. Peksolki (bánh gạo nếp), Pamsolki (bánh nhân hạt dẻ), Ssuksolki (bánh nhân ngải) giống nhƣ hiện nay. Seoktanpyeong (bánh làm từ bột nếp, hạt thông, táo tàu trộn vào rồi rắc đậu đỏ lên), Tohaengpyeong (bánh làm từ bột nếp trộn với nƣớc đào ép rồi hấp lên), Kkulsolki (bánh mật ong), Sokipyeong (bánh nấm), Mutteok (bánh củ cải), Songkitteok (bánh làm từ bột gạo và vỏ thông non), Sangjapyeong (bánh làm từ bột gạo tẻ, hạt dẻ và mật ong), Sansampyeong (bánh nhân sâm núi), Kamjapyeong (bánh khoai tây), Kitangao, Yulgo... Ngoài các loại bánh quen thuộc là Sirutteok, Patsirutteok, Kongsirutteok, còn có một số loại bánh khác nhƣ Kkuljalpyeon (bánh mật ong), Noktupyeong (bánh đậu xanh), Kkejalpyeon (bánh vừng), Hopakpyeon (bánh bí đao), Tutoptteok, Hontonpyeong.. Kyeongtan và Tanjaryu cũng là hai loại bánh tteok mới đƣợc làm ra ở thời Joseon. Thời kì sau này, bánh Tanjaryu ngày càng trở nên đa dạng với nhiều loại mới, nhƣ bánh tanja hạt dẻ, Tanja vỏ chanh, Tanja khoai sọ, Tanja hồng khô, Tanja khoai mỡ, Tanja mật ong... Hơn nữa, ở thời Joseon, các phong tục trong các ngày lễ kỉ niệm đều đƣợc phổ biến rộng khắp, và trong tất cả các nghi lễ, dù bữa tiệc lớn hay nhỏ, trong các nghi thức cúng bái, bánh tteok đều đƣợc coi nhƣ một món ăn thiết yếu. Từ sau cận đại Cuối thế kỉ XIX, cùng với những biến động mạnh mẽ của xã hội, lịch sử của bánh tteok cũng bị thay đổi. Điểm thay đổi lớn nhất là bánh tteok từ lâu đã đƣợc ngƣời dân Hàn Quốc yêu thích và coi nhƣ đồ ăn vặt, thức ăn trong những ngày đặc biệt hay dùng để thay thế cho cơm đã dần dần bị loại trừ trong thực đơn Thay vào đó là món bánh có nguồn gốc từ phƣơng Tây bánh mì. Ở thời kì này, có thêm một số loại Sirutteok đƣợc trộn thêm đậu xanh nhƣ Kongpeomuritteok, Kongsolki, Kongsirupyeon, Soemeoritteok. Injeolmi, Tor anpyeong đƣợc làm từ bánh Songpyeon hoặc từ bột khoai tây sấy khô, Paekhappyeong là bánh hấp bằng bột gạo trộn với rễ cây bách hợp, Sinseonpugwipyeong, Heuntteok, Puktteok... là các bánh đƣợc trộn các loại dƣợc liệu nhƣ bạch thuật, cây irit, sơn dƣợc... là các loại tteok mà ngƣời dân thƣờng tự làm để ăn.tuỳ theo các nguyên liệu bên trong nhân bánh tteok mà tên gọi của bánh tteok cũng rất 256
đa dạng, nhƣ Susutteok (bánh tteok nhân kê), Pattteok (bánh tteok nhân đậu đỏ), chapsaltteok (bánh tteok gạo nếp), Ssuktteok (bánh tteok nhân cây ngải), Hopaktteok (bánh tteok nhân bí đao)... Paekseolki là tên gọi dành cho bánh tteok đƣợc hấp lên có màu trắng nhƣ tuyết. Tuteoptteok là bánh tteok đƣợc ví nhƣ cuộc trò chuyện ấm áp và thân mật. ssuktteok là loại bánh tteok mà khi nhào bột, ngƣời ta trộn thêm ngải vào rồi rán lên. Kaetteok là tên gọi dành cho bánh tteok đƣợc nhào và nặn ra một cách tuỳ ý, không theo khuôn mẫu. Pintaetteok là loại bánh tteok đƣợc nặn phẳng giống nhƣ chiếc giƣờng. Jangtteok là loại bánh mà khi nhào bột, ngƣời ta nêm gia vị là tƣơng ớt và tƣơng toenjang. Joraengitteok là loại bánh tteok đƣợc làm có hình dáng nhƣ chiếc rổ. Vì vậy loại bánh này còn có ý nghĩa giúp ngăn chặn đƣợc những tai hoạ và điềm xấu. Ngoài ra, còn một số loại bánh tteok khác, nhƣ Joyaktteok có màu giống nhƣ đá thạch anh hay mã não, Kyeongtan tròn và đẹp giống nhƣ ngọc bích, Taltteok có hình tròn giống nhƣ mặt trăng, Kochitteok có hình dáng giống nhƣ cái kén của con tằm, Karaetteok là bánh tteok nặn tròn rồi đƣợc kéo dài ra, Ssukkulle có hình dáng cuộn lại, Songpyeon là bánh tteok nhỏ với hƣơng thơm của lá thông, Jeolpyeon là bánh đƣợc cắt ra từ những chiếc bánh tteok nặn hình phẳng, Seokryupyeong đƣợc nặn hình giống nhƣ quả lựu, Mujikaetteok lại là bánh tteok có màu sắc đẹp nhƣ cầu vồng... Dù không còn chiếm vị trí độc tôn nhƣ trƣớc nhƣng bánh tteok vẫn là món ăn thiết yếu không thể thiếu để dâng lên trong nghi thức tế lễ và các dịp quan trọng. Có thể thấy rằng bánh tteok là loại bánh có lịch sử từ lâu đời, đã cùng với ngƣời dân Hàn Quốc trải qua các thăng trầm và biến động trong lịch sử.bánh tteok gắn bó mật thiết đối với đời sống hằng ngày con ngƣời. Chính vì vậy, việc hình ảnh bánh tteok tồn tại từ rất sớm trong tục ngữ, quán ngữ của ngƣời đân nơi đây là một điều hoàn toàn tự nhiên, dễ hiểu. III. PHẦN 3: BÁNH TTEOK ( 떡 ) TRONG TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ HÀN QUÔ C 1. TRONG TỤC NGƢ Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thƣ c cu a nhân dân dƣới hi nh thƣ c nhƣ ng câu no i ngắn go n, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. Nô i dung tu c ngƣ thƣờng phản ánh nhƣ ng khinh nghiệm lao đô ng sản xuất, ghi lại các hiện tƣợng xã hô i hoặc triết li dân gian của dân tô c. Trong các câu tu c ngƣ Hàn Quô c co sƣ dụng các biện pháp tu từ đa dạng, sƣ du ng nhiều biểu hiện ẩn du. Tục ngữ sử dụng ngôn ngƣ đại chu ng và thƣờng mƣợn nhƣ ng sƣ vật quen thuô c trong cuô c sô ng hằng ngày để đƣa vào làm hình ảnh ví von.và bánh tteok cũng là một trong những hình ảnh nhƣ vậy. 257
Tục ngữ phê phán, châm biếm Là tục ngữ dùng để công kích nhƣợc điểm hay lỗi lầm, nhƣ ng tho i hƣ tật xấu tô n tại trong xã hô i. Nó chứa đựng những điều thú vị và mang tính chất phê phán nhẹ nhàng xong cu ng rất thâm thu y, sâu sắc. 개그림떡바라듯 con chó ƣớc ao cái bánh tteok trong bƣ c tranh. Ý của câu nói là ám chỉ nh ững ngƣời luôn có tâm li ỷ lại, chờ đợi, mong muô n co đợi mô t cái gi đo rất xa vời mô t cách vô i ch, vô vọng mà không chịu lao động, cô gắng làm việc nên hiển nhiên là không bao giờ đạt đƣợc. Có thể hiểu nghĩa tƣơng tự nhƣ câu Há miệng chờ sung mà ngƣời Việt ta hay du ng. Câu 떡주고뺨맞는다 cho tteok lại bi ăn tá t ý nói làm việc tốt để giúp đỡ ngƣời khác nhƣng cái nhận đƣợc lại là sƣ tƣ c giận, có khi là la mắng, chƣ i bới. Gần nghĩa với câu Làm ơn mắc oán trong Tiếng Việt. Cũng với hàm ý tƣơng tự, tục ngữ Hàn Quốc còn có câu 떡달라는데돌준다 - đòi bánh tteok lại đƣa cho đá nghĩa là bị đối xử hoàn toàn khác với những gì bản thân mong muốn. 남의떡으로조상제지낸다 hay 남의떡에설쇤다 _ tế lễ bằng bánh tteok của ngƣời khác, dùng để ám chỉ hành động cƣớp công của ngƣời khác, dùng công sức thành quả lao động của ngƣời khác để chuộc lợi cho mình. Hai câu tục ngữ 떡도나오기전에김칫국부터마신다 (bánh chƣa đến đã uống canh kimchi trƣớc), hay 떡줄사람은생각하지도않는데김칫국부터마신다 (ngƣời ta còn chƣa nghĩ đến việc cho bánh mà đã uống canh kimchi trƣớc) đều đƣợc dùng với nghĩa cƣời nhạo ai đó mặc dù việc tốt còn chƣa thấy đâu nhƣng đã mơ ƣớc đến chuyện đón nhận việc đó. Khi ăn tteok ngƣời ta thƣờng ăn với kim chi củ cải hay kim chi nƣớc và tteok thì khô nên ăn với kim chi nƣớc thì rất dễ nuốt. Nhƣng chƣa có bánh tteok đã uống canh kim chi thì thật là vô nghĩa. 남의손의떡은커보인다 hay 남의손의떡이더커보이고남이잡은일감이더헐어보인다 bánh tteok trong tay ngƣời khác có vẻ to hơn, công việc cu a ngƣời khác có vẻ dễ hơn. Phê phán nhƣ ng ngƣời không biết tho a mãn với nhƣ ng gi mi nh đang co, mà luôn so đo với những thứ của ngƣời khác. 입에문떡도못먹는다 Bánh tteok đến miệng rồi mà lại không ăn đƣợc. Cũng giô ng nhƣ mô t câu mà ngƣời Việt Nam hay no i Miếng ăn đến miệng rô i mà c òn rơi mất, câu no i ám chi việc gi sắp hoàn thành xong rô i cuô i cu ng lại đô bể. Câu nói này nhƣ một lời than thở hoặc trách móc khi để một cơ hội tốt vụt mất một cách dễ dàng. Tục ngữ về mô i quan hệ con ngươ i Mối quan hệ con ngƣời là mối quan hệ tác động tƣơng hỗ giữa con ngƣời với con 258
ngƣời trong cuộc sống. Đó cũng là quan hệ liên kết cá nhân với tập thể, giữa các cá nhân trong một tập thể với nhau, giữa các thành viên trong gia đình,... 내떡이두개면남의떡도두개다 của tôi hai cái bánh tteok thi cu a ngƣời khác cu ng hai cái. Là muô n đề cặp đến mô i quan hệ giƣ a ngƣời với ngƣời trong cuô c sô ng, câu tu c ngƣ co nghi a n ếu nhƣ mình đối xử tốt, công bằng với ngƣời khác thì ngƣời ta cũng sẽ đối xử với mình nhƣ thế. Ngoài ra ngƣời Hàn Quô c co n co mô t câu tu c ngƣ khác cu ng mang ý nghi a tƣơng đƣơng đo là 가는떡이커야오는떡이크다 _ bánh tteok đi có to thì bánh tteok đến mới to. Mình cho đi bao nhiêu thì sẽ đƣợc nhận lại bằng ấy. 떡해먹을집안 trong nhà làm bánh ăn tteok Trƣớc kia, mỗi khi trong nhà có chuyện lục đục, không may mắn, suôn sẻ thì ngƣời Hàn Quốc hay làm bánh Tteok để cúng lễ giải hạn. Vì vậy ý của câu tục ngữ trên là ám chi nhƣ ng gia đi nh mâu thuẫn, cãi vã giữa các thành viên với nhau. Tuy sô ng chu ng mô t nhà nhƣng không ho a thuận nên suốt ngày ồn ào nhƣ đang chuẩn bị làm lễ giải hạn. Câu 떡떼어먹듯하다 dùng để chỉ sự bình đẳng, phân công công việc rạch ro i, rõ ràng cho từng ngƣời thực hiện một cách công bằng giống nhƣ việc chia bánh tteok để ăn vậy. Tục ngữ kinh nghiệm đời sống Là tục ngữ chứa đựng những tri thức, lời khuyên răn, dạy bảo mà ngƣời xƣa đúc kết lại và truyền lại cho nhƣ ng thế hệ sau. 굿이나보고떡이나먹지 _ gặp thầy bói thì xem quẻ, nhìn thấy bánh nếp thì ăn. Câu tu c ngƣ này co ý nghi a khuyên răn chu ng ta nên tập chung hoàn thành công việc cu a mình trƣớc thay vì cứ tham gia một cách vô ích vào việc của ngƣời khác. 누워서저절로입에들어오는떡은없다 Nằm mô t chô thi ko dƣng co bánh tteok để ăn, nhắc nhở ta nếu không biết nô lƣ c, cô gắng lao đô ng bằng chi nh công sƣ c của mình thì sẽ chẳng đạt đƣợc thành quả gì. Câu tu c ngƣ này tƣơng đƣơng với câu Tay làm hàm nhai hay Có làm thì mới có ăn, không dƣng ai dễ đem phần đến cho trong tiếng Việt. 떡국이농간한다 _ Canh bánh Tteok làm càn. Tteokkuk còn có tên gọi khác là cheomsebyeong, có nghĩa là những miếng bánh gạo mang tuổi đến vì ngƣời Hàn Quốc xƣa tin rằng họ tăng thêm một tuổi khi và chỉ khi ăn xong bát canh bánh gạo lúc Giao thừa. Bởi vậy tteokkuk tƣợng trƣng cho tuổi tác. Câu nói trên có nghĩa: những ngƣời dù không có 259
nhiều tài năng hay quá giỏi giang nhƣng có nhiều kinh nghiệm lâu năm thì vẫn có thể đảm đƣơng, xử lý công việc hiệu quả, tinh tƣờng mọi việc. Câu tƣơng đƣơng trong Tiếng Việt là Già lên lão 노인말을들으면자다가도떡이생긴다 nếu nghe lời những ngƣời lớn thì đang ngủ cũng thấy bánh tteok, khuyên con ngƣời ta nên nghe theo lời dạy của những ngƣời đi trƣớc, vì họ là những ngƣời đã có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống. 떡방아를찧어도옳은방아를찧어라 giã bánh cũng phải giã cho đúng cách khuyên ngƣời ta khi làm bất cƣ việc gi du lớn hay nho, dễ hay kho thi đều cần phải làm theo đúng trình tự bài bản, làm từ cái đơn giản đến cái phức tạp, có thể mới thành công đƣợc. 누워서떡먹기 nằm ăn bánh tteok. Ngƣời ta no i đến việc thƣ c hiện mô t việc rất dễ dàng nhƣ là ăn bánh tteok. cũng giống nhƣ câu Dễ nhƣ trở bàn tay 여름비는잠비요가을비는떡비다 mƣa hè là mƣa ngủ, mƣa thu là mƣa bánh nhƣ mô t câu khắc ho a lại tho i quen sinh hoạt cu a ngƣời Hàn Quô c. Đo là mu a hè mƣa thi tô t nhất là đi ngu, còn mùa thu mƣa thì ngƣời ta thƣờng làm bánh tteok để ăn cho đỡ nhạt miệng. 떡고리에손들어간다 _ xỏ đƣợc tay vào vòng bánh Tteok chỉ việc cuối cùng cũng đạt đƣợc những điều mình luôn ao ƣớc bấy lâu. 기름떡먹기다 Ăn bánh tteok rán trong dầu xuất phát tƣ việc ăn bánh tteok rán vƣ a ngon miệng lại vƣ a dễ ăn. Cũng giống nhƣ câu Dễ nhƣ chở bàn tay ý chỉ việc gì đó rất dễ thực hiện mà không phải tốn công sức hay nỗ lực gì. 싼게비지떡 bánh rẻ là bánh bã đậu Câu tu c ngƣ co nghi a là đô vật gi giá rẻ thi chất lƣợng cu ng không thể tô t đƣợc, giống nhƣ ngƣời Việt ta có câu Của rẻ là của ôi hay Tiền nào cu a nấy 보기좋은떡이먹기도좋다 Bánh tteok mà nhìn đẹp thì ăn sẽ vừa miệng. Hàm ý gần giống với câu Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm trong tiếng Việt, có ý nghĩa vật gì đó có hình thƣ c bên ngoài đẹp thi nô i dung bên trong cu ng tô t. Đối với con ngƣời thì những ai có vẻ về ngoài đƣ ng đắn, chỉn chu thì bản chất con ngƣời bên trong cũng tốt. 떡본김에제사지낸다 Nhân tiện th ấy tteok thì tế lễ luôn. Vào thời xa xƣa, bánh tteok là một món ăn đặc biệt, không phải lúc nào cũng có thể dễ dàng có đƣợc. Mặt khác, ngày cúng tế hay đám giỗ lại là một dịp quan trọng trong năm. Mỗi khi đến dịp này, ngƣời Hàn Quốc ngày trƣớc thƣờng gặp rất nhiều khó khăn trong việc 260
chuẩn bị đồ tế lễ (thức ăn). Bánh tteok ở đây tƣợng trƣng cho cơ hội tốt còn 제사 chính là việc lớn _ những việc quan trọng. Câu tu c ngƣ mang nghĩa : Khi có một cơ hội tốt thì tiện thể làm những việc cần thiết luôn. Gần tƣơng tự nhƣ câu Một công đôi việc. Đồng thời, câu nói trên khẳng đi nh tầm quan tro ng cu a bánh tteok trên bàn tế lễ cu a ngƣời Hàn Quô c, chỉ cần có bánh tteok làm đồ cúng thì cũng đủ thành m ột bàn cúng để dâng lên thần linh và các vi tô tiên. Ngoài những câu tục ngữ kể trên, ngƣời Hàn Quốc còn có những tu c ngƣ khẳng đi nh vị trí đặc biệt cu a bánh tteok nhƣ là : 밥위의떡 - tteok đặt trên cơm ý nói sƣ cuô n hu t và thơm ngon của món bánh này khiến ngƣời ta sau khi ăn cơm no r ồi vẫn có thể ăn thêm đƣợc. Hay câu 밥먹는배따로있고, 떡먹는배따로있다 - có bụng dành để ăn cơm, có bụng dành để ăn bánh tteok cũng có ý nghĩa tƣơng tự. 2. TRONG THÀNH NGỮ Thành ngữ là những cụm từ mang ngữ nghĩa cố định. Về mặt ngữ pháp, các thành ngữ phần lớn không phải là một câu đầy đủ, không thể thay thế và sửa đổi về mặt ngôn từ. Thành ngữ thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một thành phần để tạo thành những câu nói hoàn chỉnh trong từng trƣờng hợp nhất định. Không chi đƣợc bắt gặp nhiều trong các câu tu c ngƣ, tteok co n đƣợc du ng nhƣ mô t hình ảnh so sánh thƣờng gặp trong các quán dụng ngữ. Hãy cùng điểm qua một số ví dụ sau đây: 그림의떡 nói đến những điều, nhƣ ng vật mà cho du co vƣ a lo ng đến đâu nhƣng vẫn không thể sƣ du ng đƣợc, không thể co đƣợc. 떡 ( 이 ) 되다 đƣợc du ng trong nhƣ ng trƣờng hợp k hi no i đến ai đo bi lăng nhu c hay bị đòn rất nặng. 떡국을먹다 Uô ng canh tteok. Canh tteok (tteokguk) là món ăn không thể thiếu trong mô i di p Tết cu a ngƣời Hàn Quô c. Công việc chuẩn bi và nhƣ ng công đoạn làm mo n canh này tƣợng trƣng cho lời chào năm mới và sƣ tái sinh cu a vạn vật. Tất cả mo i ngƣời đều mong muốn đƣợc thƣởng thức ít nhất một bát tteokguk mỗi khi Tết đến. Và câu thành ngƣ này thƣờng đƣợc sƣ du ng trong hoàn cảnh đo, ý nói : Tết đến, ăn thêm mô t bát tteokguk thi cu ng già thêm mô t tuô i. Câu 일주일간안감았더니머리가떡이됐다 trong tiếng Hàn nghĩa là Mái tóc không gội suốt một tuần giống nhƣ là tteok. Ở đây ngƣời ta dùng câu nói này nhƣ một lời nhận xét rằng: mái tóc của ai đo không gô i trong suô t mô t tuần thi sẽ không đƣợc sạch sẽ, sẽ giống nhƣ bánh tteok dính vào nhau không thể gỡ ra đƣợc. Câu 떡이되도록술을마셨다 nghĩa là Uống rƣợu đến mức giống nhƣ là bánh tteok. Dùng để chỉ trạng thái say bí tỉ c ủa một ngƣời uống quá nhiều rƣợi đến mức không 261
kiểm soát đƣợc bản thân, mất hết lí trí, chân tay mềm nhũn nhƣ bột bánh. Câu 떡주무르듯한다 Làm nhƣ nắn bánh tteok vậy dùng để chỉ hành động áp đặt, ép buộc, muô n mo i việc phải theo ý muốn của bản thân mình. 떡이생기다 Đột nhiên có tteok.ngụ ý nói đến những chuyện may mắn không ngờ tới hay đô t nhiên co lợi lô c. 생각이꿀떡같다 nghĩa là Tâm tri giô ng nhƣ bánh mật ong (ggultteok). Câu thành ngƣ muô n no i đến nhƣ ng ngƣời mô t khi đã co suy nghi, kế hoạch làm điều gi đo thi thái đô làm việc đều rất tha thiết, đam mê. 웬떡이냐 Cái gì thế này./cái gì đây chứ? Ngƣời Hàn Quô c thƣờng du ng câu no i này nhƣ thể hiện sƣ bất ngờ khi gặp vận may hay lợi lô c mô t cách không ngờ. 떡함지에엎어지다 _ Rơi vào hố bánh Ttoek Câu thành ngữ có thể hiểu theo hai nghĩa: - Thƣ nhất, câu thành ngƣ nhằm ám chi và phê phán nhƣ ng việc xấu xa hay nhƣ ng ngƣời co tâm đi a đô c ác. - Thƣ hai, khác với lớp nghĩa đầu tiên, câu thành ngƣ lại du ng để no i đến nhƣ ng việ c có kết quả rất tốt đẹp Thông qua việc ti m hiểu mô t số hi nh ảnh bánh tteok chƣ a đƣ ng trong ngôn ngƣ Hàn Quô c cu thể là trong các câu tu c ngƣ, thành ngữ, quán dụng ngữ chúng ta không ch ỉ thấy đƣợc những phong tục, kinh nghiệm từ ngàn đời xƣa của ngƣời dân Hàn Quốc, mà còn cảm nhận đƣợc tầm quan tro ng và sƣ gắn bo cu a chiếc bánh tteok đô i với sinh hoạt hằng ngày của con ngƣời sống trên đất nƣớc xinh đẹp này. IV. KẾT LUẬN Nhìn chung, chỉ với hình ảnh chiếc bánh Tteok đơn giản, nhỏ bé nhƣng ngƣời Hàn đã sáng tạo ra khá nhiều câu tục ngữ, quán dụng ngữ rất có giá trị. Mỗi câu là một tinh hoa, một vốn quý, một hoàn cảnh, một cách thức và hoàn cảnh sử dụng cũng nhƣ ý nghĩa khác nhau. Bên cạnh sự phong phú, đa dạng kể trên không thể phủ nhận rằng tục ngữ, thành ngữ Hàn gắn liền với hình ảnh bánh Tteok đã phần nào phản ánh đƣợc nhiều khía cạnh của cuộc sống, đem đến cho ngƣời đọc, ngƣời nghe một thế giới tâm tƣ, những quan niệm đặc trƣng của ngƣời dân xứ sở Kim Chi. Thêm nữa, hình ảnh bánh Tteok gắn liền với tục ngữ, quán dụng ngữ Hàn Quốc còn 262
góp phần không nhỏ vào việc làm nên bản sắc văn hóa độc đáo của quốc gia này. Tuy chỉ chiếm một số lƣợng nhỏ nhƣng đã phần nào phản ánh đƣợc đời sống tinh thần phong phú của ngƣời dân Hàn Quốc. Thông qua đề tài nhỏ này, hi vọng sẽ đem đến những cái nhìn mới mẻ cũng nhƣ cung cấp một số nguồn tƣ liệu cho những ai quan tâm đến tục ngữ, thành ngữ, quán dụng ngữ Hàn Quốc nói chung và tục ngữ, thành ngữ gắn liền với hình ảnh bánh Tteok nói riêng. Song, đề tài nghiên cứu bánh Tteok trong ngôn ngữ Hàn Quốc chỉ đƣợc tiến hành với tƣ cách cá nhân, dƣới góc nhìn của sinh viên đang theo học tiếng Hàn nên chắc chắn không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Vì vậy, rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp, phản hồi để những bản báo cáo tiếp sau có thể hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] http://hoctienghan.com/noi-dung/195/thanh-nguquan-ngu-trong-tieng-han-3.html [2] http://thongtinhanquoc.com/mon-va-tuc-ngu-han-quoc/ [3] Tiếp cận văn hóa HÀN QUỐC (NXB Văn ho a Thông tin - 2002) [4] Traditional Food A Taste of Korean Life (Copyright 2010 by The Korea Foundation) [5] 우리음식백가지 1 [6] http://www.italki.com/question/90289 [7] Seasonal Customs Of Korea- David E. Shaffer [8]http://english.visitkorea.or.kr/enu/SI/SI_EN_3_6.jsp?cid=63093 [9] http://koreacake.org http://monngonhanoi.com [10] koreacake.org [11] http://en.wikipedia.org/wiki/tteok [12] http://www.herbuba.com/proverb.htm [13]http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A5c_ng%E1%BB%AF [14]http://vi.wikiquote.org/wiki/Th%C3%A0nh_ng%E1%BB%AF_Vi%E1%BB%87t_Nam [15] 표준국어대사전 263
PHONG TỤC CÚNG GIỖ VÀ Ý NGHĨA CÁC MÓN ĂN DÂNG LÊN BÀN CÚNG CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC Phần I: Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài SVTH: Trịnh Thị Trang, Lƣơng Thị Thu Ngân GVHD: Lê Thị Hƣơng Trong hơn 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam Hàn Quốc đã có những sự hợp tác, phát triển rất tích cực không chỉ về kinh tế, chính trị mà còn cả giao lƣu văn hóa, xã hội. Làn sóng Hàn Quốc (Hanlyu) đã có những ảnh hƣởng không nhỏ đến xã hội Việt Nam đặc biệt là giới trẻ. Chính vì vậy nhu cầu học tiếng Hàn, tìm hiểu về đất nƣớc, con ngƣời và văn hóa Hàn Quốc đang nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời Việt Nam. Số lƣợng sinh viên theo học chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc ngày một tăng. Đặc biệt, số cô dâu Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc chiếm số lƣợng khá lớn là 69.906 ngàn ngƣời, chiếm tỉ lệ 26,3%, đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc với 43,3% (tổng cục thống kê Hàn Quốc năm 2012). Học ngoại ngữ không đơn thuần chỉ là học để nói, viết một cách thông thạo mà còn phải nắm rõ văn hóa của nƣớc đó. Hơn nữa, để hòa nhập đƣợc ở một quốc gia khác thì việc hiểu rõ phong tục tập quán ở quốc gia đó là vô cùng quan trọng. Cũng giống nhƣ Việt Nam, Hàn Quốc là một đất nƣớc có lịch sử truyền thống văn hóa phong phú, lâu đời và chịu ảnh hƣởng sâu sắc của tƣ tƣởng Nho Giáo nên ngƣời Hàn rất coi trọng các nghi lễ, nghi thức quan trọng trong năm. Và một trong những phong tục thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn của con cháu đối với tổ tiên là nghi thức cúng giỗ. Tục ngữ Hàn Quốc có câu Cây không có rễ thì không sống đƣợc, không có tổ tiên thì không tồn tại đƣợc. Chính vì vậy việc cúng giỗ phải đƣợc chuẩn bị rất chu đáo, đặc biệt là các món ăn sẽ dâng lên tổ tiên, và mỗi món ăn dâng lên lại chứa đựng những ý nghĩa, nét đẹp văn hóa khác nhau của ngƣời Hàn Quốc. Chúng tôi chọn đề tài Tìm phong tục cúng giỗ và ý nghĩa các món ăn dâng lên bàn cúng của ngƣời Hàn Quốc trong bài nghiên cứu khoa học lần này nhằm giúp cho sinh viên đang theo học chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, những ngƣời Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc có thể hiểu sâu hơn về phong tục cúng giỗ, ý nghĩa chứa đựng trong các món ăn đƣợc bày lên bàn cúng của ngƣời Hàn Quốc. 2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi thực hiện bài nghiên cứu này dƣới hình thức tìm hiểu, thu thập, phân tích, so sánh, có sử dụng hình ảnh, thông tin, tƣ liệu qua sách báo, internet, các phƣơng tiện 264
thông tin đại chúng 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong bài nghiên cứu này chúng tôi đề cập đến phong tục cúng giỗ; các món ăn dâng lên tổ tiên và ý nghĩa chứa đựng bên trong các món ăn đó. Ngoài ra bài nghiên cứu còn đề cập đến những món ăn không đƣợc dâng lên; ý nghĩa của cách thức sắp xếp mâm cúng trong nghi thức cúng giỗ của ngƣời Hàn Quốc. Qua đó phần nào thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong nghi lễ cúng giỗ của Việt Nam và Hàn Quốc. 4. Kết cấu bài báo cáo Bài báo cáo gồm 3 chƣơng, 7 tiết. Chƣơng I: Phong tục cúng giỗ của ngƣời Hàn Quốc. 1. Thống nhất về khái niệm cúng giỗ ( 제례 ) 2. Nho giáo với phong tục cúng giỗ của ngƣời Hàn Quốc 2.1. Sự du nhập của Nho Giáo vào Hàn Quốc 2.2. Sự ảnh hƣởng của Nho Giáo đến phong tục cúng giỗ của ngƣời Hàn Quốc. 3. Các nghi lễ cúng giỗ của ngƣời Hàn Quốc. 3.1. Giỗ chạp ( 기제 ) 3.2. Tế lễ ( 차례 ) 3.3. Cúng tại mộ ( 시제 ) Chƣơng II: Ý nghĩa chứa đựng trong các món ăn dâng lên tổ tiên và cách bày biện của ngƣời Hàn Quốc. 1. Ý nghĩa các món ăn truyền thống trên bàn cúng. 1.1. Táo đỏ ( 대추 ) 1.2. Hạt dẻ ( 밤 ) 1.3. Quả hồng vàng ( 다감 ) 1.4. Quả lê ( 배 ) 1.5. Cá khô polắc ( 북어포 ) 1.6. Cá jogi ( 조기 ) 1.7. Canh bánh gạo ( 떡국 ) 1.8. Bánh songpyon ( 송편 ) 1.9. Rƣợu ( 술 ) 265
2. Những món ăn không đƣợc dâng lên bàn cúng: 2.1. Nguyên liệu chế biến trái mùa và không phải là sản vật địa phƣơng. 2.2. Những loại cá có tên kết thúc bằng chi ( 치 ) 2.3. Quả đào ( 복숭아 ) 2.4. Hành ( 파 ), tỏi ( 마늘 ), ớt bột ( 고춧가루 ) 2.5. Các loại cá không có vây 3. Cách bày biện các món ăn trên mâm cúng và ý nghĩa 3.1. Cách bày biện 3.2. Ý nghĩa Chƣơng III: Những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong nghi thức cúng giỗ và các món ăn dâng lên tổ tiên giữa Việt Nam và Hàn Quốc. 1. Nghi thức thờ cúng tổ tiên: 1. Giống nhau 1.2. Khác nhau 2. Các món ăn dâng lên tổ tiên: 2.1. Giống nhau 2.2. Khác nhau 2.2.1. Các món ăn dâng lên tổ tiên 2.2.2. Đồ vật dùng trong cúng giỗ Phần II: Nội dung Chƣơng I: Phong tục thờ cúng của ngƣời Hàn Quốc 1. Thống nhất về mặt khái niệm Đối với ngƣời Hàn Quốc, Tế lễ ( 제례 )là một trong bốn nghi lễ ( 통과의례 ) mà mỗi ngƣời nhất định phải trải qua. Đó là Lễ trƣởng thành ( ), Lễ kết hôn ( 결혼 ), Lễ tang ( 상제 ) và tế lễ ( 제례 ). Tế lễ ( 제례 ) là nghi lễ thờ cúng tổ tiên vào ngày qua đời và những ngày lễ quan trọng của ngƣời Hàn nhƣ Tết âm lịch, Tết trung thu, Tết hàn thực, Đông chí.. ( 박음주외, 2004 년, 배재대학교출판부, 외국을위한한국문화의이해 ) Đối với ngƣời Việt Nam tế lễ có nghĩa là cúng bái nói chung, bao gồm các nghi lễ cúng giỗ trong phạm vi gia đình, dòng tộc và tế lễ ở đình chùa. Vì vậy trong bào nghiên cứu khoa học này chúng tôi đề cập đến tế lễ của ngƣời Hàn ( 재례 - 祭禮 ) với ý nghĩa là 266
nghi lễ cúng giỗ trong gia đình, dòng tộc để tránh ngƣời đọc hiểu lầm sang cúng giỗ của Việt Nam. Từ xƣa, nghi lễ cúng giỗ ( 재례 ) của ngƣời Hàn Quốc bao gồm rất nhiều các nghi lễ nhƣng ngày nay chỉ còn lại ba nghi lễ quan trọng là giỗ chạp ( 기제 ), cúng tại mộ ( 시제 ) và tế lễ ( 차례 ). Ba nghi lễ này sẽ đƣợc đề cập đến ở chƣơng I, phần 3.2, 3.2 trong bài nghiên cứu này. 2. Nho giáo với phong tục cúng giỗ tổ tiên của người Hàn quốc 2.1. Sự du nhập của Nho giáo vào Hàn Quốc Nho giáo là một học thuyết chính trị xã hội và đạo đức do Khổng Tử (551-479 TCN) sáng lập vào thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc. Học thuyết Nho giáo coi chứa đựng nhiều nội dung thâm thúy, ý nghĩa sâu xa, liên quan đến nhiều phạm trù đạo đức và cuộc sống của con ngƣời. Từ quan niệm coi trọng huyết thống, Nho giáo coi trọng tình cảm, sự gắn bó chặt chẽ giữa các thành viên trong một gia đình, dòng họ. Nho giáo kêu gọi tình yêu thƣơng đùm bọc, khuyến khích, cổ vũ lẫn nhau giữa các thành viên để giữ gìn danh dự và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ. Những nghi thức ứng xử hàng ngày, những lời răn dạy của ông cha với những gia huấn, gia ngữ đƣợc lƣu truyền đời đời cho con cháu. Việc thờ cúng ông bà, tổ tiên, cha mẹ, việc xây dựng nhà thờ, việc sửa sang mồ mả, ghi chép gia phả đều góp phần làm khăng khít thêm mối quan hệ gia đình, gia tộc. Điều tốt đẹp của tình ngƣời đƣợc nảy sinh từ đó. Nho giáo đƣợc du nhập vào Hàn Quốc từ thời kỳ tam quốc (vào khoảng thế kỷ thứ IV) nhƣng phát huy ảnh hƣởng nhiều hơn ở thời kỳ Koryo ( 고려 ) khi Tân Nho Giáo bắt đầu lan truyền ở Hàn Quốc. Tân Nho Giáo đã trở thành tƣ tƣởng chủ đạo trong triều đại phong kiến của nhà Choson ( 조선 ), lập nên vào năm 1392. Nho giáo đã đƣợc xem nhƣ là một tƣ tƣởng hoàn hảo để xây dựng một nhà nƣớc tốt, chính vì vậy càng đƣợc quan tâm nhiều hơn trong thời kỳ trị vì của vƣơng triều Choson ( 조선 ). Trong thời kỳ thứ hai (thế kỷ XVI) đƣợc đánh dấu bởi sự xuất hiện của các nhà triết học lỗi lạc nhất của nền Nho giáo Hàn Quốc nhƣ Lý Hoáng và Lý Nhị. Vào thời kỳ thứ ba (thế kỷ XVII), ảnh hƣởng của Nho Giáo bộc lộ qua sự thay đổi trong họ tộc và gia đình, nhấn mạnh vai trò trƣởng nam trong hệ thống phụ hệ. Đến thế kỷ XVIII thì triều đình Hàn Quốc kể từ vua đến các quan lại đều là những Nho gia. 2.2. Sự ảnh hƣởng của Nho giáo đến phong tục thờ cúng tổ tiên của ngƣời Hàn Quốc Nho giáo du nhập vào Hàn Quốc muộn hơn các tôn giáo khác nhƣng lại có ảnh hƣởng sâu đậm đến đời sống của nhân dân Hàn Quốc. Nho giáo Hàn Quốc ăn sâu vào những giá trị đạo đức qua hệ thống giáo dục, sinh hoạt, trở thành tập tục trong cuộc sống thƣờng nhật từ nghi lễ cho đến tín ngƣỡng trong gia đình và xã hội, lƣu truyền qua truyền thống trong 267
quá trình tiếp biến văn hóa. Sau khi triều đại Koryo ( 고려 ) sụp đổ và triều đại Choson ( 조선 ) đƣợc thiết lập vào năm 1392, do ảnh hƣởng của Nho Giáo, tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên thực sự có sự biến đổi mạnh mẽ. Bắt đầu từ đó, cuộc sống của ngƣời dân Hàn Quốc đƣợc chi phối bởi các nguyên tắc của Nho giáo. Những nguyễn tắc đó đã ổn định luật lệ xã hội, coi trọng sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ và lấy đó làm đức tính cơ bản. Đặc biệt, các quy tắc đó nhấn mạnh phép tắc trong mối quan hệ cha con, vua thần, nam nữ, già trẻ và luôn đề cao việc cúng giỗ tổ tiên trong mỗi gia đình. Một trong những phong tục tập quán còn tồn tại đến ngày nay, chứa đựng sự ảnh hƣởng sâu sắc của Nho Giáo đến văn hóa Hàn Quốc là nghi lễ cúng giỗ tổ tiên ( 제사 ). Nho Giáo quan niệm rằng ngƣời đã mất nhƣng linh hồn thì vẫn còn tồn tại, chính vì vậy nghĩa vụ của con cháu là phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên, cha mẹ ngay cả khi đã qua đời thông qua cúng giỗ. 3. Các nghi lễ thờ cúng của người Hàn Quốc 3.1Giỗ chạp ( 기제 ) Là nghi thức diễn ra hàng năm vào ngày mất để tƣởng nhớ ông bà, tổ tiên. Ngƣời xƣa cho rằng cái chết không phải là sự kết thúc của sự sống mà nó giống nhƣ là con ấu trùng cởi bỏ lớp vỏ bên ngoài và hóa thành bƣơm bƣớm biểu tƣợng cho một cuộc sống mới đƣợc bắt đầu. Trong cách nói kính ngữ, ngƣời Hàn sẽ nói rằng ngƣời chết đã qua đời rồi ( 돌아가셨다 ) chứ không nói là chết rồi ( 죽였다 ), bởi vì họ tin rằng ngƣời đã mất sẽ sang thế giới bên kia và bắt đầu một cuộc sống mới. Trong gia đình, việc cúng giỗ tổ tiên đƣợc thực hiện trong phạm vi bốn đời từ bố mẹ đến ông bà tổ. Chính vì vậy hàng năm vào ngày mất của ông bà, tổ tiên con cháu tụ họp và chuẩn bị thức ăn lên cúng giỗ để tƣởng nhớ đến tổ tiên, những ngƣời đã mất. Nghi thức này đƣợc tiến hành từ 12h đêm đến 1h sáng và đƣợc tiến hành theo các nghi thức truyền thống. 3.2. Lễ tƣởng nhớ ngƣời thân trong gia đình đã mất ( 차례 ) Là nghi thức cúng tổ tiên đƣợc tiến hành trong những ngày lễ quan trọng của ngƣời Hàn nhƣ Tết âm lịch, Tết Trung thu, Đông chí, Tết Hàn Thực. Nhƣng ngày nay nghi thức tế lễ ( 차례 ) thƣờng đƣợc tiến hành vào dịp Tết cổ truyền và Tết Trung thu. Cũng giống nhƣ giỗ chạp ( 기제 ), tế lễ ( 차례 ) là 268
nghi thức thờ cúng ông bà tổ tiên trong vòng bốn đời. Vào những ngày này từ sáng sớm con cháu sẽ tập trung ở nhà thờ hoặc bàn thờ của ngƣời đã mất để tiến hành nghi lễ. 3.3. Cúng tại mộ ( 시제 ) Cúng tại mộ là nghi thức thờ cúng tổ tiên trên năm đời. Nếu nhƣ hai nghi lễ trên đƣợc thực hiện tại nhà một cách cầu kì, phức tạp thì nghi lễ này đƣợc thực hiện cùng với rƣợu và một số món ăn đơn giản ngay tại phần mộ của ngƣời đã khuất vào dịp tháng 10 âm lịch hàng năm. Trƣớc kia, cúng tại mộ là lễ quan trọng mang tầm cỡ quốc gia và mọi ngƣời thƣờng mất nhiều thời gian cho lễ này. Ngày nay, nghi thức này đƣợc tiến hành đơn giản hơn và ngƣời Hàn thƣờng đi thăm mộ tổ tiên và tiến hành nghi lễ này vào dịp Tết Trung Thu. Chương II: Ý nghĩa chứa đựng trong các món ăn dâng lên tổ tiên và cách bày biện của người Hàn Quốc Các món ăn, hoa quả thƣờng bày lên bàn cúng là táo đỏ, hồng, lê, cá, canh bánh gạo, rƣợu Mỗi món ăn dâng lên đều mang một ý nghĩa đặc trƣng riêng, thể hiện những ý niệm của ngƣời Hàn Quốc trong đó. 1. Ý nghĩa các món ăn truyền thống trên mâm cúng 1.1. Quả táo đo 대추 Táo đỏ là một loại cây gắn với hình ảnh trên cành lúc nào cũng sai trĩu quả do từ mỗi một nhụy hoa đều sẽ kết thành trái. Chính vì vậy táo đỏ là biểu tƣợng cho sự đông đúc, phồn thịnh. Việc dâng táo đỏ lên mâm cúng thể hiện ý nghĩ con cháu của gia đình, ông bà tổ tiên luôn sum vầy, sung túc. Hơn nữa quả táo đỏ chỉ có một hạt, điều này tƣợng trƣng cho huyết thống thuần khiết của gia đình. Ý nghĩa tƣợng trƣng cho sự phồn thịnh của táo đỏ còn đƣợc thể hiện trong nghi thức lễ lạy cha mẹ, họ hàng nhà chồng sau khi nghi lễ kết hôn kết thúc ( 폐백 ) thì cha mẹ chồng sẽ ném một nắm táo đỏ vào váy của cô dâu với mong muốn đôi vợ chồng mới cƣới sẽ sớm sinh con, con đàn cháu đống. 1.2. Hạt dẻ 밤 Khi ta đào gốc cây hạt dẻ lên thì sẽ thấy đƣợc dấu tích của hạt cây nơi mà khi cây nảy mầm và phát triển từ đấy. Với ý nghĩa rằng dù mọi thứ có thay đổi hay mất đi 269
thì những điều căn bản, nguồn gốc sẽ không bao giờ mất đi. Chính vì vậy ngƣời Hàn dâng hạt dẻ lên bàn thờ cúng tổ tiên để nhắc nhở con cháu không đƣợc quên đi nền tảng, gốc gác tổ tiên, giá trị của bản thân. 1.3Quả hồng vàng 단감 Theo quan niệm của ngƣời Hàn Quốc, cây hồng mà chƣa một lần ra quả thì bên trong quả hồng sẽ không có vân đen ( 검은신 ), còn cây hồng mà đã từng ra quả thì nhất định sẽ có vân đen. Vân đen của cây hồng là minh chứng cho việc cha mẹ sinh thành, nuông nấng, dƣỡng dục con cái bao nhiêu thì tƣơng đƣơng với điều này là những khổ cực, khó khăn, những sự tổn thƣơng mà cha mẹ phải chịu đựng. Với mong muốn tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành, nuôi dƣỡng của cha mẹ và nhắc nhở con cháu phải nhớ ơn công sinh thành, nuông dƣỡng của cha mẹ thì quả hồng vàng đƣợc dâng lên tổ tiên trong mâm cúng. 1.4. Quả lê 배 Vỏ quả lê màu vàng mang ý nghĩa biểu tƣợng cho ngƣời da vàng. Trong năm ngũ hành thì màu vàng có ý nghĩa là trung tâm của vũ trụ. Chính vì vậy quả lê chứa đựng suy nghĩ của ngƣời Hàn Dân tộc Hàn là trung tâm của vũ trụ. Hơn nữa, vì phần thịt lê màu trắng, biểu tƣợng cho dân tộc áo trắng dân tộc Hàn với sự thuần khiết, thanh đạm và trong sạch. 1.5. Cá khô polắc 북어포 dòng họ. Trong nghi lễ cúng giỗ tổ tiên của ngƣời Hàn, món ăn không thể thiếu đƣợc là cá khô polắc - loài cá tiêu biểu mà ngƣời Hàn Quốc bắt đƣợc rất nhiều ở vùng biển phía Đông. Loài cá này đầu to và rất nhiều trứng nên khi dâng cúng tổ tiên thể hiện mong muốn con cháu đời sau sẽ đƣợc sung túc, tiếp nối truyền thống và sự phát triển phồn thịnh của ông bà tổ tiên, 1.6. Cá 조기 Jogi là loại cá tiêu biểu sinh sống ở vùng biển phía Tây. Từ xa xƣa cá jogi đã đứng đầu trong các loài cá, chính vì vậy nó 270
đƣợc đánh bắt rất nhiều và là món ăn không thể thiếu khi dâng lên tổ tiên trong nghi thức cúng giỗ. 1.7. Canh bánh gạo 떡국 Một món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cúng truyền thống của ngƣời Hàn Quốc vào dịp Tết truyền thống chính là canh bánh gạo ( 떡국 ). Bánh tok có hình tròn dẹt, tƣợng trƣng cho hình ảnh mặt trời mọc, cũng là mong muốn có một cuộc sống ấm no, sung túc và sống lâu trƣờng thọ của ngƣời Hàn Quốc. Canh bánh gạo đƣợc ăn vào dịp Tết âm lịch truyền thống, sau khi làm lễ cúng xong, các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau ăn canh bánh gạo. Ngày này canh bánh gạo có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng, siêu thị nhƣng dù có bận rộn đến đâu thì ngƣời Hàn vẫn dành thời gian nghỉ Tết để quây quần bên gia đình vừa nói chuyện vừa làm bánh tok. Đây là là dịp để mọi ngƣời giải tỏa những căng thẳng của cuộc sống thƣờng nhật, vui vẻ bên gia đình, tạo nguồn sinh khí mới để bắt đầu một năm nhiều may mắn. Ăn một bát canh bánh gạo vào ngày đầu tiên của năm mới có nghĩa là thêm một tuổi nữa, vì vậy thay vì hỏi: Bạn bao nhiêu tuổi? thì ngƣời Hàn Quốc có thể hỏi là: Bạn đã ăn bao nhiêu bát tokkuk?. Ngày đầu tiên của năm mới là ngày bắt đầu cho mọi sự may mắn, hạnh phúc, bình an nên mọi ngƣời bắt đầu ăn tokkuk đƣợc làm tự gạo trắng để có một trí tuệ minh mẫn và sáng suốt trong ngày đầu năm mới và cả năm đó. 1.8. Bánh 송편 Nếu nhƣ bánh Nƣớng bánh Dẻo không thể thiếu trong dịp Tết Trung Thu của ngƣời Việt Nam thì bánh songpyon cũng không thể thiếu trong dịp Tết Trung thu của ngƣời Hàn Quốc. Bánh songpyon có nhiều màu sắc khác nhau và có hình lƣỡi liềm tƣợng trƣng cho hình dạng của mặt trăng là biểu tƣợng cho một tƣơng lai tƣơi sáng, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp. Khi bày bánh ra đĩa để dâng lên bàn thờ thì phải xếp úp nghĩa là con cháu cúi đầu tƣởng nhớ ông bà, tổ tiên. Bánh không chỉ đƣợc làm bởi các bà mẹ mà còn có sự chung tay, góp sức của tất cả mọi thành viên trong gia đình thể hiện sự xum vầy, yêu thƣơng, gắn bó với nhau. Ngƣời Hàn Quốc tin rằng những cô dâu tƣơng lai khéo tay nặn những chiếc bánh songpyon đẹp đẽ thì sẽ lấy đƣợc một đức lang quân nhƣ ý. Còn những ai đã có gia đình rồi thì sẽ sinh đƣợc con gái ngoan ngoãn, xinh xắn và giỏi giang. 271
1.9. Rƣợu 술 Ngƣời Hàn quan niệm rằng những món ăn ngon và quý giá thì đầu tiên phải dâng lên cúng tổ tiên. Ngày xƣa thì trà là đồ uống rất quý và giá rất đắt nên không phải gia đình nào cũng có thể dâng trà lên tổ tiên đƣợc. Chính vì vậy thay bằng trà ngƣời ta dùng rƣợu trong việc tiến hành các nghi lễ cúng giỗ. Nếu nhƣ thịt, cá, rau, trái cây là sản phẩm tiêu biểu cho thành quả lao động sản xuất của con ngƣời thì rƣợu cũng có ý nghĩa tƣơng tự. Bởi rƣợu cũng là tinh chất đƣợc ủ lên men hay chƣng cất từ những sản vật do con ngƣời tạo nên nhƣ gạo, quế, mật ong v.v Chính vì thế, rƣợu đƣợc xem là món ngon, vật lạ, một thực phẩm quý. Để tỏ lòng thành kính và mong ƣớc đƣợc tổ tiên phù hộ, ngƣời Hàn Quốc luôn dâng lên bàn thờ những món ăn thức uống ngon và giá trị, do vậy, trong mâm cỗ cúng không thể thiếu đi rƣợu. Hơn nữa, đối với ngƣời Hàn, rƣợu nhƣ là một chất xúc tác kết nối con ngƣời với thế giới tâm linh. Tùy theo từng địa phƣơng và phong tục, các món ăn dâng lên bàn thờ cũng khác nhau nhƣng cơ bản các món: táo đỏ, hạt dẻ, hồng vàng, lê, cá khô polắc, cá jogy là giống nhau. Và một trong các món trong mâm cúng không thể thiếu đƣợc là thịt. Biểu tƣợng cho gia cầm là thịt gà ( 닭 ). Trên mâm cúng dâng lên tổ tiên không thể thiếu đƣợc loài gia cầm tƣợng trƣơng cho các sinh vật bay trên bầu trời là thịt gà. Trƣớc đây ngƣời ta dâng lên bàn thờ con gà lôi ( 꿩 ) nhƣng gà lôi vốn là loại gà quý nên thƣờng thì chỉ có những gia đình giàu có thì mới có thể dâng lên mâm cúng gà lôi. Chính vì vậy thông thƣờng thay bằng gà lôi ngƣời Hàn sẽ dâng gà hầm lên mâm cúng. Tục ngữ Hàn có câu thay gà lôi bằng gà ( 꿩대신닭 ) cũng đƣợc bắt nguồn từ lí do này. Biểu tƣợng cho gia súc là thịt bò ( 육고기 ) Biểu tƣợng cho các sinh vật sống dƣới nƣớc là cá ( 생선 ) Ngoài ra, khi cúng giỗ tổ tiên ngƣời Hàn cũng dâng lên những món ăn mà ngƣời đã khuất yêu thích khi còn sống. Chính vì vậy tùy theo từng gia đình, địa phƣơng mà đồ cúng dâng lên tuy có một vài sự khác nhau nhƣng về cơ bản thì không thể thiếu đƣợc những món ăn kể trên. 2. Những món ăn không được dâng lên bàn cúng 2.1. Nguyên liệu chế biến trái mùa và không phải là sản vật của địa phƣơng Chỉ những món ăn đƣợc làm từ chính nguyên liệu của địa phƣơng và những nguyên liệu đúng mùa mới đƣợc dâng lên bàn thờ. Nghĩa là, cho dù thức ăn có ngon, rƣợu có tốt và đắt tiền đi chăng nữa nhƣng không phải đƣợc chế biến từ những nguyên liệu đúng mùa và đƣợc làm từ những sản vật địa phƣơng hay sản phẩm trong nƣớc thì cũng không thể dâng 272
lên tổ tiên khi cúng giỗ. 2.2. Những loại cá có tên kết thúc bằng chi ( 치 ) Những loại cá có tên kết thúc bằng chi nhƣ cá đối ( 멸치 ), một loại cá thu samchi ( 삼치 ) hoặc cá kiếm ( 갈치 ), cá mỏ dài ( 꽁치 ) đều không đƣợc làm đồ cúng. Theo quan niệm của ngƣời Hàn Quốc, những con cá này thƣờng không tốt và mùi vị cũng không ngon do mùi tanh nặng nề của chúng. Chính vì vậy những loại cá này tuyệt đối không đƣợc dâng lên bàn thờ khi cúng giỗ. 2.3. Quả đào 복숭아 Từ xƣa tới nay quả đào đƣợc xem nhƣ là một loại quả có sức mạnh xua đuổi hồn linh, quỷ thần. Trƣớc đây, các bà Đồng thƣờng sử dụng cây đào nhƣ một loại bùa khi khấn để trừ tà cho những ngƣời bị ma quỷ xâm nhập. Chính vì vậy, không nên trồng đào trong nhà và quả đào không đƣợc dùng làm đồ cúng tổ tiên. Nếu nhƣ dâng đào lên mâm cúng thì ông bà tổ tiên không thể về dự lễ cúng đƣợc. 2.4. Hành ( 파 ), to i ( 마늘 ), ớt bột ( 고춧가루 ) Tuy chịu ảnh hƣởng sâu sắc từ Nho giáo nhƣng Hàn Quốc cũng chịu ảnh hƣởng không hề nhỏ từ Phật Giáo. Nhà Phật quan niệm trong nấu nƣớng rằng những nguyên liệu có vị cay, nồng nhƣ tỏi, hành, ớt... tuyệt đối không đƣợc sử dụng trong chế biến các món ăn dâng cúng tổ tiên. Hơn nữa ngƣời Hàn cũng quan niệm rằng màu đỏ là màu có ý nghĩa xua đuổi quỷ thần. Do đó, các lá bùa trừ tà thƣờng là có màu đỏ và đặc biệt là vào ngày lễ Đông chí, ngƣời ta nấu cháo đậu đỏ dâng cúng tổ tiên, rắc ở cửa chính và tƣờng, với niềm tin đánh đuổi đƣợc ma quỷ. Do đó, tỏi và ớt bột là những gia vị cay, nồng, có màu đỏ nên không đƣợc dùng để chế biến món ăn dâng cúng tổ tiên. Kimchi ( 김치 ) cũng không đƣợc dâng lên bàn thờ vì trong một trong những nguyên liệu để muối Kimchi có ớt bột. Tuy nhiên, ở một số địa phƣơng Kimchi trắng vẫn đƣợc bày lên cúng. 2.5. Cá không có vây Các loại cá không có vây nhƣ cá chình ( 뱀장어 ) hay cá trê ( 메기 ).v.v. từ xƣa đến nay đƣợc xếp vào những loại cá không sạch. Do vậy, món ăn đƣợc làm từ những loại cá này cũng sẽ bị coi nhƣ không sạch và không đƣợc dâng lên mâm cúng. Cá trình ( 뱀장어 ) 273
3. Cách bày biện các món ăn trên mâm cúng và ý nghĩa 3.1. Cách bày biện Một mâm lễ cúng của ngƣời Hàn Quốc đƣợc bày biện theo nguyên tắc, khá cầu kỳ, cẩn thận và mang nhiều ý nghĩa. Việc bày các món ăn lên bàn thờ sẽ do ngƣời con trai làm và cũng chính ngƣời đó sẽ thực hiện các nghi lễ quan trọng tiếp theo. 1. Hàng đầu tiên, gần ngƣời cúng là bánh và các loại trái cây nhƣ: táo đỏ, lê, hồng, táo và hạt dẻ. Trái cây thƣờng xếp theo nguyên tắc: a. Hoa quả màu đỏ (tƣợng trƣng cho sự may mắn) thì xếp sang hƣớng đông; b. Hoa quả màu trắng (tƣợng trƣng cho sự khởi đầu) xếp sang hƣớng tây và đƣợc đặt trên các đĩa có chân cao, ngay ngắn, ở gần mép bàn. Với táo hay lê phải đƣợc vạt bớt ở phía đầu. Các loại hoa quả và bánh kẹo sắp xếp theo thứ tự từ trái sang phải và đặc biệt là trái cây luôn đƣợc bày theo số lẻ. 2. Hàng thứ hai là cá khô và các món canh nấu từ giá, rong biển. 3. Hàng thứ ba là cặp nến, xung quanh là chén, thịt, súp và cá. 4. Hàng thứ tƣ bày canh thịt bò, canh rau và cá hấp Ngƣời sắp xếp cũng phải tuân theo hai nguyên tắc: cá phải đƣợc đặt về phía đông, thịt xếp về phía tây, đầu cá quay về phía đông, đuôi cá phía tây. 5. Hàng thứ năm, gần bài vị là cơm, canh, muỗng và đũa đƣợc đặt xếp ngay ngắn giữa các món ăn. Nếu là ngày Tết thì có thêm canh bánh gạo tokkuk, hoặc nếu là Trung thu thì có bánh songpyon. 3.2. Ý nghĩa Mâm cỗ cúng là sự tƣợng trƣng cho tấm lòng thành kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên nên không những phải chuẩn bị đồ cúng cẩn thận, chu đáo mà cách sắp xếp, bày biện các món cũng cần phải tỉ mỉ, đúng nguyên tắc. Mỗi cách sắp đặt lại có một ý nghĩa riêng của nó. Bàn cúng luôn đặt sang hƣớng Bắc để thức ăn gần với linh hồn của ngƣời đã khuất. Cơm và súp đƣợc đặt lên trƣớc, sau đó các thức ăn đƣợc bày theo thứ tự về chất lƣợng và giá trị theo quan điểm của ngƣời xƣa. Ngƣời Hàn Quốc thƣờng đặt những thức ăn đắt tiền, ngon hơn gần linh hồn của tổ tiên, ở hàng trên cùng - gần bài vị tổ tiên. Do đó, một bàn 274